1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

CNXHKH chuong 7

4 357 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 45,5 KB

Nội dung

+ Trong chế độ dân chủ tư sản, mặc dù nhà nước mang tên nhà nước dân chủ, về thực chất vẫn không phải nhà nước thực hiện quyền lực thực sự của nhân dân, mà chỉ là nước của giai cấp tư sả

Trang 1

CHƯƠNG VII

NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ

NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

I_NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

1- Khái niệm dân chủ.

a) Khái lược về sự phát triển dân chủ trong lịch sử nhân loại

+ Nhân loại từ lâu đời đã có nhu cầu về dân chủ và quan niệm dân chủ là việc thực thi quyền lực cuả dân Đây là một khái niệm lịch sử, dân là những

ai, còn do bản chất của chế độ xã hội quy định, nhất là từ khi xã hội phân chia thành giai cấp, thì dân còn do bản chất giai cấp thống trị xã hội quy định cụ thể trong từng xã hội nhất định

+ Khi chế độ chiếm hữu nô lệ ra đời, giai cấp chủ nô đã lấy tên là nhà nước dân chủ( từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI trước công nguyên) Tiếng Hylạp cổ đại ghép hai từ demos( là dân) và kratos( là quyền lực) thành cụm từ quyền lực của dân Ơû đây có nghĩa là nhà nước dân chủ chủ nô có quyền lực của dân Nhưng dân lúc này là dân theo quy định của giai cấp chủ nô( gồm giai cấp chủ nô, tăng nữ, thong gia, một số trí thức và ngươì tự do) về thực chất dân chủ của giai cấp tư hữu, áp bức bóc lột( chủ nô), chứ không phải dân chủ của những người lao động

+ Trong chế độ dân chủ tư sản, mặc dù nhà nước mang tên nhà nước dân chủ, về thực chất vẫn không phải nhà nước thực hiện quyền lực thực sự của nhân dân, mà chỉ là nước của giai cấp tư sản

+ Chỉ đến khi cách mạng chủ nghĩa tháng mười Nga (1917) thắng lợi mới bắt đầu một thời đại mới, khi đó nhân dân lao động đã giành được chính quyền, giành được tư liệu sản xuất, thiết lập nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, mới thực sự có nền dân chủ của nhân dân lao động

b) Quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin về dân chủ

+ Thứ nhất: dân chủ là một nhu cầu khách quan của nhân dân, lao động,

dân chủ là quyền lực của nhân dân( hay quyền lực thuộc về nhân dân)

+ Thứ hai: khi xã hội có giai cấp và nhà nước, tức là xuất hiện một chế độ

dân chủ thể hiện chủ yếu thông qua nhà nước, thì khi đó, dân chủ gắn với chế độ nhà nước và dân chủ mang bản chất thống trị xã hội, không có “dân chủ chung chung, phi giai cấp, siêu giai cấp, dân chủ thuần tuý

+ Thứ ba: từ khi có nhà nước dân chủ, thì dân chủ còn với ý nghĩa là một

hình thức nhà nước, gắn liền với một hệ thống chuyên chính của giai cấp

Trang 2

thống trị xã hội, giai cấp cầm quyền Vấn đề dân chủ bao giờ cũng được đặt

ra là: dân chủ với giai cấp nào, tầng lớp nào, dân chủ của ai và chuyên chính với ai với giai cấp nào

2- Bản chất nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

a) Dân chủ xã hội chủ nghĩa

+ Dân chủ xã hội chủ nghĩa ra đời là kết quả tất yếu của lịch sử đấu tranh lâu dài của nhân dân lao động vì sự nghiệp giải phóng toàn thể nhân dân lao động Lần đầu tiên trong lịch sử, nền dân chủ cho đại đa số nhân dân lao động đã được hình thành

+ Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ mà trong đó mọi quyền lực thuộc về nhân dân, trước hết là nhân dân lao động Nhà nước xã hội chủ nghĩa là người đại diện cho quyền lực của nhân dân- nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước của dân, do dân và vì dân

b) Bản chất của dân chủ xã hội chủ nghĩa

khái quát bản chất dân chủ xã hội chủ nghiã trên ba mặt

+ Về chính trị: dân chủ xã hội chủ nghĩa là chế độ dân chủ rộng rãi nhất,

tiến bộ nhất trong lịch sử, nhưng nó vẫn là nền dân chủ mang tính giai cấp-đó là tính giai cấp công nhân, dân chủ đi đôi với tập trung, với kỷ cương, kỷ luật, với trách nhiệm của công dân trước pháp luật

+ Về kinh tế: dân chủ xã hội chủ nghĩa có cơ sở kinh tế- xã hội bảo đảm,

trong đó chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất giữ vai trò nền tảng Chế độ sở hữu đặc trưng này đảm bảo cho sự thống nhất lợi ích cơ bản giữa các giai cấp, tầng lớp, cá nhân với xã hội

+ Về văn hoá:dân chủ xã hội chủ nghĩa phát huy cao độ tính tự giác và năng

lực sáng tạo của con người, của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc

3- Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa.

- Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa là gì?

+ Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa là một chỉnh thể bao gồm nhiều tổ chức chính trị trong đó có nhà nước xã hội chủ nghĩa( nhà nước chuyên chính vô sản) Đảng cộng sản cùng các tổ chức chính trị -xã hội hợp pháp và quan hệ qua lại giữa các tổ chức đó nhằm thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng cộng và đảm bảo quyền lực của nhân dân

+ Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa và hệ thống chuyên chính vô sản, xét về bản chất là đồng nhất, nó vận hành theo nguyên tắc: Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ

+ Giữ vững vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng cộng sản trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa là điều kiện tiên quyết để nhân dân thực hiện quyền lực của mình

Trang 3

- Cấu trúc của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa.

+ Bao gồm một chỉnh thể các tổ chức: đảng cộng sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa, các tổ chức chính trị, đoàn thể nhân dân

+ Xác định chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ biện chứng giữa các tổ chức đó

II- NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

1_khái niệm nhà nước xã hội chủ nghĩa.

- Nhà nước xã hội chủ nghĩa là cơ quan quyền lực, thực hiện quyền lực của nhân dân- đó là nhà nước của dân, do dân, vì dân do Đảng cộng sản lãnh đạo

- Nhà nước xã hội chủ nghĩa là cơ quan quản lý xã hội bằng hiến pháp và pháp luật

- Thông qua nhà nước Đảng cộng sản thực hiện sự lãnh đạo đối với toàn xã hội

2_ bản chất, chức năng, nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa.

- Bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa

+ bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa, trước hết nó mang bản chất giai cấp công nhân

+ Nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa mang bản chất giai cấp công nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc

+ Đảng ta và Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định bản chất nhà nước của

ta là do dân, vì dân

- Chức năng cơ bản của nhà nước xã hội chủ nghĩa

+ Chức năng đối nội

+ Chức năng đối ngoại

- các nhiệm vụ chủ yếu của nhà nước xã hội chủ nghĩa

+ Quản lý kinh tế, xây dựng và phát triển kinh tế

+ Xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội

+ Cải thiện không ngừng đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân

+ Quản lý văn hoá – xã hội, xây dựng một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

+ Quản lý quốc phòng – an ninh

+ Thực hiện chính sách đối ngoại, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế

III- CẢI CÁCH NHÀ NƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1- đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay.

- Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay bao gồm các tổ chức: Đảng Cộng Sản Việt Nam, nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mặt trận tổ quốc

Trang 4

Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo

- Đổi mới hệ thống chính trị nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân, trong khuân khổ hiến pháp và pháp luật của nhà nước

- Đổi mới hệ thống chính trị là đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị, đảm bảo mục tiêu của công cuộc đổi mới đất nước

2-cải cách nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

- Đại Hội Đảng lần thứ IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã chỉ rõ phương hướng chung của cải cách nhà nước ta là: xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam

- Vị trí vai trò của nhà nước ta

+ Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân

+ Quyền lực của nhà nước ta là thống nhất, vì đó là quyền lực của dân Nhưng có sự phân công- phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp

- Cải cách nhà nước phải gắn liền với việc xây dựng và chỉnh đốn Đảng, đổi mới nội dung, phương pháp lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước

- Phương hướng cải cách nhà nước ở nước ta hiện nay

+ Cải cách bộ máy hành chính, trước hết là bố trí lại cơ cấu tổ chức nhà nước sao cho tinh- gọn, năng động và quản lý có hiệu quả

+ Cải cách thể chế hành chính, trước hết là cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là thủ tục liên quan trực tiếp với công dân và các doanh nghiệp

+ Từng bước hiện đại hoá cơ quan hành chính các cấp

+ Đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước trên các mặt: đào tạo, bồi dưỡng; bố trí, sử dụng;quản lý, đánh giá; đãi ngộ; khen thưởng, kỷ luật…

+ Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong quá trình cải cách nhà nước bảo đảm đúng định hướng: nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, thể hiện trên thực tế là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân

Ngày đăng: 29/06/2013, 01:27

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w