1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Tiều luận lịch sử mỹ thuật Việt Nam

28 2,5K 15
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

tiểu luận môn Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam đề tài sự thay đổi của hội họa việt nam thời kháng chiến chống pháp 19451954 ...........................................................................................................................................................................................................................

Trang 1

A MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Nói tới Việt Nam là chúng ta nói tới một dân tộc có bốn ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước Có biết bao nhiêu là sử sách đã ghi lại những chiến công hào hùng, vẻ vang của quân và dân ta qua các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc Bên cạnh truyền thống đấu tranh chống giặc giữ nước thì dân tộc ta còn có một nền nghệ thuật phát triển khá sớm, ngay từ thời tiền sử Chúng ta đã tìm thấy những dấu vết đầu tiên của nghệ thuật tạo hình đó là những hình chạm khắc trên đá ở các hang; các đồ dùng sinh hoạt, cảnh săn bắn trải qua những bước ngoặt thăng trầm của đất nước nền nghệ thuật nước nhà cũng chịu ảnh hưởng không ngừng cho tới nay

Những năm đầu thực dân Pháp xâm lược, nhân dân ta phải sống cực khổ dưới ách thống trị của cả thực dân Pháp và phong kiến Với chính sách “nô dịch hoá” chúng khai thác nền MT phát triển, tận dụng triệt để truyền thống Mỹ thuật của dântộc ta để phục vụ cho chúng Chúng đào tạo dân ta làm các đồ thủ công mỹ nghệ, lợi dụng sự khéo léo và óc sáng tạo của dân ta Tuy nhiên sự kiện này cũng là bàn đạp, góp phần lớn vào sự phát triển mạnh mẽ của nền Hội họa Việt Nam sau này

Sự kiện nổi bật nhất đó là sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam (1930), Cách mạng Tháng tám thành công, niềm vui chưa được bao lâu, Pháp trở lại xâm lược một lần nữa Với khí thế quyết chiến bảo vệ Tổ Quốc, nhiều hoạ sĩ tham gia kháng chiến chống kẻ thù xâm lược Với ba lô, súng đạn trên vai, và cả cặp vẽ bên mình,

họ có mặt trên các chiến lũy; họ đi khắp các nẻo đường với tư cách là những chiến

sĩ, nghệ sĩ ; họ vẽ về cuộc sống sôi động của cả dân tộc đứng lên chống kẻ thù,mở

ra thời kì đỉnh cao của nghệ thuật hội họa dân tộc

Với mục đích nghiên cứu sự thay đổi của mỹ thuật việt Nam trong thời kì đỉnh cao này nên em chon đề tài “ Sự đổi mới của Hội họa trong thời kì kháng chiến chống Pháp 1945 -1954” đề làm tiểu luận

Trang 2

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu sự thay đổi của hội họa Việt Nam trong thời kháng chiến chống Pháp 1945-1954

3.Phương pháp nghiên cứu

Trong bài tiểu luận có sử dụng các phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp diễn dịch , quy nạp

- Phương pháp phân tích, so sánh

NỘI DUNG 1.Hội họa Việt Nam những năm 1925-1945

Trang 3

Trước năm 1925 ở Việt Nam, điêu khắc và kiến trúc ở làng rất phát triển, tạo nên những dấu ấn đặc sắc Việt Nam, khác hẳn Trung Quốc, Nhật Bản Mỹ thuật Chăm và Tây Nguyên cũng là những điểm độc đáo cùng cộng hưởng để tạo nên một vùng mỹ thuật không nằm hoàn toàn trong vùng văn hóa Đông Á đậm chất Nho giáo.

Những người làm điêu khắc, đồ họa, kiến trúc đều được coi là thợ thủ công vàkhuyết danh Đồ họa dân gian tuy có phát triển ở một vài làng nghề làm tranh tết,tranh thờ như Đông Hồ, hàng Trống, làng Sình song không phổ biến Không cónhững họa gia tên tuổi như của Nhật Bản, Trung Quốc Triều đình phong kiếncũng không quy tụ những nghệ sĩ xuất sắc mà chỉ là nơi tập hợp những nghệ nhân

vẽ mẫu thêu, mẫu trang trí đồ đạc và làm trang trí cung tẩm cho hoàng gia Do đó,những bức tranh ghép gốm sứ, sơn khảm cẩn vỏ trai rất đẹp được sáng tạo ra ởkinh thành Huế nhưng gần như không có dấu ấn của hội họa Tranh chân dung thờphụng thì được trình bày khô cứng theo những quy tắc thiếu tính chân thực thậtkhó để tìm được một bức tranh chuẩn về hình họa trong tranh dân gian Việt Nam.Những năm đầu TK XX, mỹ thuật Việt Nam cũng đã có những tiếp xúc với mỹthuật Pháp nhưng ở mức độ còn hạn chế Rõ ràng, nền mỹ thuật truyền thống ViệtNam độc đáo nhưng gần như giậm chân tại chỗ Tóm lại, hội họa Việt Nam trướcnăm 1925 không có sự nổi trội và phát triển

Trang 4

Tranh dân gian Đông Hồ

Tranh dân gian Làng Sình

Ta thấy cả hai dòng tranh dân gian truyền thống nổi tiếng trên đều chưa có sựchính xác về tỉ lệ cơ thể người trên bức tranh

Trang 5

Năm 1925, Trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương được thành lập, đây là cáinôi đầu tiên của nền nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại Đây là nơi đào tạo cácthế hệ nghệ sĩ đầu tiên của Việt Nam Cùng với các trường đại học, cao đẳng khácđược thành lập vào đầu TK XX, trường đã có đóng góp quan trọng cho sự hìnhthành hệ thống giáo dục đại học Việt Nam Sự truyền bá văn hóa phương Tây ngay

từ đầu đã diễn ra một cách bài bản và có hệ thống, nhờ được thừa hưởng một nềngiáo dục văn minh của Pháp Vì vậy, sự tiếp thu nghệ thuật phương Tây ở ViệtNam cũng diễn ra một cách có hệ thống và quy củ chứ không tùy tiện, ngẫu hứng.Thông qua nghiên cứu cơ bản về các phân môn như: hình họa, trang trí, bố cục, luật xa gần, giải phẫu tạo hình, lịch sử mỹ thuật, đạc biểu kiến trúc,… mục tiêu củanhà trường là nhằm đào tạo và bồi dưỡng về kỹ thuật và kiến thức cho các nghệ sĩ Đông Dương thông qua việc tương hợp những nghệ thuật truyền thống của các nước Đông Dương với nhau Song song với việc hướng các nghệ sĩ bản địa tìm hiểu những kỹ thuật cũng như giá trị mới của phương Tây là việc hỗ trợ họ phát huy bản sắc và giá trị nghệ thuật truyền thống của đất nước mình

Đặc biệt là những bài học của chủ nghĩa ấn tượng, một xu hướng mang tính cáchmạng trong hội họa thế giới Đương thời, xu thế đó chiếm ưu thế chẳng những ở nước Pháp, nơi khai sinh ra nó, mà còn lan tỏa ra cả châu Âu như một trào lưu cáchmạng lớn trong lịch sử hội họa thế giới, đã được truyền bá giảng dạy ngay trong ngôi trường mỹ thuật đặt tại Việt Nam Trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương cũng ngày càng hướng tới việc bồi dưỡng tư duy sáng tạo mang tính thực tiễn và ứng dụng của các nghệ sĩ bản địa

Điều đáng chú ý là mặc dầu không có bề dày truyền thống như điêu khắc, song

kể từ khi tiếp xúc với văn hóa Pháp, chính là hội họa chứ không phải điêu khắc trở thành ngành phát triển và có những thành tựu lớn nhất

Có thể nói, mỹ thuật hiện đại Việt Nam mới bắt đầu có từ khi Trường Cao đẳng

Mỹ thuật Đông Dương ra đời Thời điểm ấy, người Pháp đã mang đến cho mỹ

Trang 6

thuật Việt Nam những điều mới mẻ về kỹ thuật sơn dầu, sự hiểu biết khoa học về

cơ thể người, màu sắc cũng như luật xa gần Tất cả đã thêm phần duy lý và tính khoa học, bổ sung cho chất trữ tình đượm màu tâm linh vốn có của mỹ thuật cổ truyền Những bài học nghề nghiệp mà phương Tây đã đúc kết thành công lần đầu tiên được tiếp thu bởi những thanh niên Việt tân học, hăng hái và yêu hội họa Ở khía cạnh thẩm mỹ, đó là một bước ngoặt đi lên thoát khỏi tầm nhìn dân gian và lạc hậu về quan niệm Cái tất yếu lịch sử đó tạo ra cái nhìn mới của một thế hệ mới, vào thế giới mới mẻ và rộng lớn của mỹ thuật thế giới

Cùng với hình họa cổ điển và các yếu tố tạo hình mang phong cách lãng mạn, ấntượng hiện đại châu Âu, bút pháp đường viền, mảng phẳng ước lệ của phươngĐông luôn được nhà trường nghiên cứu tiếp nhận nghiêm túc để giảng dạy chosinh viên, bỏ qua những lề thói bảo thủ ban đầu mang tính áp đặt của chủ nghĩathực dân Các chất liệu tạo hình như sơn dầu, màu nước, phấn màu, sáp màu… từphương Tây luôn tồn tại song song cùng với các chất liệu truyền thống phươngĐông như sơn mài, khắc gỗ, lụa, mực nho, màu thiên nhiên từ cỏ cây hoa lá, giấy

dó truyền thống của Việt Nam

Các họa sĩ thời Đông Dương tiếp thu một cách khá nhạy bén, nhạy cảm vớithẩm mỹ mới Ngoài sự tiếp xúc trực tiếp hội họa châu Âu, các thầy người Phápcũng mở rộng thêm tầm nhìn cho sinh viên bằng cách đem những tác phẩm hội họatruyền thống của Trung Quốc và Nhật Bản để sinh viên có điều kiện nghiên cứu vềtranh thủy mặc, tranh khắc gỗ… Thời kỳ này có rất nhiều tranh vẽ trực họa đẹpbằng các chất liệu chì than, bút sắt, phấn màu, thuốc nước, bột màu, mực nho củacác họa sĩ Nguyễn Nam Sơn, Tô Ngọc Vân, Lưu Văn Sìn, Nguyễn Tiến Chung…Sau này khi họ chuyển sang chất liệu sơn dầu thì vẫn rất thành công

Trong yếu tố tích cực từ sự chuyển giao các kỹ thuật của người Pháp trongchương trình giảng dạy tạm coi là bắt buộc thì nội lực của các họa sĩ Việt Nam thời

đó là một yếu tố quyết định Họ coi vẽ “là hành hương vào nội tâm,vẽ là giữ một

Trang 7

trái tim” Vì lẽ đó hội họa của các họa sĩ giai đoạn này không bị ảnh hưởng hoàntoàn lối vẽ của người phương Tây, họ học mới nhưng là để sáng tạo từ trong truyềnthống, từ sự thấm đậm hồn dân tộc trong cá nhân mình Các họa sĩ Việt Nam lấycái mới làm cơ sở phát triển chứ không phải xem nó là mục tiêu để bắt chước.

Vị trí giao thoa của hai cực ấy đã khẳng định thêm giá trị của cội nguồn dân tộc

và bản lĩnh trong sáng tác của họ Xem các tranh khắc gỗ, sơn mài của nhiều họa sĩViệt Nam giai đoạn 1925 - 1945, ta bắt gặp không ít yếu tố tạo hình trong tranhdân gian Việt Nam, nó thật khác với kỹ thuật tạo hình của tranh khắc kẽm châu

Âu Tranh sơn dầu, tranh lụa thời ấy cũng không phải là cái bóng của hội họa ấntượng đang thịnh hành ở châu Âu lúc bấy giờ Đó là một bước tiếp biến quan trọngtrong quá trình phát triển của hội họa Việt Nam hiện đại

Giai đoạn 1930 – 1945 gắn liền với hoàn cảnh lịch sử Việt Nam những năm

1930 Đó là những năm cuối cùng của cuộc vận động cách mạng dân chủ tư sản,những hoạt động tích cực của Đảng cộng sản Đông Dương, những năm có nhiềubiến động trong văn học nghệ thuật, xuất hiện nhiều trận tuyến đấu tranh giữa hai

xu hướng hiện thực và lãng mạn, nghệ thuật vì nghệ thuật và nghệ thuật vì nhânsinh

Nghệ thuật tạo hình 1930 – 1945 cũng tạo nên những phong cách nghệ thuật đadạng, xuất hiện nhiều hoạ sĩ, nhà điêu khắc với những sở trường sử dụng chất liệu,tìm kiếm đề tài để hai xu hướng sáng tác chính là là lãng mạn và hiện thực đã địnhhình diện mạo nền hội hoạ cận đại Việt Nam với những đại diện xứng đáng, tiêubiểu

Với xu hướng lãng mạn, họa sĩ Tô Ngọc Vân hiện trong lịch sử Mĩ thuật ViệtNam như một ngôi sao sáng long lanh, bền chặt Giai đoạn 1930 – 1945 tranhphong cảnh của Tô Ngọc Vân đã đạt đến đỉnh cao của sự nghiệp sáng tác Thiênnhiên trong tranh ông thơ mộng nhẹ nhàng, êm ái với màu sắc ngon lành rungcảm

Trang 8

Bức tranh " Thuyền trên sông Hương" ( 1935 ) – thời mà Tô Ngọc Vân cùngmột số người đang đi sâu vào nghiên cứu chất liệu sơn dầu du nhập từ Âu Châusang nước ta Tô Ngọc Vân với tư chất độc đáo của mình đã tách ra khỏi ảnhhưởng của lối vẽ sơn dầu Âu Châu và tạo cho mình một phong cách vẽ sơn dầu cónhiều tìm tòi bắt nguồn từ nghệ thuật truyền thống của Việt Nam

Cách diễn đạt nhiều chi tiết với khối nối và sáng tối đầy đủ nhằm biểu hiện mức

độ cao về thực tế cuả Âu Châu không phù hợp với cảm xúc, nhân quan của ngườinghệ sỹ Việt Nam Nên tuy học phương pháp của Âu Châu mà các nghệ sỹ của ta

đã chuyển được thành lối diễn đạt riêng của mình Trường hợp của Nguyễn PhanChánh về lụa cũng như trường hợp của Tô Ngọc Vân về sơn dầu là những chứngminh cụ thể Bằng chất liệu sơn dầu ông đã chứng minh cụ thể giữa khối nối vànhiều chi tiết, giữa sáng tối chi li, từng độ đậm nhạt, đến khái quát cuả mảng hình

và màu sắc Tìm cái chủ yếu và cất nhịp với chất liệu khó tính của thế giới Trong tranh màu sắc êm, trầm không chối mắt, màu sắc, ở một nơi mà màn

Trang 9

sương ẩm phủ mờ, khắc hẳn với màu sắc ở một nước Châu Âu có khí hậu khôhanh Các sắc không đến độ cao của nó vì ánh sáng cũng không toả hết năng lượngcủa mặt trời vì còn có màn hạt ẩm dày đặc trong khí quyển, có nhiều người cứ cho

là họa sĩ của ta vẽ không bạo như Châu Âu với nhiều màu sắc đối kháng đến cực

độ nhưng họ không hiểu được vì sao và các nghệ sỹ ở nước ta cũng như ở phươngĐông nói chung, ít người vẽ được như thế, cũng như các nghệ sĩ Châu Âu khôngthể diễn đạt được như đồng nghiệp của họ ở phương Đông

Cũng như Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn trên chất liệu sơn dầu đã làm ông nổitiếng, tạo cho ông có những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao Tác phẩm "EmThuý" được giải nhất tại triển lãm tranh 1943 Bức tranh này toát lên phong cáchriêng của ông, sự cảm nhận cũng như thể hiện vẻ đẹp lên tác phẩm Một vẻ đẹptinh tế tạo nên một tác phẩm tuyệt vời

Em thúy , Trần Văn Cẩn, 1943

Trang 10

Bức tranh " Em Thuý" ra đời 1943 cùng thời với bức tranh " Thiếu nữ bên hoahuệ" của Tô Ngọc Vân Trước cách mạng, đối với Trần Văn Cẩn, đề tài chủ yếucủa ông là thiếu nữ, phụ nữ Ông tìm vẻ đẹp nội tâm trong con người họ, tác phẩm

" Em Thuý" đã đạt đến mức điêu luyện của sơn dầu, phát huy quy chế mạnh củasơn dầu và đạt hiệu quả cao trong việc diễn tả tinh tế ngoại hình và chiều sâu tâm

lý của nhân vật

" Em Thuý" được thể hiện trên khuôn khổ 60 x 45 cm Trong tranh hoạ sĩ sửdụng lối vẽ sơn dầu mỏng và mềm mại Đó là phảng phất một chút kỹ thuật vàphong cách vẽ tranh lụa Với lối diễn tả ấy, ông đã thể hiện thành công vẻ đẹptrong sáng, thơ ngây của một em bé gái Nhìn tổng thể bức tranh, tác giả đã diễn tảvới gam màu ấm nóng, pha chút lạnh nhẹ tạo cảm giác thật tự nhiên, thoải mái.Khuôn mặt hình trái xoan, xinh xắn, cặp mắt to đen lánh, tạo nên một vẻ đẹp thôngminh, phúc hậu Nổi bật lên trong sự phối hợp không gian nhiều mảng màu là bộváy trắng mỏng, nhẹ, tao nhã của " em Thuý" Cách bố trí mảng màu của hoạ sĩthật ấn tượng, từ chiếc vòng tay, mái tóc, chiếc ghế với mảng đậm đến khuôn mặttrắng hồng, và cả không gian tạo nên một nhịp điệu hài hoà, cân đối

Đôi mắt " em Thuý" mở to, đen, tròn long lanh đến ngây thơ, hồn nhiên Đôimắt ấy chứa đựng bao nhiêu điều, cả cuộc đời trong sáng của em, một cái nhìn đămchiêu sâu lắng Có thể rằng, điểm nhìn của em không là vật gì cả mà là không gian

vô định Người ta thường nói: "Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn" Đúng vậy, với " EmThuý", Trần Văn Cẩn đã nói lên điều đó Một trong những thành công của tácphẩm là đôi mắt của em, là con đường dẫn đến tâm hồn, tình cảm Hiện trên khuônmặt ngây thơ ấy là một vẻ đẹp tuyệt đối đến ngỡ ngàng đối với người xem, chiếcghế nâu đỏ làm nền cho mảng trắng của chiếc váy cô bé nổi bật Mặc dù nó khônglàm tương phản đến khó chịu cho bức tranh mà tạo nên sự hài hoà sắc độ, mềmmại của chất liệu, thuần tuý của vẻ đẹp tâm hồn

Trang 11

Sự thành công tuyệt đối trong bức tranh là sự cảm nhận và cách thể hiện nhữngtình cảm đó của tác giả qua nhân vật của mình Đến với " Em Thuý" đồng thời ôngcũng bộc lộ đựơc tâm hồn cảm xúc của mình.

Song song với xu hướng lãng mạn, xu hướng hiện thực trong hội hoạ và điêukhắc cũng phát triển khá mạnh và hầu như đối lập với xu hướng lãng mạn Đề tàichủ yếu của xu hướng này là sinh hoạt nông thôn với cảnh lao động lam lũ cựcnhọc Tuy tiếng nói tố cáo xã hội chưa mạnh mẽ nhưng phong cách cuả các tác giảhiện thực đã phần nào nói lên tâm trạng phản kháng một xã hội bất công Hoạ sĩtiêu biểu cho xu hướng này là Nguyễn Phan Chánh

Các tác phẩm về lụa của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh như: " Chơi ô ăn quan", "Rửa rau cầu ao" (1931), "Ra đồng", " Đi chợ về" ( 1937) đã chứng minh điều đó.Đặc điểm tranh lụa của ông là những gam màu nâu ấm, trắng phớt, các độ đậmnhạt điểm tô cho nhau trên một gam màu chủ đạo là nâu, đỏ nâu, tạo nên mộtkhông khí dịu dàng cổ kính Cách tạo hình của ông là diễn tả theo mặt phẳng, lốidiễn tả này tiếp thu nhiều ở tranh cổ Việt Nam mà ông đã làm quen từ trước

Với bức " Chơi ô ăn quan", Nguyễn Văn Chánh vẽ theo phương pháp hiện đại

và đã được trưng bày ở triển lãm đấu xảo quốc tế thuộc địa tại Pari 1934, cũng làtác phẩm đầu tay của hoạ sĩ, một trong những nhà mĩ thuật lớp đầu của nước ta,tiếp thu kỹ thuật diễn tả phương Tây nhưng lại mang nhiều tính dân tộc rất độcđáo

Trang 12

Chơi ô ăn quan, Nguyễn Phan Chánh

Tranh vẽ trên lụa, diễn tả bốn thiếu nữ đang chơi ô ăn quan – một trò chơi phổbiến của dân gian từ miền Trung trở ra Bắc Khi trưng bày ở nước ngoài, người tachú thích là trò chơi của trẻ em Hai em là vai chính được diễn tả toàn diện còn hai

em phụ thì ghép với em chính bên phải thành một mảng nhỏ bên trái và một mảnglớn bên phải Người ta không cảm thấy lệch mà lại thấy cân đối bởi những mảngđen trắng và sáng tối phân bố một cách tài tình Màu chính là màu nâu và đen vớinhiều sắc nhi và cung bậc nên không tạo ra sự nặng nề, trái lại bằng cách cấu tạohình và mảng đẹp nên càng làm cho mảng thêm chiểu sâu và có âm thanh

Ở thời kỳ này các hoạ sĩ Việt Nam đua nhau diễn đạt khối vờn nổi như các tranhphương Tây nhưng chính phong trào tìm lối thoát của phương pháp bán tam viềnvờn khối nặng nề ở Châu Âu lại quay về Châu Á để thu lối diễn đạt mới thanhthoát và khái quát hơn

Nguyễn Phan Chánh từ bé đã say mê những tranh dân gian, đã cầm bút nho viết

và vẽ, cho nên ông nhập cách vờn khối của phương Tây một cách kín đáo Khối

Trang 13

vẫn có ở áo quần, ở mặt các em bé, những đường viền mờ, tỏ, những cung bậc đậmnhạt, những nét ở mặt, quần áo đều như có và như không, không ai thấy thiếu ởchỗ nào cần có Nhưng không thừa vì không có sự rườm rà, tham lam Toàn bộ tranh có chiều sâu, không gây cảm giác tách rời từng người, mảngngười và nền Nét mặt các em thiếu nữ ngây thơ, chân thật Bạn xem tranh chú ýmấy ô chơi bên trái, tuy ít nhưng là điểm quan trọng Điểm theo hình bầu dục dàivới mười hình tròn nhỏ và hai hình tròn to hơn, tạo nên yếu tố trang trí và gắn liềnkhối trái, em gái bé nhất chưa chít khăn, với khối phải ba em lớn hơn Em bên tráiđang bỏ tiền, hoặc cuội vào các ô, mắt chăm chú còn em đối thủ có nét mặt điềmtĩnh và chú ý bạn chơi, mảng quần trắng của em ngồi xem ở giữa đã làm nên một

âm thanh thanh thoát và là điểm khởi sắc của toàn bộ cung bậc Nếu đó là quần đenthì tranh sẽ nặng nề và buồn tẻ, cái giỏi của tác giả thể hiện ở điểm trắng ấy Độcủa nền, tuy là một mảng nhưng ta vẫn thấy như có không khí, gió thổi nhẹ ở giữacác em gái Có cái rất khác giữa tranh của Nguyễn Phan Chánh với tranh của cáctác giả khác Nhất là ở phương Tây là nền bao giờ cũng có những dấu hiệu để diễnđạt bối cảnh như cây cỏ sông núi

Trang 14

Thiếu nữ bên hoa huệ, Tô Ngọc Vân

Hiện nay, tuy chúng ta không còn lưu giữ được nhiều tác phẩm hội họa của các

họa sĩ thời Đông Dương, nhưng mỗi khi nhìn ngắm lại những bức tranh Thiếu nữ bên hoa huệ, Hai thiếu nữ và em bé (sơn dầu, 1942) của Tô Ngọc Vân, Thiếu nữ trong vườn xuân (sơn mài, 1940) của Nguyễn Gia Trí, Em Thúy (sơn dầu, 1943) của Trần Văn Cẩn, Chơi ô ăn quan (lụa, 1931) của Nguyễn Phan Chánh… được

lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, ta thấy rõ hơn sự tiếp thu và sáng tạonhuần nhuyễn giữa nguyên lý tạo hình châu Âu và thủ pháp tạo hình phương Đôngtrong mỗi tác phẩm của họa sĩ thời bấy giờ, đó cũng là kết quả của quá trình tiếpbiến văn hóa Pháp thời mỹ thuật Đông Dương

Với việc nắm được những kiến thức mỹ thuật hiện đại có tính khoa học, các họa

sĩ Việt Nam giai đoạn 1925 - 1945 đã tiếp biến, tạo cho hội họa một luồng sinh khímới, là cơ sở ban đầu cho sự phát triển mạnh mẽ ở những giai đoạn kế tiếp

Chương 2: Sự đổi mới của hội họa thời kì kháng chiến chống Pháp 1945-1954

Ngày đăng: 15/04/2017, 00:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w