Tuy rằng có nhiều nhà nghiên cứu khẳng định Tước khi có học thuyết Nho giáo của Khổng Tử thì đã có những người và tầng lớp xã hội được gọi lag Nho.. Ông không có trước tác riêng truyền l
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
Nho giáo ra đời từ thế kỉ VI trước Công nguyên tại Trung Quốc, do Khổng Tử sáng tạo Đây không những là một học thuyết thống trị trong xã hội Trung Hoa suốt một thời gian dài, mà còn du nhập và có ảnh hưởng rất sâu sắc đến nước ta thông qua con đường xâm lược của phong kiến phương Bắc Trong suốt hơn một nghìn năm Bắc thuộc và nhất là trong các triều đại phong kiến Việt Nam (chủ yếu từ thế kỉ X đến XIX) Nho giáo đã có những tác động to lớn vào mọi mặt đời sống tinh thần của người Việt Nam Ở một khía cạnh nào
đó nó cũng góp phần xây dựng một yếu tố truyền thống của người Việt Như giáo sư Đào Duy Anh đã nói: “ Không ai chối cãi được rằng Khổng giáo hay Nho giáo đã tham gia một phần quan trọng vào sự đúc nặn cái diện mạo tinh thần của dân tộc và sự tạo thành văn hoá của dân tộc Cho nên trong cuộc cách mạng văn hoá hiện nay chúng ta tất phải nghiên cứu Khổng giáo hay Nho giáo để xem nó ảnh hưởng đến văn hoá của chúng ta như thế nào”( Đào Duy Anh, Nho Giáo tại Việt Nam, Tr 23, 1994) Vì vậy trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay, để xây dựng con người Việt Nam
xã hội chủ nghĩa, vấn đề đặt ra là phải giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa con người Việt Nam truyền thống và con người Việt Nam hiện đại Chính vì
vậy, trong bài tiểu luận này, em chọn đề tài “Những giá trị và hạn chế của Nho giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay” nhằm mục đích tìm hiểu sơ qua
về quá trình hình thành, phát triển, nội dung chính của học thuyết Nho giáo, quá trình du nhập của Nho giáo vào Việt Nam và đặc biệt là xem xét, đánh giá các nhân tố tích cực và tiêu cực của nó đối với xã hội Việt Nam hiện đại
Trang 2NỘI DUNG CHÍNH
1. Sơ lược về lịch sử học thuyết Nho giáo
Ở Trung Quốc, khoảnh thế kỉ XII Tr CN, bộ tộc Chu nổi lên chinh phục các
bộ tộc lân cận, chuẩn bị lật đổ nhà Thương Khoảng thế kỉ XI Tr CN, con trai của Chu Văn Vương là Chu Vũ Vương đã diệt vua Trụ của nhà Thương, lập nên nhà Chu Từ khi nhà Chu lên giữ ngôi thiên tử, chế độ vẫn theo lối phong kiến (phong hầu kiến quốc), chia thiên hạ thành 70 nước để phong cho các công thần va con cháu làm chư hầu Các nước chư hầu đều có quyền tự chủ nhưng hàng năm phải triều cống thiên tử nhà Chu và theo lệnh nhà Chu đi chinh phạt những khi có chiến sự Khi nhà Chu còn thịnh thì trật tự trên vẫn được đảm bảo Nhưng khi nhà Chu suy nhược, mệnh lệnh không còn được các nước chư hầu nghe theo, chư hầu phân ra đến 160 nước Chiến tranh liên miên kéo theo đó là cương thường đổ nát, nhân dân oán thán Thời đại ấy trong lich sử Trung Quốc gọi là Xuân Thu (hay thời Tiền Tần) Thời buổi loạn lạc, người người tham phú quý, mê danh lợi, không thiết nhân nghĩa, nhân dân khổ sở Vì thế người trong nước mới lo tìm cách cứu vớt thiên hạ,
do đó các học thuyết đua nhau ra đời Theo sách sử chép thì ở Trung Quốc lúc bấy giờ có tới 130 học phái, trong đó có 6 phái lớn nổi bật là: Nho gia, Mặc gia, Đạo gia, Danh gia, Pháp gia và Ân Dương gia, mà ảnh hưởng lớn nhất là
ba học phái đầu tiên: Nho gia, Mặc gia và Đạo gia
Nho gia (Nho giáo) xuất hiện ở Trung Quốc chính vào thời Xuân Thu đầy những biến động ấy do Khổng Tủ (551 – 497 Tr CN) sáng lập Tuy rằng có nhiều nhà nghiên cứu khẳng định Tước khi có học thuyết Nho giáo của Khổng Tử thì đã có những người và tầng lớp xã hội được gọi lag Nho Nhưng cũng không ai phủ nhận Nho giáo từ thời Xuân Thu trở đi nhờ Khổng Tử mà trở thành học thuyết có hệ thống, tôn chỉ rõ ràng Vì vậy về sau nói Khổng
Trang 3giáo cũng chính nói Nho giáo Khổng Tử tên là Khổng, tự là Trọng Ni, sinh ở nước Lỗ trong một gia đình quý phái nhưng đang trong thời kì sa sút Vì thế thủa bé ông đã biết đến những việc nặng nhọc, vất vả Có lẽ đó cũng là một trong những lí do khiến học thuyết của ông có nhiều quan điểm coi khinh lao đông chân tay Khổng Tử là người rất thông minh, nhân hậu, từ nhỏ đã ham học, hay chú ý về lễ nghi, phép tắc của con người nhất là những bậc đế vương Nhưng hết thẩy những tư tưởng đao đức và việc làm của ông trong suốt cuộc đời đều nhằm mục đích cứu đời, giúp nước cho dù nó có phần hạn chế khi muốn khôi phục thể chế nhà Chu trên cơ sở những chủ trương cải lương, ôn hoà nhằm không đảo lộn đẳng cấp xã hôi “Khổng Tử khảo cứu chế
độ và phong tục thời cổ, ngẫm nghĩ những tư tưởng của các bậc thánh hiền đời trước và suy xét cái lẽ biến hoá của trời đất, rồi đem những điều mình tâm đắc lập thành học thuyết có tông chỉ rất cao, quán triệt cả căn nguyên của vạn vật và các lẽ sinh hoá của vạn vật, cả tâm tính và hành động của người ta”(Trần Trọng Kim, Nho Giáo, NXB văn hoá thông tin 2001) Ông đi chu du khắp nơi trong nước mong tìm được minh quân để phò giúp nhằm khôi phục hoà bình, thống nhất đất nước, nhưng không được trọng dụng, phần vì không tìm được minh chủ, phần vì học thuyết của ông thoát ly hiện thực Cuối đời, hết sức thất vọng, ông trở về nước Lỗ chuyên tâm dạy học, chỉnh lý, san định sách cổ nhằm giữ gìn, truyền bá văn hoá cổ đại Những tập sách đó sau này tập trung thành Ngũ Kinh, gồm có: Kinh Dịch, Kinh Thư, Kinh lễ, Kinh Xuân Thu Ông không có trước tác riêng truyền lại cho hậu thế, nhưng học trò của ông có hàng ngàn người, học ghi chép lại những lời Khổng Tử và soạn lại trong các bộ Luận Ngữ, Trung Dung, Đại Học nhằm truyền đạo cho ông (ba
bộ trên sau này cùng với bộ Mạnh Tử hợp thành Tứ thư) Sau khi Khổng Tử mất, hoc thuyết cảu ông chia ra làm nhiều phái, mỗi phái có ý nghĩa khác nhau, nhưng hầu như càng về sau tinh thần của Nho giáo ngày càng kém đi và
xa rời dần so với những tư tưởng ban đầu của Khổng Tử Tuy nhiên dù gặp nhiều thăng trâm trong lịch sử nhưng Nho giáo vẫn trở thành công cụ đắc lực
Trang 4của gia cấp thống trị nhằm duy trì quyền lực của mình trong xã hôi phong kiến Từ đời Xuân Thu cho đến các đời Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh trong hơn 2000 năm, Nho giáo cùng với ngai vàng của các triều đại đã cùng nhau thống trị đời sống tinh thần của con người trong xã hội phong kiến Cho tới ngày nay khi đã kết thúc vai trò lịch sử của mình, Nho giáo vẫn có những ảnh hưởng nhất định đối với xã hội Trung Quốc và một số quốc gia châu Á khác trong đó có Việt Nam.
Tóm lại, Nho giáo là học thuyết có lịch sử lâu đời và mạng nhiều tính chất phức tạp Ngoài ra quá trình du nhập của Nho giáo vào Việt Nam cũng có nhiều đặc biệt đáng lưu ý và đòi hỏi có sự nghiên cứu, tìm hiểu một cách to àn diện khách quan
2. Quá trình du nhập và phất triển Nho giáo ở Việt Nam
Nho giáo là học thuyết có ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài tại Trung Quốc và một số quốc gia châu Á khác trong đó có Việt Nam Nho giáo du nhập vào Việt Nam không phải theo con đương giao lưu văn hoá mà là theo vó ngựa của quân xâm lược, được thế lực phong kiến phương Bắc âm mưu sử dụng làm công cụ đồng hoá nhân dân ta Cũng chính vì thế nên ban đầu khi mới du nhạp, Nho giáo không nhận được sự ủng hộ của nhân dân Việt Nam, mà thậm chí trong hơn 1000 năm Bắc thuộc nó còn bị tẩy chaym chối bỏ Tuy nhiên từ thế kỉ X sau khi nước ta giành độc lập thì nhân dân ta dần tiếp thu những tư tưởng chủ đạo của Nho giáo mà rõ nét hơn cả là việc các triều đại phong kiến Việt Nam đã sử dụng Nho giáo như là hệ tư tưởng, công cụ trị nước, công cụ đào tạo con người nhằm phục vụ gia cấp thống trị Khi đó các triều đại phong kiến Việt Nam đã nhận thấy Nho giáo là học thuyết có lợi cho sự thống trị của mình nên đã không ngừng củng cố và đề cao nó, nhất là ở việc giáo dục theo Nho giáo Tuy nhiên ở các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê do phải củng cố chính quuyền nên sự tác động của Nho giáo chỉ ở mức dộ công cụ để củng cố bộ máy nàh nước chứ chưa ảnh hưởng đến chế độ khoa cử Đến thời Lý, nền
Trang 5giáo dục Nho học được chính thức xác lập kể từ khi vua Lý Thánh Tông (1034 – 1072) trị vì Đây là Thời kì mà triều đại phong kiến Việt Nam hình thành về cơ bản Nhà Lý mở trường dạy Khổng giáo và tổ chức các kì thi Khổng giáo Tháng tám, mùa thu năm Canh Tuất 1070 nàh Lý cho xây dưng Văn Miếu, đắp tương Khổng Tử, Chu Công và thất thập nhị hiền Đây là sự kiện đánh dấu việc nho giáo được chính thức thừa nhận về mặt nhà nước Năm 1075 vua Lý Nhân Tông (1073 – 1127) đã tuyển những người học rộng,
am hiểu Khổng giáo và tổ chức thi “Minh kinh bác học”, “Nho học tam trường” Năm 1076 Vua Lý cho thành lập Quốc Tử Giám bên cạnh Văn Miếu
và đặt ra Hàn lâm viện Qua đó vau Lý đã khẳng định nền giáo dục chính thống la nền giáo dục Nho học Đến thời Trần, giáo dục Nho họpc tiếp tục phát triển, phép thi quy củ hơn Năm 1227 vua Trần Thái Tông (1225 – 1258)
mở khoa thi “Tam giáo” nghĩa là thi những người học Nho, Phật và Lão giáo Năm 1232, vua Trần Thánh Tông cho mở khoa thi “Thái học sinh” lấy 3 người đoc đầu gọi là Tam khôi gồm có Trang nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa Ngoài ra nhà vua cong đặt quốc học viện để giảng Tứ thư, Ngũ kinh Đến đời nhà Trần Nho học thịnh hơn nhà Lý và có nhiều Nho gia chân chính như Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên thời vua Trần Anh Tông (1293 – 1314), Trương Hán Siêu làm quan đời cua Trần Anh Tông và vua Trần Minh Tông, Phạm Sư Mạnh làm quan đời vua đời TRần Minh Tông và TRần Dụ Tông Và đặc biệt
là Chu Văn An, nhà giáo dục, nhà Nho yêu nước, người đã dâng “Thất trảm sớ” xin vua Trần Dụ Tông chém 7 tên nịnh thần nhưng vua không nghe Nho giáo thời kì này chủ yếu là Hán Nho và Đương Nho Nhưng sau khi nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần rồi để đât nước rời vào tay quân Minh thì chúng đem Tống Nho dạy cho nhân dân ta Vua Lê Thái Tổ đánh đổ giặc Minh, khôi phục nước nhà, mở mang Nho học Năm 1428, Lê Thái Tổ đã hạ chiếu trong nước dưng nhà học, dạy dỗ nhân tài Đến năm 1429 khảo thí Minh kinh Đến đời vau Lê Thánh Tông (1460 – 1497) thì chế độ phong kiến Việt Nam cũng như nền giáo dục Nho học ở vào thời kì cực thịnh, phát triển vượt bậc với
Trang 6nhiều thành tựu rực rỡ Khổng giáo giờ đây đã vượt lên vị trí độc tôn, được xem như “học thuyết triết học chính trị - xã hội mà giai cấp phong kiến làm tinh thần thống trị tinh thần xã hội Vào năm Giáp Thìn (1484), Lê Thành Tông đã cho ghi tên tuổi các vị tiến sĩ vào bia dưng tại Quốc Tử Giám để lưu danh những người đỗ đạt và khuyến khích tinh thần học tập của các Nho sĩ Thời kì này xuất hiện nhiều nàh Nho yêu nước sâu sắc mà tiêu biểu nhất là Nguyễn Trãi, hiệu Ức Trai, là người tiếp thu Khổng giáo và vận dụng sáng tạo nó vào việc củng cố chế độ phonng kiến Việt Nam trong thời đại Lê sơ Ngoài ra còn có các nhà Nho yêu nước khác như Nguyễn Trực, đỗ trạng nguyện thời vau Lê Thái Tông, Lương Thế Vinh dỗ trạng nguyên thời vua Thánh Tông “Từ thời nhà Lê về sau, trải qua nhà Mạc, nhà hậu Lê và nhà Nguyễn, Nho học ở Việt Nam tuy thịnh nhưng học giả trong nước phần nhiều chỉ học lối khoa cử, lấy văn chương để cầu sự độ đạt chứ không có mấy người học đến chỗ uyên thâm của Nho giáo để tìm thầy cái đạo lí cao xa hoăck là để xướng lên các học thuyết có giá trị”(GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn, TS Phạm Văn Đức, TS Hồ Sĩ Quý “ Tìm hiểu giá trị văn hoá truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá) Nhưng trong đó không thể phủ nhận rằng vẫn cong những nhà Nho học rộng và có tài, có tinh thần yêu nước như Nguyễn Bỉnh Khiêm đời nhà Mạc, những bậc văn sĩ tài giỏi như Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Nguễn Dữ (đều là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm) đời hậu Lê, Phạm Quý Thích, Nguyễn Du là những di Nho nhà Lê sống trong thời Tây Sơn, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến Theo thời gian, qua nhiều thăng trầm của lịch sử nhìn chung Nho giáo cũng
đã chiếm một vị trí quan trọng trong hệ tư tưởng chính thống của các triều đại phong kiến và đến nhà Nguyễn (thế kỉ XIX), Nho giáo đã giữ vị trí độc tôn Tuy nhiên, Nho giáo triều Nguyễn cũng là giai đoạn hưng thịnh cuối cùng của Nho giáo Việt Nam “Nếu như Nho giáo Việt Nam trong một số triều đại trước ít nhiều có tính chất tích cực và hợp thời thì Nho giáo triều Nguyễn đã trở thành hết sức tiêu cực và lỗi thời Vì lỗi thời nên Nho giáo triều Nguyễn
Trang 7đã thất bại trong việc ấn định trật tự xã hội và hoàn toàn thất bại trước thử thách của lịch sử Sự thất bại của Nho giáo triều Nguyễn đã cho thấy được chân lý lúc bấy giờ: muốn giành được độc lập dân tộc và cải thiện được dân sinh và đưa nhà nước tiến lên những đỉnh cao của htời đại, người Việt Nam phải được trang bị bằng một tư tưởng khác cao hơn Nho giáo” (GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn, TS Phạm Văn Đức, TS Hồ Sĩ Quý “ Tìm hiểu giá trị văn hoá truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá) Đầu thế
kỷ XX chính quyền thực dân Pháp và phong kiến Việt Nam đã huỷ bỏ chế đọ học tập và thi cử theo Khổn giáo Tuy vậy, Khổng giáo vẫn có ảnh hưởng lâu dai đến xã hội và con người Việt Nam Phan Bội Châu là nhà cách mạng dân tộc tiêu biểu cho những năm đầu của thế kỷ XX Với tư cách là một nhà Nho yêu nước, ông đã kêu gọi những phần tử ưu tú của tầng lớp nhà Nho nổi dậy chống lại ách thống trị của kẻ xâm lược Nhưng càng về sau này, Nho giáo càng trở nên lạc hậu, phản động và dần dần mất đi ảnh hưởng của mình ngay
cả trên quê hương Trung Quốc cũng như ở Việt Nam và đến nay đã hoàn toàn chấm dứt vai trò lịch sử của mình
3 Những nội dung cơ bản của học thuyết đạo đức nho giáo.
3.1 Vai trò của đạo đức nho giáo.
Quan điểm đạo đức của một trường phái triết học, của một tôn giáo nào đó
bảo vệ lợi ích, quyền lợi cho một chế độ, một hình thái kinh tế xã hội nào đó
Vì vậy học thuyết đạo đức Nho giáo được sinh ra nhằm phục vụ cho chế độ nhà nước phong kiến
Học thuyết đạo đức Nho giáo một mặt phản ánh những hành vi ứng xử giữa
cá nhân và xã hội, mặt khác phản ánh quan hệ giai cấp trong xã hội Trong Nho giáo vấn đề cơ bản nhất, bao quát nhất là vấn đề đạo đức: “Trời có đạo trời, đức trời, đất có đạo đất, đức đất, muôn vật cũng có đạo đức của muôn vật.”(Quang Đạm, Nho Giáo xưa và nay)con người có đạo đức của con người
Vì vậy con người phải đặt việc rèn luyện trau dồi đạo đức lên hàng đầu
Trang 8Hơn nữa, Nho giáo còn được coi là một học thuyết đạo đức bởi vì nho giáo đưa ra những quan điểm về thiện, ác, đạo làm người cùng những chuẩn mực, những quy tắc, quy phạm đạo đức để điều chỉnh, đánh giá hành vi của con người trong quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với gia đình với quốc gia và thiên hạ Trong xã hội, Nho giáo chú ý nhiều nhất đến quan
hệ vua- tôi Vua được coi là thiên tử(con trời) có quyền lực tối cảôtng thiên
hạ, thay trời cai trị muôn dân Còn kẻ bề tôi phải tận trung với vua, đúng như Đổng Trọng Thư nói “ Vua xử thần tử thần bất tử bất trung”(Nguyễn Hữu Vi, Giáo trình lịch sử triết học)
Trong gia đình, Nho giáo đề cao mối quan hệ cha-con và mối quan hệ chồng vợ Nhằm duy trì trật tự tôn ti trong gia đình góp phần củng cố trật tự
kỷ cương ổn định xã hội và ràng buộc trách nhiệm giữa con người với con người Trong quan hệ cha con, Nho giáo đặt vị trí người cha cao hơn, người con có ngiã vụ phải kính trọng và chăm sóc cha mẹ Phải coi việc phụng sự cha mẹ là gốc của mọi việc trọng đại Đấy là chữ “Hiếu” Đồng thời người con phải phục tùng mệnh lệnh của người cha Trong quan hệ vợ chồng, Nho giáo đưa ra những chuẩn mực đạo đức ràng buộc trách nhiệm và nghĩa vụ giữa vợ chồng với nhau Đặc biệt Nho giáo đề cao vai trò của người chồng trong gia đình, người phụ nữ thường phải chịu nhiều thiệt thòi hơn
Tóm lại học thuyêt đạo đức nho giáo không chỉ phản ánh quan hệ đạo đức
mà còn phản ánh quan hệ đạo đức xã hội nhằm mục đích chính trị
3.2 Những phạm trù cơ bản của đạo đức nho giáo.
Trong học thuyết đạo đức Nho giáo thì trung tâm nằm ở Tam Cương và
Ngũ thường Tam cương liên kết với Ngũ thường bằng năm đức Nhân, lễ, Nghĩa, Trí, Tín
Đức nhân
Trong đạo đức làm người, chữ nhân được Khổng Tử đặt lên hàng đầu, đức nhân là tiêu chuẩn cao nhất, Nhân là điều hợp với đạo đức và lòng người
Trang 9Nhân, một mặt là lòng thương người “điều mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác”, “ muốn lập thân thì phải giúp người khác lập thân trước, muốn thành đạt cũng phải giúp người khác thành đạt Đồng thời với bản thân phải kiềm chế mình theo đúng lễ, nếu không hợp với lễ thì không nhìn, không nói, không nghe, không làm Ngoài ra nhân còn bao gồm các nội dung khác như: cung kính, nghiêm túc, thành thật, dũng cảm, rộng lượng, cần cù Như vậy nhân là một phạm trù rất rộng gần như đồng nghĩa với đạo đức Khổng tử coi Nhân và Thánh gần như một, đã Thánh là Nhân, đã Nhân là Thánh Bản thân Khổng Tử cũng chưa dám nhận là người có nhân Còn Khổng Nhan, Mạnh Tử, Tăng Tử đều khẳng định Nhân là đỉnh cao chót vót của lâu đài đạo đức.
Trong quan hệ gia đình, Khổng Tử nhấn mạnh đến quan hệ cha mẹ- con cái trong đó nổi lên chữ hiếu Ông khẳng định rằng Nhân là gốc của Hiếu Con cái phải luôn có hiếu với cha mẹ, chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ là nghĩa vụ
và bổn phận của con cái, đồng thời phải yêu thương kính trọng cha mẹ Kính đồng thời cũng là bản chất của chữ Hiếu, có nghĩa Kính cũng chính là Nhân Đối với các phẩm chất Trí, Dũng cũng vậy Khổng Tử nói “Nhân giả tất hữu dũng, dũng giả bất tất hữu nhân”(Luận Ngữ) (người có nhân tất có dũng, người có dũng chưa chắc có nhân)
Như vậy có thể khẳng định rằng “Chữ Nhân đối với mọi người trong thiên
hạ còn hơn cả nước, lửa, người ta có thể đạp lên nước, lửa mà chết chứ không đạp lên chữ nhân”(Nguyễn Đăng Duy,Nho Giáo với văn hoá Việt Nam)(Dân chi ư nhân dã, thậm ư thuỷ hoả, thuỷ hoả ngô kiến đạo nhi tử giả, dễ di kiến đạo nhân nhi tử giả dã)
Đồng nghĩa với việc coi chữ Nhân là nội dung, là tinh thần cốt lõi trong học thuyết đạo đức nho giáo
Trang 10Thứ hai, lễ là những chuẩn mực, những quy tắc, những yêu cầu có tính bắt buộc, ràng buộc với mọi hành vi, ứng xử của con người trong các mối quan
hệ xã hội cũng như trong các hoạt động khác của con người Tuy nhiên lễ không phải là một tiêu chuẩn đạo đức hoàn toàn độc lập mà là một vấn đề luôn gắn liền với Nhân Trong mối quan hệ giữa Nhân và lễ thì Nhân là gốc,
là nội dung còn lễ là biểu hiện của nhân Ví dụ trong các tang lễ, xa xỉ chẳng bằng tiết kiệm, đầy đủ mọi nghi thức chẳng bằng xót thương
Do đó “Người không có lòng nhân thì thực hành lễ sao được” vì “ Nói về lễ không phải chỉ có lụa ngọc mà thôi”
Lễ không những là biểu hiện của Nhân mà lễ còn điều chỉnh đức Nhân cho đúng Khổng Tử nói “ Cung kính mà không biết lễ thì mệt nhọc, cẩn thận mà không biết lễ thì nhút nhát, dũng cảm mà không biết lễ thì làm loạn, thẳng thắn mà không biết lễ thì làm phật ý người khác”
Và theo Khổng Tử giữa tình và lễ thì lễ quan trọng hơn, vì thế ông đã nói cai trị dân mà dùng mệnh lệnh, đưa dân vào khuôn phép mà dùng hình phạt thì dân có thể tránh được tội lỗi nhưng không biết liêm sỉ Cai trị dân mà dùng đạo đức đưa dân vào khuôn phép mà dùng lễ thì dân sẽ biết liêm sỉ và thực lòng quy phục” Như vậy đức lễ có vai trò rất lớn trong việc cai trị dân, trong đường lối cai trị nước của các bậc thiên tử ở thời đại phong kiến
Trang 11Trong giáo dục cũng chủ trương đề cao đức lễ, mục đích giáo dục là uốn nắn nhân cách và bồi dưỡng nhân tài vì vậy phương châm giáo dục quan trọng trong nho giáo là “ Tiên học lễ, hậu học văn”.
Vì vậy đức lễ có vai trò rất lớn, nó quy định hình thức mối quan hệ giữa người với người trong xã hội
Đức nghĩa
Trong quan niệm của nho giáo, “Nghĩa vừa là phạm trù đạo đức vừa là phạm trù chính trị xã hội Khổng tử coi nghĩa là phẩm chất cơ bản của người quân tử “ Bậc quân tử tinh tường về việc nghĩa” (quân tử dụ ư nghĩa”) đồng thời người quân tử phải hành động vì nghĩa “ Người quân tử dùng nghĩa lí làm căn bản” (Luận Ngữ )(quân tử nghĩa dĩ vi chất)
Nghĩa gắn liền với Nhân, Nhân thể hiện tình cảm sâu sắc thì nghĩa là nghĩa
vụ để thực hiện tình cảm đó Do đề cao nghĩa ngang với Nhân nên Mạnh Tử khuyên người ta chỉ nên nói điều “nhân nghĩa” “Tôi vì Nhân nghĩa mà thờ vua, con vì Nhân nghĩa mà thờ cha, em vì Nhân nghĩa mà thờ anh Vua tôi, cha con, anh em đều bỏ lợi, đối với nhau chỉ bằng lòng hâm mộ nhân nghĩa Quốc gia như thế mà không hưng thịnh thì chưa từng có”(.Luận Ngữ )(Vì vậy nghĩa mục tiêu sống mà con người cần vươn tới
Nghĩa cũng gắn liền với dũng, muốn làm việc nghĩa mà không có dũng thì không thể thực hiện được, Khổng Tử trọng dũng gắn liền dũng với nghĩa, trong đó nghĩa chỉ đạo dũng và dũng phải phù hợp với nghĩa
Ngoài ra nghĩa cũng đồng nghĩa với cái tâm trong sáng, không bị những ham muốn tầm thường ảnh hưởng Người làm việc nghĩa với cái tâm trong sáng, không bị những ham muốn tầm thường ảnh hưởng Người làm việc nghĩa là những bậc công tử mà “phú quý bất năng dâm bần tiện bất năng di,
uy vũ bất năng khuất”( phú quý không ham muốn, không vì nghèo đói mà hạ thấp mình, không vì uy vũ mà bị khuất phục)
Trang 12Đức trí
Trí là một trong bốn đức lớn, đầu mối có sẵn trong tâm con người Ngày nay
ta thường nói trí tuệ là sức mạnh, ngày xưa Khổng tử đã đặt chữ Trí sau chữ Nhân vì ông cho rằng con người phải hiểu biết, có trí tuệ mới thực hiện đạo đức có hiệu quả
Trí nghĩa cơ bản theo Khổng Mạnh là sự hiểu biết đạo đức, là sự minh mẫn nói chung để phân biệt, để đánh giá con Người và tình huống qua đó xác định cho mình lối ứng xử hợp lí nhất Mạnh tử coi đó là chuyện lương tâm, lương tri, còn Khổng Tử cho rằng đức trí và các đức khác muốn biết phải học, ham trí mà không ham học cái hại che lấp mất trí là sự bừa bãi, lung tung Theo ông “ Người có đức nhân mà không ham học là không có bao giờ”( Hữu nhân bắt hoá học vô giã)
Sách lễ kí nói rằng: “Ngọc bất trác bất thành khí, Nhân bất học bất chi đạo”(Trần Trọng Kim, Nho Giáo) (ngọc không dũa không thành đồ, người không học không thành đạo).Hay câu nói “ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” đã nói lên tinh thần ham học , cầu học, tinh thần tôn sư trọng đạo của nho giáo Đồng thời nói đến đức trí khong thể không nói đến đức dũng Theo Khổng Tử Nhân, Trí, Dũng là ba điều đạo đức của người muốn làm nên sự nghiệp lớn Đức trí thể hiện sự hiểu biết và mưu lược, đức dũng thể hiện sự gan dạ kiên cường Người có Trí Dũng ắt làm nên việc lớn
Đức Tín
Chữ Tín được xếp cuối cùng trong đạo đức Nho giáo nhưng không phải vì thế mà hạ thấp chữ Tín Bởi chữ Tín là hệ quả của bốn đức trên, có Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí thì mới có Tín Tín có Nghĩa là uy tín, là lòng tin, có lòng tin tuyệt đối vào chính đạo, vào đạo lí của thánh hiền, vào mối quan hệ giữa vua-tôi, cha-con, anh-em, chồng- vợ, bằng- hữu Chính vì thế Khổng Tử đã nói:
“Nhân vô tín tắc phản- người không có chữ tín rất dễ phản” hoặc “Nhân vô
Trang 13tín bất lập- người không có tín thì đừng lập”( Nguyễn Đăng Duy, Nho Giáo với văn hoá Việt Nam)
Khái niệm “Trung” và “Tín” cũng là moọt thành tố trong tư tưởng của đạo đức Nho giáo Nó còn được dùng trong quan hệ của người cai trị với dân Nho giáo nhấn mạnh rằng người cai trị sai khiến dân phải thận trọng, hợp ý dân, phải giữ Trung Tín với dân Chính vì thế Khổng Khâu đã nêu bật ba yếu tố đảm bảo sự vững chắc và thế mạnh của một nước là: thực túc, binh cường và dân tín Trong hoàn cảnh phải bớt đi một thì phải bớt đi quân đội, bớt đi hai thì bớt quân đội và lương thực, còn dân tín là điều không thể mất vì “dân không tín thì chính quyền không thể đứng vững được”-
Khi tìm hiểu về đạo đức Nho giáo ngoài việc tìm hiểu năm đức Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín hay còn gọi là ngũ thường chúng ta cũng không thể bỏ qua đức trung và đức hiếu Nếu coi đức Nhân là “đỉnh cao chót vót của tháp ngọc ngà”(Quang Đạm)thì đức Hiếu là gốc của tất cả mọi đạo đức Nho giáo luôn
đề cao mối quan hệ giữa gia đình và xã hội, gia đình mạnh thì nước mới mạnh, gia đình đoàn kết, có trật tự kỷ cương thì đất nược mới có kỷ cương phép tắc Nho giáo coi nhà là gốc của đất nước, cũng như nước là gốc của thiên hạ, muốn bình thiên hạ phải biết trị quốc, muốn trị quốc phải biết tề gia Như vậy Nho giáo coi năm đức Nhân, Nghĩa, Lễ , Trí , Tín là những phẩm chất đạo đức cơ bản của mẫu người lí tưởng trong xã hội xưa kia và ngày nay Năm đức này vẫn còn giá trị đối với người hiện đại, vẫn còn được coi là những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người
I ẢNH HƯỞNG CỦA NHO GIÁO ĐÔI VỚI CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY
II.1 Anh hưởng tiêu cực
Trong xã hội Viêt Nam ngày nay, chúng ta vẫn có thể nhận ra dấu ấn khá rõ nét của tư tưởng đạo Nho trong từng người, từng lứa tuổi Nó tồn tại rất đa
Trang 14dạng, ở nhiều mức độ khác nhau trong từng mặt khác nhau của đời sống xã hội Ở một số người đã từng học nó ít nhiều thì có những mặt họ coi là đúng,
họ chịu ảnh hưởng một cách có ý thức Còn ở phần đông, tư tưởng đạo Nho sống dai dẳng dưới dạng nếp nghĩ, thói quen, thấm vào tư tưởng của họ từ rất
xa xưa Phần lớn nhân dân Việt Nam mang trong mình tư tưởng Nho giáo nhưng họ không xác định được bản thân đang bị ảnh hưởng bởi một học thuyết nào đó Những quan điểm họ mang được coi là đương nhiên, cách cư
xử của họ cũng được coi là một điều tất nhiên Họ không cần suy tính nó đúng đắn hay sai lầm Điều này có ảnh hưởng rất xấu đến các thế hệ Việt Nam hiện tại và sau này Vì vậy chúng ta cần chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng Nho giáo đang tồn tại dai dẳng trong xã hội, để từ đó tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhằm xoá bỏ những mặt tiêu cực của tư tưởng Nho giáo và phát huy những mặt tích cực của nó
II.1.1 Nếp sống không thật sự dân chủ trong xã hội.
Một xã hội Xã hội chủ nghĩa là một xã hội trong đó nhân dân làm chủ mọi
tư liệu sản xuất rồi hưởng thụ theo lao động, là một xã hội của dân, do dân, vì dân, phải là một xã hội thực sự dân chủ, hơn hẳn nền dân chủ tư sản Việt Nam là một quốc gia đang trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội nhưng trong xã hội Việt Nam vẫn tồn tại những nếp sống không thực sự dân chủ Như tất cả chúng ta đều biết, một nền dân chủ chân chính phải xây dựng trên cơ sở kinh tế như xã hội xã hội chủ nghĩa của nước ta Nhưng nghĩ rằng
đã có quyền sở hữu tập thể hay toàn thể về tư liệu sản xuất thì tự nhiên mọi người đều có quyền dân chủ một cách đầy đủ thì lại là một quan điểm chưa thực sự đúng đắn với hiện thực Nói đến thiếu hay mất dân chủ đa số chúng ta
có xu hướng quy hết trách nhiệm cho lớp người có trách nhiệm thi hành quyền dân chủ Đó là một cách nhìn phiến diện nhưng không phải là không có căn cứ Điều này vẫn ngày ngày diễn ra trong thực tế hiện nay Đó là một số người có trách nhiệm khi đã nêu ra một số ý kiến gì thì thường không thể chịu