Đề bài:Trong diễn văn tại lễ kỷ niệm 105 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh có viết: “Người là hiện thân sáng chói của tư tưởng Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, là mẫu mực
Trang 1MỤC LỤC
I ĐẶT VẤN ĐỀ 3
II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4
1 GIẢI THÍCH VẤN ĐỀ 4
a Độc lập dân tộc là gì? 4
b Chủ nghĩa xã hội là gì? 5
c Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là gì? 7
d Độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đổi mới và sáng tạo 7
2 CHỨNG MINH VẤN ĐỀ 8
a Hồ Chí Minh là hiện thân sáng chói của tư tưởng Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội 8
b Hồ Chí Minh là mẫu mực của tinh thần Độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đổi mới và sáng tạo 14
c Liên hệ với thực tiễn Việt Nam hiện nay 16
III/ KẾT THÚC VẤN ĐỀ 18
Trang 2Đề bài:
Trong diễn văn tại lễ kỷ niệm 105 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh có viết: “Người là hiện thân sáng chói của tư tưởng Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, là mẫu mực của tinh thần Độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đổi mới và sáng tạo”
Hãy phân tích và chứng minh nhận định trên Liên hệ với thực tiễn Việt Nam hiện nay
Trang 3Bài làm:
I ĐẶT VẤN ĐỀ.
Hồ Chí Minh là vị anh hùng dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới, đồng thời cũng là nhà cách mạng vĩ đại trong lịch sử Việt Nam cũng như trên toàn thế giới Cả cuộc đời hy sinh và cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, cho độc lập dân tộc, cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân, Con người, cuộc đời và
sự nghiệp cách mạng của Người là tấm gương sáng ngời cho chúng ta học tập suốt đời Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát triển những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin một cách sáng tạo và khoa học dựa trên quan điểm lý luận đúng đắn và gắn với thực tiễn cách mạng Việt Nam Những tư tưởng vĩ đại vô giá trong hệ tư tưởng Hồ Chí Minh sau bao nhiêu năm vẫn con nguyên giá trị và
là cơ sở, nền tảng vững chắc cho sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong thời đại mới, trong đó đặc biệt nhất là tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và tư tưởng độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đoàn kết
và sáng tạo
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tư tưởng chính trị đặc sắc, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt và bao trùm trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh Tư tưởng đặc sắc ấy thể hiện nhất quán mục tiêu của con đường cách mạng mà Người đã lựa chọn, nó vừa đáp ứng được yêu cầu bức xúc của dân tộc và khát vọng của quần chúng nhân dân giành lấy độc lập, tự do, ấm no và hạnh phúc, giải phóng cuộc đời lầm than, đói khổ dưới ách thống trị tàn bạo của chủ nghĩa thực dân, đế quốc và bè lũ tay sai Tư tưởng ấy đã đưa dân tộc ta đến độc lập, tự do, nước nhà Bắc – Nam thống nhất và ngày nay, đó là nguồn sức mạnh trong sự nghiệp xây dựng một xã hội Việt Nam mới xã hội chủ nghĩa: dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh Người chính là hiện thân sáng chói của tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
Theo Hồ Chí Minh, độc lập không có nghĩa là biệt lập đứng riêng một mình
mà để có thể hợp tác bình đẳng với tất cả các nước thì cần phải độc lập tự chủ
Trang 4Vì vậy, độc lập tự chủ, tự lực tự cường là biểu hiện của tinh thần yêu nước chân chính, gắn bó mật thiết với tinh thần quốc tế trong sáng Những người có tư tưởng dân tộc hẹp hòi và ỷ lại, không tự lực tự cường đều bị Hồ Chí Minh phê phán Người là mẫu mực của tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đoàn kết
và sáng tạo
Như vậy, nhắc đến tư tưởng Hồ Chí Minh chúng ta không thể không nhắc tới một trong những tư tưởng sâu sắc và có ý nghĩa bậc nhất đó là tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Bên cạnh đó, tinh thần độc lập tự chủ,
tự lực tự cường, đoàn kết và sáng tạo của Người là đúc kết của cả cuộc đời bôn
ba, phấn đấu cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam Cho đến ngày nay, sự nghiệp xây dựng đất nước tiến lên dưới lá cờ của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả nhưng những đóng góp đó của Hồ chủ tịch vẫn còn nguyên giá trị
và là bài học sâu sắc cho mỗi bước đi của dân tộc ta trong thời kỳ đổi mới
II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 GIẢI THÍCH VẤN ĐỀ
a Độc lập dân tộc là gì?
Theo Hồ Chủ tịch thì độc lập dân tộc trước hết phải là độc lập thực sự, độc lập hoàn toàn Độc lập dân tộc là dân tộc đó có đầy đủ chủ quyền quốc gia trên tất cả các lĩnh vực và toàn vẹn lãnh thổ, chứ không phải sự độc lập giả hiệu, chủ quyền do ngoại bang ban phát, lãnh thổ bị chia cắt… Trong lời kêu gọi nhân ngày kỷ niệm 2/9/1948, Hồ Chủ tịch đã nhấn mạnh “chúng ta sẵn sàng hợp tác thân thiện với nhân dân Pháp, chúng ta yêu chuộng hòa bình Nhưng chúng ta quyết không chịu làm nô lệ Chúng ta quyết kháng chiến đến cùng, tranh cho kỳ được thống nhất và độc lập, thống nhất và độc lập thực sự, chứ không phải cái thứ thống nhất và độc lập bánh vẽ mà thực dân vừa thí cho bọn bù nhìn Thống nhất mà bị chia rẽ thành “nước Nam Kỳ”, “nước Tây Kỳ, “Liên bang Thái”, v.v Độc lập mà không có quân đội riêng, ngoại giao riêng, kinh tế riêng Nhân dân
Trang 5Việt Nam quyết không thèm thức thống nhất và độc lập giả hiệu ấy” Thứ hai là
sự độc lập đó phải được thực hiện triệt để, nghĩa là mọi vấn đề chủ quyền của dân tộc phải do dân tộc đó tự giải quyết, không chấp nhận bất cứ sự can thiệp thô bạo của bất cứ thế lực nào, đành rằng mọi sự giúp đỡ, ủng hộ từ bên ngoài
để đấu tranh cho độc lập tự do đều được hoan nghênh, ghi nhớ Thứ ba là sự độc lập dân tộc chỉ có ý nghĩa và giá trị thực sự khi sự độc lập dân tộc được thể hiện bằng quyền tự do và hạnh phúc của nhân dân Theo Hồ Chú tịch thì nhân dân các dân tộc được hưởng độc lập tự do là lẽ tự nhiên như “muôn vật được hưởng ánh sáng mặt trời” Thứ tư, độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội Đây là điểm khác biệt căn bản giữa con đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh với con đường của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học…
ở Việt Nam, M.Gandi, G.Nêru ở Aán Độ, Xucácnô ở Inđônêxia… Hồ Chí Minh đánh giá rất cao tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh cho độc lập dân tộc của họ, nhưng Người đã cho rằng con đường cứu nước đó là không triệt để, không đem lại độc lập hoàn toàn, thực sự cho dân tộc Theo Người, trong hoạt động thực tiễn lãnh đạo cách mạng phải luôn gắn mục tiêu độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, gắn sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc với sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ xã hội xã hội chủ nghĩa Tháng 11/1967, kỷ niệm 50 năm Cách mạng Tháng
10 Nga, Hồ Chủ tịch đã viết “Trong thời đại ngày nay, cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản trong phạm vi toàn thế giới, cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn, thắng lợi của cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của các dân tộc gắn liền với sự ủng hộ và giúp đỡ tích cực của phe
xã hội chủ nghĩa và của phong trào công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa”
b Chủ nghĩa xã hội là gì?
Phần lớn thời gian của cuộc đời mình, Hồ Chí Minh cùng với Đảng dồn tâm trí lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở nước ta Tuy vậy những quan điểm của Người về chủ nghĩa xã hội vẫn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc
Trang 6Hầu hết các cách tiếp cận, định nghĩa của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội được diễn đạt, trình bày một cách dung dị, mộc mạc, dễ hiểu và mang tính phổ thông, đại chúng Xét dưới góc độ khái quát nguyên lý thì Hồ Chí Minh về cơ bản không khác với các nhà kinh điển Mác - Lênin Điểm đặc sắc ở Hồ Chí Minh là phát triển các nguyên lý lý luận phức tạp, khoa học bằng ngôn ngữ của cuộc sống hàng ngày Một số định nghĩa cơ bản mà Hồ Chí Minh đã đề cập về chủ nghĩa xã hội:
Định nghĩa tổng quát, xem xét chủ nghĩa xã hội như là một chế độ xã hội hoàn chỉnh, bao gồm nhiều mặt khác nhau của đời sống, là con đường giải phóng nhân loại cần lao, áp bức Hồ Chí Minh viết: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn sống tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hòa bình hạnh phúc, nói tóm lại là nền cộng hòa thế giới chân chính, xóa bỏ những biên giới tư bản chủ nghĩa
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội bao gồm:
Một là, chủ nghĩa xã hội là một chế độ do nhân dân làm chủ, Nhà nước phải phát huy quyền làm chủ của nhân dân để huy động được tính tích cực và sáng tạo của nhân dân vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội
Hai là, chủ nghĩa xã hội có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động
Ba là, chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức, trong đó người với người là bè bạn, là đồng chí, là anh em, con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, có cuộc sống vật chất và tinh thần phong phú, được tạo điều kiện để phát triển hết mọi khả năng sẵn có của mình
Bốn là, chủ nghĩa xã hội là một xã hội công bằng và hợp lý, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng, các dân tộc bình đẳng, miền núi tiến kịp miền xuôi
Trang 7Năm là, chủ nghĩa xã hội là một công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân tự xây dựng lấy dưới sự lãnh đạo của Đảng
c Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là gì?
Tư tưởng biện chứng của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp là một trong những nhân tố đảm bảo thành công của cách mạng Việt Nam, một trong những đóng góp xuất sắc của Người vào kho tàng lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tư tưởng chính trị đặc sắc của Hồ Chí Minh còn thể hiện ở tư duy sáng tạo độc đáo của Người đối với Chủ nghĩa Mác – Lênin về tiến trình, logic phát triển của cách mạng vô sản ở Việt Nam Lựa chọn con đường cách mạng vô sản là sự thống nhất giữa điều kiện khách quan với nhận thức và hoạt động chủ quan của Hồ Chí Minh Đó là sự gặp gỡ của thời đại và Hồ Chí Minh, đồng thời cũng là đóng góp to lớn nhất của Người với thời đại, đặc biệt là đối với các nước thuộc địa và phụ thuộc Đi theo con đường cách mạng vô sản, cách mạng giải phóng dân tộc khỏi ách nô dịch của chủ nghĩa thực dân, giải phóng quần chúng lao động khỏi áp bức bóc lột và
đi đến mục tiêu cao cả của chủ nghĩa cộng sản là giải phóng con người Thực hiện thắng lợi mục tiêu ấy thuộc về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam
d Độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đổi mới và sáng tạo
Tư tưởng độc lập dân tộc lúc nào cũng là lý tưởng, khát vọng vủa Chủ tịch
Hồ Chí Minh Khi được tiếp cận bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, bản Luận cương đó đã đáp ứng được nguyện vọng của Người về độc lập cho Tổ quốc, tự do cho đồng bào Trong bài viết Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin, Người đã kể lại “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao Tôi vui mừng đến phát khóc lên Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên lên như đang nói trước quần chúng đông đảo “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau
Trang 8khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta” Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, Hồ Chủ tịch kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước quyết tâm kháng chiến với tinh thần “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, “dù phải đốt cháy dãy Trường Sơn”, dân tộc Việt Nam cũng quyết tâm thực hiện bằng được độc lập, thống nhất trọn vẹn Tổ quốc và quyết tâm kháng chiến đến cùng như Người đã bày tỏ: “Để giữ gìn đất nước, tổ tiên ta đã từng kháng chiến 5 năm, 10 năm Dù phải kháng chiến 5 năm, 10 năm, hay là lâu hơn nữa để giữ gìn thống nhất và độc lập cho Tổ quốc, để tranh lấy tự do và hạnh phúc cho giống nòi, chúng ta cũng quyết kháng chiến cho đến thắng lợi cuối cùng” Trong các văn kiện thành lập Đảng, Người đã nhấn mạnh mục tiêu trước hết của cách mạng Việt Nam là làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập đã thể hiện rõ nét
tư tưởng độc lập dân tộc của Người Hồ Chủ tịch cũng là người đi đầu, chủ động tích cực tranh thủ mọi giải pháp hòa bình, hạn chế xung dột, tránh chiến tranh để đạt hòa bình trong độc lập tự do Hồ Chủ tịch và Trung ương Đảng chủ dộng ký Hiệp định sơ bộ 6/3, ký tạm ước 14/9 với chính phủ Pháp mong muốn giải quyết cuộc tranh chấp bằng con đường hòa bình Khi Pháp đẩy mạnh khiêu khích, xung đột, Người đã kêu gọi nhân dân Việt Nam kiên trì thi hành đúng Tạm ước
đã ký Khi chiến tranh nổ ra, trên cơ sở kiên quyết kháng chiến đến cùng để bảo
vệ chủ quyền quốc gia, Người vẫn luôn bày tỏ mong muốn sẵn sàng đàm phán với chính phủ Pháp để kết thúc chiến tranh Đến thời kỳ chống Mỹ cứu nước,
Hồ Chủ tịch đã nhiều lần gửi thư cho các tổng thống Mỹ, yêu cầu Mỹ chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam
2 CHỨNG MINH VẤN ĐỀ
a Hồ Chí Minh là hiện thân sáng chói của tư tưởng Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tư tưởng chính trị đặc sắc của Hồ Chí Minh Bởi lẽ, Người đã vượt qua giới hạn của những nhà yêu nước đương thời và phát hiện ra con đường cứu dân, cứu nước Chúng ta tự hào với
Trang 9lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh kiên cường và bền bỉ để giữ vững độc lập dân tộc của dân tộc ta Khi nước nhà bị bọn xâm lược giầy xéo thì dân tộc không có khát vọng nào cao hơn là giành độc lập dân tộc Nhưng chúng ta vẫn biết là không phải bất cứ lúc nào những người con yêu nước của dân tộc cũng tìm thấy cho mình con đường cứu dân, cứu nước đúng đắn Thực tiễn khi thực dân Pháp xâm lược nước ta cho đến những năm đầu của thế kỷ XX cho thấy, nhân dân ta, các thế hệ nối tiếp nhau đứng lên, mong đánh đuổi thực dân Pháp, giành lại non sông đất nước Song do chưa có đường lối đúng đắn như con đường “Tây du” và
“Đông du” của các cụ Phan khởi xướng, do ngọn cờ tư tưởng phong kiến đã lỗi thời, nên các phong trào, các cuộc khởi nghĩa yêu nước lần lượt thất bại, quần chúng cách mạng bị dìm trong biển máu Sự thể đau lòng đến nỗi nhà yêu nước Phan Bội Châu buông lời: “Trăm lần thất bại chưa có một lần thành công” Sinh
ra trong cảnh nước mất, nhà tan, người thanh niên Nguyễn Tất Thành sau nhiều trăn trở đã ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911 Sau hơn 10 năm lăn lộn, qua nhiều nước để tìm tòi và thử nghiệm, Người đã đến với Chủ nghĩa Mác -Lênin, đến với tư tưởng Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại Người cho rằng phải học tập cách mạng Nga, khi được tiếp xúc: “Bản luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin, Người đã sung sướng nói to lên: “Hởi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!” (1) Vậy là, từ lòng yêu nước, thương dân thúc giục Người ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân thì đến với Cách mạng tháng Mười và chủ nghĩa Lê-nin, Người đã tìm thấy ở đó con đường cứu nước, cứu dân và giải phóng lao động và quả quyết: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tư tưởng chính trị đặc sắc của Hồ Chí Minh còn thể hiện ở tư duy sáng tạo độc đáo của Người đối với Chủ nghĩa Mác – Lênin về tiến trình, logic phát triển của cách mạng vô sản ở Việt Nam Lựa chọn con đường cách mạng vô sản là sự thống nhất giữa điều kiện khách quan với nhận thức và hoạt động chủ quan của Hồ Chí Minh Đó là sự
(
Trang 10gặp gỡ của thời đại và Hồ Chí Minh, đồng thời cũng là đóng góp to lớn nhất của Người với thời đại, đặc biệt là đối với các nước thuộc địa và phụ thuộc Đi theo con đường cách mạng vô sản, cách mạng giải phóng dân tộc khỏi ách nô dịch của chủ nghĩa thực dân, giải phóng quần chúng lao động khỏi áp bức bóc lột và
đi đến mục tiêu cao cả của chủ nghĩa cộng sản là giải phóng con người Thực hiện thắng lợi mục tiêu ấy thuộc về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội diễn ra trong suốt quá trình cách mạng, ở mỗi giai đoạn của cách mạng; thống nhất ở mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài Bởi vì, đối với một dân tộc đã phải trải qua một ngàn năm đô
hộ của phong kiến phương Bắc và gần một trăm năm dưới gót sắt của chủ nghĩa thực dân thì khát vọng cao nhất và trực tiếp nhất là giành độc lập dân tộc, giải phóng dân tộc Nhưng để có độc lập thực sự cho dân tộc phải đi lên chủ nghĩa xã hội Vì vậy, độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội Độc lập dân tộc
là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng, là điều kiện đảm bảo cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân, là nhân tố đảm bảo vững chắc của nền độc lập dân tộc Hồ Chủ Tịch đã từng nói : “Nhưng nếu nước được độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự
do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” Và “Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ” Như thế nghĩa là cách mạng Việt Nam phải hướng tới mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người thoát khỏi mọi áp bức, bóc lột và bất công, tiến tới một xã hội “trong
đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất
cả mọi người”
Chính vì vậy, trong “Chính cương vắn tắt”, Người chủ trương tiến hành tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản
Tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng hay là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và ngay trong cách mạng ấy, Người cũng xác định cần phải giải quyết hai nội dung cơ bản đó là : độc lập dân tộc và dân chủ nhân dân