1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hỏi đáp môn Quản lý học đại cương thi cao học

29 639 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 63,61 KB

Nội dung

Nhu cầu duy trì và phát triển cộng đồng xã hội cần phải có sự hợp tác giữa các cá nhân trong thực hiện công việc mà một người không thể tự làm được hoặc làmkhông hiệu quả nhằm đạt mục ti

Trang 1

Câu 1: Quản lý và các yếu tổ cấu thành nên quản lý

(Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành của QL Lấy VD thực tế minh họacác yếu tố đó)

Con người không thể tự thỏa mãn tất cả nhu cầu của bản thân, do đó họ phải hợp tácvới người khác và gia nhập một nhóm có tổ chức để đạt được những gì mà tự cá nhânkhông thể đạt được Chính vì vậy, ngay từ buổi bình minh của nhân loại, con người

đã sống thành một cộng đồng để cùng chống lại thiên tai, bảo vệ các giá trị sống thiếtthực Nhu cầu duy trì và phát triển cộng đồng xã hội cần phải có sự hợp tác giữa các

cá nhân trong thực hiện công việc mà một người không thể tự làm được hoặc làmkhông hiệu quả nhằm đạt mục tiêu chung Thực tế này làm xuất hiện các tổ chức -một hình thức gắn kết giữa các cá nhân trong cộng đồng thành một cấu trúc phù hợp

để thực hiện các chức năng nhất định theo yêu cầu xã hội Tuy nhiên, tổ chức muốnđạt được những mục tiêu chung cần phải có sự phân công, phối hợp, chỉ huy đểgắn kết những hoạt động của những người khác - những hoạt động đặc biệt này đượcgọi là quản lý, Như C Mác đã nói: “Quản lý là 1 chức năng đặc biệt nảy sinh từ bảnchất xã hội của quá trình lao động” Như vậy, QL là 1 hoạt động tất yếu khách quandiễn ra ở mọi tổ chức dù quy mô nhỏ hay lớn, có cấu trúc đơn giản hay phức tạp Xãhội càng phát triển, trình độ hợp tác và phân công lao động càng cao thì yêu cầu vềcông tác quản lý ngày càng hoàn thiện

Do QL gắn liền với quá trình kinh tế - xã hội, nên trên thực tế có nhiều quan điểmkhác nhau về QL Những quan điểm này có lịch sử ra đời khác nhau và gắn liền vớimỗi tổ chức hoạt động trong từng lĩnh vực, thậm chí với mỗi quá trình trong từng tổchức Có thể nêu một số quan điểm về QL:

Theo F.W.Taylor, QL là biết chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đóbiết được rằng họ đã hoàn thành công việc đó một cách tốt nhất và rẻ nhất

Theo Henry Fayol, QL là 1 tiến trình bao gồm tất cả các khâu: lập kế hoạch, tổchức, lãnh đạo, kiểm tra các nỗ lực của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cảcác nguồn lực khác nhau của tổ chức nhằm đạt mục tiêu đã định trước

Theo M.P.Follett, QL là nghệ thuật đạt mục tiêu thông qua con người

Một định nghĩa khác cho rằng, QL là quá trình đảm bảo các hoạt động được hoànthành một các có hiệu quả và thông qua những người khác

Tuy nhiên khi đề cập đến QL có 1 cách tiếp cận được sự ủng hộ của nhiều nhà khoa

học và quản lý thực tiễn đó là: “QL là sự tác động có định hướng, có tổ chức của chủ thể quản lý đến đối tượng QL; thông qua các khách thể QL bằng phương pháp nhất định trong môi trường xác định để nhằm đạt được những mục tiêu của

Có 1 dạng quản lý đặc biệt là QLNN không giới hạn quản lý trong tổ chức của mình

mà còn QL đối tượng bên ngoài xã hội; phạm vi toàn quốc gia, toàn khu vực, thậmchí là toàn diện

*) Các yếu tố cấu thành QL:

Trang 2

a) Chủ thể QL (bao gồm cong người và máy móc) là tác nhân tạo ra các tác động

quản lý - luôn là con người (cá nhân hoặc tổ chức) Chủ thể quản lý tác động lên đốitượng QL bằng các công cụ với những phương pháp thích hợp theo những nguyên tắcnhất định

b) Đối tượng QL: là thực thể tiếp nhận trực tiếp sự tác động của chủ thể QL Đó là

con người (cá nhân, tổ chức); giới vô sinh (máy móc, nhà xưởng, tài nguyên thiênnhiên ); giới hữu sinh (thực thể tồn tại sự sống: rừng, cá, thú )

c) Khách thể QL là hành vi của con người (hành động hoặc không hành động)

VD: hành vi QL khai thác, sử dụng (vô sinh)

d) Môi trường QL: môi trường tự nhiên (vị trí địa lý, điều kiện khí hậu ); môi

trường nhân tạo; môi trường xã hội (tác động nhiều đến hoạt động QL)

e) Phương pháp QL: giáo dục, thuyết phục; kinh tế; hành chính (phương pháp

mệnh lệnh, quyết định mang tính chất đơn phương, bắt buộc đối tượng QL phải thựchiện phục tùng vô điều kiện Đây là phương pháp biểu hiện rõ nét nhất tính quyền lựctrong QL

f) Mục tiêu QL: là những giá trị trước mắt Bao gồm cả chuỗi giá trị vật chất và

tinh thần Mục tiêu vật chất chúng ta đều nắm được (định lượng) Mục tiêu tinh thần:định tính (VD: bảo tồn bản sắc văn hóa ) Mục tiêu QL phải thỏa mãn 5 tiêu chí:SMART (S: cụ thể, rõ ràng; M: đo lường được; A: tính khả thi; R: tính phối hợp; T:xác định rõ thời hạn hoàn thành)

Từ những vấn đề nêu trên có thể miêu tả khái niệm quản lý dưới dạng sơ đồ:

Trong sơ đồ trên, chủ thể QL và đối tượng QL có mối quan hệ tương tác với nhau,chủ thể nắm quyền QL và đưa ra các quyết định QL để tác động lên đối tượng QLnhằm hướng hành vi của đối tượng đạt được các mục tiêu Chủ thể QL tác động lênđối tượng QL thông qua các công cụ QL như quyết định QL, các quy hoạch, kế hoạch

và với những phương pháp thích hợp như phương pháp giáo dục thuyết phục, phươngpháp tâm lý, phương pháp tổ chức, phương pháp kinh tế, phương pháp hành chính,phương pháp quản lý chất lượng; phương pháp quản lý theo mục tiêu

Đối tượng quản lý không chỉ là đối tượng thụ động mà còn có tác động ngược trở lạimột cách chủ động với chủ thể QL thông qua việc cung cấp thông tin phản hồi, giúpchủ thể QL kiểm tra được tính đúng đắn và tính khả thi của các quyết định QL và các

kế hoạch giúp chủ thể êQL nắm bắt được tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ kếhoạch và mức độ đạt được các mục tiêu, cũng như những khó khăn, vướng mắc phátsinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ Trên cơ sở các thông tin phản hồi đó, chủthể QL có thể đưa ra những điều chỉnh và cải thện các quyết định trong tương lai,cũng như đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đối với đối tượng QL Hơn nữa trong quátrình xác định mục tiêu quản lý có sự bàn bạc, trao đổi và đi đến thống nhất về nhữngkết quả cần đạt được, cũng như cơ chế trách nhiệm giữa các bên (chủ thể QL và đốitượng QL như những đối tác)

Chủ thể QL là người quyết định mục tiêu cuối cùng, nhưng việc đạt được mục tiêuhay không lại phụ thuộc vào đối tượng QL, hay nói cách khác đối tượng QL là chủthể trực tiếp góp phần vào việc hoàn thành các mục tiêu mà chủ thể QL đề ra

Ngoài ra trong quá trình QL, cả chủ thể QL và đối tượng QL đều chịu sự tác độngcủa môi trường QL, bao gồm môi trường chung và môi trường cụ thể Để tối đa hóatác động tích cực của môi trường và tối thiểu hóa các tác động tiêu cực của môi

Trang 3

trường, chủ thể QL và đối tượng QL cần cộng tác với nhau, để chèo lái và đưa tổchức đến thành công.

Câu 2: Phân tích để làm sáng tỏ vai trò và đặc điểm của QL; Các dạng QL

QL là một hoạt động tất yếu khách quan, diễn ra ở mọi tổ chức dù quy mô nhỏ haylớn, có cấu trúc đơn giản hay phức tạp Xã hội ngày càng phát triển, trình độ hợp tác

và phân công lao động các cao thì yêu cầu về công tác QL ngày càng hoàn thiện Cónhiều quan điểm khác nhau về QL, tuy nhiên có thể hiểu: “QL là sự tác động có địnhhướng, có tổ chức của chủ thể quản lý đến đối tượng QL; thông qua các khách thể

QL bằng phương pháp nhất định trong môi trường xác định để nhằm đạt được nhữngmục tiêu của tổ chức đề ra.”

a) Vai trò của QL:

- Định hướng hoạt động tương lai của tổ chức thông qua hoạch định chiến lược vàquản lý chiến lược Tức là ban hành các kế hoạch chiến lực và thực hiện QL chiếnlược để đảm bảo tổ chức đạt được mục tiêu chiến lược

- Lập kế hoạch, tổ chức, phân công, phối hợp, điều khiển, hướng dẫn và kiểm tra các

nỗ lực của các cá nhân, bộ phận trong tổ chức để thực hiện nhiệm vụ chung nhằm đạtmục tiêu chung của tổ chức (quản trị tổ chức)

- Kết hợp hài hòa lợi ích của từng cá nhân và của tập thể trên cơ sở phát huy nỗ lực

cá nhân, tạo môi trường và điều kiện cho sự phát triển của mỗi cá nhân, tôn trọngmục tiêu cá nhân gắn với mục tiêu chung của tổ chức (quản trị nhân sự)

- Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác của tổ chức (quản trị nguồn vật lực)

- Bảo đảm sự ổn định và tính thích ứng cao của tổ chức trong môi trường luôn biếnđộng (quản lý sự thay đổi)

- Củng cố địa vị của tổ chức trong môi trường thông qua việc duy trì và ngày cànggia tăng sự đóng góp của tổ chức đối với xã hội

b) Đặc điểm QL:

Thứ nhất, QL bao giờ cũng bao hàm chủ thể QL và đối tượng QL Trong mqh giữa

chủ thể và đối tượng, thì chủ thể là tác nhân gây tác động, còn đối tượng nhận trựctiếp sự tác động đó trên cơ sở quan hệ quyền hành

Thứ hai, QL luôn hướng tới nhưng mục tiêu chung nhất định Mục tiêu chung của tổ

chức định hướng cho toàn bộ hoạt động của tổ chức và toàn bộ hoạt động quản lýtrong quá trình kết hợp các nỗ lực của cá nhânm của các bộ phận trong tổ chức

Thứ ba, QL bao giờ cũng có quyền lực QL- nó được coi như là đặc quyền của nhà

QL trong mqh chỉ huy, điều khiển đối tượng QL Nhà QL được trao quyền hành vàđối tượng QL phải thừa nhận và tuân thủ quyền hành đó 1 cách tự giác

Thứ 4, QL bao giờ cũng diễn ra trong tổ chức và mang tính tổ chức Hoạt động QL

được bắt nguồn từ hoạt động chung của tổ chức và chính tổ chức là nền tảng QL.Giữa chủ thể QL và đối tượng QL có mqh tổ chức, mqh giữa cấp trên và cấp dưới,giữa lãnh đạo và bị lãnh đạo, giữa chỉ huy và thừa hành Đồng thời, trong QL tổ chứccòn hình thành mqh ngang tức mqh phối hợp giữa các cá nhân cùng cấp

Thứ 5, Ql bao giờ cũng cần có thông tin Thông tin được coi là cơ sở căn bản của

QL Nó thể hiện mối liên lạc giữa chủ thể Ql và đối tượng QL, mối liên lạc giữa các

cá nhân trong tổ chức khi thực hiện cùng một nhiệm vụ hoặc thực hiện các nhiệm vụ

có mối liên hệ với nhau Nó đảm bảo cho hoạt động chỉ huy, điều khiển và hoạt độngphối hợp như thực hiện kiểm tra, đánh giá trong tổ chức

Trang 4

Thứ 6, QL không chỉ là một khoa học, một nghệ thuật mà nó còn là một nghề Đặc

điểm này đòi hỏi chủ thể QL không chỉ có kiến thức về QL mà còn phải có kỹ năng

QL để không chỉ thu hút và phát huy tiềm năng của đối tượng vào việc thực hiệnnhiệm vụ và hoàn thành mục tiêu, mà còn đảm bảo sự thực hiện nhiệm vụ của họ mộtcách tận tâm, tận tụy

c) Các dạng QL:

Tùy theo từng loại đối tượng khác nhau mà chủ thể QL có các nguyên tắc, công cụ,hình thức, phương pháp QL khác nhau, từ đó có thể chia ra các dạng QL khác nhau:

- QL giới vô sinh (nhà xưởng, ruộng đất, hầm mỏ )

- QL giới sinh vật (vật nuôi, cây trồng, rừng )

- QL các tổ chức và con người (đảng, đoàn thể, nhà nước, tổ chức kinh tế )

Câu 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến QL (6 yếu tố: con người, chính trị, tổ chức, quyền lực, thông tin, văn hóa tổ chức)

Xét từ phạm vi nhỏ là một tổ chức đến phạm vi lớn là quốc gia, thậm chí phạm vitoàn cầu: QL là một trong những hoạt động vừa khó khăn, vừa phức tạp lại vừa có ýnghĩa hết sức quan trọng đối với xã hội loài người Do đó, nhiệm vụ của các chủ thể

QL là phải quản lý tốt tổ chức của mình, tức là biết khơi dậy những mặt tích cực vàhạn chế, giảm dần hoặc triệt tiêu những mặt tiêu cực trong quá trình quản lý Quátrình QL chịu tác động bởi nhiều yếu tố, song có thể nêu một số yếu tố chủ yếu dướiđây mà chủ thể QL cần phải tính đến

1) Yếu tố con người:

Mọi tổ chức đều có các nguồn lực vật chất do con người vận hành, nhằm đảm bảothực hiện nhiệm vụ, đạt mục tiêu chung của tổ chức Sức mạnh của tổ chức phụ thuộcvào con người, con người chính là nguồn gốc của các nguồn lực khác và là cơ sở chomọi thành công hay thất bại của tổ chức Thực chất của QL là QL con người trong tổchức, thông qua đó sử dụng có hiệu quả nhất mọi tiềm năng và cơ hội của tổ chức

Do đó, các nhà QL các cấp cần phải là người đánh thức những khả năng còn tiềm ẩntrong con người, huy động tinh thần đồng tâm hiệp lực và khai thác tối đa khả năngcủa họ, đồng thời chính các nhà QL phải luôn tự hoàn thiện mình để có đủ trình độ,năng lực hoàn thành nhiệm vụ của mình

VD: Con người nhà QL cần quan tâm:

- Điều kiện làm việc, môi trường làm việc (trọng thị, âm thanh, ánh sáng) -> năngsuất làm việc

- Chế độ đãi ngộ đối với người lao động: lương, thưởng, phụ cấp, bảo hiểm (phươngdiện vật chất) -> Quyết định sự chuyên tâm của người lao động đối với công việc

Trang 5

chính trị là yếu tố lãnh đạo, định hướng toàn xã hội Nhiệm vụ của nhà QL là làm saohoạt động của tổ chức vừa hợp pháp, hợp lý vừa hiệu quả.

- Nhà QL tạo ra khuôn khổ (môi trường QL) mà con người/tổ chức trong đó khôngvượt ra ngoài nó được -> ảnh hưởng đến QL

- Con người/ tổ chức hoạt động phải đảm bảo tính hợp pháp

3) Yếu tố tổ chức:

QL xuất hiện từ nhu cầu hoạt động chung của tổ chức và chính tổ chức là nền tảngcủa hoạt động QL Để QL, chủ thể QL cần thiết lập hệ thống tổ chức với đội ngũ conngười tương ứng Tổ chức ở góc độ này, là sự thiết lập các cơ cấu nhiệm vụ xác định

và quy định mqh giữa các bộ phận trong cơ cấu ấy để sự hoạt động của toàn thể cơcấu đem lại hiệu quả và đạt mục tiêu đã định Cụ thể, đó là việc thiết lập các bộ phận,đơn vị quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng đơn vị, bộ phận và cá nhântrong bộ phận đó; quy định mqh dọc, ngang giữa các bộ phận nhằm hoàn thànhnhiệm vụ của tổ chức Vì vậy có thể nói QL mà không có tổ chức thì không thể QLđược

VD: bộ máy QL HCNN; bộ máy quản trị DN

Ở phương diện quyền lực, người quản lý ngoài việc được trao thẩm quyền bởi cơcấu chính thức, tự bản thân người QL phải xây dựng và củng cố uy quyền của mìnhthông qua việc hoàn thiện bản thân cả về năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức

và phẩm chất chính trị, có như vậy mới đảm đương được sứ mệnh lãnh đạo, quản lý

mà tổ chức giao cho

VD: cơ quan chuyên môn: bác sĩ lâu năm trong nghề -> có uy quyền nhất định

Vô quyền: có thẩm quyền nhưng không có uy quyền gì, không có đủ năng lực đểphát huy thẩm quyền -> ảnh hưởng hoạt động trong QL

Vượt quyền: làm quá thẩm quyền đc cho phép

Cả vô quyền và vượt quyền đều ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của tổ chức ->phá hỏng tổ chức

5) Yếu tố thông tin:

Trong tổ chức, thông tin thực hiện chức năng sống còn của QL tổ chức Chức năng

QL (lập kế hoạch, tổ chức, nhân sự, lãnh đạo và kiểm soát) không thể thực hiện đượcnếu thiếu thông tin Vì vậy thông tin được ví như huyết mạch của tổ chức

Trang 6

Thông tin QL là những dự liệu được thu nhận, được cảm thụ và được đánh giá là cóích cho việc ra quyết định QL hoặc giải quyết những nhiệm vụ cụ thể trong QL.

Để QL có hiệu quả các nhà QL cần nắm bắt tình hình chính xác, kịp thời bằngnhững số liệu cụ thể, muốn vậy phải có thông tin, thông tin trở thành khâu đầu tiên,

cơ bản của QL Chủ thể QL muốn tác động lên đối tượng QL phải đưa ra nhữngthông tin điều khiển dưới hình thức các QĐ QL (mệnh lệnh, chỉ thị, nghị quyết )Đồng thời sau khi đã đưa ra các QĐ QL cùng các bảo đảm vật chất cho đối tượngthực hiện, chủ thể phải thường xuyên theo dõi kết quả thực hiện các QĐ của đốitượng thông qua các thông tin phản hồi của QL Còn đối tượng QL muốn định hướnghoạt động của mình thì phải tiếp nhận các thông tin điều khiển của chủ thể cùng cácbảo đảm vật chất khác để tính toán và điều chỉnh mình nhằm thực thi mệnh lệnh củachủ thể Vì vậy, quá trình QL là quá trình thông tin

Ngày nay, vài trò của thông tin trong QL đã tăng lên mạnh mẽ và vì thế trong khoahọc QL đã hình thành một quan niệm mới, cho rằng thông tin là một dạng tiềm năngkhác của QL bên cạnh các dạng tiềm năng về lao động, thiết bị máy móc, nguyên vậtliệu, tiền vốn

6) Yếu tố văn hóa tổ chức

Trong quá trình tồn tại và phát triển của tổ chức, dần dần hình thành các yếu tốmang lại cho tổ chức một bản sắc riêng, đó là văn hóa tổ chức Vai trò của văn hóa tổchức đối với QL được thể hiện ngay trong chính khái niệm văn hóa tổ chức

Văn hóa tổ chức là toàn bộ các giá trị, niềm tin, truyền thống và thói quen có khảnăng quy định hành vi của mỗi thành viên trong tổ chức; nó ngày càng được làm giàuthêm và có thể thay đổi theo thời gian, mang lại cho tổ chức một bản sắc riêng

Vì vậy, nhiệm vụ của nhà QL đối với phương diện văn hóa tổ chức là phải duy trì vàphát triển văn hóa của tổ chức mình, trên các nội dung sau:

- Nhà QL phải cố gắng hiểu nền văn hóa tổ chức và các biểu hiện của nó, nhất là khiphụ trách một đơn vị mới

- Nhân cách và phong cách của nhà QL góp phần làm nên văn hóa tổ chức

- Nhà QL phải tìm cách xác định những mặt tích cực của văn hóa tổ chức để tăngcường tối ưu hóa các đặc điểm đó, đồng thời cũng chỉ ra các mặt tiêu cực để giảmnhẹ hoặc ngăn ngừa chúng

Trong quá trình tồn tại và phát triển hình thành các yếu tố quyết định cách ứng xửtrong tổ chức: thói quen, niềm tin tạo thành nét văn hóa

VD: UBND xã A, cán bộ đi làm đúng giờ, đồng phục, ngồi đúng vị trí làm việcUBND xã B, cán bộ pha trà uống nước, nói chuyện, bê trễ công việc, phục vụ nhândân không tận tình, thái độ khó chịu

VH làm việc tại Google, FPT đề cao hiệu quả làm việc, sáng tạo

Trang 7

Nhà QL có trong các tổ chức, nhưng không phải mọi người trong tổ chức đều là nhà

QL Về cơ bản, có thể chia các thành viên trong tổ chức thành hai loại: người thừahành và nhà QL Người thừa hành là những các nhân trực tiếp thực hiện một côngviệc hoặc nhiệm vụ và không có trách nhiệm điều hành công việc của người khác.Trái lại, những nhà QL thực hiện việc chỉ huy hoạt động của người khác và có tráchnhiệm giám sát mọi công việc của cấp dưới Nhà QL trong tổ chức có nhiều chứcdanh khác nhau như: chủ tịch, hiệu trưởng, giám đốc (quản lý toàn bộ tổ chức),trưởng phòng, trưởng khoa (quản lý 1 đơn vị); đốc công, tổ trưởng (quản lý 1 bộphận) Như vậy, nhà QL là người có quyền và trách nhiệm QL 1 bộ phận, 1 đơn vị,hoặc toàn bộ tổ chức

Nhà QL có những đặc điểm chung là: Được tổ chức trao quyền và trách nhiệm quản

lý 1 bộ phận, 1 đơn vị hoặc toàn bộ tổ chức Tự chịu trách nhiệm trước tổ chức vềhoạt động của bộ phận, đơn bị mà mình phụ trách và chịu trách nhiệm về hoạt độngcủa cấp dưới và đối với các nguồn lực khác được sử dụng trong tổ chức

*) Các cấp bậc nhà QL:

Trong một tổ chức thường chia thành một số cấp độ QL theo mqh thứ bậc như sau:

- Nhà QL chiến lược hay QL cấp cao:

Đây là 1 nhóm nhỏ của các nhà QL tinh hoa trong tổ chức, là cấp ban hành chínhsách, có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành toàn bộ tổ chức Như vậy, đặc điểm côngviệc của nhà QL cấp cap là chịu trách nhiệm ban hành đường lối, chủ trương, chínhsách chung của toàn tổ chức, chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của tổ chức trướccán bộ, nhân viên; không có QL cấp trên mà chỉ có cấp dưới và chịu trách nhiệm đốivới hoạt động của nhà QL cấp thấp hơn

QL cấp trên thành các chính sách, chương trình, biện pháp, thủ tục thực thi, chịutrách nhiệm về hoạt động của bộ phận do mình phụ trách trước nhà QL cấp trên

- Nhà QL cấp cơ sở:

Đây là cấp QL thấp nhất trong tổ chức nhưng lại có vai trò đặc biệt quan trọng Cấpnày trực tiếp điều hành người thực thi nhệm vụ không phải là QL và có trách nhiệmgiám sát thực hiện chi tiết các công việc Cấp này thường bị 2 áp lực của cấp trên vàcủa người thừa hành Kết quả công việc của hệ thống QL chủ yếu nhờ vào sự khéoléo của cấp này Những người QL ở cấp này bao gồm các đốc công, quản đố, trưởngcác bộ phận

Đặc điểm chủ yếu của QL cấp cơ sở là họ không chịu trách nhiệm QL với bất cứ QLnào khác Người thừa hành - lao động, nhân viên có mối liên hệ trực tiếp với họ Chịutrách nhiệm về nhiệm vụ QL được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động củanhân viên dưới quyền

VD:

Câu 5: Phân tích vai trò của nhà QL theo quan niệm của Henry Mintzberg

Trang 8

Nhà QL có những đặc điểm chung là: Được tổ chức trao quyền và trách nhiệm quản

lý 1 bộ phận, 1 đơn vị hoặc toàn bộ tổ chức Tự chịu trách nhiệm trước tổ chức vềhoạt động của bộ phận, đơn bị mà mình phụ trách và chịu trách nhiệm về hoạt độngcủa cấp dưới và đối với các nguồn lực khác được sử dụng trong tổ chức

Có nhiều nhà khoa học đã cố gắng xác định vai trò của các nhà QL trong tổ chức.Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu về vai trò QL của Henry Mintzberg được đánh giá làphản ánh đầy đủ nhất Những năm cuối thập kỉ 60, Henry Mintzberg đã tiến hành 1nghiên cứu về 5 người điều hành đương nhiệm Ông đã khám phá ra rằng, các nhà

QL tham gia vào rất nhiều hoạt động khác nhau, không khuôn mẫu và ngắn hạn.Henry Mintzberg đã cho thấy các nhà QL phải thực hiện 10 vai trò khác nhau nhưngchúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Những vai trò này có thể phân thành 3nhóm: nhóm vai trò liên quan đến mqh cá nhân, nhóm liên quan đến lưu chuyểnthông tin và nhóm liên quan đến ra QĐ

1 Vai trò liên cá nhân: Tất cả các nhà QL được yêu cầu thực hiện những nhiệm vụ

mà về bản chất mang tính nghi thức và tượng trưng Đồng thời các nhà QL cũng cóvai trò lãnh đạo bao gồm thuê LĐ, đào tạo, thúc đấy và kỷ luật người LĐ Vai trò thứ

3 trong phạm vi nhóm liên cá nhân là vai trò liên lạc Mintzberg mô tả hoạt động nàynhư việc liên lạc với bên ngoài để cung cấp thông tin cho nhà QL Các nguồn lực này

là các cá nhân hoặc nhóm người bên ngoài đơn vị QL và có thể là bên trong hoặc bênngoài tổ chức Như vậy, vai trò liên cá nhân của nhà QL bao gồm vai trò tượng trưng,vai trò lãnh đạo và vai trò liên lạc

VD: Chủ tịch nước vai trò người tập trung, đứng đầu: thư chúc tết, ngày khaitrường -> khi nhận được mang giá trị khuyến khích lớn

2 Vai trò thông tin:

Trong một chừng mực nhất định, nhà QL cần tiếp nhận và trao đổi thông tin với các

tổ chức bên ngoài, Mintzberg gọi vai trò này là vai trò giám sát Các nhà QL vậnđộng như 1 ống dẫn để truyền thông tin đến các thành viên trong tổ chức, vai trò nàyđược gọi là vai trò người phổ biến Khi thể hiện quan điểm hay giá trị của tổ chức vớinhững người bên ngoài, thì nhà QL đã thực hiện vai trò phát ngôn Như vậy, vai tròthông tin của nhà QL bao gồm giám sát, phổ biến và các hoạt động phát ngôn

3 vai trò người ra QĐ

Cuối cùng, Mintzberg xác định 4 vai trò tập trung vào việc đưa ra các lựa chọn hànhđộng Với tư cách là những người chủ đầu tư, nhà QL đưa ra sáng kiến và xem xétcác dự án mới để cải thiện kết quả thực hiện của tổ chức mình trong tương lai Với tưcách là người giải quyết những vẫn đề thuộc trách nhiệm, nhà QL thực hiện các hànhđộng điều chỉnh để đối phó với những vấn đề phát sinh không dự đoán trước Với tưcách là người thay mặt tổ chức sử dụng nguồn lực, nhà QL chịu trách nhiệm phân bốnguồn nhân lực, vật chất và tài chính cho thực hiện các mục tiêu Nhà QL thực hiệnnhư những người thương thuyết khi thảo luận và đàm phán với những nhóm ngườikhác để giành được ưu thế cho đơn vị của mình Như vậy, vai trò QĐ bao gồm vai tròcủa người chủ đầu tư, người giải quyết các vấn đề, người phân bổ nguồn lực và ngườithương thuyết

VD: QĐ sai trái, kém chất lượng -> nhiều hệ lụy không mong muốn của tổ chức

Xe biển chẵn đi ngày chẵn để hạn chế xe đi trong các quận nội thành

Trang 9

Rất nhiều cuộc nghiên cứu tiếp theo của Mintzberg đã kiểm tra giá trị của cách phânloại vai trò nhà QL đối với các loại cơ cấu tổ chức khác nhau ở các cấp khác nhautrong 1 tổ chức nhất trình Nhìn chung bằng chứng ủng hộ ý kiến rằng các nhà QL -không tính đến loại tổ chức và câó trong tổ chức - đều thực hiện những vai trò giốngnhau Tuy nhiên, người ta cũng nhấn mạnh rằng những vai trò của nhà QL dường nhưthay đổi theo cấp QL Trong đó các vai trò người phổ biến thông tin, người tượngtrưng, người thương thuyểt, người liên lạc và người phát ngôn đói với nhà QL cấpcao hơn thì quan trọng hơn những nhà QL cấp thấp hơn và vai trò nhà lãnh đạo đốivới nhà QL cấp thấp hơn là quan trọng hơn đối với các nhà QL cấp trung gian hoặccấp cao Các vai trò của nhà QL có thể đc mô tả theo bảng dưới đây:

Vai trò -> Mô tả -> Các hoạt động có thể xác định

3 Liên lạc -> Duy trì mạng lưới để tự phát triển các liên lạc với bên ngoài và nhữngngười thông tin để đạt được sự ủng hộ và thu thập thông tin -> Nhận thư, làm côngviệc đối ngoại; thực hiện các hoạt động khác thu hút những người bên ngoài

Thông tin

4 Giám sát -> Tìm kiếm và nhận dạng các loại thông tin đặc biệt để thiết lập sự hiểubiết toàn diện về tổ chức và môi trường; thu thập thông tin bên trong và bên ngoài về

tổ chức -> Đọc các báo cáo và các xuất bản định kì; duy trì các liên lạc cá nhân

5 Người phổ biến -> Truyền thông tin nhận được từ bên ngoài hoặc từ các cấp dướikhác đến các thành viên của tổ chức - một số thông tin về thực tiễn đang diễn ra, một

số liên quan đến giải thích và thống nhất các vị trí giá trị trái ngược về những ngườiảnh hưởng đến tổ chức -> Tổ chức các hội nghị thông tin; gọi điện để thu thập thôngtin

6 ng phát ngôn -> Truyền tải thông tin đến những người bên ngoài về các kế hoạch,chính sách, hành động, các kết quả của tổ chức -> Tổ chức hội nghị giao ban; cungcấp thông tin cho các phương tiện thông tin đại chúng

9 ng phân bổ nguồn lực -> Chịu trách nhiệm về phân bổ nguồn lực của tổ chức, rahoặc thông qua những QĐ QL quan trọng -> Lên lịch trình, yêu cầu cấp trên chophép, thực hiện mọi hoạt động liên quan đến ngân sách và ctr ctác của cấp dưới

Trang 10

10 ng thương thuyết -> Chịu trách nhiệm đại diện tổ chức tại các thương thuyếtchính yếu -> Tham gia vào các thương thuyết hợp đồng

Câu 6: Trình bày các nguyên tắc quản lý cơ bản Liên hệ vận dụng các ng/tắc trong thực tiễn

Nguyên tắc là thuật ngữ được dùng trong nhiều trường hợp khác nhau để chi nềntảng cơ bản cho sự tồn tại Nguyên tắc được hiểu là những chuẩn mực mà cá nhân, tổchức phải dựa vào trong quá trình hoạt động hay nói cách khác, nó là tiêu chuẩn địnhhướng hành vi của con người, tổ chức

Trong QL, nguyên tắc phản ảnh quy luật của QL, là kết quả của quá trình nhận thứccủa con người về quy luật vận động của xã hội, của đối tượng QL, nó định hướnghoạt động QL của các chủ thể QL

Nguyên tắc QL là các quy tắc, tư tưởng chỉ đạo, những tiêu chuẩn hành vi có tínhbắt buộc tuân thủ đối với chủ thể QL trong quá trình QL

Trong QL các nguyên tắc hình thành 1 sys nhất quán và có đặc tính sau:

- Các ntắc do con người đặt ra nhưng mang tính khách quan, vì chúng phản ánh bảnchất của QL xã hội

- Các nguyên tắc mang tính bắt buộc chủ thể QL phải tuân thủ trong quá trình QL

- Các ntắc QL luôn được phát triển vì xã hội luôn vận động và biến đổi

Trong QL, các chủ thể QL cần phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản dưới đây:

- Nguyên tắc thống nhất mục tiêu: Mục tiêu là vấn đề cơ bản, cốt lõi nhất của bất kì

một tổ chức nào, là lý do tồn tại của mọi tổ chức, nó định hướng cho toàn bộ hoạtđộng của tổ chức Vì thế, QL theo mục tiêu được coi là nguyên tắc cơ bản đầu tiênvừa định hướng, vừa chi phối các nguyên tắc khác Nguyên tắc này đòi hỏi trong QLcần phải xác định mục tiêu chung của tổ chức và các mục tiêu cụ thể tạo thành hệthống mục tiêu thống nhất Đồng thời, QL là phải làm sao để hướng sự đóng góp củamọi cá nhân, mọi bộ phận vào hoàn thành các mục tiêu chung của tổ chức

- Nguyên tắc chuyên môn hóa trên cơ sở phân công lao động: Phân công là nền tảng

và cũng là lý do của sự tổ chức Phân công còn gọi là chuyên môn hóa Phân cônghay chuyên môn hóa là 1 sự cần thiết Bởi vì không ai có thể thông suốt được tất cảmọi việc của tổ chức Không ai có thể đồng thời làm hai việc hoặc đồng thời ở hainơi Công việc của tổ chức nhiều và phức tạp đòi hỏi phải có sự hợp tác của nhiềungười Khi có một việc mà một người không thể làm được, chúng ta cần chia côngviệc đó ra từng phần rồi giao cho mỗi người thực hiện một phần Mỗi người chuyên

lo về một phần việc nhất định của toàn thể công việc Thực hiện nguyên tắc này đòihỏi phân chia tổ chức thành các bộ phận chuyên môn khác nhau để đảm nhiệm nhữngchức năng nhất định

- Nguyên tắc phối hợp: trong tổ chức, mỗi một cá nhân được phân công thực hiện

những nhiệm vụ nhất định, nhưng những nhiệm vụ đó chỉ có ý nghĩa trong việc đạtmục tiêu chung của tổ chức khi chúng được khớp nối, gắn kết với công việc củanhững người khác Do đó, đòi hỏi phải phối hợp hoạt động của các cá nhân để gắncác hoạt động đó hướng tới hoàn thành mục tiêu chung, Để thực hiện nguyên tắcnày, cần xây dựng cơ chế phối hợp tức quy định mqh giữa các cá nhân, các bộ phậntrong tổ chức nhằm bảo đảm hoạt động của tổ chức được đồng bộ, cân đối, nhịpnhàng

Trang 11

- Nguyên tắc kết hợp hài hòa lợi ích: Các cá nhân tham gia hợp tác với những người

khác, tức gia nhập vào tổ chức vì các lý do cá nhân như: sinh học, lý do sức khỏe,tâm lý, lý do kinh tế và chính lợi ích của cá nhân trong tổ chức được coi là động cơthúc đẩy cá nhân đó hoạt động Vì vậy, để đạt mục tiêu chung QL cần phải kết hợphài hòa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể Tức là khi xác định mục tiêu chung của tổchức phải thể hiện được mục tiêu và nguyện vọng cá nhân Đồng thời trong quá trìnhthực hiện để hoàn thành mục tiêu tổ chức thì mục tiêu và nguyện vọng cá nhân cũngđược thỏa mãn

- Nguyên tắc hiệu lực, hiệu quả: Sự tồn tại của 1 tổ chức phụ thuộc và cả hiệu lực

lẫn hiệu quả của tổ chức Một tổ chức hoạt động không hiệu quả thì tổ chức đó khôngthể thu hút, ràng buộc và thúc đẩy các cá nhân trong tổ chức hoạt động Và một tổchức không hiệu lực thì không thể chứng minh được sự tồn tại của mình Chính vìvậy, QL tổ chức luôn coi hiệu lực và hiệu quả là hai chuẩn mực biểu thị chất lượngQL

Nguồn lực của tổ chức là hạn chế, trong khi đó mong muốn của tổ chức ngày cànglớn Do đó, đòi hỏi nhà QL phải khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.Hiệu quả tức là đạt kết quả nhât định với chi phí về phương tiện và hậu quả thấp nhất,hoặc là đạt kết quả dự kiến trong điều kiện nguồn lực nhất định Hiệu lực là mức độđạt mục tiêu dự kiến

- Nguyên tắc thích ứng, linh hoạt: Thực chất đây là QL sự thay đổi Trong điều kiện

môi trường bên ngoài thay đổi liên tục, vận dụng nguyên tắc này giúp các nhà QLnhìn nhận vấn đề một cách nhạy cảm hơn và khách quan Đây là 1 trong nhữngnguyên tắc nhằm tránh tư duy duy ý chí trong QL

Câu 7: Phương pháp QL

Trong QL, chủ thể QL là người đặt ra các mục tiêu cần đạt được, còn việc thực hiệnnhiệm vụ để đạt dược những mục tiêu đó lại chủ yếu phụ thuộc vào hành động củađối tượng QL Để biến những mong muốn của chủ thể QL thành những hành động cụthể của đối tượng QL, chủ thể QL thường xuyên áp dụng các phương pháp QL khácnhau

Phương pháp QL là cách thức tác động có thể có và có chủ đích của chủ thể QL lênđối tượng QL để đạt được mục tiêu đề ra

Trong QL, phương pháp QL thực hiện những vai trò sau đây:

- Là công cụ truyền tải cơ chế QL đến các đối tượng QL nhằm tạo nên sự thống nhấttrong quá trình thực hiện QL

- Quá trình QL là qtr thực hiện các chức năng QL theo những nguyên tắc QL.Nhưng các nguyên tắc đó chỉ được vận dụng và được thể hiện thông qua các phươngpháp QL nhất định Vì vậy, vận dụng các phương pháp QL là một nội dung quantrọng của hoạt động QL làm cho hoạt động QL tuân thủ các nguyên tắc QL trongtừng điều kiện hoàn cảnh khác nhau, tạo nên sự thống nhất trong qtr QL

- Mục tiêu, nhiệm vụ của QL chỉ được thựchiện thông qua các tác động của phươngpháp QL

Các phương pháp QL mà nhà QL sử dụng:

1 Phương pháp giáo dục:

Phương pháp GD là cách tác động vào nhận thức của con người trong tổ chức, nhằmnâng cao tính tự giác và năng lực trí tuệ của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ

Trang 12

Các phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật nhận thức Đặctrưng của các phương pháp này là tính thuyết phục, tức là làm cho con người phânbiệt được phải - trái, đúng - sai; lợi - hại; đẹp - xấu; thiện - ác, từ đó nâng cao tính tựgiác làm việc và sự gắn bó với tổ chức.

4 P2 kinh tế:

P2 kinh tế là cách thức tác động vào đối tượng QL thông qua các lợi ích kinh tế, đểđối tượng QL tự lựa chọn phương án hoạt động có hiệu quả nhất trong phạm vi hoạtđộng của họ

Tác động thông qua lợi ích kinh tế chính là tạo ra động lực thúc đẩy con người tíchcực hoạt động Động lực đó càng lớn nếu nhận thức đầy đủ và kết hợp đúng đắn cáclợi ích của mình với lợi ích của tổ chức Điều đó cho phép con người lựa chọn conđường hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ của mình

Áp dụng P2 kinh tế thông qua sử dụng các đòn bẩy kinh tế như: tiền thưởng, phụcấp, phúc lợi

P2 này dự trên mqh quyền lực phục tùng - tức làm mqh điều hành trong tổ chức

6 P2 QL theo mục tiêu (MBO - management by Ojective)

MBO là P2 thiết laoạ mục tiêu thực hiện cụ thể có sự tham gia của cấp dưới và cấptrên, sự tiến triển hướng tới mục tiêu được xem xét định kỳ và có sự khen thưởng đốivới cá nhân, bộ phận, đơn vị theo mức độ hoàn thành mục tiêu

P2 này tạo ra các mục tiêu hoạt động bằng việc đặt ra các quy trình thiết lập mụctiêu lan tỏa từ trên xuống dưới rộng khắp hệ thống tổ chức Các mục tiêu toàn diệncủa tổ chức được chuyển thành mục tiêu cụ thể cho từng cấp tiếp theo - đơn vị, bộphận, cá nhân Các nhà QL các cấp thấp hơn cùng nhau tham gia vào việc thiết lập

Trang 13

mục tiêu của chính họ P2 này được thực hiện từ “trên xuống” cũng như từ “dướilên” Kết quả tạo thành 1 sys thứ bậc liên hệ các mục tiêu ở một cấp với các mục tiêucủa cấp kế tiếp.

Đối với cá nhân người thừa hành, P2 này cung cấp các mục tiêu thực hiện cá nhân

cụ thể, do đó mỗi người có đóng góp cụ thể tạo nên sự thực hiện của đơn vị Nếu tất

cả các cá nhân đạt mục tiêu của họ, thì mục tiêu bộ phận đạt đc, dẫn đến MT đơn vịđạt đc và cuối cùng MT toàn diện của hệ thống sẽ trở thành hiện thực

Thực chất của P2 này đưa ra các hướng dẫn tích cực thống nhất cả về kiến thức, kỹnăng lẫn nỗ lực và hướng với việc thực hiện mục tiêu QL theo mục tiêu chỉ cho cácnhà QL điều nên làm là tổ chức thích hợp công việc, làm cho nhà QL kiểm soát sựthực hiện của chính mình và tự điều khiển Nó là động lực thúc đẩy mãnh hơn, đưađến sự thực hiện cao hơn và tầm nhìn rộng hơn

7 P2 QL theo tiêu chuẩn chất lượng (ISO - International standard organization)

ISO là P2 QL hiện đại được vận dụng trong hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp nhằmnâng cao hiệu quả và chất lượng của hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng.Thuật ngữ ISO đang đồng hành với chất lượng hàng hóa và dịch vụ ISO là hệ thốngchất lượng, là sự hợp nhất các thành tố của kiểm soát chất lượng và bảo hành chấtlượng Chất lượng là toàn bộ những tính chất và đặc điểm của hàng hóa dịch vụ cóliên quan đến khả năng thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng Sys chất lượng gồm cơcấu tổ chức, cac quá trình, các thủ tục và các nguồn lực cần thiết để thực hiện QLchất lượng Kiểm soát chất lượng là các kỹ thuật và hoạt động được sử dụng để hoànthành các yêu cầu về chất lượng Bảo hành chất lượng là toàn bộ những hoạt độngđược hoạch định và đc xác định là càn thiết để cung cấp sự tin tưởng đầy đủ mà mộthàng hóa hoặc dịch vụ sẽ đáp ứng các yêu cầu về chất lượng

Ngày nay, P2 QL chất lượng có vai trò rất quan trọng trong QL, bởi nó góp phầnlàm tăng năng suất lao động, tăng sự thỏa mãn của khách hàng, tăng sự công nhận vềchất lượng, tạo cơ chế cải thiện liên tục và nâng cao đạo đức của người lao động.Tùy theo mục đích, yêu cầu cụ thể mà chủ thể QL có thể vận dụng kết hợp các P2trên cho phù hợp để chúng có thể hỗ trợ nhau một cách tốt nhất nhằm đạt được mụctiêu QL

Câu 8: Phân tích vai trò của QĐ QL Để đảm bảo những vai trò này, 1 QĐ QL cần đáp ứng được những yêu cầu nào Lấy VD minh họa.

Trong tổ chức, nhà QL làm nhiều việc trong đó có việc ra QĐ QL và đây là 1 trongnhững nhiệm vụ chính của nhà QL Bởi vì, nhà QL thường xuyên phải lựa chọn mụctiêu cần đạt được, cần làm gì để đat MT đó, ai làm, khi nào làm, làm ở đâu và đôi khiphải làm ntn để giải quyết những vấn đề đặt ra trong QL tổ chức Có nhiều quan niệm

về QĐ QL, tuy nhiên có thể hiểu: QĐ QL là 1 sự lựa chọn những phương án hoặcgiải pháp của chủ thể QL truyền xuống cho đối tượng QL nhằm huy động và tổ chức

họ chấp hành để giải quyết 1 vấn đề đặt ra trong QL

Thông thường, QĐ QL dẫn đến các kết quả như: Đặt ra các mục tiêu, chính sách,quy tắc và các thủ tục hoặc những thay đổi trong tổ chức Tuy nhiên, một số QĐ khácthì duy trì nguyên trạng hoặc không đối mặt với những vấn đề 1 cách trực diện Nhưvậy, cần phảo hiểu không hành động cũng là 1 phương án cho những giải pháp có thể

có đối với các vấn đề QL

Trong QL tổ chức, QĐ QL có những vai trò dưới đây:

Trang 14

- Thứ nhất, QĐ QL biến ý chí của nhà QL về các MT, CS, các quy tắc QL, các thủ

tục, các kế hoạch trở thành mệnh lệnh chính thức có tính quy phạm, bắt buộc thựchiện đối với các thành viên trong tổ chức, nó phản ánh các chức năng cơ bản khácnhư: xác định kế hoạch, các CS, các MT Chúng tạo ra các hoạt động và các sự kiệnđem lại sự đóng góp của nhà QL vào các hoạt động tổ chức

- Thứ hai, QĐ QL là công cụ QL để nhà QL tác động lên đối tượng QL để thực hiện

các nhiệm vụ, giải quyết những vấn đề đặt ra các quy phạm và điều khiển hành vi củabản thân tổ chức

Để phát huy được vai trò của mình, một QĐ QL phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

- Phải phù hợp với vấn đề mà nó giải quyết Vấn đề cần giải quyết quy định mụcitêu của QĐ và các giải pháp lựa chọn để giải quyết nó

- Phải đảm bảo tính khoa học, được luận chứng đầy đủ, phân tích vấn đề 1 cách cósys

- Phải phù hợp với điều kiện nguồn lực Vì mỗi một QĐ chứa đựng các giải pháp đểgiải quyết 1 vấn đề Để thực hiện những giải pháp này đòi hỏi những yêu cầu vềnguồn lực nhất định (vật chất, nhân lực, thời gian, thông tin )

- Phải tính đến các rào cản khi thực hiện Một QĐ chỉ được thực hiện thành công khi

nó tính đến các rào cản về time, tâm lý của những người thực hiện và sự chống đốihay ủng hộ của đối tượng, sự thay đổi của môi trường và đề ra các biện pháp khắcphục chúng

- Phải đảm bảo tính sys toàn diện Các QĐ QL có mối liên hệ với nhau Một sự thayđổi trong 1 lĩnh vực ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác Một QĐ tạo ra nhiều QĐ khác,được thực hiện thông qua hàng loạt các QĐ liên quan và ngày càng chi tiết

- Phải dự tính trước được khả năng sáng tạo và điều chỉnh theo QĐ của những ngườithực hiện QĐ, bởi vì QĐ của nhà QL giả định trước hành động của người khác

Câu 9: QĐ QL là gì? Phân loại QĐ QL và làm rõ ý nghĩa của việc phân loại QĐ? Cho VD?

Trong tổ chức, nhà QL làm nhiều việc trong đó có việc ra QĐ QL và đây là 1 trongnhững nhiệm vụ chính của nhà QL Bởi vì, nhà QL thường xuyên phải lựa chọn mụctiêu cần đạt được, cần làm gì để đat MT đó, ai làm, khi nào làm, làm ở đâu và đôi khiphải làm ntn để giải quyết những vấn đề đặt ra trong QL tổ chức Có nhiều quan niệm

về QĐ QL, tuy nhiên có thể hiểu: QĐ QL là 1 sự lựa chọn những phương án hoặcgiải pháp của chủ thể QL truyền xuống cho đối tượng QL nhằm huy động và tổ chức

họ chấp hành để giải quyết 1 vấn đề đặt ra trong QL

Việc phân loại QĐ QL có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó giúp nhà QL hiểu đc cácloại QĐ QL khác nhau và góp phần nâng cao chất lượng của việc ban hành QĐ QL,cũng như nâng cao hiệu lực và hiệu quả của việc thi hành QĐ QĐ QL được phân loạitheo nhiều cách thức khác nhau, dưới đây là 1 số cách phân loại cơ bản:

1 Phân loại theo cấp QL:

Ngày đăng: 15/04/2017, 20:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w