1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

12 ĐOẠN VĂN HỌC KÌ II LỚP 8

10 985 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 25,15 KB

Nội dung

Cảm nhận về câu: Than ôiThời oanh liệt nay còn đâu?,Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá Hai câu thơ cuối Tức cảnh pác bó, Chế độ lính tình nguyện, tư thế của người đi đường, tấm lòng yêu thiên nhiên của bác, khổ cuối Khi con tu hú, Khổ đầu khi con tu hú, tấm lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn,..

Trang 1

DÀN Ý CHI TIẾT VIẾT ĐOẠN VĂN CẢM NHẬN VỀ

CÂU THƠ

1. Mở đoạn: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm (nên chiếm từ 1 đến 2 câu) và dẫn dắt trích câu thơ (thiếu câu thơ trừ 1 đến nửa số điểm toàn câu)

2. Cảm nhận: nêu nội dung chính

3. Nêu nghệ thuật của câu thơ và nêu tác dụng của nó

4. Giải thích từng lớp nghĩa (nếu có)

5. Phân tích chi tiết câu thơ

6. Liên hệ bản thân

Câu 1: Viết đoạn văn nêu cảm nhận về câu thơ “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”

Bài làm

Thế Lữ là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới buổi đầu Với một hồn thơ dồi dào, đầy lãng mạn, Thế Lữ đã góp phần quan trọng vào việc đổi mới thơ ca

và đem lại chiến thắng cho Thơ mới "Nhớ rừng" là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của ông Trong bài thơ, em ấn tượng nhất với câu thơ: "Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?" Câu thơ là sự kết hợp tuyệt vời của câu nghi vấn và câu cảm thán Câu cảm thán "Than ôi" đã bộc lộ sự ngao ngán, day dứt, u uất, tuyệt vọng khi bị giam trong cũi sắt Kết hợp với câu nghi vấn "thời oanh liệt nay còn đâu" thể hiện sự hồi tưởng về quá khứ vàng son của hổ Đó là lớp nghĩa thực của câu văn Còn lớp nghĩa tượng trưng là hình ảnh người dân Việt Nam tưởng nhớ về một thời oai hùng, oanh liệt, lẫy lừng của cha ông trong lịch sử Từ đó, khơi dậy khát vọng tự do và lòng yêu nước mãnh liệt, góp phần thúc đẩy quá trình đánh đuổi quân xâm lược Khát vọng cao cả ấy vẫn mãnh liệt đến mức đủ chinh phục và ngân vang mãi trong trái tim người đọc

Câu 2: Viết đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi nêu cảm nhận của em về 2 câu thơ:

"Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…"

Bài làm

Trang 2

Quê hương là nguồn cảm xúc rất thiêng liêng trong tâm hồn mỗi người Một trong những bài thơ viết về quê hương phải kể đến là "Quê hương" của Tế Hanh Bài thơ đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển Trong đó, nổi bật lên là hình ảnh cánh buồm:

"Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió "

Bằng cách sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh khéo léo, tác giả đã vẽ nên hình ảnh cánh buồm trắng canh gió biển khơi vốn rất quen thuộc với người dân làng chài, nay trở nên lớn lao, thiêng liêng và thơ mộng, hùng tráng qua hình ảnh so sánh: "giương to như mảnh hồn làng" Cánh buồm đã trở thành hình ảnh tượng trưng cho quê hương bởi dáng vẻ mạnh mẽ, chủ động, hào hùng qua hình ảnh nhân hóa "rướn thân trắng" Cánh buồm mang theo sức mạnh và ước mơ chinh phục thiên nhiên của người dân làng chài Tế Hanh đã nhìn thấy trong cánh buồm có biết bao nhiêu trìu mến, kiêu hãnh và sức mạnh của người dân làng chài trong cuộc sống mưu sinh giữa biển khơi Phải là một người có tình yêu quê hương tha thiết

và niềm tự hào mãnh liệt thì Tế Hanh mới có thể viết nhưng câu thơ giàu cảm xúc, biểu hiện đến như vậy Tế Hanh đã cho ta biết thế nào là tình yêu quê hương sâu sắc, một tình yêu quê hương bất tận nên ta phải biết yêu quê hương của mình

Câu 3: Viết đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi nêu cảm nhận của em về 4 câu thơ:

“Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”

Bài làm

Trong trái tim của mỗi người, bao giờ cũng có hình ảnh quê hương - nơi mình chào đời và lớn lên Đối với Tế Hanh, quê hương đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận Trong các tác phẩm viết về quê hương của ông phải kể đến bài thơ

“Quê hương” Bài thơ đã vẽ lên bức tranh làng quê với vẻ đẹp thân thương và độc

Trang 3

đáo Nổi bật lên là hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và hình ảnh con thuyền sau chuyến ra khơi:

“Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”

Đây là những câu thơ hay nhất, tinh tế nhất của Tế Hanh Hai câu đầu miêu

tả hình ảnh người dân làng chài chắc khỏe như những bức tượng đồng nâu với “làn

da rám nắng” Đây là làn da của những người vật lộn với nắng, gió khơi xa, đội trời, lướt bể, ăn sóng nói gió Thân hình vạm vỡ của họ thấm đậm vị mặn mà, nồng thở “vị xa xăm” của biển khơi Hình ảnh con người được miêu tả vừa chân thực, vừa lãng mạn và trở nên có tầm vóc phi thường Hai câu thơ tiếp theo miêu tả hình ảnh chiếc thuyền nằm yên trên biển sau khi vật lộn với sóng gió trở về Nhờ nghệ thuật nhân hóa, con thuyền vô tri, vô giác đã trở nên có hồn, cảm thấy mệt mỏi cũng giống như con người, chiếc thuyền ấy đã thấm đậm vị mặn của biển Và có lẽ chất muối ấy cũng đã thấm sâu vào làn da, thớ thịt và tâm hồn của Tế Hanh để thành niềm ám ảnh với ông, điều đó đã được ông nhấn mạnh thêm bằng biện pháp

ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ở câu “Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ” Không

có một tâm hồn tinh tế, tài hoa và nhất là không có tấm lòng gắn bó sâu nặng với con người cùng cuộc sống làng chài, quê hương thì không thể có những câu thơ xuất thần để miêu tả quê hương như vậy

Câu 4: Viết đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi nêu cảm nhận của em về 4 câu thơ:

“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi, Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”

Bài làm

Trang 4

“Quê hương” là bài thơ trữ tình, là nỗi lòng thầm kín, là tình yêu quê nhà đến da diết, cháy bỏng của nhà thơ Tế Hanh Nỗi nhớ quê hương đã được tác giả thể hiện rất cụ thể qua khổ thơ cuối của bài thơ:

“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi, Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”

Nếu không có những câu thơ này, khó có thể viết bài thơ được viết trong xa cách, trong niềm tưởng nhớ khôn nguôi bởi những cảnh tượng trên được miêu tả quá sống động, hệt như chúng đang diễn ra trước mắt nhà thơ Ở bốn câu thơ kết, nhà thơ đã trực tiếp nói về nỗi nhớ làng quê khôn nguôi của mình Đặc biệt, với cách sử dụng câu cảm thán bộc lộ tình cảm, tác giả đã diễn tả nỗi nhớ chân thành, tha thiết thốt ra từ trái tim: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!” Cậu học trò Tế Hanh, đứa con hiếu thảo của quê hương đang phải đi học xa quê hương của mình: nhớ màu nước xanh, cá bạc, cánh buồm trắng, những con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi nhưng có lẽ nhớ nhất là “mùi nồng mặn” đặc trưng của quê hương Với biện pháp nghệ thuật liệt kê kết hợp với câu cảm thán cho ta thấy hình ảnh quê hương

đã khắc sâu trong tâm trí nhà thơ Với Tế Hanh, hương vị lao động của làng chài là hương vị riêng đầy quyến rũ, là chất thơ bình dị, khỏe khoắn được toát lên từ bức tranh thiên nhiên tươi sáng Vì vậy, hình ảnh quê hương trong bài thơ không hề buồn bã, hiu hắt mà hùng tráng, tươi sáng, mang hơi thở nồng ẩm của lao động, của sự sống

Câu 5: nêu cảm nhận của em về bức tranh làng quê trong bài “Quê hương”.

Bài làm

“Quê hương” là một tác phẩm cảu nhà thơ Tế Hanh được dựa vào chương trình giáo dục lớp 8 và được minh họa bằng một bức tranh rất sinh động Bức tranh

đã lột tả được vẻ đẹp cảu khung cảnh đoàn thuyền về bến Đó là cảnh dân làng tấp nập, ồn ào, tươi vui Đó cũng chính là kết quả lao động của hàng giờ liền: những con cá tươi ngon, thân bạc tráng Với những hình ảnh đơn sơ mà mộc mạc ấy, bức tranh đã vẽ ra cảnh người dân chài vừa thực vừa lãng mạn, và cũng như thế, hình

Trang 5

ảnh những con thuyền xa xa lao động ấy cũng thấm đậm vị muối mặn của biển khơi Chỉ với những hình ảnh dân chài đơn sơ mà bức ảnh đã nói lên được nội dung chính của khổ thơ thứ ba của tác phẩm Và nhờ bức tranh ấy, ta đã hiểu sâu hơn nội dung của tác phẩm, từ đó, đối với những ai yêu mùi biển khỏi nay lại càng thêm yêu nó, và sẽ khơi dậy lòng yêu quê hương trong bất kì ai, nhất là những đứa con xa xứ

Câu 6: Nêu cảm nhận của em về bức tranh mùa hạ trong bài “Khi con tu hú” (6 câu đầu)

Bài làm

“Khi con tu hú” là tiếng lòng của người thanh niên Tố Hữu tha thiết yêu đời

và hăng hái với cách mạng nhưng bị giam cầm và cách li hoàn toàn với cuộc sống bên ngoài Âm thanh tiếng chim tu hú đã khơi dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình

và làm sống dậy trong lòng người tù cảnh mùa hè sinh động:

“Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào Trời xanh càng rộng càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…”

Sáu câu thơ lục bát thanh thoát mở ra cả một thế giới rộn ràng, tràn trề nhựa sống, rực rỡ màu sắc, rạo rực âm thanh Với việc sử dụng biện pháp nghệ thuật liệt

kê kết hợp với tính từ chỉ hoạt động và âm thanh, bức tranh mùa hè hiện lên cụ thể: màu vàng của lúa chiêm đang chín trên cánh đồng, màu của hạt bắp phơi trên sân rực rỡ nắng hồng, màu của bầu trời xanh cao vời vợi, tiếng ve ngân trong vườn cây xanh ngát, vị ngọt của trái chín, được điểm xuyết thêm hình ảnh đôi con diều sáo lượn trên trời Không gian tràn trề nhựa sống đang vận động sinh sôi nảy nở từng ngày Ở trong bốn bức tường chật chội của nhà giam mà người tù có thể nhìn thấy, ngửi, nếm và cảm nhận bằng da thịt tất cả vẻ đẹp hấp dẫn của sự sống Qua khổ

Trang 6

thơ, ta có thể cảm nhận được khát vọng tự do đến cháy bỏng, mãnh liệt của một tâm hồn trẻ trung, lạc quan

Câu 7: Nêu cảm nhận của em về tâm trạng người tù cách mạng trong bài

“Khi con tu hú” (4 câu cuối)

Bài làm

Tự do vốn là khao khát của con người, từ xưa đến nay vốn thế Nó được thể hiện tha thiết và thiêng liêng hơn bao giờ hết qua bốn câu thơ cuối bài thơ “Khi con tu hú” của nhà thơ Tố Hữu:

“Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”

Đang say mê với hoạt động cách mạng với niềm vui phơi phới, yêu đời bỗng

bị nhốt trong phòng giam bưng bít, tách biệt hoàn toàn với cuộc sống bên ngoài, người chiến sĩ trẻ cảm thấy ngột ngạt không chịu nổi Bốn câu thơ lục bát trong đó

có hai câu cảm thán trực tiếp bật ra từ tâm trạng ngột ngạt, uất ức đến không chịu nổi Những cách ngắt nhịp bất thường 6-2; 3-3 kết hợp với những từ ngữ mạnh

“đạp tan phòng”, “chết uất” và những từ ngữ cảm than “ôi”, “làm sao”, “thôi” đã làm nổi bật cảm giác ngột ngạt cao độ, niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát khỏi cuộc sống ngục tù để trở lại với cuộc sống tự do trước kia Ngoài trời, chim tu hú

cứ kêu, cứ gọi bầy nghe càng thúc giục, càng làm cho người tù đau khổ, thôi thúc người tù vượt thoát khỏi cảnh giam cầm để trở về với cuộc đời hoạt động sôi nổi,

tự do Khổ thơ đã thể hiện được tâm hồn yêu đời, yêu tự do của chàng thanh niên cách mạng Tố Hữu, muốn quay về đội ngũ để làm tròn ước nguyện cống hiến tất

cả cuộc đời cho cách mạng Qua đó ta thấy được nhà thơ Tố Hữu có tinh thần lạc quan, yêu đời và lí tưởng sống hăng say cống hiến cho cách mạng

Câu 8: Nêu cảm nhận về câu thơ “Cuộc đời cách mạng thật là sang”

Bài làm

Trang 7

Sau nhiều năm bôn ba ở nước ngoài, đầu năm 1941, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở

về bí mật với hang Pác Bó, Cao Bằng, cũng tại nơi ấy, bài thơ thất ngôn tứ tuyệt

"Tức cảnh Pác Bó" được ra đời, trong đó, người ta sẽ dễ bị ấn tượng bởi câu cuối:

"Cuộc đời cách mạng thật là đáng" Đó là một cách bộc lộ niềm tự hào lạc quan của một tâm hồn cách mạng "Sang" nghĩa là sang trọng, cao sang Một cách sống, một cách nói, một quan niệm nhân sinh và ứng xử tuyệt đẹp Tuy cuộc sống rất khó khăn, chỉ có "cháo bẹ, rau măng", phải làm việc trên "bàn đá chông chênh" nhưng Người không lấy đó làm khổ mà lại lạc quan cảm nhận nó như một thú vui, rằng "cuộc đời cách mạng thật là sang" Từ "sang" như nhãn tự của bài, tuy là từ cuối của bài thơ nhưng "sang" đã mở ra một khái niệm mới không đơn thuần là giàu có mà "sáng" còn là tự do, là ung dung tự tại, là được cống hiến cho đất nước quê hương Không chỉ vậy, câu thơ cuối đã nói lên tinh thần lạc quan, yêu đời của Bác và thể hiện lối sống cao đẹp của một con người vĩ đại, hết lòng vì nước, vì dân

Câu 9: Nêu cảm nhận của em về cuộc vượt ngục tinh thần của người tù trong bài “Ngắm trăng” (2 câu cuối)

Bài làm

Hồ Chí Minh bị giam trong tù, giữa những bức tường lạnh lẽo, sau những song sắt nặng nề nhưng Người không hề gục ngã, tâm hồn của Bác vẫn luôn rộng

mở để tìm đến người bạn tri kỉ _ vầng trăng Điều đó đã được thể hiện rất cụ thể qua hai câu cuối của bài thơ “Ngắm trăng” được Bác sáng tác khi đang bị giam cầm:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.”

Nghệ thuật đối rất chỉnh đã khiến cho cuộc ngắm trăng trở nên thú vị và giàu

ý nghĩa: Người thả tâm hồn vượt ra ngoài cửa sổ của nhà tù để tìm đến “ngắm” vầng trăng trên bầu trời cao rộng Và vầng trăng cũng vậy, vượt qua song sắt của nhà tù để tìm đến “ngắm nhà thơ” Chữ “ngắm” được lặp lại cùng một vị trí trong hai câu thơ kết hợp với hai động từ “hướng”, “tòng” đã tạo nên mối quan hệ tri âm, tri kỉ giữa Người và trăng Cả hai chủ động tìm đến với nhau, lặng lẽ ngắm nhau say đắm, bất chấp song sắt của nhà tù Song sắt của nhà tù không ngăn nổi tâm hồn của người nghệ sĩ yêu thiên nhiên mà còn cho ta thấy cái ung dung, lạc quan và

Trang 8

tinh thần thép của người chiến sĩ cộng sản: “thân thể ở trong lao, tinh thần ở ngoài lao” Qua đó, ta học được ở Bác phong thái ung dung, lạc quan dù có gặp khó khăn, chông gai

Câu 10: Nêu cảm nhận của em về tư thế của người đi đường trong bài thơ “Đi đường” (2 câu cuối)

Bài làm

“Đi đường” là một trong những bài thơ tiêu biểu của tập “Nhật kí trong tù” Ngoài đói, rét, ốm, đau, Bác còn bị hành hạ khi đi từ nhà lao này đến nhà lao khác Nhưng Bác đã vượt lên điều đó được thể hiện qua hai câu cuối của bài thơ:

“Núi cao lên đến tận cùng, Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.”

Nếu hai câu đầu chỉ nỗi gian lao của người đi đường: dãy núi này nối tiếp dãy núi khác thì sang hai câu sau, mạch thơ đã chuyển khác: mọi gian lao đều đã kết thúc, người đi đường hiên ngang đứng trên đỉnh núi cao chót vót, tâm hồn phơi phới niềm vui Nỗi gian lao của người đi đường núi dù có chồng chất, triền miên nhưng không phải là bất tận, vô nghĩa Mà có trải qua những chặng đường ấy thì mới tới được đích, gian lao càng nhiều thì thắng lợi càng vẻ vang Từ tư thế con người bị đày đọa đến kiệt sức, tưởng như tuyệt vọng bỗng trở thành người du khách ung dung say đắm ngắm phong cảnh đẹp Con đường núi gian lao, hiểm trở trong bài thơ còn gợi ra hình ảnh con đường cách mạng đầy bão táp, sóng gió và hình ảnh người đi đường kia chính là hình ảnh người chiến sĩ đứng trên đỉnh cao của chiến thắng sau biết bao gian khổ, hi sinh với tư thế làm chủ

Câu 11: Nêu cảm nhận của em về tấm lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn

Bài làm

“Hịch tướng sĩ” là một áng văn nghị luận hùng hồn của Trần Quốc Tuấn Ông viết bài hịch này để thức tỉnh lòng yêu nước và căm thù giặc, khích lệ tướng sĩ hăng say, học tập, rèn luyện binh đao, quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược Đồng thời, bài hịch còn thể hiện tấm lòng yêu nước da diết, cháy bỏng của Trần Quốc Tuấn Trước tiên, tác giả đã lên tiếng tố cáo tội ác, sự ngang ngược của kẻ thù: đôi ngọc lụa, hạch sách bạc vàng, ghét của kho, bắt nạt tể phụ,… Từ đó bộc lộ

Trang 9

sự phẫn nộ và căm thù giặc đến tận xương tủy Nó được thể hiện qua những hành động cụ thể: “Ta thường … vui lòng” Trần Quốc Tuấn căm phẫn khi chưa trả được mối thù, sẵn sàng hi sinh để rửa mối nhục cho đất nước Câu văn như chảy trực tiếp từ trái tim qua ngòi bút lên trang giấy Ông đau xót đến quặn lòng trước tình cảnh của đất nước, căm thù giặc đến bầm gan, tím ruột, mong rửa nhục đến mất ngủ, quên ăn, vì nghĩa lớn mà coi thường xương tan, nát thịt, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng Những câu văn chính luận giàu cảm xúc và đầy hình ảnh đã khắc họa được hình tượng người anh hùng yêu nước tác động sâu sắc vào tình cảm của tướng sĩ

Câu 12: Viết đoạn văn cảm nhận về đoạn văn “Đây! Chế độ lính tình

nguyện… xoay xở làm tiền” (Trích Thuế máu)

Bài làm

Trong thời kì Pháp thuộc, nhân dân Việt Nam ta đã phải đối mặt với sự tàn

ác trong chế độ cai trị của thực dân Pháp, Nguyễn Ái Quốc trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” có viết về chế độ lính tình nguyện: “Đây! Chế độ lính tình nguyện… xoay xở làm tiền.” Đoạn trích trên đã tốc cáo bộ mặt tàn ác của thực dân Pháp trong việc bắt người dân đi lính – gọi là “Chế độ lính tình nguyện.” Cái cách

mà bọn chúng thực hiện thật đáng khinh Chúng đánh đạp, ép người dân bản xứ phải đi cống nạp tính mạng, dùng tiền để dọa nạt người giàu, bắt con cái của các gia đình đi và làm tan vỡ biết bao tổ ấm Thế mà, bọn thực dân lại hết sức trơ trẽn khi nói về chế độ đi lính là “tình nguyện”, “tấp nập” Nguyễn Ái Quốc đã dùng cách nói mỉa mai, giễu cợt và phẫn nộ, cảm tức khi nới về chế độ đi lính này Thêm vào đó, qua đoạn trính trên, tác giả còn bộc lộ thái độ tức giận và xót thương cho người dân bản xử Họ là những con người bị đẩy vào đường cùng, bị bóc lột và luôn tìm cách để thoát khỏi “chế độ đi lính” xảo quyệt, phục vụ cho chiến tranh phi nghĩa kia Họ luôn tìm cách để giành lại sự công bằng cho mình và độc lập cho đất nước

Học sinh tự luyện tập thêm:

1. Cảm nhận về đoạn văn: “Chẳng phải… cút đi! Đó sao?” (Thuế máu)

2. Cảm nhận về 3 câu thơ đầu: Tức cảnh Pác Bó

3. Cảm nhận về tình yêu thiên nhiên của Bác

4. Cảm nhận về toàn bài Tức cảnh Pác Bó

Trang 10

5. Cảm nhận về lòng căm thù giặc qua đoạn trích “Thuế máu”

6. Viết đoạn văn trả lời câu hỏi: Tại sao Lý Công Uẩn chọn Đại La làm kinh đô

Ngày đăng: 17/04/2017, 06:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w