1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

dia li dia phuong tinh thua thien hue

37 578 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 713,5 KB

Nội dung

PHẦN 1: ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN I .VỊ TRÍ ĐỊA LÍ PHẠM VI LÃNH THỔ VÀ SỰ PHÂN CHIA HÀNH CHÍNH. 1.Vị trí địa lí phạm vi lãnh thổ 1.1.Vị trí địa lí Thừa Thiên Huế là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ trải dài từ 15o58’B đến 16o45’B và từ 107o03’Đ đến 108o08’Đ, trên biển đến 117o20Đ . 1.2. Phạm vi lãnh thổ Tổng diện tích: 5062,59 km2. Phía bắc Thừa Thiên Huế giáp tỉnh Quảng Trị, phía nam giáp thành phố Đà Nẵng, phía tây giáp nước Lào với đường biên giới dựa vào dãy Trường Sơn, phía đông là biển Đông với tổng chiều dài đường bờ biển 126 km.Thừa Thiên Huế có đường sắt BắcNam, quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh chạy dọc theo chiều dài của tỉnh. 1.3. Ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tếxã hội Thừa Thiên Huế có nhiều thuận lợi để mở rộng quan hệ kinh tế xã hội với các tỉnh trong cả nước, với nước bạn Lào và thế giới qua đường biển. Từ xưa Thừa Thiên Huế được xác định là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng và ngày nay Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của miền Trung

Trang 1

PHẦN 1: ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN

I VỊ TRÍ ĐỊA LÍ - PHẠM VI LÃNH THỔ VÀ SỰ PHÂN CHIA HÀNH CHÍNH 1.Vị trí địa lí -phạm vi lãnh thô

1.1.Vị trí địa lí

Thừa Thiên Huế là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ trải dài từ 15o58’B đến

16o45’B và từ 107o03’Đđến 108o08’Đ, trên biển đến 117o20'Đ

1.2 Phạm vi lãnh thô

Tổng diện tích: 5062,59 km2 Phía bắc Thừa Thiên Huế giáp tỉnh Quảng Trị, phíanam giáp thành phố Đà Nẵng, phía tây giáp nước Lào với đường biên giới dựa vào dãyTrường Sơn, phía đông là biển Đông với tổng chiều dài đường bờ biển 126 km.ThừaThiên Huế có đường sắt Bắc-Nam, quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh chạy dọc theo chiềudài của tỉnh

1.3 Ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế-xã hội

Thừa Thiên Huế có nhiều thuận lợi để mở rộng quan hệ kinh tế xã hội với cáctỉnh trong cả nước, với nước bạn Lào và thế giới qua đường biển Từ xưa Thừa ThiênHuế được xác định là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng và ngày nay Thừa Thiên Huế làmột trong những tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của miền Trung

2 Sự phân chia hành chính

2.1 Quá trình hình thành tỉnh

2.11 Quá trình lịch sư

Những di chỉ khảo cổ học được tìm thấy ở Thừa Thiên Huế chứng tỏ đây là

vùng đất được khai phá từ ngàn xưa Năm 1306, sau Sính lễ của Huyền Trân Công Chúa với vua Chiêm Thành là Chế Mân, vùng đất này được sát nhập vào lãnh thổ Đại Việt Từ năm 1307, người Việt bắt đầu đến châu Thuận và châu Hoá lập nghiệp Đến thế kỷ XV, lãnh thổ Thừa Thiên Huế gồm ba huyện: Kim Trà, Tư Vinh, Đan Điền có 180 xã thôn, phường, ấp

Thời kỳ Nguyễn Hoàng (1558- 1643) vào trấn thủ đất Thuận Hoá, Thừa ThiênHuế đã được khai thác một cách quy mô

Sau khi thắng Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi lập nên triều đại nhà Nguyễn Huếtrở thành kinh đô của một quốc gia hùng thịnh trong khu vực Đông Nam Á

Năm 1858, Pháp xâm lược Việt Nam Phong trào kháng chiến chống thực dânPháp liên tiếp nổ ra dưới nhiều hình thức đã thể hiện ý chí kiên cường bất khuất của nhândân Thừa Thiên Huế

Tháng 4-1930, tỉnh Đảng bộ Đảng Cộng sản Đông Dương Thừa Thiên Huế ra đời,lịch sử Thừa Thiên Huế bước sang trang mới

Sau năm 1954, nhân dân Thừa Thiên Huế lại phải đứng lên tiến hành cuộc khángchiến chống Mỹ, Thừa Thiên Huế trở thành một địa bàn chiến lược quan trọng

Trang 2

Ngày 26-03-1975, Thừa Thiên Huế được giải phóng và cùng với cả nước đi vào

kỷ nguyên độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội Ngày 01.05.1976, Thừa Thiên hợp nhất vớiQuảng Trị, Quảng Bình để trở thành tỉnh Bình Trị Thiên Ngày 1.7.1989, trở lại tỉnh cũvới tên gọi: Thừa Thiên Huế gồm thành phố Huế, 6 huyện vùng đồng bằng và hai huyệnmiền núi có tổng diện tích 5.062, 59 km2

2.1.2 Lịch sư phát triển địa chất

Đầu đại Cổ sinh (cách đây 600 triệu năm), vùng đất Thừa Thiên Huế là một bộphận của địa máng Trường Sơn Trải qua những biến động địa chất vùng phía tây đượcnâng cao thành lục địa Cuối kỷ Đêvôn, vận động tạo núi Hecxini tạo miền núi uốn nếp đikèm hiện tượng phun trào, xâm nhập mác ma hình thành những khối granit làm nềnmóng vững chắc và ổn định

Vào cuối kỷ Palêoxen với vận động tạo núi Himalaya tiếp tục tác động nâng cao

bộ phận địa hình phía tây, đồng thời hoạt động của ngoại lực được tăng cường đã hìnhthành nên địa hình Trường Sơn hiện nay

Không bị tác động bởi quá trình tạo núi, vùng địa máng phía đông trở thành nơitiếp nhận những vật liệu bị bào mòn từ vùng núi phía tây, quá trình bồi đắp còn được sựtham giá tích cực của biển trong suốt kỷ Đệ tứ Vì vậy, vùng đồng bằng có chứa nhiềutrầm tích của sông và biển

2.2 Các đơn vị hành chính

Tỉnh Thừa Thiên Huế gồm: thành phố Huế là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trịcủa tỉnh Phân bố chung quanh thành phố Huế có 8 huyện, cùng với tiến trình côngnghiệp hóa hiện đại hóa quá trình đô thị hóa tại chỗ cũng phát triển theo, đến nay mỗihuyện đều có các thị trấn là trung tâm của huyện và tương lai sẽ trở thành các đô thị vệtinh của thành phố Huế

II ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

1.ĐỊA HÌNH

1.1 Những đặc điểm chính của địa hình

Địa hình Thừa Thiên Huế khá phức tạp gồm nhiều dạng: vùng đồi núi, đồng bằng,biển

-Cấu trúc của địa hình theo chiều ngang từ đông sang tây gồm: biển, đầm phá,đồng bằng nhỏ hẹp, vùng đồi thấp và núi

1.2 Các dạng địa hình chủ yếu

- Vùng đồi núi

Hệ thống núi của Thừa Thiên Huế chiếm khoảng 75% diện tích của tỉnh, là bộphận phía nam của dải Trường Sơn Bắc Dãy núi phía tây chạy theo hướng tây bắc-đôngnam càng về phía nam càng cao dần và bẻ quặt theo hướng tây - đông (dãy Bạch Mã) Độcao trung bình từ 500m – 600m, độ cao này tăng dần về phía tây, phía nam và đông nam.Những đỉnh cao đều cấu tạo từ đá Granit đỉnh nhọn, sườn dốc: đỉnh Bạch Mã: 1444m;Động Ngãi 1744m (thượng nguồn sông Bồ), đỉnh núi Mang: 1708m (sau dãy Bạch Mã),đỉnh Kovaladut:1360m, đỉnh Relao: 1481m …Các đỉnh núi cao không nằm ở vùng biêngiới mà phân bố phần lớn ở phía nam gần sát biển tạo dáng địa hình cao dốc về phía biển

và thoải về phía Lào Hệ thống núi thống nhất thành khối liên tục, sườn dốc, bị sông ngòicắt xẻ nên khá hiểm trở Giữa vùng núi cao là những thung lũng màu mỡ như: lũng ALưới, lũng A Sầu dọc sông Reolao

Trang 3

- Vùng đồng bằng duyên hải

Dải đồng bằng duyên hải: được hình thành vào kỷ Đệ tứ chiếm khoảng 15,3%diện tích đất tự nhiên, bao gồm những cồn cát duyên hải, các bãi phù sa biển, vũng, phá,các vùng trũng chưa được phù sa bồi đắp đầy đủ

Đồng bằng Thừa Thiên Huế: hẹp ngang, nơi rộng nhất khoảng 16 km và hẹp nhấtchỉ 4 km (Cầu Hai) Hoạt động sản xuất nông nghiệp theo chiều ngang này bị thu hẹphơn do hàng năm có sự xâm lấn của những trảng cát nội đồng và dải cát ven biển Phíatây đồng bằng tiếp cận với vùng đồi núi có độ chênh cao khoảng 10m Đây là vùng cóthổ nhưỡng thô gồm phù sa lẫn cát sỏi, đất nghèo chất mùn, thực vật tự nhiên chỉ pháttriển các loại chịu được hạn như: chổi, sim, tràm (sự có mặt của tràm tại đây là mộtchứng tích của biển khá rõ nét) Phía đông là dải đất thấp xuôi về đầm phá ven biển gồmnhững đồng bằng nhỏ Do nguồn gốc hình thành khác nhau nên thành phần vật chất cấutạo không đồng nhất: những bãi cát rộng của Phong Điền, những vùng cát xen kẽ giữacác vùng đồi đá gốc (Phò Trạch, Phong Thu), các đồng bằng hẹp do phù sa sông bồi tụnhư Quảng Điền, Phú Vang, Hương Thuỷ đất khá phì nhiêu, thích hợp để trồng trọt

cây lương thực

-Vùng đầm phá

Là một hệ cảnh quan độc đáo của Thừa Thiên Huế, vùng đầm phá có diện tích22.040 ha, dài 68 km, bắt đầu từ cửa sông Ô Lâu phía bắc chạy song song với bờ biểnđến cửa Tư Hiền, chiều rộng từ 1 đến 6 km Độ sâu tăng dần từ Tây sang Đông Hiện nay sựlắng tụ phù sa, làm độ sâu của đầm phá đang có chiều hướng cạn dần

Vùng đầm phá Thừa Thiên Huế có giá trị kinh tế lớn, nổi bật là sự phong phú vềnguồn lợi thuỷ sản nước lợ và rừng nước mặn Đầm phá cùng với hệ thống sông ngòi tạothành một mạng lưới giao thông đường thuỷ nối các vùng từ Bắc đến Nam dọc theotuyến biển khá thuận lợi

1.3 Ảnh hưởng của địa hình đến phân bố dân cư và phát triển kinh tế xã hội

-Do ảnh hưởng của địa hình, đại bộ phận dân cư của tỉnh Thừa Thiên Huế phân

bố không đều: phía đông mật độ dân số trung bình trên 250 người/km2, phía tây thưa dân(A Lưới, Nam Đông) mật độ dân số trung bình dưới 40 người/km2 Miền núi là địa bàn

cư trú của đồng bào thiểu số, người Kinh phần lớn cư trú ở đồng bằng

-Sự phân hoá của địa hình đã tạo nên nhiều vùng tự nhiên khá thuận lợi cho pháttriển nhiều ngành kinh tế khác nhau như: sản xuất nông nghiệp trồng trọt được cây lươngthực, cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn, phát triển thủy sản…phát triển lâm nghiệp,giao thông vận tải nhiều loại hình, phát triển du lịch sinh thái…

Tuy vậy, địa hình vùng trung du nhỏ hẹp (nhiều nơi không có) làm độ dốc giảmkhá đột ngột từ vùng núi đến đồng bằng gây ra hiện tượng xói mòn mạnh, nhất là trongmùa mưa lũ Đồng bằng lại tiếp cận với những đụn cát duyên hải đang có khuynh hướnglấn dần đồng bằng làm giới hạn khả năng đất canh tác

2 Khí hậu

2.1 Đặc điểm chung của khí hậu

Đặc điểm chung của khí hậu Thừa Thiên Huế là nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, mưa theomùa Do vị trí địa lý và sự kéo dài của lãnh thổ theo vĩ tuyến, kết hợp với hướng địa hình

và hoàn lưu khí quyển đã tác động sâu sắc đến việc hình thành một kiểu khí hậu đặctrưng và tạo nên những hệ quả phức tạp trong chế độ mưa, chế độ nhiệt và các yếu tố khíhậu khác

2.1.1 Chế độ nhiệt

Trang 4

Nhiệt độ trung bình hàng năm của Thừa Thiên Huế khoảng 25oC Tổng lượng bứcxạ nhiệt trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam của tỉnh và dao động trong khoảng từ

110 đến 140 kcal/cm2, ứng với hai lần mặt trời qua thiên đỉnh tổng lượng bức xạ có haicực đại: lần thứ nhất vào tháng V và lần thứ hai vào tháng VII, lượng bức xạ thấp nhấtvào tháng 12 Cán cân bức xạ nhiệt trung bình từ 75 đến 85 kcal/cm2, ngay cả tháng lạnhnhất vẫn mang trị số dương Do tác động của vị trí, địa hình và hình dạng lãnh thổ, nhiệt

độ có sự thay đổi theo không gian và thời gian :

+ Phân bố theo không gian: theo chiều Đông - Tây nhiệt độ vùng núi (NamĐông và A Lưới) trung bình năm thường chênh lệch với vùng đồng bằng từ 0o5C đến

3oC Riêng trong mùa lạnh, sự phân hoá nhiệt sâu sắc hơn

+ Phân bố theo thời gian: do sự tác động của gió mùa nên đã hình thành hai mùavới sự khác biệt về chế độ nhiệt rõ rệt

- Mùa lạnh: là khoảng thời gian nhiệt độ trung bình trong ngày ổn định dưới 20oC.Thời gian lạnh của Thừa Thiên Huế tuỳ theo vùng có thể kéo dài từ 30 đến 60 ngày

- Mùa nóng: là thời kỳ nhiệt độ trung bình ổn định trên 25oC Mùa nóng bắt đầu

từ tháng IV đền hết tháng IX Những tháng đầu mùa nhiệt độ tăng khá đều trên các vùng,nhiệt độ cực đại vào tháng VII và giảm dần cho đến tháng I năm sau.Từ tháng V đếntháng IX, hiệu ứng phơn Tây Nam đã làm nhiệt độ tăng cao, độ ẩm giảm thấp gây ranhững đợt nóng kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và các hoạt động sản xuấtnông nghiệp

- Biên độ nhiệt: Thừa Thiên Huế có biên độ nhiệt trung bình hàng năm gần 10oC.Đây là một điểm rất đặc biệt vì tính cách khắc nghiệt của khí hậu gần giống với những

vùng lãnh thổ có vĩ độ cao hay của những lãnh thổ nằm sâu trong lục địa

2.1.3 Gió mùa và mưa

Gió mùa

+ Gió mùa Đông Bắc : từ tháng X đến tháng IV, thổi từ cao áp lục địa châu

Á, mang theo không khí lạnh và tăng ẩm khi qua biển, đập vào bức chắn địa hình, cùnghoạt động của frông lạnh làm nhiệt độ hạ thấp và gây mưa cho Thừa Thiên Huế vào mùađông Lượng mưa tập trung lớn ở các vùng phía nam

+ Gió mùa Tây Nam: Từ tháng V đến tháng IX, gió Tây Nam khi vượt quadãy Trường Sơn đã tạo ra hiệu ứng phơn làm tăng nhiệt độ và hạ thấp độ ẩm tại ThừaThiên Huế

Mưa

+ Hàng năm Thừa Thiên Huế nhận được một lượng mưa lớn, trung bình trên

3000mm, song phân bố không đều Mưa phần lớn tập trung vào tháng X và XI, trongkhoảng thời gian này bão thường xuất hiện gây nên những cơn lũ lớn Năm 1953

Trang 5

(4937mm); năm 1975 (3278mm) lụt vượt mức báo động 3 với đỉnh lũ là 5,08m ; năm

1999 mưa lớn dài ngày đã gây lụt lớn với đỉnh lũ là 6m (Kim Long)

2.2 Ảnh hưởng của khí hậu đến sản xuất và đời sống.

Khí hậu của tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có sự thuận lợi cho phát triển các ngànhkinh tế nông nghiệp Tuy nhiên, khí hậu có nhiều biến động khá phức tạp, hiện tượnglệch pha so với khí hậu cả nước đòi hỏi Thừa Thiên Huế phải có kế hoạch sản xuất và tổchức đời sống phù hợp

3.Thủy văn

3.1.Sông ngòi

3.1.1 Đặc điểm chung

Do cấu tạo địa chất, địa hình, và tính chất nhiệt-ẩm, mưa theo mùa, sông ngòi củaThừa Thiên Huế có các đặc điểm sau :

+ Phần lớn các sông đều bắt nguồn từ phía đông của Trường Sơn, chảy theohướng tây - đông, đầu nguồn độ dốc lớn, ở hạ lưu sông chảy quanh co, độ dốc thấp vàcửa sông hẹp

+ Diện tích các lưu vực sông không lớn, lớn nhất là sông Hương với diện tíchlưu vực khoảng 1626 km2 Lớp phủ thực vật miền núi của các sông đang bị nghèo đi, dễgây lũ quét và ngập úng cho vùng đồng bằng

+ Chế độ nước sông phụ thuộc chế độ mưa, lượng nước các sông thay đổi vàchênh lệch lớn theo mùa trong năm

Sông Lưu lượng TB tháng IV: m3/s Lưu lượng TB tháng XI : m3/s

+ Hàm lượng phù sa thấp trung bình 77,5g/m3 Lượng phù sa thay đổi theo

mùa : mùa khô có lượng phù sa thấp và tăng cao vào mùa mưa

3.1.2 Các sông chính

+ Sông Ô Lâu : bắt nguồn từ phía bắc huyện Phong Điền với hai nhánh chảy

song song Quá Mỹ Chánh, hai sông gặp nhau ở cầu Phước Tích rồi chảy vào Vân Trình

để đổ vào phá Tam Giang

+ Sông Bồ: bắt nguồn từ vùng núi Đông Nam A Lưới chảy về phía Bắc, dọc

đường tiếp nhận thêm nhiều nguồn nước của các sông : Rào Nhỏ, Rào La, Rào Tràng ,khi về đồng bằng hội với sông Hương ở ngã ba Sình.(sông Bồ được xem là phụ lưu củasông Hương)

+ Sông Hương: thượng nguồn gồm 2 nhánh: Tả Trạch và Hữu Trạch Tả

Trạch bắt nguồn từ khối núi Bạch Mã, núi Mang và Aline, đổ về phía bắc qua LươngMiêu và nhập lưu với Hữu Trạch tại Bản Lãng Tại đây, sông mở rộng có tên HươngGiang sông Hương chảy vào thành phố Huế, hạ lưu chia thành nhiều nhánh đổ ra biển ởcửa Thuận An

+ Sông Truồi: Bắt nguồn từ vùng núi Bạch Mã, sông đào lòng mạnh ở vùng

thượng nguồn, chảy theo hướng bắc rồi chuyển sang đông bắc đổ vào đồng bằng và thoátnước ra đầm Cầu Hai

3.2 Nước ngầm, hồ

Thừa Thiên Huế lượng mưa trung bình năm lớn, cân bằng ẩm luôn luôn dươngcho nên lượng nước ngầm rất lớn Nước ngầm phân bố khá rộng trừ các vùng có cấu tạođịa chất là các khối đá nền granit hoặc đá vôi

Trang 6

Hồ thiên nhiên ở Thừa Thiên Huế có diện tích không lớn lắm Trong nhữngnăm gần đây do nhu cầu phát triển kinh tế và trị thủy nhiều hồ nhân tạo đã được xâydựng phân bố phần lớn đầu nguồn sông Vấn đề này mang lại những hiệu quả tích cựccho sản xuất và đời sống Tuy vậy, không tránh khỏi sự biến đổi môi trường tự nhiên-xãhội.

3.3 Hệ thống thủy văn với đời sống và sản xuất

+Cung cấp phù sa cho các đồng bằng: sông ngòi lưu lượng nhỏ và hàm

lượng phù sa không cao.Tổng lượng phù sa các sông bồi đắp cho các đồng bằng hàngnăm đạt gần 1 triệu tấn Sông ngòi của Thừa Thiên Huế được phân bố khá đều trên lãnhthổ nên đã cung cấp một lượng nước cần thiết cho sản xuất và sinh hoạt, đảm bảo tướicho 25.746 ha trên tổng số 26.706 ha đất canh tác của tỉnh Thừa Thiên Huế.Tuy nhiên, dolượng nước thấp vào mùa khô, thuỷ triều lại xâm nhập sâu vào hạ lưu làm nước sông bịnhiễm mặn Mùa mưa thường gây lũ lụt ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống Thực tếnày đòi hỏi cần phải chú ý các công trình thuỷ lợi vừa có tác dụng chống hạn vừa chốngđược úng

+Khai thác thuỷ sản: Thừa Thiên Huế có khả năng phát triển ngành thủy sản

dựa vào hệ thống đầm phá, vùng biển, sông ngòi, hồ, vịnh, vũng Đây là ngành mũi nhọnđược định hướng trong cơ cấu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Ngoài ra, những bãi biểnđẹp như Thuận An, Lăng Cô đang trở thành những điểm du lịch nổi tiếng

+ Giao thông đường thuỷ: mạng lưới sông ngòi và đầm phá ở Thừa

Thiên-Huế phân bố rộng từ đất liền ra biển, nối liền các huyện và thành phố rất thuận lợi chogiao thông vận tải đường thuỷ, phục vụ du lịch Các cảng biển Thuận An, Chân Mâythuận lợi cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa

- Đất mặn: tập trung chủ yếu vùng phía tây phá Tam Giang chiếm 13.250 hachiếm 2,7% diện tích đất tự nhiên Đất được hình thành do sản phẩm bồi tụ của sông vàbiển song gần đầm, phá nên thường xuyên bị nhiễm mặn, độ pH: 4,4 đến 4,8

- Đất phù sa: được hình thành do sự bồi đắp phù sa của các sông diện tíchkhoảng 41.073 ha (8,9% diện tích đất tự nhiên) Có thể phân các loại:

+ Đất phù sa bãi bồi ven sông: được bồi đắp phù sa hàng năm nên rất màu

mỡ, tỷ lệ mùn và đạm cao, thích hợp với các cây ngô, khoai, ớt, lạc

+ Đất phù sa trồng lúa nước: Có diện tích 35.967 ha Thành phần cơ giớicủa loại đất này phụ thuộc vào địa hình, khả năng ngập lũ và mức độ canh tác Nhìnchung, đất có độ phì cao hơn các loại khác, thích hợp cho việc canh tác lúa nước có năngsuất cao

4.1.2 Đất ở trung du và miền núi

- Đất feralit đỏ vàng: có diện tích 339.197 ha, chiếm 66,3% diện tích đất của tỉnh.Phần lớn được hình thành trên đá mẹ granit, đá trầm tích ( phiến thạch, sa thạch ) đá biếnchất (đá phiến, mi ca, gơnai ) đất thường chua, tầng đất mỏng, thành phần cơ giới thay

Trang 7

đổi theo đá mẹ Các loại đất feralit dưới rừng mới khai thác có hàm lượng mùn, đạm vàkali tương đối cao.

- Đất feralit nâu vàng trên phù sa cổ: có diện tích 8.822 ha, phân bố vùng chân núithấp, nằm sát các đồng bằng như: Hương Chữ, Hương Long, Hương Thọ, Phong Thu, PhongSơn đất có màu nâu vàng, xám vàng, thành phần cơ giới nhẹ, tương đối xốp đất được sửdụng để trồng cây lâu năm, cây công nghiệp ngắn ngày, lập vườn cây ăn quả

Ngoài các loại đất trên Thừa Thiên Huế còn có các loại sau :

- Đất bồi tụ vùng thung lũng

- Đất bạc màu : diện tích khoảng 1.341 ha

- Đất feralit bị xói mòn trơ sỏi đá : diện tích khoảng 13.363 ha

- Đất feralit mùn trên núi: diện tích khoảng 20.529 ha, phân bố ở vùng núi cao(Bạch Mã, ReLao )

4.2.Hiện trạng sư dụng nguồn đất trồng Thừa Thiên Huế

- Đất trồng khá đa dạng Việc khai thác cần chú ý đến đặc điểm của mỗi loại đất

để đạt năng suất cao mà không giảm đi độ phì vốn dĩ đã không lớn của đất trồng

+ Vùng đất cát ven biển: đang được cải tạo, khai thác để trồng cây côngnghiệp ngắn ngày (lạc, ớt, khoai lang) Việc khai thác ở đây cần thực hiện theo phươngchâm nông - lâm kết hợp: trồng phi lao phòng hộ, bón phân xanh, phân hữu cơ, bón vôichống chua

+ Đất phù sa thích hợp trồng lúa nước: đã được tích cực khai thác và hìnhthành những vùng trọng điểm lúa của tỉnh (Phú Vang, Hương Thuỷ, Quảng Điền, HươngTrà ) Quá trình khai thác đất cần chú ý giải quyết vấn đề thuỷ lợi, chống hạn, chốngúng, chống hiện tượng cát bay, cát nhảy, kết hợp bón lân, đạm, kali để tăng độ phì

+ Vùng đất feralit ở đồi núi: có khả năng để hình thành những vùng trồng câycông nghiệp dài ngày, cây ăn quả Do địa hình dốc, quá trình khai thác cần phải thựchiện tích cực các biện pháp : trồng rừng đầu nguồn, canh tác theo đường đồng mức đểchống xói mòn, có cơ cấu cây trồng hợp lí để che phủ đất, giữ ẩm trong mùa khô, bónphân xanh, phân hữu cơ để tăng độ xốp, những nơi đất trống đồi trọc cần phục hồi rừnghoặc lập vườn cây ăn quả

5 Tài nguyên sinh vật

5.1 Hiện trạng thảm thực vật tự nhiên

- Thừa Thiên Huế có vị trí chuyển tiếp của 2 miền khí hậu Bắc và Nam đã hìnhthành thảm thực vật rừng nhiệt đới đa dạng, hội tụ nhiều loại cây : cây bản địa như lim,

gõ, kiền, chò…(cây họ đậu phương Bắc) cây di cư như dẻ, re, thông, bàng và các cây họdầu phương Nam Diện tích rừng chiến khoảng 57% đất tự nhiên, độ che phủ 55%(2008)

- Do hậu quả chiến tranh và khai thác bừa bãi, diện tích rừng đang giảm sút.Rừng giàu còn tập trung chủ yếu ở vúng sâu tại Phú Lộc, Nam đông, A Lưới phần cònlại là rừng trung bình và nghèo, trữ lượng gỗ trung bình từ 80m3 đến 150m3/ha Ngoài hệthống rừng tự nhiên, rừng được trồng mới đang được đẩy mạnh Từ năm 2004 - 2008 đãtrồng được 25.568 ha rừng

5.2 Các loại động vật tự nhiên

Động vật thiên nhiên của Thừa Thiên Huế khá phong phú, có giá trị kinh tế cao.

+ Động vật rừng: ngoài những động vật phổ biến trong rừng như: khỉ, hươu,nai, công, gà rừng nhiều động vật quý hiếm đã được phát hiện ở Nam Đông, Phú Lộc, ALưới như: voi, hổ, trĩ, sao, gà lôi, chồn bay, gấu chó

Trang 8

+ Thuỷ sản : Với gần 126 km đường bờ biển, 22.000 ha đầm phá và một hệ sôngngòi phong phú, Thừa Thiên Huế có lượng thuỷ sản đa dạng với nhiều loại quý hiếm có

giá trị kinh tế cao: sò huyết, mực, tôm, rau câu

5.3.Giá trị kinh tế của tài nguyên sinh vật thiên nhiên

+ Rừng là một nguồn tài nguyên tự nhiên vô cùng quý giá Với trữ lượng hiệnnay, rừng có khả năng cung cấp gỗ các loại (năm 2008: 61.135m3 gỗ, 171.448m3 củi), cácloại tre, nứa , các chất sơn, ta nanh, các hương liệu, dược liệu Từ năm 2004 đến naycông tác trồng rừng và bảo vệ rừng tương đối có hiệu quả Tuy vậy, diện tích rừng bịcháy vẫn còn lớn (năm 2008 có 58ha diện tích rừng bị cháy, 2ha rừng bị chặt phá)

+ Ngoài giá trị cung cấp các nguyên liệu, rừng còn có tác dụng to lớn trongviệc chống xói mòn, giữ nước, điều hoà khí hậu Trong chiến tranh bảo vệ đất nước,những vùng rừng núi: Mỏ Tàu, Ba Lòng, A Sao là những căn cứ địa cách mạng củaquân và dân Thừa Thiên Huế

+ Rừng là môi trường sinh thái và cảnh quan du lịch Vùng rừng quốc gia Bạch

Mã có khí hậu mát mẻ cùng sự đa dạng sinh vật đã trở thành một trung tâm du lịchsinh thái hấp dẫn

6 Tài nguyên khoáng sản

6.1 Đặc điểm khoáng sản

- Nguồn khoáng sản của Thừa Thiên Huế không giàu, các mỏ và điểm quặng cótrữ lượng thấp, phân bố rải rác, loại khoáng sản có nguồn gốc trầm tích chiếm ưu thế

- Có giá trị kinh tế cao nhất thuộc về khoáng sản không kim loại, gồm nhiều loại,phân bố rộng rãi, trữ lượng lớn, dễ khai thác

6.2 Các loại khoáng sản, sự phân bố và ý nghĩa kinh tế xã hội

+ Khoáng sản nhiên liệu:

-Than bùn : trữ lượng 1,6 triệu tấn, phân bố ở Phong Điền, Phú Vang, PhúLộc Than bùn đã được khai thác để làm chất đốt dân dụng, nung gạch ngói, làm phânbón và sản xuất acid humic

+ Khoáng sản kim loại:

-Quặng Titan: trữ lượng 5 triệu tấn, là nguyên liệu quan trọng đối với côngnghiệp hiện đại Titan được sử dụng trong việc sản xuất thép đặc biệt, que hàn, sơn caocấp Titan có trong những dải cát trầm tích ven biển (Bắc Thuận An, Nam Thuận An vàVinh Mỹ) Thành phần sa khoáng trong cát có Inmenit (FetiO3), Rutin (TiO2 ) Zircon

-Quặng sắt : trữ lượng 3 triệu tấn, phân bố ở Phong Mỹ, Thuỷ Bằng, LộcTrì, Nam đông, tất cả có điểm chung về thành phần quặng gồm: hematit, manhetit,limonit , hàm lượng sắt không cao

- Quặng Antimoin (Sb): ở Phong An (Phong Điền) Quặng được phát hiện

từ thời Pháp và đã được Pháp khai thác hàng chục tấn

- Quặng vàng : ước tính trữ lượng khoảng từ 1000 kg - 1500 kg, phân bốchủ yếu ở Phú Lộc và A Lưới, Nam Đông Điểm quặng Phổ Cầm (Lộc An, Phú Lộc),điểm quặng Thượng Long (Nam Đông), vàng sa khoáng dọc suối Aron với hàm lượngkhá cao Vàng gốc nằm trong các mạch thạch anh-acsene pyrit có hàm lượng 0,1g đến0,4g/tấn đất đá

Ngoài ra còn có những điểm khác ở Rào Trang (Phong Điền), dọc theo sông RàoQuán ( A Lưới )

+ Khoáng sản không kim loại

Trang 9

- Đá vôi: khoảng 944 triệu tấn Mỏ đá vôi Long Thọ có trữ lượng 15 triệu tấn;

mỏ đá vôi Văn Xá có trữ lượng 229,5 triệu tấn Hai mỏ đá vôi này hiện đang được khaithác để sản xuất vôi và xi măng

- Sét xi măng: gồm đá phiến sét vôi, đá phiến sét xi- măng ở Long Thọ trữlượng hơn 1 triệu tấn, đang được khai thác

- Sét gạch ngói: khá phong phú và được phân bố rộng: Phong Điền, Hương Trà,Hương Thuỷ đang được khai thác để sản xuất gạch ngói

-Sét Bentonit: sử dụng trong ngành hoá chất, dược phẩm có ở Phú Bài

-Đá xây dựng và trang trí: như granit, gabro tập trung ở Hương Trà, Phú Lộc,Nam Đông, A Lưới

- Nguyên liệu gốm sứ: mỏ cao lanh Văn Xá có trữ lượng 7,9 triệu tấn, chấtlượng cao để sản xuất sứ cao cấp; mỏ cao lanh A Lưới có chất lượng cao để làm chất độncho giấy, cao su và làm sứ cao cấp để xuất khẩu.; mỏ cao lanh Phú Bài trữ lượng 2 triệutấn, đang được khai thác

- Nguyên liệu sản xuất hoá chất và phân bón: Pyrit là nguyên liệu hoá chất quan trọng để sản xuất acid sulfuric, phân bón và nhiều loại hoá chất khác Mỏ Pyrit Nam

Đông có thành phần đơn khoáng thuộc loại giàu hàm lượng S(32%), trữ lượng: 2 triệu tấn(đứng thứ hai trong cả nước, sau mỏ Giáp Lai (Vĩnh Phú)

+ Nước khoáng: có giá trị cao, dùng để chữa các bệnh và trở thành các điểm du lịch của Thừa Thiên Huế Những điểm nước khoáng có giá trị như: Thanh Tân, Mỹ An

và Thanh Phước

Mặc dù khoáng sản ở tỉnh Thừa Thiên Huế trữ lượng thấp, nhưng trên quan điểmphát triển kinh tế vùng lại khá thuận lợi cho phép phát triển ngành công nghiệp khaikhoáng, chế biến khoáng sản, cung cấp cho ngành cơ khí, xuất khẩu thu ngoại tệ cho tỉnhnhà Vấn đề cần đặt ra là cần tăng cường nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật, mở rộng hệ thốnggiao thông vận tải để khai thác và bảo vệ có hiệu quả nguồn tài nguyên quí giá này

Câu hỏi và bài tập

Nhiệt độ trung bình tháng và nhiệt độ trung bình năm tại các trạm khí tượng của tỉnh

Thừa Thiên Huế (Diễn biến từ 2004-2008) Đơn vị : oC

Trang 10

Phần II : ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ VÀ LAO ĐỘNG.

1.Gia tăng dân số

1.1 Dân số, tỷ lệ tăng dân số qua các năm

-Năm 2008, tổng dân số khoảng 1.148.324người, mật độ trung bình 226,8người/km2 So với mật độ trung bình chung của cả nước, mật độ dân số tỉnh Thừa ThiênHuế thuộc loại trung bình, nhưng cao hơn các tỉnh khác thuộc khu vực Duyên hải miềnTrung

-Tỷ suất tăng dân số của tỉnh Thừa Thiên Huế từ 1998 đến 2008 đã giảm đáng kể.Trung bình tỉ suất tăng dân số gần tương đương với tỷ suất tăng dân số cả nước 1,2%

1.2 Nguyên nhân của sự tăng dân số

-Gia tăng dân số của tỉnh chủ yếu là gia tăng tự nhiên Sự hạ thấp về tỷ suất tăng

tự nhiên trong những năm qua là nhờ sự thành công của chính sách dân số và kế hoạchhoá gia đình Tuy nhiên, tỷ suất tăng tự nhiên đã diễn ra không đều ở các khu vực nôngthôn, thành thị và trong mỗi vùng vẫn có sự khác biệt lớn Theo quy hoạch tổng thể kinh

tế xã hội của tỉnh thì tỷ suất tăng dân số tự nhiên của tỉnh sẽ hạ xuống dưới 1,2% vàonăm 2010 Điều đó đòi hỏi phải nỗ lực trong quá trình thực hiện đồng bộ các biện phápkinh tế, xã hội của tỉnh

Biểu đồ tỷ suất tăng dân số tự nhiên tỉnh Thừa Thiên Huế

2.Kết cấu dân

2.1 Kết cấu dân số theo độ tuôi

Cơ cấu dân số theo tuổi của tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn còn trong cơ cấu dân số trẻ

và đang có xu hướng đi vào ổn định Độ tuổi dưới lao động chiếm khoảng 42,7% dân số

và tiếp tục giảm Độ tuổi trong lao động khoảng 45,3 % dân số và độ tuổi ngoài lao động

Năm

Trang 11

khoảng 13% dân số Tuy vậy, so với tốc độ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà thì vấn

đề giải quyết công ăn việc làm vẫn còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn khá cao

2.2 Kết cấu dân số theo giới tính

Năm 2007, tỷ lệ nam trong dân số của tỉnh chiếm từ 49,17% Từ năm 1998đến 2008 tỷ lệ giới tính thay đổi không đáng kể So với cả nước thì tỷ lệ nam và tỷ lệ nữcủa tỉnh Thừa hiên Huế vẫn đang duy trì một tỷ lệ phù hợp

2.3 Kết cấu dân số theo lao động

Hiện nay tỉnh ta có 520.594 người trong độ tuổi lao động, chiếm 45,3% Đây

là một tỷ lệ cao, thể hiện một cơ cấu dân số trẻ và là một nguồn lực lớn Lao động củaThừa Thiên Huế có kinh nghiệm, cần cù, sáng tạo, nhưng lực lượng lao động đã qua đàotạo còn thấp, công nhân có tay nghề cao chỉ chiếm 11% (so với toàn quốc : 14%), sốngười chưa có việc làm đang chiếm tỷ lệ trên 7% (ở thành thị 5,3%) Cơ cấu lao độngchuyển biến chậm, tỷ lệ lao động trong công nghiệp vẫn còn thấp so với nông nghiệp vàdịch vụ.Vì thế, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, đào tạo nhân lực, tổ chức hướng nghiệp,phân luồng học sinh, đầu tư để phát triển hệ thống trường dạy nghề, giải quyết việclàm đang là những vấn đề cấp bách, có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế, xã hộicủa tỉnh

Biểu đồ cơ cẩu lao động tỉnh Thừa Thiên Huế

2.4 Thành phần dân tộc

Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, người Kinh hiện chiếm 96,7%, phần lớn cư

trú ở đồng bằng Đồng bào thiểu số như: PaKô , Tà Ôi (2,1%.)., Cờ Tu (1%), Bru, VânKiều (0,1%) Các dân tộc ít người cư trú tập trung tại hai huyện vùng núi Nam Đông và

A Lưới

3 Phân bố dân cư và đô thị hoá

+Thừa Thiên Huế có mật độ dân số bình quân là người 226,8 người/km2 Dân cưphân bố không đều giữa các địa phương: vùng đồng bằng với mật độ trung bình trên 250người/ km2 trong khi ở các vùng núi, mật độ trung bình khoảng dưới 40 người/km2

+ Đô thị hoá: hiện nay, dân số sống ở thành thị là 397.328 người (chiếm31,43%) Kết quả của phát triển công nghiệp, dịch vụ, sự mở rộng địa bàn thành phố vềnông thôn và sự di dân từ nông thôn vào thành thị đã tăng nhanh tỷ lệ thị dân Quá trình

%

Trang 12

này ít nhiều ảnh hưởng đến tài nguyên, môi trường trước khi tiến đến sự ổn định cư dân

đô thị

+Các loại hình cư trú: Thừa Thiên Huế là một tỉnh có nhiều loại hình cư trú kháđộc đáo Ở thành phố Huế, việc cư trú của người dân theo cấu trúc thành phố xưa dọctheo các trục đường bàn cờ, ngày nay đã xuất hiện cấu trúc thành phố hiện đại cư trú ởchung cư lớn đã có tác động lớn đến phong cách sống của người dân xứ Huế Sự hìnhthành các khu vực định cư mới sẽ làm mất dần khu vực cư dân vạn đò, giảm bớt ô nhiễmmôi trường, đổi mới cảnh quan đô thị

4.Tình hình phát triển văn hoá, giáo dục và y tế

+Các loại hình văn hoá dân gian: vốn là kinh đô thời phong kiến, Thừa ThiênHuế có một nền văn hoá dân gian độc đáo mang sắc thái riêng của Huế như: Nhã nhạcCung Đình đã được Unesco công nhận di sản thế giới, phong tục địa phương như tế làng,cúng Thành Hoàng, rước Thánh Mẫu, Ca Huế, vật làng Sình, đua ghe, lễ hội Cầu Ngư, tếTrời hàng năm…… Các kiểu kiến trúc, bố trí không gian của cung điện, đền chùa, cácdòng thơ ca về đất Thừa Thiên Huế đã thể hiện bản sắc của xứ Huế ngàn năm văn vật + Tình hình phát triển giáo dục: tổng số học sinh của tỉnh Thừa Thiên Huế từcấp học mẫu giáo đến phổ thông chiếm khoảng 24% dân số Từ năm học 2007-2008,100% các xã, phường đều có trường mẫu giáo, trường cấp 2 100% các huyện thành phố

có trường cấp 3 Thành phố Huế là trung tâm giáo dục của cả tỉnh Số phòng học kiên cố

và số giáo viên ngày càng tăng cả số lượng và chất lượng Tuy vậy, những xã vùng sâu,vùng xa, vùng nông thôn vẫn còn gặp nhiều khó khăn cả cơ sở vật chất và đội ngũ giảngdạy

+Tình hình phát triển y tế: nhờ được đầu tư của trung ương và địa phương,cùng với việc nâng cao đời sống, ngành y tế đã có những bước phát triển nhanh Bệnhviện Trung ương Huế và các bệnh viện mới được xây dựng trên qui mô lớn hiện đạikhông những phục vụ khá tốt cho người dân của tỉnh mà còn phục vụ cho các tỉnh trong

cả nước Các cơ sở y tế phát triển đến tận tuyến xã, phường, mỗi huyện đều có bệnh viện

đã nâng cao khả năng chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho người dân tại chỗ có hiệu quả

rõ rệt

Năm 2008, tỷ lệ Bác sĩ khoảng 10,03 người/10000dân, tỷ lệ giường bệnh 36,8giường/10000 dân Tỷ lệ này so với nhu cầu thực tế vẫn còn thấp, nhưng so với nhiềutỉnh trong cả nước thì Thừa Thiên Huế vẫn cao hơn nhiều Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ

em dưới 5 tuổi khoảng 20,2% Đây là điều cần phải chú ý trong chương trình y tế cộngđồng

Câu hỏi và bài tập

_

1 Tình hình tăng dân số của tỉnh Thừa thiên Huế như thế nào? Hậu quả của sự tăng dân

số và hướng phát triển dân số của tỉnh?

2 Cho bảng số liệu sau:

Lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế năm 2004-2008

21626442,17

20512938,68

20659339,7

203357 39,1

Trang 13

Công nghiệp-xây dựng

Tỷ lệ % 12632625,23 12939825,23 13677926,46 13811726,53 13909326,7Dịch vụ

Tỷ lệ : %

16311632,6

16708132,6

17503733,86

17593533,77

17814434,2Tổng

1/ Tình hình phát triển:

Thừa Thiên Huế bắt đầu chuyển đổi cơ chế quản lý từ kế hoạch hóa tập trung sang cơchế thị trường có sự quản lý của nhà nước từ năm 1986

Từ năm 1986-1990 là thời kì đan xen giữa hai cơ chế Từ năm 1991 nền kinh tế củatỉnh bước đầu đi vào ổn địnhvà có sự tăng trưởng Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theohướng tích cực

2/ Tăng trưởng kinh tế:

Kinh tế tỉnh đã liên tục tăng trưởng trong những năm qua Tổng sản phẩm trên địabàn tỉnh năm 2008 đạt 4.909,1 tỷ đồng Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2000-

2008 là 10,35%, nền kinh tế đã bắt đầu có tích lũy Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng còn

chậm, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có (Xem phụ lục 15)

3/ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

-Cơ cấu kinh tế của tỉnh đang chuyển dịch theo hướng tích cực Tỷ trọng GDP củacác ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đang tăng dần, tỷ trọng của nhóm ngànhnông, lâm, ngư nghiệp đang giảm dần So với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểmmiền Trung , tỷ trọng khối ngành dịch vụ trong GDP của toàn tỉnh tăng nhanh hơn, tỷtrọng công nghiệp và xây dựng tăng chậm hơn

Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Thừa Thiên- Huế (%)

- Bên cạnh cơ cấu ngành, cơ cấu vùng kinh tế của Thừa Thiên Huế đang từngbước hình thành quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Các vùng đồngbằng, vùng gò đồi miền núi, vùng đầm phá ven biển đã được đầu tư theo các chươngtrình dự án trọng điểm, phân bố lại lao động để phát huy tốt các thế mạnh của vùng

- Cơ cấu kinh tế giữa các thành phần chuyển dịch theo hướng phát huy tiềm năng thếmạnh của mỗi thành phần: khu vực kinh tế nhà nước đang từng bước sắp xếp lại để thể

Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ

Trang 14

hiện vai trò chủ đạo; Khu vực kinh tế ngoài nhà nước được khuyến khích phát triển gópphần phát triển các ngành nghề, giải quyết việc làm, tăng sản phẩm; khu vực kinh tế cóvốn đầu tư nước ngoài có tỷ trọng tăng nhanh qua các năm.

II/ CÁC NGÀNH KINH TẾ

1 CÔNG NGHIỆP

1.1 Đặc điểm

- Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của giá trị sản xuất công nghiệp Thừa Thiên Huế giai đoạn 2000-2008 là 1,35% Cơ cấu và phân bố công nghiệp đã có chuyển biến theo hướng tích cực để phát huy các thế mạnh, tạo nhiều sản phẩm và hình thành cáckhu công nghiệp gắn với vùng nguyên liệu

- Công nghiệp của tỉnh đã góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế và lao động của tỉnh,tuy nhiên quá trình chuyển dịch này vẫn còn chậm

1.2 Các ngành công nghiệp

1.2.1 Công nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống

Là một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Theo giá cố định năm 1994 giá trị sản xuấtcủa ngành năm 2008 chiếm giá trị cao nhất trong giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn( 30,63%) và chiếm hơn 25 % lao động công nghiệp toàn tỉnh

- Hiện tỉnh có hơn 3243 cơ sở xản xuất thực phẩm và đồ uống , trong đó chủ yếu làcác cơ sở cá thể

- Sản xuất bia các loại :132.274.000 lít (2008), đây là sản phẩm có doanh thu lớn trênđịa bàn tỉnh và là một trong những sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao

- Thủy sản xuất khẩu: 1220 tấn; nước mắm : 4,2triệu lít (2008)

Ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống phát triển nhanh do có nhiều điều kiện thuậnlợi như nguyên liệu tại địa phương, thị trường tiêu thụ sản phẩm, đòi hỏi vốn đầu tưkhông lớn

- Phân bố: Thành phố Huế, Phú Vang, Phong Điền, Quảng Điền, Phú Lộc

1.2.2 Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng là ngành có tốc độ phát triển nhanh

- Năm 2008 chiếm 27,9 % giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn và khoảng 12%lao động công nghiệp toàn tỉnh

- Sản xuất xi măng: 1.166.000 tấn ( Xi măng Long Thọ, xi măng Luksvaxi)

- Gạch nung: 241,8 triệu viên, gạch men sứ 1,650 triệu m2

- Vôi: 18.960 tấn

- Phân bố: Hương Trà, Hương Thủy, Phong Điền

Nếu thị trường được mở rộng, trong thời gian tới thì cùng với ngành sản xuất thựcphẩm và đồ uống, ngành sản xuất vật liệu xây dựng cũng sẽ là ngành mũi nhọn của tỉnh

1.2.3 Công nghiệp dệt may

Giữ vị trí quan trọng trên địa bàn tỉnh Năm 2008 giá trị sản xuất của ngành chiếm16,3% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh và 22 % lao động công nghiệp toàntỉnh Một số sản phẩm chủ yếu:

- Sợi toàn bộ:15.521 tấn

- Thêu xuất khẩu: 4.788 bộ

- Quần áo may sẵn:4.969 cái

Đây là ngành giải quyết được nhiều việc làm cho lao động và đóng góp nhiều mặthàng cho xuất khẩu tỉnh Thừa Thiên Huế

1.2.4 Công nghiệp khai khoáng

Trang 15

Hiện nay công nghiệp khai khoáng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ, năm 2008 chiếm 4,4 %giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn và khoảng 9 % lao động công nghiệp trên toàntỉnh.

Khóang sản Thừa Thiên Huế bao gồm kim loại, phi kim loại, các mỏ và điểm quặng

có trữ lượng tương đối lớn có thể khai thác để phục vụ phát triển kinh tế như đất sét, đávôi, đá granit, cao lanh,ti tan, quặng khác

Một số quặng có sản lượng khai thác lớn (2008): quặng Zincol, Rutin: 20.800 tấn,quặng Imenic:54.000 tấn đá khai thác: 853.000 m3 Phân bố chủ yếu ở Phú Vang, PhúLộc, Hương Trà

1.2.5 Công nghiệp chế biến gỗ, lâm sản

- Chiếm 5,6 % trong cơ cấu sản xuất công nghiệp trên địa bàn ( 2008)

- Lao động của ngành đang ngày càng giảm, chỉ còn khoảng 10 % trong toàn bộ laođộng công nghiệp của tỉnh

- Đây là ngành dựa trên nguồn nguyên liệu địa phương, nhưng do hạn chế về khaithác rừng nên chủ yếu đi sâu vào sản xuất các mặt hàng gỗ tinh chế, mộc mỹ nghệ phục

vụ sinh hoạt và xuất khẩu Ngành công nghiệp này được phân bố khá rộng trên địa bàntỉnh

1.2.6 Công nghiệp cơ khí, hóa chất

- Là hai ngành có tốc độ tăng trưởng khá nhanh

- Chiếm khoảng 7,3% giá trị sản xuất công nghiệp và 9% lao động công nghiệp củatỉnh (2008)

- Sản xuất các loại hóa chất: Dược phẩm, xà phòng, sản phẩm từ cao su, plastic

- Cơ khí: Sản xuất thiết bị điện tử, sản phẩm bằng kim loại, sửa chữa các loại máymóc nông cụ, phương tiện giao thông vận tải

- Được phân bố chủ yếu ở địa bàn thành phố Huế và vùng phụ cận

1.2.7 Ngành tiểu thủ công mỹ nghệ

Đây là ngành nghề truyền thống của tỉnh Thừa Thiên Huế, được phát triển dưới hìnhthức các hợp tác xã: thêu, đúc, mộc mỹ nghệ, điều khắc, chạm khảm, kim hoàn Mặc dùđang gặp những khó khăn trong tìm kiếm thị trường, nhưng những ngành nghề này mangbản sắc đặc trưng và đang được lưu giữ phát triển đặc biệt là thông qua các kỳ Festivalnghề truyền thống của Thừa Thiên Huế

2 NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP

2.1 Nông nghiệp

2.1.1 Đặc điểm chung

- Thừa Thiên Huế hiện có 55.418,9 ha đất nông nghiệp, với 63,5% dân sống ở khuvực nông thôn (2008)

-Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 935.253 triệu đồng (giá so sánh 1994) và chiếmkhoảng 18,2% tổng giá trị sản phẩm của toàn tỉnh

-Trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, trồng trọt vẫn giữ vị trí quan trọng, chiếm 66,5%

tỷ trọng, chăn nuôi tăng không đáng kể: 29,7%, đóng góp của dịch vụ nông nghiệp chỉ3,8% giá trị sản xuất nông nghiệp

2.1.2 Các ngành nông nghiệp

a Ngành trồng trọt

* Sản xuất lương thực: Lúa là cây lương thực chính, diện tích trồng lúa chiếm đến

97,1 % diện tích cây lương thực có hạt

- Diện tích sản xuất lương thực của toàn tỉnh so với tỉnh khác tuy không lớn nhưng dotập trung sản xuất theo chiều sâu, áp dụng khoa học kỷ thuật nên năng suất và sản lượnglương thực không ngừng tăng , đặc biệt là lúa

Trang 16

- Các địa phương sản xuất lúa có năng suất cao: Hương Trà, Hương Thủy, PhongĐiền, Quảng Điền, Phú Lộc

- Các loại cây hoa màu như ngô, khoai, sắn với diện tích không lớn, sản lượng chưa

ổn định, năng suất thấp và tùy thuộc vào các yếu tố thời tiết

*Cây công nghiệp ngắn ngày: mía, lạc, đậu, vừng, thuốc lá Diện tích khoảng 4.797

ha, năng suất không ổn định Trước đây diện tích mía nguyên liệu được trồng nhiều ởvùng gò đồi và một số diện tích đất pha cát, nhung sau này do nhà máy đường không hoạtđộng nữa nên diện tích mía đã giảm và chuyển sang trồng lạc, đậu và một số cây ăn quảkhác Cây công nghiệp ngắn ngày chủ yếu tập trung ở Hương Trà, Quảng Điền, PhongĐiền

* Cây công nghiệp lâu năm: cao su, hồ tiêu, cà phê, chè, quế diện tích khoảng 9798

ha Trong những năm qua tỉnh đã tập trung nhiều nguồn lực đẩy mạnh phát triển câycông nghiệp lâu năm nhằm tạo sự chuyển biến trong cơ cấu cây trồng, góp phần phá thếđộc canh, tạo việc làm cho lao động Trong số các cây công nghiệp lâu năm thì diện tíchcây cao su đã tăng lên nhanh chóng, tập trung chủ yếu ở huyện Nam Đông, Hương Trà,Phong Điền Tuy nhiên do đặc điểm sinh thái nên năng suất cây cao su chưa cao như cácvùng khác, hơn nữa việc tiêu thụ sản phẩm hiện nay đang gặp khó khăn Vì vậy trongthời gian tới cùng với việc tổ chức tốt khâu khai thác, chế biến mủ cao su cần tăng cườngtìm kiếm và ổn định thị trường tiêu thụ

* Cây ăn quả: Đã được chú trọng phát triển và tăng diện tích trồng cây ăn quả ở hầu

hết các huyện, khuyến khích phát triển kinh tế vườn : Sa phu chê, thanh trà, cam, ổi,mãng cầu, chuối Diện tích trồng cây ăn quả toàn tỉnh khoảng 3884 ha

b Ngành chăn nuôi:

Giá trị ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng nhỏ trong sản xuất nông nghiệp Năm 2008chiếm 29,7% giá trị sản xuất nông nghiệp Giai đoạn từ 2005-2007 sự phát triển củangành chăn nuôi bị chững lại: năm 2003 chiếm 33,2%; năm 2007chiếm 28,9% giá trị sảnxuất nông nghiệp Nguyên nhân của tình hình này là do việc đầu tư cho chăn nuôi chưatương xứng với yêu cầu phát triển Mặc dù số lượng đàn gia súc có tăng nhưng chăn nuôitheo kiểu trang trại và công nghiệp hiệu quả chưa cao, vấn đề giải quyết thức ăn, chế biến

và tiêu thụ sản phẩm còn nhiều hạn chế

- Các vùng chăn nuôi gia súc phân theo các vùng trồng cây lương thực

Lợn: Phú Vang, Phú Lộc, Quảng Điền

Bò: Hương Trà, A Lưới, Phú lộc

Trâu: Hương Thủy, Phong Điền, Quảng Điền

Gia cầm: phân bố rộng khắp các địa phương trong tỉnh

2.2 Lâm nghiệp:

Thừa Thiên Huế hiện có 289.087 ha đất lâm nghiệp có rừng, chiếm 57,1% diện tíchđất tự nhiên Trong đó rừng sản xuất: 118.132 ha, rừng phòng hộ: 110.192 ha, rừng đặcdụng: 60.763 ha

- Diện tích rừng trồng mới được tăng thêm hàng năm: 2005 tăng 5184 ha, 2008 tăng

5429 ha, nâng độ che phủ rừng từ 44,9% (2000) lên 55% (2008)

Trang 17

- Rừng giàu tập trung chủ yếu ở Phú Lộc, A Lưới, Nam Đông Rừng có nhiều loại gỗquý như gõ, kiền, chò, trầm hương với trữ lượng lớn các loại tre, nứa, mây

- Chế biến gỗ: Phân bố rộng rãi trên địa bản tỉnh, chủ yếu là sản xuất các đồ dùngsinh hoạt và phục vụ xuất khẩu

- Hiện nay diện tích rừng chặt phá đang có xu hướng giảm (2007: 19,1 ha, năm 2008còn 2 ha), tuy nhiên để khôi phục diện tích rừng đã mất thì khâu bảo vệ, khai thác hợp lý,khoanh nuôi và trồng rừng cần được đẩy mạnh, kết hợp với mô hình kinh tế vườn rừng,vườn đồi, thực hiện nông lâm kết hợp là những xu hướng phát triển tích cực đảm bảo tàinguyên rừng và bảo vệ môi trường sinh thái

2.3 Ngành thủy sản:

- Dựa vào ưu thế của điều kiện tự nhiên: Với diện tích mặt nước 5.381,1 ha (nướcmặn lợ: 3783,2ha, ngọt: 1598,1 ha), dải đầm phá 22.040 ha ngành nuôi trồng thủy sảncủa tỉnh đang phát triển với tốc độ nhanh, với nhiều loại thủy hải sản có giá trị cao nhưtôm, cua, cá, rong câu

- Ngành thủy sản Thừa Thiên Huế đang được chú trọng phát triển, duy trì được

nhịp độ tăng trưởng Kim ngạch xuất khẩu thủy sản vẫn ổn định và có chiều hướng tăng lên, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực và đang thực sự trở thành

ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh ( Xem phụ lục 19)

3/ KHỐI NGÀNH DỊCH VỤ:

3.1 Du lịch, thương mại:

3.1.1 Du lịch

Trang 18

- Là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, với các lợi thế về tài nguyên tự nhiên và tàinguyên nhân văn đã tạo cho Thừa Thiên Huế có khả năng phát triển mạnh ngành du lịch.+ Tài nguyên tự nhiên: Với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng về sông, núi, biển,rừng, suối nước nóng, suối nước khoáng, thác, hồ

+ Tài nguyên nhân văn: Hệ thống kiến trúc thành quách, cung điện, chùa, di sản vănhóa (được công nhận là di sản văn hóa thế giới) Tài nguyên phi vật thể: lễ hội, ẩm thực,làng nghề, nhã nhạc cung đình Huế (di sản văn hóa phi vật thể)

Các tài nguyên đó đã tạo cho Thừa Thiên Huế có tiềm năng to lớn để trở thành trungtâm du lịch của cả nước

- Tình hình phát triển

Thời gian qua ngành du lịch tỉnh đã có tốc độ tăng trưởng khá nhanh Doanh thu từ

du lịch và lượng khách du lịch đến Huế tăng nhanh qua các năm, năm 2008 doanh thutăng 34,6%

Với vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, du lịch Thừa Thiên Huế đang phải cónhững bước tiến mới trong việc nâng cấp cơ sở vật chất, trình độ lao động, đa dạng hóacác hoạt động du lịch, vui chơi, giải trí để tăng ngày khách lưu trú và tăng doanh thu,đồng thời khai thác tốt hơn tiềm năng du lịch của tỉnh

3.1.2 Thương mại

- Nội thương: hoạt động nội thương trên địa bàn tỉnh ngày càng tạo được nguồn hàngphong phú, góp phần ổn định giá cả Tổng mua bán lẻ hàng hóa xã hội năm 2007 :6.643.925 tỷ đồng, năm 2008 đã tăng 9.274.962 tỷ đồng

- Ngoại thương: hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh đang chuyển biến theohướng tích cực Tổng giá trị xuất nhập khẩu 2008 là 189.414 nghìn đôla

Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là hàng hải sản (hải sản đông và hải sản khô), cácnông sản, thức uống, hàng tiểu thủ công mỹ nghệ, hàng thêu may và các quặng khoángsản (Ti tan, Zincol, Imenhic )

Hàng nhập khẩu chủ yếu là tư liệu sản xuất, nguyên liệu gia công (nguyên liệu sảnxuất bia, xản xuất bao bì xi măng )hàng tiêu dùng

- Đầu tư nước ngoài ( FDI) tăng 378,2 triệu đôla (2007) lên 1.148,0 triệu đô la (2008)

- Chỉ số năng lực cạnh tranh( PCI) của Thừa Thiên Huế từ vị trí thứ 38(2006) lên vị thứ 15(2007) và lên vị thứ 10(2008) Điều này phản ánh sự lạc quan và niềm tin vào xu hướng phát triển kinh tế của Thừa Thiên Huế

3.2 Giao thông vận tải

Thừa Thiên Huế được nối với cả nước và khu vực qua hệ thống quốc lộ 1, quốc lộ

49, đường sắt xuyên Việt, cảng Thuận An, cảng Chân Mây và sân bay Phú Bài

3.2.1 Đường bộ

Ngày đăng: 18/04/2017, 21:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w