1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một Số Kinh Nghiệm Trong Huấn Luyện Thể Lực Cho Đội Tuyển Điền Kinh Trường THPT Tiên Lữ

20 772 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 195,87 KB

Nội dung

Đối với các môn điền kinh như chạy 100m, nhảy cao, nhảy xa, chạy bền hay các môn đối kháng như bóng đá, bóng chuyền, đá cầu… mà không có phương pháp huấn luyện các tố chất sức nhanh, sức

Trang 1

I Lý do chọn đề tài:

Đối với các trường PTTH, huấn luyện đội tuyển điền kinh đi thi đấu giải điền kinh của tỉnh là một việc gặp rất nhiều khó khăn Năm nào cũng vậy tôi được nhà trường tin tưởng giao cho dạy đội tuyển điền kinh và đưa đội đi thi đấu mà thành tích chưa được cao Chính vì vậy năm nay tôi mạnh dạn nghiên cứu một

số phương pháp huấn luyện để có kết quả cao cho đội tuyển.do đó tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiện trong huấn luyện thể lực cho đội tuyển điền kinh trường PTTH Tiên Lữ.”

II.Quá trình nghiên cứu:

Trong quá trình dạy đội tuyển điền kinh của trường trung học phổ thông Tiên Lữ tôi đã đưa một số bài tập thể lực cho đội tuyển như: Huấu luyện sức nhanh, sức mạnh, sức bền

III mục đích đề tài:

Nghiên cứu đề tài: “Một số kinh nghiện trong huấn luyện thể lực cho đội tuyển điền kinh trường phổ thông trung học Tiên Lữ.” Nhằm giúp đội tuyển rèn

kỹ năng, kỹ xảo và đồng thời nâng cao thể lực chất lượng tập luyện của học sinh, tạo hứng thú tập luyện của đội tuyển

iV Nội dung:

Sức nhanh, sức mạnh, sức bền là những tố chất cần thiết trong việc giảng dạy và huấn luyện thể thao ở bất cứ môn thể dục nào cũng phải giảng dạy và huấn luyện giải quyết tốt các yếu tố trên, như vậy kết quả huấn luyện mới mang lại hiệu quả theo mong muốn Đối với các môn điền kinh như chạy 100m, nhảy cao, nhảy xa, chạy bền hay các môn đối kháng như bóng đá, bóng chuyền, đá cầu… mà không có phương pháp huấn luyện các tố chất sức nhanh, sức mạnh, sức bền một cách khoa học thì không thể có thành tích trong thi đấu, cũng như không giải quyết được mục tiêu của môn học đó là rèn luyện, nâng cao thể chất, sức khoẻ cho cộng đồng

Vận động trong cơ thể là một yếu tố cần thiết đối với con người, một cơ thể không vận động sẽ bị trì trệ dẫn tới suy sụp sức khoẻ, đặc biệt với lứa tuổi

Trang 2

đang độ trưởng thành sự vận động lại càng cần thiết và quan trọng Đối với các em quá trình phát triển xương, cơ khớp, nội tạng, thần kinh hệ tuần hoàn, hô hấp ngày một hoàn thiện dần, ở mỗi lứa tuổi nhất định nếu biết tác động các bài tập vận động một cách đúng lúc, đúng chỗ sẽ giúp cư thể phát triển cân đối, hài hoà TDTT nói chung và huấn luyện các tố chất sức nhanh, sức mạnh, sức bền nói riêng là những biện pháp làm cho cơ thể phát triển có hiệu quả cao

Các yếu tố sức nhanh, sức mạnh, sức bền vô cùng cần thiết trong hoạt động của các môn điền kinh và môn thể thao cơ bản khác được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia tập luyện Luyện tập TDTT và biết cách phát huy những tố chất vận động của cơ thể đặc biệt là “Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo…” Có tác động dụng tốt trong việc rèn luyện các phẩm chất ý trí, đạo đức, tính kiên trì, bên bỉ, sự linh hoạt

Đã nói đến lĩnh vực TDTT thì bất cứ giáo viên nào khi tham gia giảng dạy cũng như huấn luyện đội tuyển tham gia ở các cấp đều nắm kỹ được các tố chất phát triển thể lực cho học sinh và các vận động viên như sức nhanh, sức mạnh, sức bền Bởi các tố chất này nó hội tụ đầy đủ trong các môn TDTT cá nhân cũng như đồng đội, mặt khác phát huy được các tố chất này của cơ thể cũng chính là phát huy được năng lực vốn có của VĐV và học sinh, nó là tiền đề phát triển thể lực chung nâng cao sức khoẻ và thể lực cho người tập luyện

Ngoài ra giảng dạy và huấn luyện các tố chất sức nhanh, sức mạnh, sức bền một cách có khoa học, nó là cơ sở cho việc hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo vận

động Nâng cao thành tích thể thao khi thi đấu, ổn định tâm lý khi thi đấu, tránh

được những sai lầm, sai sót trong huấn luyện kịp thời điều chỉnh hoạt động, ít gây ra chấn thương ngoài ý muốn

Như vậy trong quá trình giảng và huấn luyện việc hoàn thiện các tố chất sức nhanh, sức mạnh, sức bền đóng vai trò không thể thiếu được Một khi các tố chất đã hoàn thiện thì việc thực hiện qua từng khâu kỹ thuật Tính nhịp điệu cao

sẽ tiết kiệm được năng lượng tận dụng tối đa hiệu của quả thể lực góp phần nâng cao thành tích

Xuất phát từ những vấn đề trên với thực tế giảng dạy và tham gia huấn luyện

đội tuyển TDTT, thông qua việc tìm tòi học hỏi qua tài liệu chuyên môn và bạn

bè đồng nghiệp tại trường Trung học phổ thông Tiên lữ Bản thân tôi đã rút ra

Trang 3

được một số kinh nghiệm ít ỏi vận dụng, sau một thời tôi thấy mang lại hiệu quả

rõ rệt trong công tác giảng dạy và huấn luyện muốn được chia sẻ cùng bạn bè

đồng nghiệp Vì vậy tôi thiết nhiệm vụ của người giáo viên giảng dạy TDTT là phải tìm tòi và phát hiện ra các phương pháp biện pháp mới để nâng cao hiệu quả của công tác giảng dạy cũng như huấn luyện do đó tôi chọn đề tài này

A Cơ sở lý luận

1 Huấn luyện sức mạnh

Trong luyện tập và huấn luyện TDTT yếu tố sức nhanh, sức mạnh, sức bền

là 3 yếu tố vô cùng quan trọng trong việc giảng dạy và huấn luyện Vậy người giáo viên làm công tác TDTT luôn phải tìm ra các phương pháp tối ưu để phát huy khả năng tiềm tàng có trong vận động viên và học sinh Nhằm kích thích tính tự giác tích cực tập luyện, tạo ra sự hứng thú trong tập luyện mang lại hiệu quả trong công tác huấn luyện và giảng dạy

a Khái niệm về sức mạnh

- Theo quan điểm về lý luận: Sức mạnh là khả năng của con người sinh ra lực cơ học bằng nỗ lực cơ bắp Hay nói cách khác sức mạnh của con người là khả năng khắc phục lực đối kháng bên ngoài hoặc đề kháng lại nó bằng sự nỗ lực của cơ bắp

- Theo quan điểm sinh lý học: Sức mạnh là khả năng khắc phục một trọng tải bên ngoài bằng sự căng cơ

b Phân loại sức mạnh

*) Sức mạnh đơn thuần: Là khả năng sinh lực trong các động tác chậm

hoặc các hoạt động tĩnh

*) Sức mạnh tốc độ: Khả năng sinh lực trong các động tác nhanh

*) Sức mạnh bột phát: Là khả năng con người phát huy một lực lớn trong

khoảng thời gian ngắn nhất

*) Sức mạnh tương đối: Là sức mạnh của một kg trọng lượng cơ thể Sức

mạnh tương đối = sức mạnh tuyệt đối/trọng lượng cơ thể

*) Sức mạnh tuyệt đối: Có thể đo bằng lực kế hoạch trọng lượng tối đa mà

vận động viên khắc phục được

- Theo quan điểm sinh lý học:

Trang 4

+ Sức mạnh tối đa khi số lượng sợi cơ tham gia là tối đa, các sợi cơ đều co theo chế độ co cứng và chiều dài ban đầu của sợi cơ là tối ưu thì cơ sẽ co với lực tối đa Sức mạnh đó gọi là sức mạnh tối đa

+ Sức mạnh tương đối là sức mạnh tối đa được tính trên tiết diện ngang của cơ + Sức mạnh tính cực tối đa (trong giáo dục thể chất gọi là sức mạnh tuyệt

đối) là sức mạnh của con người được đo khi co cơ tích cực, nghĩa là co cơ với sự tham gia của ý thức

- Sức mạnh sinh lý tối đa: Là sức mạnh con người khi cơ thể huy động toàn

bộ các đơn vị vận động trong cơ thể tạo ra

c Các bài tập sức mạnh

- Bài tập với lực đối kháng bên ngoài

+ Các bài tập với dụng cụ nặng Như nâng gánh tạ, nâng tạ, các bài tập mang vác…

+ Các bài tập với lực đối kháng của người cùng tập Như bài tập đẩy nhau, hay các bài tập vật, bài tập kéo hay đẩy…

+ Các bài tập với lực đàn hồi Như các bài tập với dây cao su, lò xo hoặc với các loại máy hiện đại

+ Các bài tập với lực đối kháng của môi trường bên ngoài như chạy trên cát, chạy dưới nước, chạy có kéo theo vật nặng…

- Các bài tập khắc phục trọng lượng của cơ thể

d Các nguyên lý cơ bản trong huấn luyện sức mạnh

- Nguyên lý chung trong giáo dục sức mạnh là tạo ra kích thích lớn đối với hoạt động của cơ

+ Trong thực tế có 3 cách tạo ra căng cơ tối đa

1 Lặp lại cực hạn lượng đối kháng chưa tới mức tối đa

2 Sử dụng lượng đối kháng tối đa

3 Sử dụng trọng lượng chưa tới mức tối đa với tốc độ cực hạn

- Chỉ sử dụng 70-90% trọng lượng tối đa, không nên sử dụng 100% trọng lượng tối đa

e Bản chất của sức mạnh

Tăng số lượng và khối lượng My ô phi bơ rin (tơ cơ) Do sức mạnh của cơ phụ thuộc vào tiết diện ngang sinh lý nên khi phát triển sức mạnh cho cơ chính

là sự phì đại cơ ( tơ cơ)

2 Giáo dục sức nhanh

Trang 5

a Khái niệm về sức nhanh

- Sức nhanh là tổ hợp thuộc tính chức năng của con người quy định chủ yếu

và trực tiếp đặc tính tốc độ động tác, cũng như thời gian phản ứng vận động

- Theo quan điểm về sinh lý học: Sức nhanh ( tốc độ) là khả năng thực hiện

động tác trong khoảng thời gian ngắn nhất ( tính bắng m/s và tần số động tác)

b Phân loại sức nhanh

- Sức nhanh phản ứng vận động đơn giản

- Sức nhanh phản ứng vận động phức tạp

*) Sức nhanh đơn giản bao gồm:

+ Thời gian phản ứng trong vận động

+ Thời gian thực hiện động tác đơn lẻ

+ Tần số động tác

*) Sức nhanh phức tạp: Là thời gian thực hiện động tác các hoạt động thể

thao phức tạp khác nhau VD: Chạy 10m hay tốc độ đấm trong quyền anh hoặc các môn võ…

c Bản chất của sức nhanh

Được đánh giá bằng tính linh hoạt của quá trình thần kinh và tốc độ co cơ

d Phương pháp huấn luyện sức nhanh

*) Phương pháp giáo dục sức nhanh phản ứng vận động

- Phương pháp giáo dục sức nhanh phản ứng vận động đơn giản Phương pháp phổ biến nhất là lặp lại phản ứng với các tín hiệu xuất hiện đột ngột VD: Lặp lại nhiều lần tiếng súng lệnh

Trong những trường hợp sức nhanh phản ứng giữ vai trò quan trọng người

ta sử dụng các phương pháp chuyên môn, một trong số các phương pháp chuyên môn giáo dục sức nhanh phản ứng vận động thường áp dụng là phương pháp phân tích VD: Để hoàn thiện phản ứng tín hiệu xuất phát, cần tập luyện phản ứng trong tư thế xuất phát cao, tay tì vào một vật nào đó

- Phương pháp giáo dục sức nhanh phản ứng vậ động phức tạp Phản ứng phức tạp thường có 2 loại

+ Phản ứng vật thể di động

+ Phản ứng vật thể lựa chọn

Trang 6

*) Phương pháp giáo dục tốc độ: Là giáo dục sức nhanh tần số động tác,

tập các bài tập tốc độ, chủ yếu sử dụng các bài tập lặp lại, trò chơi, thi đấu, các bài tập tần số cao trọng tải nhỏ, có thời gian nghỉ dài

3 Phương pháp huấn luyện sức bền

a Khái niệm về sức bền

- Sức bền là khả năng con người chống lại mệt mỏi trong một hoạt động nào đó

- Theo quan điểm của sinh lý học Sức bền là khả năng thực hiện lâu dài một hoạt động chuyên môn nhất định

b Phân loại sức bền

- Có 2 loại sức bền

+ Sức bền chung: Có trong các hoạt động dựa trên khả năng ưa khí của cơ thể + Sức bền chuyên môn: Là sức bền có trong một loại hoạt động cụ thể VD: Sức bền tốc độ, sức bền mạnh, sức bền trong vận động viên bóng đá…

- Theo quan điểm sinh lý học: Sức bền chung trong các bài tập phát triển thể lực chung hay còn gọi là sức bền chuyên môn, sức bền cơ học, sức bền năng lượng

c Bản chất của sức bền

- Sức bền là khả năng hấp thụ ôxi tối đa của cơ thể ( đạt VO2 max)

- Sức bền đặc trưng cho các hoạt động từ 2 phút – 3 phút trở lên

d Phương pháp huấn luyện sức bền

*) Nguyên lý chung

- Khả năng chức phận của các bộ phận cơ thể ( công xuất yếu khí, ưa khí, khả năng duy trì hưng phấn thần kinh, mức độ hoàn thiện kỹ xảo…)

- Mức độ ổn định với những biến đổi bất lợi nội môi và xung động thần kinh

*) Các thành phần cơ bản của phương pháp huấn luyện sức bền

+ Cường độ của bài tập tốc độ

+ Thời gian bài tập với cự ly

+ Quãng nghỉ

+ Đặc điểm nghỉ ngơi

+ Số lần lặp lại

*) Phương pháp huấn luyện khả năng yếu khí

- Để nâng cao khả năng yếu khí cần giải quyết các nhiệm vụ chính như sau:

Trang 7

- Phương pháp tập luyện giãn cách: VD: Chạy 3 lần 100m yêu cầu: Thời gian thực hiện và hoàn thành không quá 60 giây Thời gian nghỉ giữa là 90 giây Cường độ mạch đập 120 lần/phút, tốc độ vận chuyển 70% tốc độ tối đa Dùng phương pháp này nhằm phát triển quá trình tuần hoàn và hô hấp

- Phương pháp chạy biến tốc: Yêu cầu chạy tốc độ cao khoảng 30-40m trên đoạn đường thẳng, chạy tốc độ thấp vừa chạy vừa thả lỏng trên các

đoạn đường vòng, có thể quy định thời gian chạy nhanh chậm hoặc quy

định cự xác định Dùng phương pháp này nhằm phát triển quá trình tuần hoàn và hô hấp

- Phương pháp vượt chướng ngại vật: Yêu cầu chạy vượt rào, chạy leo núi hay chạy lên xuống bậc cầu thang, chạy trên cát, chạy có mang vật nặng như

đeo bao cát, đeo ba lô Phương pháp này nhằm phát triển sức bền chung và sức mạnh tốc độ

- Phương pháp dùng trọng tải liên tục: Luyện tập chạy đường dài Dùng phương pháp này nhằm phát triển sức bền năng lượng

- Phương pháp hoàn thiện Greatin: Tốc độ vận động gần tối đa 95% tốc độ tối đa Thời gian bài tập ngắn 3’ – 8’ ( chạy từ 20-70m) Quãng nghỉ 2-3 phút quãng nghỉ giữa các nhóm là 7-10 phút yêu cầu nghỉ ngơi tích cực

- Phương pháp hoàn thiện cơ chế glucôphân

+ Tốc độ vận động được xác định theo tốc độ tối đa phát huy trên cự ly lựa chọn thể lực sức bền Tốc độ vận động phải đạt 90-95% tốc độ tối đa

+ Thời gian bài tập từ 20 giây – 2 phút ( tương ứng với chạy từ 200-600m) + Quãng nghỉ giữa lần thứ nhất và thứ 2 là 5 – 8 phút, giữa lần 2 và lần 3 là 3-4 phút

+ Tính chất của quãng nghỉ cần phải nghỉ ngơi tích cực, không cho học sinh nghỉ ngơi tiêu cực tức là tĩnh tuyệt đối như ngồi nghỉ, hay nằm nghỉ… nghỉ với thời gian 15-20 phút sau khi thực hiện từ 3-4 lần luân phiên theo tổ như vậy mới có điều kiện thanh toán nợ dưỡng oxi

*) Phương pháp huấn luyện kết hợp khả năng khí và ưa khí

Khả năng ưa khí là cơ sở phát triển khả năng yếm khí Sức bền lắc tích phát triển là tiền đề thuận lợi cho hoàn thiện cơ chế phối hợp Freatin

Vậy muốn nâng cao khả năng yếu khí thì trước hết phải nâng cao khả năng

ưa khí của cơ thể Cần phải huấn luyện sức bền lắc tíc trước sức bền phi lắc tíc

Trang 8

Trình tự giáo dục thể chất: nâng cao khả năng hô hấp hoàn thiện cơ chế glucôphân – hoàn thiện cơ chế phốt pho greatin

Trong một buổi huấn luyện nên huấn luyện cả 3 nội dung đó là greatin – glucôphân – và hô hấp

Huấn luyện sức bền trong những môn tập luyện có chu kỳ như bài tập có công suất tối đa, phương pháp huấn luyện sức bền yếm khí cơ chế greatin - glucôphân và sử dụng phương pháp lặp lại, bài tập thi đấu với tốc độ cực đại (nên phát huy cự ly và tốc độ vận động, cự ly thi đấu ngắn hơn cự ly tập luyện một chút)

Bài tập công suất tối đa lớn: Sử dụng phương pháp đồng đều liên tục và sử dụng rộng rãi phương pháp lặp lại nhiều lần trên các đoạn ngắn

Huấn luyện sức bền trong các môn bóng và đối kháng

+ Bài tập thi đấu: Thi chính thức tuyển chọn, tổ chức thi giao hữu hay kiểm tra VD: Thi đấu bóng đá trong 90 phút được chia ra làm 6 hiệp mỗi hiệp 15 phút, như vậy các cầu thủ phải thi đấu với cường độ cao, quãng nghỉ được rút ngắn dần

+ Còn đối với một số môn khác như bóng chuyền, đẩy gậy… thì ước tính thời gian bài tập của mỗi hiệp chia nhỏ tương ứng

Huấn luyện sức bền trong các bài tập mang tính chất sức mạnh

+ Khi cần tăng số lần khắc phục lượng đối kháng tương đối lớn ( 70-80%) sức mạnh tối đa, chỉ cần phát triển sức mạnh tối đa là đủ

+ Khi cần tăng sức bền trong các bài tập với lượng đối kháng ( 75% sức mạnh tối đa thì cần tách biệt các yếu tố bền và mạnh phải sử dụng phương pháp lặp lại tới cực hạn, với lượng đối kháng từ 35-80% sức mạnh tối đa

B Cơ sở thực tiễn

1 Những nguyên tắc huấn luyện

Phân tích những nguyên tắc huấn luyện dựa trên thực tế kinh nghiệm đã thu được khi giảng dạy huấn luyện đội tuyển điền kinh và các môn thể thao khác bằng phương pháp nghiên cứu khoa học

* Yêu cầu chung: Công tác giáo dục thể chất có thể thực hiện theo nhiều phương thức, tuy nhiên tất cả các phương thức huấn luyện đều phải tuân thủ các nguyên tắc chung

a) Kỹ thuật động tác huấn luyện

Trang 9

Để thu được kết quả trong quá trình huấn luyện các tố chất thể lực của cơ thể con người thì phải tiến hành tập luyện với lượng vận động ngày càng cao, có nghĩa là các cơ quan vận chuyển và tiêu thụ Oxy phải hoạt động nhiều sơn so với yêu cầu trong xuất quá trình, động tác của bài tập lên cơ thể người tập sự tác

động của lượng vận động dẫn đến sự biến đổi chức năng trong cơ thể, sau đó dẫn đến hiện tượng mệt mỏi, mệt mỏi sau vận động không phải mất đi hoàn toàn, mà để lại những dấu vết và diễn ra quá trình hồi phục thích nghi, quá trình thích nghi đó sẽ làm phát triển thể chất của người tập

Vì vậy muốn nâng cao sức khoẻ và thể lực thì phải cần tăng lượng vận

động ngày càng cao hơn ngày hôm trước, việc tập luyện thể lực có thể tăng từng bước về thời gian tập luyện cường độ hoặc tuần suất tập luyện, có thể lập kế hoạch theo thời gian và cường độ tập hay số lần thực hiện bài tập và tổng số lần tập được gọi là khối lượng vận động

Trong huấn luyện các tố chất thể lực sức nhanh, sức mạnh, sức bền trong các môn thể thao nói chung là huấn luyện phải có kế hoạch cụ thể phù hợp điều kiện tập luyện và khả năng trình độ thể lực của từng vận động viên như vậy sẽ phát huy được khả năng phát triển thể thực tốt mà còn tránh được các sự tổn thương khi tập luyện quá sức

b) ảnh hưởng của bài tập lên cơ thể

Mỗi bài tập khi tác động lên cơ thể đều ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả bài tập thể lực Trong quá trình huấn luyện các bài tập thường được sử dụng để phát triển thể lực cho học sinh đó là:

- Các bài tập chạy là điển hình và là cách tập luyện sơ đẳng nhất về các cơ quan vận chuyển và hấp thụ Oxy, khi chạy tất cả các cơ quan đều hoạt động tích cực VD: Hệ thống cơ, khớp làm việc nhiều hơn mới đầu có thể có hiện tượng căng cơ, co cơ, mỏi, đau… sau đó chúng thích nghi dần với các hoạt động đó các sợi cơ dai hơn có sự đàn hồi tốt hơn, khớp có độ linh hoạt hơn, hệ thống dây chằng và các mô liên kết cũng tăng khả năng chống chịu khi gặp các hoạt động kéo dài

- Trên thực tế huấn luyện chỉ có thể đạt được hiệu quả tập luyện 100% ở một khía cạnh nào đó vì vậy không thể đồng thời luyện tập cả khả năng ưa khí

và sức mạnh tối đa có hiệu quả bằng một bài tập

Trang 10

- Phương pháp tập luyện chung: Bài tập chạy có nhiều các bài tập khác nhau đều mang lại hiệu quả tốt

* Luyện tập thể lực cho lứa tuổi thanh niên:

Đối với lứa tuổi này cần đặc biệt quan tâm đến sự phát triển tâm sinh lý

đang diễn ra mạnh mẽ trong cơ thể các em nữ thường được phát triển ở độ tuổi sớm hơn nam và theo kinh nghiệm thì ở tuổi thanh niên có thể phát huy được nhiều phẩm chất để đạt được thành tích cao trong thể thao nữ tuổi 16-18, nam từ 18-20 Tuy nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ

Những vấn đề cần quan tâm khi huấn luyện cho lứa tuổi này là huấn luyện sức mạnh và khả năng dung nạp axitlactic trong cơ nhưng cũng phải tiến hành khả năng ưa khí và tính dẻo dai, linh hoạt

2 Một số bài tập ứng dụng trong giảng dạy và huấn luyện các tố chất thể lực sức nhanh, sức mạnh, sức bền trong đội tuyển điền kinh của nhà trường

a) Kiểm tra trước thực nghiệm

Để đánh giá quá trình giảng dạy và huấn luyện của mình có kết quả tốt hay hiệu quả tiêu cực Thì ta phải kiểm tra ban đầu để đánh giá mức độ thực hiện bài tập, đánh giá trình độ thể lực hay khả năng hồi phục của học sinh, vận động viên, căn cứ vào mức độ ban đầu đó so sánh với kết quả tác động bài tập sau tập luyện, dùng các phương pháp đánh giá kết luận như vậy mới biết được hiệu quả bài tập tốt hay không tốt

Để kiểm tra sức mạnh của học sinh tôi đã sử dụng bài tập tại chỗ xoay vai

đẩy tạ, tính thành tích ban đầu ngày trong nội dung huấn luyện đội tuyển điền kinh trường THPT Tiên Lữ

Cách tính điểm và xếp loại theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể như sau: Nam đẩy tạ 5kg, nữ đẩy tạ 3kg có cùng mức thành tích tính cụ thể như sau:

Căn cứ bảng thành tích trên phân loại:

+ Loại giỏi: 9-10m

+ Loại khá: 7-8m

+ Loại TB: 5-6m

Ngày đăng: 19/04/2017, 18:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w