DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂUBảng 2.1: Tổng tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nứơc thải sinh hoạt Bảng 2.2: Nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước mưa... ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI Cơ sở mua b
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 3
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 4
CĂN CỨ PHÁP LUẬT & KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN BVMT 5
CHƯƠNG I: SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ 6
1 CÁC THÔNG TIN CHUNG 6
2 TÓM TẮT QUÁ TRÌNH VÀ HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ 6
2.1 Địa điểm hoạt động của dự án 6
2.2 Tóm tắt quá trình và hiện trạng hoạt động của cơ sở 6
2.2.1 Loại hình sản xuất 6
2.2.2 Năm đi vào hoạt động 6
2.2.3 Công nghệ sản xuất 6
2.2.4 Thiết bị phục vụ cơ sở 7
2.2.5 Hóa chất sử dụng 7
2.2.6 Nguyên, nhiên liệu sản xuất 7
2.2.7 Nguồn cung cấp nước 7
2.2.8 Công suất hoạt động 7
2.2.9 Nhu cầu lao động 8
CHƯƠNG II: THỐNG KÊ, ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN THẢI CHÍNH PHÁT SINH TỪ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ 9
1 ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI 9
1.1 Nước thải sinh hoạt 9
1.2 Nước mưa chảy tràn 11
2 ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN 12
2.1 Chất thải rắn sinh hoạt 12
2.2 Chất thải rắn sản xuất 12
3 ĐỐI VỚI KHÍ THẢI, TIẾNG ỒN VÀ ĐỘ RUNG 13
3.1 Đối với tiếng ồn và độ rung 13
3.2 Đối với khí thải 14
4 CÁC TÁC ĐỘNG KHÁC 15
4.1 Tác động về kinh tế - xã hội 15
4.2 Sự cố cháy nổ 16
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP TỔNG THỂ, CÁC HẠNG MỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN 17
1 CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÃ THỰC HIỆN 17
Trang 22 CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CÒN TỒN TẠI, CHƯA THỰC
HIỆN TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG 18
3 CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SẼ THỰC HIỆN BỔ SUNG VÀ KẾ HOẠCH XÂY LẮP 18
4 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 18
4.1 Chương trình quản lý môi trường 18
4.2 Chương trình giám sát môi trường 19
4.3 Chế độ báo cáo 19
5 CAM KẾT THỰC HIỆN ĐỀ ÁN MÔI TRƯỜNG 19
Trang 3DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
CTR : Chất thải rắn
BOD : Nhu cầu Oxy Sinh học ( Biological Oxygene Demand )
COD : Nhu cầu Oxy Hóa học ( Chemical Oxygene Demand )
VOC : Các chất hữu cơ tổng hợp dễ bay hơi
SS : Chất rắn lơ lửng ( Suspended Solids )
WHO : Tổ chức y tế thế giới
PCCC : Phòng cháy chữa cháy
BVMT : Bảo vệ môi trường
Trang 4DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tổng tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nứơc thải sinh hoạt Bảng 2.2: Nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước mưa.
Bảng 2.3: Mức gây ồn của các loại xe cơ giới
Trang 5CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN
ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1 CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ TIẾN HÀNH LẬP ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
− Căn cứ luật bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005
− Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ, về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
− Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
− Nghị định số 59/2007/NĐ – CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn
− Căn cứ Thông thư 04/2008/TT-BTNMT ngày 08/09/2008 “V/v hướng dẫn lập, phê duyệt hoặc xác nhận đề án bảo vệ môi trường và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường”
− Quyết định số 55/QĐ – BKHCN, ngày 14/01/2005 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành tiêu chuẩn Việt Nam
− Quyết định số 35/2002/QĐ – BKHCNMT ngày 25 tháng 6 năm 2002 về việc công bố danh mục các TCMT Việt Nam bắt buộc áp dụng
− Quyết định số 22/2006/QĐ – BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 về bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường
− Quyết định 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Môi trường
2 CÁC QUY CHUẨN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM ÁP DỤNG
− TCVN 5937:2005 – Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn Chất lượng không khí xung quanh
− TCVN 5949:1998 – Âm học – Tiếng ồn khu công cộng và dân cư
− QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt
Trang 6CHƯƠNG I
SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ
1 CÁC THÔNG TIN CHUNG
− Tên cơ sở sản xuất: “CƠ SỞ MUA BÁN PHẾ LIỆU”
− Tên chủ cơ sở: Hộ kinh doanh BÙI THỊ NHUNG
− Người đại diện: BÙI THỊ NHUNG - Chủ cơ sở
− Địa điểm liên hệ: 116 Lê Thành Phương, thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An, tỉnh
Phú Yên;
− Điện thoại: 057.3767469
− Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 36D8000253;
− Ngành, nghề kinh doanh: Mua bán nhôm nhựa, bao xi măng, sắt phế liệu.
2 TÓM TẮT QUÁ TRÌNH VÀ HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ
2.1 Địa điểm hoạt động của cơ sở:
Cơ sở mua bán phê liệu với tổng diện tích mặt bằng cơ sở 437,6m2 được xây dựng tại thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên Với ranh giới cụ thể của
cơ sở như sau:
- Phía Đông : giáp nhà ông bà Tuyết Hải
- Phía Tây : giáp Hội thánh tin lành
- Phía Nam : giáp đường Lê Thành Phương, bên kia đường là khu dân cư;
- Phía Bắc : giáp núi
2.2 Tóm tắt quá trình và hiện trạng hoạt động của cơ sở
2.2.1 Loại hình sản xuất: Mua và bán phế liệu
2.2.2 Năm đi vào hoạt động: năm 2003
2.2.3 Công nghệ sản xuất:
Công nghệ sản xuất của cơ sở được thể hiện qua sơ đồ công nghệ:
Trang 7* Thuyết minh sơ đồ công nghệ:
Nguyên liệu được các nhân viên thu mua từ các hộ dân trong và ngoài thị trấn tập trung về bán lại cho cơ sở Phế liệu sau khi được Cơ sở thu mua sẽ được phân loại theo chủng loại, kích cỡ, sau đó đóng vào bao chứa PP cho vào kho chứa, xếp ngay ngắn đợi đến khi đủ số lượng thì cho xuất kho
2.2.4 Thiết bị phục vụ cơ sở:
Thiết bị ở đây chủ yếu là là búa cầm tay với số lượng 02 cái
2.2.5 Hóa chất sử dụng:
Cơ sở chỉ thu mua, đóng bao phế liệu và xuất bán nên không sử dụng hóa chất trong quá trình sản xuất
2.2.6.Nguyên, nhiên liệu sản xuất:
a Nguyên liệu:
- Nguyên liệu chính cơ sở thu mua là: nhôm, nhựa, bao xi măng, sắt phế liệu,
- Nguyên liệu được thu mua từ các nhân viên thu mua hằng ngày
b Nhiên liệu:
- Cơ sở sử dụng điện cho sinh hoạt và bảo vệ cơ sở Nhu cầu về điện trong năm hoạt động ổn định trung bình khoảng 200kW/tháng
- Nguồn cung cấp điện: Điện lưới quốc gia
2.2.7 Nguồn cung cấp nước:
- Nhu cầu cấp nước cho quá trình sinh hoạt của các công nhân khoảng 0,5m3/ngày
- Nguồn cấp nước là nước máy do Trạm cấp nước Chí Thạnh cung cấp
2.2.8 Công suất hoạt động: Cơ sở thu mua khoảng 1 tấn phế liệu/ngày, tương ứng
với khoảng 360 tấn phế liệu/năm
Phế liệu thu mua
Phân loại để lưu
kho
Bốc xếp hàng lên
xe xuất kho
-Bụi -Chất thải rắn -Tiếng ồn
-Bụi -Chất thải rắn -Tiếng ồn
Trang 82.2.9 Nhu cầu lao động: Tổng nhu cầu về lao động cho quá trình hoạt động của cơ
sở là 05 người, trong đó:
Stt Nhân viên Số lượng
1 Người quản lý (Chủ cơ sở) 01
3 Công nhân phân loại 03
CHƯƠNG II
Trang 9THỐNG KÊ, ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN THẢI CHÍNH PHÁT SINH
TỪ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ
1 ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI
Cơ sở mua bán phế liệu có nhiệm vụ thu mua, phân loại, đóng vào bao bì để nhập kho, khi nào đủ số lượng thì bán lại cho các cơ sở khác để gia công, tái chế lại, nên nước thải sản xuất tại cơ sở là không có Nước thải ở đây chủ yếu là nước thải sinh hoạt của nhân viên và nước mưa chảy tràn
1.1 Nước thải sinh hoạt
Với tổng số lượng công nhân làm việc tại cơ sở khoảng 05 người, nếu trung bình 1 người sử dụng 100 lít nước/ngày thì tổng lượng nước thải sinh ra khoảng 0,4m3/ngày (khoảng 80% lượng nước sử dụng) Mọi hoạt động, ăn uống sinh hoạt,
nghỉ ngơi của tất cả công nhân viên đều tập trung tại nhà chủ Cơ sở nằm ở phía Tây Bắc của cơ sở
Dựa vào hệ số ô nhiễm, ta tính được tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt tại nhà chủ cơ sở như sau:
Bảng 2.1: Tổng tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt.
Stt Chất ô nhiễm Khối lượng
(g/ng.ngày)
Vi sinh (MPN/
100ml)
Tải lượng
ô nhiễm (g/ngày)
Nồng độ ô nhiễm nếu không xử lý (mg/l)
QCVN 14:2008 (Nồng độ tối
đa cho phép)
1 BOD 5 45 – 54 - 225 – 270 375 – 450 60
2 COD 72 – 102 - 360 – 510 600 – 850
-3 SS 70 – 145 - 350 – 725 583 – 1208
-4 Dầu mỡ (thực phẩm) 10 – 30 - 50 – 150 83 - 250 24
5 Tổng Nitơ 6 – 12 - 30 – 60 50 - 100
-6 Amôni 2,4 – 4,8 - 12 – 24 20 – 40 12
7 Tổng Phospho 0,6 – 4,5 - 3 – 22,5 5 – 37,5 12
8 Tổng coliform - 10 6 -10 9 - - 6.000
9 Feacal
Trang 10-10 Trứng giun sán - 10 3 - -
-(Nguồn:Assessment of Source of Air, Water and Land Pollution, World Health Org, 1993).
Nhận xét: So sánh với quy chuẩn kỹ thuật QCVN 14:2008/BTNMT (Giá trị Cmax, chọn K=1,2) – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt, ta thấy nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi chưa có hệ thống xử lý đều vượt quy chuẩn kỹ thuật cho phép
Đặc điểm của nước thải sinh hoạt là có hàm lượng các chất hữu cơ cao, dễ bị phân huỷ sinh học như (hydrocacbon, protein, mỡ), các chất dinh dưỡng (phosphat, nitơ), vi trùng, chất rắn và mùi , nếu không xử lý sẽ gây ô nhiễm, các chất này sẽ gây tác hại đến đời sống con người và hệ thủy sinh của nơi tiếp nhận nguồn nước
Vì vậy, để đảm bảo an toàn vệ sinh, chủ cơ sở đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể tự hoại 3 ngăn để xử lý lượng nước thải sinh hoạt nói trên
* Biện pháp giảm thiểu tại cơ sở:
Với lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại cơ sở khoảng 0,4m3 /ngày Tại nhà riêng chủ cơ sở đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể tự hoại 3 ngăn, được xây dựng bằng BTCT
Bể tự hoại là công trình thực hiện đồng thời hai chức năng: lắng và phân hủy cặn lắng với hiệu quả xử lý 40-50% Cặn lắng được giữ lại trong bể từ 3-6 tháng, các chất hữu cơ bị phân hủy dưới tác dụng của vi sinh vật kỵ khí, một phần tạo thành chất khí và một phần thành chất vô cơ hòa tan Nước thải sau khi được xử lý bằng bể tự hoại sau đó cho thấm cát, dưới tác dụng của các vi sinh vật tự nhiên có trong lớp đất cát nước thải tiếp tục được phân hủy, làm sạch các chất ô nhiễm
1.2 Nước mưa chảy tràn:
− Nước mưa được qui ước là nước sạch và có thể trực tiếp thải ra môi trường với điều kiện có hệ thống thoát riêng, không chảy tràn qua những khu vực có các chất ô nhiễm như: nơi chứa các loại phế thải, theo đánh giá nhanh của (WHO) nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa trung bình như sau:
Bảng 2.2 Nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước mưa.
STT Thông số Đơn vị Giá trị
Thấm cát
NT SH
Hình 4.1 Bể tự hoại ba ngăn xử lý nước thải sinh hoạt
Trang 112 Phốtpho mg/l 0,004 - 0,03
(Nguồn:Assessment of Source of Air, Water and Land Pollution, World Health Org, 1993
Lưu lượng nước mưa được xác định theo phương pháp cường độ giới hạn và tính toán theo công thức sau:
Q = q.F.ϕ (m3/s) Q: Lưu lượng tính toán (m3/s)
q: Cường độ mưa tính toán (l/s.m2)
ϕ: Hệ số dòng chảy (Theo TCXD 51-84 đối với diện tích khu vực dự án ϕ = 0,95)
F: Diện tích lưu vực (437,6 m2)
Theo số liệu Khí hậu – Thủy văn, lượng mưa lớn nhất đạt tới q= 495mm/tháng, xảy
ra vào tháng 10 tại trạm Chí Thạnh;
Q = (0,495m x 0,95 x 437,6 m²) : 30 = 6,8 m³/ngày
Nước mưa chảy tràn qua các khu vực mặt bằng của Cơ sở nhất là nước mưa đợt đầu sẽ cuốn theo đất cát và các chất rơi vãi trên dòng chảy Nếu lượng nước mưa này không được quản lý tốt cũng sẽ gây tác động tiêu cực đến môi trường
* Biện pháp giảm thiểu nước mưa chảy tràn tại cơ sở:
- Nước mưa chảy vào hệ thống mương thu gom quanh nhà ở của Chủ cơ sở, qua các song chắn rác (kích thước khe chắn <16mm, diện tích song chắn rác tính toán
đủ để lưu lượng nước chảy qua là < 1 m3/s) Sau đó nước được dẫn đến các hố ga
để giữ lại các chất rắn lơ lửng trước khi đưa về hố rút nước, cho thấm cát Nước mưa theo nguyên lý là nước sạch có tác dụng bổ sung vào trữ lượng nguồn nước ngầm đang khan hiếm tại khu vực
- Tại cơ sở thu mua phế liệu, vì phế liệu được cơ sở sắp xếp ngay ngắn cho vào kho, không để ra ngoài trời, nên lượng nước mưa sẽ chảy tràn trên mái tôn và thoát ra khu vực xung quanh, không kéo theo các chất ô nhiễm làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh
2 ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN
2.1 Chất thải rắn sinh hoạt
Trang 12Khu vực cơ sở không phát sinh chất thải rắn sinh hoạt, phần chất thải rắn sinh hoạt của nhân viên chủ yếu phát sinh tại nhà chủ cơ sở Như vậy, ước tính lượng rác sinh hoạt phát sinh do nhân viên sinh hoạt tại nhà chủ cơ sở là:
5 người x 0,5 kg/người/ngày = 2,5 kg/ngày
Nguồn thải chủ yếu từ văn phòng làm việc, nhà bếp có thành phần chủ yếu là:
- Rác thải hữu cơ: giấy loại, thức ăn thừa, vỏ trái cây, phần loại bỏ của rau củ quả,…
- Rác thải vô cơ: bao bì, nhựa, chai lọ thủy tinh, vỏ lon…
Sự phân hủy của các chất hữu cơ tạo ra các khí có mùi hôi như NH3, H2S, CH4 và nước rỉ rác Các yếu tố này sẽ thu hút các loài có khả năng truyền bệnh cho con người (ruồi, muỗi, gián, chuột,…) Thông qua thức ăn, các loài sinh vật này sẽ gián tiếp truyền bệnh cho con người hoặc trực tiếp gây bệnh bằng cách đốt, chích… trên da
* Biện pháp giảm thiểu tại cơ sở:
- Đối với các loại rác thải như: giấy, bao bì, nhựa, chai lọ, vỏ lon,…sinh ra trong quá trình sinh hoạt, cơ sở sẽ thu gom đóng vào bao bì cùng với các loại phế liệu khác để xuất bán cho các cơ sở khác để tái chế
- Đối với các loại chất thải khác như: thức ăn dư thừa, vỏ trái cây, phần loại bỏ của rau, củ, Cơ sở đã hợp đồng với Đội thu gom rác của huyện (để vận chuyển và xử
lý đúng nơi quy định (hợp đồng thứ 2,4,6 hàng tuần), nên việc gây ô nhiễm môi trường là không đáng kể
2.2 Chất thải rắn sản xuất:
Với chức năng của cơ sở là chỉ mua và bán phế liệu nên chất thải rắn trong quá trình sản xuất là rất ít, chủ yếu là đất, cát và các chất hữu cơ, vô cơ lẫn trong nguyên liệu mà trong quá trình phân loại cơ sở thải ra ngoài Khối lượng chất thải này rất ít khoảng 10kg/tháng
*Biện pháp giảm thiểu tại cơ sở:
Đối với các loại chất thải như đất, cát thì cơ sở thu gom và chôn lấp (trong khuôn viên cơ sở) Còn đối với các chất thải hữu cơ có lẫn trong nguyên liệu, cơ sở sẽ thu gom và xử lý cùng với chất thải rắn sinh hoạt
Ngoài ra, đối với các chất vô cơ không tự phân hủy được như mẻ chai, các loại chai lọ, thì cơ sở thu gom đóng vào bao bì, khi nào đủ số lượng thì sẽ bán cùng với các phế liệu của cơ sở cho các cơ sở có chức năng tái chế khác
3 ĐỐI VỚI KHÍ THẢI, TIẾNG ỒN VÀ ĐỘ RUNG
Trang 13Tiếng ồn chủ yếu sinh ra trong quá trình phân loại do va chạm giữa các nguyên liệu, tiếng va dập để tách các loại phế liệu Ngoài ra, tiếng ồn còn phát sinh do các phương tiện vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm ra vào cơ sở Mức ồn của một số xe
cơ giới tổng hợp theo các tài liệu kỹ thuật được thống kê như sau:
Bảng 2.3 Mức ồn của các loại xe cơ giới.
Loại xe Mức ồn (dBA)
(6h – 18h)
Mức rung cách 30m
(dBA)
Xe vận tải
Xe mô tô 4 thì
93 94
74
Nguồn: Mackernize, 1985 ; Tuấn và cộng sự, 2000
Tác hại của tiểng ồn: Theo tổ chức y tế thế giới WHO, nếu tiếng ồn từ 80dAB trở lên tác hại rất lớn đến toàn bộ cơ thể nói chung và cơ quan thính giác nói riêng Tiếng ồn mạnh, thường xuyên gây nên bệnh đau đầu, chóng mặt, cảm giác sợ hãi, bực tức vô cớ, trạng thái tâm thần bất ổn, mệt mỏi Tiếng ồn còn gây ra những thay đổi trong hệ thống tim – mạch, kèm theo sự rối loạn trương lực mạch máu, rối loạn nhịp tim Tiếng ồn còn làm rối loạn chức năng bình thường của dạ dày, làm giảm bớt
sự tiết dịch vị, ảnh hưởng đến sự co bóp bình thường của dạ dày
* Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn tại cơ sở:
Tiếng ồn phát sinh do cơ sở sử dụng búa cầm tay với số lượng 02 cái để đập các phế liệu như sắt, nhôm, lon, gọn lại để cho vào bao hoặc sắp xếp gọn gàng vào kho Ngoài ra, tiếng ồn cũng phát sinh do va chạm giữa các nguyên liệu, tiếng va đập khi tách các loại phế liệu
Đối với loại tiếng ồn này cơ sở có thể tự điều chỉnh được trong quá trình sản xuất như không làm mạnh tay, cẩn thận với các loại phế liệu có tiếng vang lớn
Đối với các phương tiện giao thông, với quy mô hoạt động của cơ sở không lớn, nên các phương tiện vận chuyển ra vào có công xuất nhỏ và không nhiều, khoảng