1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH

98 674 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 1,85 MB

Nội dung

3) Tình hình thực hiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu của thị xã Quảng Yên như sau: Phương án quy hoạch sử dụng đất đai của thị xã Quảng Yên đã thể hiện được tính kinh tế, xã hội. Diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất các mục đích phi nông nghiệp 4.651,82 ha để phát triển kinh tế, xã hội và xây dựng kết cấu hạ tầng là tất yếu. Do diện tích đất hoang hóa thường tập trung ven sông, suối nên việc sử dụng đất cho mục đích phi nông nghiệp phải lấy từ các loại đất nông nghiệp. Đến năm 2020 đất chưa sử dụng được khai thác 475,72 ha đưa vào sử dụng cho các mục đích tùy theo mức độ thích nghi, đáp ứng được yêu cầu sử dụng đất ngày càng tăng, trong đó sử dụng cho mục đích nông ghiệp 323,06 ha; phi nông nghiệp 152,66 ha.

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Trang 2

HÀ NỘI – 2016

Trang 3

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Giáo viên hướng dẫn : ThS NGUYỄN TUẤN ANH

HÀ NỘI – 2016

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, rèn luyện và tu dưỡng tại Học viện Nôngnghiệp Việt Nam, được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong trường và bạn

bè, em đã hoàn thành khoá học của trường và nhận đề tài thực tập tốt nghiệp

Được sự đồng ý của Khoa Quản lý đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

và sự hướng dẫn của ThS Nguyễn Tuấn Anh – Giảng viên bộ môn Quy hoạch đấtđai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, em đã thực hiện đề tài thực tập tốt nghiệp:

“Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất thị xã Quảng Yên, tỉnh

Quảng Ninh.”

Để hoàn thành bài khóa luận này, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của:

- ThS Nguyễn Tuấn Anh – Giảng viên Bộ môn Quy hoạch đất đai – Khoa Quản lýđất đai – Học viện Nông nghiệp Việt Nam – người đã trực tiếp hướng dẫn em trongsuốt thời gian thực hiện đề tài

- Các thầy cô trong khoa Quản lý đất đai – Học viện Nông nghiệp Việt Nam

- Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh đã tạo điềukiện thuận lợi giúp đỡ và cung cấp đầy đủ số liệu phục vụ nội dung đề tài

Em xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô, phòng Tài nguyên và Môi trườngThị xã Quảng Yên đã giúp đỡ, khích lệ và tạo những điều kiện tốt nhất cho emtrong quá trình thực hiện đề tài này

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2016

Sinh viên

Đàm Thị Như Quỳnh

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG v

DANH MỤC HÌNH vi

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 4

1.1.1 Cơ sở lý luận của Quy hoạch sử dụng đất 4

1.1.2 Ý nghĩa, tầm quan trọng của Quy hoạch sử dụng đất 11

1.2 TÌNH HÌNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 12

1.2.1 Tình hình quy hoạch sử dụng đất của một số nước trên thế giới 12

1.2.2 Tình hình công tác xây dựng quy hoạch sử dụng đất đai ở Việt Nam 14

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 19

2.2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 19

2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 19

2.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thị xã Quảng Yên- tỉnh Quảng Ninh .19 2.3.2 Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai 20

2.3.3 Đánh giá hiện trạng sử dụng các loại đất của Quảng Yên năm 2015 20

2.3.4 Đánh giá tình hình biến động đất đai thị xã Quảng Yên 2011-2015 20

2.3.5 Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất 20

2.3.6 Đề xuất các giải pháp nâng cao tính khả thi của phương án quy hoạch sử dụng đất của thị xã Quảng Yên 20

2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

2.4.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu 20

2.4.2 Phương pháp thống kê, phân tích số liệu, xử lý số liệu 21

Trang 6

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22

3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH 22

3.1.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 22

3.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 29

3.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội: 32

3.2 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI 33

3.2.1 Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai 33

3.2.2 Đánh giá hiện trạng sử dụng các loại đất của thị xã Quảng Yên 2015 41 3.2.3 Đánh giá biến động các loại đất thị xã Quảng Yên giai đoạn 2010- 2015 .48 3.3 ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 52

3.3.1 Khái quát phương án quy hoạch sử dụng đất 52

3.3.2 Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thị xã Quảng Yên 53

3.3.3 Đánh giá việc chuyển mục đích sử dụng đất của thị xã 59

3.3.4 Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch theo hạng mục công trình 62

3.3.5 Đánh giá chung về kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất đến 2015 của thị xã Quảng Yên 67

3.4 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao tính khả thi của phương án quy hoạch sử dụng đất 69

3.4.1 Giải pháp về chính sách: 69

3.4.2 Giải pháp về nguồn nhân lực và vốn đầu tư: 69

3.4.3 Giải pháp về khoa học công nghệ: 70

3.4.4 Các biện pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường 70

3.4.5 Giải pháp về tổ chức thực hiện: 70

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

PHỤ LỤC 76

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường

CP Chính phủ

CNH Công nghiệp hóa

HĐH Hiện đại hóa

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Diện tích, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2015 43Bảng 3.2 Diện tích, cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2015 45Bảng 3.3 Diện tích, cơ cấu sử dụng đất chưa sử dụng năm 2015 48Bảng 3.4 Biến động đất nông nghiệp của thị xã Quảng Yên giai đoạn 2010-2015.48Bảng 3.5 Biến động đất phi nông nghiệp của thị xã Quảng Yên giai đoạn 2010-

2015 50Bảng 3.6 Phương án quy hoạch sử dụng đất thị xã Quảng Yên 2011 -2020 52Bảng 3.7 Kết quả thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp Qảng Yên 2015 54Bảng 3.8 Kết quả thực hiện chỉ tiêu KHSDĐ phi nông nghiệp Quảng Yên 2015 .56Bảng 3.9 Kết quả thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất 2011 – 2015 59Bảng 3.10 Danh mục một số công trình trong kế hoạch sử dụng đất 2011-2015.64

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1 Vị trí thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh 23

Hình 3.2 Cơ cấu sử dụng đất thị xã Quảng Yên năm 2015 43

Hình 3.3 Cầu Bạch Đằng nối đường cao tốc Hạ Long-Hải Phòng 67

Hình 3.4 Khu du lịch và đô thị sinh thái đảo Hoàng Tân 67

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thànhphần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư,xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng Đất đai đóng vai tròquyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người Nếu không có đất đai thì

rõ ràng không có sự phát triển kinh tế xã hội vì nó là yếu tố đầu vào quan trọng tácđộng mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế - xã hội Tuy nhiên, con người đã và đang sửdụng không hợp lý nguồn tài nguyên đất làm giảm tính bền vững của chúng

Ngày này, nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đấtnước, sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế cùng với sự gia tăng dân số cũngđang tạo áp lực lớn đối với đất đai Nhu cầu đất đai phục vụ các ngành sản xuấtngày một tăng, tình trạng sử dụng đất không hợp lý gây lãng phí và gây ô nhiễmvẫn còn tồn tại Do đó,việc sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, đạt hiệu quả kinh tế cao vàbảo vệ môi trường đang là một trong những vấn đề đặt lên hàng đầu của mỗi quốcgia, mỗi vùng, cũng như mỗi địa phương

Quy hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung quan trọng trong côngtác quản lý Nhà nước về đất đai Quy hoạch sử dụng đất có ý nghĩa đặc biệt quantrọng không chỉ cho trước mắt mà cả lâu dài, việc thực hiện đúng phương án quyhoạch đóng vai trò quyết định tính khả thi và hiệu quả của phương án quy hoạch sửdụng đất Việc quản lý thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai phải phù hợpvới yêu cầu thực tế phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương

Tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng với sự nỗ lực rất lớn của các địa phương,việc lập quy hoạch sử dụng đất đã được triển khai trên diện rộng và khá đồng bộ, đặcbiệt là ở cấp tỉnh và cấp huyện Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, công tác lập quyhoạch, tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch, quản lý và giám sát quy hoạch một sốđịa phương chưa được quan tâm đúng mức; kết quả của nhiều dự án quy hoạch đạtđược còn thấp; tình trạng quy hoạch “treo” còn diễn ra Vì vậy việc đánh giá kết quả

Trang 11

thực hiện quy hoạch và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả

và tính khả thi của quy hoạch sử dụng đất là rất cần thiết

Quảng Yên là một thị xã ven biển nằm ở phía Tây Nam tỉnh Quảng Ninh Ngày

25 tháng 11 năm 2011, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết số 100/NQ-CP,tái lập thị xã Quảng Yên trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu củahuyện Yên Hưng Với những lợi thế tối ưu về vị trí địa lý, nằm liền kề giữa 3 thànhphố là Hải Phòng, Hạ Long và Uông Bí thị xã Quảng Yên có điều kiện phát triểnkinh tế đặc biệt, có tiềm năng lớn về mở cửa giao lưu thương mại trong nước cũngnhư quốc tế Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, sự gia tăng dân

số và việc hình thành các khu công nghiệp mới trên địa bàn đã gây áp lực lớn đốivới đất đai đòi hỏi công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đi trước một bướctạo tiền đề cho việc sử dụng đất đai hiệu quả và bền vững nhằm đáp ứng mục tiêuphát triển kinh tế - xã hội của thị xã

Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm

kỳ đầu (2011 - 2015) thị xã Quảng Yên đã được xây dựng trên cơ sở điều chỉnh, bổsung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội huyện Yên Hưng đến năm 2010

và định hướng đến năm 2020; Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sửdụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Quảng Ninh được Chính phủ phê duyệttại Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 07/02/2013; và nhu cầu sử dụng đất của cácphòng, ban, ngành và các xã, phường trên địa bàn toàn Thị xã Với mục tiêu là đánhgiá đầy đủ hiện trạng sử dụng đất, biến động đất đai, tình hình thực hiện quy hoạch,

kế hoạch sử dụng đất kỳ trước và nghiên cứu phương hướng mục tiêu phát triểnkinh tế - xã hội và tầm nhìn xa hơn Trong giai đoạn thực hiện quy hoạch của Thị xã

cơ bản đã đáp ứng được những mục tiêu đề ra, góp phần tích cực trong phát triểnkinh tế - xã hội, đảm bảo quản lý thống nhất, sử dụng hợp lý, tiết kiệm.Tuy nhiênvẫn còn tồn tại những vấn đề chưa hợp lý trong công tác quy hoạch sử dụng đất.Sau khi Luật đất đai năm 2013 và các văn bản dưới luật được thi hành thì việc thựchiện quy hoạch sử dụng đất đã có những thay đổi Đặc biệt trong những năm gầnđây, đã không kịp đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các dự án đầu tư và xây dựng

Trang 12

do tăng dân số, chuyển đổi mục đích sử dụng, công tác giám sát còn chưa đầy đủhay chưa kịp điều chỉnh biến động.

Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự phân công của Khoa Quản lý đất đai –Học viện Nông nghiệp Việt Nam, dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Nguyễn Tuấn Anh– giảng viên Bộ môn Quy hoạch đất đai – Khoa Quản lý đất đai, và được sự chấpnhận của Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Quảng Yên tôi thực hiện đề tài:

“Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh” với mong muốn đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch và tìm giải

pháp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của phương án quy hoạch sử dụng đất

ở giai đoạn sau

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu tình hình thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất trên địabàn thị xã Quảng Yên – tỉnh Quảng Ninh từ năm 2011 đến năm 2015

- Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất của thị xãgiai đoạn từ 2011 – 2015

- Làm rõ các vấn đề tồn tại về khả năng thực hiện phương án quy hoạch sửdụng đất Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính khả thi củaphương án quy hoạch sử dụng đất

3 YÊU CẦU NGHIÊN CỨU

- Nắm vững và vận dụng quy định của Nhà nước về pháp luật đất đai.

- Nắm vững chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011-2015 của quy hoạch

sử dụng đất đến năm 2020 của thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

- Số liệu điều tra thu thập số liệu phải khách quan, trung thực, chính xác, kịpthời về tình hình thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất và từ đó đưa ra những

đề xuất, kiến nghị có tính khả thi và phù hợp nhằm nâng cao việc thực hiện quyhoạch sử dụng đất của thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

Trang 13

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 1.1.1 Cơ sở lý luận của Quy hoạch sử dụng đất

a, Khái niệm về đất đai và quy hoạch sử dụng đất

* Khái niệm về đất đai:

Đất đai về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng như sau: “Đấtđai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của môitrường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó bao gồm: Khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng,dạng địa hình, mặt nước (hồ, sông, suối, ), các lớp trầm tích sát bề mặt cùng vớinước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật và động vật, trạng tháiđịnh cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại(san nền, đường sá, nhà cửa, )” Như vậy,“Đất đai” là khoảng không gian có giớihạn, theo chiều thẳng đứng (gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt,thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sảntrong lòng đất), theo chiều nằm ngang – trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổnhưỡng, địa hình, thủy văn, thảm thực vật cùng với các thành phần khác) giữ vai tròquan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của

xã hội loài người (Đoàn Công Quỳ và cộng sự.,2006)

* Quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch là sự chuyển hóa tư duy hiện tại thành hành động tương lai nhằmđạt được mục tiêu nhất định Quy hoạch là kế hoạch hóa trong không gian, thựchiện những quyết định của Nhà nước trên lãnh thổ nhất định Quy hoạch mang tínhđịnh hướng, tạo ra các chính sách phát triển, kiểm soát các hoạt động sử dụng cácnguồn lực, tạo ra sự thúc đẩy, cân bằng sinh thái trong môi trường sống

Quy hoạch sử dụng đất là một hoạt động mang tính khoa học, vừa mang tínhpháp lý của một hệ thống các biện pháp kỹ thuật, kinh tế, xã hội được xử lý bằngcác phương pháp phân tích tổng hợp về sự phân bố địa lý của các điều kiện tựnhiên, kinh tế, xã hội, có những đặc trưng của tính phân dị giữa các vùng lãnh thổtheo quan điểm tiếp cận hệ thống để hình thành các phương án tổ chức lại việc sử

Trang 14

dụng đất đai theo pháp luật của Nhà nước

Quy hoạch sử dụng đất là một hoạt động vừa mang tính kỹ thuật, kinh tế vừamang tính pháp chế Trong đó:

- Tính kinh tế: Thể hiện bằng hiệu quả sử dụng đất đai;

- Tính kỹ thuật: Bao gồm các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật như điều tra,khảo sát, xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu ;

- Tính pháp chế: Xác lập tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng đất theoquy hoạch nhằm đảm bảo sử dụng và quản lý đất đai đúng pháp luật

Như vậy: “Quy hoạch sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ

thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ, hợp

lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất cả nước, tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và bảo vệ môi trường” (Đoàn Công Quỳ và cộng sự., 2006)

b, Hệ thống quy hoạch sử dụng đất

- Quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ

+ Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia;

+ Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh;

+ Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện;

Đối tượng của Quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ là toàn bộ diện tích

tự nhiên của lãnh thổ Tuỳ thuộc vào cấp vị lãnh thổ hành chính, quy hoạch sử dụngđất đai theo lãnh thổ sẽ có nội dung cụ thể, chi tiết khác nhau và được thực hiệntheo nguyên tắc: từ trên xuống, từ dưới lên, từ toàn cục đến bộ phận, từ cái chungđến cái riêng, từ vĩ mô đến vi mô và bước sau chỉnh lý bước trước

Thời gian thực hiện quy hoạch sử dụng đất được quy định chu kỳ 10 năm và

kế hoạch sử dụng đất, đối với cấp quốc gia, cấp tỉnh được quy định thời gian vớichu kỳ 5 năm, cấp huyện được tiến hành lập hàng năm (Điều 37 Luật đất đai 2013).Mục đích của quy hoạch sử dụng đất đai theo các cấp lãnh thổ hành chính là:Đáp ứng nhu cầu đất đai cho hiện tại và tương lai để phát triển các ngành kinh tếquốc dân; cụ thể hoá một bước quy hoạch sử dụng đất đai của các ngành và đơn vị

Trang 15

hành chính cấp cao hơn; làm căn cứ, cơ sở để các ngành (cùng cấp) và các đơn vị

hành chính cấp dưới triển khai quy hoạch sử dụng đất đai của ngành và địa phương

mình; làm cơ sở để lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm (căn cứ để giao cấp đất, thu hồi

đất theo thẩm quyền được quy định trong Luật Đất đai); phục vụ cho công tác thống

nhất quản lý Nhà nước về đất đai

- Quy hoạch sử dụng đất theo ngành

+ Quy hoạch sử dụng đất quốc phòng

+ Quy hoạch sử dụng đất an ninh

Đối tượng của quy hoạch sử dụng đất đai theo ngành là diện tích đất đai

thuộc quyền sử dụng và diện tích dự kiến cấp thêm cho ngành (trong phạm vi ranh

giới đã được xác định rõ mục đích cho từng ngành ở các cấp lãnh thổ tương ứng).

quy hoạch sử dụng đất đai giữa các ngành có quan hệ chặt chẽ với quy hoạch sửdụng đất của vùng và cả nước

c, Những đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất đai

Quy hoạch sử dụng đất đai thuộc loại quy hoạch có tính lịch sử - xã hội, tínhkhống chế vĩ mô, tính chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn, là bộ phận hợp thànhquan trọng của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế quốc dân Các đặcđiểm của quy hoạch sử dụng đất được thể hiện cụ thể như sau:

* Tính lịch sử - xã hội:

Lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử phát triển của quy hoạch sửdụng đất đai Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một phương thức sản xuất của xãhội thể hiện theo hai mặt: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Trong quy hoạch

sử dụng đất đai, luôn nảy sinh quan hệ giữa người với đất đai cũng như quan hệgiữa người với người về quyền sở hữu và sử dụng đất đai Quy hoạch sử dụng đấtđai thể hiện đồng thời vừa là yếu tố thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, vừa làyếu tố thúc đẩy các mối quan hệ sản xuất, vì vậy nó luôn là một bộ phận củaphương thức sản xuất của xã hội

* Tính tổng hợp:

Tính tổng hợp của quy hoạch sử dụng đất đai biểu hiện chủ yếu ở hai mặt:

Trang 16

nguyên đất đai cho nhu cầu nền kinh tế quốc dân; quy hoạch sử dụng đất đai đềcập đến nhiều lĩnh vực về khoa học, kinh tế và xã hội như khoa học tự nhiên,khoa học xã hội, dân số và đất đai, sản xuất nông, công nghiệp, môi trường sinhthái

* Tính dài hạn:

Căn cứ vào các dự báo xu thế biến động dài hạn của những yếu tố kinh tế xãhội quan trọng, xác định quy hoạch trung và dài hạn về sử dụng đất đai, đề ra cácphương hướng, chính sách và biện pháp có tính chiến lược, tạo căn cứ khoa học choviệc xây dựng kế hoạch sử dụng đất ngắn hạn

Quy hoạch dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đất để thực hiện chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội Cơ cấu và phương thức sử dụng đất được điều chỉnh từngbước trong thời gian dài cho đến khi đạt được mục tiêu dự kiến Thời hạn của quyhoạch sử dụng đất đai thường từ trên 10 năm đến 20 năm hoặc xa hơn

* Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô:

Với đặc tính trung và dài hạn, quy hoạch sử dụng đất đai chỉ dự kiến trước

các xu thế thay đổi phương hướng, mục tiêu, cơ cấu và phân bố sử dụng đất (mang

tính đại thể, không dự kiến được các hình thức và nội dung cụ thể, chi tiết của sự thay đổi) Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đai mang tính chiến lược, các chỉ tiêu của quy

hoạch mang tính chỉ đạo vĩ mô, tính phương hướng và khái lược về sử dụng đất

* Tính chính sách:

Quy hoạch sử dụng đất đai thể hiện rất mạnh đặc tính chính trị và chính sách

xã hội Khi xây dựng phương án phải quán triệt các chính sách và quy định có liênquan đến đất đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo thực hiện cụ thể trên mặt bằng đấtđai các mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển ổn định kế hoạch kinh tế

- xã hội, tuân thủ các quy định, các chỉ tiêu khống chế về dân số, đất đai và môitrường sinh thái

* Tính khả biến:

Dưới sự tác động của nhiều nhân tố khó dự đoán trước, theo nhiều phươngdiện khác nhau, quy hoạch sử dụng đất đai chỉ là một trong những giải pháp biếnđổi hiện trạng sử dụng đất sang trạng thái mới thích hợp hơn cho việc phát triển

Trang 17

kinh tế trong một thời kỳ nhất định Khi xã hội phát triển, khoa học kỹ thuậtngày càng tiến bộ, chính sách và tình hình kinh tế thay đổi, các dự kiến của Quyhoạch sử dụng đất đai không còn phù hợp Việc điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiệnquy hoạch là biện pháp thực hiện và cần thiết Điều này thể hiện tính khả biếncủa quy hoạch Quy hoạch sử dụng đất đai luôn là quy hoạch động, một quá trìnhlặp lại theo chiều xoắn ốc "quy hoạch - thực hiện - quy hoạch lại hoặc chỉnh lý -tiếp tục thực hiện " với chất lượng, mức độ hoàn thiện và tính phù hợp ngàycàng cao (Đoàn Công Quỳ và cộng sự.,2006)

d, Nội dung của quy hoạch sử dụng đất

Với mỗi quốc gia khác nhau cũng như từng vùng trong một nước ở những giaiđoạn lịch sử khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội sẽ có nhữngnội dung cụ thể về quy hoạch sử dụng đất khác nhau Hiện nay, nội dung cụ thể củaquy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ hành chính bao gồm:

- Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội , hiệntrạng sử dụng đất; đánh giá tiềm năng đất đai đặc biệt là đất chưa sử dụng

- Đề xuất phương hướng, mục tiêu, trọng điểm và các nhiệm vụ cơ bản về sửdụng đất trong thời hạn lập quy hoạch

- Xử lý, điều hòa nhu cầu sử dụng đất giữa các ngành, xác định diện tích cácloại đất phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và an ninh

- Xác định diện tích đất phải thu hồi để thực hiện các công trình dự án

- Xác định các biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất, bảo vệ môi trường

- Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất

e, Những nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Theo Điều 35 Luật đất đai 2013 quy định nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch

Trang 18

Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của cácvùng kinh tế - xã hội; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sửdụng đất của cấp xã.

- Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả;

- Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứngvới biến đổi khí hậu

- Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh;

- Dân chủ và công khai;

- Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi íchquốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường

- Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phảibảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước

có thẩm quyền quyết định, phê duyệt

f, Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và các loại hình quy hoạch khác

Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội

Quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế xã hội là một trong những tài liệu tiền kếhoạch cung cấp căn cứ khoa học cho việc xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế -

xã hội, trong đó có đề cập đến dự kiến sử dụng đất ở mức độ phương hướng với một

Dự báo sử dụng đất đai là một bộ phận của dự báo dài hạn về phát triển kinh tế

xã hội của đất nước phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và cácmối quan hệ sản xuất Quy hoạch sử dụng đất phải dựa theo dự báo và chiến lượcdài hạn sử dụng đất đai, có như vậy quy hoạch sử dụng đất mới khai thác được triệt

để tài nguyên thiên nhiên và đi theo quỹ đạo của nó

Trang 19

Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phát triển nông nghiệp

Quy hoạch phát triển nông nghiệp xuất phát từ nhu cầu của phát triển kinh tế,

xã hội đối với sản xuất nông nghiệp để xác định hướng đầu tư, biện pháp, bước đi

về nhân lực, vật lực đảm bảo cho ngành nông nghiệp phát triển đạt được các chỉ tiêu

về đất đai, lao động, giá trị sản phẩm trong một thời gian dài với tốc độ và tỷ lệ nhấtđịnh Quy hoạch phát triển nông nghiệp là một trong những căn cứ sử dụng đất,song quy hoạch phát triển nông nghiệp lại phải tuân theo quy hoạch sử dụng đất,đặc biệt là việc xác định cơ cấu sử dụng đất phải đảm bảo được việc chống suythoái, ô nhiễm đất và bảo vệ môi trường

Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch đô thị

Trong quy hoạch đô thị, cùng với việc bố trí cụ thể từng khoảnh đất dùng chocác dự án sẽ giải quyết cả vấn đề tố chức và sấp xếp lại các nội dung xây dựng Quyhoạch sử dụng đất được tiến hành nhằm xác định chiến lược dài hạn về vị trí, quy

mô và cơ cấu sử dụng toàn bộ đất đai cũng như bố cục không gian trong khu vựcquy hoạch đô thị

Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch các ngành

Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch các ngành là quan hệtương hỗ vừa phát triển vừa hạn chế lẫn nhau Quy hoạch các ngành là cơ sở và bộphận hợp thành của quy hoạch sử dụng đất nhưng lại chịu sự chỉ đạo và khống chếcủa quy hoạch sử dụng đất

Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất cả nước với quy hoạch sử dụng đất của các địa phương

Quy hoạch sử dụng đất cả nước và quy hoạch sử dụng đất các địa phươnghợp thành một hệ thống quy hoạch sử dụng đất hoàn chỉnh Quy hoạch sử dụng đất

cả nước là căn cứ định hướng để xây dựng quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh Quyhoạch sử dụng đất cấp huyện dựa trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh (ĐoànCông Quỳ và cộng sự.,2006)

Trang 20

1.1.2 Ý nghĩa, tầm quan trọng của Quy hoạch sử dụng đất

a, Ý nghĩa, tầm quan trọng của quy hoạch sử dụng đất nói chung

Xác định việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai (QH, KHSDĐĐ)

có ý nghĩa quan trọng không chỉ cho trước mắt và cả lâu dài đối với mỗi quốcgia cũng như các cấp địa phương, nhằm xác lập sự ổn định về mặt pháp lý chocông tác quản lý Nhà nước về đất đai, là căn cứ để giao đất, cho thuê, chuyển đổimục đích sử dụng đất phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội; QH,KHSDĐĐ các cấp là cơ sở định hướng cho các bộ, ngành, các cấp trên địa bànlập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai chi tiết phục vụ sự phát triển của ngành,lĩnh vực, địa phương mình, ngành đã tham mưu cho các cấp chính quyền thựchiện tốt công tác lập, điều chỉnh QH, KHSDĐĐ ở cả 3 cấp Quy hoạch sử dụngđất còn có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ và tăng cường chất lượng môi trường.Đặc biệt, việc phân phối quỹ đất chưa sử dụng và nhanh chóng sử dụng triệt đểdiện tích loại đất này, đồng thời xác định lại cơ cấu đất trong nông nghiệp theohướng dẫn sử dụng bền vững, phù hợp với điều kiện đất đai vùng núi

b, Ý nghĩa, tầm quan trọng của quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện

Quy hoạch sử dụng đất đai có ý nghĩa hết sức quan trọng để phát triển kinh tế

- xã hội của đất nước cũng như của vùng, địa phương Quy hoạch sử dụng đất đaigần như là quy hoạch tổng thể bởi vì mọi quy hoạch khác như quy hoạch phát triển

đô thị, quy hoạch các ngành nghề, các vùng kinh tế, quy hoạch phát triển vùng đều phải dựa trên sự bố trí sử dụng đất của quy hoạch sử dụng đất đai làm căn cứ.Quy hoạch sử dụng đất đai là căn cứ quan trọng của kế hoạch sử dụng đấthàng năm, trên cơ sở đó để thực hiện và vạch ra các kế hoạch phát triển kinh tế - xãhội của cả nước, của vùng hay địa phương

Quy hoạch sử dụng đất đai là chỗ dựa để thực hiện việc quản lý Nhà nước trênđịa bàn quy hoạch (hay của cả nước, của vùng tuỳ theo phạm vi quy hoạch) Quyhoạch sử dụng đất đai sẽ hạn chế được tình trạng sử dụng đất tự phát không theoquy hoạch, gây nên những hậu quả lãng phí về sức người sức của Quy hoạch sửdụng đất đai tạo ra sự ổn định về mặt pháp lý cho việc quản lý Nhà nước về đất đai,

Trang 21

làm cơ sở cho việc giao đất, cho thuê đất, đầu tư phát triển kinh tế xã hội, góp phầnchuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phân bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và thựchiện nhiệm vụ CNH - HĐH đất nước, quy hoạch sử dụng đất đai tạo nhiều điều kiệnxác lập cơ chế điều tiết một cách chủ động việc phân bổ quỹ đất đai cho các mụcđích sừ dụng phát triển nông nghiệp, công nghiệp, đô thị, kết cấu hạ tầng kình tế -

xã hội

Quy hoạch sử dụng đất đai là công cụ hữu hiệu giúp cho Nhà nước nắm chắcquỹ đất đai và xây dựng chính sách sử dụng đất đai đồng bộ có hiêụ quả cao, hạnchế sự chồng chéo trong quan lý đất đai, ngăn cchặn các hiện tượng chuyến mụcđích sử dụng đất đai tuỳ tiện, hiện tượng tiêu cực, tranh chấp lẫn chiếm, huỷ hoạiđất đai, phá vỡ cân bằng sinh thái (Đoàn Công Quỳ và cộng sự., 2006)

1.2 TÌNH HÌNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

1.2.1 Tình hình quy hoạch sử dụng đất của một số nước trên thế giới

Quy hoạch sử dụng đất luôn có vị trí quan trọng trong thực hiện công tác quản

lý đất đai của mỗi quốc gia và được tiến hành từ nhiều năm trước đây Tuy nhiên,tùy thuộc vào điều kiện của mỗi nước mà phương pháp và quan điểm quy hoạch cóđặc thù khác nhau

Quy hoạch sử dụng đất ở Nhật Bản

Quy hoạch sử dụng đất ở Nhật Bản được phát triển từ rất lâu, đặc biệt đượcđẩy mạnh vào đầu thập kỷ 70 của thế kỷ 20 Quy hoạch sử dụng đất ở Nhật Bảnkhông những chú ý đến hiệu quả kinh tế, xã hội, mà còn rất chú trọng đến bảo vệmôi trường, tránh các rủi ro của tự nhiên như động đất, núi lửa…Quy hoạch sửdụng đất ở Nhật bản chia ra: Quy hoạch sử dụng đất tổng thể và Quy hoạch sửdụng đất chi tiết

Quy hoạch sử dụng đất tổng thể được xây dựng cho một vùng lãnh thổ rộnglớn tương đương với cấp tỉnh, cấp vùng trở lên Mục tiêu của Quy hoạch sử dụngđất tổng thể được xây dựng cho một chiến lược sử dụng đất dài hạn khoảng từ 15 -

30 năm nhằm đáp ứng các nhu cầu sử dụng đất cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã

Trang 22

quy hoạch này không quá đi vào chi tiết từng loại đất mà chỉ khoanh định cho cácloại đất lớn như: Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư, đất cơ sở hạtầng, đất khác.

Quy hoạch sử dụng đất ở Đức

Ở Cộng hoà Liên bang Đức, vị trí của quy hoạch sử dụng đất được xác định

trong hệ thống quy hoạch phát triển không gian (theo 4 cấp): Liên bang, vùng, tiểu

vùng và đô thị Trong đó, quy hoạch sử dụng đất được gắn liền với quy hoạch pháttriển không gian ở cấp đô thị

Trong quy hoạch sử dụng đất ở Cộng hoà Liên bang Đức, cơ cấu sử dụngđất: Đất nông nghiệp và lâm nghiệp vẫn là chủ yếu, chiếm khoảng 85% tổng diệntích; diện tích mặt nước, đất hoang là 3%; đất làm nhà ở, địa điểm làm việc, giaothông và cơ sở hạ tầng cung cấp dịch vụ cho dân chúng và nền kinh tế - gọi chung

là đất ở và đất giao thông chiếm khoảng 12% tổng diện tích toàn Liên bang Tuynhiên, cũng giống như bất kỳ quốc gia công nghiệp nào có mật độ dân số cao, diệntích đất ở và giao thông ở Đức đang ngày càng gia tăng Diện tích đất giao thôngtăng đặc biệt cao từ trước tới giữa thập kỷ 80, trong khi đó, diện tích nhà chủ yếutăng trong hai thập kỷ vừa qua, đặc biệt là đất dành làm địa điểm làm việc nhưthương mại, dịch vụ, quản lý hành chính phát triển một cách không cân đối Quátrình ngoại ô hoá liên tục và tốn kém về đất đai cũng góp phần quan trọng vào thực

tế này

Quy hoạch sử dụng đất ở Thái Lan

Ở Thái Lan, quy hoạch đất đai được phân bố theo 3 cấp: Quốc gia, vùng và địa

phương Quy hoạch nhằm thể hiện cụ thể các chương trình kinh tế xã hội của Hoànggia Thái Lan gắn liền với tổ chức hành chính và quản lý nhà nước phối hợp vớichính phủ và chính quyền địa phương Dự án phát triển Hoàng gia đã xác định vùngnông nghiệp chiếm vị trí quan trọng về kinh tế - chính trị - xã hội của Thái Lan Các

dự án đều tập trung vào vấn đề quan trọng là nguồn nước, đất đai nông nghiệp, thịtrường lao động

Trang 23

1.2.2 Tình hình công tác xây dựng quy hoạch sử dụng đất đai ở Việt Nam.

a, Tình hình quy hoạch đất đai ở Việt Nam qua các thời kỳ

Công tác xây dựng quy hoạch nông thôn được triến khai bắt đầu từ nhữngnăm 1960 khi phong trào hợp tác hóa nông nghiệp phát triển ở miển Bắc Ban đầucông tác quy hoạch còn ở mức độ nhỏ bé do việc quy hoạch nông thôn do Bộ Xâydựng thực hiện, đến năm 1980 công tác quy hoạch được phát triển mạnh mẽ rộngkhắp cả nước

Thời kỳ trước Luật đất đai 1993

Quy hoạch sử dụng đất đai chưa được coi là công tác của ngành Quản lý đấtđai mà chỉ được thực hiện như một phần của quy hoạch phát triển ngành nông – lâmnghiệp Các phương án phân vùng nông – lâm nghiệp đã đề cập tới phương hướng

sử dụng tài nguyên tất trong đó có tính toán đến quỹ đất nông nghiệp, lâm nghiệp vàcoi đây là phần quan trọng Tuy nhiên, do còn thiếu các tài liệu điều tra cơ bản vàchưa tính được khả năng đầu tư nên tính khả thi của phương án còn thấp

Từ năm 1981 đến năm 1986, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V trongchương trình lập Tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất Việt Nam thời

kỳ 1986 – 1990, có 5 vấn đề trong đó có vấn đề về tài quy hoạch sử dụng đất đai.Cũng trong thời kỳ này, Chính phủ ra Nghị quyết số 50 về xây dưng quy hoạch tổngthể kinh tế xã hội của 500 đơn vị hành chính cấp huyện trong cả nước

Từ năm 1987 đến trước Luật đất đai năm 1993, công tác quy hoạch sử dụngđất đai đã có cơ sở pháp lý quan trọng, thời kỳ này công cuộc đổi mới nông thôndiễn ra sâu sắc, quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã nổi lên như một vấn đề cấp bách

về giao đất, cấp đất Đây là mốc đầu tiên triển khai quy hoạch sử dụng đất đai cấp

xã trên phạm vi toàn quốc

Giai đoạn từ khi có Luật đất đai năm 1993 đến năm 2003

Luật đất đai năm 1993 ra đời tạo cơ sở pháp lý cho công tác quy hoạch sửdụng đất đai tương đối đầy đủ hơn Năm 1994, Tổng cục Địa chính được thành lập

và tới tháng 4/1995, lần đầu tiên tổ chức được nột hội nghị tập huấn về công tácQuy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cho Giám đốc Sở Địa chính tất cả các tỉnh,

Trang 24

thành phố trực thuộc Trung ương của cả nước Sau hội nghị, công tác lập quy hoạch

sử dụng đất được triển khai ở 4 cấp là: cả nước, tỉnh, huyện, xã

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã được quy định trong LuậtĐất đai 1993, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/NĐ – CP ngày 01/10/2001quy định nội dung cụ thể về lập và xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất củacác cấp địa phương Từ năm 1994, Chính phủ đã cho triển khai xây dựng quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cả nước đến năm 2010 Tuy vậy, cũng phải đếnnăm 2004, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XI, Quốc hội mới ra Nghị quyết số29/2004/QH11 thông qua quy hoạch sử dụng đất đai cả nước đến năm 2010 và kếhoạch sử dụng đất đai cả nước đến năm 2005; Bộ Quốc phòng và Bộ Công an tiếnhành công tác rà soát quy hoạch sử dụng đất an ninh, quốc phòng và đã được Chínhphủ phê duyệt

Giai đoạn từ khi có Luật đất đai 2003 đến năm 2013

Nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới của xã hội nói chung và đòi hỏi về công tácquản lý đất đai nói riêng, Luật đất đai năm 2003 đã được Quốc hội nước Cộng hòa

Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm

2003, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 Khung pháp lý đối với công tác quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định rõ: Luật đất đai năm 2003 quy định tạimục 2 chương II ( gồm 10 điều, từ điều 21 đến điều 30); Nghị định số 181/2004/NĐ– CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật đất đai quy định tại chương III ( gồm 18điều, từ điều 12 đến điều 29)

Luật đất đai năm 2003 quy định rõ nội dung việc lập quy hoạch, kế hoạch sửdung đất các cấp Đối với kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm và kỳ kế hoạch là 5năm Việc lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất là 5 năm một lần gắn với việc kiểm kêđất đai để phục vụ cho công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được tốthơn.Bản đồ quy hoạch sử dụng đất được lập 10 năm một lần gắn với kỳ quy hoạch

sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp xã phải được lập trên nền bản đồđịa chính Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành thông tư hướng dẫn số30/2004/TT – BTNMT về quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, kếhoạch sử dụng đất

Trang 25

Giai đoạn từ khi có Luật đất đai 2013 đến nay

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước diễn ra ngày càng nhanhchóng và mạnh mẽ, cùng với đó là sự hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu,tốc độ đô thị hóa cũng như sự bùng nổ dân số đang đặt ra những sức ép rất lớn vềnhu cầu khai thác và sử dụng đất đai Trước tình hình mới đó, sau 10 năm thực hiện,Luật đất đai 2003 đã không còn phù hợp với nhiều điểm bất cập cũng như nảy sinhnhiều vấn đề mới cần kịp thời sửa chữa, xây dựng và bổ sung hoàn thiện hơn Vìvậy, tại kỳ họp thứ 6 khoá XIII, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

đã thông qua Luật đất đai năm 2013 vào ngày 29/11/2013, có hiệu lực ngày từ ngày

01 tháng 7 năm 2014 Tại đây, khung pháp lý đối với công tác quy hoạch, kế hoạch

sử dụng đất cũng được quy định rõ tại: Chương IV ( gồm 17 điều, từ Điều 35 đếnĐiều 51); Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về việchướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013 Cùng với đó, Bộ Tài nguyên và Môi trườngcũng ban hành Thông tư 29/2014/TT-BTNMT ngày 30/09/2014 của về quy định chitiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

b, Tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở Việt Nam giai đoạn

2011 - 2015

Sau 5 năm thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2015,còn nhiều tồn tại về việc thực hiện quy hoạch như: chưa đồng bộ với quy hoạch củacác ngành, đảm bảo tính liên vùng và chưa đáp ứng yêu cầu ứng phó với biến đổikhí hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường

Theo dự thảo báo cáo “Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kếhoạch sử dụng đất kỳ cuối 2016 – 2020 cấp quốc gia”, thông qua công tác quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhận thức về vị trí, vai trò và ý thức chấp hành quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cấp chính quyền và người sử dụng đất đượcnâng lên, công tác quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ngày càng

đi vào thực chất; việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã tuân thủ các nguyêntắc, căn cứ, trình tự, nội dung mà pháp luật đất đai quy định; việc giao đất, thuê đất,cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đã cơ bản bám sát và tuân thủ quy hoạch, kế

Trang 26

hoạch sử dụng đất; từng bước khắc phục được tình trạng giao đất, cho thuê đất tráithẩm quyền và không đúng đối tượng

Bên cạnh đó, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tạo sự chuyển đổi cơ cấu sửdụng đất gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế, chuyểndịch cơ cấu lao động và đảm bảo quốc phòng, an ninh…

Theo đó, kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất trong 5 năm qua đạt bìnhquân khoảng 94,53% so với các chỉ tiêu mà Quốc hội quyết định, trong đó: Nhómđất nông nghiệp vượt 0,91%, nhóm đất phi nông nghiệp đạt 91,03%, nhóm đất chưa

sử dụng còn lại đạt 91,66% Về chi tiết, có 04 chỉ tiêu vượt chỉ tiêu Quốc hội duyệt(nhóm đất nông nghiệp; đất cơ sở văn hóa; đất cơ sở y tế; đất di tích danh thắng), có

09 chỉ tiêu đạt từ 90% đến dưới 100% so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt (đất trồng lúa;đất chuyên trồng lúa nước; đất rừng đặc dụng; đất rừng sản xuất; đất nuôi trồngthủy sản; nhóm đất phi nông nghiệp; đất phát triển hạ tầng; đất ở tại đô thị; nhómđất chưa sử dụng còn lại), có 07 chỉ tiêu đạt từ 70% đến dưới 90% so với chỉ tiêuQuốc hội duyệt (đất làm muối; đất an ninh; đất khu công nghiệp; đất cơ sở giáo dục

- đào tạo; đất cơ sở thể dục thể thao; đất bãi thải xử lý chất thải, diện tích đất chưa

sử dụng đưa vào sử dụng) Riêng chỉ tiêu đất rừng phòng hộ và đất quốc phòngkhông tính tỷ lệ thực hiện do chỉ tiêu Quốc hội duyệt tăng nhưng thực tế thực hiệnlại giảm Cụ thể, kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015),:Nhóm đất nông nghiệp: 26.791,58 nghìn ha, chiếm 80,87% diện tích tự nhiên, vượt0,91% so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt; Nhóm đất phi nông nghiệp: 4.049,11 nghìn

ha, chiếm 12,22% diện tích tự nhiên, đạt 91,03% so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt;Nhóm đất chưa sử dụng: 2.288,00 nghìn ha, chiếm 6,91% diện tích tự nhiên, đạt91,66% so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt

c, Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Quảng Ninh

Quy hoạch sử dụng đất là nội dung được các cấp chính quyền tỉnh Quảng Ninhđặc biệt quan tâm Công tác quy hoạch sử dụng đất góp phần giúp cho tỉnh kiểmsoát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng đất, đánh giá chính xác tiềm năng đấtđai của mình

Trang 27

Tuy nhiên, thực tế triển khai công tác thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất tại địa phương cho thấy còn nhiều bất cập Một số địa phương khi xây dựng kếhoạch sử dụng đất chưa tổ chức tốt việc đăng ký kế hoạch sử dụng đất ở các cấp,các ngành nên nhiều dự án có nhu cầu sử dụng đất không đăng ký hoặc có đăng kýnhưng không khả thi do thiếu vốn, chưa xử lý tốt nguồn thông tin, Vì vậy, tínhkhả thi của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu thựctiễn, chưa tính toán đầu đủ hiệu quả kinh tế và môi trường trong sử dụng đất Bêncạnh đó, công tác phối hợp giữa các ngành trong việc lập, thẩm định quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất đai chưa chặt chẽ, đồng bộ, còn chồng chéo giữa quy hoạchngành và giữa quy hoạch đất đai và quy hoạch đô thị.

Từ tình hình thực tế phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu sử dụng đất của cácthành phần kinh tế, UBND tỉnh Quảng Ninh đã lập quy hoạch sử dụng đất đến năm

2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kì đầu (2011 – 2015) đã được Thủ tướngChính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 22/2013/NQ – CP ngày 07/02/2013, vớiquan điểm khai thác có hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và bảo vệ tài nguyên môitrường phục vụ lâu dài cho nhu cầu con người Khai thác triệt để, hợp lý, sử dụngtiết kiệm quỹ đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất kịp thời và điều chỉnh những bấthợp lý trong sử dụng đất đai đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh

Đến nay quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các huyện, thành phố, thị xãtrên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã được thực hiện Cấp xã, phường, thị trấn đều lập kếhoạch SDĐ hàng năm trình và được UBND huyện phê duyệt Việc thực hiện kếhoạch sử dụng đất hàng năm đã thực hiện theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đấtnhưng vẫn còn một số địa phương, một số công trình chưa thực hiện đúng theophân bổ kế hoạch sử dụng đất hàng năm Tuy vậy, trong quá trình tổ chức triển khaithực hiện đến nay, chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn hạnchế, chưa trở thành công cụ của Nhà nước để quản lý tốt đất đai và còn gây bị động,khó khăn cho người sử dụng đất

Trang 28

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến quy hoạch sử dụng đất

- Phương án quy hoạch sử dụng đất của thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

- Tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất của thị xã QuảngYên, tỉnh Quảng Ninh

2.2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Không gian: Diện tích đất tự nhiên với đầy đủ các điều kiện kinh tế, xã hội,các yếu tố sinh thái của thị xã Quảng Yên – tỉnh Quảng Ninh

- Thời gian: Số liệu điều tra đến ngày 31/12/2015

2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thị xã Quảng Yên- tỉnh Quảng Ninh

a, Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Điều kiện tự nhiên

Tài nguyên thiên nhiên

Cảnh quan môi trường

b, Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

+ Nông nghiệp: Trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản

+ Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, một số làng nghề truyền thống

Dân số, lao động, việc làm

+ Dân số;

+ Lao động và việc làm;

Về văn hóa, xã hội

+ Về văn hóa, thông tin và thể thao;

+ Về giáo dục, đào tạo;

+ Về công tác y tế

c, Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

- Những thuận lợi, lợi thế

Trang 29

- Những khó khăn, thách thức

2.3.2 Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai

 Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai ở thị xã Quảng Yên

 Đánh giá chung về tình hình quản lý, sử dụng đất thị xã Quảng Yên

2.3.3 Đánh giá hiện trạng sử dụng các loại đất của Quảng Yên năm 2015

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp

Hiện trạng sử dụng đất chưa sử dụng

2.3.4 Đánh giá tình hình biến động đất đai thị xã Quảng Yên 2011-2015

Biến động đất nông nghiệp

Biến động đất phi nông nghiệp

Biến động đất chưa sử dụng

2.3.5 Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất

- Khái quát phương án quy hoạch sử dụng đất thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng

Ninh giai đoạn 2011- 2020

- Đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất

- Đánh giá việc chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, đưa đất chưa sửdụng vào sử dụng

- Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất qua danh mục các công trình

- Đánh giá chung về kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất của thị xãQuảng Yên đến 2015

2.3.6 Đề xuất các giải pháp nâng cao tính khả thi của phương án quy hoạch sử dụng đất của thị xã Quảng Yên.

2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu

- Điều tra nội nghiệp: Điều tra thu thập tài liệu

+ Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thị xã

+ Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 2011-2015 của thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

Trang 30

+ Các số liệu thống kê theo biểu mẫu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, một

số tài liệu liên quan đến tình hình sử dụng đất của thị xã; các nguồn tài liệu, số liệuthu thập ở các phòng Thống kê, phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã

- Điều tra ngoại nghiệp: Điều tra ngoại nghiệp nhằm bổ sung và chỉnh lý các

số liệu đã thu thập một cách chính xác

+ Khảo sát thực hiện chỉnh lý các thông tin bổ sung ngoài thực địa vào bản đồ,

sự thay đổi và xem xét quá trình thực hiện quy hoạch qua các công trình đã thi công

và đang triển khai ngoài thực địa

2.4.2 Phương pháp thống kê, phân tích số liệu, xử lý số liệu

- Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được về kết quả thực hiện kế hoạch

sử dụng đất kỳ đầu đến năm 2015, tiến hành phân loại các loại đất cụ thể (đất nôngnghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng), thống kê các loại đất đã thực hiệntheo quy hoạch (vượt, chậm hay đúng tiến độ quy hoạch); tổng hợp phân tích cácyếu tố tác động đến kết quả triển khai thực hiện kế hoạch sử dụng đất thời gian trên

- Thống kê theo các biểu bảng thống kê: thực trạng phát triển các ngành kinh

tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tình hình biến động dân số và việc làm; diện tích, cơcấu sử dụng các loại đất năm 2015 (theo thông tư 29/2014/BTNMT); chỉ tiêu kếhoạch sử dụng đất cũng như tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng cái loại đất kỳđầu 2011 – 2015 (theo thông tư 29/2014/BTNMT)

- Số liệu được đưa vào và xử lý bằng phần mềm excel

2.4.3 Phương pháp so sánh.

Dựa vào kết quả phân tích qua các năm, so sánh biến động về sử dụng đất,các chỉ tiêu hiện trạng sử dụng đất so với chỉ tiêu sử dụng đất của phương án quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất

Trang 31

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH

3.1.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

a) Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Quảng Yên là một Thị xã trung du ven biển nằm ở phía Tây Nam của tỉnhQuảng Ninh Ngày 25 tháng 11 năm 2011, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghịquyết số 100/NQ-CP, tái lập thị xã Quảng Yên trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên

và nhân khẩu của huyện Yên Hưng

Quảng Yên có tọa độ địa lý 20045’06” đến 21002’09” vĩ độ Bắc và từ

106045’30” đến 106059’00” kinh độ Đông

- Phía Bắc giáp huyện Hoành Bồ;

- Phía Tây bắc giáp thành phố Uông Bí;

- Phía Tây nam giáp huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng;

- Phía Đông giáp thành phố Hạ Long;

- Phía Nam giáp đảo Cát Bà, thành phố Hải Phòng;

Thị xã Quảng Yên có đặc điểm địa hình và đất đai của một đồng bằng cửasông ven biển, có tiềm năng lớn về phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản

Với những lợi thế tối ưu về vị trí địa lý nằm liền kề giữa 3 thành phố là HảiPhòng, thành phố Hạ Long và thành phố Uông Bí thông qua hệ thống giao thôngđường bộ, đường thuỷ Thị xã Quảng Yên có điều kiện phát triển kinh tế đặc biệt là

có tiềm năng lớn về cửa mở giao lưu thương mại trong nước cũng như Quốc tế bằngđường biển và liên kết không gian kinh tế với các thành phố Hạ Long, Hải Phòng đểtạo thành trục kinh tế động lực ven biển Hải Phòng - Quảng Yên - Hạ Long củavùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Trang 32

Hình 3.1: Vị trí thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

Địa hình, địa mạo

Thị xã Quảng Yên nằm trong khu vực giáp ranh giữa vùng núi cánh cungĐông Triều - Móng Cái và vùng đồng bằng ven biển có nhiều sông lạch nên địahình đa dạng, phức tạp Sông Chanh là một nhánh của sông Bạch Đằng đã chia Thị

xã Quảng Yên thành 2 vùng rõ rệt

- Vùng Hà Bắc: Gồm 7 phường và 4 xã nằm bên tả ngạn sông Chanh Địa

hình chủ yếu là đồi núi thấp, ruộng bậc thang, xen kẽ là những khu đất rộc, mangdáng dấp của miền trung du thấp dần về phía ven biển, có một số đồi cao, núi thấp(núi Bàn Cờ 450 m, núi Na 225 m và núi Vũ Tướng 200 m)

Trang 33

- Vùng Hà Nam: Gồm 4 phường và 4 xã nằm ở hữu ngạn sông Chanh được

hình thành từ thế kỷ thứ XV là một hòn đảo được bao bọc bởi 34 km đê biển vớicao trình 5,5 m Đây là vùng đất tạo nên do quai đê lấn biển, mở rộng các bãi bồiven sông và bãi sú vẹt ven biển Vùng này bằng phẳng nhưng địa hình thấp so vớimặt nước biển, chịu ảnh hưởng trực tiếp của biển nên đất chua mặn là chủ yếu

Khí hậu

Thị xã Quảng Yên là Thị xã trung du ven biển chịu ảnh hưởng của khí hậunhiệt đới gió mùa nên nóng ẩm mưa nhiều Theo số liệu của trạm dự báo khí tượngthuỷ văn Quảng Ninh, thị xã Quảng Yên có những đặc trưng khí hậu sau:

- Nhiệt độ trung bình hàng năm 23 - 240C, biên độ nhiệt theo mùa trung bình

6 - 70C, biên độ nhiệt ngày - đêm khá lớn, trung bình 9 - 110C Số giờ nắng khá dồidào, trung bình 1700 - 1800 giờ/năm, số ngày nắng tập trung nhiều vào tháng 5 đếntháng 12, tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 2, tháng 3

- Lượng mưa trung bình hàng năm đạt 1.537 mm Mùa mưa kéo dài từ tháng

5 đến tháng 10 tập trung 88% tổng lượng mưa cả năm, số ngày mưa trung bình hàngnăm 160 - 170 ngày Độ ẩm không khí hàng năm khá cao, trung bình 81%, cao nhấtvào tháng 3, 4 lên tới 86%, và thấp nhất 70% vào tháng 10, tháng 11

Thời tiết ở Quảng Yên phân hoá theo hai mùa rõ rệt, mùa hè nóng ẩm vàmưa nhiều, mùa đông lạnh và khô:

- Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao nhất vàotháng 7 trung bình 28 - 290C, cao nhất có thể lên đến 380C, gió Nam và Đông Namthổi mạnh tốc độ trung bình 2 - 4m/s gây mưa nhiều, độ ẩm lớn

- Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió mùa Đông Bắc thổi nhiềuđợt và mạnh, mỗi đợt 4 - 6 ngày, tốc độ gió lên đến cấp 5 - 6, ngoài khơi có thể lêntới cấp 7 - 8 làm thời tiết lạnh, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1, tháng 12 có thểxuống tới 50C

Thuỷ văn

Hệ thống sông ngòi thị xã Quảng Yên phần lớn là sông nhỏ, diện tích lưuvực không quá 300 km2 Con sông lớn nhất là sông Bạch Đằng bắt nguồn từ sông

Trang 34

Chanh và sông Rút bao lấy đảo Hà Nam rồi đổ ra biển Cát Bà, Cát Hải, còn nhánhBạch Đằng đổ ra cửa Nam Triệu

Phía Đông thị xã Quảng Yên còn có các con sông nhỏ như: Sông Khoai,sông Hốt, sông Bến Giang và sông Bình Hương Độ dài các sông ngắn, diện tíchlưu vực các sông đều nhỏ, độ dốc nghiêng về phía biển

Bờ biển thị xã Quảng Yên nằm trong vịnh Hạ Long, đáy biển nông và thoải

Độ sâu trung bình của vịnh từ 4 - 6 m, sâu nhất 25 m Trong vịnh có nhiều đảo tạothành bức bình phong chắn sóng, chắn gió của đại dương, thuận lợi cho sự lắngđọng phù sa và phát triển bãi bồi ven biển Thuỷ triều mang tính chất nhật triều đều,mỗi ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống, biên độ thuỷ triều từ 3 - 4m

b, Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất

Theo báo cáo thuyết minh bản đồ thổ nhưỡng nông hoá tỉnh Quảng Ninhnăm 2005, đất đai trên địa bàn thị xã Quảng Yên được chia thành 7 nhóm đất, 10đơn vị đất và 24 đơn vị phụ như sau:

- Nhóm đất cát: Diện tích 692,21 ha = 2,21% diện tích đất tự nhiên toàn Thị

xã phân bố chủ yếu ở các xã, phường ven biển, ven sông như: Minh Thành, ĐôngMai, Tiền An Nhóm đất cát được hình thành ven biển, ven các sông chính do sựbồi đắp chủ yếu từ sản phẩm thô với sự hoạt động trầm tích phù sa của các hệ thốngsông và biển

- Nhóm đất mặn: Đất mặn được hình thành từ những phù sa sông, biển lắngđọng trong môi trường nước biển do trầm tích biển hoặc ảnh hưởng của nước mặntràn hoặc mạch ngầm ven biển cửa sông Diện tích 6.956,48ha = 22,19% diện tíchđất tự nhiên

- Nhóm đất phèn: Được hình thành do sản phẩm phù sa với vật liệu sinhphèn, phát triển mạnh ở môi trường yếm khí, khó thoát nước Diện tích 4.908,65 ha

= 15,66% diện tích tự nhiên

- Nhóm đất phù sa: Diện tích 1.008,73 ha = 3,22% diện tích đất tự nhiên,được hình thành từ sản phẩm bồi tụ chủ yếu của các con sông suối lớn trong vùng

Trang 35

- Nhóm đất có tầng sét loang lổ: Diện tích 1.087,01 ha = 3,47% diện tích đất

tự nhiên, phân bố ở bậc thềm thấp của phù sa cổ ở các xã, phường: Sông Khoai,Cộng Hoà Đất có tầng sét loang lổ trung tính ít chua: Diện tích 1.087,01 ha chiếm3,47% diện tích nhóm đất Phân bố ở các xã, phường: Sông Khoai, Cộng Hoà

- Nhóm đất xám: Diện tích 103,74 ha = 0,33% diện tích đất tự nhiên, đất xámđược hình thành và phát triển chủ yếu trên phù sa cổ và đá cát, hầu hết nằm ở địahình cao, thoát nước tốt Thành phần khoáng trong đất phổ biến là thạch anh,kaolinit, halozit, gơtit

- Nhóm đất vàng đỏ: Diện tích 3.457,46 ha = 11,03% diện tích đất tự nhiên,Phân bố ở các xã, phường: Minh Thành, Đông Mai, Sông Khoai, Cộng Hoà, HoàngTân, Tiền An

Tài nguyên nước

Thị xã Quảng Yên có nguồn tài nguyên nước mặt phong phú đó là nguồnnước hồ Yên Lập, có khả năng đảm bảo thỏa mãn nhu cầu nước cho sản xuất vàsinh hoạt của nhân dân trong Thị xã Hồ Yên Lập được thiết kế với quy mô lớn, códung tích thường xuyên là 127,5 triệu m3, dung tích hữu ích là 113,2 triệu m3 Hồ có

hệ thống kênh chính dài 28,37 km và 45 tuyến kênh cấp I dài 107,1 km, nhiều tuyếnkênh cấp II đủ đảm bảo tưới cho 10.000 ha đất canh tác

Chất lượng nước: Nhìn chung nước trong sạch, ngọt, pH trung tính, chấtlượng nước đạt yêu cầu đảm bảo cho sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và côngnghiệp Nước hồ Yên Lập qua xử lý sẽ đảm bảo chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầunước sinh hoạt cho nhân dân

Tài nguyên rừng

Rừng ở thị xã Quảng Yên chiếm diện tích không lớn, phân bố tập trung ởkhu vực đồi núi cao phía Bắc giáp với huyện Hoành Bồ nhưng có vai trò quan trọngđến phát triển kinh tế của thị xã, đặc biệt là trong bảo vệ nguồn nước hồ Yên Lập,chống xói mòn, ngăn sự bồi lắng lòng sông, lòng hồ, hạn chế lũ lụt, điều tiết nguồnnước cho các dòng chảy, tạo cảnh quan sinh thái đa dạng phục vụ cho phát triển dulịch Năm 2014, độ che phủ rừng đạt 16,0%

Trang 36

Thị xã Quảng Yên có bờ biển dài 30 km, có bãi triều rộng lớn trên 12.000 hanằm trong vùng cửa sông Bạch Đằng, có các sông lớn chảy qua như: Sông Chanh,sông Nam, sông Bến Giang, sông Bình Hương v v Bãi triều được chắn sóng, chắngió của hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ của vịnh Hạ Long tạo sự lắng đọng phù sa, tạonên các vùng nông sâu, vịnh kín thuộc bờ biển thị xã Quảng Yên Vùng biển bãitriều thị xã Quảng Yên có địa thế tự nhiên thuận lợi, có nhiều vùng sinh thái khácnhau, tạo ra một khu hệ sinh vật biển phong phú, đa dạng, một tiềm năng lớn đểphát triển kinh tế biển

Kết quả điều tra của ngành thuỷ sản tại vùng ven bờ biển thị xã Quảng Yênkhả năng khai thác hải sản các loại khoảng 10.000 tấn/năm Trong đó riêng vùngtriều hàng năm có thể khai thác khoảng 3.000 tấn Ngoài khai thác hải sản ở ven bờbiển, thị xã Quảng Yên có thể vươn ra các ngư trường lớn như Cô Tô, Bạch LongVĩ… có trữ lượng lớn khoảng 40.000 - 50.000 tấn khả năng cho phép khai thác5.000 - 6.000 tấn/năm

Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản của thị xã Quảng Yên ít cả về trữ lượng và chủngloại Tập trung chủ yếu một số khoáng sản ngành vật liệu xây dựng đó là:

+ Đá Vôi: Phân bố chủ yếu trên đảo Hoàng Tân có trữ lượng trên 20 triệutấn, trong đó 50% là CaO2 hàm lượng cao thích hợp cho sản xuất vật liệu xây dựng,50% là Dolomit thích hợp cho khai thác làm vật liệu xây dựng

+ Đất sét: Đây là nguồn tài nguyên dùng để sản xuất gạch ngói và gốm sứ

mỹ nghệ Đất sét phân bố ở các xã, phường: Minh Thành, Đông Mai, Tiền An,Cộng Hoà, trữ lượng khoảng trên 1 triệu m3, chủ yếu phục nhu cầu tại chỗ

+ Cát sỏi: Tập trung ở Minh Thành, Đông Mai, Tiền An với trữ lượng cát lớn(hàng triệu m3), chất lượng tốt, chịu lực cao để phục vụ các công trình xây dựng cơbản

+ Than đá: Có một vỉa than nhỏ phân bố ở khu vực Đá Chồng xã MinhThành trữ lượng khoảng 20 - 30 vạn tấn Thời Pháp thuộc đã khai thác nhưng quy

mô nhỏ, hiện nay dân nhân tận dụng khai thác làm chất đốt

Trang 37

Ngoài ra ở Quảng Yên còn có sắt phân bố ở Nghĩa Lộ - phường Quảng Yêntrữ lượng 40 ngàn tấn, núi Vũ Tướng (Minh Thành) trữ lượng 900 tấn cấp C2 Barit

ở Hoàng Lỗ (Hoàng Tân)

Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch tự nhiên: Được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh quansinh thái như: rừng thông Bác Hồ, đảo Quả Soài, thác Mơ, đầm Nhà Mạc, khu hồYên Lập, hai cây lim giếng Rừng, đảo Hoàng Tân với núi đá vôi và một số hangđộng cổ; Bên cạnh đó, với vị trí liền kề với các địa điểm du lịch nổi tiếng như vịnh

Hạ Long, khu du lịch Tuần Châu, đảo Cát Bà, Đồ Sơn, Yên Tử, Quảng Yên sẽ cóđiều kiện thuận lợi để phát triển du lịch kết hợp Với nguồn tài nguyên du lịch sẵn

có và xu thế phát triển du lịch của các vùng phụ cận, nếu được tổ chức khai tháchợp lý kết hợp với xây dựng hạ tầng du lịch tốt, Quảng Yên có cơ hội trở thành mộtđiểm du lịch hấp dẫn trong tour du lịch Quảng Ninh - Hải Phòng - Cát Bà, phát triển

du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng

Tài nguyên du lịch nhân văn: Thị xã hiện còn bảo lưu trên 200 di tích lịch sửvăn hóa (với mật độ bình quân gần 1 di tích/km2), trong đó 44 di tích xếp hạng quốcgia; 18 di tích xếp hạng cấp tỉnh; Đặc biệt Di tích lịch sử Bạch Đằng gồm 10 điểm

di tích được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt

c, Thực trạng môi trường

Quảng Yên chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp và tiểuthủ công nghiệp hiện nay đang trên đà phát triển, do vậy đã có dấu hiệu ô nhiễmmôi trường do các hoạt động công nghiệp gây ra tuy phạm vi và mức độ hạn chế.Chất lượng nước và không khí ở Quảng Yên tương đối tốt so với một số địa phươngkhác trong tỉnh có nền công nghiệp phát triển Tuy vậy, hiện nay trong quá trình đôthị hoá, phát triển công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và du lịch QuảngYên đang phải đương đầu với một loạt vấn đề môi trường như: sự gia tăng dân sốlàm ô nhiễm môi trường về lượng rác thải, sự suy giảm nhanh chóng

Trong giai đoạn tới cùng với quá trình khai thác các nguồn lợi để phát triểnkinh tế - xã hội cần có các biện pháp quản lý khai thác các nguồn tài nguyên, tổ

Trang 38

tế chưa đạt kế hoạch đề ra, giá trị tổng sản phẩm đạt 99,7% kế hoạch tăng 8,3% sovới năm 2013, trong đó ngành sản xuất công nghiệp - xây dựng bằng 101,6% kếhoạch, chiếm 46,7% giá trị tổng sản phẩm; ngành sản xuất nông nghiệp đạt 100,2%

kế hoạch, tăng 5,7% so với cùng kỳ và chiếm 20,8% giá trị tổng sản phẩm; ngànhthương mại dịch vụ đạt 96,7% kế hoạch, tăng 15,6% so với cùng kỳ, chiếm 32,5%giá trị tổng sản phẩm

- Khu vực kinh tế công nghiệp

Năm 2014 sản xuất công nghiệp từng bước được phục hồi, các ngành sửa chữatàu thuyền, gia công mũ giầy có mức tăng trưởng khá, đã có một số sản phẩm nhưdây dẫn điện ô tô, hạt nhựa, ngói nung góp phần gia tăng giá trị sản xuất ngànhcông nghiệp Tuy nhiên, các ngành chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu đầu vào, vậtliệu xây dựng tiêu thụ chậm Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp có việc làm ổnđịnh, thu nhập khá Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng ước đạt 850 tỷđồng, đạt 103,3% so với kế hoạch và tăng 4,8% so với cùng kỳ

- Khu vực kinh tế nông nghiệp

Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 656 tỷ đồng, đạt 100,2% kế hoạch,tăng 5,7% so với cùng kỳ, chiếm 20,8% giá trị tổng sản phẩm và có xu thế giảm dầnqua các năm Cơ cấu ngành nông - lâm - ngư nghiệp có sự chuyển dịch theo hướngtăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và thuỷ sản Năm 2014 tỷ trọng ngành chăn nuôi vàthuỷ sản chiếm 69,3% trong giá trị ngành nông nghiệp Cụ thể năm 2014:

Trang 39

+ Sản xuất nông nghiệp: Tiếp tục thực hiện Đề án phát triển vùng sản xuất rau

an toàn tại xã Cộng Hòa, Tiền An, Sông Khoai Toàn thị xã gieo trồng được14.176,5 ha, bằng 102,2% kế hoạch và bằng 100,5% so với cùng kỳ Sản lượnglương thực đạt 56,73 ngàn tấn, năng suất lúa bình quân đạt 56,7 tạ/ha, hệ số sử dụngđất đạt 2,39 lần Giá trị sản xuất ngành trồng trọt ước đạt 178 tỷ đồng, bằng 94% kếhoạch, tăng 1,1% so với cùng kỳ, chiếm 27,13% giá trị của ngành nông nghiệp.+ Ngành chăn nuôi: Chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống nênkhông có dịch bệnh gia súc, gia cầm xẩy ra Trang trại có quy mô lớn tiếp tục đượcđầu tư, hiện có 25 trang trại chăn nuôi lợn, gia cầm, tăng 10 trang trại so với cùng

kỳ Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ước đạt 147 tỷ đồng, đạt 90,9% kế hoạch, tăng1,4% so với cùng kỳ, chiếm 22,41% giá trị ngành nông nghiệp

+ Thủy sản: Tiếp tục phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản mới mang lại hiệuquả kinh tế cao như mô hình nuôi hầu, hà ở Hoàng Tân và Minh Thành, nuôi cuabiển, cá biển ở Đông Yên Hưng và tăng cường quản lý về giống, nguồn lợi thủysản Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 7.220 ha, đạt 101,7% kế hoạch, bằng 100,1%

so với cùng kỳ Giá trị sản xuất ngành thủy sản ước đạt 320 tỷ đồng đạt 109,7% sovới kế hoạch và tăng 10,8% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 48,78% giá trị củangành nông nghiệp

+ Lâm nghiệp: Công tác quản lý, bảo vệ rừng, chữa cháy rừng, bảo tồn cácloài động vật nguy cấp quý hiểm, các loài chim di cư được tăng cường Sản lượngnhựa thông khai thác ước 328 tấn, đạt 109,3% kế hoạch, bằng 100,9% so với cùng

kỳ Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp đạt 11 tỷ đồng, đạt 93,2% so với kế hoạch,tăng 1,9% so với cùng kỳ, chiếm 1,68% giá trị của ngành nông nghiệp

- Khu vực kinh tế dịch vụ

Về thương mại: Ngành thương mại dịch vụ có bước phát triển khá, hàng hóa

đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng; các mặt hàng tiêu dùng ổn định.Giá trị sản xuất của ngành thương mại dịch vụ đạt 1.022 tỷ đồng, đạt 96,7% kếhoạch, tăng 15,6% so với năm 2013 Trong đó, giá trị ngành sản xuất kinh doanhngành thương mại 838 tỷ đồng, đạt 96,2% kế hoạch, tăng 15,6% so với cùng kỳ;

Trang 40

Dịch vụ vận tải hành khác tiếp tục được đầu tư phương tiện, đáp ứng tốt nhucầu, giá trị sản xuất đạt 88 tỷ đồng, đạt 90% kế hoạch, tăng 4,8% so với cùng kỳDịch vụ bưu chính viễn thông tiếp tục được nâng cao chất lượng dịch vụ đầu

tư mở rộng theo hướng hiện đại hóa, đến nay 100% số xã có thư báo đến trongngày Tổng doanh thu viễn thông năm 2014 đạt 96 tỷ đồng, bằng 109,7%, tăng 28%

so với năm 2013

b) Về văn hóa - xã hội:

- Về văn hóa - thông tin và thể thao:

Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn và các sự kiện chính trịđược tổ chức tốt; Kiểm tra và chấn chỉnh hoạt động của các điểm kinh doanh dịch

vụ văn hóa Phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục

được phát động Năm 2014, tỷ lệ đạt danh hiệu gia đình văn hóa đạt 88,9%, làngvăn hóa, khu phố văn hóa đạt 60%

- Về giáo dục, đào tạo:

Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và chấn chỉnh công tác dạythêm, học thêm Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS được giữvững; phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi đạt 100% Các kỳ thi được tổchức đúng quy chế, đảm bảo an toàn và nghiêm túc, chất lượng giáo dục phổ thôngtiếp tục có chuyển biến, tỷ lệ học sinh có học lực khá giỏi tăng và đạt nhiều thànhtích cao Có thêm 05 trường đạt chuẩn quốc gia, nâng số trường đạt chuẩn quốc gialên 43/66 trường, đạt 65,1% số trường học

- Về công tác y tế:

Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân được duy trì tốt Việckiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tiếp tục được tăng cường Chươngtrình mục tiêu quốc gia về y tế được quan tâm thực hiện; Có 15/19 xã, phuuwòngđạt chuẩn quốc gia về y tế Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng theo cân nặng8,2% (giảm 0,6% so với cùng kỳ) Công tác kế hoạch hóa gia đình được duy trì, tỷ

lệ người sinh con thứ 3 trở lên 5,02%

- Dân số, lao động, việc làm:

Ngày đăng: 15/04/2017, 18:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Đoàn Công Quỳ và cộng sự (2006), Giáo trình quy hoạch sử dụng đất, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đoàn Công Quỳ và cộng sự (2006), "Giáo trình quy hoạch sử dụng đất
Tác giả: Đoàn Công Quỳ và cộng sự
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 2006
8. Đỗ Thị Đức Hạnh (2010), Bài giảng đăng ký thống kê đất đai, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đỗ Thị Đức Hạnh (2010), "Bài giảng đăng ký thống kê đất đai
Tác giả: Đỗ Thị Đức Hạnh
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 2010
9. Hoàng Anh Đức (2006), Bài giảng quản lý Nhà nước về đất đai, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Anh Đức (2006), "Bài giảng quản lý Nhà nước về đất đai
Tác giả: Hoàng Anh Đức
Nhà XB: Nhà xuất bản nông nghiệp
Năm: 2006
10. Nguyễn Đình Bồng (2011), Một số vấn đề về quy hoạch sử dụng đất ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, Hội Khoa học đất Việt Nam, Thảo luận về sửa đổi Luật Đất đai, NXB Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về quy hoạch sử dụng đất ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
Tác giả: Nguyễn Đình Bồng
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2011
12. Võ Tự Can (2001), Phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất đai, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất đai
Tác giả: Võ Tự Can
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2001
16. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2013), Hiến pháp năm 2013, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiến pháp năm 2013
Tác giả: Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2013
17. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2013), Luật đất đai 2013, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật đất đai 2013
Tác giả: Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2013
18. Trang WEB Bộ Tài nguyên và Môi trường: http://www.monre.gov.vn 19. Trang WEB Tổng cục Quản lý đất đai: http://www.gdla.gov.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: http://www.monre.gov.vn
20.Trang WEB Thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh: http://www.quangninh.gov.vn/vi-VN/huyenthi/HuyenYenHung/ Link
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất Khác
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 quy định chi tiết về việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Khác
3. Chính phủ (2014), Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai Khác
4. Chính phủ (2014), Nghị định số 21/2013/NĐ-CP về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường Khác
5. Chính phủ (2014), Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai Khác
6. Chính phủ (2014), Nghị định số 21/2013/NĐ-CP về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường Khác
13. Ủy ban nhân dân thị xã Quảng Yên: Báo cáo kết quả thực hiện phát triển kinh tế - xã hội các năm 2014 Khác
14. Ủy ban nhân dân thị xã Quảng Yên: Báo cáo kết quả thực hiện phát triển kinh tế - xã hội các năm 2015 Khác
15. Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Quảng Yên: Báo cáo thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất năm 2011 - 2015 thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w