1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

NGHIÊN cứu ĐỊNH LƯỢNG CACBON TRONG SINH KHỐI của RỪNG NGẬP mặn TRỒNG tại xã ĐÔNG HƯNG, HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ hải PHÒNG và xã KIM hải, HUYỆN KIM sơn, TỈNH NINH BÌNH

108 541 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 44,14 MB

Nội dung

Do đó, việc nghiên cứu, hiểu biết sâu sắc cácđặc điểm sinh trưởng và dự báo được năng suất sinh khối rừng sẽ đóng vai tròquan trọng, là căn cứ để xác định lượng cacbon tích lũy trong RN

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

˜˜˜ NGUYỄN NHƯ QUỲNH

NGHI£N CøU §ÞNH L¦îNG CACBON TRONG SINH KHèI CñA RõNG NGËP MÆN TRåNG T¹I X· §¤NG H¦NG, HUYÖN TI£N L·NG, THµNH PHè H¶I PHßNG Vµ X· KIM H¶I,

HUYÖN KIM S¥N, TØNH NINH B×NH

Chuyên ngành: Sinh thái học

Mã số: 60.42.01.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Mai Sỹ Tuấn

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Với tấm lòng biết ơn sâu sắc tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Thầy giáo PGS TS Mai Sỹ Tuấn – người Thầy trực tiếp hướng dẫn tôi; cô Nguyễn Thị Hồng Hạnh – chủ nhiệm đề tài và anh Phạm Hồng Tính – cán bộ bộ thuộc Trung tâm Nghiên cứu hệ sinh thái Rừng ngập mặn (MERC) – trường ĐHSP

Hà Nội đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này,

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Bộ môn Thực vật học, khoa Sinh học trường ĐHSP Hà Nội; các thầy cô trong khoa Môi trường, trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội; các cán bộ thuộc Trung tâm Nghiên cứu hệ sinh thái Rừng ngập mặn (MERC) – trường ĐHSP Hà Nội; đã cung cấp cho tôi nhiều kiến thức chuyên môn và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài; các cán bộ và nhân dân địa phương đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu ngoài thực địa

Tôi xin chân thành cảm ơn BGH trường PTLC II – III Trấn Yên 2, Yên Bái đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập.

Đề tài nghiên cứu của tôi thuộc đề tài nghiên cứu KHCN cấp Bộ Tài nguyên và Môi trường: “Nghiên cứu định lượng cacbon tích lũy để đánh giá khả năng tạo bể chứa cacbon của rừng ngập mặn ở vùng ven biển đồng bằng Bắc Bộ”, mã số đề tài: TNMT.04.57 Thuộc chương trình nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục

vụ quản lý và bảo vệ môi trường ở Việt Nam giai đoạn 2010-2015 Tôi xin trân trọng cảm ơn đề tài đã tạo điều kiện cho tôi về mặt kinh phí, hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.

Nhân dịp này cho tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp

đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2014

Tác giả

Nguyễn Như Quỳnh

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Phạm vi nghiên cứu 4

4 Nội dung nghiên cứu 4

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5

1.1 Sự tích lũy cacbon trong cây rừng ngập mặn 5

1.2 Các nhân tố tác động đến sự tích lũy cacbon trong cây rừng ngập mặn

10 1.3 Định lượng cacbon trong sinh khối cây rừng ngập mặn 14

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17

2.1 Đối tượng nghiên cứu 17

2.1.1 Đặc điểm hình thái, sinh thái 17

2.1.2 Giá trị sử dụng 19

2.2 Địa điểm nghiên cứu 20

2.2.1 Rừng bần chua (Sonneratia caseolaris) trồng thuần loài tại xã Đông Hưng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng

20 2.2.2 Rừng trang (Kandelia obovata) trồng thuần loài tại xã Kim Hải, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình ………… ………… ….…… …… … 28

2.3 Thời gian nghiên cứu ……… …… …… ……… 34

2.4 Phương pháp nghiên cứu ……… …… ……….….…… ……… 34

2.4.1 Phương pháp bố trí ô thí nghiệm ……… …… 34

2.4.2 Phương pháp đo đạc thực điạ …… ……… ……… ….……… 36

2.4.3 Phương pháp xác định hàm lượng cacbon trong cây ……… …… … 37

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………… ……… ………….……… 40

3.1 Đặc trưng mật độ, đường kính, chiều cao của cây RNM tại khu vực

Trang 4

nghiên cứu ……… ……… ………… …….……… 40

3.1.1 Rừng bần chua (Sonneratia caseolaris) trồng thuần loài tại xã Đông Hưng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng …… …….… ………

40 3.1.2 Rừng trang (Kandelia obovata) trồng thuần loài tại xã Kim Hải, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình……… …… … …… ……… 43

3.2 Sinh khối và hàm lượng cacbon trong cây RNM ……… 47

3.2.1 Sinh khối cây rừng ngập mặn ……… ……… ……… 47

3.2.2 Hàm lượng cacbon trong cây rừng ngập mặn … ……… ……… … 54

3.3 Sinh khối và hàm lượng cacbon trong sinh khối của RNM ……….… … 62

3.3.1 Sinh khối khô theo quần thể rừng ……… ……… 62

3.3.2 Hàm lượng cacbon tích lũy trong RNM … …… ………….………… 65

3.4 Sự hấp thụ CO2 của RNM ……… … ………….………… 71

3.4.1 Rừng bần chua (Sonneratia caseolaris) ……… … ……… 71

3.4.2 Rừng trang (Kandelia obovata) ……… ……… 71

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……… ……… 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO ……… ……… ………….……… 76

PHỤ LỤC ……… 83

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

hợp với bảo tồn, quản lý bền vững rừng vàtăng cường trữ lượng cacbon rừng ở cácnước đang phát triển

Trang 6

Bảng 1.2 Tích luỹ cacbon hàng năm của RNM làng Tha Po, Thái Lan …… 13

Bảng 1.3 So sánh khả năng hấp thụ CO2 của rừng ngập mặn với rừng nội địa trồng ở Việt Nam (tấn/ha) ……… … 13

Bảng 2.1: Diễn biến khí hậu tại Đông Hưng – Tiên Lãng – Hải Phòng từ tháng 10/2013 đến tháng 9/2014 ……… 21

Bảng 2.2: Diện tích RNM đã trồng tại tỉnh Hải Phòng do tổ chức NGO tài trợ (ha) ……… …… 25

Bảng 2.3 Nhiệt độ các tháng vùng nghiên cứu ……….…

29 Bảng 2.4 Lượng mưa các tháng vùng nghiên cứu ……….……

29 Bảng 2.5 Lượng bốc hơi hàng tháng vùng nghiên cứu ……….…… 30

Bảng 2.6 Độ ẩm không khí ……… 30

Bảng 2.7 Tốc độ gió và hướng gió ……… 31

Bảng 2.8 Chế độ thủy triều ……… …… 31

Bảng 3.1 Đặc trưng mật độ, đường kính thân cây theo độ tuổi của rừng bần chua ……….…… 40

Bảng 3.2: Đặc trưng mật độ, đường kính thân cây theo độ tuổi của rừng trang ……… 43

Bảng 3.3 Sinh khối bộ phận và tổng số của cây bần chua (Sonneratia caseolaris) ………… ……… …… 48

Bảng 3.4 Sinh khối bộ phận và tổng số của cây trang (Kandelia obovata) ……… …….……… 51

Bảng 3.5 Hàm lượng cacbon tích lũy trong cây bần chua 9, 10, 11 tuổi (kg/cây) ……….…… 54

Bảng 3.6 Hàm lượng cacbon tích lũy trong cây trang 3, 4, 5, 10 tuổi (kg/cây) ……….…… 59

Bảng 3.7 Sinh khối khô theo quần thể ở các tuổi rừng bần chua (tấn/ha) … 63

Bảng 3.8 Sinh khối khô theo quần thể ở các tuổi rừng trang (tấn/ha) …….… 64

Trang 7

Bảng 3.9 Sinh khối rừng đưng, vẹt đen, bần chua, trang 3, 4 tuổi (tấn/ha) … 65Bảng 3.10 Hàm lượng cacbon tích lũy trong sinh khối quần thể rừng

bần chua ……… …….… 66Bảng 3.11 Hàm lượng cacbon tích lũy trong sinh khối quần thể rừng

trang ……….… 68Bảng 3.12 Hàm lượng cacbon tích lũy trong sinh khối ……….…… 70Bảng 3.13 Hàm lượng CO2 hấp thụ của rừng bần chua theo tuổi (tấn/ha) … 71Bảng 3.14 Hàm lượng CO2 hấp thụ của rừng trang theo tuổi (tấn/ha) ……… 72Bảng 3.15 So sánh khả năng hấp thụ CO2 của rừng ngập mặn với

rừng nội địa trồng ở Việt Nam (tấn/ha) ……… …… 73

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Chu trình cacbon trong hệ sinh thái rừng ngập mặn ……… 5

Hình 2.1 Loài bần chua (Sonneratia caseolaris) 18

Hình 2.2 Loài trang (Kandelia obovata) 19

Hình 2.3 Bản đồ khu vực nghiên cứu 21

Hình 2.4 Một số hình ảnh RNM tại Tiên Lãng, Hải Phòng 27

Hình 2.5 Bản đồ khu vực nghiên cứu 28

Hình 2.6 Một số hình ảnh RNM tại Kim Sơn, Ninh Bình 33

Hình 2.7 Sơ đồ bố trí ô thí nghiệm tại RNM Tiên Lãng, Hải Phòng 34

Hình 2.8 Sơ đồ bố trí ô thí nghiệm tại RNM Kim Sơn, Ninh Bình 35

Hình 3.1: Đặc trưng về mật độ rừng bần chua theo độ tuổi 41

Hình 3.2: Đặc trưng về đường kính thân cây bần chua theo tuổi rừng 41

Hình 3.3: Đặc trưng về chiều cao thân cây bần chua theo tuổi rừng 42

Hình 3.4: Đặc trưng về mật độ rừng trang theo độ tuổi 44

Hình 3.5: Đặc trưng về đường kính thân cây trang theo tuổi rừng 45

Hình 3.6: Đặc trưng về chiều cao thân cây trang theo tuổi rừng 45

Hình 3.7: So sánh đường kính và chiều cao thân cây bần chua và trang 10 tuổi 47

Hình 3.8: Sinh khối bộ phận và tổng số trung bình của cây bần chua ở các tuổi rừng (kg/cây) 48

Hình 3.9: Sinh khối bộ phận và tổng số trung bình của cây trang ở các tuổi rừng (kg/cây) 53

Hình 3.10 Hàm lượng cacbon tích lũy trong từng bộ phận của cây rừng bần chua 9, 10, 11 tuổi (kg/cây) 55

Hình 3.11 Tỉ lệ % cacbon (OC) trong từng bộ phận cây rừng bần chua(%) 56

Hình 3.12 Hàm lượng cacbon trong cây rừng bần chua 9, 10, 11 tuổi (kg/cây) 58

Hình 3.13 Hàm lượng cacbon trong cây rừng trang 3, 4, 5, 10 tuổi (kg/cây) 60

Hình 3.14 Hàm lượng cacbon tích lũy trong từng bộ phận của cây rừng trang 3, 4, 5, 10 tuổi (kg/cây) 60

Trang 9

Hình 3.15 Tỉ lệ % cacbon (OC) trong từng bộ phận cây rừng trang (%) 61Hình 3.16 Sinh khối và hàm lượng cacbon trong sinh khối

của cây bần chua và cây trang 10 tuổi (kg/cây) 62Hình 3.17 Sinh khối bộ phận và tổng số của các rừng bần chua (tấn/ha) 63Hình 3.18 Sinh khối bộ phận và tổng số của các rừng trang theo tuổi

(tấn/ha) 64Hình 3.19 Hàm lượng cacbon tích lũy trong quần thể rừng bần chua

(tấn/ha) 66Hình 3.20 Một số hình ảnh rừng bần chua 22 tuổi 67Hình 3.21 Hàm lượng cacbon tích lũy trong quần thể rừng trang (tấn/ha) 68Hình 3.22 Sinh khối và hàm lượng cacbon trong sinh khối

của rừng bần chua và rừng trang 10 tuổi (tấn/ha) 69Hình 3.23 Khả năng hấp thụ CO2 của rừng trang (K obovata)

và rừng bần (S caseolaris) ……… … 72

Trang 10

vô cùng quan trọng phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường các vùng cửa sôngven biển như chống sạt lở, cố định đất lầy ven biển, bảo vệ đê biển trước sự tàn phácủa bão, gió mùa, các đợt thuỷ triều dâng và điều hoà khí hậu.

Ngoài chức năng bảo vệ, RNM còn là nơi lưu giữ và phân huỷ các chất ônhiễm, tạo nguồn giống, nơi cư trú và cung cấp thức ăn cho nhiều loài thuỷ hải sản,chim, thú, bò sát… có giá trị to lớn về kinh tế và bảo tồn thiên nhiên RNM còn làđịa điểm cung cấp lâm sản, gỗ, củi, mật ong, thực phẩm, than hoa, dược phẩm, lálợp nhà… cho ngư dân Cuộc sống dân cư vùng biển liên quan rất mật thiết với cáckhu RNM Đặc biệt, đây là tấm lá chắn phòng hộ vùng ven biển, là lá phổi xanh cóvai trò vô cùng quan trọng trong việc điều tiết nhiệt độ, chống biến đổi khí hậu Tuy nhiên, trải qua hai cuộc chiến tranh, khai thác quá mức, chuyển sang nuôitrồng thuỷ sản, hoạt động du lịch diện tích RNM của nước ta đã giảm sút nhanhchóng RNM bị tàn phá, chúng ta không những mất đi nguồn lợi hải sản và cácnguồn lợi khác do rừng mang lại mà còn phải hứng chịu nạn xói lở, sạt bờ biển…

do không còn tấm lá chắn RNM bảo vệ

Biến đổi khí hậu đang là một thách thức to lớn với con người trong Thế kỉ 21.Các nhà khoa học cho rằng, nguyên nhân trực tiếp của sự biến đổi khí hậu là do

Trang 11

phát thải quá mức khí nhà kính, đặc biệt là CO2 Sự gia tăng dân số, sự bùng nổ củacác ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải trong nhiều thập kỷ gầnđây đã làm tăng đáng kể những tác nhân gây hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất nóngdần lên Mặt khác, với diện tích rừng đang ngày một thu hẹp cộng với quá trình khaithác rừng không hợp lí chính là cơ hội để lượng CO2 tích tụ ngày càng nhiều trongbầu khí quyển đã gây ra hàng loạt những thay đổi bất lợi và không thể đảo ngượccủa môi trường tự nhiên, gây nên những thiệt hại vô cùng to lớn về người và tài sản,

đe dọa nghiêm trọng đến môi trường và cuộc sống của toàn nhân loại Vì vậynghiên cứu cacbon trở thành một vấn đề trọng tâm trong khoa học

Trên thực tế, lượng cacbon hấp thụ của rừng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:kiểu rừng, trạng thái rừng, tuổi rừng, loài cây Để giảm tác hại gây ra do hiệu ứngnhà kính, đòi hỏi phải có những nghiên cứu, đánh giá về khả năng hấp thụ CO2 củatừng kiểu thảm thực vật rừng cũng như các trạng thái rừng, cụ thể để làm cơ sởlượng hóa những giá trị kinh tế mà rừng đem lại

Rừng ngập mặn được đánh giá là có khả năng tích lũy cacbon cao hơn cácrừng khác trên cạn (Christensen, 1978) [39], (Ong, 1995) [52] , có vai trò tạo bểchứa cacbon trong hệ sinh thái bờ biển (Cebrian, 2002) [37], (Kristensen, 2007)

nhà kính), giúp cân bằng sinh thái Do đó, việc nghiên cứu, hiểu biết sâu sắc cácđặc điểm sinh trưởng và dự báo được năng suất sinh khối rừng sẽ đóng vai tròquan trọng, là căn cứ để xác định lượng cacbon tích lũy trong RNM, cung cấp cơ

sở khoa học cho việc đánh giá vai trò của rừng trồng trong việc làm giảm khí thảigây hiệu ứng nhà kính, làm cơ sở để xây dựng công cụ kinh tế chi trả dịch vụ môitrường rừng PES (Payment for Environment Services) và triển khai các dự ántrồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (CDM - Clean development machenism),

and Forest Degradation: giảm phát thải từ suy thoái và mất rừng kết hợp với bảotồn, quản lý bền vững rừng và tăng cường trữ lượng cacbon rừng ở các nước đangphát triển) ở Việt Nam

Trang 12

Để tham gia được chương trình REDD và REDD+ cần phải tính toán được trữlượng cacbon của rừng Năm 2006, IPCC (Intergovernmental Panel on ClimateChange: Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu) đã đưa ra hướng dẫn về cáchtính toán trữ lượng cacbon của rừng thông qua 5 bể chứa sau: 1) trong thực vật trênmặt đất (above ground biomass – AGB); 2) trong thực vật dưới mặt đất (belorwground biomass – BGB), chủ yếu trong rễ rừng; 3) trong thảm mục hay còn gọi làlượng rơi (litter); 4) trong cây gỗ chết (chết đứng hay đổ ngã) (dead wood); 5) trongđất dưới dạng hữu cơ (soil organic carbon – SOC) Đối với RNM, Kauffman thôngqua Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế (Kauffman, 2012) đã đề xuất phươngpháp tính toán cụ thể cho từng bể theo cách phân chia của IPCC (2012)

Tuy nhiên việc nghiên cứu áp dụng hướng dẫn của IPCC (2006) và Kauffman(2012) để đánh giá trữ lượng cũng như khả năng tích lũy cacbon của HST RNM vẫncòn hạn chế Đặc biệt tại Việt Nam, vấn đề này mới được quan tâm và nghiên cứutrong những năm gần đây

Với khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, tôi nghiên cứu đánh giá trữ lượngcacbon của hệ sinh thái rừng ngập mặn thuộc bể chứa thứ 1 và thứ 2 với tên đề tài

là:“Nghiên cứu định lượng cacbon trong sinh khối của rừng ngập mặn trồng tại xã Đông Hưng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng và xã Kim Hải, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình”.

2 Mục đích nghiên cứu

- Định lượng cacbon trong sinh khối của rừng bần chua (Sonneratia caseolaris (L.) Engler.) 11 tuổi, 10 tuổi, 9 tuổi trồng thuần loài tại xã Đông Hưng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng và của rừng trang (Kandelia obovata Sheue,

Liu & Yong) 5 tuổi, 4 tuổi và 3 tuổi trồng thuần loài tại xã Kim Hải, huyện KimSơn, tỉnh Ninh Bình làm cơ sở cho việc đánh giá khả năng tích lũy và tạo bể chứacacbon của RNM, cung cấp cơ sở khoa học cho việc tham gia chương trình REDD

và REDD+ tại Việt Nam

- So sánh hàm lượng cacbon trong sinh khối của rừng bần chua (Sonneratia caseolaris) và rừng trang (Kandelia obovata) trồng thuần loài tại hai địa điểm

Trang 13

nghiên cứu làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng và triển khai các dự án trồngRNM theo cơ chế phát triển sạch (CDM) ở các dải ven biển Việt Nam.

3 Phạm vi nghiên cứu

Rừng bần chua (Sonneratia caseolaris) trồng thuần loài 11 tuổi, 10 tuổi và 9

tuổi tại xã Đông Hưng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng và rừng trang

(Kandelia obovata) trồng thuần loài 10 tuổi, 5 tuổi, 4 tuổi và 3 tuổi tại xã Kim Hải,

huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

4 Nội dung nghiên cứu

Để thực hiện các mục đích đề ra, chúng tôi tiến hành nghiên cứu các nộidung sau:

4.1 Định lượng cacbon trong sinh khối của rừng bần chua (Sonneratia caseolaris) 11 tuổi, 10 tuổi, 9 tuổi trồng thuần loài tại xã Đông Hưng, huyện Tiên

Lãng, thành phố Hải Phòng

4.2 Định lượng cacbon trong sinh khối của rừng trang (Kandelia obovata) 10

tuổi, 5 tuổi, 4 tuổi và 3 tuổi trồng thuần loài tại xã Kim Hải, huyện Kim Sơn, tỉnhNinh Bình

4.3 So sánh hàm lượng cacbon trong sinh khối của rừng bần chua

(Sonneratia caseolaris) và rừng trang (Kandelia obovata) trồng thuần loài.

Trang 14

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIấN CỨU 1.1 Sự tớch luỹ cacbon trong cõy rừng ngập mặn

Sự gia tăng nhanh chúng nồng độ khớ CO2 trong khớ quyển là một trong nhữngnguyờn nhõn dẫn đến sự biến đổi khớ hậu làm cho Trỏi Đất núng dần lờn Nhằm hạnchế sự gia tăng khớ CO2, cỏc nhà khoa học đó đi sõu vào nghiờn cứu chu trỡnh cacbontrong hệ sinh thỏi rừng, trong đú cú HST RNM, tỡm ra cơ sở khoa học để đỏnh giỏchớnh xỏc khả năng hấp thụ và tớch luỹ cacbon của cõy rừng

Chu trỡnh cacbon là vấn đề lớn được nhiều nhà sinh thỏi học đặc biệt quan tõm.Cacbon tham gia vào chu trỡnh ở bước khởi đầu là khớ cacbondioxit (CO2) cú trong khớquyển rồi được tớch lũy trong sinh vật sản xuất qua quỏ trỡnh quang hợp, đến sinh vậttiờu thụ… Cacbon quay trở lại mụi trường dưới dạng khớ CO2 hoặc tạm thời tỏch khỏi

E.P (1978) [18]

Hỡnh 1.1: Chu trỡnh cacbon trong hệ sinh thỏi rừng ngập mặn

CO

2 trong không khí

Cacbon tích luỹ trong

đất rừng

Cacbon trong l ợng rơi

Hô hấp đất, giải phóng

CO 2 , CH 4…..

Cacbon từ các nguồn khác

Cố định CO 2 qua quang hợp

Cacbon từ các nguồn khác

Trang 15

Việc tính toán cụ thể và toàn diện về hàm lượng cacbon tích lũy trong cây vàđất rừng, các dạng tồn tại của hợp chất cacbon, lượng cacbon trả lại cho không khí doquá trình hô hấp đất… còn hạn chế

Theo Clough B F (1992) [40], năng suất sơ cấp trung bình của RNM là

năng lớn trong tích lũy cacbon do cây rừng thường xanh quanh năm, đảm bảo cho quátrình quang hợp Sato K và Kanatomi M (2000) cho biết, khả năng tích luỹ cacboncủa RNM có thể tương đương hoặc lớn hơn các loại rừng nội địa và đóng góp khá lớntrong việc chuyển hoá và cân bằng các loại khí nhà kính vùng ven biển (dẫn N H Trí,2006) [31]

Một số công trình nghiên cứu khác cho thấy quá trình tích lũy cacbon trongRNM là 97,1 tấn/1ha, cao hơn so với sự tích lũy trong rừng mưa nhiệt đới (29,5 tấn/ha)nhưng lại thấp hơn so với rừng mưa ôn đới (129,82 tấn/ha)

Năm 1975, Lugo và cộng sự (dẫn N H Trí, 1999) [30] đã công bố một mô hìnhtổng thể về dòng cacbon trong RNM ở Nam Florida và tính toán tiềm năng năng suất

sơ cấp tổng thể của hệ sinh thái

Năm 1998, Matsui đã tìm ra mối tương quan giữa nguồn cacbon tích lũy trongcây và lượng CO2 mà cây đồng hóa được khi nghiên cứu sự tích lũy cacbon trong hệsinh thái RNM (dẫn N H Trí, 2006) [31] Mỗi năm rừng tích lũy được khoảng 3,7 tấncacbon hữu cơ/ha, tương đương 13,91 tấn CO2/ha/năm

sinh trưởng của cây, Okimoto Y và cộng sự, 2007 [50] đã ước tính khả năng cốđịnh CO2 trong cây rừng trang (Kandelia obovata) 5 tuổi, 10 tuổi và 15 tuổi trồng ở

cửa sông Lèn, Thanh Hoá Kết quả nghiên cứu cho biết, hàng năm sinh khối trênmặt đất của rừng trang 5 tuổi, 10 tuổi, 15 tuổi tích luỹ được hàm lượng cacbontương ứng là 28,5; 13,7; 1,45 tấn/ha/năm

Hệ sinh thái RNM có khả năng lớn trong việc tích lũy cacbon Ngoài ra, sựchuyển hóa cacbon được thực hiện ở vùng giao thoa giữa nước cửa sông và biển, khi

đó RNM với lượng trầm tích và ngập triều thường xuyên đã làm giảm hoặc chậm quátrình phân hủy lượng rơi thực vật Lượng cacbon được tích lũy phần lớn trong trầm tích

Trang 16

rừng, vì thế hệ sinh thái RNM có năng suất tích lũy cao Trong báo cáo về RNM nhiệtđới ở Nam Thái Lan cho thấy xấp xỉ 60% trong tổng số chất hữu cơ của lượng trầmtích đưa vào được giữ lại (Alongi và cộng sự, 2001) [34]

Đồng thời với việc tích lũy cacbon trong RNM là quá trình phân hủy và giảiphóng khí nhà kính Năm 1998, Ayukai, Brunskill, Clough, Wolanski [36] có nhậnđịnh: các hệ sinh thái RNM cũng đóng góp vào việc thải ra các chất khí nhà kính như

CO2, NO2, CH4… Việc chuyển đất RNM sang nuôi tôm cũng làm tăng sự thải CH4 vàokhông khí

Ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu về hệ sinh thái RNM,nhưng công trình nghiên cứu về sự tích luỹ cacbon trong cây RNM còn rất ít.Các công trình thường tập trung nghiên cứu về đặc điểm, sinh trưởng, sinhkhối, sinh thái, diễn thế… Các công trình nghiên cứu về sinh khối cây RNMcủa Trần Văn Ba (1984) [1], Nguyễn Hoàng Trí (1986) [28], Viên Ngọc Nam(2003) [15], Phạm Văn Ngọt (2003) [17]…, chủ yếu đánh giá năng suất sinhhọc của rừng Đặc biệt, đóng góp lớn nhất cho các công trình khoa học về HSTRNM, trồng và phục hồi RNM, đánh giá vai trò của RNM trong việc bảo vệ cácvùng ven biển là của Phan Nguyên Hồng Từ năm 1961 đến nay, Phan NguyênHồng đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến RNM như: thực vậtRNM, sinh thái RNM, quá trình diễn thế và quan hệ giữa RNM với thuỷ sản.Trong luận án Tiến sỹ Khoa học sinh học “Sinh thái thảm thực vật rừng ngậpmặn Việt Nam” (1991), tác giả đã đề cập tương đối đầy đủ nhiều công trìnhnghiên cứu có liên quan đến RNM tại Việt Nam [8]

Năm 1972, Phạm Hồng Chương đã nghiên cứu sinh khối của một số loài câytrong 1 ô tiêu chuẩn 100 m2 trong rừng Sát Chí Linh ở Vũng Tàu với tổng sinh khối

là 49,63 tấn/ha trong đó Ceriops spp có sinh khối là 11,26 tấn/ha, Rhizophora apiculata là 18,73 tấn/ha và Avicennia officinalis là 37,66 tấn/ha (dẫn theo Viên

Ngọc Nam (2003) [15])

Trần Văn Ba (1984) [1] cũng nghiên cứu sinh khối của 3 loài mắm

(Avicennia) gồm Avicennia alba, Avicennia lanata, Avicennia officinalis với kết quả

lần lượt là 37,66 tấn/ha, 72,79 tấn/ha, 99,53 tấn/ha

Trang 17

Nguyễn Hoàng Trí (1986) [28] nghiên cứu sinh khối và năng suất của rừng

đước đôi (Rhizophora apiculata) ở Cà Mau, Minh Hải Đây là công trình nghiên

cứu sinh khối tương đối đầy đủ Trong phần nghiên cứu sinh khối tác giả đề cập đếnrừng trưởng thành, rừng tái sinh tự nhiên, rừng trồng 7 năm tuổi Tác giả đã xácđịnh được sinh khối tổng số của 3 loại rừng tương ứng là 119,335 tấn khô/ha;33,159 tấn khô/ha; 34,853 tấn khô/ha Trong đó, sinh khối rễ (tính theo trọng lượngkhô) dưới mặt đất chiếm tỉ lệ khá lớn, sinh khối rễ đạt lần lượt là 21,225 tấn/ha;3,817 tấn/ha; 3,378 tấn/ha

Viên Ngọc Nam (1998) [14] nghiên cứu về sinh khối rừng đước đôi

(Rhizophora apiculata) ở Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh cũng đã xác định được

sinh khối tổng số, sinh khối các bộ phận trên mặt đất cũng như cấu trúc sinh khốitheo cấp kính, lượng tăng sinh khối hàng năm, tăng trưởng đường kính, năng suấtlượng rơi, năng suất sơ cấp, phân hủy lượng rơi theo đó, tác giả đã xác định đượcsinh khối khô của rừng đước đôi ở tuổi 4, 8, 12, 16, 21 là 16,9 tấn/ha, 92,2 tấn/ha,119,72 tấn/ha; 148,26 tấn/ha và 148,71 tấn/ha, trong đó sinh khối thân và cànhchiếm tỉ lệ cao từ 61- 87,3 % trong các bộ phận của cây đước Tác giả cho rằng sinhkhối của đước khác nhau và tăng dần theo tuổi, tăng nhanh ở giai đoạn cây từ 4 đến

8 tuổi sau đó tăng chậm cho đến khi cây 16 tuổi và hầu như ít có sự tăng trưởng vềsinh khối ở cây có tuổi rừng cao hơn

Năm 1999, Phạm Văn Ngọt đã tiến hành nghiên cứu về sinh khối cây đưng

(Rhizophora mucronata Lamk), cóc trắng (Lamnutitzera racemosa Wild.), vẹt đen (Brugiuera sexangula Poir.) và cây trang (Kandelia candel (L.) Druce) ở độ tuổi 1,

2, 3 và 4 trong các đầm tôm bỏ hoang ở lâm viên Cần Giờ cho thấy sinh khối câyđưng là cao nhất, thấp nhất là sinh khối của cây cóc trắng [16]

Đặng Trung Tấn (2002) [41] xác định sinh khối trên mặt đất rừng đước đôi

(Rhizophora apiculata) tại Cà Mau ở tuổi 5, 10, 15, 25, 35 là 41,9 tấn/ha; 143,4 tấn/

ha; 202,8 tấn/ha, 277,8 tấn/ha; 326,9 tấn/ha Đồng thời tác giả cũng đã xác địnhđược phương trình tương quan giữa sinh khối khô các bộ phận với đường kính thâncây cũng như tương quan giữa tổng số sinh khối với tuổi rừng

Trang 18

Viên Ngọc Nam (2003) [15] đã nghiên cứu về sinh khối và năng suất sơ cấp

quần xã mắm trắng (Avicennia abla BL.) tự nhiên tại Cần Giờ thành phố Hồ Chí

Minh Kết quả nghiên cứu sinh khối trung bình của rừng mắm trắng là 98,91 tấn/ha

Vũ Đoàn Thái (2003) [23] nghiên cứu về cấu trúc sinh khối của rừng trangtrồng tại xã Giao Lạc, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định ở tuổi 4, 5, 6, 9 Tác giả đãxác định được sinh khối của cá thể và quần thể cây trang tăng dần theo tuổi rừng Sinhkhối tổng số của rừng 4, 5, 6, 9 tuổi lần lượt là 24,449 tấn khô/ha; 36,4 tấn khô/ha;45,709 tấn khô/ha; 127,533 tấn khô/ha Trong đó rừng 9 tuổi có tỉ lệ sinh khối thân làlớn nhất chiếm 57,3% tổng lượng sinh khối Rừng 4, 5, 6 tuổi có tỉ lệ sinh khối cành lầnlượt là 32,8%; 30,8% và 25,2%

Lê Thị Hoài Thương (2006) [27] cũng nghiên cứu về sinh khối của rừngtrang mới trồng, 7, 8 và 9 tuổi trồng tại xã Giao Lạc, huyện Giao Thủy, tỉnh NamĐịnh Theo đó, tác giả đã xác định được sinh khối tổng số của rừng 7, 8 và 9 tuổilần lượt là 57,6; 70,53 và 77,71 tấn/ha tương đương với lượng cacbon tích lũy là30,59 tấn/ha; 39,64 tấn/ha; 42,08 tấn/ha

Năm 2006, Mỵ Thị Hồng khi nghiên cứu về sinh khối và khả năng tích lũycacbon trong sinh khối của rừng bần chua 2, 3, 4 tuổi trồng tại xã Nam Hưng, huyệnTiền Hải, tỉnh Thái Bình cho kết quả lần lượt là: 5,830 tấn/ha; 17,018 tấn/ha; 7,083tấn/ha và lượng cacbon tích lũy trong sinh khối rừng sau một năm nghiên cứu tươngứng là: 4,116 tấn/ha/năm; 7,555 tấn/ha/năm; 3,362 tấn/ha/năm [10]

Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2009) [4] cũng đã nghiên cứu rừng trang

(Kandelia obovata) tại Giao Lạc, Giao Thủy, Nam Định ở các tuổi 1, 5, 6, 8, 9 với

lượng cacbon tích lũy là 1,015 tấn/ha; 27,234 tấn/ha; 29,077 tấn/ha; 40,005 tấn/ha;48,028 tấn/ha

Wilson và cộng sự (2010) [49] đã nghiên cứu đánh giá sinh khối và khả nănghấp thụ cacbon của RNM tại Kiên Giang Tác giả tính sinh khối trên và dưới mặtđất bằng cách áp dụng các phương trình tương quan với biến là đường kính đo tại vịtrí 1,3 m Kết quả thu được sinh khối khô tổng số (trên và dưới mặt đất) trung bình

là 156,9 tấn/ha, lượng CO2 hấp thụ trung bình là 282,1 tấn/ha

Trang 19

Việc tính cacbon tích luỹ trong cây có thể sử dụng bằng các phương phápkhác nhau như, phương pháp phân tích hoá học trong phòng thí nghiệm của Loss

on Ignition, hay phương pháp phân tích sự trao đổi khí CO2 và phân tích đườngcong sinh trưởng của Okimoto Y [50] Ngoài ra, hiện nay người ta có thể tính hàmlượng cacbon tích luỹ trong cây bằng cách chuyển đổi đơn vị và giá trị từ sinh khốithực vật Theo Nguyễn Hoàng Trí (2006) [31], việc chuyển đổi đơn vị và giá trị từsinh khối thực vật sang các dạng cacbon tích luỹ và sau đó là CO2 được thực hiệntheo cách tính thống nhất như sau:

- Tổng cacbon tích luỹ (tấn/ha) = Sinh khối tổng số (tấn/ha) x a (hệ số thayđổi tuỳ theo loài cây, địa điểm, loại rừng…)

- Tổng lượng CO2 “tín dụng” (credit) (tấn/ha) = Tổng cacbon tích luỹ(tấn/ha) x 3,67 (hằng số chuyển đổi được áp dụng cho tất cả các loại rừng)

1.2 Các nhân tố tác động đến sự tích lũy cacbon trong cây rừng ngập mặn

Lượng cacbon trong hệ sinh thái RNM chủ yếu được tích lũy ở dạng tăngsinh khối các bộ phận thực vật trên mặt đất (thân, cành, lá, rễ trên mặt đất), rễ dướimặt đất và đặc biệt là lượng rơi xác thực vật (lá, cành, chồi, hoa, quả) được phân hủy vàhòa tan trong nước, sau đó chúng được nước triều mang đi, một phần tích lũy trong trầmtích đất rừng Khi nghiên cứu sự tích lũy cacbon của rừng thì việc nghiên cứu sinhkhối rừng là cần thiết Từ sinh khối rừng ta xác định được hàm lượng cacbon tích

quang hợp để tạo ra sinh khối rừng Vì vậy, nghiên cứu sinh khối là cơ sở đánh giálượng cacbon tích lũy của cây rừng và có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lí và sửdụng RNM

Để xác định sinh khối của cây rừng, người ta đã dùng với các phương trìnhhồi quy giữa đường kính hoặc chu vi của cây rừng ở vị trí 1,3 m với tổng sinh khối

và từng bộ phận Để thuận lợi trong tính toán cây rừng lớn, nhiều tác giả đã dùngmột nhân tố là đường kính hoặc chu vi thân cây để tính phương trình hồi quy Trongkhi đó, cũng có một số tác giả như Ogino (1983), Nguyễn Hoàng Trí (1986), Mai

Sỹ Tuấn (1996) đã thêm nhân tố chiều cao của cây để tính sinh khối (dẫn theoNguyễn Thị Hồng Hạnh (2009) [4])

Trang 20

Các kết quả nghiên cứu cho thấy, sinh khối thực vật phụ thuộc vào địa hình,loại đất, loài cây, tuổi rừng (Lugo & Snedaker & cs, 1975) [46], phụ thuộc vàothành phần loài, khí hậu, cấu trúc trầm tích và dinh dưỡng, độ mặn, nhiệt độ(Clough & cs, 1995) [40]

Năm 1985, Phạm Thanh Phương [40] khi nghiên cứu sinh trưởng của cây

đước đôi (R apiculata) ở huyện Duyên Hải (Cần Giờ) thành phố Hồ Chí Minh đã

chỉ ra rằng: trong cùng một loài cây, cây mọc ở nơi có địa hình thấp có chiều cao,đường kính trung bình và độ tăng trưởng cao hơn nhiều so với cây mọc ở địa hìnhtrung gian Cùng chế độ ngập nước, cùng dạng địa hình nhưng thành phần đất khácnhau, độ lún khác nhau thì tốc độ tăng trưởng về chiều cao và đường kính cũngkhác nhau Độ mặn là một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sựsinh trưởng, tỉ lệ sống của các loài và phân bố rừng ngập mặn Loại rừng này pháttriển tốt ở nơi có nồng độ muối khoảng từ 10 - 250/00.

Năm 1991, Phan Nguyên Hồng đã nghiên cứu về sinh khối trên mặt đất củarừng đước trồng 10 năm tuổi tại các vùng đất rải chất diệt cỏ trong đó có khu vựcTắc Cống và Tắc Ông Địa thuộc tiểu khu 13 của huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh.Tác giả đã so sánh sinh khối của 2 khu vực trên, kết quả cho thấy sinh khối khácnhau là do mức độ ngập triều và phương thức trồng khác nhau mặc dù cùng chungđiều kiện khí hậu [8]

Tác giả Nguyễn Mỹ Hằng và Phan Nguyên Hồng (1995) [3] khi nghiên cứuảnh hưởng của nhiệt độ thấp đối với một số loài họ Đước (Rhizophoraceae) trồngthí nghiệm cho rằng: cây giảm sinh trưởng hoặc héo lá, rụng lá và có thể chết khinhiệt độ bình quân tháng lạnh dưới 180C nếu kéo dài Tác giả cho thấy “Nhiệt độ lànhân tố ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng cây rừng ngập mặn”

Viên Ngọc Nam (1998) [14] khi nghiên cứu về sinh khối rừng đước đôi

(Rhizophora apiculata) ở Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh thấy rằng sinh khối của

đước khác nhau và tăng dần theo tuổi, tăng nhanh ở giai đoạn cây từ 4 đến 8 tuổisau đó tăng chậm cho đến khi cây 16 tuổi và hầu như ít có sự tăng trưởng về sinhkhối ở cây có tuổi rừng cao hơn

Trang 21

Năm 2000, Hiroynke và cộng sự nghiên cứu sinh khối trung bình trên mặtđất của RNM tại Matang (Malaysia) cho kết quả 316 tấn/ha, cao nhất là 558 tấn/ha

ở ven sông và thấp nhất là 144 tấn/ha nơi gần đất liền (dẫn theo Sidiqui và cộng sự(2001) [55])

Sự tích luỹ cacbon trong cây RNM cao hay thấp phụ thuộc vào loại rừng, cấutrúc và thành phần tuổi cây cũng được thể hiện rõ trong kết quả nghiên cứu củaNguyễn Thanh Hà và cộng sự, 2002 [48] về hàm lượng cacbon tích luỹ trong cây (rễ vàsinh khối trên mặt đất) ở các loại rừng có thành phần, mật độ khác nhau tại một sốRNM ở miền Nam Thái Lan và Indonesia, nghiên cứu này cho thấy, tuỳ vào loại rừng,đặc điểm về cấu trúc, tuổi cây mà hàm lượng cacbon tích luỹ là khác nhau (bảng 1.1)

Bảng 1.1 Tích luỹ cacbon trong cây rừng ngập mặn

Đước đôi (Rhizophora apiculata)

Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza) - Cui biển (Heritiera littoralis Aiton ex

Rừng đước đôi (Rhizophora

Rừng đước đôi (Rhizophora

Trang 22

Kết quả nghiên cứu của Sathirathai S (2003) [54] về khả năng tích luỹ cacbonhàng năm của RNM tại làng Tha Po, Thái Lan ở các loài cây cho thấy, mật độ cây vàloài cây cũng là các yếu tố chi phối đến khả năng tích luỹ cacbon trong RNM (bảng 1.2).

Bảng 1.2 Tích luỹ cacbon hàng năm của RNM làng Tha Po, Thái Lan

(Số cây/ha)

Sinh khối(tấn/ha)

Tổng cacbon tích luỹ(tấn /ha/năm)Mắm biển

Đước đôi

Kết quả nghiên cứu của Ngô Đình Quế và cộng sự, 2006 [ 21] cũng chỉ ra

hơn hẳn so với rừng bần, nhưng tương đương hoặc cao hơn không đáng kể so vớirừng trang Điều này là do mật độ rừng trang trồng cao hơn so với rừng nội địa(bảng 1.3)

Bảng 1.3 So sánh khả năng hấp thụ CO 2 của rừng ngập mặn với

rừng nội địa trồng ở Việt Nam (tấn/ha)

(số cây/ha)

CO2 hấp thụ(tấn/ha)

Trang 23

sinh khối của cây trang thấp hơn sinh khối cây bần, sự thấp hơn này là do đặc điểmsinh học của cây trang có kích thước nhỏ so với cây bần [4].

Ngoài ra, sinh khối của rừng trồng cũng được nghiên cứu và thường thấp hơn

rừng tự nhiên Ví dụ, rừng đước đôi (Rhizophora apiculata) trồng ở Thái Lan vào

giai đoạn 6, 10, 15 tuổi do S Aksornkoae (1982) (dẫn P V Ngọt, 2003) [17]nghiên cứu có sinh khối tương ứng là 50,00; 103,13 và 206,25 tấn/ha

1.3 Định lượng cacbon trong sinh khối cây rừng ngập mặn

Cho đến nay, các nhà khoa học đã xây dựng nhiều phương pháp để ướclượng sinh khối của rừng trong đó có rừng ngập mặn Có 3 phương pháp chủ yếuđược sử dụng ở các phạm vi khác nhau: phương pháp khai thác toàn bộ, phươngpháp cây trung bình và phương pháp tương quan sinh trưởng Trên thực tế, phươngpháp thứ nhất rất khó thực hiện vì sẽ mất nhiều thời gian và công sức Ngoài ra, tất

cả các cây đều bị chặt hạ nên phương pháp này không có ý nghĩa bảo tồn, đặc biệt

là đối với những diện tích rừng nguyên sinh, rừng có giá trị kinh tế và môi trườngcao Phương pháp cây trung bình chỉ có thể được sử dụng ở những rừng tương đốiđồng nhất về kích thước cây Phương pháp tương quan sinh trưởng có thể ướclượng sinh khối của toàn bộ cây hoặc của từng bộ phận như thân, cành, lá, rễ thôngqua các chỉ số kích thước của cây như đường kính hay chiều cao Các chỉ số nàyđều dễ đo, thời gian đo nhanh và đặc biệt là không cần phải chặt cây

Năm 1983, Ogino nghiên cứu sinh khối RNM ở miền nam Thái Lan đãbiểu thị mối tương quan giữa khối lượng và chỉ số về thể tích thân cây theo

bằng phương pháp bình phương tối thiểu giữa WX và log (D2H) (dẫn theoKomiyama và cộng sự (1987) [44])

Nguyễn Hoàng Trí (1986) [28] khi nghiên cứu sinh khối cây đước đôi

(trong đó y là sinh khối, D là đường kính, H là chiều cao, a, b, c là các hệ số); từhàm hồi quy, khi biết được đường kính, chiều cao sẽ xác định được sinh khối

Trang 24

Mai Sỹ Tuấn (1996) [32] khi nghiên cứu sinh trưởng của cây mắm biển

(Avicennia marina) sử dụng công thức toán học biểu thị mối quan hệ giữa trọng

lượng khô các bộ phận của cây với D2H: 1/W= 2,897/D2H + 0,215

Viên Ngọc Nam (1998) [14] nghiên cứu sinh khối và năng suất sơ cấp của

rừng đước (Rhizophora apiculata) tại Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh đã sử dụng

phương trình tương quan giữa sinh khối các thành phần trên mặt đất với chu vi thâncây tại vị trí ngang ngực (GBH) có dạng: Log W= a + b log GBH (Với W là giá trịsinh khối của các đối tượng tổng, thân, cành, lá; a, b là các hệ số đạt giá trị khác nhautùy theo đối tượng) Phương trình tương quan này cũng đã được Đặng Trung Tấn vàcộng sự sử dụng để tính sinh khối các thành phần trên mặt đất của rừng Đước tại CàMau trong đó biến độc lập GBH được thay bằng chỉ tiêu đường kính ngang ngực(DBH) Phương trình có dạng: Log sinh khối= a + b log DBH (Với DBH là đườngkính thân cây đo ở vị trí ngang ngực) [41]

Lê Thị Vu Lan (1998) (dẫn theo Viên Ngọc Nam (2003) [15]) nghiên cứu trên

cây trang (Kandelia candel) sử dụng hàm hồi quy biểu thị mối quan hệ giữa trọng

lượng khô của lá và D2H theo công thức: 1/WL= 6,51/D2H + 0,0016

Một số tác giả như Nguyễn Hoàng Trí (1986) [28], Mai Sỹ Tuấn (1996) [32],khi tính sinh khối đã thêm yếu tố chiều cao của thân cây để tính sinh khối theophương trình có dạng y = aln (x) + b, làm tăng độ chính xác

Trong nghiên cứu trọng lượng khô của lá trang trong RNM trồng tại TháiThụy (Thái Bình), tác giả Lê Thị Phượng (2000) [20] sử dụng hàm hồi quy dạng: Wt

= a.ln(D2H) + b…

Nhìn chung, trong quá trình nghiên cứu RNM, một số tác giả có sử dụng một

số phương trình hồi quy phản ánh quan hệ giữa các chỉ số nghiên cứu như sinh khối,đường kính, chiều cao hoặc chu vi của cây phần lớn các tác giả xây dựng phươngtrình tương quan theo phương pháp truyền thống, phương trình tuyến tính logarit với

số liệu đo đạc được ngoài thực địa được logarit hóa

Tuy nhiên, mối tương quan sinh trưởng có sự sai khác giữa các loài cũng nhưcùng một loài nhưng phân bố ở các vùng khác nhau

Trang 25

Công trình nghiên cứu gần đây nhất là của Bảo Huy (2012) đã áp dụng hướngdẫn của IPCC (2006) về định lượng và giám sát cacbon của rừng để xác định lượng

trình giảm thiểu khí phát thải từ suy thoái và mất rừng ở Việt Nam (dẫn theo NguyễnThị Hồng Hạnh (2009) [4])

Hiện nay ở Việt Nam, chưa có một công trình nào nghiên cứu đầy đủ về địnhlượng cacbon tích lũy của RNM để đánh giá khả năng tạo bể chứa cacbon của rừngtiếp cận theo phương pháp hướng dẫn của các tổ chức quốc tế như IPCC (2006) vàKauffman (2012) Vì vậy, việc nghiên cứu định lượng cacbon tích lũy của RNM theocách hướng dẫn của các tổ chức này là rất cần thiết đối với Việt Nam, nhằm phục vụquản lý nhà nước về giảm phát thải khí nhà kính, cung cấp cơ sở cho việc đàm phánquốc tế trong các chương trình thực hiện cắt giảm khí nhà kính Trên cơ sở đó, đánhgiá khả năng tạo bể chứa cacbon của rừng ngập mặn, góp phần giảm phát thải khí nhàkính, ứng phó với biến đổi khí hậu

Trang 26

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là rừng bần chua (Sonneratia caseolaris (L.) Engler.)

trồng thuần loài ở 3 độ tuổi là 11 tuổi, 10 tuổi và 9 tuổi tại xã Đông Hưng, huyện

Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng và rừng trang (Kandelia obovata Sheue, Liu &

Yong) trồng thuần loài ở 3 độ tuổi là 5 tuổi, 4 tuổi và 3 tuổi tại xã Kim Hải, huyệnKim Sơn, tỉnh Ninh Bình

Ngoài ra, để thấy rõ sự tích luỹ cacbon ở các tuổi rừng là khác nhau tôi đã tiếnhành nghiên cứu thêm rừng trang 10 tuổi trồng thuần loài tại xã Kim Hải, huyệnKim Sơn, tỉnh Ninh Bình

2.1.1 Đặc điểm hình thái, sinh thái

* Cây bần chua thuộc thuộc chi Bần (Sonneratia), họ Bần (Sonneratiaceae),

cây có thể cao tới 10 – 15m, tăng trưởng nhanh ở những vùng đất bùn dày, nước lợvùng cửa sông Cây phân cành nhiều, tán rộng, phân bố ở cả ba miền Bắc, Trung,Nam Lá cây bầu dục, đầu lá hơi tròn, có 8 – 12 đôi gân bên, cuống lá dài 3 – 5mm

Lá non hình ngọn giáo, cuống màu đỏ nhạt Hoa to dài 17,5 – 25mm, rộng 1,2mm,nhị dính vào ống dài, phần trên có màu trắng, phần dưới màu hồng đỏ, có nhị hìnhsợi dài 35 – 45mm khi non cuộn lại phía trong, khi nở các nhị bung ra làm cho hoa

có kích thước lớn Quả hơi dẹp đường kính 3 – 5cm, trong mỗi quả có từ 500 –

2500 hạt (Nguyễn Hoàng Trí (1996)) [29] Cây bần phù hợp với điều kiện sống trênnền bùn mềm, thiếu ôxy, chịu tác động của thủy triều, gió biển…đã có hình thứcthích nghi độc đáo là phát triển hệ rễ hô hấp dày đặc mọc ra từ các rễ bên nằmngang ở gần mặt đất và đâm thẳng lên không khí

có nước mặn hay nước lợ Đây là loài cây tiên phong điển hình để phát triển RNM ven biển và các bãi bồi ven sông Sự phong phú của quần tụ này tùy thuộc theo mức nước lợ và chế độ thủy triều Trên thế giới, bần mọc hoang và

Trang 27

được trồng nhiều ở Châu Phi, Mianma, Thái lan, Việt Nam, Campuchia, Philippin, Indonesia, … Ở Việt Nam, cây bần mọc hoang và được trồng ở RNM ven biển từ Bắc vào Nam nơi có nhiều bùn và bãi bồi Ở Miền Bắc cây bần mọc thành rừng gần như thuần loài ven bờ biển và vùng cửa sông như ở Hải phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh Ở Miền Nam cây bần là thành phần chính yếu của các RNM tự nhiên ven biển và chúng mọc dày đặc ven sông rạch ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Hình 2.1 Loài bần chua (Sonneratia caseolaris)

* Cây trang (Kandelia obovata) thuộc họ Đước (Rhizophoraceae), bộ Sim

(Myrtales) Đây là loài cây trồng chính ở miền Bắc Việt Nam Cây gỗ nhỏ, chiềucao trung bình từ 4 m đến hơn 10m, gốc cây rộng hình thành bạnh gốc, phía dưới cónhiều rễ có tác dụng hút nước và chất dinh dưỡng Lá mọc đối, hình thuôn dài, đầu

lá thường bầu, hơi cong vào trong, kích thước khoảng 7 - 12cm x 3 - 5,5cm, cuống

lá dài 1 - 1,5cm Cụm hoa hình tán, thường cuống dài 2 - 4cm, 5 lá đài màu lục Hoa 5cánh màu trắng mỏng, xẻ thùy nhỏ, đầu nhụy có 2 thùy Hoa có đĩa mật và thụ phấn nhờcôn trùng Quả trang có lá đài tồn tại Hạt nảy mầm trong quả khi còn ở trên cây mẹ

và phát triển thành trụ mầm Trụ mầm của cây dài 15 - 35cm, dạng trụ không đều,phía cuối phình to sau đó thon dần và nhỏ, trơn nhẵn, giữa quả và trụ mầm có mộtđoạn thắt gọi là “vòng nhẫn” màu lục nhạt, sau chuyển sang màu nâu vàng khi trụmầm già Khi trụ mầm chín tách khỏi quả rụng xuống đất, cắm vào bùn và phát

Trang 28

triển thành cây con mới (Nguyễn Hoàng Trí, 1996) [29] Mùa ra hoa, kết quả củacây trang phụ thuộc vào vĩ độ Ở miền Bắc nước ta, trụ mầm già vào khoảng cuốitháng 3 đến đầu tháng 5.

Loài trang (Kandelia obovata) có khả năng chịu lạnh, phân bố ở Trung

Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và miền Bắc Việt Nam (Sheue và cs, 2003) [55] Cây

theo Viện Điều tra Quy hoạch rừng, tính đến năm 1999, tổng diện tích RNM được

yếu ở miền Bắc đặc biệt là vùng Đông Bắc và Đồng bằng Bắc Bộ.

Hình 2.2 Loài trang (Kandelia obovata)

2.1.2 Giá trị sử dụng

Trang và bần là nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho ngành xây dựng, chođời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân thông qua các sản phẩm từ rừng như

gỗ, củi, phấn hoa, mật ong… Là nơi cư trú, sinh sản của các loài chim nước, chim

di cư và nhiều loài động vật quý hiếm khác Ngoài ra, cây bần và trang còn cungcấp thức ăn cho nhiều loài thủy sản có giá trị kinh tế cao từ các sản phẩm của quátrình phân hủy lượng rơi (cành, lá, hoa, quả) rụng của cây (Phan Nguyên Hồng vàcộng sự, 1997) [9]

Đặc biệt, đây là hai loài cây ngập mặn có giá trị lớn về mặt sinh thái như bảo

Trang 29

vệ môi trường, bảo vệ đê biển, chống sạt lở, cố định đất lấn biển trước sự tàn phácủa bão, gió mùa, các đợt thủy triều dâng (do có hệ rễ phát triển bám chắc vào bùn)

và có khả năng cố định một lượng lớn CO2 từ quá trình quang hợp

2.2 Địa điểm nghiên cứu

2.2.1 Rừng bần chua (Sonneratia caseolaris) trồng thuần loài tại xã Đông Hưng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng

2.2.1.1 Vị trí địa lí

Hải Phòng là một thành phố ven biển có chiều dài đê biển là 125 km, vớidiện tích đất tự nhiên gần 152 nghìn ha, nằm trong vùng hạ lưu của hệ thống sôngThái Bình nên có nhiều tiềm năng bãi triều và rừng ngập mặn Trong đó, diện tíchRNM tập trung tại bốn huyện và ba quận ven biển đó là Thủy Nguyên, Kiến Thụy,Tiên Lãng, Cát Hải, Đồ Sơn, Dương Kinh và Hải An

Tiên Lãng là một huyện đồng bằng ven sông, ven biển nằm ở phía Tây Namcủa thành phố Hải Phòng với ba mặt giáp sông và một mặt giáp Vịnh Bắc bộ PhíaTây và Tây Nam giáp huyện Vĩnh Bảo, phía Đông Bắc giáp Tứ Kỳ và Thanh Hà,phía Bắc giáp An Lão và Kiến Thụy, phía Đông trông ra vịnh Bắc Bộ, phía ĐôngNam giáp Thái Thụy Sông Văn Úc làm ranh giới tự nhiên phía Bắc của Tiên Lãng.Sông Thái Bình làm ranh giới tự nhiên phía Nam

Tiên Lãng có tài nguyên rừng ngập mặn gồm các loài cây: bần chua, trang,

sú phân bố ở cửa sông Văn Úc, sông Thái Bình và trên 3.000 ha vùng bãi triều ngậpmặn nên nơi đây có khí hậu trong lành, cảnh quan đẹp rất thuận lợi cho thăm quan,

du lịch sinh thái Hiện nay, huyện Tiên Lãng có 1 thị trấn và 22 xã với các xã venbiển là Vinh Quang, Đông Hưng, Tân Hưng có hệ thống rừng ngập mặn trồng pháttriển mạnh

Khu vực rừng nghiên cứu cách trung tâm huyện Tiên Lãng khoảng 18km vềphía Đông Nam, thuộc địa phận xã Đông Hưng, huyện Tiên Lãng có vị trí địa lý nằmgiữa 106,39 - 106,65 kinh độ Đông, 20,10 - 20,12 vĩ độ Bắc, phía Đông giáp xã TiênHưng, phía Bắc giáp đê Ngự Hàm, Phía Tây giáp đê bối lô 5, giáp xã Tây Hưng, PhíaNam giáp sông Hoá, Thái Bình (hình 2.3)

Trang 30

Hình 2.3 Bản đồ khu vực nghiên cứu (tỉ lệ 1:4500)

2.2.1.2 Đặc điểm khí hậu, thủy văn

Các điều kiện khí hậu, thủy văn đều có ảnh hưởng ít nhiều đến sự sinh trưởng, pháttriển của RNM ở huyện Tiên Lãng nói chung và xã Đông Hưng nói riêng

Bảng 2.1: Diễn biến khí hậu tại Đông Hưng – Tiên Lãng – Hải Phòng

Trang 31

Các ký hiệu trong bảng:

c Nhiệt độ và độ ẩm không khí

Chế độ nhiệt trong vùng nghiên cứu chịu ảnh hưởng rõ rệt của hai hệ thốnggió mùa: gió mùa Đông Bắc khô lạnh, gió mùa Tây Nam nóng ẩm Nhiệt độ không khítrung bình năm dao động trong khoảng 22,5 – 23,50C Mùa hạ nóng, nền nhiệt độ trungbình đạt trên 250C kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ cao nhất có thể đạt 35 –

400C, thường xuất hiện vào tháng 7 Mùa đông lạnh, nền nhiệt độ hạ xuống dưới 200Ckéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau Trong mùa đông, khu vực nàychịu ảnh hưởng của các đợt gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ trung bình 17 – 180C, nhiệt độthấp nhất có thể xuống dưới 100C

Trang 32

Do sự luân phiên tranh chấp của các khối không khí có bản chất khác nhaunên thời tiết và khí hậu khu vực này thường xuyên biến động, được thể hiện qua biếnđộng của nhiệt độ không khí Khi khối không khí lạnh tràn về, nhiệt độ sau 24 giờ cóthể giảm từ 8 – 100C, gây ra rét lạnh đột ngột Mặt khác, khi áp thấp nóng phía Tâyxâm lấn mạnh thì xuất hiện gió Tây Nam và thời tiết khô nóng, nhiệt độ trung bình đạttới 30 – 320C, cao nhất có thể đạt 37 – 400C.

Độ ẩm trung bình hàng năm trong vùng biến đổi từ 82 – 84%, ở sâu trong đấtliền là trên 85% Nhìn chung độ ẩm không khí có xu hướng tăng dần từ Bắc xuốngNam và từ ngoài khơi vào bờ Tháng 4 là tháng độ ẩm có giá trị cao nhất (khoảng 90 –91%) Giá trị độ ẩm nhỏ thường xuất hiện vào tháng 10 năm trước đến tháng 1 nămsau (khoảng 73 – 77%) (dẫn theo V Đ Thái (2008) [25])

d Số giờ nắng: Khu vực Hải Phòng có số giờ nắng khoảng 1600 – 1800

giờ Số giờ nắng lớn nhất thường xuất hiện vào tháng 7 và 9, số giờ nắng ít thườngvào tháng 2 (Đỗ Đình Chiến và cs, 2004) [2]

Mùa hè (tháng 5 đến tháng 9) trùng với mùa mưa nhiều (lượng mưa thángtrên 100 mm) chiếm khoảng 78% so với tổng lượng mưa cả năm, hướng gió thịnhhành chủ yếu là Đông, Đông Nam và Nam Tốc độ gió trung bình đạt 3,5 – 4,0m/s, cựcđại đạt 20 – 25m/s Tốc độ gió giảm dần từ ngoài khơi vào trong bờ và tăng dần từBắc xuống phía Nam (Đỗ Đình Chiến và cs) [2] Đôi khi, trong mùa hè xuất hiện cácđợt gió Tây Nam, tuy tốc độ nhỏ nhưng mang lại thời tiết rất khô nóng

Trong thời kỳ chuyển tiếp khí hậu (tháng 4, 10), sự ảnh hưởng của giómùa giảm, thường xuất hiện gió biển – đất liền (breeze) với vận tốc khoảng cấp 3 –

Trang 33

cấp 4, ban ngày có gió thổi từ biển vào đất liền, ban đêm có gió thổi ngược từ đấtliền ra biển (dẫn theo V Đ Thái (2008) [25]).

* Bão: Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng có bão và áp thấp nhiệt đới đổ

bộ nhiều, chiếm 31% tổng số cơn bão đổ bộ vào nước ta hàng năm, trung bình hàngnăm có 1 – 2 cơn bão và áp thấp đổ bộ trực tiếp, 3 – 4 cơn bão và áp thấp khác giántiếp ảnh hưởng đến vùng ven biển và đảo Thời kỳ bão đổ bộ trực tiếp tập trung trongcác tháng 7 đến tháng 9 với tổng tần suất 78%, trong tháng 7 là 28%, tháng 8 là 21% vàtháng 9 là 29%

Khi bão đổ bộ vào ven biển thường kèm theo nước dâng, là hiệu ứng nướcdồn khi gió thổi mạnh và quá trình giảm áp suất khí quyển Đây là một trong những nơichịu nhiều hậu quả nặng nề của nước biển dâng do bão gây ra (Trần Đức Thạnh,Nguyễn Đức Cự và cs, 2000)[26]

g Chế độ thủy triều

Thủy triều khu vực nghiên cứu mang tính hỗn hợp sông biển do ảnh hưởng củalưu vực sông Văn Úc đổ ra Vịnh Bắc Bộ và tác động thường xuyên của sóng biển.Thông thường trong ngày xuất hiện 1 đỉnh triều (nước lớn) và một chân triều (nướcròng) Trung bình trong một tháng có 2 kỳ triều cường, mỗi chu kỳ kéo dài 11 – 13ngày với biên độ dao động mực nước từ 2,0 – 4,0m Mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 9)thủy triều lên cao vào buổi chiều Mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 3) thủy triều lên caovào buổi sáng Triều lên cao nhất tới 3,8 m và xuống thấp nhất 0,2 m (Tổng cục biển vàhải đảo, 2010) [19]

h Thổ nhưỡng:

Tiên Lãng là huyện đồng bằng thấp ven biển được hình thành trong quá trìnhbiển tiến và biển lùi thuộc thời Toàn Tân, chủ yếu do phù sa của hai sông Văn Úc vàThái Bình bồi đắp Do quá trình bồi đắp không liên tục của phù sa và sự biến độngkhông có núi đồi nên nơi đây có các vùng đất thấp, cao không đều, xen giữa nhữngcánh đồng rộng lớn là sông ngòi, đầm hồ, lạch triều, bãi bồi

Trang 34

Mỗi năm vùng đất Tiên Lãng lại rộng ra thêm do quá trình tiến ra biển, tốc độlấn biển khoảng 10 - 15m/năm Sức bồi của hai dòng sông tạo nên những bãi phù samàu mỡ, đẩy biển xa dần

2.2.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội

Xã Đông Hưng có diện tích 9,37 km2, với dân số năm 2013 là 6730 người, mật

độ dân số đạt 718 người/km2 Tỉ lệ nam, nữ gần tương đương nhau, nam giới 3418người, nữ giới 3312 người Xã có 5 thôn và được chia thành 17 xóm

Sản xuất nông nghiệp hiện nay là ngành kinh tế chủ yếu của người dân trong

xã Trồng cây hoa màu, cây công nghiệp, chăn nuôi cũng rất phát triển mang lạihiệu quả kinh tế đáng kể Ngoài ra, hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản cũngđóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế của địa phương Mức sống của bà controng khu vực tương đối ổn định, đời sống văn hóa, tinh thần phong phú Năm 2013,tổng giá trị sản xuất của xã đạt 87,4 tỷ đồng, bình quân thu nhập đầu người đạt hơn

10 triệu đồng/năm

2.2.1.4 Đặc điểm rừng nghiên cứu

Theo khảo sát đối với những người dân sinh sống lâu năm ở đây thì đượcbiết trước đây khu vực này chỉ là bãi bồi hoang hoá, chưa có rừng ngập mặn Sau

đó, rừng ngập mặn được trồng theo các dự án 327, PAM 5325, dự án trồng mới 5triệu ha rừng của chính phủ, chương trình trồng rừng của Hội chữ thập đỏ, chươngtrình hành động phục hồi rừng ngập mặn của tổ chức ACMAMG (Nhật Bản) (bảng2.2) Nhờ đó mà rừng ngập mặn tại ven biển Hải Phòng nói chung và xã ĐôngHưng, Tiên Lãng nói riêng tăng dần về diện tích

Bảng 2.2: Diện tích RNM đã trồng tại tỉnh Hải Phòng do tổ chức NGO tài trợ (ha)

Tỉnh/

Thành phố

Tổ chứctài trợ

Trang 35

Ghi chú:

* : Diện tích rừng ngập mặn được trồng mới

**: Diện tích rừng ngập mặn trồng xen (trồng đa dạng các loài cây ngập mặnnhư đước, mắm, bần) trên diện tích trồng mới

Như vậy, sự mở rộng diện tích rừng ngập mặn trên địa bàn huyện Tiên Lãngnói chung và xã Đông Hưng nói riêng do rừng trồng là chủ yếu Các cây ngập mặnsau khi trồng cũng được tái sinh mạnh mẽ, đặc biệt là bần và rừng hỗn giao trang +bần chua hay trang + bần + mắm

Quá trình trồng rừng ngập mặn tại đây cũng gặp nhiều khó khăn do điều kiệnthủy văn và thỗ nhưỡng không thuận lợi Tuy nhiên nhờ áp dụng các biện pháp kỹthuật, đặc biệt là trồng cây trong bầu đã nâng cao tỉ lệ sống của cây ngập mặn lênrất nhiều Nếu như chỉ trồng cây theo kiểu cắm trụ mầm tự nhiên thì hầu như câycon không sống được (Nguyễn Tự Lập, 2007) [13]

Trang 36

Rừng bần chua tại khu vực nghiên cứu có nhiều độ tuổi Được trồng dọc đê vàlấn dần ra biển Đa số rừng bần có mật độ khoảng 2,5 x 2,5m Các rừng này có tốc độsinh trưởng khá đồng đều Một số rừng trồng từ năm 1992 có mật độ khoảng 4 x 4m,nằm sát chân đê, nhiều khu vực trong rừng mật độ thưa hơn (do khai thác hoặc câychết) đã được trồng dặm lại

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu rừng bần chua ở các độ tuổi: 11, 10, 9 tuổi.Trong đó, rừng 9 tuổi có độ khép tán khoảng trên 95%, rừng 10, 11 đều có độ khéptán 100%

Dưới đây là một số hình ảnh cụ thể tại khu vực rừng mà tôi nghiên cứu.

Rừng bần chua 11 tuổi

Hình 2.4 Một số hình ảnh RNM tại Tiên Lãng, Hải Phòng.

Trang 37

2.2.2 Rừng trang (Kandelia obovata) trồng thuần loài tại xã Kim Hải, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

2.2.2.1 Vị trí địa lí

Khu vực rừng nghiên cứu cách trung tâm thị xã Ninh Bình 60km về phía Đông

Nam, phía Đông giáp sông Đáy; phía Bắc giáp đê Bình Minh III; phía Đông Nam giápbiển Đông; phía Tây giáp sông Càn

Khu rừng nghiên cứu đất tương đối bằng phẳng, có độ dốc thoải dần từ phía đấtliền ra biển và từ phía cửa Đáy xuống phía cửa Càn

Tọa độ địa lý:

106,10 - 106,70 kinh độ Đông

19,360 - 19,00 vĩ độ Bắc

Hình 2.5 Bản đồ khu vực nghiên cứu (tỉ lệ 1:4500)

2.2.2.2 Đặc điểm khí tượng, thủy văn

Vùng nghiên cứu nằm trong miền khí hậu phía Bắc Việt Nam nên tính chấtcăn bản là nhiệt đới gió mùa Điều kiện khí hậu ở đây chịu sự chi phối của hai hệthống gió mùa Đông Bắc và Tây Nam đã biến tính khi thổi vào vịnh Bắc Bộ và tácđộng của biển

a Nhiệt độ.

Do vị trí khu vực giáp biển phía Tây có dãy núi Tam Điệp, các hướng gióxâm nhập vào dễ dàng làm cho nhiệt độ ở đây đồng nhất Nhiệt độ trung bình nhiềunăm đạt 230C

Bảng 2.3 Nhiệt độ các tháng vùng nghiên cứu.

Trang 38

19,5

23,2

27,7

28,8

20,1

28,3

27,522,6

2

36,4

37,3

39,4

39,3

39,4

35,2

33,435,2

17,9

18,9

21,8

22,1

16,813,6

(Nguồn Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh Ninh Bình 2014)

b Lượng mưa.

Do địa hình ở giáp biển, có dãy núi Tam Điệp ở phía Tây chắn gió làm cho hơinước từ biển Đông ngưng tụ nên lượng mưa hàng năm tương đối lớn Lượng mưaphân phối không đều giữa các tháng trong năm Trong 6 tháng mùa mưa (từ tháng

5 đến tháng 10) lượng mưa chiếm từ 75% đến 85% lượng mưa cả năm Mưa lớn nhấtxảy ra trong năm thường do ảnh hưởng của bão và áp thấp Theo tài liệu của nhữngnăm gần đây thì 70% lượng mưa lớn nhất trong năm do bão gây ra và thường tập trungvào tháng 8-9-10 Những năm có mưa bão lớn đổ bộ vào vùng đồng bằng Bắc Bộ vàBắc Trung Bộ thì Ninh Bình đều chịu ảnh hưởng có mưa lớn gây lũ lụt chưa kể đếnnhững cơn bão đổ bộ trực tiếp vào

Bảng 2.4 Lượng mưa các tháng vùng nghiên cứu

5

916,5993,1

Min

492,6

(Nguồn Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh Ninh Bình năm 2014)

Trang 39

2 năm sau gió hướng Bắc và Đông Bắc

- Tốc độ gió trong khu vực khoảng 1,8 m/s, gíó mạnh nhất thường là do bão gây

ra đạt tới Vmax = 40 m/s

Trang 40

Bảng 2.7 Tốc độ gió và hướng gió

(Nguồn: Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn tỉnh Ninh Bình năm 2014)

* Bão: Bão ảnh hưởng đến Việt Nam nói chung và đến Ninh Bình nói riêngđược hình thành từ biển Đông và Tây Thái Bình Dương Mùa mưa bão thường bắt đầu

từ tháng 5 và tháng 6, kết thúc vào tháng 10 và tháng 11 trong năm Bình quân mỗinăm có từ 2 đến 3 trận bão có nguy cơ đổ bộ vào Ninh Bình mà Kim Sơn là vùng chịuảnh hưởng trực tiếp

Bão gây sóng to, gió mạnh và mưa lớn trên diện rộng… Mỗi cơn bão gây ramưa kéo dài trong vài ngày, với tổng lượng mưa lên đến 200 - 300mm Tính trungbình lượng mưa bão chiếm khoảng 30% tổng lượng mưa toàn mùa mưa

(Nguồn Chi cục Thủy lợi tỉnh Ninh Bình năm 2014)

Hàng tháng trung bình có hai kỳ nước lớn, mỗi kỳ kéo dài từ 11 – 13 ngày vớibiên độ dao động ngày đêm từ 1,5 – 3,0m và giữa chúng là các kỳ nước kém, mỗi kỳkéo dài 2 – 3 ngày với biên độ dao động nhỏ từ 0,5 – 0,8m

Ngày đăng: 21/04/2017, 23:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Đỗ Đình Chiến, Đỗ Trọng Bình, Trần Anh Tú, Vũ Duy Vĩnh, 2004, Đặc điểm Khí tượng thủy văn vùng ven biển Hải Phòng, Báo cáo chuyên đề thuộc dự án “Phân vùng qui hoạch sử dụng bền vững quỹ đất bồi ven biển Hải phòng đến năm 2020”, Lưu trữ tại Viện Tài nguyên và Môi trường biển Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm Khí tượng thủy văn vùng ven biển Hải Phòng", Báo cáo chuyên đề thuộc dự án “Phân vùng qui hoạch sử dụng bền vững quỹ đất bồi ven biển Hải phòng đến năm 2020
3. Nguyễn Mỹ Hằng và Phan Nguyên Hồng (1994), Tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ thấp đối với một số loài trong họ Đước (Rhizophoraceae) trồng thí nghiệm. Hội thảo khoa học “Phục hồi và quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn Việt Nam” tại Đồ Sơn, Hải Phòng, tr. 53 – 60 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ thấp đối với một số loài trong họ Đước "(Rhizophoraceae) "trồng thí nghiệm. "Hội thảo khoa học "“Phục hồi và quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn Việt Nam”
Tác giả: Nguyễn Mỹ Hằng và Phan Nguyên Hồng
Năm: 1994
4. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2009), Nghiên cứu khả năng tích lũy các bon của rừng Trang (Kandelia obovata, Sheue, Liu & Yong) trồng ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu khả năng tích lũy các bon của rừng Trang (Kandelia obovata, "Sheue, Liu & Yong") trồng ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Năm: 2009
5. Nguyễn Chu Hồi (chủ biên), 1997, Báo cáo đề tài KHCN 06 – 07: “Điều kiện tự nhiên vùng bờ biển Hải Phòng – Cát Bà – Hạ Long ”, Lưu trữ tại Viện Tài Nguyên và Môi trường biển Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều kiện tự nhiên vùng bờ biển Hải Phòng – Cát Bà – Hạ Long
7. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, 2002, Báo cáo tổng kết dự án trồng rừng ngập mặn từ 1997 – 2001, tr. 1- 5 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w