1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Quy hoạch phát triển trường trung cấp nghề nam Thái Nguyên giai đoạn 2011-2020

27 243 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 322,79 KB

Nội dung

Một trong các nguyên nhân là việc xây dựng kế hoạch chiến lược chưa được quan tâm, trong khi các nhiệm vụ phải bắt đầu từ quy hoạch kế hoạch với tầm nhìn sâu rộng mới có thể huy động mọi

Trang 1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN ĐẠI MINH

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ NAM THÁI NGUYÊN

GIAI ĐOẠN 2011 ÷ 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS TS Phạm Hồng Quang

Thái Nguyên, năm 2012

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI VÀ LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Lý do lựa chọn đề tài:

Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới GD-ĐT nói chung

và phát triển giáo dục nghề nghiệp nói riêng xuất phát từ nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển KT-XH của đất nước Với nước ta hiện nay, nguồn nhân lực đang có những bất hợp lý về cơ cấu trình độ như tình trạng thừa lao động phổ thông nhưng thiếu lao động có kỹ thuật, có tay nghề và hiện tượng thừa “thầy” thiếu “thợ” Tỷ lệ lao động ở khu vực nông nghiệp quá cao so với các khu vực công nghiệp và dịch vụ trong khi sự nghiệp CNH-HĐH đang rất cần một số lượng lớn nguồn nhân lực là lao động đã qua đào tạo làm việc ở các ngành công nghiệp và dịch vụ Giải quyết vấn đề này là một nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp thiết vừa lâu dài đối với giáo dục nghề nghiệp Các trường và cơ sở dạy nghề đang từng bước đóng góp tích cực vào nhiệm vụ này và sẽ phải phát triển vượt bậc hơn nữa cả về loại hình, quy mô, chất lượng mới có thể đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của xã hội

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã chỉ rõ:

- “Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức Tập trung giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo; cải thiện điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân Tiếp tục xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại Bảo vệ môi trường, chủ động phòng tránh thiên tai, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu”;

Trang 3

Giai đoạn 2011-2020 và các năm tiếp theo có thêm một yêu cầu mới mang tính đặc thù đối với giáo dục nghề nghiệp là đào tạo nguồn nhân lực trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế khi nước ta trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Yêu cầu đối với giáo dục nghề nghiệp khắt khe hơn để đáp ứng cho một nền kinh tế mang tính quốc tế hoá và đa văn hoá; đồng thời giáo dục nghề nghiệp cũng đứng trước một môi trường mới mà ở đó có sự cạnh tranh gay gắt nhưng hết sức bình đẳng giữa các trường, cơ sở dạy nghề thuộc mọi thành phần kinh tế cả trong lẫn ngoài nước

Năng lực hiện tại của Trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên còn hạn chế Một trong các nguyên nhân là việc xây dựng kế hoạch chiến lược chưa được quan tâm, trong khi các nhiệm vụ phải bắt đầu từ quy hoạch kế hoạch với tầm nhìn sâu rộng mới có thể huy động mọi nguồn lực, dẫn dắt tổ chức đứng vững và phát triển

Trong những năm qua, Trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên đã dạy nghề và tạo việc làm mới sau đào tạo đạt gần 90% so với số lượng học viên được đào tạo nghề, bước đầu đáp ứng được yêu cầu xã hội

Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên đây, học viên lựa chọn đề tài nghiên cứu:

Trang 4

“Quy hoạch phát triển Trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên giai đoạn 2011 ÷ 2020”

1.2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu:

Ở nước ta trên cơ sở nghiên cứu lý luận và trước đòi hỏi của thực tiễn

GD-ĐT, việc lập kế hoạch chiến lược của các trường đại học và cao đẳng là yêu cầu bắt buộc Đối với các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển đào tạo

Có thể kể đến của công trình nghiên cứu của Thạc sỹ Nguyễn Khắc Hiển về

“Chiến lược phát triển đào tạo của Trường đào tạo nghề cơ giới và xây dựng đến năm 2010”, của Thạc sỹ Trần Ngọc Trình về “Trường trung học kỹ thuật và nghiệp vụ Nam Sài Gòn đến năm 2010” và một số công trình nghiên cứu khác

Trên các lĩnh vực của nền KT-XH nước ta, công tác lập quy hoạch và quy hoạch phát triển đã có nhiều Tuy nhiên, nghiên cứu về quy hoạch phát triển cho một trường trung cấp nghề của địa phương một tỉnh còn ít được quan tâm Nguyên nhân chủ yếu là hệ thống các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề đều mới được chuyển đổi, nâng cấp hoặc thành lập mới theo Luật Giáo dục 2005 và Luật Dạy nghề 2006 nên vấn đề định hướng hoạt động cho hệ thống này đang còn là vấn đề mới Trường Trung cấp Nam Thái Nguyên là trường đào tạo nghề đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên với những đặc điểm và điều kiện hoạt động khá đặc thù nên chưa có điều kiện nghiên cứu Do đó việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn để quy hoạch phát triển cho nhà trường là đề tài có ý nghĩa thực tiễn, quan trọng và rất cần thiết

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở quy hoạch phát triển Trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên giai đoạn 2011 ÷ 2020, tạo tiền đề chiến lược phát triển nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở tỉnh Thái Nguyên

3 KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT

3.1 Khách thể nghiên cứu:

Nghiên cứu quy hoạch phát triển và tổ chức quản lý trường trung cấp nghề

Trang 5

5

dựa trên các lĩnh vực hoạt động chủ chốt của Trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên (về quy hoạch phát triển đào tạo nghề, phát triển đội ngũ, xây dựng cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật, v v )

sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật, phát triển nguồn tài chính, phát triển tổ chức - quản

lý và kiểm định chất lượng dạy nghề,

Các vấn đề trọng tâm cần giải quyết được xác định trong từng giai đoạn

5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu hệ thống hoá các vấn đề lý luận về quy hoạch phát triển nói chung và quy hoạch phát triển đối với cơ sở đào tạo nghề nói riêng

- Khảo sát thực tiễn phát triển của Trường TCN Nam Thái Nguyên, từ đó xác định các nội dung quy hoạch phát triển cho nhà trường đến năm 2020

6 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Nếu xác định cơ sở lý luận và thực tiễn trong quy hoạch phát triển đối với Trường TCN Nam Thái Nguyên là phù hợp khách quan, sẽ có kết quả sau:

- Mang tính khả thi các nội dung được đề cập ở phạm vi nghiên cứu;

- Tạo sự chủ động trong quá trình thực hiện quy hoạch phát triển đối với nhà trường Qua đó từng bước hoàn thiện các mục tiêu đề ra; không ngừng nâng cao chất lượng dạy nghề, phục vụ tốt nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của khu vực

phía nam tỉnh Thái Nguyên (đặc biệt trong việc chuyển đổi cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp-dịch vụ đối với huyện Phổ Yên trở thành thị xã

Trang 6

công nghiệp vào năm 2015)

7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: tổng hợp lí thuyết, tổng kết kinh nghiệm giáo dục – đào tạo;

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: khảo sát về giáo dục – đào tạo nghề, thống kê về tài liệu và các sản phẩm của hoạt động dạy nghề; phân tích và tổng hợp, phân loại hệ thống lý thuyết và thực hành nghề,

8 CẤU TRÚC LUẬN VĂN: luận văn gồm:

+ Phần mở đầu;

+ Nội dung gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quy hoạch phát triển đối với cơ sở đào tạo; Chương 2: Kết quả khảo sát ở Trường TCN Nam Thái Nguyên;

Chương 3: Quy hoạch phát triển Trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên

giai đoạn 2011 ÷ 2020

+ Kết luận và khuyến nghị

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN

ĐỐI VỚI CƠ SỞ ĐÀO TẠO

Trang 7

7

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.1.1 Kế hoạch và quy hoạch:

- Kế hoạch: Trong kinh tế học đã định nghĩa kế hoạch là bản thiết kế bước đi

cho hoạt động tương lai, để đạt được mục tiêu đã định thông qua việc sử dụng các nguồn lực Việc lập kế hoạch đã có lịch sử từ lâu và là một chức năng quan trọng trong công tác quản lý cả ở tầm vĩ mô cũng như ở từng cơ sở Giai đoạn phát triển đầu tiên của việc lập kế hoạch là lập kế hoạch tài chính sơ đẳng Ở giai đoạn này, mối quan tâm đầu tiên là giải quyết các hạn hẹp về mặt tài chính thông qua việc kiểm tra tác nghiệp chặt chẽ, lập phân bổ ngân sách hàng năm, tập trung chú ý đến các chức năng hoạt động, tài chính v.v Căn cứ vào tính chất, tầm quan trọng và khoảng thời gian thực hiện kế hoạch, có thể chia kế hoạch thành các loại như sau:

+ Kế hoạch ngắn hạn: nhằm thực hiện một vài nhiệm vụ cụ thể, trong một thời gian ngắn trước mắt;

+ Kế hoạch dài hạn: để thực hiện nhiệm vụ từ 2 ÷ 5 năm;

+ Kế hoạch tầm chiến lược: thực hiện nhiệm vụ từ 5÷20 năm

- Quy hoạch: quy hoạch là kế hoạch được đặt ra với một tổ chức, có sự thống

nhất của cơ quan quản lý, thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định

Có nhiều loại quy hoạch, như: quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, quy hoạch không gian - xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật, quy hoạch phát triển nghề nghiệp… Trải qua hoạt động thực tiễn, việc lập quy hoạch được thực hiện với từng lĩnh vực cụ thể có thời gian thực hiện giới hạn, quy hoạch xây dựng với mỗi tổ chức - đơn vị… sang quy hoạch mở rộng, quy hoạch chiến lược, dự đoán tương lai,

kiến tạo tương lai

1.1.2 Quy hoạch phát triển:

“Quy hoạch phát triển là gì? Quy hoạch phát triển là một công cụ quản lý của

cơ quan nhà nước nhằm bảo đảm cho sự phát triển theo mong muốn và mang lại hiệu quả cao nhất cho tổ chức và nền kinh tế Nó đứng sau các giai đoạn khác biệt

Trang 8

là: Phân tích tình hình cả bên trong và ban ngoài tổ chức, liên quan đến các công cụ

để đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, các mối đe doạ và cơ hội (SWOT) mà tổ chức phải đối mặt; Ưu tiên các vấn đề hoặc kết quả cơ bản; Phát triển các mục tiêu; Phát triển các kế hoạch để giải quyết mục tiêu (gồm các chiến lược và hành động); Phát triển hình ảnh không gian của tình hình và kế hoạch; Phát triển ngân sách để đạt được các kế hoạch” (Khanya-aicdd 2010 - Phát triển công nghiệp ở Châu Phi)

Quy hoạch phát triển giúp cho tổ chức xác định rõ hướng đi, xác định các ưu tiên trong tổ chức trên cơ sở phân tích quy hoạch, quyết định hợp lý để đạt được mục đích trong tương lai

“Lập kế hoạch-quy hoạch chiến lược phát triển là hình thức hoạch định mới, kết hợp nhiều yếu tố của cơ chế hoạch định trước đây Việc lập quy hoạch phát triển đặc biệt chú trọng vào tương lai, vào việc xác định không chỉ các mục tiêu mà

cả các chiến lược cần thiết để đạt được các mục tiêu đó trên cơ sở các nguồn lực sẵn có” [1]

“Chiến lược có thể được định nghĩa như một bản kế hoạch tổng thể định ra phương hướng dài hạn và phân bổ nguồn lực nhằm giúp nhà trường/tổ chức đạt tới các mục tiêu đề ra” (Richard L.Daft, 1999) Thực tiễn ở Việt Nam thì “chiến lựơc” thường đựơc hiểu như bản kế hoạch-quy hoạch phát triển Khi nói xây dựng quy hoạch chiến lược cũng có thể hiểu là xây dựng kế hoạch chiến lược Theo từ điển Wikipedia thì “Kế hoạch chiến lược - cần chỉ ra những nguồn lực nào phải đáp ứng

để thực hiện các hoạt động của một tổ chức trong tương lai nhằm hướng tới những mục tiêu được tổ chức xác định.” (http://www.Wikipedia/strategicplan)

Lập kế hoạch-quy hoạch phát triển có tác dụng hỗ trợ cho nhà trường/tổ chức thích ứng được với những thay đổi của đời sống kinh tế xã hội, góp phần huy động một cách hiệu quả các nguồn lực, xác định các lĩnh vực và lý do sử dụng các nguồn lực cũng như các kết quả đạt được Mọi tổ chức muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường đều cần phải xác định cho mình sứ mệnh, mục tiêu, bước đi

và lập kế hoạch–quy hoạch để thực hiện bước đi đó Lập quy hoạch phát triển được

Trang 9

“Quy hoạch chiến lược định nghĩa như sự phân tích có hệ thống về nhà trường/tổ chức và môi trường của nó, qua đó đưa ra một tổ hợp các mục tiêu chiến lược chủ chốt nhằm giúp cho nhà trường/tổ chức đạt đến tầm nhìn của mình trong phạm vi các giá trị và tiềm năng nguồn lực sẵn có” [2, Tr 5]

“Lợi ích của kế hoạch-quy hoạch chiến lược phát triển là giúp cho một tổ chức ý thức được những thay đổi ở môi trường bên ngoài và tạo điều kiện cho nó đương đầu một cách có hiệu quả với những thay đổi đó; có ý thức về mục tiêu chung; tạo điều kiện cho tổ chức đánh giá khả năng của chính mình và phối hợp hoạt động để đạt được mục tiêu đó, tạo điều kiện để tổ chức đánh giá ý nghĩa của đường lối hành động đã cam kết, tạo cơ hội lôi kéo mọi người trong tổ chức tham gia vào xây dựng và triển khai những quyết định cho tương lai của tổ chức; xây dựng những nền tảng cho việc ra quyết định Quy hoạch phát triển còn nhằm nâng cao kết quả hoạt động của tổ chức; xây dựng hoạt động chung của các tổ chức và nhóm chuyên gia; cung cấp cho tổ chức một khung để đánh giá kết quả hoạt động của mình, lôi cuốn tất cả các cấp quản lý tham gia vào các giai đoạn xây dựng và thực thi kế hoạch.” [14, Tr 19]

1.1.3 Sứ mạng và tầm nhìn:

- Sứ mạng: “Một tuyên bố sứ mạng là một tuyên bố cam kết chính thức với

xã hội về những gì tổ chức đang nỗ lực đạt được Đó là một tuyên bố về mục tiêu, công việc, định hướng và phương pháp thực hiện của tổ chức có tác dụng như kim

Trang 10

chỉ nam cho cán bộ nhân viên trong việc thực hiện công việc của từng người Đó là một công cụ giúp cho cán bộ nhân viên xác định những việc tổ chức của họ cần phải thực hiện trong số hàng loạt các hoạt động mà tổ chức có thể thực hiện.” [1, tr 19]

Tuyên bố sứ mạng giúp cho tổ chức xác định những ưu tiên rõ ràng, giúp đánh giá kết quả, tập trung nguồn lực để thực hiện mục tiêu đề ra Tuyên bố sứ mạng định hướng cho tất cả các kế hoạch, các quyết định cũng như hành động của

tổ chức Thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của tổ chức

- Tầm nhìn: Tuyên bố tầm nhìn được hiểu “Là phát biểu về trạng thái tương

lai có thể xảy ra và mong muốn của tổ chức hoặc cộng đồng Tầm nhìn nêu rõ quang cảnh về một tương lai hiện thực, tin cậy và hấp dẫn, một điều kiện tốt hơn những gì đang có Tầm nhìn là mục tiêu vẫy gọi, nó chỉ ra cầu nối từ hiện tại tới tương lai” [1, tr 22]

Tầm nhìn xác định khái quát, mang tính tổng thể hướng phát triển của tổ chức trong tương lai và có mối liên hệ chặt chẽ với sứ mạng, nó được xây dựng trên cơ sở kết quả phân tích các thực tiễn, các dự báo về tương lai của cả tổ chức và môi trường của nó Tầm nhìn thường mang tính lạc quan và khích lệ các thành viên của tổ chức hướng tới một tương lai tốt đẹp mà không bị quá lệ thuộc vào tình hình thực tại

1.1.4 Quy hoạch phát triển đối với cơ sở đào tạo:

Quy hoạch phát triển đối với cơ sở đào tạo là quy hoạch tuân thủ những nguyên

lý chung của quy hoạch phát triển cho một tổ chức và tính đến những nét đặc thù của

cơ sở đào tạo “Tổ chức giáo dục và các tổ chức nhân lực khác được coi là hệ thống

mở, liên kết lỏng và dễ thẩm thấu Mục tiêu của giáo dục thường không tường minh

Do vậy, hệ tư duy mềm dẻo cần được sử dụng trong lập kế hoạch giáo dục Mô hình duy lý có thể được sử dụng trong lập kế hoạch phân bổ ngân sách, quy hoạch xây dựng cơ sở vật chất, phân tích giá thành, dự báo tuyển sinh Những vấn đề liên quan đến mục tiêu, nhu cầu, tính công bằng cần có quan hệ với cách tiếp cận tư duy hệ

Trang 11

data error !!! can't not

read

Trang 12

data error !!! can't not

read

Trang 13

data error !!! can't not

read

Ngày đăng: 21/04/2017, 13:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w