Đề bài: Trong diễn văn tại lễ kỉ niệm 105 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh có viết: “Người là hiện thân sáng chói của tư tưởng độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đổi mới và sáng tạo.” Hã
Trang 1Đề bài:
Trong diễn văn tại lễ kỉ niệm 105 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh có viết:
“Người là hiện thân sáng chói của tư tưởng độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đổi mới và sáng tạo.” Hãy phân tích và chứng minh nhận định trên, liên hệ với thực tiễn Việt Nam
Bài làm:
Như Các Mác đã nói, “Mỗi thời đại xã hội đều cần có những con người vĩ đại của nó, và nếu nó không tìm ra những người như thế …, nó sẽ nặn ra họ”1 1
Hồ Chí Minh là con người như vậy – một nhân vật lịch sử vĩ đại, một nhà lãnh
tụ tài ba của dân tộc Có thể nói sự nghiệp cách mạng vĩ đại và phẩm chất đạo đức cao quý đã thống nhất làm một và kết tinh nên tư tưởng sâu sắc, vĩ đại ở con người Hồ Chí Minh Người không chỉ là sản phẩm của dân tộc, của giai cấp công nhân Việt Nam, mà còn là sản phẩm của thời đại của nhân loại tiến bộ Tư tưởng của Người cũng là sản phẩm của dân tộc và thời đại Đó là những giá trị trường tồn, bất diệt và là tài sản vô giá của dân tộc ta Bởi vậy, diễn văn tại lễ kỉ niệm 105 năm ngày sinh của Người đã không hề quá khi ca ngợi “Người là hiện thân sáng chói của tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, là mẫu mực của tư tưởng độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đổi mới và sáng tạo” Cùng với thực tiễn dân tộc và thời đại được Hồ Chí Minh tổng kết, chuyển hóa sắc sảo, tinh tế với một phương pháp khoa học, biện chứng, tư tưởng của Người
đã trở thành tư tưởng Việt Nam hiện đại Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng vững chắc, là kim chỉ nam để Đảng ta vạch ra đường lối đúng đắn, là sợi chỉ đỏ dẫn đường cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đi đến thắng lợi
Trong những năm 20 của thế kỉ XX, ngay từ khi hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ bản, Người đã có những cống hiến xuất sắc về lý luận cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin: giành độc lập dân tộc để tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội Những nhận thức
1 C Mác và Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, t.7, tr.88.
Trang 2sâu sắc, độc đáo về mối quan hệ chặt chẽ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản cũng đã sớm được hình thành Người nhận thức rõ rằng cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa chính là độc lập dân tộc Nhưng vấn đề độc lập dân tộc và vấn đề giai cấp lại
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Bởi vậy, chỉ có đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, chúng ta mới có thể đạt được những mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người, giải quyết một cách triệt để vấn đề dân tộc, vấn đề dân tộc thuộc địa và vấn đề giai cấp
Trước hết, đi từ quyền con người, Hồ Chí Minh đã khái quát và nâng cao thành quyền dân tộc, phản ánh khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa là độc lập, tự do: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”2 Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội thuộc địa phương Đông là mâu thuẫn giữa dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa thực dân Và yêu cầu bức thiết của nhân dân các dân tộc thuộc địa là độc lập dân tộc Nhận thức được điều đó, Hồ Chí Minh luôn cho đây là mục tiêu chiến đấu và cũng là nguồn cổ vũ mạnh mẽ để nhân dân Việt Nam nói riêng và nhân dân các dân tộc thuộc địa nói chung đấu tranh giành chống chủ nghĩa thực dân “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” đã trở thành khẩu hiệu hành động của nhân dân Việt Nam và các dân tộc bị áp bức đứng lên giành độc lập Hồ Chí Minh khẳng định: Đối với các dân tộc thuộc địa ở phương Đông, “chủ nghĩa dan tộc là động lực lớn nhất của đất nước”3 Vì thế, “người ta sẽ không thể làm gì được cho người An Nam nếu không dựa trên các động lực vĩ đại, và duy nhất của đời sống xã hội của họ”4 Hồ Chí Minh cũng thấy rõ sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc với tư cách là chủ nghĩa yêu nước chân chính của các dân tộc thuộc địa Đó là sức mạnh chiến đấu và thắng lợi trước bất cứ thế lực ngoại xâm nào Hồ Chí Minh đánh giá cao sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc và khẳng định
2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.3, tr.555
3 , 4 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.1, tr.467
4
Trang 3đây là sức mạnh mà những người cộng sản phải nắm lấy và phát huy Và Người cho đó là “một chính sách mang tính hiện thực tuyệt vời”
Dù luôn coi trọng vấn đề dân tộc và đề cao vai trò của chủ nghĩa yêu nước nhưng Hồ Chí Minh vẫn luôn đứng trên quan điểm giai cấp để nhận thức và giải quyết các vấn đề dân tộc Với sự kết hợp chặt chẽ giữa vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc, tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện năm điểm chính Thứ nhất, nó khẳng định vai trò lịch sử của giai cấp công nhân và sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản trong cách mạng Việt Nam Thứ hai là chủ trương đại đoàn kết dân tộc rộng rãi dựa trên nền tảng liên minh công – nông – trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng Thứ ba là dùng bạo lực cách mạng của quần chúng nhân dân để chống lại bạo lực phản cách mạng của kẻ thù Tiếp đến là thiết lập chính quyền nhà nước của dân, do dân, vì dân Cuối cùng nó gắn liền mục tiêu độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội
Vì thế, ngay từ khi quyết định con đường giải phóng dân tộc vào năm
1920, Người đã nhận thức được sự gắn bó thống nhất giữa dân tộc và giai cấp, dân tộc với quốc tế, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”5 Tư tưởng Hồ Chí Minh vừa phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc , vừa phản ánh mối quan hệ chặt chẽ giữa mục tiêu giải phóng dân tộc và mục tiêu giải phóng giai cấp, và cao nhất là tiến lên giải phóng con người Bởi theo Người, chỉ có xóa bỏ tận gốc tình trạng người bóc lột người; thiết lập nên một nhà nước của dân, do dân, vì dân thì con người mới thực sự được phát triển, thực sự có được tự do, hạnh phúc Người nói: “Nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”6 Bởi vậy muốn cách mạng giải phóng dân tộc thành công thì nhất định phải đi theo con đường cách mạng vô sản Và sau khi giành
5 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.9, tr.314.
6 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.4, tr.56.
Trang 4được độc lập phải tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm cho dân giàu, nước mạnh, con người phát triển tự do và hạnh phúc trong một xã hội công bằng và văn minh Người cũng khẳng định: “Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, vì có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mỗi ngày một no ấm thêm, Tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm”7
Hồ Chí Minh chính là người tìm ra con đường giải phóng dân tộc Việt Nam: Con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội cũng chính là mục tiêu cao cả của toàn Đảng, toàn dân ta Trong điều kiện nước ta, độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội, sau khi giành độc lập dân tộc phải đi lên chủ nghĩa xã hội bởi đó là quy luật tiến hóa tất yếu trong quá trình phát triển của xã hội loài người Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đáp ứng được khát vọng của toàn dân tộc: độc lập cho dân tộc, dân chủ cho nhân dân, cơm no áo ấm cho mọi người dân Việt Nam Thực tiễn phát triển đất nước cho thấy, độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để xây dựng chủ nghĩa xã hội
và chủ nghĩa xã hội là nền tảng vững chắc cho độc lập dân tộc
Đồng thời, sáng ngời trong tư tưởng Hồ Chí Minh là tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường Giữa nội lực là nguồn sức mạnh chủ quan bên trong của dân tộc và ngoại lực là sự giúp đỡ của quốc tế, Người luôn xác định rõ nội lực là quyết định nhất, ngoại lực là rất quan trọng Trước hết, nội lực của dân tộc ta là yếu tố quyết định cho thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc, của xã hội chủ nghĩa Trong đó, nguồn lực quan trọng nhất chính là con người, là nhân dân lao động, nòng cốt là công – nông – trí thức Xem con người là động lực quan trọng nhất của chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh nhận thấy sự kết hợp giữa sức mạnh cá nhân và sức mạnh cộng đồng từ động lực này Và theo Người, không
có chế độ xã hội nào quan tâm đến lợi ích chính đáng của cá nhân con người bằng chế độ xã hội chủ nghĩa Người cũng luôn coi trọng các động lực vật chất
và tinh thần Sức mạnh kinh tế cùng với truyền thống yêu nước thương dân, sự đoàn kết cộng đồng, trí tuệ và sức lao động sáng tạo của nhân dân ta tạo nên
7 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.9, tr.173
Trang 5nguồn lực quan trọng của chủ nghĩa xã hội, một sức mạnh to lớn cho cách mạng Việt Nam
Thấy rõ sức mạnh nội lực, Hồ Chí Minh khẳng định công cuộc giải phóng nhân dân thuộc địa chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực tự giải phóng Áp dụng công thức của C.Mác: “Sự giải phóng của giai cấp công nhân phải là sự nghiệp của bản thân giai cấp công nhân”8, Người đúc kết: “Công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của anh em” 29 Điều đó khẳng định Hồ Chí Minh đã nhận thức sâu sắc vai trò của tinh thần tự lực tự cường trong cách mạng vô sản cũng như cách mạng giải phóng dân tộc của nước
ta Trong cuộc Cách mạng tháng Tám, Người kêu gọi: “Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng ta”10 nhằm khơi dậy sức mạnh chủ quan bên trong của nhân dân cả nước đứng lên tự giải phóng cho mình khi thời cơ cách mạng xuất hiện Đánh giá vai trò của sự tự nỗ lực so với sự giúp đỡ bên ngoài, Người nói: “Kháng chiến trường kỳ gian khổ đồng thời phải tự lực cánh sinh Trông vào sức mình…Cố nhiên sự giúp đỡ của các nước bạn là quan trọng, nhưng không được ỷ lại, không được ngồi mong chờ người khác Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giáp đỡ thì không xứng đáng được độc lập” Có thể nói tự lực cánh sinh là một phương châm chiến lược quan trọng với mục đích phát huy cao độ nỗ lực của toàn dân tộc, đề cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường, tránh tư tưởng bị động, trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài
Bên cạnh đó, nguồn lực bên ngoài cũng được đánh giá là hết sức quan trọng Cách mạng trong nước cần kết hợp với sức mạnh thời đại, tăng cuồng đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa yêu nước phải gắn liền với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, phải kế thừa và tận dụng những thành quả công nghệ, kinh nhiệm quản lý, khoa học kỹ thuật thế giới Sự giúp đỡ của quốc tế đặc biệt là từ
8,9 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.2, tr.128.
9
10 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.3, tr.554
Trang 6phe các nước đi theo chủ nghĩa xã hội như Liên Xô, Trung Quốc đóng góp một phần to lớn trong thắng lợi của cách mạng Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh luôn đề cao sự kết hợp giữa độc lập tự chủ, tự lực
tự cường kết hợp với tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế Như trong hai cuộc trường kì kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Người đã động viên sức mạnh của toàn dân tộc, đồng thời ra sức vận động, tranh thủ sự giúp đỡ to lớn và hiệu quả từ quốc tế về cả vật chất và tinh thần Chính sự kết hợp đó tạo nên sức mạnh
vô cùng to lớn, vững chắc để dân tộc Việt Nam kháng chiến giành thắng lợi
Hồ Chí Minh còn là tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo và không ngừng đổi mới Tư tưởng Hồ Chí Minh, kết tinh từ chủ nghĩa Mác – Lênin và thực tiễn cách mạng Việt Nam, có thể nói là một minh chứng cho trí tuệ và óc lao động sáng tạo của nhân dân Việt Nam Tư tưởng Hồ Chí Minh tuy rất trung thành với những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác – Lênin nhưng đã hết sức sáng tạo khi nghiên cứu, vận dụng những nguyên lý đó vào hoàn cảnh thực
tế của Việt Nam Người đã mạnh dạn loại bỏ những gì không thích hợp với điều kiện cụ thể của nước ta và đề xuất những vấn đề mới do thực tiễn đặt ra và giải quyết một cách linh hoạt, khoa học và hiệu quả Bởi theo Người “lý luận không phải là một cái gì cứng nhắc, nó đầy tính sáng tạo; lý luận luôn cần được bổ sung bằng những kết luận mới rút ra từ trong thực tiễn sinh động” Những bổ sung có giá trị lớn cả về lý luận và thực tiễn của Hồ Chí Minh đã làm phong phú
và cụ thể hóa chủ nghĩa Mác – Lênin Những đổi mới và sáng tạo của Hồ Chí Minh được thể hiện trên nhiều phương diện Nhưng nét đặc sắc nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh chính là những vấn đề xung quanh việc giải phóng dân tộc
và định hướng cho sự phát triển của dân tộc
Tư tưởng Hồ Chí Minh đã làm phong phú học thuyết Mác – Lênin về vấn
đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc trên cả hai mặt lý luận cách mạng giải phóng dân tộc và phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc Trước hết, lý luận cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh đã làm giàu
Trang 7thêm kho tàng lý luận cách mạng của thời đại và chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạng thuộc địa
Tư tưởng của Người gắn liền với chủ nghĩa Mác – Lênin và thực tiễn cách mạng nước ta Người không bàn về vấn đề giải phóng dân tộc một cách chung chung mà luôn xuất phát từ thực tiễn khách quan của Việt Nam và thời đại Nếu như C Mác bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, V.I Lênin bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, thì Hồ Chí Minh chủ yếu bàn
về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân Trong khi C Mác và Lênin bàn nhiều về đấu tranh giai cấp ở các nước tư bản chủ nghĩa thì Hồ Chí Minh tập trung bàn về đấu tranh giải phóng dân tộc ở thuộc địa Người nhận ra rằng mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội thuộc địa phương Đông là mâu thuẫn giữa dân tộc bị
áp bức với chủ nghĩa thực dân Cho nên mục tiêu cấp bách của cách mạng ở các nước thuộc địa chưa phải là giành quyền lợi riêng của giai cấp mà là quyền lợi chung của toàn dân tộc tức là độc lập dân tộc Trước sự phê phán của Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng (10/1930), Người vẫn kiên cường, bám sát thực tiễn Việt Nam, kiên quyết chống giáo điều Tháng 5/1941, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng, chủ trương thay đổi chiến lược từ nhấn mạnh đấu tranh giai cấp sang nhấn mạnh cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Và thắng lợi của dân tộc ta trong cuộc Cách mạng Tháng Tám chính là minh chứng sắc đáng cho sự đúng đắn trong đường lối cách mạng của Hồ Chí Minh
Khác với con đường cứu nước của ông cha, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa phong kiến hay chủ nghĩa tư bản, con đường cứu nước của Hồ Chí Minh
là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Tuy xác định con đường cứu nước phải đi theo khuynh hướng chính trị vô sản, nhưng con đường cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam là do Người hoạch định chứ không hề sẵn có trong
lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin
Trang 8Mặt khác, phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh hết sức độc đáo, sáng tạo, thấm nhuần tính nhân văn Trước hết, người lãnh đạo duy nhất của cách mạng giải phóng dân tộc là Đảng Cộng sản Việt Nam V.I Lênin nêu lên hai yếu tố hình thành nên sự ra đời của Đảng Cộng sản,
đó là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác và phong trào công nhân Dựa trên điều kiện thực tiễn của cách mạng giải phóng dân tộc, Người chỉ rõ chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã hình thành nên Đảng Cộng sản Việt Nam Yếu tố thứ ba – phong trào yêu nước là yếu tố không thể thiếu trong cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam Vì ở nước ta, chủ nghĩa yêu nước đóng vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình lịch sử Hơn nữa, cả phong trào yêu nước và phong trào công nhân của nước ta đều cùng chung một kẻ thù là chủ nghĩa thực dân Phong trào yêu nước ra đời trước phong trào công nhân và là một phong trào rộng lớn, quy tụ được đông đảo mọi tầng lớp nhân dân Những trí thức trưởng thành từ phong trào yêu nước chính là những cán bộ cốt cán của Đảng Dựa trên thực tiễn phát triển của phong trào yêu nước ở nước ta, Đảng ta đã được xây dựng, phát triển vững chắc và lãnh đạo thành công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giành tự do cho giai cấp và độc lập cho dân tộc
Theo Người, cuộc cách mạng giải phóng dân tộc chỉ có thể được thực hiện và giành thắng lợi khi lực lượng làm cách mạng bao gồm toàn dân tộc:
“Đảng phải tập hợp được đại bộ phận công nhân, đại bộ phận nông dân và phải dựa vào hạng dân cày nghèo, lãnh đạo nông dân làm cách mạng ruộng đất; lôi kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nông…đi vào phe vô sản giai cấp; đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng (như Đảng lập hiến) thì phải đánh đổ”1 Bởi đã xác định mục tiêu của cuộc đấu cách mạng là giải phóng dân tộc thì mọi người dân Việt Nam thuộc những giai tầng khác nhau đều có chung một kẻ thù là chủ nghĩa thực dân, đế quốc.Trong họ luôn nhen nhóm ngọn lửa yêu nước được truyền lại như truyền
Trang 9thống của dân tộc mà có thể bùng lên bất cứ khi nào Và Đảng Cộng sản Việt Nam, đứa con của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước chính là người sẽ thắp lên ngọn lửa đó và để nó soi sáng cho con đường giải phóng đất nước ta Lý luận về phương pháp khởi nghĩa toàn dân, chiến tranh toàn dân xuất phát từ điều kiện lịch sử cụ thể, đặc biệt là dựa trên cơ sở phân tích tương quan lực lượng quá chênh lệch về kinh tế và quân
sự giữa các dân tộc bị áp bức và chủ nghĩa đế quốc Bởi vậy, muốn cách mạng thành công phải dựa vào nội lực to lớn cả về vật chất và tinh thần của toàn dân
Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc, trải qua những thắng lợi to lớn của hai cuộc trường kì kháng chiến của nhân dân ta, đã được chứng minh là hoàn toàn đúng
Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh hết sức nhấn mạnh vai trò động lực cách mạng của công nhân và nông dân Vì giai cấp công nhân và nông dân có số lượng đông nhất nên có sức mạnh lớn nhất Trong đó, công nhân là giai cấp tiên tiến, triệt để cách mạng nhất và đại diện cho phương thức sản xuất mới xã hội chủ nghĩa nên đóng được vai trò lãnh đạo cách mạng Họ lại là những người bị bóc lột nhiều nhất nên “lòng cách mệnh càng bền, chí cách mệnh càng quyết…Công nông là tay không chân rồi, nếu thua thi chỉ mất một cái kiếp khổ, nếu được thì được cả thế giới, cho nên họ gan góc”1 Khẳng định “công nông là gốc cách mệnh”2 là một vấn đề hết sức mới mẻ so với nhận thức của những nhà yêu nước trước đó
Cũng trong hệ thống tư tưởng về phương pháp tiến hành cách mạng dân tộc, Người cho rằng, cách mạng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo
và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, cách mạng thuộc địa có tầm quan trọng đặc biệt Nhân dân các dân tộc thuộc địa có khả năng cách mạng to lớn Các Đảng Cộng sản Anh và Pháp đều đã không thấy được tầm quan trọng chiến lược của cách mạng thuộc địa và bỏ qua luận điểm quan trọng này Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò quyết định của nội lực, đồng thời cho rằng sức mạnh ngoại lực là rất quan trọng, từ đó mà có phương trâm chiến lược
Trang 10“tự lực cánh sinh” xuyên suốt cuộc cách mạng Người cũng cho rằng cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có thể giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc Dựa trên điều kiện thực tế của các nước thuộc địa nói chung và nước ta nói riêng, Hồ Chí Minh đã nhận thức đúng vai trò, vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa và sức mạnh dân tộc Mối quan hệ giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại và là mối quan hệ bình đẳng trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc Thêm vào sức mạnh và nguồn cổ vũ mạnh mẽ từ tinh thần yêu nước của những dân tộc bị áp bức, cách mạng giải phóng dân tộc các nước thuộc địa nhất định thành công, thậm chí còn giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc Đây là một luận điểm sáng tạo,
có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn, là cống hiến rất quan trọng của Người vào kho tàng lý luận Mác – Lênin Những thắng lợi to lớn của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc trên toàn thế giới trong gần một thế kỉ qua là minh chứng sống động rằng đánh giá của Hồ Chí Minh là hoàn toàn đúng đắn
Người khẳng định cách mạng dân tộc phải được tiến hành bằng con đường cách mạng bạo lực, nhưng bạo lực cách mạng phải gắn bó hữu cơ với tư tưởng nhân đạo và hòa bình Nhân đạo, yêu chuộng hòa bình là truyền thống tốt đẹp ngàn đời của dân tộc ta Đánh đuổi giặc ngoại xâm không phải là tiêu diệt hết lực lượng, mà chủ yếu là đánh bại ý chí xâm lược của chúng Bởi vậy, Hồ Chí Minh luôn tận dụng mọi khả năng giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình, giành và giữ chính quyền ít đổ máu Đó là tư tưởng hết sức sáng tạo của
Hồ Chí Minh dựa trên truyền thống đáng quý của dân tộc, đem lại tính nhân văn sâu sắc bổ xung cho chủ nghĩa Mác – Lênin
Định hướng cho con đường phát triển của dân tộc, Người cho rằng sau khi giành được độc lập, nhất định phải đi lên chủ nghĩa xã hội Người đã tiếp thu lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học từ khát vọng giải phóng dân tộc, từ phương diện đạo đức, hướng tới giá trị nhân đạo, nhân văn Mácxít và bao trùm lên tất cả
là từ phương diện văn hóa Người bày tỏ quan niệm của mình về chủ nghĩa xã