Các loại phân hữu cơ vi sinh và vai trò của chúng trong trồng trọt
Trang 1Các loại phân hữu cơ vi sinh và vai trò của
Trang 3Nội dung
I. Tổng quan về phân bón hữu cơ vi sinh vật
1. Khái niệm phân bón
2. Khái niệm phân bón hữu cơ vi sinh (phân vi sinh)
3. Lịch sử phát triển phân vi sinh
4. Quá trình sản xuất phân vi sinh.
5. Ưu, nhược điểm của phân vi sinh
II Phân loại phân hữu cơ vi sinh và vai trò của chúng
6. Phân VSV cố định đạm
7. Phân VSV phân giải Kali
8. Phân VSV phân giải hợp chất photpho khó tan
9. Phân VSV phân giải cellulose
10. Phân VSV tổng hợp chất kích thích, điều hoà sinh trưởng thực vật
11. Phân VSV chức năng
Trang 4I Tổng quan về phân bón hữu cơ vi sinh vật
1 Khái niệm phân bón
Phân bón là thức ăn do con người bổ sung cho cây trồng Trong phân bón chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cây: đạm (N), lân (P), kali (K) và các nguyên tố vi lượng
Trang 5•Phân bón vi sinh vật là sản phẩm chứa các VSV sống tồn tại dưới dạng tế bào sinh dưỡng hay bào tử.
•Các VSV này đã qua tuyển chọn, thích nghi với môi trường sống mà
ở đó chúng được sử dụng, có mật độ theo qui định
2 Khái niệm phân bón hữu cơ vi sinh (phân vi sinh)
Trang 6• Các VSV này có khả năng tạo chất dinh dưỡng cho cây trồng từ không khí, nước, đất… góp phần nâng cao năng suất, phẩm chất cây trồng.
• Phân vi sinh không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người, động, thực vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản
Trang 73 Lịch sử phát triển phân vi sinh
• Phân bón vi sinh do Noble Hiltner sản xuất đầu tiên tại Đức năm 1896 và được đặt tên là Nitragin Sau đó phát triển sản xuất tại một số nước khác như ở Mỹ (1896), Canada (1905), Nga (1907), Anh (1910) và Thụy Điển (1914)
Trang 8• Ở Việt Nam, phân VSV cố định đạm cây họ đậu và phân VSV phân giải lân đã được nghiên cứu từ năm 1960 Đến năm 1987, phân Nitragin trên nền chất mang than bùn mới được hoàn thiện Năm 1991 đã có hơn 10 đơn
vị trong cả nước tập trung nghiên cứu phân vi sinh vật
Trang 94 Quá trình sản xuất phân vi sinh
Để sản xuất phân bón vi sinh cần thực hiện các bước sau:
1. Phân lập và tuyển chọn vi sinh vật phù hợp
2. Xác định đặc tính sinh lý, sinh hóa, xác định xem chủng vi sinh vật phân lập được có an toàn
với người, động thực vật và môi trường sinh thái không
3. Lên men thu sinh khối vi sinh vật
Trang 104 Chuẩn bị chất mang: Chất mang ở đây có thể là than bùn hoặc là mùn hữu cơ của nhà máy xử lý rác thải Chất mang được đóng bao, có thể thanh trùng hoặc không.
• Chất mang là chất để vi sinh vật được cấy tồn tại và (hoặc ) phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho vận
chuyển, bảo quản và sử dụng phân vi sinh Chất mang không được chứa chất có hại cho người, động thực vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản
5 Phối trộn các vi sinh vật sau đó tiêm vi sinh vật vào các bao chất mang
Trang 11• Ủ sinh trưởng: tùy thuộc vào đặc điểm của các chủng vi sinh vật mà có chế độ
ủ khác nhau, nhưng thường là trong từ 3-5 ngày ở nhiệt độ xác định khoảng 300C
• Kiểm tra mật độ vi sinh vật xem có đạt yêu cầu không rồi đưa vào sử dụng hoặc bán ra ngoài thị trường
Trang 125 Ưu, nhược điểm của phân vi sinh
a Ưu điểm
• Tăng năng suất cây trồng lên rất nhiều.
• Ít gây nhiễm độc hoá chất trong các loại nông sản thực phẩm so với sử dụng phân bón hóa học.
• Góp phần quan trọng trong việc cải tạo đất, đáp ứng cho một nền nông nghiệp hữu cơ bền vững, xanh sạch và an toàn.
• Giá thành hạ.
• Có thể sản xuất được tại địa phương và giải quyết được việc làm cho một số lao động, ngoài ra cũng giảm được một phần chi phí ngoại tệ nhập khẩu phân hoá học.
Trang 13• Điều kiện bảo quản khá nghiêm ngặt.
• Phân vi sinh vật thường chỉ phát huy tác dụng trong những điều kiện đất đai và khí hậu thích hợp
Trang 14II Phân loại phân hữu cơ vi sinh và
vai trò của chúng
1 Phân VSV cố định đạm
Là các loại chế phẩm có chứa VSV cố định N được đưa vào đất hoặc rễ cây để tăng cường
sự cố định N của môi trường nhằm cung cấp thêm đạm cho cây trồng
Có 3 loại phân VSV cố định đạm (N):
Trang 15 Loại 1 : Phân VSV cố định đạm cộng sinh với cây họ đậu
• Vi sinh vật được sử dụng: Rhizobium, Bradirhizobium …
Rhizobium
Trang 16Ví dụ: Phân Nitragin, Rhidafo có tác dụng
• làm tăng khả năng xâm nhập của các VSV vào hệ rễ của các cây họ đậu
• làm tăng khả năng cố định N của cây, cung cấp nhiều N cho cây trồng.
Loại 2 : Phân VSV cố định N sống tự do.
• Vi sinh vật được sử dụng: Azotobacter, Beijerinskii, Clostridium.
Trang 17• Ví dụ: Phân Azotobacterin có tác dụng
1) Xử lý hạt giống
2) Làm tăng năng suất từ 5 - 10%
Loại 3 : Các vi khuẩn Lam cố định đạm Cyanobacterium
Cyanobacterium
Trang 18Vai trò
Cung cấp chất dinh dưỡng, nâng cao hiệu quả sử dụng phân đạm khoáng.
Có tác dụng tích cực trong việc cải thiện môi trường đất trồng.
Hiện nay, phân vi sinh vật cố định đạm được bán dưới các tên thương phẩm sau đây: Phân Nitragin chứa vi khuẩn nốt sần cây đậu tương
Phân Rhidafo chứa vi khuẩn nốt sần cây lạc
Azotobacterin chứa vi khuẩn hút đạm tự do
Azozin chứa vi khuẩn hút đạm từ không khí sống trong ruộng lúa Loại phân này
có thể trộn với hạt giống lúa
Trang 192 Phân VSV phân giải Kali
Là phân hay chế phẩm có chứa các chủng VSV có khả năng phân giải các hợp chất chứa kali khó tan ( ví dụ: Silicat) thành các muối kali dễ tan cây có thể sử dụng được Yếu tố dinh dưỡng này làm tăng chất lượng và mùi vị của quả
Vi sinh vật sử dụng: Bacillus (loại vi sinh vật có thể chịu đựng được ở các độ chua của đất)
Trang 20Vai trò:
• Cung cấp chất kali dễ tiêu cho cây trồng, góp phần tăng năng suất và phẩm chất nông sản
• Cung cấp chất điều hòa sinh trưởng và chất kháng sinh cho cây trồng
• Phối hợp với các loại phân VSV khác để cải thiện tính chất đất.
Trang 213 Phân VSV phân giải hợp chất
photpho khó tan
Là các loại phân có chứa các chủng VSV có khả năng phân giải các hợp chất hữu cơ
có chứa lân (Phosphore), phân giải chất lân khó tan thành dễ tan cho cây trồng có khả năng hấp thu được
• VSV được sử dụng: Aspergillus niger, Pseudomonas, Bacillus, Micrococens,
Thiobaciluss và Penicillium
Trang 22Aspergillus niger
Trang 23Pseudomonas
Trang 24Thiobaciluss
Trang 25Penicillium
Trang 26Vai trò
• Tăng cường cung cấp thêm lân (P) dễ tiêu cho cây trồng.
• Tăng cường sức hoạt động của các loại VSV khác trong đất
• Cung cấp các chất điều hòa sinh trưởng
• Cung cấp các chất kháng sinh phòng chống sâu bệnh hại.
Trang 274 Phân VSV phân giải cellulose
Là loại phân hay chế phẩm có chứa nhiều loại nấm và xạ khuẩn có khả năng phân giải mạnh cellulose
Trong điều kiện thoáng khí cellulose có thể bị phân giải dưới tác dụng của nhiều vi sinh vật
hiếu khí như: Cytophaga hutchinsonii, Aspergillus, Bacillus, Penicillium Ngoài ra, còn có một
số vi khuẩn kỵ khí có khả năng tham gia tích cực vào quá trình phân giải cellulose như:
Cellulomonas (kị khí không bắt buộc), Clostridium …
Trang 28Cytophaga hutchinsonii Cellulomonas
Trang 305 Phân VSV tổng hợp chất kích thích, điều hoà sinh trưởng thực vật
• Phân VSV kích thích, điều hoà sinh trưởng thực vật là phân chứa các VSV có khả năng sản sinh các hoạt chất sinh học có tác dụng điều hoà, kích thích quá trình trao đổi chất của cây
• Nhóm này được các nhà khoa học phân lập ra từ tập đoàn vi sinh vật đất Ví dụ:
Agrobacterium, Flavobacterium, Bacillus, Enterobacter, Azotobacter, Gibberella…
Trang 31Agrobacterium Flavobacterium
Trang 32Gibberella
Trang 33VAI TRÒ
Điều hoà, kích thích quá trình trao đổi chất của cây.
Tăng khả năng nảy mầm của hạt, tăng trọng lượng hạt, thúc đẩy bộ rễ cây phát triển mạnh
Chế phẩm này có tác động tương đối tổng hợp lên cây trồng.
Trang 346 Phân VSV chức năng
Phân VSV chức năng là sản phẩm có chứa không chỉ các VSV làm phân bón như
cố định nitơ, phân giải lân, kích thích sinh trưởng thực vật mà còn có các loại VSV có khả năng ức chế, tiêu diệt VSV gây bệnh cây trồng.
VSV: Streptomyces, Bacillus tăng sức đề kháng cho cây trồng, phòng trừ vi sinh vật gây bệnh vùng rễ.
Trang 35Streptomyces
Trang 36Kết luận
Phân bón hữu cơ vi sinh ra đời với những ưu điểm vượt bậc: tăng năng suất cây trồng, phù hợp túi tiền nông dân Việt Nam, quan trọng nhất là thân thiện với môi trường và sức khỏe con người
Phân vi sinh trở thành giải pháp hữu hiệu cho một nền nông nghiệp xanh sạch, bền vững và phát triển
Trang 37Tài liệu tham khảo
Trần Thị Thanh, Công nghệ vi sinh, 2009, NXB Giáo Dục.
Lê Văn Nhương, Nguyễn Văn Cách, Cơ sở Công nghệ sinh học, tập 4, Công nghệ vi
sinh, 2009, NXB Giáo dục.
Nguyễn Lân Dũng và cộng sự, Vi sinh vật học, 2002, NXBGD.
PGS.TS Nguyễn Tiến Thắng, Giáo trình Hóa Sinh đại cương, 2008
Nguyễn Thành Đạt, Cơ sở sinh học vi sinh vật, 2005, NXBGD.
Trang 38Tài liệu tham khảo
Trang 39The end