1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng một số dự án huyện thanh miện - tỉnh hải dương

100 457 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 1,48 MB

Nội dung

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập các tài liệu, văn bản chính sách có liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khi Nhà nước t

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN TUẤN MINH

ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG MỘT SỐ DỰ ÁN HUYỆN THANH MIỆN - TỈNH HẢI DƯƠNG

Chuyên ngành: Quản lý đất đai

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Khắc Thời

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo

vệ lấy bất kỳ học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám

ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Tuấn Minh

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình điều tra, nghiên cứu để hoàn thành luận văn, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn rất tận tình, chu đáo của Thầy giáo PGS.TS Nguyễn Khắc Thời, sự giúp đỡ, động viên của các thầy cô giáo trong bộ môn Trắc Địa - Bản Đồ, các thầy cô giáo trong Khoa Quản Lý Đất Đai, ban Quản lý đào tạo

- Học Viện Nông nghiệp Việt Nam

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Thầy giáo PGS.TS Nguyễn Khắc Thời và những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô trong Khoa Quản

Lý Đất Đai trong quá trình tôi thực hiện nghiên cứu và hoàn thiện luận văn

Tôi xin trân trọng cảm ơn tới Ban quản lý dự án giao thông nông thôn tỉnh Hải Dương, Hội đồng bồi thường, hỗ trợi giải phóng mặt bằng huyện Thanh Miện, phòng Tài nguyên và Môi trườ

ng huyện Thanh Miện, các phòng, ban, cán bộ và nhân dân các xã Cao Thắng, Thanh Giang, huyện Thanh Miện đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, những người thân, cán bộ đồng nghiệp và bạn bè đã tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này./

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Tuấn Minh

Trang 4

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục chữ viết tắt vi

Danh mục bảng vii

Phần 1 Mở đầu 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu của đề tài 2

1.3 Phạm vi nghiên cứu 2

1.4 Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2

Phần 2.Tổng quan tài liệu 4

2.1 Cơ sở lý luận về bồi thường, hỗ trợ GPMB 4

2.1.1 Khái niệm về bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng 4

2.1.2 Đặc điểm của quá trình bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng 5

2.1.3 Sự cần thiết của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng 7

2.2 Cơ sở pháp lý về bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất 8

2.2.1 Cơ sở pháp lý về bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất 8

2.2.2 Trình tự, thủ tục các bước tổ chức thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng 8

2.3 Chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng ở một số nước trên thế giới 9

2.3.1 Trung Quốc 10

2.3.2 Thái Lan 11

2.3.3 Hàn Quốc 12

2.4 Chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng ở Việt Nam qua các giai đoạn 14

2.4.1 Chính sách bồi thường thiệt hại thu hồi đất đai trước năm 1987 14

2.4.2 Chính sách bồi thường thiệt hại thu hồi đất đai từ 1987 - 1993 14

2.4.3 Chính sách bồi thường thiệt hại thu hồi đất đai từ 1993 - 2003 15

2.4.4 Chính sách bồi thường thiệt hại thu hồi đất đai từ 2003 đến Luật đất đai năm 2013 16

2.4.5 Chính sách bồi thường thiệt hại thu hồi đất đai từ Luật Đất đai 2013 đến nay 18

Trang 5

2.5 Thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng ở Việt Nam 19

2.5.1 Thực trạng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng ở Việt Nam 19

2.5.2 Nguyên nhân tồn tại trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng ở Việt Nam 21

2.6 Những bài học thực tiễn từ công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư ở Việt Nam 22

2.7 Đánh giá chung và xác định hướng nghiên cứu của đề tài 24

Phần 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 26

3.1 Địa điểm nghiên cứu 26

3.2 Thời gian nghiên cứu 26

3.3 Đối tượng nghiên cứu 26

3.4 Nội dung nghiên cứu 26

3.4.1 Đánh giá chung về điều kiện tư nhiên, kinh tế xã hội của huyện Thanh Miện 26

3.4.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của huyện Thanh Miện 26

3.4.3 Thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng tại hai dự án nghiên cứu 26

3.4.4 Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Thanh Miện 27

3.5 Phương pháp nghiên cứu 27

3.5.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 27

3.5.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 27

3.5.3 Phương pháp thống kê và xử lý số liệu thống kê 28

3.5.4 Phương pháp phân tích, so sánh 28

Phần 4 Kết quả và thảo luận 29

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thanh Miện 29

4.1.1 Điều kiện tự nhiên 29

4.1.2 Các nguồn tài nguyên 32

4.1.3 Điều kiện kinh tế xã hội 34

4.1.4 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương 39

4.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Thanh Miện 40

4.2.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 huyện Thanh Miện 40

4.2.2 Tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện Thanh Miện 42

4.3 Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại huyện Thanh Miện 43

Trang 6

4.3.1 Thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại huyện Thanh

Miện 43

4.3.2 Những tồn tại chính trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại huyện Thanh Miện 45

4.4 Thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng tại hai dự án nghiên cứu 46

4.4.1 Khái quát chung về 2 dự án 46

4.4.2 Các văn bản pháp lý liên quan đến 02 dự án nghiên cứu 49

4.4.3 Xác định đối tượng, điều kiện được bồi thường, hỗ trợ về đất tại 02 dự án nghiên cứu 51

4.4.4 Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng tại 2 dự án nghiên cứu 53

4.4.5 Đánh giá về giá đất tính bồi thường 56

4.4.6 Giá bồi thường và hỗ trợ về cây cối hoa màu, tài sản vật kiến trúc trên đất 60

4.4.7 Đánh giá việc thực hiện các chính sách hỗ trợ khác 63

4.4.8 Tác động của việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời sống và việc làm của các hộ dân bị thu hồi đất 67

4.4.9 Phương thức sử dụng tiền bồi thường của các hộ dân thuộc 2 dự án nghiên cứu 69

4.4.10 Đánh giá chung việc thực hiện các chính sách bồi thường, hỗ trợ tại 2 dự án nghiên cứu 71

4.5 Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện thanh miện 74

4.5.1 Giải pháp về chính sách 74

4.5.2 Giải pháp về đào tạo nghề, việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho người có đất bị thu hồi 75

4.5.3 Giải pháp về tổ chức thực hiện 75

Phần 5 Kết luận và kiến nghị 77

5.1 Kết luận 77

5.2 Kiến nghị 78

Tài liệu tham khảo 79

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt

BT - TĐC Bồi thường, tái định cư

BT, HT & TĐC Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư BT-GPMB Bồi thường giải phóng mặt bằng CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

CNH - HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

QĐ-UBND Quyết định ủy ban nhân dân

TT-BTNMT Thông tư Bộ Tài nguyên Môi trường

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 huyện Thanh Miện 41

Bảng 4.2 Tổng hợp kết quả thực hiện BT, HT & TĐC năm 2015 44

Bảng 4.3 Một số chỉ tiêu cơ bản của dự án nghiên cứu 48

Bảng 4.4 Đối tượng được bồi thường tại 2 dự án 54

Bảng 4.5 Ý kiến của người dân về việc xác định đối tượng được bồi thường, không được bồi thường 55

Bảng 4.6 So sánh mức độ chênh lệch giữa giá bồi thường của dự án với giá thị trường tại thời điểm thu hồi đất 57

Bảng 4.7 Ý kiến người dân về giá đất tính bồi thường 59

Bảng 4.8 Kinh phí bồi thường, hỗ trợ tài sản, cây cối hoa màu tại 2 dự án nghiên cứu 62

Bảng 4.9 Ý kiến của người dân về tiền bồi thường, hỗ trợ tài sản, công trình kiến trúc và cây cối hoa màu trên đất 63

Bảng 4.10 Các khoản hỗ trợ của 02 dự án nghiên cứu 65

Bảng 4.11 Ý kiến của người dân về các khoản hỗ trợ 66

Bảng 4.12 Tình hình việc làm sau khi thu hồi đất 68

Bảng 4.13 Phương thức sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ của các hộ dân tại 2 dự án nghiên cứu 69

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Trình tự, thủ tục các bước tổ chức thực hiện công tác bồi thường giải

phóng mặt bằng 9

Hình 4.1 Sơ đồ hành chính huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương 29

Hình 4.2 Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế 38

Hình 4.3 Cơ cấu sử dụng đất năm 2015 huyện Thanh Miện 40

Hình 4.4 Hiện trạng đường 392B đoạn từ Km10+478 đến Km11+542 tại xã Thanh Giang đã đưa vào sử dụng 46

Hình 4.5 Công ty TNHH may mặc Quốc tế Phú Nguyên đã đi vào hoạt động 47

Trang 10

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Nguyễn Tuấn Minh

Tên đề tài: “Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt

bằng một số dự án huyện Thanh Miện - Tỉnh Hải Dương”

Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã số: 60.85.01.03

Khoa: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

1 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

- Đánh giá tình hình thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện 02 dự án: Dự án 1: Cải tạo nâng cấp đường tỉnh lộ 392B đoạn từ Km10+478 đến Km11+542 tại xã Thanh Giang, huyện Thanh Miện; Dự án 2: Đầu tư xây dựng cơ sở 2 của Công ty TNHH may mặc Quốc tế Phú Nguyên tại Cụm công nghiệp Cao Thắng, xã Cao Thắng, huyện Thanh Miện

- Đề xuất một số giải pháp góp phần giải quyết những tồn tại, khó khăn trong quá trình thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương

2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập các tài liệu, văn bản chính sách

có liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất và các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện Thanh Miện

từ năm 2010-2015 Thu thập tài liệu, số liệu từ các tổ chức thực hiện như Hội đồng bồi thường, hỗ trợ GPMB huyện; Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Hải Dương; Ban quản lý

dự án giao thông nông thôn Hải Dương; Phòng Tài nguyên Môi trường huyện

- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Các hộ được chọn đại diện cho các xã theo phương pháp điều tra chọn mẫu có hệ thống thứ tự lấy mẫu ngẫu nhiên Tổng số hộ điều tra là: 100 hộ (dự án cải tạo nâng cấp đường tỉnh lộ 392B đoạn từ Km10+478 đến Km11+542 tại xã Thanh Giang điều tra 60 hộ; Dự án đầu tư xây dựng cơ sở 2 của Công

ty TNHH may mặc Quốc tế Phú Nguyên tại Cụm công nghiệp Cao Thắng, xã Cao Thắng điều tra 40 hộ)

- Phương pháp thống kê và xử lý số liệu thống kê: Sử dụng phần mềm hỗ trợ Excel để tổng hợp và xử lý số liệu

- Phương pháp phân tích, so sánh: So sánh các số liệu thu thập từ phiếu điều tra (đối chiếu với các văn bản có liên quan đến 02 dự án nghiên cứu) để tìm ra các nguyên nhân từ

đó có những giải pháp tối ưu nhằm đẩy nhanh tiến độ công tác giải phóng mặt bằng

Trang 11

3 KẾT QUẢ CHÍNH VÀ KẾT LUẬN

- Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Thanh Miện

- Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của huyện Thanh Miện

- Thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng tại hai dự án nghiên cứu

- Đề xuất một số giải pháp góp phần giải quyết những tồn tại, khó khăn trong quá trình thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương

- Huyện Thanh Miện là huyện đồng bằng của tỉnh Hải Dương phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Tây giáp tỉnh Hưng Yên vì vậy có vị trí rất thuận lợi trong giao lưu kinh

tế với các tỉnh Toàn huyện có 12.345,49 ha với tổng số dân là 127.181 người Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt khoảng 8-10%/năm

- Tính đến 31/12/2015 toàn huyện đã cấp được 37.659/38.449 hộ với tổng diện tích 1.108,8 ha đạt 97,94% Toàn huyện đã hoàn thành xong công tác dồn ô đổi thửa Trong năm 2015 UBND huyện Thanh Miện đã tiếp 111 lần = 173 người, tăng 130,7%

so với năm 2014

- Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 12345,49 ha, trong đó đất nông nghiệp là 8532,26 ha chiếm 69,11% tổng diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệp là 3813,23 ha chiếm 30,89% tổng diện tích tự nhiên

- Kết quả thực hiện 02 dự án nghiên cứu cho thấy:

+ Về phương pháp tổ chức thực hiện: Quy trình tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đúng, chặt chẽ, đầy đủ, rõ ràng Vì vậy đảm bảo đúng tiến độ

đề ra

+ Về giá bồi thường đất: Đơn giá đấp áp dụng để tính bồi thường thấp chưa đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất vì chưa sát với giá thị trường tại thời điểm thu hồi + Về giá bồi thường tài sản, cây cối, hoa màu trên đất: Đơn giá bồi thường vật kiến trúc, các hạng mục công trình, đơn giá cây trồng, vật nuôi theo quy định của tỉnh thấp, chưa phù hợp với thực tế, nhiều loại tài sản, vật kiến trúc, cây, hoa màu không có trong bảng giá của tỉnh

+ Về chính sách hỗ trợ: Các khoản hỗ trợ mặc dù chưa đáp ứng được 100% nguyện vọng của người dân nhưng cũng phần nào bù đắp được những thiệt hại cho người dân khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện 02 dự án

- Một số giải pháp: Để thực hiện công tác bồi thường, GPMB hiệu quả thì cần đồng bộ thực hiện các giải pháp: Giải pháp về chính sách, giải pháp về đào tạo nghề, việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho người có đất bị thu hồi, giải pháp về tổ chức thực hiện

Trang 12

THESIS ABSTRACT

Master candidate: Nguyen Tuan Minh

Thesis title: "Assess the implementation of the compensation policy clearance

projects in Thanh Mien District - Hai Duong province"

Major: Land Management Code: 62.85.01.03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

1 RESEARCH OBJECTIVES

- Review the implementation of compensation policies, clearance when the State recovers land for implementing 02 projects: Project 1: Reconstruction of the provincial road 392B from Km10 + 478 section to Km11 + 542 Thanh Giang commune, thanh Mien district; Project 2: Investments for construction of two of the Company International Limited Phu Nguyen Garment Industrial Complex in Cao Thang, Cao Thang commune, Thanh Mien district

- Propose some solutions contribute to solving these problems, difficulties in the process of implementing the compensation clearance Thanh Mien district, Hai Duong province

2 MATERIALS AND METHODS

- Method secondary data collection: Collection of documents, policy documents relating to the compensation, support and clearance when the State recovers land and material conditions themselves However, economic, social, Thanh Mien district from 2010-2015 Gathering documents and data from organizations such as the Council implementing compensation, support the district land acquisition; Land development center in Hai Duong; Management Board rural transport project in Hai Duong; Environment Division of Natural Resources district;

- Methods of collecting primary data: The households were selected to represent the social basis sample surveys systematic random sampling sequence Total number of households surveyed were: 100 households (project upgrading provincial road 392B Km10 + 478 to stretch from Km11 + 542 in Thanh Giang survey 60 households; investment project for construction of two of the Company International garments Limited in industrial clusters Phu Nguyen Cao Thang, Cao Thang survey 40 households)

- Statistical Methods and Statistical Data Processing: Using Excel software support for synthesis and processing of data

- Methods of analysis, comparisons: comparing the data collected from the questionnaire (referring to documents related to 02 research projects) to find out the cause of which has the best solution advantages to accelerate the clearance work.

Trang 13

3 MAIN FINDINGS AND CONCLUSIONS

- An overall assessment of natural conditions, socioeconomic Thanh Mien district

- The management and use of land in Thanh Mien district

- Situation of compensation, support clearance in two research projects

- Propose some solutions contribute to solving these problems, difficulties in the process of implementing the compensation clearance Thanh Mien district, Hai Duong province

- Huyen Thanh Mien district, Hai Duong province's plains south Thai Binh, Hung Yen Province on the west so there is a very favorable position in economic exchanges with the provinces The district has 12345.49 hectares with a total population of 127,181 people is Economic growth rate of 8-10% annual / year

- As of 12.31.2015 the district has provided for 37 659/38 449 households with a total area of 1108.8 hectares reached 97.94% The district has completed the work of land exchanges cornered box In 2015 Thanh Mien District People's Committee received 111 times = 173 persons, an increase of 130.7% compared to 2014

- Total natural area of the district is 12,345.49 hectares, of which agricultural land

is 8532.26 hectares, accounting for 69.11% of the total natural area; non-agricultural land is 3813.23 hectares, accounting for 30.89% of the total natural area

- Results of the implementation 02 research projects showed that:

+ About the method implementation: implementation process of compensation and support proper clearance, tight, full, clear So make sure the schedule that you set + On land compensation price: The price applies to cover potholes low compensation calculation does not ensure the rights of people whose land is recovered because not close to the market price at the time of withdrawal

+ Regarding the compensation price of assets, trees, crops on land: The price compensation structures, the project item, unit prices of crops and livestock under provincial regulations is low, is not consistent with reality many types of properties, structures, trees or crops not included in the price list of the province

+ On policy support: The allowance although not 100% satisfy the aspirations of the people but also partially offset the damage to the people when the State recovers land to carry out 02 projects

- Some solutions: To implement the compensation and land clearance should effectively implement synchronization solutions: Solutions on policies and measures in vocational training, employment, income, stable life life to those whose land is recovered, solutions implementation

Trang 14

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt,

là thành phần quan trọng nhất của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng Đất đai có những tính chất đặc trưng khiến nó không giống bất kỳ tư liệu sản xuất nào Đất đai là nguồn tài nguyên có giới hạn về số lượng, có vị trí cố định trong không gian, không thể di chuyển được theo ý muốn chủ quan của con người Đất vừa là đối tượng sản xuất vừa là công cụ sản xuất

Xã hội càng phát triển, nền kinh tế tăng trưởng mạnh làm cho nhu cầu sử dụng đất tăng lên Hệ thống đường giao thông được cải tạo, nâng cấp, các khu, cụm công nghiệp được quy hoạch, mở rộng để thu hút các doanh nghiệp vào đầu

tư, quy hoạch các khu dân cư, khu tái định cư tất cả đều cần có quỹ đất để thực hiện Chính vì vậy mà công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng để có mặt bằng sạch giao cho chủ đầu tư là bước đầu tiên

Huyện Thanh Miện là huyện đồng bằng nằm ở phía Tây nam tỉnh Hải Dương Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 123.455km2 trải dài từ 10607’50” đến 160016’20” kinh Đông và từ 20040’45” đến 20050’55” vĩ Bắc Phía Tây giáp huyện gia lộc, Phía Đông Nam giáp huyện Ninh Giang, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình và phía Tây giáp tỉnh Hưng Yên Huyện có vị trí địa lý thuận lợi cho giao thương hàng hóa với các huyện và tỉnh khác Trong thời gian qua trên địa bàn huyện đã triển khai nhiều dự án, việc bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng để

có quỹ đất triển khai xây dựng các dự án về cơ bản đáp ứng được yêu cầu đề ra, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập như giá bồi thường, hỗ trợ thấp hơn giá thị trường, các chính sách hỗ trợ và tái định cư chưa được chú trọng làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của người dân, việc áp dụng khung chính sách cũng có những nét đặc thù riêng ở từng dự án khác nhau từ đó đã có không ít trường hợp

hộ dân không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, không bàn giao mặt bằng gây ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ chung thậm chí khiếu kiện kéo dài

Vì vậy để có cái nhìn tổng quan về công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Thanh Miện, tìm ra những nguyên nhân gây cản trở, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần đẩy nhanh tiến độ công tác

Trang 15

bồi thường, hỗ trợ và đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính của Nhà nước

tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng một số dự án huyện Thanh Miện - tỉnh Hải Dương”

1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

- Đánh giá tình hình thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng một số dự án huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương

- Đề xuất một số giải pháp góp phần giải quyết những tồn tại, khó khăn trong quá trình thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn hyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương

tư xây dựng cơ sở 2 của Công ty TNHH may mặc Quốc tế Phú Nguyên tại Cụm công nghiệp Cao Thắng, xã Cao Thắng, huyện Thanh Miện

Trên cơ sở phân tích, bổ sung thêm cơ sở thực tiễn cho huyện Thanh Miện trong việc bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện trong giai đoạn tới

* Về khoa học

Kết quả nghiên cứu góp phần vào cơ sở khoa học nghiên cứu về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở huyện Thanh Miện nói riêng và tỉnh Hải Dương nói chung

Trang 16

* Về thực tiễn

- Giúp cho các nhà quản lý quản lý về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Chỉ ra điểm hợp lý và chưa hợp lý của hệ thống chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng

- Kết quả nghiên cứu đã giúp người dân hiểu rõ thêm về quyền lợi và nghĩa

vụ của mình trong việc bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất

Trang 17

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ GPMB

2.1.1 Khái niệm về bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng

2.1.1.1 Bồi thường

Theo Khoản 6, Điều 4 Luật Đất đai năm 2003: “Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất

bị thu hồi cho người bị thu hồi đất” (Quốc hội, 2003)

Theo Khoản 12, Điều 3 Luật Đất đai năm 2013: “Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người

sử dụng đất” (Quốc hội, 2013)

Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền

sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất (Quốc hội, 2003)

Theo Khoản 2, Điều 74, Luật Đất đai năm 2013 việc bồi thường phải đảm bảo nguyên tắc sau:

Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất

Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật (Quốc hội, 2013)

Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới (Quốc hội, 2003)

Trang 18

2.1.1.3 Giải phóng mặt bằng

GPMB là quá trình tổ chức thực hiện các công việc liên quan đến di dời nhà cửa, cây cối và các công trình xây dựng trên phần đất nhất định được quy định cho việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng một công trình mới trên đó Công tác bồi thường GPMB từ khi thành lập hội đồng GPMB quận, huyện cho tới khi bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư (Nguyễn Đức Minh, 2001)

Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng là công việc được thực hiện từ khi thành lập Hội đồng Bồi thường giải phóng mặt bằng hoặc giao công việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho Tổ chức phát triển quỹ đất thực hiện cho tới khi bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư (Quốc hội, 2003)

2.1.1.4 Tái định cư

Tái định cư (TĐC) là việc di chuyển đến một nơi khác với nơi ở trước đây

để sinh sống và làm ăn TĐC bắt buộc đó là sự di chuyển không thể tránh khỏi khi Nhà nước thu hồi hoặc trưng thu đất đai để thực hiện các dự án phát triển TĐC được hiểu là một quá trình từ bồi thường thiệt hại về đất, tài sản; di chuyển đến nơi ở mới và các hoạt động hỗ trợ để xây dựng lại cuộc sống, thu nhập, cơ sở vật chất, tinh thần tại đó Như vậy, TĐC là hoạt động nhằm giảm nhẹ các tác động xấu về kinh tế - xã hội đối với một bộ phận dân cư đã gánh chịu vì

sự phát triển chung

Hiện nay ở nước ta, khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì người sử dụng đất được bố trí TĐC bằng một trong các hình thức sau:

- Bồi thường bằng nhà ở

- Bồi thường bằng giao đất ở mới

- Bồi thường bằng tiền để người dân tự lo chỗ ở

TĐC là một bộ phận không thể tách rời và giữ vị trí rất quan trọng trong chính sách giải phóng mặt bằng (GPMB) Các dự án TĐC cũng được coi là các

dự án phát triển và phải được thực hiện như các dự án phát triển khác (Viện nghiên cứu Địa chính, 2008)

2.1.2 Đặc điểm của quá trình bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng

Trong công tác giải phóng mặt bằng chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định

cư đảm bảo việc bồi hoàn đất đai, tài sản trên đất bị thu hồi đúng đối tượng, đúng

Trang 19

- Tính đa dạng thể hiện: Mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất

khác nhau với điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội và trình độ dân trí khác nhau Đối với khu vực đô thị, mật độ dân cư cao, ngành nghề đa dạng, giá trị đất và tài sản trên đất lớn dẫn đến quá trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng có những đặc trưng nhất định Đối với khu vực ven đô, mức độ tập trung dân cư khá cao, ngành nghề dân cư phức tạp, hoạt động sản xuất đa dạng: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, buôn bán nhỏ quá trình GPMB và giá đất tính bồi thường, hỗ trợ cũng có đặc trưng riêng của

nó Còn đối với khu vực nông thôn người dân chủ yếu là hoạt động sản xuất nông nghiệp, đời sống phụ thuộc chính vào nông nghiệp Do đó, GPMB và giá đất tính bồi thường, hỗ trợ cũng được tiến hành với những đặc điểm riêng biệt (Phan Văn Hoàng, 2006)

- Tính phức tạp thể hiện: Đất đai là tài sản có giá trị cao, có vai trò quan

trọng trong đời sống kinh tế - xã hội đối với mọi người dân Ở khu vực nông thôn, dân cư chủ yếu sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà đất đai lại là tư liệu sản xuất quan trọng trong khi trình độ sản xuất của nông dân thấp, khả năng chuyển đổi nghề nghiệp khó khăn do đó tâm lý người dân là giữ được đất để sản xuất, thậm chí họ cho thuê đất còn được lợi nhuận cao hơn là sản xuất nhưng họ vẫn không cho thuê Trước tình hình đó đã dẫn đến công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia di chuyển là rất khó khăn và việc hỗ trợ chuyển nghề nghiệp là điều cần thiết để đảm bảo đời sống dân cư sau này Mặt khác, cây trồng, vật nuôi trên vùng đó cũng đa dạng, không được tập trung một loại nhất định nên gây khó khăn cho công tác định giá bồi thường (Phan Văn Hoàng, 2006)

- Đối với đất ở lại càng phức tạp hơn do những nguyên nhân sau:

+ Đất ở là tài sản có giá trị lớn, gắn bó trực tiếp với đời sống sinh hoạt của người dân mà tâm lý, tập quán là ngại di chuyển chỗ ở, thay đổi môi trường sống + Nguồn gốc hình thành đất khác nhau do tồn tại chế độ cũ để lại và do cơ chế chính sách chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được với nhu cầu thực tế sử dụng đất nên chưa giải quyết được các vướng mắc và tồn tại cũ

Trang 20

+ Việc quản lý đất đai chưa chặt chẽ dẫn đến các hiện tượng lấn, chiếm, xây dựng công trình trái phép trên đất tập thể nhưng lại chính quyền địa phương chậm hoặc không xử lý dẫn đến việc phân tích hồ sơ đất đai để áp dụng khung chính sách và áp giá phương án bồi thường gặp rất nhiều khó khăn

+ Thiếu quỹ đất dành cho xây dựng khu tái định cư cũng như chất lượng khu tái định cư thấp chưa đảm bảo được yêu cầu

+ Dân cư một số vùng sống chủ yếu bằng nghề buôn bán nhỏ và sống bám vào các trục đường giao thông của khu dân cư làm kế sinh nhai nay chuyển đến ở khu vực mới điều kiện sống thì bị thay đổi nên họ không muốn di chuyển

+ Việc áp dụng giá đất ở để tính bồi thường giữa thực tế và quy định của Nhà nước có những khoảng cách khá xa cho nên việc triển khai thực hiện cũng không được sự đồng thuận cao của những người dân

+ Do chính sách pháp luật còn nhiều chỗ chưa phù hợp

Từ các đặc điểm trên cho thấy công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại mỗi địa bàn khác nhau luôn có những đặc điểm khác nhau Từ đó phải có những phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư sao cho phù hợp và thỏa đáng đối với chủ sử dụng đất bị thu hồi đất (CARE Quốc tế tại Việt Nam - Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam, 2005)

2.1.3 Sự cần thiết của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng

Trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia việc thu hồi những khu đất để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế như: Hệ thống đường giao thông, hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống thuỷ điện; Cơ sở hạ tầng xã hội như: Trường học, bệnh viện, trung tâm thể dục thể thao, khu vui chơi giải trí; Cơ sở sản xuất như: Khu kinh tế, khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất và việc mở rộng các khu đô thị, khu dân cư là quy luật tất yếu của sự phát triển Trong quá trình đầu tư các dự án có thu hồi đất, công tác giải phóng mặt bằng để tạo địa bàn xây dựng các công trình là hết sức cần thiết Tốc độ phát triển càng lớn thì nhu cầu xây dựng càng cao, giải phóng mặt bằng trở thành một yêu cầu, thách thức ngày càng cấp bách đối với sự thành công không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà trong cả lĩnh vực chính trị, xã hội

trong phạm vi một quốc gia

Trang 21

2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Thông tư số 36/2014/TT- BTNMT ngày

30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết phương pháp định giá đất; Xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; Định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất Trong Nghị định và thông tư hướng dẫn Chính phủ cũng quy định rõ những điều khoản cụ thể giao cho từng địa phương quy định để phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương trong quá trình thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng

2.2.2 Trình tự, thủ tục các bước tổ chức thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng

Căn cứ vào Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013 Chính phủ đã ban hành các Nghị định hướng dẫn thi hành luật như: Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai; Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Thông tư số 37/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trong đó nêu cụ thể trình tự các bước tổ chức thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng

Trang 22

Điều tra xác lập số liệu về đất đai, tài sản để làm

cơ sở lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái

định cư

Lập, thẩm định và phê duyệt phương án bồi

thường, hỗ trợ và tái định cư

Tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ

và tái định cư đã được phê duyệt

Bàn giao đất cho chủ đầu tư thực hiện dự án

Hình 2.1 Trình tự, thủ tục các bước tổ chức thực hiện công tác bồi thường giải

phóng mặt bằng 2.3 CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, đất đai là nguồn lực quan trọng nhất, cơ bản của mọi hoạt động đời sống kinh tế - xã hội Khi Nhà nước thu hồi đất phục vụ cho các mục đích của Quốc gia đã làm thay đổi toàn bộ đời sống kinh tế của hàng triệu hộ dân và người dân, người bị ảnh hưởng không những không hạn chế về số lượng mà còn có xu hướng ngày càng tăng Đặc biệt ở những nước đang phát triển, người dân chủ yếu sống bằng nông nghiệp thì đó là vấn đề sống còn của họ Dưới đây là một số kinh nghiệm trong công tác bồi thường, GPMB của một số nước trên thế giới sẽ phần nào giúp ích cho Việt Nam trong việc hoàn thiện chính sách bồi thường GPMB

Trang 23

2.3.1 Trung Quốc

Về pháp luật đất đai, Trung Quốc có nhiều nét tương đồng với pháp luật Việt Nam Tuy nhiên nhìn tổng thể, việc chấp hành pháp luật của người Trung Quốc rất cao Việc sử dụng đất tại Trung Quốc thực sự tiết kiệm, Nhà nước Trung Quốc hoàn toàn cấm việc mua bán chuyển nhượng đất đai Do vậy, thị

trường đất đai gần như không tồn tại mà chỉ có thị trường nhà ở

Về bồi thường đất đai: Do đất đai thuộc sở hữu Nhà nước nên không có chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, kể cả đất nông nghiệp, tuỳ trường hợp cụ thể, Nhà nước sẽ cấp đất mới cho các chủ sử dụng

bị thu hồi đất

Về phương thức bồi thường: Nhà nước thông báo cho người sử dụng đất biết trước việc họ sẽ bị thu hồi đất trong thời hạn một năm Người dân có quyền lựa chọn các hình thức bồi thường bằng tiền hoặc bằng nhà tại khu ở mới Tại thủ đô Bắc Kinh và Thành phố Thượng Hải, người dân thường lựa chọn bồi thường bằng tiền và tự tìm chỗ ở mới phù hợp với công việc nơi làm việc của mình

Về giá bồi thường, hỗ trợ: Tiêu chuẩn là giá thị trường Mức giá này cũng được Nhà nước quy định cho từng khu vực và chất lượng nhà, đồng thời được điều chỉnh rất linh hoạt cho phù hợp với thực tế, vừa được coi là Nhà nước tác động điều chỉnh tài chính thị trường đó Đối với đất nông nghiệp, việc bồi thường, hỗ trợ theo tính chất của đất và loại đất (tốt, xấu)

Về tái định cư: Các khu tái định cư và các khu nhà ở được xây dựng đồng

bộ và kịp thời, thường xuyên đáp ứng nhu cầu nhiều loại căn hộ với các nhu cầu

sử dụng khác nhau Các chủ sử dụng phải di chuyển đều được chính quyền chú ý điều kiện về việc làm, đối với các đối tượng chính sách xã hội được Nhà nước có chính sách xã hội riêng

Khi di dời thực hiện nguyên tắc chỗ ở mới tốt hơn chỗ ở cũ Khu tái định cư được quy hoạch tổng thể (nhà ở, trường học, chợ ), cân đối được giao thông động và tĩnh Trong quá trình bồi thường, hỗ trợ, GPMB phải lập các biện pháp

xử lý đối với việc sắp xếp bồi thường khi không đạt được thống nhất Khi không đạt được thống nhất sẽ xử lý theo phương thức trước tiên là dựa theo trọng tài, sau theo khiếu tố

Trang 24

Tiêu chuẩn sắp xếp bồi thường di dời nhà cửa hiện nay của Thành phố Thượng Hải được thực hiện theo 3 loại:

- Loại 1: Lấy theo giá thị trường của nhà đất đối với nhà bị tháo dời cộng

thêm với “Giá tăng thêm nhân với diện tích xây dựng của ngôi nhà bị tháo dỡ”

- Loại 2: Đổi nhà theo tiêu chuẩn giá trị, bố trí nhà lấy theo giá thị trường,

giá tương đương với giá nhà bị tháo dỡ, di dời

- Loại 3: Bố trí nhà theo tiêu chuẩn diện tích, đây là tiêu chuẩn mà chính

quyền quận, huyện nơi có di dời lập ra đối với những người có khó khăn về nhà

ở Người bị di dời có thể chọn hình thức bố trí nhà ở cho phù hợp Dựa vào khu vực bố trí nhà ở để tăng diện tích, dựa theo phân cấp từng vùng trong thành phố Càng ra ngoại vi càng được hệ số tăng thêm, mức tăng thêm có thể là 70%, 80% hay 100% (Nguyễn Ánh Tuyết, 2002)

2.3.2 Thái Lan

Không có chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư quốc gia, vì đa hình thức sở hữu đất đai nhưng Hiến pháp năm 1982 quy định việc trưng dụng đất cho các mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng, quốc phòng, phát triển nguồn tài nguyên cho đất nước, phát triển đô thị, cải tạo đất đai và các mục đích công cộng khác phải theo thời giá thị trường cho những người hợp pháp về tất cả các thiệt hại do việc trưng dụng gây ra và quy định việc bồi thường, hỗ trợ phải khách quan cho người chủ mảnh đất và người có quyền thừa kế tài sản đó Dựa trên các qui định này, các ngành có qui định chi tiết cho việc thực hiện trưng dụng đất của ngành mình

Năm 1987, Thái Lan ban hành Luật về trưng dụng bất động sản áp dụng cho việc trưng dụng đất sử dụng vào các mục đích xây dụng tiện ích công cộng, quốc phòng, phát triển nguồn tài nguyên hoặc các lợi ích khác cho đất nước, phát triển đô thị, nông nghiệp, công nghiệp, cải tạo đất đai vào các mục đích công cộng Luật qui định những nguyên tắc về trưng dụng đất, nguyên tắc tính giá trị bồi thường, hỗ trợ các loại tài sản bị thiệt hại Căn cứ vào đó, từng ngành đưa ra các qui định cụ thể về trình tự tiến hành bồi thường, hỗ trợ TĐC, nguyên tắc cụ thể xác định giá trị bồi thường, hỗ trợ, các bước lập và phê duyệt dự án bồi thường, hỗ trợ, thủ tục thành lập các cơ quan, uỷ ban tính toán bồi thường, hỗ trợ TĐC, trình tự đàm phán, nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, quyền khiếu nại, quyền khởi kiện đưa ra toà án

Trang 25

Trong ngành điện năng thì cơ quan điện lực Thái Lan là nơi có nhiều dự án bồi thường, hỗ trợ TĐC lớn nhất nước, họ đã xây dựng chính sách riêng với mục tiêu: “Đảm bảo cho những người bị ảnh hưởng một mức sống tốt hơn” thông qua việc cung cấp cơ sở hạ tầng có chất lượng và đạt mức tối đa nhu cầu, đảm bảo cho những người bị ảnh hưởng có thu nhập cao hơn và được tham gia nhiều hơn vào quá trình phát triển xã hội, vì vậy thực tế đã tỏ ra hiệu quả khi cần thu hồi đất trong nhiều dự án (Nguyễn Thị Dung, 2009)

2.3.3 Hàn Quốc

Hàn Quốc là một nước nhỏ hẹp với 70% diện tích là đất đồi, núi cho nên đất công cộng được xem là một vấn đề hết sức quan trọng Do đó để sử dụng đất một cách hiệu quả hơn thì các quy hoạch và quy chế được coi như một hình thức pháp luật

Luật đất đai của Hàn Quốc được xác lập trên cơ sở luật quy hoạch đô thị cho từng đô thị và Luật quản lý sử dụng quốc thổ bao gồm tất cả các đô thị, Nhà nước chỉ định năm khu vực sử dụng để cân bằng sự phát triển đồng bộ

Đặc biệt, khái niệm cơ bản của Luật quản lý sử dụng quốc thổ công khai rõ ràng về đất đai Đây có ý nghĩa là tách riêng hai phần quyền sở hữu và quyền sử dụng đất để nhấn mạnh tầm quan trọng của đất công cộng trong xã hội Chế độ này giúp việc sử dụng đất một cách hữu dụng bằng cách thúc đẩy quyền sử dụng đất nhiều hơn quyền sở hữu đất Với khái niệm công khai về đất đai, hạn chế sở hữu đất, hạn chế sử dụng đất, hạn chế lợi ích phát sinh, hạn chế thanh lý các quy chế công cộng được áp dụng theo luật pháp và cách tính các quy chế như thế này được xem là đặc trưng của luật liên quan đến đất đai của Hàn Quốc

Luật bồi thường GPMB của Hàn Quốc được chia ra thành hai thể chế Một

là ”đặc lệ” liên quan đến bồi thường GPMB cho đất công cộng đã đạt được theo thủ tục thương lượng của phát luật Hai là luật “sung công đất” theo thủ tục quy định cưỡng chế của công pháp

Để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế thì cần rất nhiều đất công cộng trong một thời gian ngắn với mục đích cưỡng chế đất cho nên luật “sung công đất” đã được thiết lập trước vào năm 1962 Sau đó theo pháp luật ngoài mục đích thương lượng thu hồi đất công thì còn muốn thống nhất việc này trên phạm vi toàn quốc và đảm bảo quyền tài sản của công nên luật này đã được lập vào năm

1975 và dựa vào hai luật trên Hàn Quốc đã triển khai bồi thường cho đến nay

Trang 26

Tuy nhiên dưới hai thể chế luật và trong quá trình thực hiện luật “đặc lệ” thương lượng không đạt được thỏa thuận thì “Luật sung công đất” được thực hiện bằng cách cưỡng chế, nhưng nếu cứ như vậy thì phải lặp đi lặp lại quá trình này và đôi khi trùng lặp cho nên thời gian có thể bị kéo dài hoặc chi phí cho bồi thường sẽ tăng Do đó, cho đến nay đã có nhiều thảo luận thống nhất hai thể chế này là một Thực hiện bồi thường theo luật mới của Hàn Quốc thì sẽ thực hiện theo ba giai đoạn:

Thứ nhất: Tiền bồi thường đất đai được giám định viên công cộng đánh giá trên tiêu chuẩn giá quy định để thu hồi đất phục vụ cho công trình công cộng Mỗi năm Hàn Quốc cho thi hành định giá trên 27 triệu địa điểm trên toàn quốc và chỉ định 470.000 địa điểm làm tiêu chuẩn và thông qua đánh giá của giám định để dựa theo đó hình thành giá quy định cho việc bồi thường Giá quy định không dựa vào lợi nhuận khai thác do đó có thể đảm bảo sự khách quan trong việc bồi thường Thứ hai: Pháp luật có quy định không gây thiệt hại nhiều cho người có quyền sở hữu đất trong quá trình thương lượng chấp thuận thu hồi đất Quy trình chấp thuận theo thứ tự là công nhận mục đích, lập biên bản tài sản và đất đai, thương lượng, chấp thuận thu hồi

Thứ ba: Biện pháp di rời là một đặc điểm quan trọng Nhà nước hỗ trợ tích cực về mặt chính sách đảm bảo sự sinh hoạt của con người, cung cấp đất đai cho những người bị mất nơi cư trú do thực hiện công trình công cộng cần thiết của Nhà nước Đây là công việc có hiệu quả lôi cuốn người dân tự nguyện di dời và liên quan rất nhiều tới việc GPMB Theo luật bồi thường, nếu như tòa nhà nơi dự

án sẽ được thực hiện có trên 10 người sở hữu thì phải xây dựng cho các đối tượng này nơi cư trú hoặc 30% giá trị của tòa nhà đó Còn nếu như các dự án xây dựng chung cư nhà ở thì cung cấp cho các đối tượng này chung cư hoặc nhà ở thấp hơn giá thành

Đối với các đối tác kinh doanh để kiếm sống nhưng không có pháp nhân, các đối tác kinh doanh nông nghiệp, gia cầm thì có chính sách mang tính chất ân huệ ngoài biện pháp di dời còn ưu tiên cung cấp cho họ các cửa hàng hoặc khu kinh doanh

Luật bồi thường Hàn Quốc được thực hiện theo ba giai đoạn trên đối với đất đai, bất động sản và các quyền kinh doanh nông nghiệp, ngư nghiệp, khoáng sản để cung cấp tiền bồi thường và chi phí di dời

Trang 27

Chế độ và luật GPMB: Theo luật sung công đất đai thì nếu như đã trả hoặc đặt cọc tiền bồi thường xong nhưng không chịu di dời thì được xem như gây hại cho lợi ích công cộng do đó phải thi hành cưỡng chế giải tỏa được thực hiện quyền thi hành theo luật thực hiện thi hành hành chính và quyền thi hành ngay phải theo pháp lệnh cảnh cáo theo quy định Thực chất biện pháp GPMB thường

bị người dân hoặc các người ở thuê phản đối và chống trả quyết liệt gây ảnh hưởng xấu đến xã hội cho nên tốt nhất là phải có sự nghiên cứu tìm ra biện pháp cho dân tự nguyện di dời là hay hơn cả (Ngân hàng phát triển Châu Á, 2006)

2.4 CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG Ở VIỆT NAM QUA CÁC GIAI ĐOẠN

2.4.1 Chính sách bồi thường thiệt hại thu hồi đất đai trước năm 1987

Ngày 14/4/1959, Thủ tướng chính phủ ban hành Nghị định số 151-TTg

“Quy định về thể lệ tạm thời trưng dụng ruộng đất”, là văn bản pháp quy đầu tiên liên quan đến việc bồi thường và tái định cư ở Việt Nam, quy định như sau:

- Về việc bồi thường thiệt hại do lấy đất gây nên phải bồi thường hai khoản:

về đất thì bồi thường từ 1 đến 4 năm sản lượng thường niên của ruộng đất bị trưng thu

- Đối với hoa màu thì được bồi thường đúng mức theo giá trị tại thời điểm bồi thường

- Đối với nhà cửa, vật kiến trúc và các công trình phục vụ sinh hoạt được giúp đỡ xây dựng cái khác

- Ngoài ra, mồ mả thì căn cứ vào tình hình cụ thể về phong tục tập quán của địa phương mà giúp cho họ một số tiền làm phí tổn di chuyển

Có thể nói, những nguyên tắc cơ bản của việc bồi thường thiệt hại trong Nghị định này là đúng đắn, đáp ứng nhu cầu trưng dụng đất đai trong những năm 1960 Cách bồi thường như vậy được thực hiện cho đến khi Hiến pháp 1980 ra đời

2.4.2 Chính sách bồi thường thiệt hại thu hồi đất đai từ 1987 - 1993

Hiến pháp 1980 quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý, chính vì vậy việc thực hiện bồi thường về đất không được thực hiện

mà chỉ thực hiện bồi thường những tài sản có trên đất hoặc những thiệt hại do việc thu hồi đất gây nên (Quốc hội, 1980)

Trang 28

Tại quyết định này, mức bồi thường còn được phân biệt theo thời hạn sử dụng đất lâu dài hay tạm thời quy định việc miễn giảm tiền bồi thường đối với việc sử dụng đất để xây dựng hệ thống đường giao thông, thủy lợi…

2.4.3 Chính sách bồi thường thiệt hại thu hồi đất đai từ 1993 - 2003

Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 (thay thế Hiến pháp 1980) đã công nhận và bảo vệ quyền sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân và quyền sở hữu cá nhân về tài sản và sản xuất được quy định cụ thể tại các Điều 17, 18, 23, 58

Những quy định trên đã tạo điều kiện củng cố quyền hạn riêng của Nhà nước trong việc thu hồi đất đai cho mục đích an ninh, quốc phòng và các lợi ích quốc gia

Trên cơ sở Hiến pháp 1992, Luật đất đai 1993 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 15 thàng 10 năm 1993 với quy định "đất có giá" và người sử dụng đất có các quyền và nghĩa vụ Đây là sự đổi mới có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác bồi thường GPMB của Luật đất đai năm 1993 (Quốc hội, 1993)

Luật Đất đai năm 1993 thực sự là văn bản pháp luật quan trọng nhất đối với quyền sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng và bồi thường đất đai, tài sản gắn liến với đất

Những quy định về bồi thường GPMB của Luật đất đai năm 1993 đã thu được những thành tựu quan trọng trong giai đoạn đầu thực hiện, nhưng càng về

Trang 29

sau, do sự chuyển biến mau lẹ của tình hình kinh tế - xã hội nó đã dần mất đi vai trò làm động lực thúc đẩy phát triển Để tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ GPMB đẩy nhanh tiến độ thi công công trình đồng thời bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai đã được thông qua ngày 29/6/2001

Để cụ thể hoá các quy định của Luật đất đai năm 1993 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 2001, nhiều văn bản quy định về chính sách bồi thường GPMB đã được ban hành, bao gồm:

- Nghị định số 90/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng Gồm 4 chương 17 Điều;

- Nghị định 87/NĐ-CP ngày 17/8/1994 ban hành khung giá các loại đất (Chính phủ, Nghị định số 87/1994)

- Nghị định số 22/1998/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/4/1998 V/v bồi thường, hỗ trợ thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng Gồm 6 chương, 40 Điều;

- Thông tư số 145/1998/TT-BTC ngày 04/11/1998 của Bộ tài chính về hướng dẫn thi hành Nghị định số 22/1998/NĐ-CP

Như vậy, hệ thống pháp lý có liên quan đến giải phóng mặt bằng đã từng bước được hoàn thiện, rõ ràng hơn

Song còn tồn tại một số hạn chế như: chưa bù đắp một cách đầy đủ những thiệt hại gây ra từ việc thu hồi đất, chỉ bồi thường thiệt hại về đất và bồi thường thiệt hại về tài sản, cho nên người bị thu hồi đất gặp rất nhiều khó khăn, không

đủ khả năng tái tạo lại cuộc sống so với trước khi bị thu hồi, quyền và nghĩa vụ của họ chưa được quan tâm nột cách đầy đủ

2.4.4 Chính sách bồi thường thiệt hại thu hồi đất đai từ 2003 đến Luật đất đai năm 2013

Hiện nay, có rất nhiều các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp, khu thương mại đang được thực hiện và trong tương lai con số các dự án

sẽ tăng lên rất nhanh Sau khi Luật đất đai 2003 được ban hành, Nhà nước đã ban hành nhiều các văn bản dưới luật như Nghị định, Thông tư cụ thể hoá các điều luật về giá đất, bồi thường, hỗ trợ thu hồi đất, bao gồm:

Trang 30

- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

- Thông tư số 116/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai

- Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 15 tháng 6 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

và giải quyết khiếu nại về đất đai

- Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất

- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Thông tư 14/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình

tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất;

Từ thực tế tình hình quản lý Nhà nước và các chính sách đất đai, chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất qua các thời kỳ và hiện tại, chúng tôi nhận thấy rằng việc chỉnh lý, bổ sung chính sách bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là cần thiết nhằm góp phần đẩy nhanh tiến độ GPMB thực hiện CNH - HĐH, ổn định đời sống nhân dân

Trang 31

Luật đã quy định cụ thể về các trường hợp Nhà nước thu hồi đất, thu hẹp hơn các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trong đó đã làm rõ các công trình thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh để tránh lạm dụng trong quá trình thực thi Đối với các dự án đầu tư sử dụng đất không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất mà phù hợp với quy hoạch sử dụng đất thì nhà đầu tư trong nước được nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân để có đất thực hiện dự án đầu tư

Quy định cụ thể trong Luật trình tự, thủ tục thu hồi đất; nguyên tắc, điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện cưỡng chế để địa phương triển khai thực hiện thống nhất

Đổi mới về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thông qua các quy định; giá đất bồi thường không áp dụng theo bảng giá đất mà áp dụng giá đất cụ thể do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất; điều kiện được bồi thường về đất, bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại, bồi thường tài sản gắn liền với đất Quan tâm hơn đến việc đảm bảo sinh kế cho người có đất bị thu hồi thông qua các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất như hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất; hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tạo việc làm; hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở Quy định trách nhiệm trong việc lập các khu tái định cư đảm bảo cơ sở hạ tầng đồng bộ bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng; phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của từng vùng, miền và quyền tham gia của người dân trong quá trình lập và thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư Bổ sung quy định xử lý đối với trường hợp chậm chi trả bồi thường do lỗi của cơ quan Nhà nước và do lỗi của

Trang 32

người có đất thu hồi để nâng cao trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong thực thi công vụ và ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân Sau khi Luật đất đai 2013 được ban hành, Nhà nước đã ban hành nhiều các văn bản dưới luật như Nghị định, Thông tư cụ thể hoá các điều luật về giá đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, bao gồm:

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai;

- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

- Thông tư số 37/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

- Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ

Quy định về giá đất;

- Thông tư số 36/2014/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất;

2.5 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG Ở VIỆT NAM

2.5.1 Thực trạng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng ở Việt Nam

Qua báo cáo của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có 757 dự án giải tỏa “treo” với tổng diện tích 19.009 ha các địa phương còn tồn tại nhiều dự án giải tỏa “treo” gồm: Bình thuận 133 dự án, Đồng nai 88 dự án, Quảng Ninh 56 dự án, Vĩnh Phúc 33 dự án, Bắc Ninh 32 dự án, Cao Bằng 35 dự án, Hưng Yên 26 dự án, Quảng Nam 21 dự án, Kiên Giang 30 dự án và An Giang 26 dự án

Thống kê có 16.924 hộ dân khiếu nại, tố cáo về GPMB, trong đó kết quả đã giải quyết được 12.838 hộ (đạt 75,86%), riêng tỉnh Vĩnh Phúc có tổng số đơn thư

là 13.203 hộ, đã giải quyết được 10.974 hộ (đạt 83,12%) Nhiều địa phương đã tập trung giải quyết tốt công tác khiếu nại, tố cáo như: Lạng Sơn, Lào Cai, Vĩnh Long, Tiền Giang đều đạt 100%, Bình Phước 92%, Đăk Nông 82% Bên cạnh đó cũng có một số địa phương chưa thực sự quyết tâm trong công tác giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của dân về GPMB như Điện Biên 9,04%, Phú Thọ 12%, Nam Định gần 25%, An Giang 11%, Cà Mau 23%

Trang 33

Kết quả giải quyết BT-HT: cả nước có 192 dự án (25,30%) với tổng diện tích đã giải quyết là 4.339 ha (22,82%) Bên cạnh đó còn có 148 dự án (19,55%) đang làm thủ tục giải quyết với tổng diện tích 1.720 ha

Kết quả giải quyết những vướng mắc trong công tác TĐC: theo thống kê thì

có 61 dự án vướng mắc với tổng số 6.243 hộ dân cần được TĐC, trong đó các địa phương đã tập trung giải quyết TĐC cho 3.661 hộ (58,54%)

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong thời gian qua các địa phương đã tiến hành rà soát và có quyết định hủy bỏ 87 dự án đã thu hồi đất với tổng diện tích 1.087 ha, trong đó: Đồng Nai hủy bỏ 10 dự án (373,98 ha), Hưng Yên hủy bỏ 7 dự án (66,64 ha), Hải Phòng hủy bỏ 10 dự án (50,30 ha), Bắc Ninh hủy bỏ 8 dự án (23,56%)

Thời gian qua, sự hình thành các khu, cụm công nghiệp, xây dựng kết cấu

hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, mạnh

mẽ kéo theo nhu cầu về mặt bằng, nhà xưởng tăng cao mà chủ yếu lấy từ đất nông nghiệp Trên thực tế, tuy diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (1

- 2%) trong tổng số diện tích đất tự nhiên, nhưng lại chủ yếu tập trung vào một số

xã, huyện có vị trí thuận lợi, mật độ dân số cao, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp, có địa phương bị thu hồi từ 70- 80% diện tích đất nông nghiệp Theo kế hoạch, những năm tới có địa phương có thể chuyển đổi 100% diện tích đất nông nghiệp, kéo theo nhiều hộ bị thu hồi 100% diện tích đất sản xuất Những địa phương có diện tích đất bị thu hồi lớn là Tiền Giang (20.308 ha), Đồng Nai (19.752 ha), Bình Dương, Cà Mau (13.242 ha), Hà Nội (7.776 ha), Vĩnh Phúc (5.573 ha), Hải Dương (3.146 ha) Khoảng 70% số hộ có diện tích đất thu hồi từ 50% diện tích đất sản xuất trở lên Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, bình quân đất nông nghiệp trên một nhân khẩu chỉ còn 0,108 ha (so với 10 năm trước giảm 0,005 ha); trong khi đó, mức bình quân đất nông nghiệp của thế giới hiện nay là 0,23 ha/người Vấn đề này đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo động nhiều lần, nhưng tình trạng này không những không giảm mà còn có chiều hướng gia tăng Tính riêng giai đoạn từ 2001- 2005, tổng diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi trên phạm vi cả nước lên tới trên 366 nghìn ha (chiếm gần 3,9% quỹ đất nông nghiệp), tức mỗi năm thu hồi hơn 73.200 ha (Phạm Thanh Hiền, 2010)

Tuy nhiên vẫn còn tồn đọng tổng số 433 dự án giải tỏa “treo” với tổng diện tích 12.645 ha chưa có hướng giải quyết

Trang 34

2.5.2 Nguyên nhân tồn tại trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng ở Việt Nam

Nguyên nhân chính của thực tế nhiều bất cập này là:

1/ Công tác quy hoạch sử dụng đất

Chất lượng của các phương án quy hoạch sử dụng đất thấp, chưa sát với tình hình thực tế của địa phương, mang nặng tính chủ quan, áp đặt, chạy theo thành tích đã dẫn đến nhiều khu vực quy hoạch đã được công bố là sẽ thu hồi đất nhưng không biết đến bao giờ mới thực hiện

Có những quy hoạch đúng đắn, phù hợp, cần thiết song lại không có lộ trình thực hiện, không có phân kỳ quy hoạch phù hợp, lại làm một cách nóng vội, ngăn cản việc thực hiện các quyền hợp pháp của người sử dụng đất Có trường hợp lại

do ngân sách hạn hẹp không chủ động giải quyết thực hiện dự án

2/ Phương án BT-TĐC

Việc điều tra, khảo sát lập phương án BT-GPMB chưa tốt, không sát với thực tế, phải làm đi làm lại, kéo dài thời gian thực hiện Quá trình lập phương án BT-HT-TĐC tại một số dự án chưa thật công khai dân chủ (nhiều trường hợp không lấy ý kiến nhân dân khi xây dựng phương án BT), trong thành phần của Hội đồng BT-GPMB không có sự tham gia của đại diện những người có đất bị thu hồi

Giá đất bồi thường trong nhiều trường hợp thấp hơn nhiều so với giá đất chuyển nhượng thực tế trên thị trường, nhất là đối với đất nông nghiệp trong khu vực đô thị Tiền bồi thường đất nông nghiệp thường không đủ để nhận chuyển nhượng diện tích đất nông nghiệp tương tự hoặc không đủ để chuyển sang nghành nghề khác Tiền bồi thường đất ở thường không đủ để mua lại chỗ ở mới

có điều kiện tương tự như chỗ ở cũ Tại vùng giáp ranh giữa các tỉnh, vùng giáp ranh giữa đô thị và nông thôn còn có sự chênh lệch quá lớn về giá BT, HT, gây khiếu kiện kéo dài làm ảnh hưởng đến tiến độ BT-GPMB

Công tác TĐC chưa tốt và thiếu đồng bộ với công tác GPMB, chưa có khu TĐC đã thực hiện thu hồi đất ở Một số khu TĐC không đảm bảo điều kiện tốt hơn hoặc bằng với nơi ở cũ

Việc chăm lo cho cuộc sống của người dân sau khi bị thu hồi đất chưa được quan tâm đầy đủ Nhất là đối với trường hợp đời sống của người dân phụ

Trang 35

Đội ngũ cán bộ làm công tác BT-GPMB gồm nhiều thành viên được trung tập từ các ngành khác nhau, thiếu kinh nghiệm, chưa am hiểu sâu chính sách của pháp luật về đất đai, lúng túng trong công việc giải thích chính sách pháp luật cho nhân dân, thậm chí còn làm trái quy định của pháp luật dẫn đến khiếu nại và phải tạm dừng GPMB

Không ít cán bộ hiểu sai hoặc cố tình vận dụng sai chế độ sở hữu về đất đai, viện dẫn quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước quản lý, dẫn đến

áp đặt, tùy tiện coi thường lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất đã được pháp luật công nhân khi tiến hành công tác BT-HT-TĐC

4/ Người dân có đất bị thu hồi

Người sử dụng đất hoặc do không hiểu pháp luật hoặc do bị kích động hoặc

do cố ý chì hoãn để được BT-HT thêm nên không chấp hành quyết định thu hồi đất Thậm chí liên kết khiếu nại đông người cho cơ quan nhà nước

2.6 NHỮNG BÀI HỌC THỰC TIỄN TỪ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG VÀ TÁI ĐỊNH CƯ Ở VIỆT NAM

Qua nghiên cứu chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư của một số nước, Việt Nam chúng ta cần học hỏi các kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư GPMB ở một

số điểm sau:

- Hoàn thiện các quy định về công tác định giá đất nói chung và định giá đất

để bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư nói riêng bằng cách thành lập các đơn

Trang 36

vị tư vấn trong việc điều tra, nghiên cứu và xây dựng giá đất ở các tỉnh, thành phố cả nước để giúp nhà nước xây dựng được một khung giá phù hợp sao cho hài hòa giữa lợi ích của người bị thu hồi đất và lợi ích quốc gia

- Ngoài khoản tiền bồi thường, hỗ trợ theo quy định cần nghiên cứu chính sách hỗ trợ trong việc chuyển đổi nghề và tạo công ăn việc sau khi bị thu hồi đất

- Cán bộ các cấp, các ngành thường xuyên bám sát các địa bàn, thôn xóm

để triển khai thực hiện nhiệm vụ một cách quyết liệt, căn cơ, với trách nhiệm cao nhất Tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh các vướng mắc, lãnh đạo các cấp chính quyền phải đến trực tiếp các hộ dân, các vị trí còn vướng mắc để kiểm tra cụ thể, xác định nguyên nhân và có giải pháp xử lý kịp thời, phù hợp, kiên quyết, dứt điểm, không để xẩy ra các vấn đề phức tạp Tổ chức đo đạc địa chính, kiểm đếm tài sản, vật kiến trúc, cây cối và áp giá bồi thường chính xác, công bằng, phân minh; thực hiện chi trả kịp thời cho nhân dân Quan tâm bố trí nơi tái định cư cho các hộ dân phải di dời đảm bảo các điều kiện theo quy định Nghiên cứu xây dựng giá đất ở, đất chuyên dùng, đất nông nghiệp tương đối sát với giá thị trường, kịp thời điều chỉnh cho phù hợp ; theo đó là điều chỉnh, bổ sung để hoàn thiện bộ đơn giá bồi thường, hỗ trợ về cây cối, hoa màu, vật kiến trúc đảm bảo theo nguyên tắc đầy đủ về danh mục, đơn giá tương đối sát với thị trường, giảm các thiệt hại đối với người dân được bồi thường, hỗ trợ trong tình hình giá cả thị trường thường xuyên biến động Kịp thời lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng quỹ nhà, quỹ đất tái định cư đảm bảo đủ nhu cầu giải phóng mặt bằng, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và xã hội, đảm bảo tiêu chuẩn, tạo việc làm cho người có đất bị thu hồi Thậm chí, ứng trước từ ngân sách để giải phóng mặt bằng, kinh phí đầu tư xây dựng các khu tái định cư có vị trí địa lý thuận lợi, gần trung tâm, có khả năng sinh lợi cao để giành bố trí tái định cư cho các hộ có đất ở mặt các trục đường Xét bố trí TĐC đúng đối tượng, đúng thành phần, tạo niềm tin cho người dân có đất

bị thu hồi; Thực hiện cải cách các thủ tục hành chính trong thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, đảm bảo công khai quy trình, thủ tục, thời gian giải quyết, công khai, minh bạch kết quả kiểm kê, phương án, chính sách, đơn giá áp dụng

Trang 37

- Tiếp và giải quyết các kiến nghị, khiếu nại của công dân ngay khi phát sinh từ cơ sở, các ngành, cấp không đùn đẩy, né tránh Xác định rõ trách nhiệm

cá nhân của người đứng đầu chính quyền địa phương, các cơ quan Nhà nước, các

tổ chức làm công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Song song với những giải pháp vừa nêu thì củng cố và hoàn thiện tổ chức bộ máy làm công tác bồi thường,

hỗ trợ, tái định cư tinh, gọn, hoạt động có hiệu quả, có tính chuyên nghiệp, có trình độ nghiệp vụ và ý thức trách nhiệm cũng là một trong những giải pháp đảm bảo thành công cho công tác giải phóng mặt bằng Chính sách sát với thực tế, quản lý tốt đất đai, giá bồi thường hợp lý và một đội ngũ cán bộ công tâm, khách quan, chính là giải pháp cho vấn đề giải phóng mặt bằng luôn nóng hổi trên địa bàn bài học kinh nghiệm từ thực tế, cho thấy, khi quyền lợi của người dân được đảm bảo, hài hoà với lợi ích chung, khi thông suốt từ chủ trương, chính sách tới thực tế thì thành công là tất yếu

2.7 ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ XÁC ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA

ĐỀ TÀI

Có thể thấy công tác bồi thường GPMB khi nhà nước thu hồi đất làm vấn

đề hết sức nhạy cảm và phức tạp nhất là trong giai đoạn hiện nay Chúng ta vừa phải đảm bảo việc thực hiện đúng chính sách của Nhà nước, vừa đảm bảo quyền lợi của chủ đầu tư, quyền lợi của người bị thu hồi đất Việc thu hồi đất ảnh hưởng mạnh mẽ đến các mặt đời sống của người có đất bị thu hồi Khi quyền lợi của người dân chưa đảm bảo và chưa thỏa mãn yêu cầu của họ thì xảy ra hiện tượng đơn thư khiếu kiện kéo dài làm ảnh hưởng đến tiến độ của dự án, làm lãng phí tiền của của Nhà nước, lãng phí tài nguyên đất đai Hiện nay công tác bồi thường,

hỗ trợ và tái định cư còn nhiều bất cập, một số chính sách còn chồng chéo nhau dẫn đến việc khó khăn trong quá trình áp dụng chính sách, một số dự án đặc thù còn có khung chính sách riêng do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nên có sự khác nhau về khung chính sách khi thực hiện dự án gây khó khăn khi bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án tiếp theo trên cùng địa bàn Mặt khác giá đất bồi thường khi thu hồi đất chưa đảm bảo được quyền lợi của người có đất bị thu hồi, các khoản hỗ trợ khi thu hồi đất chỉ phần nào giúp được người có đất bị thu hồi giảm bớt đi thiệt thòi chứ chưa làm thỏa mãn được yêu cầu của người bị thu hồi đất… Chính vì vậy, để đẩy nhanh được công tác giải phóng mặt bằng cần có sự

Trang 38

quan tâm hơn nữa của Nhà nước, của các cấp, các ngành có liên quan để hoàn thiện các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Đồng thời cũng cần có sự chung tay, chung sức của chủ đầu tư và người dân trong quá trình thực hiện dự

án đảm bảo tiến độ đề ra, góp phần thúc đẩy sự phát triển, ổn định tình hình an ninh, chính trị của địa phương

Từ những lý do trên cần có những nghiên cứu cụ thể trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đánh giá được những ưu, nhược điểm từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể để đẩy nhanh công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất, giảm thiểu tình trạng đơn thư kéo dài sau khi Nhà nước thu hồi đất

Trang 39

PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Đề tài giới hạn đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng

mặt bằng một số dự án huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010-2013 3.2 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 3/2015 đến tháng 3/2016 Số liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập vào thời điểm trong năm 2015

3.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi để thực hiện 02 dự án: + Cải tạo, nâng cấp đường tỉnh lộ 392B đoạn từ Km10+478 đến Km11+542 tại xã Thanh Giang, huyện Thanh Miện

+ Đầu tư xây dựng cơ sở 2 của Công ty TNHH may mặc Quốc tế Phú nguyên tại Cụm công nghiệp Cao Thắng, xã Cao Thắng, huyện Thanh Miện

- Việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ tại 02 dự án nghiên cứu

- Vấn đề đời sống và việc làm của người dân có đất bị thu hồi để thực hiện

dự án

3.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.4.1 Đánh giá chung về điều kiện tư nhiên, kinh tế xã hội của huyện Thanh Miện

- Điều kiện tự nhiên

- Điều kiện kinh tế - xã hội

Trang 40

- Đánh giá chung về chính sách bồi thường, hỗ trợ tại 2 dự án nghiên cứu

- Các văn bản pháp lý liên quan đến các dự án nghiên cứu

- Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu

hồi đất tại hai dự án nghiên cứu

- Tác động của việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng

đến đời sống và việc làm của các hộ dân bị thu hồi đất

- Đánh giá chung việc thực hiện các chính sách bồi thường, hỗ trợ tại 2 dự án

3.4.4 Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Thanh Miện

- Giải pháp về chính sách

- Giải pháp về đào tạo nghề, việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho người có đất bị thu hồi

- Giải pháp về tổ chức thực hiện

3.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập thông tin, số liệu, tài liệu: thu thập các tài liệu, văn bản chính sách có liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ và giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất và các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện Thanh Miện từ năm 2011-2015

- Thu thập tài liệu, số liệu từ các tổ chức thực hiện như Hội đồng bồi thường, hỗ trợ GPMB huyện; Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Hải Dương; Ban quản lý dự án giao thông nông thôn Hải Dương; Phòng Tài nguyên Môi trường huyện; Chi cục Thống kê huyện; Các phòng ban của huyện có liên quan; Các xã nằm trong 02 dự án nghiên cứu để trao đổi, thu thập thông tin về tình hình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Phối hợp với các tổ chức tham gia thực hiện công tác GPMB để đánh giá thu thập tài liệu

3.5.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

- Điều tra, xem xét tình hình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định

cư khi Nhà nước thu hồi đất tại 02 dự án nghiên cứu: Dự án cải tạo nâng cấp đường tỉnh lộ 392B đoạn từ Km10+478 đến Km11+542 tại xã Thanh Giang, huyện

Ngày đăng: 13/04/2017, 18:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Nguyễn Ánh Tuyết (2002). Kinh nghiệm đền bù giải phóng mặt bằng ở một số nước. Truy cập ngày 01/02/2016, tại https://www.google.com/search/Kinhnghiem den bu giai phong mat bang o mot so nuoc Link
8. Nguyễn Thị Dung (2009). Chính sách đền bù khi thu hồi đất của một số nước trong khu vực và Việt Nam. Truy cập ngày 02/02/2016, tại https://www.google.com/search/Chinh sach den bu khi thu hoi dat cua mot so nuoc trong khu vuc va Viet Nam Link
1. CARE Quốc tế tại Việt Nam - Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (2005). Quản lý và sử dụng đất đai ở nông thôn Miền Bắc nước ta, Nxb Lao động - xã hội Khác
2. Chi cục thống kê huyện Thanh Miện (2015). Báo cáo thường niên huyện Thanh Miện năm 2015 Khác
3. Chính phủ (2004). Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ quy định về bồi thường thiệt hại và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Khác
4. Chính phủ (2007). Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai Khác
7. Nguyễn Đức Minh (2001). Quy hoạch đất đai và thị trường bất động sản, hội thảo Một số vấn đề hình thành và phát triển thị trường bất động sản Việt Nam ngày 15-16/11/2001, Hà Nội Khác
9. Phạm Thanh Hiền (2010). Thực trạng và giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động có đất nông nghiệp bị thu hồi phục vụ các dự án phát triển công nghiệp, giao thông thên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Luận văn thạc sỹ Quản lý đất đai, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khác
10. Phan Văn Hoàng (2006). Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn thành phố Hải Phòng, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 113tr Khác
11. Phòng Lao động Thương binh và xã hội huyện Thanh Miện (2015). Báo cáo tình hình lao động việc làm năm 2015 huyện Thanh Miện Khác
12. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Miện (2015). Báo cáo Tình hình quản lý và sử dụng đất năm 2015 huyện Thanh Miện Khác
13. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Miện (2015). Báo cáo Thống kê đất đai năm 2015 huyện Thanh Miện Khác
18. Tổng cục Quản lý đất đai (2009-2012). Báo cáo nghiên cứu, khảo sát các nước: Hàn Quốc, Đức, Nhật Bản, Canađa, Trung Quốc, Ôxtrâylia, Đài Loan, Thái Lan Khác
19. Ủy ban nhân dân huyện Thanh Miện (2015). Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2015, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 huyện Thanh Miện Khác
20. Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2007). Quyết định số 2829/2007/QĐ- UBND ngày 6 tháng 8 năm 2007 của UBND tỉnh Hải Dương ban hành Đơn giá nhà cửa, các công trình kiến trúc để bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Hải Dương Khác
21. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2008). Quyết định số 44/2008/QĐ-UBND ngày 29 tháng 8 năm 2008 của UBND tỉnh Hải Dương ban hành bộ đơn giá bồi thường cây trồng, vật nuôi và đào, đắp ao nuôi trồng thuỷ sản; Đơn giá bồi thường di chuyển mộ; Đơn giá hỗ trợ tiền thuê nhà ở khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hải Dương Khác
22. Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2009). Quyết định số 40/2009/QĐ-UBND ngày 15 tháng 12 năm 2009 của UBND tỉnh Hải Dương ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hải Dương Khác
23. Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2010). Quyết định số 25/2010/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2010 của UBND tỉnh Hải Dương ban hành Quy định về giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2011 Khác
24. Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2011). Quyết định số 05/2011/QĐ-UBND ngày 28 tháng 01 năm 2011 của UBND tỉnh Hải Dương điều chỉnh đơn giá nhà cửa, các công trình kiến trúc để bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Hải Dương Khác
25. Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2011). Quyết định số 30/2011/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2011 của UBND tỉnh Hải Dương ban hành Quy định về giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2012 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w