Cài đặt thử nghiệm

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG ỨNG DỤNG học từ VỰNG TIẾNG ANH TRÊN điện THOẠI DI ĐỘNG (Trang 47 - 53)

a. Yêu cầu phần cứng, phần mềm

Client phải là dòng máy có hỗ trợ Java và có kết nối mạng để có thể truy cập và sử dụng ứng dụng.

Đối với server:

Phần cứng phải có cấu hình phù hợp để có thể chạy được các ứng dụng java.

Phần mềm: hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL.

b. Client

Client được cài đặt trên điện thoại có hỗ trợ Java.

c. Server

Server cung cấp hai lớp chính:

Lớp DbConnect: chịu trách nhiệm kết nối với hệ quản trị cơ sở dữ liệu.

Lớp DbHandler: gồm các phương thức để cung cấp cho client:

- getQuestionTest: lấy nội dung bài test đầu vào.

- createUser: tạo người dùng mới và chèn vào cơ sở dữ liệu mỗi khi có người dùng đăng ký tài khoản.

- checkLogin: kiểm tra đăng nhập của người dùng.

- GetWordQuestion: lấy câu hỏi theo từ ứng với từng chủ đề (người dùng sẽ học các từ thông qua các câu hỏi), số lượng câu hỏi phụ thuộc vào thời gian, địa điểm học và mức độ tập trung của người học.

- GetWordQuestionOffset: Lấy thêm từ và câu hỏi trong trường hợp hàm GetWordQuestion không lấy đủ số câu hỏi cần thiết.

- ClassifyUser: Phân loại người dùng theo level (5 level như trong bảng Level) dựa trên kết quả bài test đầu vào.

- GetInfoUser: Lấy thông tin của người dùng.

- UpdateInfoUser: Cập nhật thông tin người dùng.

- ChangePassword: Thay đổi password của người dùng khi có yêu cầu.

- UpdateContext: Cập nhật ngữ cảnh của người dùng (thời gian học, địa điểm học, mức độ tập trung học).

- UpdateMark: Cập nhật điểm cho từng từ mà người dùng đã học vào bảng User_has_Word.

- UpdateLevelWord: Cập nhật độ khó của từ dựa vào kết quả của người học.

- UpdateLevelUser: Cập nhật trình độ của người học qua quá trình học.

- GetContext: Lấy thông tin về ngữ cảnh của người dùng.

Ngoài ra còn có file Config: là file cấu hình, chứa thông tin cấu hình kết nối đến cơ sở dữ liệu.

define('DB_USERNAME', 'u276997551_kltn'); →Tên đăng nhập CSDL define('DB_PASSWORD','Englishcontext0'); → Mật khẩu đăng nhập CSDL define('DB_HOST', 'mysql.hostinger.vn'); →Địa chỉ CSDL define('DB_NAME', 'u276997551_kltn'); →Tên CSDL 3.3.2.Thử nghiệm

a. Dữ liệu thử nghiệm

Ta sử dụng một số bộ dữ liệu người dùng khác nhau với các ngữ cảnh khác nhau để thử nghiệm:

ST Tên người dùng Trình độ Thời gian Địa điểm Độ tập trung

T học

1 user1 Intermediate 45 phút Home High

2 user1 Intermediate 15 phút Public Low

4 user2 Upper-intermediate 45 phút Home High

5 user2 Upper-intermediate 30 phút Office Normal

Bảng 3.15. Dữ liệu thử nghiệm

Mục đích của việc thử nghiệm là cho thấy sự khác nhau về nội dung bài học giữa các đối tượng người dùng khác nhau, trình độ kiến thức khác nhau, ngữ cảnh khác nhau. Đồng thời chỉ ra được quy trình học trên ứng dụng.

b. Quy trình thử nghiệm

- Bước 1: Người dùng tạo tài khoản và đăng nhập vào ứng dụng.

- Bước 2: Người dùng thực hiện bài test đầu vào.

- Bước 3: Người dùng lựa chọn học theo ngữ cảnh.

- Bước 4: Người dùng học từ.

- Bước 5: Người dùng thực hiện việc kiểm tra sau khi học từ.

- Bước 6: Người dùng thay đổi yếu tố ngữ cảnh và thực hiện lại việc học từ, làm bài test.

- Bước 7: Người dùng thoát khỏi ứng dụng.

c. Kết quả thử nghiệm

 User1, trình độ Intermediate, thời gian học 45 phút, ở nhà, mức độ tập trung cao:

- Màn hình bài test đầu vào:

- Học từ:

Hình 3.20. Kết quả bài test đầu vào

Hình 3.19. Màn hình bài test đầu vào

Với ngữ cảnh như trên, hệ thống sẽ cho phép người dùng học 20 từ có trong 1 chủ đề nào đó, như trên hình là người dùng đã chọn chủ đề con Profile trong chủ đề People. Các từ này có độ khó nhỏ hơn hoặc bằng 4.

 User1, trình độ Intermediate, thời gian học 15 phút, ở nơi công cộng, mức độ tập trung thấp:

- Học từ:

Với ngữ cảnh như trên, người dùng sẽ được gợi ý học 10 từ độ khó nhỏ hơn hoặc bằng 3.

 User2, trình độ Upper_intermediate, thời gian học 45 phút, ở nhà, mức độ tập trung cao:

- Màn hình bài test đầu vào:

Hình 3.21. Màn hình học từ

Hình 3.22. Màn hình học từ

- Học từ:

Với ngữ cảnh như trên người dùng được gợi ý học 20 từ có độ khó nhỏ hơn hoặc bằng 5.

 User2, trình độ Upper-intermediate, thời gian học 30 phút, ở công sở, mức độ tập trung trung bình:

- Học từ:

Hình 3.24. Màn hình kết quả bài test

Hình 3.23. Màn hình bài test đầu vào

Hình 3.25. Màn hình học từ

Người dùng này được gợi ý học 15 từ với độ khó nhỏ hơn hoặc bằng 4.

d. Nhận xét

Kết quả thực nghiệm cho thấy, với mỗi người học khác nhau, mỗi ngữ cảnh học khác nhau và trình độ kiến thức khác nhau, nội dung bài học đã được thay đổi phù hợp với những thay đổi trên.

Bên cạnh đó, nội dung bài học mỗi lần học khác nhau của cùng một người cũng khác nhau.

Qua kết quả trên, ta nhận thấy nội dung bài học đã được thay đổi một cách rõ rệt đối với từng người học, từng ngữ cảnh, trong từng lần học khác nhau. Đó chính là học thích nghi theo ngữ cảnh như đã được trình bày trong phần trên.

Hình 3.26. Màn hình học từ

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG ỨNG DỤNG học từ VỰNG TIẾNG ANH TRÊN điện THOẠI DI ĐỘNG (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w