1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

CNXHKH chuong 3

3 210 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 40,5 KB

Nội dung

- Khái niệm hình thái kinh tế xã hội: + Chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định: lịch sử xã hội loài người là lịch sử kế tiếp nhau của các hình thái kinh tế- xã hội phát triển từ thấp đến cao diễ

Trang 1

CHƯƠNG III

XÃ HỘI XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

I.- HÌNH THÁI KINH TẾ – XÃ HỘI CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA

1- Khái niệm hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa.

- Khái niệm hình thái kinh tế xã hội:

+ Chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định: lịch sử xã hội loài người là lịch sử kế tiếp nhau của các hình thái kinh tế- xã hội phát triển từ thấp đến cao diễn ra như một quá trình lịch sử tự nhiên

+ Hình thái kinh tế xã hội là gì?

- Khái niệm hình thái kinh tế- xã hội cộng sản chủ nghĩa:

+ Hình thái kinh tế- xã hội cộng sản chủ nghĩa là chế độ xã hội phát triển cao nhất hiện nay

+ Hình thái kinh tế -xã hội cộng sản chủ nghĩa là chế độ xã hội có quan hệ sản xuất dựa trên cơ sở công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, thích ứng với lực lượng sản xuất ngày càng phát triển cao, tạo thành cơ sở hạ tầng của chủ nghĩa cộng sản; trên cơ sở hạ tầng đó có kiến trúc thượng tầng tương ứng thực sự là của nhân dân với trình độ xã hội hoá ngày càng cao

2_Các điều kiện cơ bản của sự ra đời hình thức kinh tế- xã hội cộng sản chủ nghĩa.

- Lực lượng sản xuất dựa trên các thành tự khoa học công nghệ phát triển cao của chủ nghĩa tư bản, có trình độ xã hội hoá ngày càng cao mâu thuẫn ngày càng trở nên gay gắt với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất chủ yếu

- Biểu hiện ra về mặt xã hội của mâu thuẫn nói trên, là mâu thuẫn không thể điều hoá về mặt lợi ích cơ bản của hai giai cấp cơ bản, tiêu biểu nhất trong chủ nghĩa Tư Bản đó là giai cấp công nhân và giai cấp tư sản Hai giai cấp này mâu thuẫn với nhau ngày càng rõ rệt, sâu sắc và gay gắt Các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống giai cấp tư sản áp bức bóc lột phát triển từ thấp đến cao, từ tự phát đến tự giác

- Do bản chất bóc lột giá trị thặng dư,chủ nghĩa tư bản củng tạo ra những tình thế, thời cơ, những điều kiện cần và đủ cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tất yếu nổ ra – chủ nghĩa xã hội tất yếu ra đời và chủ nghĩa tư bản tất yếu bị diệt vong

- Trong thời đại hiện nay, sẽ có những nước tư bản chủ nghĩa ở trình độ trung bình và những nước chưa qua chủ nghĩa tư bản cũng có thể làm cuộc cách

Trang 2

mạng xã hội chủ nghĩa thành công và bước vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hôị

3-Các giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế -xã hội cộng sản chủ nghĩa.

- Giai đoạn thấp đó là xã hội xã hội chủ nghĩa hay còn gọi là chủ nghĩa xã hội

- Giai đoạn cao của hình thái kinh tế- xã hội cộng sản chủ nghĩa đó là xã hội cộng sản chủ nghĩa hay còn gọi là chủ nghĩa cộng sản

II NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA XÃ HỘI XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Có 6 đặc trưng cơ bản:

- Cơ sở vật chất kỹ thuật là nền sản xuất công nghiệp với trình độ công nghệ hiện đại

- Về chế độ sở hữu: xoá bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu

- Xã hội xã hội chủ nghĩa tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới

- Thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động- đây là nguyên tắc phân phối

cơ bản nhất

- Nhà nước xã hội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc; thực hiện quyền và lợi ích của nhân dân

- Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, thực hiện công bằng, bình đẳng, tiến bộ xã hội tạo những điều kiện cơ bản để con người phát triển toàn diện

III- THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

1- Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

2- Những đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 3- Các kiểu quá độ lên chủ nghĩa xã hội

IV- THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

1- Tính tất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

- Lịch sử thế giới cũng đã có nhiều trường hợp quốc gia dân tộc bỏ qua một hình thái kinh tế –xã hội lỗi thời để tiến thẳng lên hình thái ý thức xã hội tiến bộ hơn

- Việt nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội là phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại mới

- Thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo đã tạo ra những tiền đề khách quan cho sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Trang 3

- Nhân dân Việt Nam đã có kinh nghiệm và hiểu biết sâu sắc về chế độ thực dân tư bản, nên chính nhân dân Việt Nam đã từ chối con đường tư bản chủ nghĩa và đi theo con đường xã hội chủ nghĩa

2_ Những đặc điểm và nội dung cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam hiện nay.

a Những đặc điểm cơ bản:

- Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa từ một xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, lực lượng sản xuất ở trình độ rất thấp, tình trạng nghèo nàn và lạc hậu là đặc điểm lớn nhất cũng là khó khăn nhất

- Phải trải qua 30 năm chiến tranh, đất nước bị tàn phá nặng nề

- Chủ nghĩa xã hội thế giới đang tạm thời lâm vào thời kỳ thoái trào

- Tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí, suy thoái về đạo đức, nối sống của một bộ phận Các bộ đảng viên cùng với tác động của mặt trái của cơ chế thị trường

- Những tàn dư của chủ nghĩa thực dân, phong kiến còn nhiều, cùng với các

thế lực thù địch thường xuyên tìm mọi cách phá hoại chủ nghĩa xã hội và nền độc lập thống nhất của nhân dân ta

b- Nội dung cơ bản.

- Mục tiêu tổng quát phải đạt được khi kết thúc thời kỳ quá độ là: “xây dựng xong về cơ bản những cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội, với kiến trúc thượng tầng về chính trị và tư tưởng, văn hoá phù hợp làm cho đất nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh”

- Những phương hướng cơ bản để đạt được mục tiêu tổng quát nói trên (có 7 phương hướng cơ bản)

Ngày đăng: 29/06/2013, 01:27

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w