Tới thời điểm lập Đề án thì dự án đã được Ban quản lý dự án đường Hồ ChíMinh chấp thuận dây chuyền trạm trộn đồng thời có văn bản số 1609/ĐHCM-QLDA4ngày 11 tháng 12 năm 2012 về việc đề
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC BẢNG/BIỂU 5
DANH MỤC HÌNH 5
MỞ ĐẦU 6
1 Việc thành lập và tình trạng hiện tại của cơ sở 6
2 Căn cứ để lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết 6
2.1 Căn cứ về pháp lý 6
2.2 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn được áp dụng 7
2.3 Căn cứ về thông tin 8
3 Tổ chức lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết 9
Chương 1: 11
MÔ TẢ TÓM TẮT CƠ SỞ VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÃ QUA CỦA CƠ SỞ 11
1.1 TÊN CỦA CƠ SỞ: 11
1.2 CHỦ CƠ SỞ: 11
1.3 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA CƠ SỞ 11
1.3.1 Vị trí địa lý của cơ sở: 11
1.3.2 Đặc điểm mối tương quan của cơ sở: 11
1.4 CÁC HẠNG MỤC XÂY DỰNG CỦA CƠ SỞ 14
1.4.1 Các hạng mục xây dựng của trạm: 14
1.4.2 Tổng hợp các hạng mục đã xây dựng: 15
1.5 QUY MÔ/CÔNG SUẤT, THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ 16
1.5.1 Quy mô/công suất : 16
1.5.2 Thời điểm đi vào vận hành và dự kiến đóng cửa hoạt động của cơ sở: 16
1.5.3 Tổ chức quản lý và thực hiện cơ sở 16
1.6 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT 17
1.6.1 Thuyết minh tóm tắt công nghệ sản xuất: 17
1.6.2 Sơ đồ công nghệ sản suất BTNN: 18
1.7 MÁY MÓC, THIẾT Bị, NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU SỬ DỤNG CHO HOẠT ĐỘNG CỦA TRẠM TRỘN 19
1.7.1 Máy móc, thiết bị: 19
1.7.2 Nguyên liệu, nhiên liệu 19
1.7.3 Nhu cầu về điện, nước và các vật liệu khác 20
1.8 MÁY MÓC, THIẾT BỊ, NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU SỬ DỤNG CHO VIỆC XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 21
1.8.1 Máy móc, thiết bị 21
1.8.2 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu 22
1.8.3 Nhu cầu về điện, nước và các vật liệu khác 22
1.9 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ TRONG THỜI GIAN ĐÃ QUA 22
1.9.1 Tóm tắt tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của cơ sở đến thời điểm lập đề án bảo vệ môi trường 22
1.9.2 Lý do đã không lập báo cáo báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường trước đây: 26 1.9.3 Hình thức, mức độ đã bị xử phạt vi phạm hành chính và xử phạt khác về môi
Trang 21.9.4 Những tồn tại, khó khăn 26
Chương 2 27
CÁC NGUỒN CHẤT THẢI, CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT THẢI VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ/XỬ LÝ 27
2.1 NGUỒN CHẤT THẢI KHÍ: 27
2.1.1 Nguồn phát sinh bụi và khí thải: 27
2.1.2 Thành phần, tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm: 27
2.1.3 Biện pháp xử lý và và giảm thiểu ảnh hưởng xấu nguồn tác động khí thải: 33 2.2 NGUỒN CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƯỜNG 37
2.2.1 Nguồn phát sinh chất thải rắn thông thường: 37
2.2.2 Khối lượng phát thải của chất thải rắn thông thường: 37
2.2.3 Xử lý Ô nhiễm chất thải rắn 38
2.3 NGUỒN CHẤT THẢI LỎNG: 39
2.3.1 Nguồn phát sinh nước thải 39
2.3.2 Lưu lượng, tải lượng, nồng độ nước thải: 39
2.3.3 Biện pháp xử lý: 40
2.4 NGUỒN CHẤT THẢI NGUY HẠI 41
2.4.1 Nguồn phát sinh: 41
2.4.2 Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh: 41
2.4.3 Công tác thu gom, phân loại và biện pháp xử lý : 41
2.5 NGUỒN TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG 41
2.5.1 Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung 41
2.5.2 Quy mô tác động: 41
2.5.3 Các biện pháp chung để giảm tiếng ồn, độ rung: 42
2.6 CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG, VẤN ĐỀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT THẢI 42
2.6.1 Các vấn đề về môi trường xảy ra không liên quan đến chất thải: 42
2.6.2 Môi trường kinh tế - xã hội: 42
2.6.3 Các biện pháp ứng phó phòng ngừa 44
Chương 3: 48
KẾ HOẠCH XÂY DỰNG, VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI 48
3.1 KẾ HOẠCH XÂY DỰNG 48
3.1.1 Các công trình xử lý tuần hoàn: 48
3.1.2 Kích thước các công trình xử lý khí thải đã hoàn thiện: 48
3.1.3 Hiệu quả xử lý khí ô nhiễm của các công trình xử lý khí thải: 48
3.1.4 Kinh phí thực hiện: 48
3.2 KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM 48
3.2.1 Vận hành hệ thống khi chạy không tải (không vận hành trạm trộn) 48
3.2.2 Vận hành hệ thống khi chạy có tải (vận hành trạm trộn) 49
Chương 4 50
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG HẰNG NĂM 50
4.1 KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI 50
4.2 KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT THẢI 51
4.3 KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ 52
4.4 Kế HOẠCH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG 53
Trang 3Chương 5: 55
THAM VẤN Ý KIẾN 55
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 55
1 KẾT LUẬN 57
2 KIẾN NGHỊ 57
3 CAM KẾT 57
CÁC PHỤ LỤC KÈM THEO 59
Trang 4DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
QT&KT Quan trắc và kỹ thuật
BTCT Bê tông cốt thép
CNH - HĐH Công nghiệp hoá - hiện đại hoá
CN - TTCN Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
KT - XH Kinh tế - xã hội
TN&MT Tài nguyên và Môi trường
WHO Tổ chức y tế thế giới
CBCNV Cán bộ công nhân viên
VOC Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi
CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt
Trang 5DANH MỤC BẢNG/BIỂU
Bảng 1.1 : Biến trình về một số chế độ khí hậu chủ yếu của cơ sở 13
Bảng 1.2: Các hạng mục công trình đã xây dựng tại trạm trộn 15
Bảng 1.3: Bảng tổng hợp danh mục thiết bị sản xuất của trạm 19
Bảng 1.4: Định mức nguyên nhiên liệu đầu vào cho 1 tấn sản phẩm 19
Bảng 1.5: Bảng tổng hợp nguyên, nhiên vật liệu trong ca 20
Bảng 1.6: Chỉ tiêu cấp điện cho sản xuất công nghiệp, kho tàng 20
Bảng 1.7: Bảng tổng hợp danh mục máy móc, thiết bị xử lý môi trường 22
Bảng 1.8: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt 24
Bảng 1.9: Kết quả phân tích chất lượng không khí 25
Bảng 1.10: Kết quả phân tích chất lượng đất 25
Bảng 2.1: Nồng độ các chất trong khí thải lò đốt 28
dầu FO trong điều kiện cháy tốt 28
Bảng 2.2: Tải lượng khí ô nhiễm từ quá trình nấu nhựa đường 29
Bảng 2.3: Tải lượng bụi do xúc bốc 29
Bảng 2.4: Nồng độ bụi do xúc bốc 29
Bảng 2.5: Hệ số ô nhiễm bụi từ các phương tiện vận chuyển 30
Bảng 2.6: Tải lượng bụi phát tán trong suốt quá trình vận chuyển 31
Bảng 2.7: Nồng độ bụi phát tán theo trục x và trục z 32
Bảng 2.8: Hệ số ô nhiễm của máy phát điện (đốt dầu DO,1%S) 32
Bảng 2.9: Tải lượng khí thải phát sinh từ máy phát điện dự phòng 32
Bảng 2.10: Nồng độ các chất ô nhiễm từ máy phát điện của cơ sở 33
Bảng 2.11: Nồng độ khí thải của cơ sở sau khi qua xử lý 36
Bảng 4.1: Kế hoạch quản lý chất thải 50
Bảng 4.2: Kế hoạch quản lý các vấn đề MT không liên quan đến chất thải 51
Bảng 4.3: Kế hoạch ứng phó sự cố 52
Bảng 4.4 Kế hoạch quan trắc môi trường 53
DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Trạm trộn bê tông nhựa nóng đã lắp đặt 11
Hình 1.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức sản xuất 16
Hình 1.3: Sơ đồ công nghệ sản suất BTNN 18
Hình 2.1: Sơ đồ công nghệ xử lý khí thải tại cơ sở 33
Hình 2.2: Nguyên lý vận hành của hệ thống hấp thụ 34
Hình 2.3: Sơ đồ thu gom chất thải rắn sinh hoạt 38
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Việc thành lập và tình trạng hiện tại của cơ sở
Trạm trộn bê tông nhựa nóng, xã Ia Der, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai được lắp đặttại khu vực chế biến của Mỏ đá Thăng Long thuộc dạng Trạm di động kết cấu khungthép cố định bằng bu lông vào bê tông móng, do chủ đầu tư là Công ty cổ phần xuấtnhập khẩu Minh Đạt được hình thành trên cơ sở các hợp đồng nguyên tắc về việc cungcấp bê tông nhựa nóng cho các gói thầu của dự án đường Hồ Chí Minh qua địa bàn tỉnhGia Lai, đoạn tuyến từ thành phố Pleiku tới dốc Hàm rồng hiện đang trong quá trìnhhoàn thiện lớp mặt bằng bê tông nhựa nóng Theo tiến độ thi công công trình thì các góithầu này phải hoàn thiện trước tháng 5 năm 2013, do đó yêu cầu phải gấp rút lắp đặttrạm trộn để cung ứng kịp thời Vì lý do đó công ty cổ phần xuất nhập khẩu Minh Đạtquyết định triển khai gấp công tác lắp đặt Trạm trộn tại địa bàn xã Ia Dêr - huyện IaGrai - tỉnh Gia Lai
Tới thời điểm lập Đề án thì dự án đã được Ban quản lý dự án đường Hồ ChíMinh chấp thuận dây chuyền trạm trộn đồng thời có văn bản số 1609/ĐHCM-QLDA4ngày 11 tháng 12 năm 2012 về việc đề nghị sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Gia Lai,phòng Cảnh sát Môi trường – Công an tỉnh tạo điều kiện cấp giấy phép hoạt động chotrạm trộn Bê tông nhựa nóng của công ty Minh Đạt và được đại diện các ban ngành tỉnhthống nhất đề xuất UBND tỉnh cho đặt Trạm trộn tại Kết luận của Biên bản cuộc họpliên ngành do sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai chủ trì ngày 17 tháng 01 năm 2013
Việc lắp đặt Trạm trộn bê tông nhựa nóng với mục đích chính là cung cấp sảnphẩm bê tông nhựa nóng cho công trình xây dựng đường Hồ Chí Minh giai đoạn 2,đoạn tuyến đi qua địa bàn tỉnh Gia Lai, là phù hợp với chủ trương phát triển hạ tầnggiao thông, góp phần đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, tạo điều kiện cho cácphương tiện cơ giới sớm được lưu thông trên, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thôngcũng như an sinh xã hội, nhất là các hộ dân sống hai bên đường
Địa điểm xây dựng trạm thuộc phạm vi bãi chế biến của Mỏ đá Thăng Longthuộc quy hoạch khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai ban hànhtheo Quyết định số 58/2009/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2009 của UBND tỉnhGia Lai về việc Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoángsản trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2010 đến năm 2020
Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP của Chính phủthì công suất trạm 80tấn/h thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môitrường Hiện tại do sơ xuất về mặt giấy tờ chủ đầu tư đã lắp đặt Trạm trộn xong và đangtrong quá trình chạy thử nghiệm; căn cứ theo Thông tư số 01 /2012/TT-BTNMT ngày
16 tháng 3 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về lập, thẩm định, phê
duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng
ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản thì dự án thuộc điểm e khoản 1 Điều 3 và thuộcđối tượng phải lập Đề án Bảo vệ môi trường chi tiết trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phêduyệt
2 Căn cứ để lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết
2.1 Căn cứ về pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày01/7/2006;
Trang 7- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy địnhchi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chấtthải rắn;
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ - CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 củaChính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệmôi trường;
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ về việc Quy định
về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết BVMT;
- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 6 năm 2011 của Bộ Tàinguyên và Môi trường quy định về Quản lý chất thải nguy hại;
- Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18tháng 6 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tácđộng môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 01 /2012/TT-BTNMT ngày 16 tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác
nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ môi
trường đơn giản
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tàinguyên và Môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường;
- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm ( 2015) của tỉnh Gia Lai tại Nghị quyết số 23/NQ-HĐND ngày 29 tháng 12 năm 2011của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai về việc thông qua quy hoạch sử dụng đất đến năm
2011-2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) tỉnh Gia Lai;
- Quyết định số 254/QĐ-UBND ngày 07 tháng 3 năm 2013 của UBND tỉnh GiaLai về việc thành lập đoàn kiểm tra công tác Bảo vệ môi trường đối với dự án lắp đặtTrạm trộn bê tông nhựa nóng tại xã Ia Der, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai của Công tyCPXNK Minh Đạt;
- Biên bản cuộc họp liên ngành tỉnh Gia Lai ngày 17 tháng 01 năm 2013 do sở
Kế hoạch và Đầu tư chủ trì;
- Hợp đồng nguyên tắc số 12/2012/HĐNT ngày 10 tháng 10 năm 2012 Về việccung cấp nguyên liệu đá đầu vào và hạ tầng cơ sở khu vực lắp đặt Trạm trộn bê tôngnhựa nóng giữa Công ty cổ phần Thăng Long và Công ty cổ phần xuất nhập khẩu MinhĐạt
2.2 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn được áp dụng
- TCVN 5308-91.Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng
- TCVN 5346:1991.Kỹ thuật an toàn nồi hơi và nồi nước nóng Yêu cầu chungđối với việc tính độ bền
- TCVN 7634:2007 An toàn máy Phòng cháy chữa cháy
- Các tiêu chuẩn, Quy chuẩn liên quan đến chất lượng không khí:
+ QCVN 05: 2009/BTNMT - Chất lượng không khí - Quy chuẩn chất lượng
Trang 8+ QCVN 06: 2009/BTNMT - Chất lượng không khí - Nồng độ tối đa cho phépcủa một số chất độc hại trong không khí xung quanh.
+ QCVN 19: 2009/BTNMT - Chất lượng không khí Khí thải công nghiệp đốivới bụi và các chất vô cơ
+ QCVN 20: 2009/BTNMT - Chất lượng không khí Khí thải công nghiệp đốivới một số chất hữu cơ
- Các tiêu chuẩn, Quy chuẩn liên quan đến tiếng ồn:
+ QCVN 26: 2010/BTNMT - Tiếng ồn do phương tiện giao thông đường bộ phát
ra khi tăng tốc độ Mức ồn tối đa cho phép
- Các Quy chuẩn liên quan đến rung động:
+ QCVN 27: 2010/BTNMT - Quy chuẩn về độ rung - Mức độ tối đa cho phépđối với môi trường khu công nghiệp và dân cư
- Các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng nước:
+ QCVN 08: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nướcmặt
+ QCVN 09: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nướcngầm
+ QCVN 14: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinhhoạt
+ QCVN 40: 2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải côngnghiệp
- Các tiêu chuẩn, Quy chuẩn liên quan đến chất lượng đất:
+ QCVN 15: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chấtbảo vệ môi trường trong đất
2.3 Căn cứ về thông tin
2.3.1 Dữ liệu tham khảo
- Các số liệu về khí tượng, thủy văn của tỉnh Gia Lai ( niên giám thống kê tỉnhGia Lai năm 2011);
- Số liệu quan trắc hiện trạng chất lượng môi trường tại cơ sở do Công ty TNHHKiều Nguyễn phối hợp với Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Dung Quấttiến hành khảo sát, đo đạc, lấy mẫu và phân tích vào tháng 12/2012;
- Số liệu điều tra, khảo sát hiện trạng và kết quả phân tích các chỉ tiêu môitrường trong Báo cáo Hiện trạng Môi trường tỉnh Gia Lai năm 2010 do Công ty cổ phầnSài Gòn Thăng Long thực hiện năm 2011
- Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án cung cấp;
+ Văn bản số 1609/ĐHCM-QLDA4 ngày 11 tháng 12 năm 2012 của Ban quản
lý dự án đường Hồ Chí Minh về việc cấc giấy phép hoạt động cho trạm trộn Bê tôngnhựa nóng của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Minh Đạt;
+ Ý kiến đề nghị đơn vị khẩn trương lập Đề án BVMT chi tiết gửi sở TNMT lậpthủ tục trình UBND tỉnh Gia Lai xem xét, phê duyệt của đoàn kiểm tra sở Tài nguyên
và Môi trường tại biên bản làm việc ngày 26 tháng 12 năm 2012 về việc phản ánh tìnhhình ô nhiễm môi trường tại trạm trộn bê tông xã Ia Der, huyện Ia Grai;
+ Công suất của trạm trong tóm tắt dự án lắp đặt trạm trộn bê tông nhựa nóng;
Trang 9- Các số liệu kiểm tra, đo vẽ thực tế tại hiện trường trạm trộn.
2.3.2 Nguồn tài liệu tham khảo
- Phạm Ngọc Đăng, 1997: Môi trường không khí, NXB KH&KT, Hà Nội;
- Lê Xuân Hồng, 2006: Cơ sở đánh giá tác động môi trường, NXB Thống kê;
- Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự, 2001: Quản lý chất thải rắn, NXB Xây dựng HàNội;
- Trần Ngọc Chấn: Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải;
- Phương pháp đánh giá nhanh theo hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới thiếtlập;
3 Tổ chức lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết
Để thực hiện Đề án bảo vệ môi trường chi tiết này, chủ đầu tư là Công ty cổphần xuất nhập khẩu Minh đã phối hợp với đơn vị tư vấn là Công ty TNHH KiềuNguyễn lập bản Đề án này
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kiều Nguyễn.
- Người đại diện là bà: Trần Thị Hòa
- Chức vụ: Giám đốc Công ty
- Điện thoại: (059) 2 211 026; Fax: ( 059) 3 873 405
- Email: kcuong.gl@gmail.com
- Địa chỉ: 08 Phan Đăng Lưu - phường Thống Nhất – thành phố Pleiku - tỉnh GiaLai;
- Giấy chứng nhận kinh doanh số: 5900 583 586 thay đổi lần thứ 3 ngày 13 tháng
02 năm 2012 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai cấp
Danh sách những người trực tiếp tham gia trong quá trình thực hiện lập Đề án:
Bảng 1: Danh sách những thành viên trực tiếp tham gia lập Đề án
Đề án bảo vệ môi trường chi tiết của dự án “Lắp đặt Trạm trộn bê tông nhựanóng tại xã Ia Der, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai” do Công ty TNHH Kiều Nguyễn lập,được thực hiện theo Cấu trúc và nội dung của đề án bảo vệ môi trường chi tiết tại Phụlục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT ngày 16 tháng 3 năm 2012của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra,xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệmôi trường đơn giản đã được chỉnh sửa theo kết luận tại Biên bản kiểm tra công tác Bảo
vệ môi trường tại cơ sở ngày 15 tháng 3 năm 2013 của Đoàn kiểm tra công tác Bảo vệmôi trường do sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Gia Lai chủ trì
Trong quá trình lập Đề án bảo vệ môi trường cho cơ sở, bên cạnh sự phối hợpcủa chủ đầu tư, đơn vị tư vấn và tập thể tác giả còn nhận được sự phối hợp và giúp đỡ
Trang 10trường -Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Gia Lai, Ủy ban nhân dân huyện Ia Grai, Ủyban nhân dân xã Ia Der, Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Dung Quất, các
cơ quan hữu quan và nhân dân trong khu vực thực hiện cơ sở trong quá trình thành lập
Đề án
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn!
Trang 11Chương 1:
MÔ TẢ TÓM TẮT CƠ SỞ VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÃ QUA CỦA CƠ SỞ1.1 TÊN CỦA CƠ SỞ:
Dự án: Lắp đặt trạm trộn bê tông nhựa nóng tại xã Ia Der, huyện Ia Grai,
tỉnh Gia Lai ( gọi tắt là cơ sở)
1.2 CHỦ CƠ SỞ:
- Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Minh Đạt
- Giấy phép kinh doanh số 0306068083 do sở Kế hoạch và đầu tư thành phố HồChí Minh cấp ngày 15 tháng 6 năm 2010, đăng ký thay đổi lần thứ 5 ngày 13 tháng 11năm 2012
- Đại diện pháp luật: Trần Hữu Nhơn
- Chức vụ: Giám đốc công ty
- Địa chỉ trụ sở: 42A Trần Quốc Tuấn, Phường 1, quận Gò Vấp, thành phố HồChí Minh
Hình 1.1: Trạm trộn bê tông nhựa nóng đã lắp đặt 1.3 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA CƠ SỞ
1.3.1 Vị trí địa lý của cơ sở:
Trạm trộn bê tông nhựa nóng tại xã Ia Der, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai của Công
ty cổ phần xuất nhập khẩu Minh Đạt được xây dựng trên phần đất khu vực bãi chế biến
đá của công ty Cổ phần Thăng Long, thuộc địa bàn xã Ia Der, huyện Ia Grai, tỉnh GiaLai với diện tích khoảng 1.000m2, trong đó diện tích xây dựng chính khoảng 300m2,còn lại là đất giao thông nội bộ, theo hợp đồng nguyên tắc số 12/HĐNT/2012 về việccung cấp nguyên liệu và mặt bằng đặt trạm trộn giữa Cơ sở là Công ty cổ phần xuất
nhập khẩu Minh Đạt và chủ đất là công ty Cổ phần Thăng Long (có hợp đồng đính kèm phần phụ lục)
1.3.2 Đặc điểm mối tương quan của cơ sở:
Vị trí của cơ sở so với các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội trong và xungquanh cơ sở:
1.3.2.1 Vị trí của cơ sở so với hệ thống giao thông của khu vực
Trang 12Tuy vị trí trạm trộn thuộc địa bàn huyện Ia Grai, nhưng toàn bộ đường giaothông, nguyên nhiên vật liệu đầu vào, dân cư tập trung chủ yếu là thuộc địa bàn thànhphố Pleiku; nên điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của Cơ sở chủ yếu đánh giá cácchỉ tiêu của thành phố Pleiku.
Khu vực trạm trộn cách trung tâm thành phố Pleiku về phía Tây Nam trạm trộnkhoảng 4km, nên có thể cung cấp đủ các nhu cầu để phục vụ cho cơ sở hoạt động nhưcung cấp lương thực, thực phẩm phục vụ cho sinh hoạt, nguyên, nhiên liệu, vật liệuphục vụ sản xuất
Vì trạm trộn nằm trong khu vực bãi chế biến của Mỏ đá Thăng Long, nên cóđiều kiện giao thông vận tải tương đối thuận lợi, toàn bộ tuyến đường giao thông cũngnhư cơ sở hạ tầng đã được hoàn thiện; Trạm trộn cách đường Lê Đại Hành về phía Tâycủa trạm trộn khoảng 800m Đi vào trạm trộn có đường rải đá, xe vận tải có thể qua lại
dễ dàng (Vị trí cơ sở thể hiện ở bản vẽ số 01).
1.3.2.2 Vị trí của cơ sở so với hệ thống sông, suối, ao hồ
Địa hình trạm trộn khá bằng phẳng, trong phạm vi lân cận trạm có một số hồnước và mương dẫn nước do quá trình khai thác mỏ để lại, tới thời điểm lập đề án nàycác hồ chứa nước nêu trên chỉ làm nhiệm vụ chứa nước mưa, chưa có hoạt động nuôitrồng thủy sản
Ngay cạnh trạm về phía đông Trạm có mương thoát nước thải của các mỏ đangkhai thác trong khu vực, mương nước này đổ vào suối Ia Denil
1.3.2.3 Vị trí của cơ sở so với khu dân cư và các công trình khác
Do trạm trộn nằm trong khu vực bãi chế biến đá của Mỏ đá Thăng Long, nênkhông có dân cư sinh sống, điểm dân gần nhất cách khu trạm khoảng 800m thuộc địabàn phường Thống Nhất thành phố Pleiku
Vị trí dự án cách khu nhà ở tập thể mỏ đá Thăng Long theo đường chim baykhoảng 900m, cách khu vực văn phòng và nhà ở tập thể mỏ đá xây dựng Xuân Thủykhoảng 800m, cách trường THCS Tôn Đức Thắng, Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc
và chợ Thống Nhất (thuộc địa bàn phường Thống Nhất, thành phố Pleiku) về phía ĐôngNam dự án khoảng 3km; cách trường Dân Tộc Nội Trú, Bệnh Viện 211 Tây Nguyên(thuộc địa bàn phường Đống Đa, thành phố Pleiku) khoảng 2,5km về phía Đông Bắc;cách làng B’Reng xã Ia Der khoảng 2 km về phía Tây
Hiện tại trạm trộn đã có mạng điện thoại quốc gia, việc điều hành cơ sở qua liên lạctrực tiếp với Cơ sở bằng điện thoại di động và điện thoại cố định;
Xung quanh cơ sở trong phạm vi bán kính 2km không có các công trình văn hóa,tôn giáo, các di tích lịch sử; khu vực đặt trạm trộn thuộc Quy hoạch khai thác và chếbiến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai
1.3.2.4 Vị trí cơ sở so với các hoạt động kinh tế
Do trạm trộn nằm trong khu vực đang hoạt động khai thác khoáng sản, nên cáchoạt động kinh tế chủ yếu là hoạt động khai thác và chế biến đá như: mỏ đá Xuân Thủy,
mỏ đá Đức Trung, mỏ đá An Thành, mỏ đá Đức Trung Thành, mỏ đá Hoàng Phong(cũ) ngoài ra còn một số hoạt động dịch vụ khác nhưng cũng chỉ ở quy mô nhỏ,không đáng kể
1.3.2.5 Điều kiện về khí tượng:
Khí hậu cơ sở nằm trong vùng ảnh hưởng khí hậu chung của tỉnh Gia Lai mangtính chất khí hậu Tây Nguyên gồm hai mùa mưa, nắng rõ rệt Mùa nắng (mùa khô) kéo
Trang 13dài từ cuối tháng 12 đến cuối tháng 4 năm sau, mùa mưa kéo dài từ cuối tháng 4 đếnđầu tháng 12 Theo niên giám thống kê, các đặc điểm cơ bản của khí hậu tại cơ sở trong
5 năm từ năm 2007 đến năm 2011 được thể hiện ở bảng sau :
Bảng 1.1 : Biến trình về một số chế độ khí hậu chủ yếu của cơ sở
TB (giờ) 219,48 242,38233,90 217,68 212,78 204,56 167,82 125,94 131,88 144,82 152,30 242,36 191,33Lượng bốc hơi
Qua số liệu cho ở bảng 2.1 cho thấy:
- Về nhiệt độ, nhiệt độ không khí tại khu vực phụ thuộc vào mùa, sự chênh lệnhnhiệt độ không khí giữa mùa khô và mùa mưa không lớn lắm, khoảng từ 4 - 60C Nhiệt
độ không khí trung bình hàng năm từ năm 2007 đến năm 2011 đạt giá trị khoảng22,220C Nhiệt độ trung bình tháng đạt giá trị lớn nhất vào các tháng 4, 5, 6 khoảng24,320C
- Về ẩm độ, độ ẩm tương đối trung bình năm của không khí tại khu vực thànhphố Pleiku tính trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến 2011 có giá trị khá lớn, trungbình khoảng 82,81% Mức độ chênh lệch về độ ẩm trung bình tháng của không khí giữahai mùa là không lớn lắm
- Về lượng mưa, trong mùa mưa tổng lượng mưa trung bình lớn nhất xuất hiệnvào các tháng 7, 8, 9 với lượng mưa trung bình từ 444,02 đến 803,70mm Trong mùakhô, ba tháng liên tục có lượng mưa nhỏ nhất xuất hiện vào các tháng 1, 2, 3 Lượngmưa trung bình tháng thường dưới 10mm, tăng lên 15 - 30mm trong tháng 3
- Về số giờ nắng, số giờ nắng trung bình khoảng 2.320,4 giờ Thời điểm có sốgiờ nắng cao nhất tập trung chủ yếu từ tháng 1 đến tháng 5, chiếm trên 52,6% tổng sốgiờ nắng trung bình trong năm
- Về lượng bốc hơi, vào mùa khô lượng bốc rất lớn, tháng 3 lượng bốc hơi lênđến 142,4 mm và lượng bốc hơi có xu hướng giảm dần vào các tháng mùa mưa
- Về gió, tại Gia Lai có hai hướng gió chủ đạo là hướng Đông Bắc (từ tháng 11đến tháng 4 năm sau) và hướng Tây Nam (từ tháng 5 đến tháng 10) Tốc độ gió trungbình tháng từ 3 - 4 m/s
Thực tế do đặc thù là Trạm trộn bê tông nhựa nóng để rải lớp mặt đường, nên chỉ
Trang 14năm sau) vì vậy hướng phát tán ô nhiễm chính là hướng Đông Bắc, vị trí dân cư gầnnhất theo hướng gió Đông Bắc cách cơ sở khoảng 2km thuộc làng B’Reng xã Ia Der.
1.3.2.6 Vị trí xả nước thải của trạm trộn
Trạm trộn sử dụng nước tuần hoàn, quá trình hoạt động không có nước thải
1.4 CÁC HẠNG MỤC XÂY DỰNG CỦA CƠ SỞ
1.4.1 Các hạng mục xây dựng :
1.4.1.1 Các hạng mục về kết cấu hạ tầng:
Do trạm trộn đặt tại bãi chế biến đá của mỏ đá Thăng Long đã được hai bên thỏathuận, nên toàn bộ kết cấu hạ tầng như: giao thông nội bộ ra vào công trình, thông tinliên lạc, cấp điện, cấp nước, thoát nước thải, thoát nước mưa, được sử dụng chung với
mỏ đá Thăng Long
1.4.1.2 Các hạng mục phục vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:
Trạm trộn lắp đặt dạng lưu động, thời gian tồn tại theo công trình đường Hồ ChíMinh, nên các hạng mục phục vụ sản xuất kinh doanh của trạm trộn phải được gọn nhẹ,tiết kiệm tối đa và cũng có thể cơ động theo công trình; vì lý do đó trạm trộn đã, đang
và sẽ xây dựng các hạng mục phục vụ như sau:
- Nhà điều hành hiện trường, nhà bảo vệ được làm kiểu văn phòng di động bằngcotainer 20feet (dài:6,058m rộng: 2,438m cao: 2,591m) được đặt ngay cổng ra vào trạmtrộn;
- Công trình kho chứa nguyên liệu đầu vào như cát, nhựa đường được để hở,
không bao che, dầu được đựng trong các phuy chuyên dụng để ngoài trời;
- Bột khoáng được đặt trong kho xây bằng gạch thẻ, tường lửng, mái lợp tôn,xung quanh phía trên được thưng tôn, có kích thước 5 x 10 x 8m;
- Riêng khu nhà nghỉ công nhân của trạm trộn, thì do thời gian tồn tại của trạmtrộn ngắn, chi phí xây dựng khu nhà ở cao, nên Cơ sở đã thỏa thuận với Công ty cổphần Thăng Long để cho công nhân ở và sinh hoạt cùng khu nhà ở công nhân tại mỏ đáThăng Long;
- Toàn bộ đá các loại được tập kết tại bãi chứa của Công ty cổ phần Thăng Long,
khi sản xuất sẽ lấy hàng theo phiếu xuất kho, không tập kết dự trữ;
1.4.1.3 Các hạng mục về bảo vệ môi trường:
Hiện tại cơ sở đang trong giai đoạn hoàn thiện, chạy thử, nên các công trình bảo
vệ môi trường đã xây dựng các hạng mục như sau:
* Hạng mục quản lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại
- Chất thải rắn là đá thải loại không đạt yêu cầu làm cốt liệu bê tông nhựa nóng,được thu gom về moong kết thúc khai thác của đá của Mỏ đá Thăng Long, nên khôngcần xây dựng bãi chứa;
- Rác thải sinh hoạt, cành lá lẫn đá được thu gom vào các thùng đựng rác, sau đócuối ngày tập kết vào khu vực chứa rác thải của Công ty cổ phần Thăng Long, sau đóđược đơn vị dịch vụ môi trường địa phương thu gom, xỷ lý theo hợp đồng dịch vụ; dựkiến bố trí 02 thùng rác (loại thùng phuy nhựa 220 lít) bao gồm: 01 thùng chứa rác thảithông thường , 01 thùng chứa rác thải nguy hại như pin, mực in, bóng đèn
- Chất thải nguy hại dạng lỏng chủ yếu là dầu mỡ thay thế trong quá trình sửachữa, bão dưỡng thiết bị, được thu gom vào các vỏ phi nhựa đường để phục vụ cho
Trang 15công tác bôi trơn thiết bị; dự kiến bố trí 02 thùng (loại thùng phuy nhựa 220 lít) sau khithu gom sẽ đặt tại kho chứa chất thải nguy hại Kho để chất thải nguy hại được xâydựng dạng khung gỗ, vách được quây tôn mỏng, mái lợp tôn, có kích thước 2 x 2 x 3m
* Hạng mục xử lý khí thải, độ ồn, rung:
Trạm trộn được lắp đặt với dây chuyền mới 100% do Hàn Quốc sản xuất có tiêuchuẩn về độ ồn, rung rất lớn, đồng thời có hệ thống xử lý bụi hiện đại theo dây chuyềnnhư: ống khói cao 15m, tháp hấp thụ bụi, xi lô lắng bụi hệ thống bể xử lý khí thảigồm bể lắng bụi gồm: bể làm mát, bể chứa dung dịch hấp thụ với tổng diện tích khoảng32m2
* Giải pháp thu gom và thoát nước của trạm trộn:
Hệ thống thoát nước của trạm được thiết kế đảm bảo thu gom toàn bộ nước mưachảy tràn qua các khu vực
- Hệ thống thoát nước mưa: Nước mưa chảy qua các khu vực không bị nhiễm
bẩn bởi dầu mỡ, hoá chất… sẽ được thu gom vào các rãnh thoát nước dọc theo hàng ràochắn xung quanh Trạm Hệ thống thoát nước mưa được khơi rãnh nổi chảy vào hệthống cống thoát nước chung của khu chế biến đá Thăng Long, kích thước rãnh thoátnước mưa dự kiến: rộng 50 cm, sâu 50 cm
- Hệ thống thoát nước thải: Trạm trộn sử dụng nước làm mát tuần hoàn không
có nước thải
1.4.2 Tổng hợp các hạng mục đã xây dựng:
Toàn bộ các hạng mục xây dựng trạm trộn được thể hiện trong bản đồ tổng mặtbằng kèm theo Các hạng mục đã xây dựng như sau:
Bảng 1.2: Các hạng mục công trình đã xây dựng tại trạm trộn
1 Nhà điều hành Sử dụng nhà văn phòng lưuđộng bằng cotainer 01cotainer Đã xây
dựng xong
2 Kho bột khoáng thưng tôn; mái lợp tôn, kíchTường lửng xây bằng gạch,
thước 5x10x8m Đã xây dựng xong
3 Kho chứa chất thải nguy hại Quy cách khung cột gỗ, thưngtôn, mái lợp tôn kích thước
2 x 2 x 3m
Đang hoàn thiện
4 Dây chuyền trạm trộn đồng bộ Trạm trộn di động, khung thắp,cố định bằng bệ bê tông gắn bu
lông ốc vít
Đã lắp đặt xong,đang cân chỉnh
5 Hệ thống bể xử lý dập bụi Xây gạch thẻ chìm, láng xi măng dày 3cm, rộng 32m2 Đã xây dựng xong
6 Hạ thế lưới điện trạm 250kva Đấu nối chung với đường dâyđiện của Mỏ đá Thăng Long Đã lắp đặt xong
Trang 161.5 QUY MÔ/CÔNG SUẤT, THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ 1.5.1 Quy mô/công suất :
Công suất: Trạm trộn bê tông nhựa nóng, xã Ia Der, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai
có công xuất 80 tấn/h tương đương 256 tấn/ngày (Định mức xây dựng -tính cả thời gian chờ nấu nhựa)
Tổng vốn đầu tư: 12.085.000.000 đồng ( Cơ sở cung cấp).
1.5.2 Thời điểm đi vào vận hành và dự kiến đóng cửa hoạt động của cơ sở:
- Thời điểm cơ sở đi vào vận hành dự kiến vào quý I năm 2013
- Thời điểm dự kiến đóng cửa hoạt động của cơ sở vào năm 2017
15.3 Chế độ làm việc:
Thực tế do đặc thù là Trạm trộn bê tông nhựa nóng để rải lớp mặt đường, nên chỉthi công được vào mùa khô, mùa mưa nghỉ Vì vậy chế độ làm việc của cơ sở như sau:
+ Trực tiếp sản xuất:
- Số ngày làm việc trong năm tối đa: 200 ngày/năm
- Số ca làm việc trong ngày: 1 ca
+ Quản lý gián tiếp: 300/365 ngày
Công nhân tại cơ sở đa số là ngưòi địa phương nên sau khi tan ca vào cuối ngày
sẽ trở về nhà, số còn lại sẽ sinh hoạt chung với công nhân mỏ đá Thăng Long
1.5.4 Tổ chức quản lý và thực hiện cơ sở
Hình 1.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức sản xuất
Bộ phận gián tiếp : 07người
+ Kế toán - Thống kê: 02 người
Quản đốc sản xuất
Tổ vận tải
Trang 17+ Công nhân lái máy xúc: 01 người
+ Công nhân lái xe: 02 người
Tổng cộng: 15 người
(Nguồn: cơ sở cung cấp)
1.6 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
1.6.1 Thuyết minh tóm tắt công nghệ sản xuất:
Bê tông nhựa nóng là một hỗn hợp bao gồm hỗn hợp cốt liệu (đá dăm, cát, bộtkhoáng) và chất kết dính (nhựa đường 60/70) được phối trộn đồng nhất với nhau theomột tỷ lệ nhất định tại điều kiện nhiệt độ cho phép Quy trình hoạt động như sau:
- Các vật liệu đá cát khác nhau đưa vào phễu chứa cốt liệu lạnh Sau đó vật liệuđược chuyển tới thiết bị sấy sau khi khối lượng vật liệu khác nhau trong từng phễu đãđược định lượng thô Vật liệu được chuyển tới sàng rung bên trên nhờ gàu tải Các vậtliệu cốt bê tông nóng sẽ được sàng trong phễu nóng thành từng phần tùy theo mức độ.Vật liệu được đưa xuống phễu định lượng nhờ một cửa điều khiển nhỏ dưới phếu nóng.Khối lượng vật liệu nhờ đó được xác định Quá trình định lượng được điều chỉnh bởi hệthống điều khiển thông qua cảm biến điện tử, cân điện tử, các cửa điều khiển nhỏ, xylanh khí nén và van điện tử Khối lượng từng loại vật liệu trong phễu được kiểm soátbằng các cửa vào và ra Sau khi được định lượng, vật liệu được cho buồng trộn;
- Nhựa đường nóng được chuyển tới trạm trộn và bơm vào trong buồng trộn saukhi được định lượng qua thiết bị cân nhựa đường;
- Chất lót được đưa lên chỗ lưu trữ của trạm trộn rồi được cho vào buồng trộnsau khi được định lượng;
Ba loại vật liệu đó sẽ được trộn đều và cho ra sản phẩm cuối cùng
Trang 181.6.2 Sơ đồ công nghệ sản suất BTNN:
Hình 1.3: Sơ đồ công nghệ sản suất BTNN
Nhựa đường
Thùng nấu nhựa
Tưới nhựa nóng
Ô tô chở thảm
Trang 191.7 MÁY MÓC, THIẾT Bị, NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU
SỬ DỤNG CHO HOẠT ĐỘNG CỦA TRẠM TRỘN
1.7.1 Máy móc, thiết bị:
Danh mục máy móc thiết bị của cơ sở được tóm tắt trong bảng sau:
Bảng 1.3: Bảng tổng hợp danh mục thiết bị sản xuất của trạm
Số
Năm sản xuất Ghi chú
I Thiết bị chính
2 Máy xúc lật bánh lốp 3m3/gầu Nhật Bản máy 01 2011 Còn 95%
II Thiết bị phụ trợ
3 Trạm biến áp công suất 250KVA Việt nam cái 01 2012 mới 100%
(Nguồn: cơ sở cung cấp)
1.7.2 Nguyên liệu, nhiên liệu
Nguyên liệu, nhiên liệu chính phục vụ cho trạm trộn được tổng hợp trong bảngsau:
Định mức các thành phần cấp phối và nguyên nhiên liệu sản xuất 1 tấn bê tôngnhựa trong 1 ca
Bảng 1.4: Định mức nguyên nhiên liệu đầu vào cho 1 tấn sản phẩm
Trang 20Bảng 1.5: Bảng tổng hợp nguyên, nhiên vật liệu trong ca
Số TT Hạng mục công việc ĐVT định mức Chi tiết Khối lượng theo ca
Khối lượng 256tấn/ca là theo định mức của trạm trộn 80-90tấn/giờ
Tất cả các loại máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu sử dụng chohoạt động sản của trạm trộn đều không thuộc danh mục cấm sử dụng ở Việt Nam theoquy định hiện hành
1.7.3 Nhu cầu về điện, nước và các vật liệu khác
1.7.3.1 Nhu cầu về năng lượng và phương thức cung cấp :
Nhu cầu điện năng tại trạm trộn được tính toán trên cơ sở chi phí điện năng chomáy móc thiết bị, cho thắp sáng văn phòng và chiếu sáng bảo vệ
- Chi phí máy móc thiết bị lấy theo định mức chi phí;
- Chi phí thắp sáng, kho lấy theo chỉ tiêu cấp điện khi có dự báo quy mô xâydựng các công trình theo QCXDVN 01: 2008/BXD
Bảng 1.6: Chỉ tiêu cấp điện cho sản xuất công nghiệp, kho tàng
1 Văn phòng
3 Điện công trình công cộng (tính bằng 30% phụ tải điện sinh
2
Nhu cầu điện năng của cơ sở như sau :
* Trạm trộn bê tông nhựa nóng 76.800 KW/năm.
Theo bảng ca máy và thiết bị thi công xây dựng tỉnh Gia Lai năm 2011 công bốkèm theo văn bản số 524/SXD-QLHĐXD ngày 07/11/2011 của Sở Xây dựng tỉnh GiaLai
- Định mức sử dụng điện của trạm trộn bê tông nhựa nóng là: 384kw/ngày;
- Điện sử dụng: 384 kw/ngày x 200 ngày/năm = 76.800 kw/năm ( Năm làm việctối đa 200 ngày)
* Điện thắp sáng bảo vệ, sân phơi, đường, sân xưởng
- Áp dụng định mức thắp sáng công trình công cộng với định mức là 6w/m2;
- Diện tích sân, hè, đường là: 2960m2;
Trang 21- Điện sử dụng: 6 w/m2 x 2960 m2 ~ 11760 w/ngày = 17,76 kw/ngày;
- Tổng số điện thắp sáng trong năm là: 17,76 kw/ngày x 365 ngày/năm =6.482,4kw/năm
* Khu văn phòng:
- Diện tích văn phòng là 40 m2;
- Định mức sử dụng điện có điều hòa nhiệt độ là 30 w/m2/ngày;
- Điện sử dụng: 30 w/m2/ngày x 40 m2 = 1200 w/ ngày = 1,2 kw/ngày;
- Tổng số điện thắp sáng trong năm là: 1,2kw x 365ngày = 438kw/năm
Tổng số điện sử dụng cho toàn bộ trạm trộn trong một năm là:
76.800 kw + 6.482,4kw +438kw = 83.720,4 kw/năm
* Nguồn cung cấp: Toàn bộ đường dây điện vào cơ sở được đấu chung với
đường dây điện của công ty cổ phần Thăng Long, hạ trạm biến áp riêng Hiện Cơ sở đãxây dựng một trạm biến áp 250 KVA, từ đây, nguồn điện cung cấp đến các hộ tiêu thụnhư: trạm trộn bê tông nhựa nóng, nhà ở tập thể, chiếu sáng
1.7.3.2 Nhu cầu về cấp nước sản xuất, nước sinh hoạt và phương thức cung cấp
Nhu cầu cung cấp nước
+ Nước sản xuất;
+ Nước sinh hoạt
* Nước sản xuất:
Gồm có nước tưới đường chống bụi vào các ngày nắng và nước phục vụ cho việc
xử lý khí thải Tuy nhiên tại cơ sở không phải tưới đường do công tác tưới đường chốngbụi đã được Công ty cổ phần Thăng Long thực hiện Vì vậy nước dùng cho sản xuấtchủ yếu là nước phục vụ cho việc tưới bụi trong diện tích dự án, nước bổ sung cho hệthống xử lý khí thải, ước tính mỗi ngày cần khoảng 10 m3/ngày
Tổng lượng nước sản xuất trong năm ước tính là: 10m3 x 200ngày =2.000m3/năm
* Nước sinh hoạt:
Nước sinh hoạt phục vụ cho hoạt động vệ sinh cá nhân, sinh hoạt, toilet của côngnhân viên: Tại cơ sở công nhân tan ca về nhà, số còn lại sinh hoạt cùng nhà tập thể của
mỏ đá Thăng Long nên nước sinh hoạt chủ yếu là nước uống của cán bộ, công nhânviên trong thời gian đang làm việc, lượng nước này là nhỏ, hiện đang sử dụng nướcđóng bình
* Giải pháp cấp nước
- Nguồn nước cho sản xuất được lấy từ mương thoát nước kề trạm trộn
- Nước cho sinh hoạt công nhân được sử dụng chung với nguồn nước sinh hoạtcủa mỏ đá Thăng Long, nước uống tại mỏ sử dụng nước đóng bình
1.8 MÁY MÓC, THIẾT BỊ, NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU
SỬ DỤNG CHO VIỆC XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
Tất cả các loại máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cơ sở sử dụng
sau đây đều không thuộc danh mục cấm sử dụng ở Việt Nam theo quy định hiện hành.
Trang 22Hiện tại cơ sở đang trong giai đoạn hoàn thiện hệ thống bảo vệ môi trường.Cácloại máy móc, thiết bị phục vụ bảo vệ môi trường được tổng hợp trong bản sau:
Bảng 1.7: Bảng tổng hợp danh mục máy móc, thiết bị xử lý môi trường
Số
TT Tên thiết bị Xuất xứ Đơn Vị lượng Số Ghi chú
1 Hệ thống xử lý khí thải Việt Nam Hệ
3 Thùng phuy chứa chất
Tận dụng vỏ phuy nhựa(loại thùng 220 lít)
4 Xe bồn chở nước tưới đường Việt Nam xe 01 Hợp đồng với Công ty CPThăng Long
1.8.2 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu
Trong quá trình xử lí khí thải của trạm trộn bê tông nhựa nóng, cần một lượnglớn chất hấp thụ khí SO2, chất hấp thụ được lựa chọn ở đây là Ca(OH)2 theo tính toán ởchương II mục 2.2.2.3 thì khối lượng Ca(OH)2 dùng mỗi ngày khoảng 200kg/ngày
(Ca(OH) 2 không thuộc danh mục cấm sử dụng ở Việt Nam theo quy định hiện hành )
1.8.3 Nhu cầu về điện, nước và các vật liệu khác
Theo tính toán ở phần trên lượng nước dùng để phục vụ cho việc xử lý môitrường khoảng 10 m3/ngày tương đương 2.000m3/năm (trường hợp 1 năm làm việc khoảng 200ca).
Nhu cầu về điện: ngoài hệ thống Xyclon lắng bụi được đi kèm theo trạm trộn, tại
cơ sở còn đầu tư một hệ thống bể phục vụ cho việc xử lý khí thải, theo thực tế lắp đặttại các bể được trang bị hệ thống bơm nước công suất lớn với tổng công xuất 22,5kw.Trạm trộn hoạt động mỗi ngày 7 giờ/ngày, một năm làm việc 200 ngày vậy lượng điện
sử dụng cho xử lý môi trường là 157,5 kw/ngày hay 31.500kw/năm
1.9 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA
CƠ SỞ TRONG THỜI GIAN ĐÃ QUA
1.9.1 Tóm tắt tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của cơ sở đến thời điểm lập đề án bảo vệ môi trường:
1.9.1.1 Công việc đã thực hiện:
Quá trình thực hiện giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở của dự án, chủ đầu
tư đã tập trung vào giảm thiểu và ngăn ngừa ô nhiễm ngay từ nguồn phát sinh như sau:
- Lựa chọn đơn vị cung cấp thiết bị kiêm thi công lắp đặt trọn gói, có đủ nănglực, có trang thiết bị và phương tiện thi công cơ giới hiện đại, có kỹ thuật cao, có kinhnghiệm trong việc cung cấp, lắp đặt thiết bị trạm trộn bê tông nhựa nóng
- Bố trí lịch trình thi công cho hợp lý, tăng số ca trong ngày để giảm mật độ cácphương tiện thi công qua lại trong cùng một thời điểm;
- Các phương tiện vận chuyển thiết bị, nguyên vật liệu thi công đến công trìnhngoài việc tuân thủ luật giao thông còn phải tuân theo các quy định bảo vệ môi trường
Trang 23khu vực như xe phải có bạt che thùng và không được làm rơi vãi đất đá, nguyên vật liệu
để hạn chế tối đa sự phát thải bụi ra môi trường;
- Thực hiện nghiêm túc quy định hạn chế tốc độ di chuyển trong khu vực côngtrường vừa để đảm bảo an toàn giao thông trong khu vực và giảm được lượng bụi cuốntheo
- Đặt biển báo hiệu công trường đang thi công và cử người hướng dẫn cácphương tiện tham gia giao thông đi qua khu vực công trường đang thi công đảm bảo antoàn;
- Thường xuyên tưới nước để hạn chế bụi trong khu vực dự án;
- Thi công xây dựng vào ban ngày;
- Không tiến hành sửa chữa, thay dầu mỡ trên khu vực công trường; thi công đếnđâu gọn đến đấy, không dàn trải trên toàn bộ diện tích nhằm hạn chế lượng nước mưakéo theo chất bẩn
1.9.1.2 Các công trình về bảo vệ môi trường:
Tới thời điểm lập Đề án cơ sở đã xây dựng các hạng mục bảo vệ môi trường nhưsau:
* Các công trình xử lý nước thải:
- Các công trình, biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt: Cơ sở đã thỏa với ban lãnhđạo mỏ đá Thăng Long để công nhân tại cơ sở được sử dụng chung nhà vệ sinh vớicông nhân mỏ đá Thăng Long
- Các công trình xử lý nước mưa chảy tràn:
Tại dự án đã xây dựng hệ thống thoát nước mưa chảy tràn đồng bộ, xung quanhkhu vực trạm trộn có hệ thống mương thoát nước đã được mỏ đá Thăng Long đào sẵn,đảm bảo khả năng thoát nước nhanh, thông thoáng
* Các công trình xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại:
- Đối với chất thải rắn: Do quá trình lắp đặt trạm chỉ cần khoảng 5 người, nên tảilượng phát sinh chất thải rắn rất ít, tuy vậy cũng được thu dọn vệ sinh hàng ngày Tại
các vị trí trạm điều hành, nhà ở công nhân được được đặt các thùng rác ( bằng vỏ phuy nhựa hết tận dụng) cuối ngày sẽ tập trung rác tại vị trí để rác của mỏ đá Thăng Long rồi
được Công ty dịch vụ môi trường thu gom theo quy định
- Đối với chất thải nguy hại: Hiện chủ đầu tư đã bố trí các thùng phuy và cănnhựa, khi có sửa chữa sẽ đem ra đựng dầu nhớt thải hay các giẻ lau dính dầu mỡ rồi lưukho chứa chất thải nguy hại, đợi khi đủ một chuyến xe thì sẽ thuê đơn vị có chức năng
xử lý
* Đối với môi trường không khí:
Hiện tại chủ đầu tư đã xây dựng hệ thống xử lý khí thải hoàn chỉnh bao gồm:
- Hệ thống đi kèm thiết bị:
+ Xyclon lắng bụi
+ Tháp hấp thụ khí thải 3 tầng
+ Ống khói cao khoảng 15m
- Hệ thống bể chứa dung dịch hấp thụ xây mới:
+ 01 bể lắng bụi có kích thước: 3m x 5m x 1,3 m;
Trang 24+ 01 bể làm mát có kích thước:1,5m x 2m x 2m;
+ 01 bể chứa dung dịch hấp thụ có kích thước: 1,5m x 2m x 2m
1.9.1.3 Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên
Vào ngày 16 tháng 12 năm 2012, Cơ sở là Công ty cổ phần xuất nhập khẩu MinhĐạt phối hợp với Công ty TNHH Kiều Nguyễn (đơn vị tư vấn lập Đề án bảo vệ môitrường chi tiết ) và Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Dung Quất tiến hànhthu thập, lấy và phân tích mẫu môi trường nền khu vực xây dựng trạm trộn để làm cơ sởxác định mức độ ảnh hưởng của quá trình xây dựng cũng như vận hành của cơ sở tớimôi trường xung quanh
* Nước mặt
Vị trí quan trắc theo tọa độ VN- 2000 như sau:
- NM: mẫu nước gần khe suối liền kề khu vực trạm trộn Có toạ độ:
X(m) = 1548 750; Y(m) = 0443 801
Tiến hành đo trong điều kiện trời nắng, có gió nhẹ
B ng 1.8: K t qu phân tích ch t l ảng 1.8: Kết quả phân tích chất l ết quả phân tích chất l ảng 1.8: Kết quả phân tích chất l ất l ng n ượng n c m t ước mặt ặt
TT Thông số phân tích
Kết quả
Đơn vị
đo
QCVN 08:2008/BTNMT cột B1
NM1
Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Dung Quất
Căn cứ kết quả phân tích và so sánh với giới hạn của các chất gây ô nhiễm quyđịnh tại Quy chuẩn Việt Nam (QCVN 08:2008/BTNMT cột B1) và mục đích sử nướccủa khe là tưới tiêu thủy lợi, chúng tôi nhận thấy chất lượng nước mặt tại khu vực nàychưa có dấu hiệu ô nhiễm, các chỉ tiêu phân tích nằm trong giới hạn cho phép
* Môi trường không khí
Vị trí quan trắc theo tọa độ VN – 2000 như sau:
- K1: mẫu khí nằm trong cơ sở, có toạ độ:
X(m)= 1548 748; Y(m)= 0443 804
- K2: mẫu khí nằm ngoài cơ sở, có toạ độ:
X(m)= 1548 827; Y(m)= 0443 801Tiến hành đo trong điều kiện trời nắng, có gió nhẹ
Kết quả được thể hiện ở bảng sau:
Trang 25Bảng 1.9: Kết quả phân tích chất lượng không khí
TT Thông số phân tích Đơn vị đo Kết quả 05/2009/BTNMT QCVN
Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Dung Quất
Kết quả phân tích cho thấy tất cả các chỉ tiêu đo đạc và phân tích, tại các vị trícủa khu vực triển khai dự án đang nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 05:2009/BTNMT cột 1h (Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xungquanh) và QCVN 26:2010/BTNMT (Âm học - Tiếng ồn khu vực công cộng - Mức ồntối đa cho phép) Điều này chứng tỏ: Tại thời điểm lấy mẫu, môi trường không khí củakhu vực này chưa bị ô nhiễm
* Môi trường đất
Vị trí lấy mẫu theo tọa độ VN – 2000 như sau:
- Đ: mẫu đất nằm trong cơ sở, có toạ độ: X(m) = 1548 741; Y(m) = 0443 812.Tiến hành đo trong điều kiện trời nắng, có gió nhẹ
Kết quả phân tích được thể hiện như sau:
Bảng 1.10: Kết quả phân tích chất lượng đất
TT phân tích Chỉ tiêu Đơn vị đo Kết quả
QCVN 03:2008/BTNMT (Đất nông nghiệp)
Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Dung Quất
Theo quy chuẩn QCVN 03: 2008/BTNMT - Đất nông nghiệp thì pH (H2O), tổng
P, Tổng N, tổng K, sắt không quy định, các chỉ tiêu còn lại đang nằm trong giới hạn chophép
Nhận xét:
Các kết quả phân tích môi trường cho thấy trong thời gian qua cơ sở đã nghiêm túc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, hiệu quả đạt được của công tác bảo vệ môi trường tại cơ sở là rất tốt, tại thời điểm lấy mẫu môi trường khu vực chưa bị ô nhiễm Trong giai đoạn cơ sở đi vào hoạt động, Chủ đầu tư vẫn sẽ thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực
Trang 261.9.2 Lý do đã không lập báo cáo báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường trước đây:
Trạm trộn bê tông nhựa nóng tại xã Ia Der được hình thành trên cơ sở các hợpđồng nguyên tắc về việc cung cấp bê tông nhựa nóng cho các gói thầu của dự án đường
Hồ Chí Minh qua địa bàn tỉnh Gia Lai, đoạn tuyến từ thành phố Pleiku tới dốc Hàmrồng hiện đang trong quá trình hoàn thiện lớp mặt bằng bê tông nhựa nóng Theo tiến
độ thi công công trình thì các gói thầu này phải hoàn thiện trước tháng 5 năm 2013, do
đó yêu cầu phải gấp rút xây dựng trạm trộn để cung ứng kịp thời Vì lý do đó công ty cổphần xuất nhập khẩu Minh Đạt quyết định triển khai gấp công tác lắp đặt Trạm trộn tại
mỏ đá của Công ty Cổ Phần Thăng Long
Do vừa làm thủ tục hồ sơ pháp lý vừa lắp đặt Trạm trộn, nên các thủ tục về mặt
hồ sơ không kịp với tiến độ thi công (vì trạm trộn thi công đơn giản, chủ yếu là lắp ráp);cho tới thời điểm lập Đề án, trạm trộn đang trong thời gian lắp đặt, hoàn thiện dâychuyền sản xuất, chuẩn bị chạy thử, nhưng các thủ tục pháp lý vẫn chưa hoàn thiện, tuynhiên do tiến độ công trình đòi hỏi phải gấp rút, kính đề nghị các ngành chức năng xemxét bỏ qua các thiếu xót như trình bày ở trên, đồng thời tạo điều kiện hỗ trợ việc cấpgiấp phép hoạt động cho dây chuyền sản xuất này, giúp chúng tôi cung cấp sản phẩm bêtông nhựa nóng kịp thời theo yêu cầu tiến độ thi công các gói thầu đã nhận thầu cungcấp
1.9.3 Hình thức, mức độ đã bị xử phạt vi phạm hành chính và xử phạt khác
về môi trường
Cho tới thời điểm lập Đề án, cơ sở vẫn chưa bị xử phạt vi phạm; tuy vậy có mộtsố ngành chức năng đã kiểm tra việc lắp đặt trạm đã chỉ ra một số sai phạm trong quátrình thi công lắp đặt trạm trộn, cụ thể ngày 26 tháng 12 năm 2012 Đoàn thanh tra SởTài nguyên và Môi trường đã tới kiểm tra tại cơ sở và có biên bản làm việc về việc phảnánh tình hình ô nhiễm môi trường tại cơ sở và có một số ý kiến như sau:
- Đề nghị đơn vị khẩn trương lập Đề án BVMT chi tiết Sở TNMT lập thủ tụctrình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt chậm nhất trước ngày 15/01/2013
- Đề nghị cơ sở có tờ trình gửi UBND tỉnh Gia Lai xem xét, quyết định Trongkhi chờ đợi UBND tỉnh có ý kiến chỉ đạo, đề nghị đơn vị trong thời gian lắp đặt và vậnhành thử phải đảm bảo về môi trường xung quanh
1.9.4 Những tồn tại, khó khăn.
Như đã nói ở trên Do yêu cầu cấp bách phải xây dựng trạm trộn nhằm phục vụtiến độ thi công công trình đường Hồ Chí Minh qua địa bàn tỉnh Gia Lai, nên Cơ sở đãthực hiện triển khai dự án với hình thức vừa xây dựng, vừa tiến hành hoàn thiện các thủtục pháp lý cho việc xây dựng trạm Trong quá trình hoàn thiện hồ sơ sẽ gặp một số khókhăn vướng mắc; đề nghị các ngành chức năng kiểm tra, xem xét và cấp giấy phép hoạtđộng của cơ sở, đồng thời cho phép cơ sở được vận hành thử nghiệm dây chuyền trạmtrộn để hoàn thiện và có thể hoạt động ngay khi được các cấp, ban, ngành đồng ý chấpthuận
Trang 27Chương 2.
CÁC NGUỒN CHẤT THẢI, CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG KHÔNG LIÊN
QUAN ĐẾN CHẤT THẢI VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ/XỬ LÝ
Tại thời điểm lập đề án, cơ sở cơ bản đã xây dựng xong và chuẩn bị đi vào hoạtđộng; dự kiến sau 5 năm hoạt động, cơ sở sẽ đóng cửa Cơ sở sẽ cho tháo dỡ, vậnchuyển trạm trộn đi nơi khác Cho nên trong đề án chỉ đánh giá các nguồn chất thải, cácvấn đề liên quan trong giai đoạn vận hành và tháo dỡ Riêng giai đoạn tháo dỡ do cáchoạt động của cơ sở đều mang tính chất dọn dẹp, tháo dỡ đơn giản nên các phát thải rấtnhỏ, không đáng kể Vì vậy, tại đề án này, chúng tôi chỉ đưa ra và đánh giá các tác độngtrong giai đoạn cơ sở đi vào sản xuất, vận hành
2.1 NGUỒN CHẤT THẢI KHÍ:
2.1.1 Nguồn phát sinh bụi và khí thải:
Việc Trạm trộn bê tông nhựa nóng trong khu chế biến đá của mỏ đá Thăng Long
đi vào hoạt động có thể kéo theo sự gia tăng về tải lượng và nồng độ khí thải trong khu
vực Các nguồn phát sinh ô nhiễm môi trường không khí có thể được liệt kê như sau:
- Bụi và khí thải từ quá trình vận hành trạm trộn bê tông nhựa nóng;
+ Bụi phát sinh trong các khâu sản xuất bê tông nhựa nóng;
+ Bụi và khí thải từ quá trình đốt dầu FO để nấu nhựa đường
- Bụi phát sinh từ quá trình xúc bốc vận chuyển;
- Khí thải trong quá trình vận hành máy phát điện dự phòng khi mất điện
2.1.2 Thành phần, tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm:
2.1.2.1 Bụi và khí thải từ quá trình vận hành trạm trộn bê tông nhựa nóng:
* Bụi phát sinh trong các khâu sản xuất bê tông nhựa nóng:
Bụi phát sinh chủ yếu ở các công đoạn sấy, sàng phân loại vật liệu Thành phầnbụi là bụi đá dạng bột mịn, theo một số tài liệu cho thấy một mẫu bụi thu từ quá trìnhsàn phân loại vật liệu có db = 5m chiếm 0,6% khối lượng, db < 10m chiếm 1,4%khối lượng và db > 10m chiếm hầu hết thành phần bụi Nồng độ bụi thải ra môi trườngcòn tùy thuộc vào hiện trạng công nghệ được trang bị Tuy nhiên, trong thực tế hầu hếtnồng độ bụi tại các trạm trộn bê tông nhựa nóng chưa qua xử lý đều vượt quá nhiều lần
so với quy chuẩn cho phép QCVN 19: 2009/BTNMT - Chất lượng không khí Khí thảicông nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ Vì vậy Cơ sở đã lắp đặt dây chuyền Trạmtrộn mới 100% với hệ thống xử lý bụi hiện đại, khép kín cơ bản đã thu hồi được bụi
* Bụi và khí thải từ quá trình nấu nhựa đường:
Hoạt động sản xuất của cơ sở có sử dụng một lượng lớn nhiên liệu dầu FO đểcấp nhiệt nung chảy nhựa đường Với công suất trạm trộn bê tông nhựa nóng 256
tấn/ca, lượng dầu FO tiêu thụ khoảng 2.176 lít/ca (định mức để sản xuất 1 tấn nhựa nóng cần 8,5 lít dầu FO).
- Thành phần khí thải trong quá trình đốt dầu FO:Trong khí thải đốt dầu FOngười ta thường thấy có các chất sau: CO2, CO, NOx, SO2, SO3 và hơi nước, ngoài racòn có một hàm lượng nhỏ tro và các hạt tro rất nhỏ trộn lẫn với dầu cháy không hết tồntại dưới dạng son khí mà ta thường gọi là mồ hóng
Trang 28Lượng khí thải khi đốt dầu FO ít thay đổi;
Nhu cầu không khí cần cấp cho đốt cháy hết 1 kg dầu FO là V = 10,6 m3/kg;Lượng khí thải sinh ra khi đốt hết 1 kg dầu FO là : V ≈ 11,5 m3/kg ≈ 13,8 kg khíthải/ 1kg dầu
(Nguồn : Sổ tay hướng dẫn xử lý khí thải môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp – Xử lý khí thải lò hơi - Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường thành phố
Hồ Chí Minh)
Với lượng dầu FO tiêu thụ khoảng 2.176 lít mỗi ca tương đương khoảng 2.089
kg dầu FO ( tỷ trọng dầu FO khoảng 0,96 kg/m3), theo tính toán lượng khí thải phát sinh
do đốt dầu FO là 22.143 m3 khíthải/ca, hay 28.872 kg khí thải/ca
Giả sử mỗi năm cơ sở làm đủ 200 ca thì lượng khí thải sinh ra do đốt dầu FO là5.774.400 kg khí thải/năm
- Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải:
Với dầu FO đúng theo tiêu chuẩn chất lượng, khi đốt cháy trong lò đốt sẽ cónồng độ các chất trong khí thải như trong bảng sau:
Bảng 2.1: Nồng độ các chất trong khí thải lò đốt
dầu FO trong điều kiện cháy tốt
Nhận xét: Theo bảng trên cho thấy nồng độ bụi, SO2 và SO3 trong khí thải trong
quá trình đốt dầu FO để nấu nhựa đường vượt quá quy chuẩn cho phép hơn nhiều lần.
Vì vậy, Chủ cơ sở cần phải xây dựng hệ thống xử lý khí thải đảm bảo nồng độ các chất
ô nhiễm đầu ra nằm dưới mức cho phép, hoặc thay thế dầu FO bằng một loại nhiên liệukhác có hàm lượng lưu huỳnh thấp hơn
Từ bảng 2.1 chúng ta tính được tải lượng khí ô nhiễm từ quá trình nấu nhựađường như sau:
Trang 29Bảng 2.2: Tải lượng khí ô nhiễm từ quá trình nấu nhựa đường
2.1.2.2 Bụi phát sinh từ quá trình xúc bốc, vận chuyển:
* Bụi phát sinh từ quá trình xúc bốc nguyên vật liệu
Tải lượng bụi phát sinh từ hoạt động của thiết bị thi công cơ giới để bốc xúcnguyên liệu theo thống kê của WHO là 0,17kg bụi/tấn
Khối lượng cát, đá xúc bốc trong năm là 48.000tấn/năm (quy định 1 năm làmkhoảng 200 ngày; một ca xúc khoảng 240 tấn cát, đá)
Tải lượng bụi phát sinh do xúc bốc là:
Bảng 2.3: Tải lượng bụi do xúc bốc
Ghi chú: Tính theo thiết kế 1 năm xúc bốc 200 ngày, mỗi ngày làm 1 ca 7h.
Để xem xét ảnh hưởng của bụi đá xúc bốc trên đến vị trí ở cuối hướng gió, ta cóthể xem đây như một nguồn đường và tính toán được sử dụng theo công thức (3-1)
3
/
;2
2
m mg U
E
z x
Trong đó: Cx - Nồng độ bụi tại khoảng cách x (m), mg/m³
E - Lượng thải tính trên đơn vị dài , mg/(m/s)
u - Vận tốc gió (m/s), vận tốc gió 3 ÷ 4m/s
σz - Hệ số khuếch tán ô nhiễm là hàm số của khoảng cách (x)