1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

NÂNG CAO HỆ SỐ AN TOÀN VỐN TRONG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM THÔNG QUA MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP (M&A)

17 331 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 864,11 KB

Nội dung

Facebook:@Dethivaonganhang www.facebook.com/dethivaonganhangKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Tài chính quốc tế NÂNG CAO HỆ SỐ AN TOÀN VỐN TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM THÔ

Trang 1

Facebook:@Dethivaonganhang www.facebook.com/dethivaonganhang

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Chuyên ngành: Tài chính quốc tế

NÂNG CAO HỆ SỐ AN TOÀN VỐN TRONG

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM THÔNG QUA MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP (M&A)

Trang 2

Facebook:@Dethivaonganhang www.facebook.com/dethivaonganhang

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG MUA LẠIVÀ SÁP NHẬP (M&A) VÀ HỆ SỐ AN TOÀN VỐN (CAR)TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG 4

1.1 Khái quát về sáp nhập và mua lại (M&A) 4

1.1.1 Các khái niệm 4

1.1.2 Phân loại các hình thức M&A 5

1.1.3 Động cơ thực hiện sáp nhập và thâu tóm 6

1.2 Khái quát về hệ số an toàn vốn (Capital Adequacy Ratio - CAR) trong lĩnh vực ngân hàng 8

1.2.1 Hệ số CAR theo hiệp ước Basel I 9

1.2.2 Hệ số CAR theo hiệp ước Basel II 13

1.2.3 Hệ số CAR theo hiệp ước Basel III 15

1.3 Ảnh hưởng của M&A đến việc nâng cao hệ số an toàn vốn 16

1.3.1 Nâng cao hệ số an toàn vốn bằng cách tăng VCSH thông qua M&A 16

1.3.2 Nâng cao hệ số an toàn vốn bằng cách giảm ―Tài sản có điều chỉnh theo tỷ lệ rủi ro‖ thông qua M&A 19

1.4 Kinh nghiệm nâng cao hệ số an toàn vốn trong lĩnh vực ngân hàng ở một số quốc gia trên thế giới thông qua M&A 21

1.4.1 Sơ lược về hoạt động M&A ngân hàng trên thế giới 21

1.4.2 Kinh nghiệm nâng cao hệ số an toàn vốn của các ngân hàng thương mại ở một số quốc gia Châu Á 24

1.4.3 Hàn Quốc 24

1.4.4 Thái Lan 25

1.4.5 Indonesia 26

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG M&AĐẾN VIỆC NÂNG CAO HỆ SỐ AN TOÀN VỐN TRONGHỆ THỐNG NHTM Ở VIỆT NAM 28

2.1 Tổng quan về hoạt động mua lại và sáp nhập (M&A) ngân hàng và đánh giá hệ số an toàn vốn của ngân hàng thương mại ở Việt Nam giai đoạn 2010 –2014 28

Trang 3

Facebook:@Dethivaonganhang www.facebook.com/dethivaonganhang

2.1.1 Khái quát về hoạt động mua lại và sáp nhập (M&A) của hệ thống ngân

hàng thương mại ở Việt Nam 28

2.1.2 Đánh giá hệ số an toàn vốn của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam

35

2.2 Thực tiễn tác động của hoạt động M&A đến việc nâng cao hệ số an toàn vốn ở một số ngân hàng thương mại Việt Nam 43

2.3 Những kết quả đạt được; những khó khăn, hạn chế trong việc nâng cao hệ số an toàn vốn của NHTM thông qua hoạt động M&A ở Việt Nam 49

2.3.1 Những kết quả đạt được 49

2.3.2 Những khó khăn, hạn chế 50

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HỆ SỐ AN TOÀN VỐN TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THÔNG QUA MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP TẠI VIỆT NAM 53

3.1 Chiến lược, định hướng phát triển và lộ trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đến năm 2020 53

3.1.1 Chiến lược, định hướng phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2020 53

3.1.2 Mục tiêu tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 55

3.1.3 Định hướng tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 55

3.1.4 Lộ trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 56

3.1.5 Dự đoán xu hướng của hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng trong thời gian tới ở Việt Nam 57

3.2 Giải pháp hỗ trợ nhằm nâng cao hệ số an toàn vốn trong ngân hàng thương mại thông qua M&A tại Việt Nam 60

3.2.1 Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam 61

3.2.2 Các giải pháp quản lý và nâng cao an toàn vốn theo thông lệ quốc tế cho hệ thống NHTM Việt Nam 64

1.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hệ số an toàn vốn và đảm bảo tính khả thi trong việc áp dụng các chuẩn mực Basel liên quan đến đảm bảo an toàn vốn tại các NHTM 69

Trang 4

Facebook:@Dethivaonganhang www.facebook.com/dethivaonganhang

3.2.3 Hoàn thiện Thông tư 13/2010/TT-NHNN 69 3.2.4 Ngân hàng Nhà nước cần có quy định bắt buộc các NHTM minh bạch thông tin và báo cáo tài chính 70 3.2.5 Các cơ quan quản lý Nhà nước cần có định hướng áp dụng Basel II & III trong quản lý an toàn vốn tại các NHTM 71 3.2.6 Kiến nghị lộ trình dự kiến áp dụng Basel II và III tại Việt Nam 72

KẾT LUẬN 74

Trang 5

Facebook:@Dethivaonganhang www.facebook.com/dethivaonganhang

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

KÝ HIỆU VIẾT TẮT TỪ ĐẦY ĐỦ

M&A Mergers and acquisitions

NHTMNN Ngân hàng thương mại nhà nước

NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần

UBGSTCQG Ủy ban giám sát tài chính quốc gia

Trang 6

Facebook:@Dethivaonganhang www.facebook.com/dethivaonganhang

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng:

Bảng 1.1: Phân loại Tài sản có theo hệ số rủi ro 10

Bảng 1.2: Xếp hạng mức độ rủi ro 14

Bảng 1.3: lộ trình cụ thể của việc thực thi hiệp ước Basel III 16

Bảng 2.1: Danh sách các giao dịch M&A ngân hàng 28

Bảng 2.2: Danh sách tổ chức tín dụng thực hiện M&A ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2014 31

Bảng 2.3: Các thương vụ M&A giữa nhà đầu tư nước ngoài và các NHTM ở Việt Nam 34

Bảng 2.4: Vốn tự có và hệ số CAR (hệ số an toàn vốn) của các NHTM NN thời điểm 31/12/2005 35

Bảng 2.5: Tổng hợp vốn tự có của hệ thống NHTM đến 31/12/2005 37

Bảng 2.6: Hệ số an toàn vốn của một số NHTM trong giai đoạn 2005 – 2009 37

Bảng 2.7: Tỷ lệ an toàn vốn của 10 ngân hàng thí điểm áp dụng Basel II 42

Bảng 2.8: Báo cáo tài chính NHTMCP Tín Nghĩa, Sài Gòn, Đệ Nhất trước khi hợp nhất 44

Bảng 2.9: Báo cáo tài chính hợp nhất của SCB 44

Bảng 2.10: Báo cáo tài chính của SHB và Habubank trước sáp nhập 46

Bảng 2.11: Báo cáo tài chính hợp nhất SHB 46

Bảng 2.12: Báo cáo tài chính NCB trước và sau tái cơ cấu 47

Biểu đồ: Biểu Đồ 2.1: Tỉ trọng các thương vụ M&A được công bố tại Việt Nam năm 2008-2009 phân theo lĩnh vực hoạt động của công ty mục tiêu 29

Biểu Đồ 2.2: Hệ số an toàn vốn CAR của NHTMCP Sacombank qua các năm 36

Biểu Đồ 2.3: Tỷ lệ an toàn vốn toàn ngành giai đoạn 2010 – 2013 39

Biểu Đồ 2.4: Vốn điều lệ của các NHTM đến 30/6/2011 40

Biểu Đồ 2.5: Cơ cấu tài sản có hệ số theo rủi ro 41

Biểu Đồ 2.6: Hệ số an toàn vốn của một số quốc gia Châu Á 41

Trang 7

1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính thiết thực của đề tài

Cuối năm 2007, ngành ngân hàng Việt Nam đã có với những phát triển vượt bậc tạo nên mức sinh lời hấp dẫn Lợi nhuận sau thuế trên vốn tự có bình quân của các NHTM đạt trung bình15-17%, nền kinh tế Việt Namtheo đó cũng có những bước tiến đáng kể Nhưng năm 2007 cũng là năm đánh dấu việc Việt Nam gia nhập

tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tạo nên môi trường cạnh tranh vừa lạnh mạnh vừa khốc liệt cho các định chế tài chính nói chung và các ngân hàng trong nước nói riêng Dưới áp lực cạnh tranh đó, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã nhanh chóng bộc lộ rõ những hạn chế và yếu kém.Thêm vào đó là ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới những tháng đầu năm 2008

Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định ban hành Quyết định số 254/QDTTG ngày 01/03/2012 phê duyệt đề án ―Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015‖ của ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và giải quyết các NHTM yếu kém Đề án trở thành tiền đề cho hàng loạt các thương vụ mua lại và sáp nhập (M&A)ngân hàng tại Việt Nam, theo kịp với các xu hướng trên Thế giới

Hoạt động mua lại và sáp nhập (M&A) ở Việt Nam dù còn mới mẻ nhưng đã

có những bước đi đáng kể và mang lại một số lợi ích đáng kể Một trong những lợi ích đó là việc nâng cao được hệ số an toàn vốn (CAR), một thước đo quan trọng, như một lời cam kết của các ông chủ ngân hàng, được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống Sự cần thiết của việc nghiên cứu và hiểu rõ về quá trình mua lại và sáp nhập (M&A) cũng như tác động của nó đến hệ số an toàn vốn (CAR) trong hệ thống

NHTM đã thúc đẩy em chọn đề tài “Nâng cao hệ số an toàn vốn trong ngân hàng

thương mại tại Việt Nam thông qua mua lại và sáp nhập (M&A)”

Liên quan đến hoạt động mua lại và sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam, từ trước đến nay, đã có rất nhiều công trình khoa học Nhưng chủ yếu đề cập đến một số đề tài như: hoạt động mua lại và sáp nhập ngân hàng trên thế giới, kinh nghiệm và bài học cho Việt Nam; giải pháp thúc đẩy hoạt động mua lại

Trang 8

2

và sáp nhập ngân hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh; giải pháp thúc đẩy hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng theo định hướng hình thành tập đoàn tài chính ngân hàng tại Việt Nam…

Hệ số an toàn vốn (CAR) trong ngân hàng là một trong rất nhiều yếu tố bị tác động bởi hoạt động mua lại và sáp nhập Tính tới thời điểm hiện tại, các công trình khoa học nào nghiên cứu riêng về việc nâng cao hệ số an toàn vốn thông qua hoạt động mua lại và sáp nhập trong ngân hàng thương mại tại Việt Nam còn rất ít

3 Mục đích của khóa luận tốt nghiệp

Khóa luận đặt mục tiêu nghiên cứu một số vấn đề lý thuyết về việc nâng cao

hệ số an toàn vốn thông qua hoạt động mua lại và sáp nhập ở các ngân hàng thương mại Trên cơ sở lý thuyết về mua bán, sáp nhập ở các ngân hàng thương mại, khóa luận nghiên cứu thực tiễn quá trình mua bán, sáp nhập ở các ngân hàng thương mại tại Việt Nam Từ đó, chỉ ra rằng hệ số an toàn vốn đã được nâng cao như thế nào thông qua hoạt động ấy Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn về việc nâng cao hệ số an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại trên thế giới và ở Việt Nam, khóa luận đặt mục tiêu đưa ra một số giải pháp để nâng cao hệ số an toàn vốn và sự tăng trưởng một cách bền vững cho các ngân hàng thương mại Việt Nam

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là tác động của M&A đến hệ số an toàn vốn trong các thương vụ giữa một số ngân hàng thương mạiViệt Nam

Phạm vi không gian: Tập trung nghiên cứu một số ngân hàng thương mại ở Việt Nam được mua bán và sáp nhập trong thời gian vừa qua như là: NH Sài Gòn (SCB), NH Đệ Nhất (Ficombank) và NH Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiabank); NH Nhà Hà Nội (Habubank),NH Sài Gòn – Hà Nội (SHB); NH Phương Tây (Westernbank), Tổng công ty tài chính dầu khí (PVFC),NH Nam Việt (Navibank)…

Và nghiên cứu kinh nghiệm của một số ngân hàng thương mại trên thế giới như là ở các quốc gia như Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia

Phạm vi thời gian: Chủ yếu là giai đoạn 2010 – 2014, và định hướng của năm

2015 đến năm 2020

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn dựa trên phương pháp thống kê, mô tả, phân tích định tính, so

Trang 9

3

sánh, quy nạp, tổng hợp, logic; nghiên cứu tình huống; sử dụng số liệu thứ cấp nghiên cứu tại các ngân hàng, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn cùng tham khảo các tài liệu đểthực hiện nghiên cứu

6 Cấu trúc của khóa luận

Khóa luận gồm 3 phần chính:

 Chương 1: Tổng quan về hoạt động mua lại và sáp nhập (M&A) và hệ số

an toàn vốn (CAR) trong lĩnh vực ngân hàng

 Chương 2: Thực trạng ảnh hưởng của hoạt động M&A đến việc nâng cao

hệ số an toàn vốn trong hệ thống NHTM ở Việt Nam

 Chương 3: Giải pháp để nâng cao hệ số an toàn vốn trong NHTM thông

qua M&A tại Việt Nam

Emxin gửi lời cảm ơn chân thành đến tới PGS TS.Nguyễn Đình Thọ đã tận tình chỉbảo, hướng dẫn em thực hiện tốt khóa luận tốt nghiệp Do những hạn chếvềmặt kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn, khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót cảvềcảnội dung và hình thức Em mong sẽ nhận được thêm những ý kiến nhận xét quý báu của thầy cô để rút ra được thêm các kinh nghiệm, bài học hữu ích cho công việc sau này

Trang 10

4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG MUA LẠI

VÀ SÁP NHẬP (M&A) VÀ HỆ SỐ AN TOÀN VỐN (CAR)

TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG 1.1 Khái quát về Sáp nhập và Mua lại (M&A)

1.1.1 Các khái niệm

Sáp nhập và mua lại, hay còn gọi là ―Mergers & Acquisitions‖ (M&A), là hoạt động giành quyền kiểm soát một doanh nghiệp, một bộ phận doanh nghiệp thông qua việc sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó Như vậy, nguyên tắc cơ bản của M&A là phải tạo ra những giá trị mới cho các cổ đông mà việc duy trì tình trạng cũ không đạt được.Nói cách khác, M&A liên quan đến vấn đề sở hữu và thực thi quyền sở hữu để làm thay đổi hoặc tạo ra những giá trị mới cho cổ đông

1.1.1.1 Sáp nhập (Mergers)

Điều 153, Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 định nghĩa, sáp nhập là một hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn

bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập Đối với pháp nhân là NH cũng tương tự như trên

1.1.1.2 Hợp nhất (Consolidation)

Hợp nhất cũng được nhắc đến trong điều 152, Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 Đối với pháp nhân là NH, hợp nhất là hình thức hai hay một số NH (gọi

là NH bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành NH mới (gọi là NH hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang NH hợp nhất, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các NH bị hợp nhất

Hình thức sáp nhập được Patrick Gaughan (2002) gọi là hợp nhất Theo đó, hợp nhất được xem là một trường hợp đặc biệt của sáp nhập Còn theo quan điểm từ góc độ pháp lý của Việt Nam, hợp nhất là một trường hợp đặc biệt so với sáp nhập Hai khái niệm này khác nhau ở số lượng NH chấm dứt tồn tại hậu giao dịch Kết quả của sáp nhập là chỉ có bên bị sáp nhập chấm dứt tồn tại, còn NH nhận sáp nhập

sẽ tiếp tục tồn tại như một tổ chức riêng biệt với lượng vốn, thị phần lớn hơn

Trang 11

5

Trường hợp cả hai NH sáp nhập ngưng hoạt động và một NH mới ra đời từ thương

vụ sáp nhập được gọi là hợp nhất

1.1.1.3 Mua lại

Mua lại là hành động trở thành chủ sở hữu của một tài sản nhất định NH mua lại gọi là NH đi mua (acquirer), NH được mua lại gọi là NH mục tiêu (target) Đó là việc NH này mua lại một phần hay toàn bộ cổ phần của NH kia với thâu tóm thị trường, tận dụng mạng lưới phân phối, dịch vụ

Trong hoạt động mua lại, NH có thể tiến hành theo một trong hai cách như sau:

 Mua lại cổ phiếu: dùng tiền để mua lại các cổ phiếu biểu quyết, cổ phần, hoặc các chứng khoán khác của NH mục tiêu Khoản tiền này được chia cho các cổ đông của NH mục tiêu

 Mua lại tài sản: có thể mua tất cả hoặc phần lớn tài sản của NH mục tiêu Trường hợp này công ty mục tiêu sau khi lại tài sản chỉ còn ―cái vỏ‖, do đó trong nhiều trường hợp trên thực tế nó sẽ chấm dứt hoạt động

Nhìn chung, khái niệm sáp nhập và mua lại được hiểu theo hệ thống pháp lý của Việt Nam và quan điểm của thế giới khá tương đồng Tuy nhiên, việc phân biệt

rõ ràng các thương vụ hợp NH là sáp nhập, hợp nhất hay mua lại toàn bộ còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố Những yếu tố đó không chỉ bao gồm số lượng NH còn tồn tại sau thương vụ, tính chất ngang bằng của các bên về quy mô, uy tín, khả năng tài chính,…mà còn có mức độ thân thiện giữa các bên tham gia thương vụ

1.1.2 Phân loại các hình thức M&A

1.1.2.1 Dựa trên hình thức liên kết theo giác độ kinh tế

 Sáp nhập và mua lại theo chiều ngang ( Horizontal Merger) được diễn ra giữa hai hay nhiều NH cùng cạnh tranh về cùng một dòng sản phẩm và trong cùng một thị trường Hình thức này diễn ra khi có sự củng cố, hợp nhất trong ngành, tạo điều kiện cho các NH kết hợp với nhau để tạo ra một quy mô và trình độ NH mà ở

đó, việc kinh doanh có hiệu quả hơn

 Sáp nhập và mua lại theo chiều dọc (Vertical Merger) là hình thức sáp nhập và mua lại khi các bên tham gia thương vụ nằm ở giai đoạn khác nhau của quy trình sản xuất và cung cấp dịch vụ, có quan hệ là khách hàng – nhà cung cấp Trong một giao dịch sáp nhập theo chiều dọc, một NH có thể sáp nhập với một NH là nhà

Ngày đăng: 22/04/2017, 16:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w