1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

XÂY DỰNG ỨNG DỤNG học từ VỰNG TIẾNG ANH TRÊN điện THOẠI DI ĐỘNG

55 663 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 1,54 MB

Nội dung

Do đó, khóa luận này trình bày vềviệc xây dựng một ứng dụng cho phép người dùng có thể học từ vựng tiếng anh trên chínhchiếc điện thoại di động thông minh của họ.. Phương pháp nghiên cứu

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

Nguyễn Thị Như Quỳnh

XÂY DỰNG ỨNG DỤNG HỌC TỪ VỰNG TIẾNG

ANH TRÊN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY

Ngành: Công nghệ thông tin

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

Nguyễn Thị Như Quỳnh

XÂY DỰNG ỨNG DỤNG HỌC TỪ VỰNG TIẾNG

ANH TRÊN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY

Ngành: Công nghệ thông tin

Cán bộ hướng dẫn: TS Nguyễn Việt Anh

HÀ NỘI - 2015

Trang 3

VIETNAM NATIONAL UNIVERSITY, HANOI UNIVERSITY OF ENGINEERING AND TECHNOLOGY

Nguyen Thi Nhu Quynh

DEVELOP AN APPLICATION OF LEARNING ENGLISH VOCABULARY ON MOBILE

Major: Information Technology

Supervisor: PhD Nguyen Viet Anh

HA NOI - 2015

Trang 4

TÓM TẮT Tóm tắt:

Ngày nay, nhu cầu học tiếng Anh của con người đang ngày càng tăng cao, nhất là trongthời buổi hội nhập quốc tế như hiện nay Bên cạnh đó, thị trường điện thoại di động cũngkhông ngừng phát triển cả về mặt số lượng và chất lượng Do đó, khóa luận này trình bày vềviệc xây dựng một ứng dụng cho phép người dùng có thể học từ vựng tiếng anh trên chínhchiếc điện thoại di động thông minh của họ

Hệ thống gồm hai phần cơ bản: phần thứ nhất là phía máy chủ, phần thứ hai là phía máykhách Phía máy chủ sẽ chịu trách nhiệm lưu trữ các dữ liệu về người dùng, dữ liệu về từvựng, các bài học, bài kiểm tra đánh giá; đồng thời xử lý những thông tin phía máy khách gửi

về Phía máy khách sẽ hiển thị dưới dạng một ứng dụng cho phép người dùng đăng nhập vào

và thực hiện việc học từ vựng tiếng anh

Hệ thống xây dựng trên ngôn ngữ Java ở phía máy khách và ngôn ngữ PHP ở phía máychủ; sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL để quản lý dữ liệu Kết quả thu được của hệthống thử nghiệm đã đáp ứng được phần nào nhu cầu học tiếng anh trên điện thoại di độngcủa người dùng

Từ khóa: từ vựng, tiếng anh, điện thoại, di động.

Trang 5

ABSTRACT Abstract:

Nowadays, there is an enormous rise in the demand for learning English, especially in theperiod of international integration Besides, the mobile phone market is constantly evolving interms of both quantity and quality Therefore, this thesis presentation about building anapplication that allows users to learn English vocabulary on their smartphone

The system consists of two basic parts: the first part is the server side, and the secondpart is the client The server side is responsible for storing user data, data on vocabulary,lessons, evaluation tests; simultaneously processing information sent from the client side Theclient side will show as an application that allows users to log on the system and then startlearning English vocabulary

The system is built base on Java language on the client side, and PHP language on theserver side; use MySQL management system database to manage data

The results obtained of the test system meet a part of the user’s demand for learningEnglish on mobile phone

Keywords: vocabulary, english, mobile.

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực hiện khóa luận, tôi đã nhận được rất nhiều sự hướng dẫn, giúp

đỡ tận tình từ nhiều phía Những điều đó đã trở thành nguồn động lực lớn giúp tôi cóthể thực hiện được đề tài được giao Tôi xin được gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đếntất cả mọi người

Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy hướng dẫn – Tiến sĩ NguyễnViệt Anh, người đã giúp đỡ, hướng dẫn tôi rất nhiệt tình để tôi có thể hoàn thành khóaluận này

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Công Nghệ - Đại họcQuốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành khóa luận Cảm ơn toànthể các thầy cô đang công tác tại trường đã dạy dỗ, truyền đạt cho tôi những kiến thứcquý báu trong suốt thời gian học tập, rèn luyện tại trường

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cha mẹ, người thân đã nuôi dưỡng, tạo điềukiện tốt nhất cho tôi có cơ hội học tập, nghiên cứu, chuyên tâm thực hiện khóa luậnnày

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn tập thể lớp K56CD và K56CLC cùng những người bạntốt đã ở bên tôi, động viên, giúp đỡ tôi trong cuộc sống cũng như trong học tập

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 06 tháng 5 năm 2015

Sinh viên

Nguyễn Thị Như Quỳnh

Trang 7

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nghiên cứu của tôi về Ứng dụng học từ vựng tiếng Anhtrên điện thoại di động mà tôi viết trong khóa luận này là sự thật Những gì tôi viết rakhông sao chép từ các tài liệu, không sử dụng các kết quả của người khác mà khôngtrích dẫn cụ thể

Tôi xin cam đoan ứng dụng này là do tôi tự phát triển dưới sự hướng dẫn của thầyNguyễn Việt Anh, không sao chép mã nguồn của người khác Nếu điều này khôngđúng, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy định của trường Đại học Công Nghệ

- Đại học Quốc gia Hà Nội

Hà Nội, ngày 06 tháng 5 năm 2015

Sinh viên

Nguyễn Thị Như Quỳnh

Trang 8

MỤC LỤC

Chương I Mở đầu 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu của đề tài 2

1.3 Phương pháp nghiên cứu 2

1.4 Nội dung nghiên cứu 2

1.5 Kết quả nghiên cứu 2

Chương II Cơ sở lý thuyết 3

2.1 E-learning 3

2.1.1 Giới thiệu 3

2.1.2 Xu thế phát triển 3

2.1.3 Ưu điểm 5

2.1.4 Nhược điểm 5

2.2 M-learning 6

2.3 Học thích nghi theo ngữ cảnh trong e-learning 7

2.3.1 Khái niệm ngữ cảnh 7

2.3.2 Phân loại ngữ cảnh 7

2.3.3 Mô hình ngữ cảnh cho bài toán thử nghiệm 7

Chương III Hệ thống thử nghiệm 9

3.1 Mô tả bài toán 9

3.2 Mô hình, kiến trúc hệ thống 12

3.2.1 Kiến trúc hệ thống 12

3.2.2 Mô hình người học 12

3.2.3 Mô hình nội dung 14

3.2.4 Phân tích thiết kế hệ thống 16

3.2.5 Công nghệ sử dụng 30

3.2.6 Thiết kế cơ sở dữ liệu 35

3.3 Cài đặt thử nghiệm 38

Trang 9

3.3.1 Cài đặt 38

3.3.2 Thử nghiệm 39

Chương IV Tổng kết 44

4.1 Kết quả đạt được 44

4.2 Hạn chế 44

4.3 Hướng phát triển 44

Trang 10

DANH MỤC HÌNH MINH HỌA

Hình 3.1 Quy trình đăng nhập vào hệ thống 10

Hình 3.2 Quy trình học từ vựng 11

Hình 3.3 Mô hình kiến trúc hệ thống 12

Hình 3.4 Mô hình cây nội dung 15

Hình 3.5 Biểu đồ Use Case toàn hệ thống 17

Hình 3.7 Màn hình đăng ký không thành công 25

Hình 3.7 Màn hình đăng ký không thành công 25

Hình 3.6 Màn hình đăng ký tài khoản 25

Hình 3.9 Màn hình đăng nhập không thành công 26

Hình 3.8 Màn hình đăng nhập thành công 26

Hình 3.11 Màn hình học theo chủ đề 27

Hình 3.10 Màn hình bài test đầu vào 27

Hình 3.13 Màn hình học thích nghi theo ngữ cảnh 28

Hình 3.14 Màn hình bài test sau mỗi bài học 29

Hình 3.15 Màn hình chính Android 5.0 Lollipop 30

Hình 3.16 Tỷ lệ sử dụng các phiên bản Android 31

Hình 3.17 Kiến trúc hệ điều hành Android 32

Hình 3.18 Biểu đồ EER 35

Hình 3.20 Kết quả bài test đầu vào 40

Hình 3.19 Màn hình bài test đầu vào 40

Hình 3.21 Màn hình học từ 40

Hình 3.22 Màn hình học từ 41

Hình 3.24 Màn hình kết quả bài test 41

Hình 3.23 Màn hình bài test đầu vào 41

Hình 3.25 Màn hình học từ 42

Hình 3.26 Màn hình học từ 42

Trang 11

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Vị trí 8

Bảng 2.2 Thời gian học 8

Bảng 2.3 Mức độ tập trung của người học 8

Bảng 2.4 Trình độ người học 8

Bảng 3.1 Thông tin cá nhân người học 13

Bảng 3.2 Tham số ngữ cảnh xác định vị trí của người dùng 13

Bảng 3.3 Tham số ngữ cảnh xác định thời gian học của người dùng 13

Bảng 3.4 Tham số ngữ cảnh xác định mức độ tập trung của người dùng 13

Bảng 3.5 Luật dựa trên ngữ cảnh 14

Bảng 3.6 Favourite 35

Bảng 3.7 FillQuestion 36

Bảng 3.8 Level 36

Bảng 3.9 MultiQuestion 36

Bảng 3.10 QuestionTest 36

Bảng 3.11 User 37

Bảng 3.12 User_has_Word 37

Bảng 3.13 Word 37

Bảng 3.14 Word_Question 38

Bảng 3.15 Dữ liệu thử nghiệm 39

Trang 12

Chương I Mở đầu1.1 Đặt vấn đề

Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ thông dụng nhất trên thế giới, là chìa khóa

để mở cửa thế giới, doanh nhân ở mọi quốc gia nếu muốn thành đạt đều không thểkhông biết đến ngôn ngữ này Có thể nói, trên rất nhiều lĩnh vực, tiếng Anh đã chinhphục tuyệt đối Tầm quan trọng của tiếng Anh đang ngày càng được khẳng định Ngàynay, tiếng Anh không còn chỉ dừng lại trong phạm vi một môn học mà đã dần trởthành công cụ giao tiếp hàng ngày của rất nhiều bạn trẻ Hơn nữa, trong bối cảnh thời

mở cửa như hiện nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư sang thịtrường Việt Nam, mang lại rất nhiều cơ hội việc làm cho các lao động trẻ Tuy nhiên,nếu không có trình độ tiếng Anh nhất định, người Việt trẻ không thể giành lấy cơ hộingàn vàng này Theo những khảo sát thực tế, giữa hai người có năng lực chuyên mônngang nhau thì nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ lựa chọn người có thêm khả năng vềngoại ngữ

Việc học tiếng Anh là cần thiết, tuy nhiên cần phải có phương pháp học phù hợp đểmang lại hiệu quả tốt nhất Thông thường, mọi người thường tìm đến học ở các trungtâm Việc này sẽ tiêu tốn khá nhiều thời gian và tiền bạc, nhất là đối với những người

đi làm, ít có thời gian rảnh rỗi Tuy nhiên, trong thời kỳ công nghệ phát triển như vũbão, việc sở hữu một chiếc điện thoại thông minh là không ngoài khả năng của nhiềungười Theo những số liệu Google công bố từ Nghiên cứu Hành vi trực tuyến củaNgười tiêu dùng Việt do công ty TNS thực hiện, tỷ lệ sử dụng smartphone tại ViệtNam năm 2014 là 36%, và nó chiếm 52% tổng số người dùng di động tại Việt Nam

Và thực tế, việc học tiếng Anh trên một chiếc điện thoại di động thông minh là hoàntoàn thực tiễn và thiết thực, là học nhưng vẫn mang tính chất giải trí, không mang lại

áp lực cho người học

Dựa trên tình hình thực tế và nhu cầu như trên, việc xây dựng một ứng dụng học từvựng tiếng Anh trên điện thoại di động phù hợp với từng người dùng là rất cần thiết

Nó sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất cho người dùng trong việc học tiếng Anh

Khóa luận được chia thành 4 phần:

Chương I Mở đầu

Chương này trình bày tổng quan về đề tài, như: đặt vấn đề, mục tiêu của đề tài,phương pháp, nội dung và kết quả nghiên cứu

Chương II Cơ sở lý thuyết

Chương này trình bày những khái niệm cơ bản về E-Learning, M-Learning, họcthích nghi, học theo ngữ cảnh trong E-Learning; các công nghệ áp dụng như Android,công nghệ web

Chương III Hệ thống thử nghiệm

Chương này đưa ra mô tả chi tiết về bài toán, cách thức xây dựng ứng dụng học từvựng tiếng Anh trên thiết bị di động dựa theo ngữ cảnh

Chương IV Tổng kết

Trang 13

Chương này tập trung phân tích, đánh giá kết quả thực hiện đề tài, những đóng góp

và hạn chế mà đề tài cần khắc phục để hoàn thiện, hướng phát triển của đề tài

1.2 Mục tiêu của đề tài

Xây dựng ứng dụng học từ vựng tiếng Anh trên điện thoại di động Ứng dụng nàycho phép người dùng học thích nghi theo ngữ cảnh, có sự cá nhân hóa theo từng ngườidùng Người dùng với những trình độ hiểu biết khác nhau, thời gian, địa điểm, mức độtập trung học khác nhau thì sẽ có những bài học khác nhau cho phù hợp

Ứng dụng cho phép người dùng lưu lại những thông tin cá nhân, có sự đánh giá vềkhả năng của người dùng thông qua các bài học, kết quả của các bài kiểm tra Bêncạnh đó, thông qua quá trình học của người dùng, hệ thống cũng có những đánh giá vềnội dung, để dựa vào đó có những thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sẽ đi vào nghiên cứu cách học thích nghi theo ngữ cảnh trên thiết bị diđộng là như thế nào; học theo ngữ cảnh có những ưu điểm, thuận lợi nào; cách thứchọc thích nghi theo ngữ cảnh; cách thức để xây dựng một ứng dụng học thích nghitheo ngữ cảnh là như thế nào Từ đó, áp dụng để xây dựng ứng dụng học từ vựng tiếngAnh trên thiết bị di động

1.4 Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu và mô tả bài toán

- Nghiên cứu phương pháp học thích nghi theo ngữ cảnh

- Nghiên cứu phương pháp xây dựng một ứng dụng học từ vựng tiếng anh có kết nối client – server

1.5 Kết quả nghiên cứu

- Tìm hiểu được phương pháp học thích nghi theo ngữ cảnh với nhiều ưu điểm sovới phương pháp học truyền thống Phương pháp học mới này giúp cá nhân hóamỗi bài học theo khả năng, trình độ của từng người học cụ thể

- Xây dựng thành công ứng dụng học từ vựng tiếng Anh trên thiết bị di động, có

sử dụng phương pháp học thích nghi theo ngữ cảnh

Trang 14

Chương II Cơ sở lý thuyết2.1 E-learning

2.1.1 Giới thiệu

E-learning hay Giáo dục trực tuyến, là một phương thức học thông qua một thiết bị(máy tính, điện thoại…) có kết nối mạng, tương tác với một máy chủ từ xa, máy chủnày có lưu giữ những bài giảng điện tử; và một phần mềm đáp ứng được các yêu cầu

hỗ trợ cho việc học tập Phần mềm này có thể giúp người dùng hỏi, yêu cầu hệ thốngđưa ra những thông tin liên quan đến bài học; bên cạnh đó, nó cũng có khả năng ra đềcho học viên học trực tuyến từ xa

Giáo dục trực tuyến cho phép người dùng có thể học mọi lúc, mọi nơi chỉ với mộtthiết bị kết nối mạng Người học có thể học bất kỳ bài học nào, tại bất cứ địa điểm nào,vào bất cứ thời gian nào mà họ muốn Chính vì vậy, phương pháp học này giúp manglại cho người học cảm giác thoải mái, không bị bó hẹp trong một khuôn khổ nào, giúpngười học có tâm lý tốt nhất để hoàn thành bài học như mong đợi

2.1.2 Xu thế phát triển

a Trên thế giới

Nhiều nước trên thế giới đã triển khai mạnh mẽ E-learning ở giáo dục đại học, giáodục nghề nghiệp và huấn luyện nhân viên ở các công ty Những năm gần đây, E-learning cũng đã và đang được triển khai cho học sinh phổ thông, điển hình là ở Hoa

Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản… Ở Hoa Kỳ đã có hàng triệu học sinh phổ thông đăng kýhọc trực tuyến Đưa lớp học lên mạng Internet là một trào lưu đang bùng nổ tại nướcnày Các lớp học trực tuyến này có thể được tổ chức tập trung tại các trường hoặc họcsinh có thể tự học tại nhà Theo lý giải của các nhà quản lý, đây là bước chuẩn bị nhằmtrang bị cho học sinh những kỹ năng cần thiết cho việc học tại các trường đại học saunày và thích ứng với môi trường làm việc của thế kỷ 21

Theo ước tính của Bộ Giáo dục Hoa Kỳ, nước này đã có khoảng 770 trường phổthông áp dụng phương thức học trực tuyến, với khoảng 1,03 triệu học sinh tính đếnnăm học 2007-2008 Nhưng chính Bộ Giáo dục cũng đã lên tiếng cảnh báo, việc họctrực tuyến rất hiệu quả đối với sinh viên đại học, cao đẳng nhưng chưa đủ bằng chứngkhoa học cho thấy nó cũng tốt đối với học sinh phổ thông Tuy nhiên, E-learning làgiải pháp khá phù hợp với học sinh trượt tốt nghiệp và các nhóm học sinh lười

Là một quốc gia châu Á, kinh tế Hàn Quốc chưa phải thuộc top 10 của thế giới,nhưng nước này đã không ngần ngại khi đầu tư cho E-learning Hàn Quốc đang phấnđấu trở thành một tiêu điểm về xu hướng giáo dục mới để thế giới nhìn vào Nhiềutrường học trên mạng ra đời và đã trở nên nổi tiếng, Megastudy là một ví dụ điển hình,

Trang 15

nó đã trở thành mạng giáo dục trực tuyến lớn nhất tại Hàn Quốc với doanh số hàngnăm lên đến 245 tỷ won Chính phủ Hàn Quốc xem web như là một công cụ để hạnhiệt chi phí dạy kèm tại các trung tâm luyện thi, tái lập bình đẳng trong giáo dục Một

số giáo viên, giảng viên giỏi ở Hàn Quốc cho rằng: E-learning đã mang lại công bằnghơn cho giáo dục, do những học sinh nghèo có thể tham gia vào khóa luyện thi củanhững thầy giỏi với mức học phí thấp hơn rất nhiều so với lớp luyện thi thông thường.Khoảng 2-3 năm trở lại đây, hàng tram trường đại học hàng đầu trên thế giới đềutập trung phát triển mạng E-learning, trong đó có các trường đưa ra nhiều khóa học mởđại trà như Harvard, Standford, và nhiều trường khác đưa ra các chương trình E-learning cấp bằng cử nhân, thạc sĩ, như Berkeley, Georgia Tech, Maryland…

b Ở Việt Nam

Công nghệ thông tin đối với giáo dục Việt Nam đã phát triển khá mạnh mẽ khibước vào thế kỷ 21 Trong những năm qua, hạ tầng công nghệ thông tin trong ngànhgiáo dục đã được đầu tư mạnh mẽ, với việc hoàn thành “Mạng giáo dục - Edunet” năm

2010 (chương trình hợp tác giữa Bộ GD&ĐT với tập đoàn viễn thông quân độiViettel), kết nối Internet băng thông rộng đến tất cả các cơ sở giáo dục từ mầm nonđến đại học, Việt Nam đã trở thành một trong số ít quốc gia được miễn phí Internettrong giáo dục Nhiều trường đại học, cao đẳng đã trang bị hạ tầng công nghệ thôngtin, thiết bị dạy học hiện đại và từng bước triển khai E-learning Một số khóa học đàotại trực tuyến, dạy học qua mạng đã được mở ra

Chủ trương của Bộ GD&ĐT trong giai đoạn tới là tích cực triển khai các hoạt độngxây dựng một xã hội học tập, mà ở đó mọi công dân đều có cơ hội được học tập,hướng tới việc: học bất cứ thứ gì, bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu và học tập suốt đời

Để thực hiện được các mục tiêu trên, E-learning có một vai trò chủ đạo trong việc tạo

ra một môi trường học tập ảo

Các trường đại học, cao đẳng đã tích cực triển khai E-learning: một số trường đạihọc đã triển khai hệ thống E-learning, xây dựng trung tâm học liệu mở, thư viện điện

tử Huy động nhiều nguồn lực như kinh phí các dự án, kinh phí ngân sách, kinh phí cácdoanh nghiệp hỗ trợ… để đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, tập huấn cho giảng viên

và xây dựng hệ thống tài liệu, bài giảng phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của họcsinh, sinh viên

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với các doanh nghiệp để triển khai E-learning

và thi trực tuyến Có thể kể đến một số cuộc thi: Cuộc thi “Thiết kế hồ sơ bài giảngđiện tử E-learning” năm học 2009-2010 nằm trong khuôn khổ chương trình hợp tácgiữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quỹ Laurence S.Ting, năm học 2010-2011 BộGD&ĐT lại tiếp tục tổ chức cuộc thi này, thể hiện quyết tâm triển khai E-learning đốivới học sinh phổ thông; cuộc thi giải toán qua mạng tại website Violympic.vn; cuộc thi

Trang 16

Olympic tiếng Anh là chương trình hợp tác giữa Tổng Công ty truyền thông đaphương tiện Việt Nam VTC với bộ GD&ĐT.

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp cũng đã tài trợ xây dựng website luyện thi trựctuyến như: hocmai.vn, truongtructuyen.vn…; xây dựng các thư viện tài liệu, bài giảng,thí nghiệm ảo như thuvienvatly.vn, lichsuvietnam.vn… đã tạo ra một nguồn tài nguyênlớn về tài liệu và bài giảng điện tử

Năm 2014 là một năm có sự bùng nổ mạng về số lượng các dự án Giáo dục trựctuyến Dự đoán năm 2015 vẫn tiếp tục tăng về lượng

2.1.3 Ưu điểm

- Tiết kiệm chi phí: Với phương pháp giáo dục trực tuyến, người học có thể giảmđược các chi phí đi lại, chi phí cho địa điểm tổ chức học tập Người học chỉ cầnđăng ký khóa học là có thể bắt đầu việc học một cách thuận lợi

- Tiết kiệm thời gian: Giúp giảm thời gian khóa học so với phương pháp giảngdạy truyền thống nhờ vào việc hạn chế thời gian đi lại Hơn nữa, phương phápdạy và học trực tuyến còn rất phù hợp với những người bận rộn, ít có thời giantham gia những khóa học trên lớp; họ có thể học vào những khoảng thời gianrảnh rỗi hiếm hoi mà không khóa học truyền thống nào đáp ứng được

- Linh động: Người học có thể lựa chọn những khóa học mình muốn dựa theo sựchỉ dẫn của giảng viên trực tuyến hoặc khóa học tự tương tác Người học có thể

tự điểu chỉnh tốc độc học theo khả năng của bản thân và sự tác động của ngoạicảnh

- Tối ưu: Nội dung truyền tải nhất quán Có nhiều khóa học với những ngành họckhác nhau, cấp độ học khác nhau giúp người học có thể dễ dàng lựa chọn nhữngkhóa học phù hợp với khả năng của bản thân

- Hệ thống hóa: Giáo dục trực tuyến có thể dễ dàng tạo những khóa học cho phépngười dùng tham gia học tập, có thể theo dõi tiến độ học tập, kết quả học tậpcủa học viên một cách dễ dàng Bên cạnh đó, giáo dục trực tuyến cũng có thểtạo ra những bài kiểm tra, đánh giá năng lực của người học; từ đó có thể biếtđược mức độ phát triển của người học, dự đoán được khi nào thì họ có thể hoànthành khóa học

2.1.4 Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội trên, hệ thống giáo dục trực tuyến cũng bộc lộmột số nhược điểm so với cách thức đào tạo truyền thống:

- Hạn chế sử dụng đối với những người không thành thạo sử dụng công nghệ

- Hạn chế sự tương tác trực tiếp giữa giáo viên và người học, giữa những học viênvới nhau, làm giảm cơ hội học hỏi trực tiếp từ bạn bè, giảm khả năng giao tiếp

- Không kích thích được môi trường học tích cực, chủ động

Tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam hiện nay, có thể thấy rằng giới trẻ làm quen

Trang 17

với Internet khá nhanh Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, tốc độ phổ cập Internet củaViệt Nam nhanh hơn nhiều so với những nước châu Á khác như Trung Quốc, TháiLan và Philipine Rất nhiều bạn trẻ Việt Nam sử dụng Internet rất thành thạo cho mụcđích giao tiếp và học tập Chính vì vậy, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng giáo dục

từ xa sẽ có thể phát huy được thế mạnh của mình đối với giới trẻ Việt Nam

2.2 M-learning

Bên cạnh thuật ngữ E-learning, chúng ta còn thấy xuất hiện thuật ngữ M-learning.M-learning (Mobile-Learning) là hình thức học tập trên điện thoại di động Cũng liênquan đến E-learning, là một hình thức học tập, đào tạo từ xa; tuy nhiên M-learning tậptrung phát triển việc học thông qua ngữ cảnh trên các thiết bị di động có kết nốiInternet Đó là một cách học có tính linh động, người học có thể học khi đang dichuyển mà không cần phải ở cố định một vị trí nào đó, và nó cũng thay đổi theo sựphát triển của công nghệ di động M-Learning bao gồm học tập với công nghệ di động,máy nghe nhạc mp3, máy tính xách tay, điện thoại di động

M-Learning được phát triển và thử nghiệm lần đầu tiên cho sinh viên bởi cáctrường đại học ở châu Âu và châu Á trong thập niên 90 của thế kỷ 20

Những lợi ích khi sử dụng M-Learning cho thị trường giáo dục:

- Người học có thể học mọi lúc mọi nơi theo đúng nghĩa khi mang thiết bị diđộng bên mình

- Thiết bị di động có khả năng tương tác nhanh và linh hoạt hơn các thiết bị đầucuối khác, thuận tiện trong việc mang theo và sử dụng

- Giá thành của các thiết bị di động ngày càng có xu hướng rẻ hơn nên ngườidùng có khả năng tiếp cận phương pháp học này tốt hơn

- Khuyến khích người dùng trải nghiệm thêm các cơ hội học tập thay vì chơigame và các ứng dụng khác trên điện thoại di động

Những mục đích mà M-Learning có thể ứng dụng tốt tại thời điểm này:

- Giúp người dùng tiếp nhận kiến thức trước các bài học

- Theo dõi nội dung chính và củng cố kiến thức bài học

- Cung cấp nội dung của các tài liệu hay

- Ứng dụng cho truyền thông

- Đánh giá người học

Các ứng dụng của M-Learning trong lĩnh vực kinh doanh:

- Kinh doanh nội dung cho đối tượng người học

- Kinh doanh quảng cáo

- Điều tra thương hiệu

- Phát triển SMS và Mobile Marketing

- Phát triển đào tạo nhân viên cho các tập đoàn

Trang 18

Ở Việt Nam, lĩnh vực M-Learning là một thị trường tiềm năng với số lượng thuêbao di động lớn, với mật độ thuê bao di động là 140 thuê bao/100 dân, trong đó sốlượng người dùng sử dụng dịch vụ 3G đạt khoảng 18,57% trong năm 2014; và sốlượng người dùng điện thoại có tính năng cao chiếm phần lớn.

M-Learning đang là một lĩnh vực khá mới đối với nhiều quốc gia, đồng thời nócũng mới được nhìn nhận và tập trung nghiên cứu trong những năm gần đây Do vậy,việc nghiên cứu, phát triển M-Learning vẫn đang rất được quan tâm, nghiên cứu

2.3 Học thích nghi theo ngữ cảnh trong e-learning

2.3.1 Khái niệm ngữ cảnh

Ngữ cảnh là bất cứ thông tin nào có thể dùng để xác định được tình trạng hiện tạicủa thực thể, đối tượng Ngữ cảnh có thể là những dữ liệu về trạng thái, địa điểm, thờigian… của đối tượng Nói cách khác, ngữ cảnh chính là môi trường mà đối tượng đótồn tại, hay một sự kiện xảy ra Chính vì thế, yếu tố ngữ cảnh là rất quan trọng, vì nóảnh hưởng đến hành vi của thực thể, đối tượng; ảnh hưởng đến kết quả của quá trình.Ngữ cảnh có thể chia thành hai dạng chính: ngữ cảnh cá nhân và ngữ cảnh về môitrường

- Ngữ cảnh cá nhân: bao gồm những thông tin liên quan đến mỗi cá nhân: têntuổi, địa dỉ, vị trí, sở thích, trạng thái…

- Ngữ cảnh về môi trường: bao gồm các thông tin về hoàn cảnh, trạng thái, môitrường sống… của đối tượng

2.3.2 Phân loại ngữ cảnh

Ngữ cảnh bao gồm ba môi trường chính: môi trường bên ngoài, môi trường nội bộ

và môi trường kỹ thuật số

- Môi trường kỹ thuật số: là các yếu tố liên quan đến những phương tiện học tập

- Môi trường nội bộ: là những yếu tố ngữ cảnh liên quan đến người dùng như:thông tin người dùng, vị trí, thời gian học, mức độ tập trung học, tâm trạng…

- Môi trường bên ngoài: bao gồm các yếu tố vật lý như ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt

độ của môi trường…

2.3.3 Mô hình ngữ cảnh cho bài toán thử nghiệm

Trong bài toán này, chúng tôi chỉ tập trung vào những thông tin ngữ cảnh là nhữngthông tin thu được từ người học như vị trí, thời gian học, mức độ tập trung và trình độcủa người học Các yếu tố này sẽ được thu thập từ thông tin người dùng nhập vào khitham gia vào khóa học

a Vị trí

Hệ thống đưa ra một số địa điểm cụ thể, đặc trưng cho người dùng lựa chọn: nơicông cộng, ở nhà, ở nơi công sở

Trang 20

Ứng dụng này cho phép người dùng học từ vựng tiếng Anh trên một chiếc điệnthoại di động có kết nối Internet ở mọi lúc, mọi nơi Người dùng sẽ được học các từvựng liên quan đến 5 chủ đề chính: Food and drink, Animals, Health, Transport,People Khi đăng nhập vào hệ thống, người dùng có thể lựa chọn học theo ngữ cảnhhoặc không theo ngữ cảnh Sau khi người dùng hoàn thành quá trình học thì hệ thống

sẽ đưa ra một bài kiểm tra đánh giá mức độ học của người dùng Trong quá trình học

và làm bài kiểm tra, điểm của từng từ sẽ được lưu lại vào cơ sở dữ liệu và hệ thống sẽlấy đó làm cơ sở để đánh giá trình độ của người học Đồng thời độ khó của từ cũngđược cập nhật trong quá trình người dùng sử dụng ứng dụng

Quá trình học của người dùng sẽ trải qua các giai đoạn chính như sau:

Đăng nhập vào ứng dụng -> Học từ -> Làm bài test -> Thoát

- Đăng nhập: Người dùng đăng nhập vào ứng dụng bằng tài khoản với tên đăng nhập

và mật khẩu Việc đăng nhập này cho phép hệ thống xác định được người học là ai,

từ đó đưa ra bài học phù hợp với từng cá nhân cụ thể

Quy trình đăng nhập:

Trang 21

Hình 3.1 Quy trình đăng nhập vào hệ thống

- Học từ: Việc học từ sẽ được thực hiện thông qua việc trả lời những câu hỏi do hệthống đưa ra Mỗi từ sẽ có một số câu hỏi tương ứng, độ khó của từ sẽ tương ứngvới trình độ của người học Người học có thể lựa chọn chủ đề để học theo ý thíchcủa họ Người học có thể lựa chọn học theo ngữ cảnh hoặc không theo ngữ cảnh

Quy trình học từ:

Trang 22

Hình 3.2 Quy trình học từ vựng

- Làm bài test: Sau khi học xong, người dùng sẽ được làm một bài test tương ứng vớinhững kiến thức mà họ vừa được học Sau khi làm bài test, người dùng sẽ đượcthông báo kết quả bài test mà họ vừa làm

Kết quả bài test kết hợp với quá trình người dùng học từ sẽ được sử dụng để đánhgiá điểm cho từng từ mà người dùng đã học Dựa vào điểm số này, hệ thống sẽđánh giá lại trình độ của người học Nếu đủ điều kiện, level của người dùng sẽđược tăng lên

- Thoát: Người dùng thoát khỏi ứng dụng khi muốn kết thúc bài học

3.2 Mô hình, kiến trúc hệ thống

Trang 23

3.2.1 Kiến trúc hệ thống

Hình 3.3 Mô hình ki n trúc h th ng ến trúc hệ thống ệ thống ống

Khi người dùng tương tác với ứng dụng, Client sẽ gửi yêu cầu đến Server Server

sử dụng luật ngữ cảnh để lấy ra số lượng từ gơi ý cho người dùng học, sau đó truy cậpvào cơ sở dữ liệu để lấy về nội dung bài học Server gửi nội dung này về cho Client,Client hiển thị ra cho người dùng

3.2.2 Mô hình người học

Mô hình người học bao gồm những thông tin về người học dùng để biểu diễnnhững đặc trưng của người học Các thông tin chúng tôi dùng để biểu diễn ở đây baogồm những thông tin cá nhân của người dùng, thông tin về ngữ cảnh, kiến thức, trình

độ của người dùng

a Thông tin cá nhân của người học

Thông tin cá nhân người học bao gồm những thông tin mang tính định danh, dùng

để xác định xem người học đó là ai, và để phân biệt những người học với nhau

1 Tên đăng nhập Tên dùng để đăng nhập vào ứng dụng, có tính duy nhất,

không trùng lặp

2 Mật khẩu Mật khẩu đi kèm với tên đăng nhập khi người dùng

đăng ký tài khoản, dùng để đăng nhập vào ứng dụng

3 Họ và tên Họ và tên của người dùng

4 Ngày sinh Ngày, tháng, năm sinh của người dùng

5 Số điện thoại Số điện thoại của người dùng

6 Giới tính Giới tính của người dùng (Nam/Nữ)

Bảng 3.1 Thông tin cá nhân người học

Trang 24

Những thông tin này có thể được thay đổi bởi người dùng trong quá trình sử dụngứng dụng.

b Thông tin người dùng liên quan đến ngữ cảnh

Như đã trình bày trong phần Mô hình ngữ cảnh cho bài toán thử nghiệm, các yếu tốngữ cảnh trong ứng dụng này là các thông tin liên quan đến vị trí, thời gian học, mức

độ tập trung của người học Chúng tôi sử dụng các giá trị rời rạc để biểu diễn chúng

Bảng 3.2 Tham số ngữ cảnh xác định vị trí của người dùng

Bảng 3.3 Tham số ngữ cảnh xác định thời gian học của người dùng

Bảng 3.4 Tham số ngữ cảnh xác định mức độ tập trung của người dùng

Kết hợp 3 yếu tố ngữ cảnh: vị trí, thời gian học, mức độ tập trung của người họcvới nhau, chúng tôi đưa ra hàm xác định luật lấy số lượng từ để học ứng với các yếu tốngữ cảnh như sau:

c Thông tin về trình độ kiến thức của người dùng

Về trình độ kiến thức của người dùng, chúng tôi phân ra 5 mức độ: Beginner (1),Pre-intermediate (2), Intermediate (3), Upper-intermediate (4) và Advance (5); ký hiệu

Trang 25

là u_level Với mỗi mức độ này, người dùng sẽ được học những nội dung phù hợp vớitrình độ kiến thức của họ.

Các từ trong cơ sở dữ liệu cũng có 5 mức độ khó tương ứng là 1, 2, 3, 4, 5

Kết hợp với giá trị hàm f đã nêu ở trên, chúng tôi đưa ra luật như sau:

Bảng 3.5 Luật dựa trên ngữ cảnh

3.2.3 Mô hình nội dung

Nội dung của bài học bao gồm các khái niệm về từ vựng Mỗi từ vựng sẽ thuộcmột chủ đề nhất định Người dùng sẽ học các từ vựng thông qua việc trả lời các câuhỏi liên quan đến từ vựng đó Các câu hỏi có thể là dạng câu hỏi có nhiều lựa chọn,câu hỏi điền từ vào chỗ trống, nghe và đoán từ

Nội dung được chia ra thành các chủ đề và các khái niệm Ký hiệu chủ đề Ti là chỉ

đề con của chủ đề T, tương tự chủ đề Tij là chủ đề con của chủ đề Ti (i = 1…n; j = 1…m) Các chủ đề được sắp xếp theo một cây từ trên xuống dưới theo nội dung của chủ

đề Những chủ đề mà không có chủ đề con được xem là một nút của cây Cây ở mứcchủ đề trên có nội dung bao gồm các nội dung của các nút con

Khái niệm là đơn vị kiến thức nhỏ nhất mà người dùng cần phải học, trong ứngdụng này thì khái niệm chính là các từ vựng tiếng Anh Đối với mỗi khái niệm, ngườidùng sẽ được học, sau đó làm các bài tập liên quan đến khái niệm đó Các khái niệm

có sự liên quan với nhau sẽ được nhóm vào cùng một chủ đề

Trong ứng dụng này, chúng tôi chia các từ vựng thành 5 chủ đề: Food and drink,Animals, Health, Transport, People Trong đó, mỗi chủ đề sẽ bao gồm một số chủ đềcon Trong các chủ đề con là các từ vựng thuộc mức khái niệm Dưới đây là hình mô

tả mô hình nội dung học bao gồm 5 chủ đề chính như đã nói

Trang 26

Hình 3.4 Mô hình cây nội dung

Trang 27

- Đăng ký tài khoản.

- Đăng nhập vào ứng dụng khi đã có tài khoản

- Đăng xuất khỏi ứng dụng

- Thay đổi thông tin người dùng

- Thay đổi mật khẩu

- Học từ vựng theo chủ đề

- Lựa chọn ngữ cảnh

- Học từ vựng theo ngữ cảnh

- Làm bài test đầu vào

- Làm bài test sau mỗi bài học

- Cập nhật độ khó của từ

- Cập nhật level người dùng

Ngày đăng: 17/04/2017, 23:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w