1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Viện Công Tố Cộng Hoà Pháp

48 650 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 756,5 KB

Nội dung

Viện Công tố được tổ chức gắn liền với hệ thống Toà án các cấp; nhiệm vụ và quyền hạn của Công tố viên trong lĩnh vực điều tra hình sự được điều chỉnh thích hợp theo tính chất, mức độ hà

Trang 1

VIỆN CÔNG TỐ CỘNG HOÀ PHÁP

TS Đỗ Văn Dương

Phó Viện trưởng Viện khoa học kiểm sát

Viện kiểm sát nhân dân tối cao

I LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆN CÔNG TỐ CỘNG HOÀ PHÁP

Trong lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, nếu hệ thống Toà án đã xuất hiện rất sớm ngay từ khi có chế độ phong kiến, thì cơ quan Công tố theo nghĩa như ngày nay chỉ mới bắt đầu hình thành vào thế kỷ 14 ở Châu Âu và mọi người đều cho rằng nước Pháp là quê hương đầu tiên của ngành công tố Ngày 25 tháng 3 năm 1302 Vua Pháp Philip IV thông qua Đạo dụ thành lập Viện công tố như một

cơ quan đại diện cho quyền lực của nhà Vua và có nhiệm vụ thực thi ý chí của nhà Vua Ban đầu, vai trò của Công tố viên chỉ giới hạn trong việc đại diện cho các bên trong tố tụng dân sự Đối với các vụ án hình sự giữa các cá nhân không liên quan trực tiếp đến quyền lợi của nhà Vua, Công tố viên không được phép tham gia Còn những vụ án hình sự nà Vua quan tâm và thấy cần thiết, thì Công tố viên có quyền

tụ lý điều tra hình sự ngay từ đầu Tuy nhiên, ngay từ buổi đầu thành lập, chức năng của Viện công tố Pháp không chỉ hoạt động mang tính pháp lý thuần tuý mà còn thực hiện quyền lợi nhà Vua trong việc giám sát sự vận hành của bộ máy công

quyền Một nhà sử học Nga đã nhận xét :"Viện Công tố là tai mắt của Nhà Vua, giúp Vua kiểm sát sự vận hành của toàn bộ bộ máy chính quyền" Viện công tố lúc

đó có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi Hoàng gia, giám sát để không một đại thần nào

có thể tiếm đoạt ngôi vị; ngoài ra còn theo dõi việc bổ nhiệm quan lại và đánh giá năng lực làm việc của họ

Trang 2

Dần dần phạm vi hoạt động của Viện công tố được mở rộng theo thời gian, các Công tố viên đảm nhận thêm chức năng giám sát hoạt động của Toà án, đồng thời có vị trí quan trọng hơn trong hoạt động điều tra Lúc đầu Toà án tiến hành điều tra bí mật, xem xét hồ sơ vụ án và chuyển hồ sơ cho Công tố viên để kết luận, sau đó Thẩm phán trực tiếp thẩm vấn bị cáo nhưng không tiết lộ tài liệu liên quan đến vụ án cho bị cáo và cả người bị hại Sau khi hoàn tất những thủ tục này, vụ án mới được đưa ra xét xử theo thủ tục này, vụ án mới được đưa ra xét xử theo thủ tục

mà người bị cáo Về sau, hình thức người bị hại buộc tội bị cáo mất dần, thay vào

đó Công tố viên có thể được uỷ nhiệm đứng ra buộc tội nhân danh Nhà nước; việc điều tra vụ án được tiến hành theo yêu cầu của Công tố viên Vào năm 1856, Vua Pháp phê chuẩn đạo luật về tổ chức và hoạt động của Viện công tố, trong đó quy định quyền hạn của Viện công tố trong việc giám sát " có hạn chế" hoạt động điều tra và công tác xét xử của Toà án

Thế kỷ 17 có ý nghĩa đặc biệt đối với lịch sử tố tụng hình sự của nước Pháp Vào năm 1670 thủ tục điều tra các vụ hình sự và dân sự ở Toà án được tách riêng, các Công tố viên chính thức được trao quyền buộc tội nhân danh lợi ích Nhà nước đối với một số trọng tội Mặc dù vậy, trong thời kỳ này, Công tố viên không có nhiệm vụ khởi tố vụ án một cách độc lập mà chỉ đóng vai trò vạch trần kẻ phạm tội, còn quyền khởi tố và điều tra vụ án thuộc về Toà án Vị trí của Thẩm phán có

ưu thế hơn hẳn so với Công tố viên Đa số việc xem xét và giải quyết các vụ án hình sự được tiến hành không có sự tham gia của Viện Công tố Những thời gian sau đó hệ thống cơ quan Công tố Pháp thường xuyên được cải cách, mạnh mẽ nhất

là vào thời kỳ từ năm 1789 đến năm 1810 Tuy nhiên, bản chất pháp lý cũng như nhiệm vụ chủ yếu của nó không thay đổi, Viện Công tố vẫn được nhìn nhận như một cơ quan quyền lực Nhà nước được tổ chức một cách độc lập có chức năng giám sát việc tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng chống tội phạm nhằm bảo đảm

sự bền vững của chế độ và trật tự, an toàn xã hội Có lẽ vì thế, không phải ngẫu

Trang 3

nhiên mà Cơ quan công tố của Pháp được coi là hình mẫu để nhiều quốc gia trên thế giới thành lập những chế định pháp luật tương tự.

Với việc thông qua BLTTHS năm 1808 Viện Công tố Pháp được ghi là bên

có "ưu thế" trong tố tụng hình sự Viện Công tố được tổ chức gắn liền với hệ thống Toà án các cấp; nhiệm vụ và quyền hạn của Công tố viên trong lĩnh vực điều tra hình sự được điều chỉnh thích hợp theo tính chất, mức độ hành vi phạm tội: tội vi cảnh và những tội nhẹ Viện Công tố cùng Cảnh sát chia sẻ việc điều tra, đối với trọng tội quyền hạn của Viện Công tố không bị hạn chế Từ ngày 20 tháng 5 năm

1863, khi Pháp lệnh về thủ tục điều tra những tội phạm rõ ràng được Nghị viện Pháp phê chuẩn, Viện Công tố được trao thêm quyền kiểm tra và chỉ đạo hoạt động điều tra sơ bộ

2 Mô hình tổ chức và quy trình tuyển chọn, đào tạo, bổ nhiệm Công tố viên Viện công tố Cộng hoà Pháp ngày nay.

2.1.Mô hình tổ chức

Tại Pháp, Thẩm phán công tác tại hai ngạch là ngạch xét xử (Thẩm phán xét

xử làm việc tại cơ quan Toà án phụ trách cả việc thẩm tra tư pháp lẫn việc xét xử)

và ngạch công tố (bao gồm các Uỷ viên công tố) Hệ thống công tố bao gồm đội ngũ Công tố viên đặt bên cạnh các Toà án thuộc ngành tư pháp( không có ngạch công tố bên cạnh Toà hành chính) Sứ mệnh cao cả của các Công tố viên là bảo vệ lợi ích chung của xã hội đồng thời bảo vệ quyền tự do của cá nhân Hiến pháp năm

1958 đã nêu, tất cả các Thẩm phán (cả Thẩm phán xét xử và Công tố viên) đều độc lập, dưới sự đảm bảo của Tổng thống Tín độc lập của các Thẩm phán xét xử dựa trên quyền không thể bãi miễn của mình Còn tính độc lập của các Công tố viên chủ yếu dựa trên quyền không thể bãi miễn của mình Còn tính độc lập của các Công tố viên chủ yếu dựa trên quyền tự do luận tội của mình, độc lập với Toà án

và các bên khiếu kiện

Trang 4

Cho đến nay, về mặt hình thức Viện Công tố Pháp được đặt trong hệ thống Toà án, nhưng không lệ thuộc vào Toà án Hệ thống cơ quan Công tố Pháp gồm có: Viện công tố nằm trong các Toà án sơ thẩm thẩm quyền rộng; Viện Công tố tại Toà phúc thẩm; Viện công tố bên cạnh Toà án phá án Về mặt nhân sự và quản lý hành chính Viện công tố trực thuộc Bộ tư pháp và Viện công tố không phải là mối quan hệ chỉ đạo trực tiếp mà là thông qua giám sát hoạt động của Viện công tố Các công tố viên là viên chức nhà nước nhưng không phụ thuộc vào cơ quan hành pháp Điều đó có nghĩa là quan chức Chính phủ không có quyền chỉ thị họ đối với các yêu cầu pháp lý Các công tố viên hoạt động dưới sự kiểm tra của Bộ trưởng

Bộ tư pháp vàc có thể nhận các hướng dẫn chung hoặc chỉ thị chung từ về chính sách hình sự từ Bộ trưởng Bộ Tư pháp và có thể nhận các hướng dẫn chung hoặc chỉ thị chung về chính sách hình sự từ Bộ trưởng Bộ tư pháp Quyền hạn của Công

tố viên Pháp tương đối rộng rãi: khởi tố các vụ án hình sự và một số vụ án dân sự, chỉ đạo hoạt động của Cảnh sát tư pháp, thực hiện việc buộc tội trước Toà (thẩm quyền chỉ riêng của Viện Công tố) và bảo đảm thi hành bản án, quyết định của Toà

án Ngoài ra, khác với Thẩm phán và Hội thẩm, Công tố viên không bắt buộc phải

"hồi tỵ" khi tham gia phiên toà

2.2 Nguyên tắc tổ chức

Tổ chức của Viện công tố Pháp này nay được chi phối bởi các nguyên tắc sau đây:

a Quan hệ thứ bậc

Viện công tố là cơ quan duy nhất thực hiện quyền công tố trong một cơ cấu

tổ chức có thứ bậc riêng biệt, các Công tố viên chịu sự chỉ đạo và giám sát của Viện công tố cấp trên và cấp tối cao là Bộ trưởng Bộ tư pháp, bảo đảm hoạt động của Viện công tố trong đấu tranh phòng, chống tội phạm thực hiện một chính sách hình sự chặt chẽ, thống nhất Cơ cấu thứ bậc này được thể hiện như sau: cấp cao là

Trang 5

Bộ trưởng Bộ Tư pháp, cấp trung gian là các Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Toà phúc thẩm (ở Pháp có 33 Viện công tố phúc thẩm), cấp dưới là Viện trưởng công tố bên cạnh Toà án sơ thẩm (ở Pháp có 181 Viện công tố sơ thẩm) Trong phạm vi quản hạt một Toà phúc thẩm có một Viện công tố phúc thẩm và một số Viện công tố sơ thẩm Chẳng hạn, thuộc địa hạt Toà phúc thẩm Aix-en-Provence,

có 8 Viện công tố sơ thẩm Toà đại hình là một bộ phận của Toà phúc thẩm, nếu có

33 Toà phúc thẩm, nếu có 33 Toà phúc thẩm thì ít nhất cũng có 33 Toà đại hình

Viện công tố bên cạnh Toà sơ thẩm là cơ quan thực hiện quyền công tố, có quyền truy tố các vụ án ra trước Toà thuộc thẩm quyền quản hạt của mình một cách độc lập, vì họ là người nắm giũ pháp luật chứ không phaie là thừa uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ tư pháp hoặc của Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Toà phúc thẩm Tất nhiên, họ phải thực hiện quyền công tố trên cơ sở pháp luật và căn cứ vào nguyên tắc truy tố hợp thời Cấp trên của Viện công tố sơ thẩm là Viện công tố phúc thẩm tuy không can thiệp vào việc cụ thể nhưng có quyền hướng dẫn nghiệp

vụ, giám sát việc chấp hành pháp luật của Viện công tố sơ thẩm, bảo đảm cho pháp luật hình sự được áp dụng công bằng đối với tất cả mọi người

Việc thực hiện quyền công tố cũng nằm trong chỉ thị chung của Bộ trưởng

Bộ tư pháp và những chỉ thị đặc biệt đối với việc cụ thể Những chỉ thị này cũng chỉ dựa trên nguyên tắc chặt chẽ và thống nhất Bộ trưởng Bộ tư pháp đảm bảo tính thống nhất của 33 Viện công tố phúc thẩm, ban hành các chỉ thị chung, được gọi là thông tư giải thích chính sách hình sự BLTTHS có quy định cho Bộ trưởng Bộ tư pháp cũng có thể tố giác tội phạm hình sự và ra yêu cầu các Viện công tố khởi tố

và truy tố nhưng phải bằng văn bản lưu hồ sơ tố tụng, không có quyền yêu cầu đình chỉ vụ án Bộ Tư pháp ra chỉ thị bằng văn bản cho Viện trưởng Viện công tố phúc thẩm để chuyển cho Viện trưởng Viện công tố sơ thẩm thực hiện Viện trưởng Viện công tố có nghĩa vụ ra quyết định khởi tố và truy tố nhưng tại phiên

Trang 6

toà có thể đưa ra những lập luận trái với chỉ thị của Bộ trưởng Bộ tư pháp theo châm ngôn cổ điển "bút viết thì phải lách nhưng lời nói thì được tự do"

c Nguyên tắc độc lập

Viện công tố được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc độc lập, độc lập với Toà án và các người khiếu kiện Mặc dù nằm bên cạnh Toà án, nhưng Toà án không có quyền can thiệp vào việc thực hiện quyền công tố Toà án không thể từ chối việc xét xử nếu Viện công tố đã chuyển hồ sơ sang Toà; nếu thấy chứng cứ không đủ hoặc việc truy tố không thoả đáng, Toà án cũng không thể trả hồ sơ, nếu Toà tự ra lệnh tha bổng bị cáo hoặc ra lệnh điều tra bổ sung mà Viện công tố không đồng ý thì có quyền kháng nghị Toà án không thể ra chỉ thị cho Viện công

tố hoặc ngắt lời, phê phán Viện công tố tại phiên toà? Viện công tố độc lập với người khiếu kiện Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Toà sơ thẩm được tự do đánh giá sự việc một cách tuyệt đối Người khiếu kiện đã rút đơn nhưng Viện công

tố có thể vẫn khởi tố và truy tố, trừ trường hợp ngoại lệ (tội phạm chỉ liên quan đến đời tư của cá nhân, quyền lợi chung không bị ảnh hưởng nhiều lắm), bởi vì Viện công tố có trách nhiệm bảo vệ lợi ích chung chứ không chỉ bảo vệ lợi ích cá nhân

d Nguyên tắc không phải chịu trách nhiệm

Viện công tố không phải chịu trách nhiệm về án phí hoặc tiền bồi thường thiệt hại, không bị khởi tố, truy tố về những lời nói hay kết luận của mình trước

Trang 7

Toà Nhà nước phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do những trục trặc trong hoạt động của Viện công tố gây ra.

2.3 Quy trình tuyển chọn, đào tạo và bổ nhiệm Công tố viên

a Những quy định chung ở Pháp, cũng giống như ở một số nước khác như

Bỉ và Italia, nguyên tắc thống nhất Giới thẩm phán được áp dụng, có nghĩa: Giới thẩm phán bao gồm cả Thẩm phán và các Công tố viên Các Thẩm phán có thể được thuyên chuyển sang làm Công tố viên và ngược lại

Ðiều đó cũng có nghĩa các quy định chung cho giới Thẩm phán sẽ được áp

dụng đối với cả Thẩm phán và Công tố viên Tuy nhiên cũng có các quy định đặc

thù đối với Thẩm phán và Công tố viên do tính chất nghề nghiệp của Công tố viên

là đưa một việc phạm tội ra Toà và có quyền quyết định một sự truy tố có cần thiết

hay không cần thiết, thích hợp hay không thích hợp

Những quy định về việc đào tạo nghề nghiệp ban đầu do đó được áp dụng chung cho cả Công tố viên và Thẩm phán Nãm 1958 Trường đào tạo Thẩm phán được thành lập theo sáng kiến của Thủ tướng lúc đó (Michel Debre) Trường này

là một phiên bản của Trường Hành chính quốc gia chuyên đào tạo đội ngũ cán bộ cho bộ máy hành chính của Pháp Trường đào tạo Thẩm phán có hai nhiệm vụ: đào tạo đầu vào cho đội ngũ Thẩm phán và Công tố viên tương lai, bồi dưỡng, đào tạo

bổ sung cho những Thẩm phán, Công tố viên đương nhiệm

b Tiêu chuẩn, cách thức tuyển chọn qua thi tuyển

Tiêu chuẩn để tuyển chọn Công tố viên hay Thẩm phán là ưu tiên tuyển

chọn những sinh viên đã tốt nghiệp đại học với tuổi đời chưa quá 27 Họ phải trải

qua cuộc thi đầu vào tổ chức trên phạm vi quốc gia, sau đó sẽ được tham gia khóa học 31 tháng tại Trường đào tạo Thẩm phán Một hình thức tuyển chọn thứ hai để được đào tạo tại Trường đào tạo Thẩm phán dành cho những những cán bộ làm

Trang 8

trong các công sở của Nhà nước, có độ tuổi dưới 40 tuy không có bằng đại học

nhưng phải có kinh nghiệm làm việc ít nhất 4 năm và những người này cũng phải

thi đầu vào tại trường Tuy nhiên, số lượng tuyển theo cách thức này rất ít so với cách thức tuyển chọn thứ nhất

Việc tuyển chọn qua thi tuyển là một cơ chế để đảm bảo thực hiện nguyên

tắc hiến định: đó là nguyên tắc bình đẳng về cơ hội được tham gia các chức vụ trong chính quyền, trong đó có các cơ quan tư pháp Điều đó có nghĩa là tất cả các chức vụ trong hệ thống tư pháp sẽ được tuyển chọn dựa trên tiêu chuẩn về trình độ

và năng lực, không phân biệt thiên kiến chính trị hay tôn giáo Cơ quan chủ trì điều hành kỳ thị này là một Hội đồng do Bộ trưởng Bộ Tư pháp thành lập theo đề nghị của Ban giám hiệu của Trường đào tạo Thẩm phán Sau khi được thành lập, Hội đồng hoạt động hoàn toàn độc lập Tất cả những người đã được tuyển chọn vào học tại Trường đào tạo Thẩm phán sau này sẽ được bổ nhiệm tại các Toà án, Viện công tố Bộ trưởng Bộ Tư pháp không có quyền phản đối hay từ chối không

bổ nhiệm những người này Một kỳ thi mới để tuyển chọn những thí sinh vào học tại trường đào tạo Thẩm phán quốc gia chỉ có thể thực hiện sau khi tất cả những thí sinh cũ đã được tiếp nhận vào các vị trí trong các cơ quan tư pháp

Ngoài việc tuyển chọn Thẩm phán và Công tố viên qua hình thức thi tuyển,

có một ngoại lệ để tuyển chọn thẳng vào Trường đào tạo Thẩm phán không qua thi tuyển dành cho những người đã có bằng thạc sĩ luật và có 4 năm kinh nghiệm công tác hoặc dành cho những người đã có bằng tiến sĩ luật, là giáo sư trong trường ðại

học từ 3 năm trở lên Những người này nộp hồ sơ lên Bộ Tư pháp thông qua Hội

đồng tuyển chọn gồm các thành viên là Hiệu trưởng trường đào tạo Thẩm phán và các thành viên khác

Quyết định chấp thuận hay không chấp thuận thí sinh nào có giá trị bắt buộc thi hành đối với Bộ trưởng Bộ Tư pháp Những thí sinh này, khi tham gia chương

Trang 9

trình đào tạo tại trường sẽ được miễn một số môn nhưng phải viết luận án tốt

nghiệp.

Ngoại lệ để tuyển thẳng Thẩm phán và Công tố viên không qua đào tạo tại Trường đào tạo Thẩm phán dành cho những người đã có bằng thạc sĩ luật hoặc cao

hơn với ít nhất 7 năm hay tới 19 năm kinh nghiệm hành nghề luật Ngoài ra, một

số giáo sư luật tại các trường đại học có thể được bổ nhiệm thẳng là Thẩm phán tại Toà phá án theo khuyến nghị từ Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Thủ tục để được

tuyển chọn thẳng theo thủ tục này rất phức tạp và chặt chẽ

Thời gian học tại trường Ðào tạo Thẩm phán quốc gia chia làm 3 giai đoạn chính: giai đoạn 1 đào tạo thực tế tại một cơ sở bên ngoài hệ thống các cơ quan tư

pháp, chẳng hạn tại một công ty, một cơ sở hành chính hay thậm chí tại một cơ sở

ở nước ngoài sau thời gian này, học viên phải làm một bảo cáo Giai đoạn 2 đào

tạo tại Trường tại Boóc- đô; khoá học này tập trung đào tạo những kiến thức chung

mang tính lý thuyết từ luật pháp đến những lĩnh vực ngoài luật pháp như y tế, kế

toán Giai đoạn 3 đào tạo thực tế tại các Toà án và Viện công tố, học viên sẽ trực

tiếp tham gia vào các hoạt động tố rừng như một cán bộ thực thụ với tất cả các vai

trò tố tụng khác nhau Ngoài thời gian thực tập tại Toà án và Viện công tố, học viên còn được tham gia các hoạt động thực tế tại các đồn Cảnh sát, cơ sở giáo dục người chưa thành niên Sau khi kết thúc các khoá học, học viên sẽ phải thi tốt nghiệp và được phỏng vấn trực tiếp bởi Hội đồng của trường

c Nghĩa vụ nghề nghiệp của Công tố viên

- Giữ bí mật nghề nghiệp Trước khi được bổ nhiệm là Công tố viên hoặc Thẩm phán các ứng cử viên phải tuyên thệ và kể từ đó, họ phải giữ bí mật nghề

nghiệp: "Trung thành và làm trọn chức trách của mình giữ bí mật nghị án và xét

xử trung thực, giữ vững phẩm chất của người Thẩm phán”

Trang 10

- Không được tham gia vào một số hoạt động nghề nghiệp (bất năng kiêm

nhiệm) như là thành viên Nghị viện, không được tham gia vào bất kỳ chức vụ nào khác trong hệ thống công quyền hay tư nhân nhưng có ngoại lệ là có thể tham gia vào các hoạt động giảng dạy tại các cơ sở đào tạo

- Cư trú tại nơi có nhiệm sở, tham gia các chưong trình đào tạo bồi dưỡng

kiến thức bổ sung, ngoài ra còn có các nghĩa vụ khác về nghề nghiệp đối với gia đình và các thành viên trong gia đình

- Nghĩa vụ tuân theo chỉ đạo hướng dẫn của cấp trên và của Bộ trưởng Bộ tư pháp Chẳng hạn, trước khi ra Toà họ phải tuân theo các lệnh chỉ đạo bằng lệnh viết của cấp trên nhưng ra Toà hoàn toàn độc lập Quy định này xuất phát từ lý

luận cho rằng: Công tố viên là một bộ phận của chính quyền hành pháp, do đó

hành pháp có quyền điều khiển mọi hoạt động trong phạm vi quyền lực của mình

và chịu trách nhiệm trực tiếp trước những người đã bầu ra mình Tuy nhiên, Công

tố viên vẫn có sự độc lập nhất định trong hoạt động Bộ trưởng Bộ Tư pháp là

người có thể đưa ra các chỉ đạo chung và cá biệt, cụ thể cho toàn bộ hệ thống cơ quan công tố nhưng Công tố viên có toàn quyền quyết định truy tố hay không vì trên hết vẫn là luật pháp Mọi hướng dẫn chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tư pháp đều phải được đưa vào hồ sơ vụ án và lúc đó Bộ trưởng Bộ Tư pháp là người chịu trách nhiệm trước công luận về việc một vụ việc đã được truy tố tại sao lại bị đình chỉ

3 Chức năng, nhiệm vụ của Viện công tố Pháp

Viện công tố đóng vai trò quan trọng trong tố tụng hình sự với tư cách là cơ quan thực hiện quyền công tố, trong tố tụng dân sự không chỉ tham gia với tư cách đương sự chính trong một số vụ việc mà còn với tư cách là cơ quan kiểm sát việc tuân thủ pháp luật Quyền công tố khác quyền yêu cầu khởi kiện của người bị hại

ở chỗ quyền công tố thì bảo vệ lợi ích công còn quyền kiện của đương sự nhằm

bảo vệ lợi ích riêng của người bị hại Xã hội giao cho viện công tố thực hiện quyền

Trang 11

công tố và thực hiện các quyền hạn khác do pháp luật quy định là nhân danh nền Cộng hoà chứ không phải nhân danh Chính phủ, có nghĩa là đại diện cho quốc gia, cho xã hội chứ không phải là những người đại diện cho hành pháp Các Công tố viên không phải là các viên chức hành pháp, vì họ không phát biểu nhân danh hành pháp và không bảo vệ lợi ích riêng của hành pháp, mặc dù về mặt tổ chức, các Viện công tố trực thuộc Bộ Tư pháp là cơ quan bổ nhiệm và quyết định lương bổng cho họ Viện công tố là cơ quan bảo vệ và áp dụng pháp luật, chính vì lý do

đó Viện công tố gồm có các Công tố viên chứ không gồm các viên chức và đây là nhân tố cần thiết trong việc thực hiện chính sách hình sự của nền Cộng hoà

Với tư cách là một bộ phận trong hệ thống tài phán hình sự, Viện công tố phải có mặt tại trong các cuộc tranh tụng tại Toà và bản án hình sự chỉ có hiệu lực khi có mặt Viện công tố khi tuyên án

Quyền công tố là một tổng thể các quyền, bao gồm không chỉ quyền khởi tố, truy tố mà còn là nghĩa vụ bảo vệ sự buộc tội của mình trước Toà (đọc cáo trạng, giải thích tại sao lại truy tố với ý nghĩa buộc tội và đề nghị với Toà mức hình phạt) Quyền công tố còn được thực hiện cả trong lĩnh vực thi hành án hình sự vì Viện công tố truy tố yêu cầu xét xử thì phải có trách nhiệm theo dõi việc thi hành án hình sự

3.1 Vai trò của Viện công tố Pháp trong tố tụng hình sự

3.1.1 Tổng quan về tố tụng hình sự Cộng hoà Pháp hiện nay

Đễ hiểu rõ được vai trò và vị trí của Viện công tố Pháp trong tố tụng hình

sự, cần làm rõ quan niệm của Pháp về tố tụng hình sự Trên thế giới có hai loại tố tụng phổ biến: tố tụng thẩm vấn (tố tụng thẩm cứu) và tố tụng tranh tụng (tố tụng buộc tội và gỡ tội) Mỗi loại tố tụng có ba nét đặc trưng chủ yếu Tố tụng hình sự

theo kiểu tranh tụng có ba đặc trưng là tố tụng công khai; tố tụng bằng lời; tố tụng

Trang 12

đối kháng, tranh tụng Tố tụng công khai là tất cả mọi người đều được biết, tố tụng bằng lời có nghĩa là tất cả lời khai của đương sự, nhân chứng đều có giá trị đối với Thẩm phán; tố tụng đối kháng tức là bảo đảm tranh tụng có nghĩa là tất cả các bên,

bên nguyên, bên bị, người bị hại, người buộc tội đều bình đảng trước Toà án.

Tố tụng theo kiểu thẩm vấn thì có những đặc trưng đối lập: tố tụng kín, tố tụng văn bản; tố tụng không đối kháng, không tranh tụng

Tố tụng hình sự Pháp đan xen cả hai loại hình tố tụng này Giai đoạn điều tra

sơ bộ của Cảnh sát và giai đoạn điều tra của Toà án là hai giai đoạn thuộc loại hình

tố tụng thẩm cứu, chủ yếu là thẩm cứu chứ không phải chỉ là thẩm cứu Còn giai đoạn sau giai đoạn xét xử thì chủ yếu mang tính công khai tranh tụng

Ðể hiểu được hoạt động của hệ thống công tố ở Pháp, cũng cần phải biết

rằng trong tố tụng hình sự của Pháp có nhiều giai đoạn tách biệt: giai đoạn điều tra, giai đoạn kết thúc điều tra, giai đoạn thẩm tra (không bắt buộc), giai đoạn xét xử và

giai đoạn thi hành án Giai đoạn điều tra và thẩm tra được gọi là giai đoạn "quan tố" trong một vụ án hình sự của Pháp vì chủ yếu là bí mật, thể hiện dưới dạng văn bản và phi tranh tụng; bước xét xử trái lại được gọi là quai đoạn "dân tố" trong vụ

án hình sự của Pháp vì công khai, dưới dạng vãn bản và có tranh tụng

- Sự phân loại tội phạm trong luật hình sự Pháp có hệ quả trực tiếp đến quá trình tố tụng hình sự Pháp Căn cứ vào mức độ nặng, nhẹ của hành vi phạm tội

Luật hình sự Pháp phân ra ba loại tội phạm: tội vi cảnh; khinh tội; trọng tội Tội vi

cảnh là những vi phạm hình sự nhẹ nhất, chỉ bị phạt tiền không bị phạt tù có thể đến 10.000 Phờ-răng; nếu tái phạm thì mức phạt tiền tăng gấp đôi Khinh tội là loại tội phạm nặng hơn tội vi cảnh, có thể bị phạt tù, kèm theo phạt tiền Trọng tội là tội phạm nặng nhất phải chịu hình phạt tù từ 10 năm trở lên, cao nhất đến chung thân Theo đó có các Toà án được tổ chức tương ứng với mức độ nghiêm trọng của tội phạm gồm có Toà vi cảnh, Toà tiểu hình (khinh tội) và Toà đại hình (trọng tội)

Trang 13

Theo các điều 31 và 32 của BLTTHS Pháp, hệ thống công tố nắm quyền công tố nhằm áp dụng hình phạt, đối lập với khiếu kiện dân sự nhằm bồi thường thiệt hại do nạn nhân đứng ra làm nguyên đơn và kiến nghị việc áp dụng pháp luật

Hệ thống công tố có đại diện tại tất cả các Toà án hình sự (mỗi Toà hình sự trong

cơ cấu đều có ít nhất một Công tố viên) Công tố viên tham dự vào tất cả các phiên nghị án và mọi quyết định của Toà đều phải được tuyên bố trước sự có mặt của Công tố viên Cuối cùng, hệ thống cơ quan công tố bảo đảm việc thực hiện các quyết định của Toà án

Theo Điều 31 của BLTTHS, công tố viên Toà sơ thẩm là người thực hiện quyền công tố, nhưng chỉ đuợc thực hiện quyền này trong một khuôn khổ đặc biệt

do tính lệ thuộc đẳng cấp tạo ra Các công tố viên thực tế chịu sự chỉ đạo và kiểm soát của Thủ trưởng trực tiếp cũng như Chưởng ấn mà ở Pháp là Bộ trưởng Tư pháp Nguyên tắc quan hệ đẳng cấp này tạo nên tính thống nhất trong tổ chức và

hoạt động của hệ thống công tố nhằm thực hiện một chính sách hình sự nhất quán

Điều này được thể hiện trên các phương diện sau:

- Ở cấp sơ thẩm, vai trò của hệ thống công tố bên cạnh Toà tiểu hình và Toà

vi cảnh về nguyên tắc do Chánh thanh tra Cảnh sát đảm nhận, trừ những vụ án quan trọng là cần có sự tham dự của Công tố viên Toà sơ thẩm Bên cạnh Toà đại hình có nhóm các Công tố viên Toà sơ thẩm đại diện cho hệ thống công tố

- Ở cấp trung gian là Toà phá án và Toà phúc thẩm, có các Công tố viên Toà phúc thẩm và Toà phá án;

- Ðứng trên cùng trong cơ cấu hệ thống công tố là Bộ trưởng Tư pháp kiêm Chưởng ấn Chưởng ấn có thể ra mệnh lệnh chỉ đạo hoặc dưới dạng các chỉ thị tổng quát thông qua đó thể hiện chính sách hình sự của Chính phủ hoặc trong những trường hợp riêng lẻ đặc biệt trên cơ sở nguyên tắc nhất quán và thống nhất :

Trang 14

trong ngạch tư pháp hình sự Bộ trưởng Tư pháp do có quyền chỉ đạo các Công tố viên Toà phúc thẩm và Toà phá án nên có thể thống nhất được hành động của họ.

Như vậy, trên Công tố viên Toà sơ thẩm có Công tố viên Toà phúc thẩm và

Toà phá án Các Công tố viên Toà phúc thẩm và Toà phá án theo dõi việc Công tố viên Toà sơ thẩm khởi tố, truy tố theo đúng pháp luật, bảo đảm quyền bình đẳng

của tất cả mọi người trong tố tụng hình sự Ở mỗi Toà phúc thẩm và Toà phá án có một vài Công tố viên có trách nhiệm theo dõi sao cho các Công tố viên Toà sơ thẩm thực hiện quyền công tố thống nhất, bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công

dân trong dịch vụ công cộng

3.1.2 Vai trò của Viện công tố trong từng giai đoạn tố tụng hình sự

Hoạt động của hệ thống công tố trong tố tụng hình sự trước hết dựa trên hai

nguyên tắc: nguyên tắc thực hiện quyền công tố và nguyên tắc độc lập quyết định

truy tố hay không truy tố Điều 40 của BLTTHS quy định " Công tố viên Toà sơ thẩm tiếp nhận khiếu kiện và tố cáo rồi quyết định việc xử lý" Theo nguyên tắc

này, Viện công tố có quyền độc lập quyết định việc truy tố Viện trưởng Viện Công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm nhận đơn thư khiếu tố và đánh giá, quyết định việc

xử lý; Tuy nhiên, theo nguyên tắc độc lập quyết định việc truy tố Viện trưởng Viện Công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm có thể quyết định tạm đình chỉ truy tố và không đưa

bị can ra Tòa xét xử, ngay cả khi đã xác định được người phạm tội và các yếu tố

cấu thành tội phạm Ðây là một nguyên tắc cơ bản đối lập với nguyên tắc " truy tố theo luật" Theo nguyên tắc này, mọi vụ việc đều phải được chuyển sang cho Tòa

án xét xử khi xác định có hành vi phạm tội Nguyên tắc truy tố theo luật, Công tố viên bắt buộc phải thực hiện thủ tục truy tố trước Toà, trong khi theo hệ thống độc lập quyết định truy tố hay không truy tố thì Công tố viên có thể chỉ cần đạt được việc bồi thường cho nạn nhân Thực tế là đối với những hành vi phạm tội không gây ảnh hưởng đến những giá trị nền tảng của xã hội thì nạn nhân chắc chắn sẽ

Trang 15

muốn được bồi thường hơn là đòi truy tố bị cáo trước Toà (cho dù chính họ đã khiếu kiện) và Công tố viên khi này sẽ chấp nhận kết thúc vụ án nếu thủ phạm chấp nhận bồi thường Khi áp dụng pháp luật hình sự Viện Công tố phải bảo đảm

sự cân bằng giữa một bên là lợi ích công và một bên là lợi ích cá nhân.

Nhưng nhiều khi, Viện Công tố không muốn thực hiện quyền công tố vì các quyết định truy tố có thể gây ra những xáo trộn trật tự xã hội

Chẳng hạn, trong những vụ việc gia đình hoặc vợ chồng đánh nhau không trầm trọng lắm, nếu họ rút lại đơn yêu cầu khởi tố thì có thể Viện Công tố sẽ không truy tố để tránh làm nó nghiêm trọng thêm quan hệ gia đình của họ Cũng tương tự như vậy, đối với các hành vi vi phạm pháp luật không xâm hại đến những giá trị cơ bản của xã hội và khi người bị hại chỉ đưa đơn khiếu tố yêu cầu được bồi thường thiệt hại chứ không yêu cầu truy tố người phạm tội, Viện Công tố có thể ra quyết định đình chỉ vụ án và thông báo cho người bị hại biết họ có thể khởi kiện ra Tòa

dân sự Nhưng trước khi ra quyết định đình chỉ vụ án; Viện công tố có thể buộc người phạm tội bồi thường thiệt hại vì vậy quyết định đình chỉ vụ án là quyết định

có điều kiện trong những vụ việc gia đình, trước khi ra quyết định đình chỉ vụ án Viện Công tố cũng có thể yêu cầu giải quyết vụ việc bằng trung gian hòa giải Pháp đang áp dụng nguyên tắc độc lập quyết định truy tố hay không truy tố và khả

năng kết thúc vụ án là một đặc quyền dành cho các Công tố viên Khi một người bị

truy tố về tội trộm cắp khai ra là mình đã hành động cùng một tên nữa thì Công tố viên có thể quyết định chỉ truy tố thủ phạm chính chứ không truy tố người đồng phạm

Việc áp dụng đúng đắn luật hình sự như vậy có thể sẽ khiến Công tố viên Toà sơ thẩm không đi đến quyết định truy tố nữa trên cơ sở cân nhắc lợi ích chung

và các quyền lợi cá nhân, đôi khi truy tố lại làm rối ren thêm thay vì tạo lập lại trật

tự xã hội

Trang 16

Tuy nhiên, các nhà lập pháp cũng đã có những quy định nhằm tránh việc lạm dụng quyết định truy tố hay không truy tố Nạn nhân có thể yêu cầu Công tố

viên xem lại quyết định của mình quyết định của Công tố viên chỉ thuần tuý là một

quyết định hành chắnh, vì vậy Công tố viên bất cứ lúc nào cũng có thể xem xét lại quyết định của mình chừng nào thời hiệu còn chưa hết) hoặc yêu cầu Trưởng đoàn Thẩm phán dự thẩm mở một cuộc điều tra về những sự việc mà bên hệ thống công

tố đã kết thúc vụ án Nạn nhân khi này sẽ là nguyên đơn dân sự đứng ra thực hiện hành vi khiếu kiện dân sự Nguyên tắc này được hình thành theo án lệ nhằm hạn chế sự độc quyền của nguyên tắc độc lập quyết định truy tố hay không truy tố vốn chỉ tạo quyền cho bên công tố

Trước hết, người bị hại có quyền yêu cầu Viện Công tố xem xét lại những quyết định của mình khi thời hiệu chưa hết Người bị hại cũng có thể thông qua thừa phát lại yêu cầu người đã gây thiệt hại cho mình ra hầu Tòa, hoặc yêu cầu Dự thẩm thực hiện biện pháp điều tra đối với những vụ việc mà Viện Công tố đã đình chỉ Việc sử dụng linh hoạt nguyên tắc quyết định truy tố hay không truy tố cho phép Viện trưởng Viện Công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm kiểm soát được tình hình phạm tội trong địa bàn mình, nhờ đó có được những quyết định thắch đáng nhất theo hướng chỉ đưa ra Tòa xét xử những tội phạm nghiêm trọng và đình chỉ những

vụ phạm tội ắt nghiêm trọng Điều đó tạo điều kiện cho Viện Công tố giải quyết

một cách mềm dẻo các vấn đề tội phạm.

a Vai trò của Viện Công tố trong hoạt động điều tra Việc điều tra các vụ án hình sự chủ yếu là cơ quan Cảnh sát thuộc Bộ Nội Vụ và lực lượng Quân cảnh thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện

Nhưng điều quan trọng là các Điều tra viên cho dù thuộc lực lượng Cảnh sát hay Quân cảnh, thì khi tiến hành điều tra sơ bộ để tìm kiếm người phạm tội, xác định những dấu hiệu của tội phạm đều đặt dưới sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện

Trang 17

công tố bên cạnh Toà sơ thẩm Sự chỉcđạo của Viện trưởng Viện công tố đối với các Ðiều tra viên chỉ trong lĩnh vực lý pháp, còn trong lĩnh vực hành chính giữ gìn trật tự trị an thì lực lượng Cảnh sát không chịu sự điều hành, chỉ huy của Viện công tố Người tố giác có quyền gửi đơn hoặc trình báo sỹ quan Cảnh sát tư pháp nhưng sau khi chấp nhận phải chuyển tố giác đó đến Viện công tố để xem xét, xử

lý Điều 19 của BLTTHS quy định: "Sỹ quan Cảnh sát tư pháp phải thông báo ngay cho Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Toà sơ thẩm những trọng tội khinh tội và tội vi cảnh mà họ đã biết Sau khi kết thúc công việc, họ phải gửi thẳng cho Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Toà sơ thẩm bản chính và bản sao có chứng thực của tất cả các biên bản mà họ đã lập cũng như những văn bản và tài liệu liên quan Những đồ vật kê biên thuộc quyền xem xét của Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Toà sơ thẩm Ðiều 40 của BLTTHS quy định: "Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Toà sơ thẩm nhận tố giác đánh giá và quyết định việc xử lý Mỗi nhà chức trách, mỗi viên chức công quyền hoặc mỗi công chức trong khi thực hiện nhiệm vụ, nếu biết có một trọng tội hoặc khinh tội xảy ra, phải thông báo ngay cho Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Toà sơ thẩm và chuyển cho Viện công tố tất cả

các thông tin, các biện bản và văn bản có liên quan

Như vậy, cơ quan công tố ở Pháp vừa là cơ quan có quyền tiếp nhận vừa là

cơ quan quyết định việc xử lý tin báo, tố giác về tội phạm.

Vai trò của hệ thống công tố trong giai đoạn điều tra được đặt trong sự tôn trọng nguyên tắc giả định vô tội là một nguyên tắc quan trọng trong luật thành văn

của Pháp Theo nguyên tắc này thì một người sẽ được coi như là vô tội cho đến khi

bị một Toà án chính thức kết tội Nguyên tắc suy đoán vô tội đã trở thành nguyên

tắc cơ bản trong luật thực định của Pháp Một người bị nghi thực hiện tội phạm mà chưa có gì chứng minh họ đã phạm tội thì họ vẫn được suy đoán là vô tội và cơ quan điều tra, truy tố mà chủ yếu là viện công tố phải tìm mọi yếu tố chứng minh người bị tình nghi đó đúng là ; người phạm tội Nhưng khi một hành vi phạm tội

Trang 18

xảy ra, cần phải phát hiện người phạm tội, được áp dụng mọi biện pháp tìm kiếm chứng cứ trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng pháp luật.

Theo pháp luật Cộng hoà Pháp, chứng cứ là hoàn toàn tự do, có thể xác lập

từ lời khai nhân chứng dấu vết trên hiện trường kết luận giám định lời nhận tội của người phạm tội và chính bên truy tố phải chứng minh được bên bị truy tố có tội chứ không phải bên bị truy tố phải chứng minh là mình vô tội Vậy vai trò của hệ thống công tố ở đây là gì? Các nhà lập pháp cho rằng để thực hiện tốt quyền công

tố và để có được những quyết định đúng đắn đối với các kết quả điều tra được chuyển đến, Công tố viên phải có quyền kiểm tra và chỉ đạo các cơ quan cung cấp kết quả điều tra cho mình Công tố viên có thể lập biên bản, nhận định, khám xét (một số trường hợp khám xét bắt buộc phải có sự hiện diện của Công tố viên)

Điều 41 của BLTTHS quy định: "Viện trưởng Viện Công tố bên cạnh Tòa

sơ thẩm tiến hành và yêu cầu mọi hành vi cần thiết cho việc tìm kiếm, truy cứu tội phạm" Điều 12 của BLTTHS cũng ghi rõ là bộ phận Cảnh sát tư pháp hoạt động

dưới sự chỉ đạo của Công tố viên Như vậy Công tố viên chính là người chỉ đạo điều tra Viện trưởng Viện Công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm chỉ đạo hoạt động của sĩ

quan và nhân viên Cảnh sát tư pháp trong phạm vi địa hạt của mình Viện trưởng Viện Công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm có quyền điều tra, truy tìm, lập biên bản, tiến

hành khám xét, đích thân xuống hiện trường Tất nhiên, khi làm những việc đó,

Viện trưởng Viện Công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm thường được các sĩ quan Cảnh sát giúp đỡ Trong trường hợp điều tra sơ bộ hoặc điều tra tội phạm quả tang, sĩ quan Cảnh sát tư pháp phải giúp đỡ Viện trưởng Viện Công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm khi tiến hành khám xét Viện trưởng Viện Công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm còn là người chỉ đạo điều tra trong việc xác nhận người phạm tội và các dấu hiệu tội phạm

Như vậy, có thể nói Viện trưởng Viện Công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm có hai nhiệm vụ: lãnh đạo đội ngũ Công tố viên, định rõ chính sách hình sự, thực hành

Trang 19

quyền công tố và chỉ đạo điều tra, chỉ huy lực lượng Cảnh sát tư pháp tiến hành các cuộc điều tra Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Toà sơ thẩm được thông báo về mọi tội phạm hình sự, mọi trường hợp tạm giữ và trả tự do cho người bị tạm giữ, được yêu cầu cho phép kéo dài thời hạn tạm giữ, kiểm tra việc tạm giữ và yêu cầu

ra các quyết định tố tụng tiếp theo Sự chỉ huy của Viện công tố đối với quá trình điều tra dựa trên mối quan hệ trung thực và tin tưởng lẫn nhau giữa Công tố viên

và điều tra viên Nếu Ðiều tra viên thông báo cho Viện công tố về việc bắt giữ thì

họ không phải xin phép mỗi khi tiến hành một hành vi nào đó Khi kết thúc điều tra họ phải báo cáo để Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Toà sơ thẩm quyết định việc xử lý

- Trong quá trình điều tra, các Công tố viên có ba đặc quyền sau:

+ Kiểm tra nhận dạng: Công tố viên có : quyền được chỉ thị bằng văn bản cho Cơ quan điều trà để tiến hành kiểm tra nhận dạng đối với một đối tượng phạm

vi cụ thể Người thuộc diện bị nhận dạng có thể bị Cảnh sát bắt giữ trong thời gian

4 giờ, nhưng dấu tay (hay ảnh) của người này chỉ được tiết lộ khi có sự đồng ý của Cống tố viên, Trong trường hợp bị kiểm tra căn cước, những người bị bắt giữ phải chứng minh căn cước của mình bằng mọi cách Nếu không chứng minh được họ có thể bị Cảnh sát tạm giữ với thời hạn tối đa là 4 giờ Trong thời hạn này Cảnh sát phải tìm mọi biện pháp xác định căn cước của người bị tạm giữ Ðồng thời Cảnh sát chỉ có thể chụp ảnh, lấy vân tay của họ khi có sự nhất trí của Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Toà sơ thẩm

Người bị tạm giữ có quyền báo tin cho thân nhân của họ hoặc yêu cầu Cảnh sát thông báo việc tạm giữ họ đến Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Toà sơ thẩm Kết thúc thời hạn tạm giữ có thể kéo dài 4 giờ, nếu người đó hoàn toàn vô can thì

họ sẽ được trả tự do; nếu xác định được những dấu hiệu người đó phạm tội thì họ

có thể tiếp tục bị tạm giữ

Trang 20

+ Khám xét và thu giữ: cơ quan Cảnh sát có thể tiến hành khám xét và kê biên nhưng được thực hiện một cách khác nhau tuỳ theo đó là trường hợp quả tang

hay không quả tang Nói chung, Cảnh sát chỉ sử dụng các quyền cưỡng chế trong

trường hợp giả định là một tội phạm quả tang Khi không phải là một tội phạm quả

tang thì cần phải điều tra xác minh và được gọi là điều tra sơ bộ, đối lập với điều tra tội phạm quả tang Trong điều tra sơ bộ, Cảnh sát chỉ có thể khám xét và kê biên khi có sự đồng ý bằng văn bản của chủ nhân ở nơi bị khám xét Còn đối với tội phạm quả tang thì Cảnh sát không cần phải có sự đồng ý của người ở nơi bị khám xét, nhưng phải có mặt họ khi tiến hành khám xét; nếu họ khước từ thì phải chỉ định người đại diện cho mình; nếu họ không muốn làm điều đó thì Cảnh sát phải chỉ định hai người chứng kiến việc khám xét Trong một số trường hợp đặc biệt, việc khám xét đối với một số người buộc phải giữ bí mật nghề nghiệp Ðó là

trường hợp khám xét nơi ở của thầy thuốc, công chứng viên hoặc luật sư Việc

khám xét nơi ở của luật sư nhất thiết phải do Công tố viên tiến hành với sự có mặt của Chủ nhiệm đoàn luật sư hay một đại diện của Chủ nhiệm luật sư Cảnh sát không được tiến hành

+ Tạm giữ: chỉ có sĩ quan Cảnh sát từ cấp tá trở lên mới được quyền ra

quyết định tạm giữ (hai lần 24 giờ hay hai lần 24 giờ cộng thêm 48 giờ nữa trong một vài trường hợp như khủng bố hay buôn lậu ma tuý) Trong trường hợp này, theo Luật ngày 24 tháng 8 nãm 1993, trong mọi trường hợp tạm giữ Sỹ quan Cảnh sát tư pháp phải thông báo cho Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Toà sơ thẩm trong thời hạn sớm nhất Việc thông báo có thể được thực hiện bằng mọi phương tiện thông tin như điện thoại hoặc bằng fax Công tố viên phải được thông báo về

việc tạm giữ trong thời hạn sớm nhất và người tạm giữ được quyền thông báo cho

một người trong gia đình, cho người mà mình sống cùng hay cho Thủ trưởng cơ quan; nói chuyện riêng với một luật sư Tuy nhiên, luật sư chỉ có thể tiếp xúc với

Trang 21

thân chủ của mình sau khi người này đã bị tạm giữ và không được quyền xem hồ

Tạm giữ có thể được thực hiện một trong hai trường hợp: phạm tội quả tang

và phạm tội không quả tang trường hợp cho phép suy đoán họ đã có hành vi hoặc chuẩn bị phạm tội Ðây là một quyền quan trọng của Cảnh sát nhưng chỉ có sỹ

quan Cảnh sát tư pháp mới có quyền ra lệnh tạm giữ Sỹ quan Cảnh sát là người chỉ huy Cảnh sát viên và họ là người duy nhất có quyền quyết định việc tạm giữ

Để tiến hành tạm giữ người nào đó cần phải căn cứ vào những dấu hiệu tội phạm, nếu không có những dấu hiệu liên quan thì chỉ có thể mời họ đến lấy lời khai Biện pháp tạm giữ bị hạn chế về mặt thời gian Về nguyên tắc, thời hạn tạm giữ là 24

giờ, có thể gia hạn thêm một lần 24 giờ nếu Viện trưởng Viện công tố bên cạnh

Toà sơ thẩm cho phép

Nhưng cũng có một số ngoại lệ; là đối với tội phạm, về ma tuý hoặc tội

khủng bố thì thời hạn gia hạn tạm giữ lần thứ nhất là 24 giờ, thời hạn gia hạn tạm giữ lần thứ hai là 48 giờ Việc gia hạn lần thứ hai không do Viện trưởng Viện công

tố ra lệnh mà do một thẩm phán xét xử ra lệnh.

Việc không tuân thủ các quy định trên có thể đưa đến việc huỷ bỏ các kết quả điều tra của cơ quan Cảnh sát đối với người bị tạm giữ

b Vai trò của hệ thống công tố trong việc điều tra dự thẩm:

Ðiều tra dự thẩm là một trình tự tố tụng độc đáo ở Cộng hoà Pháp Việc điều tra dự thẩm được giao cho một Thẩm phán đặc trách về điều tra được gọi là Dự thẩm( Thẩm phán xét xử chứ không phải là Công tố viên) Dự thẩm có nhiệm vụ hoàn tất vụ việc để đưa ra xét xử Việc chuyển hồ sơ cho Dự thẩm để điều tra có thể là bắt buộc hoặc không bắt buộc Bắt buộc đối với trường hợp trọng tội và khinh tội của vị thành niên Còn những trường hợp khác thì tuỳ thuộc vào quyết

Trang 22

định của Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Toà sơ thẩm Dự thẩm thụ lý vụ án trên cơ sở một văn bản gọi là văn bản yêu cầu điều tra của viện trưởng Viện công

tố trong đó nêu rõ những việc mà Dự thẩm cần giải quyết, nhưng không phải định

rõ tội danh nhưng thực tế thường ghi tội danh Trình tự được tiến hành như sau: Cơ quan Cảnh sát giao hồ sơ cho Viện trưởng viện công bố Nếu thấy rằng không đủ yếu tố để quyết định đưa đương sự ra Toà xét xử thì Viện trưởng sẽ quyết định khởi tố vụ án và làm văn bản yêu cầu điều tra trong đó nêu rõ những việc mà Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Toà sơ thẩm muốn yêu cầu Dự thẩm giải quyết

Như vậy, Viện công tố có độc quyền khởi tố Dự thẩm không phải là người quyết định mở cuộc điều tra về những vụ việc mà mình biết Cũng có trường hợp Thẩm phán dự thẩm trong quá trình thẩm tra lại phát hiện ra những tình tiết mới

mà bên công tố trước đó không nắm được Trong trường hợp này, Thẩm phán dự

thẩm sẽ lập biên bản thông báo cho bên công tố Công tố viên Toà sơ thẩm ở đây

có quyền rất lớn chẳng hạn như Thẩm phán dự thẩm phải thông báo cho Công tố viết Toà sơ thẩm một số việc trước khi thực hiện Đồng thời, vào bất cứ lúc nào, Công tố viên cũng có quyền yêu cầu được cung cấp hồ sơ thẩm tra trong thời gian nghiên cứu tối đa là 24 giờ Nếu thấy cần thiết, Công tố viên có thể gửi kiến nghị cho Thẩm phán dự thẩm yêu cầu vị này tiến hành khám xét hay thu giữ Nếu Thẩm phán dự thẩm không thực hiện kiến nghị này thì Công tố viên có thể kháng nghị quyết định được đưa ra Trong bước thẩm tra bên công tố phải được tham gia ý kiến về tất cả những vấn đề liên quan đến quyền tự do hay việc ra lệnh bắt giữ, có toàn quyền nhất định về các tình tiết mới phát sinh do kết quả điều tra của dự thẩm

Ở đây thể hiện tính độc quyền của hệ thống công tố trong hoạt động truy tố Khi kết thúc bước thẩm tra Thẩm phán dự thẩm sẽ ra quyết định chuyển sang xét xử hay quyết định đình chỉ vụ án Trong trường hợp không bắt buộc phải điều tra, bên công tố có thể chuyển thẳng vụ việc sang Toà án Trong trường hợp này, Công tố viên phải thông báo cho đuơng sự biết việc người này có quyền được luật sư trợ

Trang 23

giúp Trái với giai đoạn trên, luật sư được quyền xem hồ sơ Vai trò của hệ thống công tố trong trường hợp này là quyết định xem người đó có phải ra hầu Toà ngay lập tức hay lui lại một thời gian trên cơ sở đối tượng bị truy tố và hành vi phạm tội.

c Vai trò của Viện công tố trong giai đoạn kết thúc điều tra sơ bộ

Ở giai đoạn này, Viện công tố có vai trò độc tôn và chủ đạo

Một trong những nguyên tắc lớn của tố tụng hình sự Pháp là nguyên tắc hợp thời của việc truy tố có nghĩa là kể cả khi đã rõ ràng về hành vi phạm tội và đương

sự phải chịu trách nhiệm nhưng Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Toà sơ thẩm vẫn có thể quyết định không khởi tố vì lý do không hợp thời Nếu không đình chỉ

vụ án thì Viện trýởng Viện công tố bên cạnh Toà sơ thẩm có thể quyết định khởi tố

vụ án hoặc chuyển trực tiếp vụ việc cho Toà tiểu hình để xét xử

Nếu không bắt buộc phải điều tra tại Toà, Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Toà sơ thẩm có thể chuyển vụ việc trực tiếp cho toà tiểu hình để xét xử theo những phương thức sau:

- Triệu tập đương sự ra Toà bằng giấy triệu tập, trong đó nêu rõ vụ việc bị

truy tố, văn bản được áp dụng, thời gian và địa điểm mở phiên toà

- Triệu tập ra Toà trực tiếp do thừa phát lại yêu cầu, trong văn bản ghi rõ một số thời hạn để đương sự có thời gian sắp xếp, chuẩn bị việc bào chữa

- Triệu tập bằng biên bản hay trực tiếp được áp dụng theo thủ tục đơn giản, nhanh chóng áp dụng đối với những vụ việc chứng cứ đầy đủ, rõ ràng và đối với

những vụ án có thể kết án bị cáo từ 2 đến 7 năm tù.

d Vai trò của Viện Công tố trong phiên tòa xét xử

Trang 24

- Tại phiên toà sơ thẩm: Giai đoạn này được tổ chức công khai, bằng lời và

có tranh tụng Giai đoạn này đòi hỏi tất cả các bên phải có mặt để trình bày, kể cả

bên công tố Trừ những trường hợp đặc biệt còn thì các phiên toà được xét xử công

khai đây là một quy định quan trọng trong lụật tố tụng hình sự của Pháp) và bất cứ

ai cũng có thể đến từ tham dự Trong quá trình xét xử hình sự tại Tòa, Viện Công

tố phải tham gia tranh tụng với tư cách là một bên buộc tội Bản án hình sự sẽ

không có hiệu lực nếu không có mặt Công tố viên khi tuyên án Ðây là trách

nhiệm của Viện Công tố để bảo vệ luận tội trước Tòa mà cụ thể là đọc bản cáo

trạng giải thích tại sao lại quyết định truy tố và đề nghị với Tòa mức hình phạt.

Điều 458 của BLTTHS quy định: "Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Toà

sơ thẩm (có thể uỷ nhiệm cho Công tố viên), ra các kết luận viết và nói mà thấy phù hợp với lợi ích của công lý Trong trường hợp có kết luận viết, cần phải có ghi chú điều đó trong bút ký phiên toà do lục sự viên ghi và Toà án buộc phải trả lời các kết luận này" Ðiều 460 của BLTTHS quy định: "Sau khi cuộc điều tra tại Toà kết thúc, nguyên đơn dân sự trình bày yêu cầu của mình, Viện công tố đưa ra kết luận của mình, bị cáo và nếu có, người chịu trách nhiệm dân sự trình bày lời bào chữa của họ Nguyên đơn dân sự, Viện công tố có thể trả lời bị cáo và người bào chữa của họ bao giờ cũng được nói lời sau cùng (Luật Số 93-2 ngày 4-1- 1993)"

Xét xử tội vi cảnh Tội vi cảnh là những vi phạm pháp luật mà luật hình sự

quy định hình phạt tiền không quá 20.000 Phờ- răng (Ðiều 521) Mọi tội vi cảnh có thể được xét xử theo thủ tục rút gọn theo đó Viện công tố chuyển cho Thẩm phán Toà vi cảnh hồ sơ và những lời kết luận của mình Thẩm phán có thể ra quyết định hình sự mà không cần thẩm vấn trước Thẩm phán có thể quyết định phạt tiền hoặc trả tự do Nếu thấy cần phải thẩm vấn hoặc cần phải áp dụng hình phạt khác phạt tiền thì Thẩm phán trả hồ sơ cho Viện công tố để truy tố theo thủ tục chung (Ðiều 525)

Ngày đăng: 15/04/2017, 09:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
9. Nghị quyết số 49 ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về "Chiến lược cải cách Tư pháp đến năm 2020".Nguồn: Thông tin khoa học pháp lý số 5+6/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược cải cách Tư pháp đến năm 2020
1. Báo cáo của Đoàn khảo sát cơ quan tư pháp Cộng hoà Pháp tháng 12 năm 1999, 21 tr, lưu tại Viện khoa học pháp lý Bộ Tư pháp Khác
2. Verennicov. V.I. Khái quát lịch sử Viện công tố các nước, Nxb Khắc cốp, 1915, tr 27-40 Khác
3. Chuyển đổi Viện kiểm sát thành cơ quan tuân theo nguyên tắc dân chủ của pháp luật, Hội đồng Châu Âu xuất bản, 1996, Bài: tuyển chọn và qui chế của công tố viên, quản lý Văn phòng công tố, tr.49-77 Khác
4. Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hoà Pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998 Khác
5. Bộ luật tố tụng dân sự của nước Cộng hoà Pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998 Khác
6. Tố tụng hình sự và vai trò của Viện công tố trong tố tụng hình sự, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 19987 Khác
7. Minh Spielmann - Dự án VIE/95/016-017-018 Bài: Vai trò của hệ thống công tố ở Pháp và tiến trình cải cách tư pháp hiện nay, Kỷ yếu đề tài khoa học cấp bộ - "Những vấn đề lý luận về quyền công tố và thực tiễn hoạt động công tố ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay&#34 Khác
8. Nghị quyết số 08 ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị về "Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới&#34 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w