Những nộidung chính của chính sách tiền tệ ở Việt Nam bao gồm: - Cung ứng và điều hoà khối lượng tiền tệ ngân hàng nhà nước tăng haygiảm khối lượng tiền tệ để duy trì tương quan giữa tổn
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có nhữngbiến chuyển quan trọng Từ một nền kinh tế kế hoạch tập trung, quan liêu, baocấp, chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa, có
sự quản lý của Nhà nước Quản lý nhà nước về kinh tế, vì thế cũng có nhữngthay đổi đáng kể Thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là các chíchsách về tài chính, tiền tệ, Nhà nước đã quản lý nền kinh tế một cách linh hoạt vàchặt chẽ hơn Việc gia nhập WTO chắc chắn sẽ tạo thêm nhiều cơ hội cho Việt Nam để tiếp tục tăng trưởng kinh tế nhanh và giảm nghèo bền vững trong nhữngnăm tới Triển vọng của quyền làm thành viên xem ra đã khuyến khích tăngmạnh đầu tư gián tiếp nước ngoài, góp thêm vào sự bùng nổ đang diễn ra của thịtrường chứng khoán mới nổi tại Việt Nam Việc thị trường chào đón những
đợt phát hành trái phiếu công ty đã minh chứng về khả năng tài trợ cho nhữngnhu cầu đầu tư lớn đang ngày càng tăng của Việt Nam.
Tuy nhiên, việc vận dụng các lý luận về tiền tệ vào nền kinh tế thị trườngđịnh hướng XHCN ở Việt Nam còn nhiều trở ngại Đólà sự am hiểu về phươngpháp điều hành các chính sách tiền tệ còn nhiều hạn chế Với đặc điểm của nềnkinh tế Việt Nam việc lựa chọn các công cụ nào, sử dụng chúng ra sao trongnhững giai đoạn phát triển khác nhau của nền kinh tế luôn là một vấn đề cầnthường xuyên quan tâm theo dõi đối với các nhà hoạch định và điều hành chínhsách tiền tệ quốc gia Vì thế, việc nghiên cứu và hiểu rõ những lý luận tiền tệ làmột điều hết sức cần thiết để áp dụng vào việc ổn định nền kinh tế vĩ mô và pháttriển kinh tế
Bằng phương pháp phân tích tổng hợp kết hợp với các phương pháp khác,
đề tài “Lý luận tiền tệ của Các Mác và sự vận dụng vào nền kinh tế thị trường
Trang 2ở nước ta hiện nay” đã hệ thống hoá, phân tích vấn đề mang tính khách quan về
lý luận tiền tệ của Các Mác và sự vận dụng của nó vào nền kinh tế Việt Namthông qua các công cụ chính sách tiền tề, đồng thời đi sâu tìm hiểu nêu lên một
số hướng giải pháp khắc phục
Ngoài phần mục lục và tài liệu tham khảo, đề án được trình bày theo kếtcấu như sau:
Phần 1: Vận dụng những lý luận về tiền tệ vào nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Phần 2: Một số mục tiêu và giải pháp hoàn thiện việc áp dụng lý luận
tiền tệ vào Việt Nam
Với sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn đã giúp em có đượchướng nghiên cứu đúng đắn, tiếp cận sát thực với vấn đề nghiên cứu Em xin
chân thành cảm ơn thầy giáo Thạc sỹ Phạm Văn Cần đã giúp đỡ em hoàn thành
đề án của mình
Trang 3I VẬN DỤNG NHỮNG LÝ LUẬN VỀ TIỀN TỆ VÀO NỀN KINH TẾTHỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
Áp dụng những lý luận về tiền tệ để đảm bảo giá cả được ổn định, giữ giáđồng tiền, phát triển kinh tế một cách bền vững là một trong những mục tiêuquan trọng của việc quản lý nền kinh tế vĩ mô của nhà nước Trong các công cụđiều tiết vĩ mô của nhà nước thì chính sách tiền tệ là một trong những chính sáchquan trọng nhất vì nó tác động trực tiếp vào lĩnh vực lưu thông tiền tệ Nó cũng
có những quan hệ chặt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác như: chínhsách tài khoá, chính sách thu nhập, chính sách kinh tế đối ngoại Những nộidung chính của chính sách tiền tệ ở Việt Nam bao gồm:
- Cung ứng và điều hoà khối lượng tiền tệ ngân hàng nhà nước tăng haygiảm khối lượng tiền tệ để duy trì tương quan giữa tổng cung và tổng cầu giữatiền và hàng
- Chính sách tín dụng cho nền kinh tế: khi các ngân hàng thương mại và cócác tổ chức tín dụng thiếu khả năng thanh toán thì họ đến ngân hàng trung ươngxin tái cấp vốn Ngân hàng trung ương luôn đóng vai trò là một tổ chức cho vaycuối cùng để thúc đẩy các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng huy độngtối đa lượng tiền nhàn rỗi trong dân chúng để đầu tư phát triển kinh tế
- Chính sách quản lý ngoại hối: hướng vào việc ngăn chặn tích cực ngoại tệtrong các doanh nghiệp và tầng lớp nhân dân Đề thực hiện việc ổn định giá cảcủa đồng tiền quốc gia, ngân hàng nhà nước thực hiện các nhiệm vụ: quản lýngoại hối, lập bảng theo dõi diễn biến của cán cân thanh toán quốc tế, thực hiệncác nghiệp vụ hối đoái, tổ chức điều tiết thị trường hối đoái, tổ chức điều tiết thịtrường hối đoái, xây dựng và thống nhất quản lý dự trữ ngoại hối quốc gia,…
- Chính sách tạm ứng cho ngân hàng nhà nước
+ Trường hợp ngân sách cân bằng: Chính phủ thu thuế vào ngân sách, ngânsách chi ra cho bộ máy quản lý nhà nước và nền kinh tế lượng tiền vẫn nằmnguyên trong lưu thông
Trang 4+ Trường hợp ngân sách thiếu hụt: lúc này chi lớn hơn thu, giải quyết bằngbốn cách: vay của dân, vay của hệ thống ngân hàng và tổ chức tín dụng , vay củangân hàng nhà nước, vay nợ nước ngoài.
+Trường hợp ngân sách thặng dư: khối lượng tiền tệ trong thị trường đượcrút bớt cất đi
Chính sách tiền tệ là hoạt động cơ bản chủ yếu nhất của Ngân hàng trungương Có thể nói chính sách tiền tệ là linh hồn, xuyên suốt mọi hoạt động củaNgân hàng trung ương Các hoạt động khác của Ngân hàng trung ương đềunhằm thực thi chính sách tiền tệ đạt được các mục tiêu đó Trong những nămqua, những nội dung chính của chính sách tiền tệ đã được ngân hàng nhà nướcthực hiện thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ sau:
1 Công cụ lãi suất
Khi sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương(thị trường mở, chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, v.v….) đều có tác động đến lãisuất cho vay của các ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế Trong đó, đặcbiệt là lãi suất chiết khấu của Ngân hàng trung ương tác động mạnh đến lãi suấtcho vay của các ngân hàng thương mại Song, khi các công cụ trên đây hoạtđộng chưa có hiệu quả, thì Ngân hàng trung ương có thể trực tiếp quy địnhkhung lãi suất hoặc trần lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại Đểtránh rủi ro, bảo vệ quyền lợi các ngân hàng, Ngân hàng trung ương thường quyđịnh mức lãi suất “sàn” tối đa cho tiền gửi và lãi suất “trần” tối thiểu cho tiềnvay Nếu nhằm bảo đảm quyền lợi cho khách hàng của ngân hàng thương mại,thì Ngân hàng trung ương thường quy định ngược lại mức lãi suất tối thiểu chotiền gửi và mức tối đa cho tiền vay Ngân hàng trung ương muốn kiểm soát đượclãi suất, bởi vì lãi suất có tác động mạnh đến tiết kiệm và đầu tư, qua đó tácđộng vào tăng trưởng kinh tế và giá cả Tuy nhiên, việc sử dụng công cụ lãi suất
dễ làm mất đi tính khách quan của lãi suất trong nền kinh tế vì thực chất lãi suất
là “giá cả” của vốn, do vậy, nó phải được hình thành từ chính quan hệ cung cầu
- về vốn trong nền kinh tế
Trang 5Lãi suất là một yếu tố rất nhạy cảm đối với nền kinh tế của các nước Ở Việt Nam Ngân hàng Trung ương đã rất linh hoạt trong việc sử dụng công cụ lãi suất nhằm tác động tích cực đến nền kinh tế trong quá trình chuyển đổi, có thể thấy rõ tính linh hoạt của chính sách lãi suất qua các thời điểm:
- Trước ngày 1/6/2002 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện cơ chế điều hành lãi suất cơ bản Đồng Việt Nam, mức lãi suất cơ bản được công bố trong các tháng đầu năm 2002
là 0,6%/tháng Ngân hàng Nhà nước cũng đã mạnh dạn thực hiện chính sách tự do hoá lãi suất đối với ngoại tệ từ tháng 6/2001 Chính sách lãi suất như vậy là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường và bám sát với diễn biến của thị trường tiền tệ quốc tế.
- Từ ngày 1/6/2002 Ngân hàng Nhà nước quyết định chuyển sang cơ chế lãi suất thoả thuận Đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng Đây là một sự "cởi trói" cho các tổ chức tín dụng trong hoạt động kinh doanh, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng chủ động trong hoạt động huy động vốn và cho vay đối với khách hàng Cơ chế mới đã tạo ra
sự sôi động trong hoạt động kinh doanh và cạnh tranh của các tổ chức tín dụng Nếu như với
cơ chế lãi suất cơ bản, trong các tháng đầu năm 2002 lãi suất huy động vốn dừng lại ở mức 0,6%/tháng, lãi suất cho vay bình quân là 0,7%/tháng, thì từ khi áp dụng cơ chế lãi suất thoả thuận từ tháng 6/2002 là nhất là trong các tháng 8 và 9/2002 lãi suất huy động vốn cao nhất của các ngân hàng thương mại lên tới 0,7%, thậm chí 0,72%/tháng - Mức lãi suất cao nhất trong vòng gần 2 năm Không dừng lại ở đó, các tháng đầu năm 2003 do nhu cầu vay vốn trên thị trường vẫn cao, các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng tiếp tục cuộc cạnh tranh huy động vốn thông qua các biện pháp nâng lãi suất huy động; Thực hiện các hình thức khuyến mãi rầm rộ và hấp dẫn Đã xuất hiện diễn biến bất thường trên thị trường tiền tệ Việt Nam là lãi suất nội tệ tăng lên quá cao, trong khi đó lãi suất ngoại tệ giảm xuống quá thấp Thị trường tiền tệ VND nóng lên, tuy vậy vẫn không tác động tích cực đến vấn đề tiết kiệm và đầu
tư Thực tế trên cho thấy các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng đã vào cuộc rất nhanh với cơ chế mới, theo sát diễn biến của thị trường, năng động trong kinh doanh để huy động vốn và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nhưng với lãi suất quá nóng sẽ tiềm ẩn những rủi ro cho các tổ chức tín dụng và khách hàng Đối với các tổ chức tín dụng chi phí cao, lợi nhuận giảm thậm chí thua lỗ, đối với các doanh nghiệp chi phí vốn cao, đẩy giá thành lên cao
sẽ giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Ở Việt Nam thời gian qua Ngân hàng Trung ương cũng đã cố gắng sử dụng công cụ lãi suất để điều hành chính sách tiền tệ phù hợp với nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi Cho đến cuối năm 2002, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thiết kế đủ hệ thống lãi suất chủ
Trang 6đạo bao gồm: cặp lãi suất tái suất vốn, lãi suất cơ bản và hệ thống lãi suất của phương tiện thường xuyên gắn liền với hoạt động cho vay qua đêm (Quyết định 1085/2002/QĐ-NHNN)
và lãi suất cho số dư tiền gửi thường xuyên của các tổ chức tín dụng tại ngân hàng Nhà nước (Quyết định 1284/2002/QĐ-NHNN).
Trong thực tế, mặc dù ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất cơ bản nhưng nó ít tác động đến lãi suất thị trường bởi vì nhu cầu vay vốn là rất lớn khách hàng chấp nhận vay vốn với lãi suất cao, các tổ chức tín dụng đua nhau tăng lãi suất huy động vốn để cho vay, các tổ chức tài chính phi ngân hàng cũng tham gia cạnh tranh tích cực trên thị trường vốn, lãi suất trái phiếu kho bạc được đẩy lên cao, lãi suất trái phiếu địa phương tăng vọt điều đó làm cho thị trường tiền tệ nóng lên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khó kiểm soát được lãi suất thị trường.
Trước thực trạng như vậy, Ngân hàng Nhà nước đã phải thực hiện một số biện pháp quản lý phù hợp để làm hạ nhiệt lãi suất quá nóng trên thị trường tiền tệ:
- Trước hết là từ tháng 8/2003, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định giảm đáng kể lãi suất tái cấp vốn từ 6,0%/năm, xuống 5,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 5,0%/năm xuống 4,2%/năm; tỷ lệ dự trữ bắt buộc cả nội tệ, ngoại tệ có mức giảm 0,5% - 1,0% so với mức thực hiện trước đó.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã làm việc với 4 ngân hàng thương mại Nhà nước, chiếm 70% thị phần huy động vốn và cho vay, để bàn biện pháp giảm lãi suất trên thị trường Qua cuộc họp với Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại này đã cắt giảm lãi suất huy động vốn kỹ hạn ngắn Riêng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chiếm tới 25 thị phần huy động vốn và cho vay trong toàn quốc còn quyết định giảm cả lãi suất điều hành vốn trong hệ thống của mình, đồng thời giảm mức lãi suất mà các chi nhánh đi vay các ngân hàng thương mại khác.
- Hiệp hội Ngân hàng cũng đã vào cuộc bằng việc tổ chức cuộc họp với 4 Ngân hàng thương mại Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước để bàn biện pháp hạ mặt bằng lãi suất trong nền kinh tế, thống nhất phương pháp hoạt động của các ngân hàng nhằm đảm bảo lợi ích chung trong toàn hệ thống, đến hiệu quả của nền kinh tế và lợi ích của từng tổ chức tín dụng Cuộc họp đã thống nhất các ngân hàng thương mại lấy mức lãi suất huy động vốn kỳ hạn 6 tháng làm lãi suất cơ bản giữa các ngân hàng hội viên; đồng thời thường xuyên thông báo cho nhau việc thay đổi các mức lãi suất của mình thông qua Hiệp hội Ngân hàng.
Các biện pháp kể trên đã thể hiện sự chủ động của Ngân hàng Nhà nước sử dụng đúng các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ và tôn trọng tính quy luật về lãi suất, phản ánh cung cầu vốn trong nền kinh tế theo cơ chế thị trường, đồng thời thúc đẩy sự hợp tác giữa các thành viên của Hiệp hội ngân hàng trong khi vẫn tôn trọng tính tự chủ trong hoạt động kinh
Trang 7doanh của các ngân hàng thương mại Kết quả là lãi suất huy động vốn kỳ hạn ngắn đã giảm xuống.
Đến cuối tháng 8 năm 2003 có một nghịch lý là trong khi lãi suất huy độngvốn ngắn hạn giảm xuống, thì lãi suất huy động vốn và cho vay trung và dài hạnvẫn đứng ở mức cao, thậm chí ở một số ngân hàng thương mại còn có xu hướngtăng lên Chẳng hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn lãi suấttrái phiếu kỳ hạn 5 năm vẫn duy trì ở mức 9,17%/năm cho năm đầu tiên, lãi suấthuy động vốn kỳ hạn 24 tháng của ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam,cho khoản tiền gửi từ 50 triệu đồng trở lên tới 0,785%/tháng (tương đương9,42%/năm) Một thực tế đáng quan tâm nữa là lãi suất huy động vốn của ngânhàng thương mại này tương đương hoặc cao hơn lãi suất cho vay của ngân hàngthương mại khác Bởi vậy, nếu các ngân hàng thương mại cứ tăng lãi suất trung
và dài hạn lên, thì vốn từ ngân hàng có lãi suất thấp hơn sẽ chạy sang ngân hàng
có lãi suất cao hơn và nếu phát hành trái phiếu Chính phủ và trái phiều Đô thịvới lãi suất cao, thì chủ yếu hút vốn từ các ngân hàng thương mại đầu tư vào đó,ảnh hưởng đến việc cho vay vốn trung và dài hạn của ngân hàng cho khách hàng
và các dự án Thực trạng này cho thấy thị trường liên ngân hàng chưa phát triển,chưa có tác dụng điều hoà lãi suất trong nền kinh tế Từ đó đòi hỏi ngân hàngthương mại phải có các giải pháp để điều hành chính sách tiền tệ phù hợp
2 Công cụ tỷ giá
Từ năm 1992, tỷ giá của Việt Nam được điều hành theo quy luật cung cầungoại tệ trên thị trường có sự quản lý của Nhà nước thay cho chế độ tỷ giá cốđịnh trước đó Đầu năm 1999, quản lý tỷ giá lại có thêm bước tiến nữa với việccông bố tỷ giá giao dịch bình quân ngày hôm trước làm căn cứ cho NHTM tự ấnđịnh tỷ giá giao dịch cho mình Tỷ giá chính thức cũng đã được nới lỏng dầndần và đến nay giữ ổn định xê dịch trên dưới 16.000 VND/USD Bên cạnh đó,
tỷ lệ kết hối cũng liên tục được nới lỏng từ mức 80% nay chỉ còn 20%, cũngđang tạo động lực khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu cũngnhư nhập khẩu nguyên liệu đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu Gần đây tuy tỷ
Trang 8giá có tăng lên vượt mức 16.000 VND/USD, nhưng theo NHNN đây là sự vậnđộng bình thường của thị trường, chưa gây biến động cho nền kinh tế và hoàntoàn nằm trong tầm kiểm soát Tỷ giá VND/USD ổn định tạo thuận lợi cho cảxuất khẩu và cả nhập khẩu, nhất là vay nợ nước ngoài của Việt Nam Đồng thời,với chính sách điều hành tỷ giá biến động 2 chiều nên hầu như loại bỏ được yếu
tố đầu cơ, lại càng làm cho thị trường ngoại tệ ổn định, cầu ngoại tệ tăng chậm
Có thể nói, cơ chế quản lý tỷ giá đã góp một phần quan trọng trong việc duy trì
ổn định kinh tế vĩ mô, tạo đà cho thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao trong nhữngnăm qua của Việt Nam
Nhằm ổn định cán cân thanh toán quốc tế, trong những năm qua Việt Namtheo đuổi mục tiêu tăng cường củng cố dự trữ ngoại tệ đạt mức dự trữ an toàn.NHTW chịu trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ động thái và trạng thái dự trữ ngoạihối quốc gia; thống nhất một đầu mối dự trữ ngoại hối tại NHTW và tại cácNHTM Dự trữ ngoại hối quốc gia ngày càng ổn định, đủ khả năng điều tiết thịtrường trong trường hợp tình hình thị trường có biến động lớn Năm 2005, dựtrữ ngoại tệ của ta đạt mức lớn nhất từ trước tới nay, đạt trên 14 tuần nhập khẩu.Tuy nhiên con số này là rất nhỏ bé khi so sánh với các nước, ước chỉ bằng 1%lượng dự trữ của các quốc gia như Nhập Bản, Trung Quốc (từ 700 – 1.000 tỷUSD)
Tuy đạt được những bước tiến quan trọng trong tăng dự trữ ngoại tệ quốcgia, song về chính sách quản lý ngoại tệ vẫn còn nhiều điều cần xem xét Hiệnnay cách tính quỹ dự trữ ngoại hối chủ yếu được xác định theo tuần nhập khẩu.Theo cách tính này, nguồn ngoại hối dự trữ chỉ mới dừng lại ở việc sẵn sàngcung ứng ngoại tệ để cân bằng cán cân thương mại, trong khi đó cán cân vãnglai, cán cân vốn đang ngày càng tăng, tạo lên một áp lực lớn về ngoại hối do mấtcân bằng trong thời gian gần đây Do phải trả nợ nước ngoài, lợi nhuận của cácdoanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhu cầu chuyển vốn ra nước ngoàikinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam đang có xu hướng tăng Đây là
Trang 9những nhu cầu ngoại tệ hợp lý mà Chính phủ phải thỏa mãn.NHNN đã rất linhhoạt trong sử dụng công cụ này
Từ 1/7/2002 NHNN quyết định nới lỏng biên độ quy định tỷ giá của cácTCTD trong giao dịch mua bán ngoại tệ đối với khách hàng, quyết định này đãgiảm dần những quy định mang tính chất hành chính can thiệp vào quyền tự chủkinh doanh của các TCTD Ngày 13/9/2003 Thống đốc NHNN đã ra quyết định958/2002/QĐ-NHNN về quản lý ngoại hối đối với việc mua bán chứng khoáncủa các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại trung tâm giao dịch chứng khoán Từtháng 10/2002 NHNN đã có qui định mới về trạng thái ngoại tệ đối với cácNHTM…Cùng với việc ban hành các chính sách nói trên, NHNN vẫn duy trì vàvận hành có hiệu quả hoạt động của thị trường ngoại tệ, liên ngân hàng, thựchiện nghiệp vụ Swap trong giao dịch hoán đổi ngoại tệ lấy đồng Việt Nam giữaNHTM và NHNN
Với các biện pháp nêu trên, thị trường ngoại hối Việt Nam trong thời gianqua tương đối ổn định, tỷ giá biến động không nhiều góp phần ổn định tiền tệ,
ổn định kinh tế
3 Công cụ hạn mức tín dụng
Hạn mức tín dụng được xác định trên cơ sở chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế vàchỉ tiêu lạm phát dự kiến hàng năm, ngoài ra còn dựa vào một số tín hiệu thịtrường khác: tỷ lệ thất nghiệp, tỷ giá, thâm hụt ngân sách nhà nước, tốc độ lưuthông tiền tệ,… Trên cơ sở đó, hạn mức tín dụng được phân bổ cho các ngânhàng thương mại, cho từng thời kì phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ Đểhạn chế việc tạo tiền quá mức của ngân hàng thương mại làm tăng khối lượngtiền tệ trong nền kinh tế, Ngân hàng trung ương quy định hạn mức tín dụng tối
đa cho từng ngân hàng thương mại Trong phần lớn các trường hợp, những hạnmức riêng này được xác định căn cứ vào tỷ trọng cho vay của nó trong quá khứ
so với tổng mức cho vay của hệ thống ngân hàng Ngân hàng thương mại chỉđược cấp tín dụng cho nền kinh tế tối đa bằng hạn mức tín dụng quy định
Trang 10Hạn mức tín dụng được Ngân hàng trung ương sử dụng như một công cụquan trọng của chính sách tiền tệ, khi mà các công cụ truyền thống khác kémhiệu quả Tuy nhiên, khống chế hạn mức tín dụng có thể làm cho lãi suất thịtrường tăng lên, làm giảm cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại, làm lệchlạc cơ cấu đầu tư của các ngân hàng thương mại, làm phát sinh các thị trường tàichính “ngầm” ngoài sự kiểm soát của Ngân hàng trung ương, gây khó khăn vềvốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đây là công cụ được coi là cần thiết ở Việt Nam trong những năm đầu củathời kì đổi mới Hiệu quả của nó đã thể hiện rõ rệt trong việc chống lạm phát.Năm 1990 – 1991, do mức độ lạm phát còn ở tỉ lệ cao (67,6%) nên ngân hàngnhà nước đã chủ trương thi hành chính sách chặt ngay từ đầu Năm 1992, tăngtrưởng kinh tế đạt 8.65% mức lạm phát chỉ là 17,6% Những năm sau đó, đặcbiệt là từ 1995 – 1997, ngân hàng nhà nước tiếp tục thực hiện chính sách thắtchặt Tuy nhiên, từ năm 1998 tới nay, công cụ hạn mức tín dụng đã mất dần vaitrò của nó trong việc hạn chế sự gia tăng của tổng phương tiện thanh toán nên từquý II – 1998, ngân hàng nhà nước đã không áp dụng công cụ này như một công
cụ thường xuyên để điều hành chính sách tiền tệ
4 Công cụ dự trữ bắt buộc
Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các tổ chức tín dụng phải giữ lại, mà khôngđược dùng để cho vay hoặc đầu tư Mức dự trữ này do Ngân hàng trung ươngquy định và bằng một tỷ lệ nhất định so với tổng số tiền gửi của khách hàng tạicác tổ chức tín dụng Chế độ dự trữ bắt buộc ở các nước khác nhau, ở các thời kìkhác nhau thì có thể khác nhau Song nhìn chung, dự trữ bắt buộc đều mang tínhpháp luật, được gửi ở Ngân hàng trung ương và không được hưởng lãi Ngânhàng trung ương sử dụng dự trữ bắt buộc để tác động đến lượng tiền cung ứngtrên hai phương diện:
Thứ nhất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc tác động đến cơ chế tạo tiền gửi của các
ngân hàng thương mại Theo thuyết tạo tiền, từ một lượng tiền dự trữ ban đầu,