Trung Quốc và Ấn Độ cuối thế kỉ XX được biết đến là những nước vô cùng lạc hậu, Trung Quốc thì “đứng bên bờ vực sụp đổ”, Ấn Độ thì kinh tế khủng hoảng trầm trọng, về đối ngoại theo lời Thủ tướng Gandhi nhận xét “Ấn Độ đã bị lu mờ như thể không còn tồn tại” 1 , 27 . Còn hiện nay, Trung Quốc và Ấn Độ lại có một chỗ đứng rất quan trọng trong nền kinh tế thế giới, có sức chi phối và ảnh hưởng mạnh mẽ tới nền kinh tế toàn cầu. Không những về mặt kinh tế mà Trung Quốc , Ấn Độ còn rất có tiếng nói trong trường chính trị quốc tế, vị thế của đất nước được nâng cao. Theo Robyn Meredith thì Ấn Độ và Trung Quốc hiện tại được ví như “ Voi và Rồng ” của Châu Á. Để có được vị trí hào quang như ngày hôm nay, đó chính là nhờ công cuộc cải cách đúng đắn mà Trung Quốc và Ấn Độ đã thực hiện nhằm đưa đất nước ra khỏi bờ vực sụp đổ và khủng hoảng về mọi mặt. Trong phạm vi bài tiểu luận, em xin phép được so sánh hai cuộc cải cách ở Trung Quốc năm 1978 và cải cách ở Ấn Độ 1991 để làm rõ những yếu tố giống nhau và khác nhau giữa hai cuộc cải cách, từ đó nâng cao nhận thức lịch sử.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA LỊCH SỬ
BÀI TIỂU LUẬN : So sánh công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc (1978 – 2016 ) và cải cách ở Ấn Độ (1991 – 2016 ).
Sinh viên: Nguyễn Mạnh Hùng
Lớp : K64B – Khoa Lịch Sử
Giảng viên : T.S Nguyễn Thị Huyền Sâm
Trang 2I, Phần mở đầu
Trung Quốc và Ấn Độ cuối thế kỉ XX được biết đến là những nước vô cùng lạc hậu,
Trung Quốc thì “đứng bên bờ vực sụp đổ”, Ấn Độ thì kinh tế khủng hoảng trầm trọng, về đối ngoại theo lời Thủ tướng Gandhi nhận xét “Ấn Độ đã bị lu mờ như thể không còn
tồn tại” [1 , 27 ] Còn hiện nay, Trung Quốc và Ấn Độ lại có một chỗ đứng rất quan trọng
trong nền kinh tế thế giới, có sức chi phối và ảnh hưởng mạnh mẽ tới nền kinh tế toàn cầu Không những về mặt kinh tế mà Trung Quốc , Ấn Độ còn rất có tiếng nói trong trường chính trị quốc tế, vị thế của đất nước được nâng cao Theo Robyn Meredith thì
Ấn Độ và Trung Quốc hiện tại được ví như “ Voi và Rồng ” của Châu Á
Để có được vị trí hào quang như ngày hôm nay, đó chính là nhờ công cuộc cải cách đúng đắn mà Trung Quốc và Ấn Độ đã thực hiện nhằm đưa đất nước ra khỏi bờ vực sụp đổ và khủng hoảng về mọi mặt Trong phạm vi bài tiểu luận, em xin phép được
so sánh hai cuộc cải cách ở Trung Quốc năm 1978 và cải cách ở Ấn Độ 1991 để làm rõ những yếu tố giống nhau và khác nhau giữa hai cuộc cải cách, từ đó nâng cao nhận thức lịch sử
II, Phần nội dung
1 Những yếu tố giống nhau giữa cải cách ở Trung Quốc và Ấn Độ.
1.1 Bối cảnh quốc tế
Vào cuối những năm 80 , 90 của thế kỷ XX, chiến tranh lạnh kết thúc đã mở ra một chương mới trong quan hệ quốc tế, trật tự hai cực sụp đổ có ảnh hưởng tới toàn thế giới mà Ấn Độ và Trung Quốc cũng không ngoại lệ Thế giới lúc này mở ra cơ hội cho tất cả các quốc gia, một thế giới mà kinh tế trở thành nhân tố quyết định trong sức mạnh tổng hợp của các quốc gia và trở thành động lực chính của xu thế toàn cầu hóa Kỷ nguyên toàn cầu hóa đã tạo ra những cơ hội lớn cho các nước đang phát triển như Ấn
Độ và Trung Quốc Toàn cầu hóa kéo theo xu thế hòa dịu, hợp tác phát triển đòi hỏi tất
Trang 3cả các quốc gia từ lớn tới nhỏ đều phải thay đổi chiến lược nhằm tạo cho mình một lợi thế nhất định trong quan hệ quốc tế Nhận thức được sự biến đổi của thời cuộc, vì thế nhu cầu cải cách ngày càng trở thành vấn đề cấp bách và cần thiết
Cùng với kỉ nguyên toàn cầu hóa là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ hiện đại tạo ra thời cơ và thách thức rất lớn đối với tất cả các nước Nếu áp dụng được thành tựu của khoa học công nghệ thì sẽ giúp đất nước tiến lên mạnh mẽ, còn nếu không bắt kịp xu hướng của thời đại thì sẽ rơi vào nguy cơ bị tụt hậu so với sự phát triển của thế giới Muốn tận dụng được điều này, Trung Quốc và Ấn Độ cần phải cải cách mà không còn lựa chọn nào khác
Ngoài ra sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu cũng là một yếu tố quốc tế mà cả hai cuộc cải cách chịu ảnh hưởng Đối với Trung Quốc là một nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa thì đây là một tổn thất rất lớn Còn với Ấn Độ tuy không phải là một nước thuộc phe xã hội chủ nghĩa mà đi theo con đường trung lập,
đứng đầu phong trào “ không liên kết” nhưng bản thân Ấn Độ lại có những tư tưởng
tương đồng với Liên Xô như chống chủ nghĩa đế quốc, ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, không những vậy mà về mặt kinh tế thì Ấn Độ còn phụ thuộc chặt chẽ vào Liên Xô do Liên Xô là thị trường hàng đầu của Ấn Độ
Có thể nói, sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu là một hồi chuông cảnh tỉnh cho Ấn
Độ và Trung Quốc Đây chính là bài học xương máu mà Ấn Độ và Trung Quốc rút ra là phải cải cách không thể chậm trễ, và cải cách phải có những chính sách phù hợp với hoàn cảnh đất nước, nếu sai lầm, chủ quan duy ý chí, nóng vội tất sẽ thất bại
1.2 Bối cảnh trong nước
Trước khi tiến hành cải cách, cả hai nước đều lâm vào tình trạng khủng hoảng, khó khăn chồng chất, ngoài con đường cải cách ra thì không thể chọn lựa con đường nào khác Một điểm chung trong hoàn cảnh của hai nước đó là đều thực hiện những chính sách sai lầm và duy trì chúng trong một thời gian dài khiến cho khủng hoảng ngày
Trang 4càng trầm trọng Về kinh tế thì cả hai nước đều duy trì nên kinh tế đóng kín tự cấp tự
túc, trong đó nhà nước nắm quyền quản lí toàn bộ đời sống kinh tế Nguyên nhân chính khiến cho hai nước tuy “ Không chung con đường phát triển nhưng cùng mắc một sai
lầm đó là Trung Quốc và Ấn Độ đều chịu ảnh hưởng của mô hình Liên Xô” [ 2, 45 ]
Sự thất bại thảm hại của “Ba ngọn cờ hồng” và “Đại cách mạng văn hóa” đã
khiến Trung Quốc đứng trước nguy cơ sụp đổ, nền kinh tế và chính trị khủng hoảng trầm trọng Tại Ấn Độ, Thủ tướng Nehru đã áp dụng mô hình công nghiệp hóa của Liên Xô vào phát triển Ấn Độ nhưng chỉ được một thời gian rất ngắn ngay lập tức đã bộc lộ những hạn chế của nền kinh tế quan liêu bao cấp thiếu năng động sáng tạo Chính sự bất ổn về kinh tế đã khiến cho chính trị thêm rối loạn, hậu quả là Đảng Quốc Đại bị mất quyền lãnh đạo, các Đảng khác lên cầm quyền cũng không đủ sức lãnh đạo đất nước khiến Ấn
Độ lún sâu vào khủng hoảng
1.3 Nội dung của cải cách
Trong nội dung của hai cuộc cải cách tuy đi theo hai con đường hoàn toàn khác nhau nhưng lại có những nét chung trong nội dung của cải cách Nét chung thứ nhất đó
chính là đều chọn kinh tế làm trọng tâm “Có thể thấy, mọi rối loạn về chính trị - xã hội
đều bắt nguồn từ một nền kinh tế thấp kém và lạc hậu, cũng chính những rối loạn này làm suy sụp mọi nền kinh tế Phát triển kinh tế là mục tiêu của tất cả các nước trong mọi thời đại…Nhận định được điều này, hai cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc và Ấn Độ đều lấy kinh tế làm trọng tâm, mọi chính sách đưa ra trước tiên đều nhằm vào việc khôi phục và phát triển kinh tế” [ 2, 48 – 79 ]
Điểm chung thứ hai đó là cải cách kinh tế của hai nước có những bước tiến hành giống nhau Trước tiên, hai nước đều cho mở cửa nền kinh tế, phát triển nền kinh tế thị trường, điều này xuất phát từ hoàn cảnh của hai nước trước cải cách đều là nền kinh tế đóng kín, ở Ấn Độ tuy có nhen nhóm kinh tế thị trường nhưng còn rất le lói, còn Trung Quốc thì nền kinh tế đặc sệt quan liêu bao cấp Hướng tới nền kinh tế thị trường giúp
Trang 5cho cả hai nước phát triển được những tiềm lực vốn có của quốc gia ( như dân số, diện tích, tài nguyên…v.v) từ đó vực dậy kinh tế đất nước, đây có thể coi là một nhân tố quan
trọng để tạo ra sự thành công của cải cách “ Một điểm giống nhau trong cải cách kinh
tế của hai nước đó là đều coi trọng phát triển bền vững Trong các biện pháp hai nước đưa ra để giữ cho nền kinh tế phát triển bền vững thì nhân tố con người – giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực là chính sách được cả hai nước quan tâm chú trọng” [ 2 , 51 ]
Điểm chung thứ ba trong nội dung cải cách của hai nước đó chính là về mặt chính sách đối ngoại, trong bối cảnh toàn cầu hóa với sự phát triển của khoa học kĩ thuật hiện đại, nếu không mở cửa hội nhập thì tất yếu sẽ bị gạt ra khỏi guồng quay của sự phát triển, hội nhập trở thành xu thế tất yếu cho dù đó là nước lớn hay nhỏ Đặc biệt xuất phát điểm của Ấn Độ và Trung Quốc lại ở trong cơ chế đóng cửa cực đoan, hạn chế giao lưu tiếp xúc với bên ngoài đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế khiến cho đất nước tụt hậu kém phát triển vì thế càng cần phải cải cách chính sách đối ngoại theo hướng mở cửa hội nhập quốc tế Mặt khác trong bối cảnh Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, trật tự hai cực kết thúc, kinh tế ở thành nhân tố quyết định tới vị thế của một quốc gia, rồi kèm theo
đó là những vấn đề của toàn cầu hóa khiến cho không một nước nào có thể đứng ngoài
mà giải quyết một mình được đòi hỏi phải chung tay hợp tác Vì vậy việc mở cửa giao lưu hội nhập trở thành điều tất yếu trong chính sách cải cách của Trung Quốc và Ấn Độ
1.4 Kết quả của cải cách
Trước hết, có thể thấy rõ ràng cả hai cuộc cải cách này đã đem lại những thành công tốt đẹp cho cả hai nước, không chỉ giúp Trung Quốc và Ấn Độ thoát khỏi khủng hoảng mà còn khiến cho nền kinh tế hai nước phát triển một cách chóng mặt, nâng cao
vị thế quốc gia của mỗi nước trên trường quốc tế
Ở Trung Quốc, từ 1978 tới 2007 đã đạt được thành tựu vô cùng to lớn “theo số
liệu vừa được Cục thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố, trong thời gian từ 1978 đến 2007, tốc độ tăng trưởng trung bình của GDP Trung Quốc là 9,8%, thu nhập bình
Trang 6quân đầu người từ 190 USD lên 2.360 USD, kim ngạch nhập khẩu từ 10,9 tỷ USD lên 956
tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu từ 9,8 tỷ USD lên 1.220 tỷ USD, dự trữ ngoại tệ từ 167 triệu USD lên 1.500 tỷ USD Khoảng cách về sức mạnh kinh tế giữa Trung Quốc và các quốc gia công nghiệp phát triển thu hẹp GDP của Trung Quốc năm 2007 đạt 481 tỷ USD, tương đương 23,7% GDP của Mỹ, 74,9% của Nhật Bản và 99,5% của Đức Trung Quốc từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất và quan trọng nhất thế giới” [ 3 ]
Còn ở Ấn Độ, nhịp độ tăng trưởng GDP của Ấn Độ tăng từ 4.1% năm 1981 – 1991 lên 6.32% năm 2002 – 2005, gần đây các nhà phân tích dự báo đến năm 2040 Ấn Độ có thể trở thành quốc gia có tiềm lực kinh tế thứ 3 thế giới chỉ sau Mỹ và Trung Quốc [ 4 ,
78 ]
1.5 Tác động của cải cách.
Cải cách ở Trung Quốc và Ấn Độ bước đầu đã đem lại thành công đáng kể và ngày càng đưa hai nước phát triển mạnh mẽ, vị thế quốc gia ngày càng tăng, có tác động mạnh mẽ tới tình hình quốc tế Là hai nước có diện tích rộng lớn, nhân công dồi dào và
nguồn tài nguyên phong phú, hai nước đã trở thành “nguồn lao động, đồng nghiệp,
khách hàng và những nhà cạnh tranh” Với một thị trường vốn đã hấp dẫn, giờ lại được
mở cửa bằng những chính sách tích cực đã khiến Ấn Độ và Trung Quốc thay đổi hoàn toàn chóng mặt Sự thay đổi của Trung Quốc và Ấn Độ được các nước phương Tây cổ vũ
nhiệt tình, vì đây là một thị trường không thể bỏ qua “ Trong các phòng họp từ New
York đến Tokyo, từ London đến Frankfurt giờ đây các nhà quản lý đều nhiễm cơn sốt Ấn
Độ như một thập kỷ trước từng nhiễm cơn sốt Trung Quốc… Rất bất ngờ, làm ăn ở Trung Quốc và Ấn Độ trở thành niềm hy vọng duy nhất đối với những công ty phương Tây đã quyết định phải nhanh chóng bổ sung những khách hàng mới – cách duy nhất để các nhà quản lý phương Tây làm hài lòng các cổ đông” [ 5, 16 – 17 ]
Trang 7Buôn bán làm ăn với Trung Quốc và Ấn Độ trở thành một cơ hội vàng cho các nước phương Tây, nhưng thách thức thì cũng không nhỏ, cạnh tranh được đẩy mạnh hơn bao giờ hết Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, hàng hóa Trung Quốc xuất hiện ở mọi ngóc ngách trên thế giới, các nước phương Tây phải đối mặt với tình trạng hàng Trung Quốc khiến các doanh nghiệp trong nước bị phá sản Còn đối với hàng hóa vào được Trung Quốc thì lại không cạnh tranh được với hàng nội địa Còn Ấn Độ hiện nay nổi lên vấn đề việc làm, do chú trọng đầu tư phát triển bền vững mà Ấn Độ có một nguồn nhân công lao động rất chuyên nghiệp, có năng lực và trình độ cao Hiện nay các công ty nước ngoài đặc biệt là Mỹ, Anh họ rất chuộng người Ấn Độ vì chi phí thuê rẻ hơn người bản địa, lại có trình độ tương đương nhau Với thành công của hai cuộc cải cách, Trung Quốc và Ấn Độ đang tiến rất nhanh trên con đường hội nhập và phát triển, trong tương lai sẽ trở thành nền kinh tế nhất nhì thế giới, điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới những nước trong khu vực, các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam
2 Những yếu tố khác nhau giữa hai cuộc cải cách ở Ấn Độ và Trung Quốc.
2.1 Thời gian
Rất dễ nhận ra điểm khác biệt cơ bản này khi chúng ta tìm hiểu về hai cuộc cải cách ở hai nước Cải cách ở Trung Quốc diễn ra sớm hơn ngay từ 1978 và cho đến nay Trung Quốc đã có 38 năm tiến hành cải cách Ở Ấn Độ thì diễn ra muộn hơn đó là vào năm 1991, cho tới nay đã có 25 năm tiến hành cải cách
Trung Quốc tiến hành cải cách trong gia đoạn chiến tranh lạnh vẫn còn tiếp diễn, trật tự hai cực Ianta chưa sụp đổ Cuộc khủng hoảng 1973 khiến thế giới chao đảo, các nước tư bản thì nhanh chóng thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh, nhưng các nước xã hội chủ nghĩa thì cho rằng cuộc khủng hoảng này không ảnh hưởng tới các nước xã hội chủ nghĩa, vì vậy mà các nhà lãnh đạo vẫn “ bình chân như vại” không thay đổi Giữa lúc
đó, Trung Quốc đã tiến hành cải cách xây dựng con đường xã hội chủ nghĩa mang đặc
Trang 8sắc Trung Quốc đã mang lại thành công rực rỡ cho Trung Quốc như ngày hôm nay, thoát khỏi cái bóng của Liên Xô, và tự đi trên con đường của mình
Ấn Độ cải cách vào năm 1991 khi trật tự hai cực Ianta đã sụp đổ, chiến tranh lạnh kết thúc, xu hướng cải cách diễn ra ở khắp nơi và Ấn Độ cũng không nằm ngoài ảnh hưởng của vòng xoay ấy
Cải cách ở Trung Quốc sở dĩ sớm hơn Ấn Độ là do hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước chi phối Tại Trung Quốc do mắc những sai lầm nghiêm trọng trong một thời gian dài với những tư tưởng như “ Ba ngọn cờ hồng”, đặc biệt là “Đại cách mạng văn hóa” những năm 50 – 60 của thế kỉ XX đã khiến Trung Quốc khủng hoảng nặng nề về cả kinh tế lẫn chính trị - xã hội, đẩy Trung Quốc tới bên bờ vực sụp đổ Trong hoàn cảnh đó, để thoát khỏi khủng thì nhất định phải cải cách
Còn ở Ấn Độ, sau khi giành được độc lập đã phát triển đất nước theo con đường
tư bản chủ nghĩa, nhưng lại chịu ảnh hưởng từ Liên Xô, đặc biệt trong kinh tế đã áp dụng máy móc mô hình kinh tế đóng kín, quan liêu mặc dù có kinh tế tư nhân nhưng rất hạn chế, còn kinh tế nhà nước nắm vai trò chủ đạo Việc Ấn Độ chịu ảnh hưởng từ Liên
Xô là điều dễ nhận ra khi Ấn Độ trước 1991 đã nhận nhiều viện trợ từ Liên Xô, việc xây dựng kinh tế giống như Liên Xô đã trở thành một rào cản sự phát triển đất nước Điều này có thể thấy ngay khi Liên Xô sụp đổ, Ấn Độ rơi nhanh vào khủng hoảng và cũng phải cải cách để đổi mới đất nước trước tình trạng trì trệ yếu kém của mình
2.2 Bối cảnh quốc tế.
Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa, hiện đại hóa đất nước theo hướng “kinh
tế thị trường xã hội chủ nghĩa” , với những chính sách cải cách đúng đắn đưa Trung
Quốc phát triển mạnh mẽ đặc biệt về kinh tế Các nước tư bản phương Tây đầu tư vào Trung Quốc lại làm cho Trung Quốc tiến nhanh như vũ bão, điều này cũng là điều mà các nước tư bản e ngại và dè dặt hơn trong hợp tác với Trung Quốc Bởi sự phát triển của Trung Quốc không chỉ đơn thuần là sự phát triển kinh tế mà còn là sự phát triển của một
Trang 9nước xã hội chủ nghĩa trở thành một đối thủ đáng gờm trên trường quốc tế, sự thành công của Trung Quốc có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới những nước trong khu vực trong
đó có Việt Nam Chủ nghĩa tư bản lại luôn muốn đè nén chủ nghĩa xã hội vì thế khi tiến hành cải cách Trung Quốc cũng vấp phải không ít khó khăn do sự chống phá bằng diễn biến hòa bình của các nước tư bản nhằm làm chệch hướng đi chủ nghĩa xã hội của Trung Quốc
Ấn Độ thì hoàn toàn khác, đi theo đường lối trung lập tiến lên con đường tư bản chủ nghĩa vì thế sự lớn mạnh của Ấn Độ không phải là một sự đe dọa đối với chủ nghĩa
tư bản, mặt khác còn muốn Ấn Độ phát triển mạnh hơn nữa để cạnh tranh với Trung Quốc Điều đó đã khiến Ấn Độ thực hiện cải cách dễ dàng và nhận được nhiều sự trợ giúp từ các nước phương Tây
Trong bối cảnh “ thế giới phẳng” hiện nay thì hai nền kinh tế Trung Quốc và Ấn
Độ được coi là hai thị trường nóng bỏng nhất mà tất cả các nước đều muốn có mặt để khai thác, tuy nhiên đối với Trung Quốc thì các nước có phần dè dặt hơn do bức tường chính trị, còn Ấn Độ thì sự hợp tác trở thành đồng minh chiến lược không hề có sự ngăn cách, đây cũng là một thuận lợi lớn của Ấn Độ cần phải tận dụng để phát triển đất nước
2.3 Bối cảnh trong nước.
Đất nước Trung Quốc trước cải cách nổi lên là tình trạng nghèo đói lạc hậu, kinh
tế tiêu điều do những chính sách sai lầm kéo dài của những nhà lãnh đạo Đặc biệt vấn
đề thiếu lương thực rất trầm trọng “Nông dân chỉ còn là bộ xương…Cuối cùng họ phải
ăn cỏ và lá cây, thậm chí cả những cây chỉ còn lớp vỏ” [ 5 , 28 ] “trước khi tiến hành cải cách thì 80% dân số Trung Quốc vẫn là những nông dân nghèo đến mức thê thảm, sống trong những nông trang tập thể” [ 5 , 30 ].
Còn Ấn Độ tình trạng cũng không khá hơn là mấy, “ năm 1991, Ấn Độ hoàn toàn
túng quẫn Một trăm triệu người đã rơi vào cảnh nghèo khổ…Tài chính của chính phủ sụp đổ” [ 5 , 59 ] Thủ tướng N.Rao đã phải nói “ tình hình ngoại tệ gần như tuyệt vọng.
Trang 10Tình hình tài chính tồi tệ Chúng tôi đã đến mức như một nước vỡ nợ với Quỹ tiền tệ quốc tế trong thời gian vài ngày” [ 1, 25-26 ]
Với bối cảnh mỗi nước mỗi khác, Trung Quốc và Ấn Độ đều phải tiến hành cải cách, nhưng do điều kiện của từng nước mà cần phải đặt ra những cách giải quyết khác nhau để giải quyết những khó khăn của lịch sử
2.4 Nội dung cải cách.
Điểm khác nhau thứ nhất đó chính là xuất phát điểm của hai cuộc cải cách, ở
Trung Quốc vấn đề đặt ra trước cải cách đầu tiên là vấn đề lương thực trong nông nghiệp, đây chính là khó khăn lớn nhất mà Trung Quốc cần phải giải quyết Vì thế cải
cách ở Trung Quốc bắt đầu từ nông nghiệp, thực hiện xóa bỏ chế độ công sang nhân dân
sang kinh doanh hai tầng kết hợp, lấy khoán trách nhiệm làm chính, đẩy mạnh phát triển các xí nghiệp hương trấn, xây dựng hệ thống thị trường nông thôn… Chính sách cải cách nông nghiệp nông thôn bước đầu đạt được được thành quả, tạo động lực cho các ngành
khác phát triển “ với tất cả những thay đổi và tự do kinh tế mới này, nông dân đã trở
nên thịnh vượng và cuối cùng cũng có nhiều tiền và nhiều lựa chọn hơn cho sinh kế của mình…Những căn nhà lều vách trát bùn nhường chỗ cho nhà gạch, một số nhà đã có điện Cải cách nông thôn đã gây nên cơn bùng nổ nhà ở lớn nhất trong lịch sử” [ 5, 32 –
33 ]
Tại Ấn Độ trước năm 1991 lâm khủng hoảng trầm trọng, khi Liên Xô sụp đổ thì tình trạng càng lâm ly bi đát hơn, cuộc khủng hoảng tài chính đã khiến cho Ấn Độ vỡ nợ
Vì vậy cải cách bắt buộc phải tiến hành và đương nhiên trước tiên phải giải quyết vấn đề tài chính Chính phủ Ấn Độ thực hiện chính sách tự do hóa trong ngành tài chính ngân hàng, giảm bớt bao cấp và tiến hành cải cách thuế, khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng, cho phép ngân hàng nhà nước bán cổ phần ra thị trường tự do…Các biện pháp trên đã phát huy tác dụng, cụ thể là tổng thâm hụt tài chính Ấn Độ giảm xuống 8%