1.Những cải cách của Thiên Hoàng Minh trị Nhật Bản 1868: * Chính trị - Xác lập quyền thống trị của tầng lớp quý tộc tư sản - Ban hành hiến pháp 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến..
Trang 11.Những cải cách của Thiên Hoàng Minh trị Nhật Bản 1868:
* Chính trị
- Xác lập quyền thống trị của tầng lớp quý tộc tư sản
- Ban hành hiến pháp 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến
Kinh tế
- Thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn
- Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu cống
Giáo dục
- Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học
kĩ thuật trong giảng dạy
- Cử học sinh ưu tú đi du học phương Tây
Quân sự
- Tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa
vụ quân sự
- Phát triển kinh tế quốc phòng
-> Cải cách tiến bộ, toàn diện, theo con đường tư bản chủ nghĩa
2 Phong trào đấu tranh của nửa đầu thế kỉ XIX thất bại là vì thiếu tổ chức lãnh
đạo vững vàng và chưa có đường lối chính trị đúng đắn
3 a) Đức là chủ nghĩa” quân phiệt hiếu chiến” vì
- Là nước quân chủ lập hiến theo thể chế liên bang, cho quý tộc quân phiệt liên minh với tư sản độc quyền lãnh đạo
- Thi hành chính sách đối nội, đối ngoại hết sức phản động
- Đề cao chủng tộc Đức, đàn áp công nhân, truyền bá bạo lực, chạy đua vũ trang
- Đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường thế giới
b) Pháp là “ chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi vì”: Chú trọng cho các nước tư
bản chậm tiến vay với lãi suất cao
4 Hạn chế của cách mạng Tân Hợi
- Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân, chưa đụng chạm
đến giai cấp địa chủ phong kiến
Trang 2- Không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc
- Không tích cực chống phong kiến
-Ngoài ra, các hạt nhân lãnh đạo Đồng Minh hội hãy còn non yếu về mặt
đường lối và tổ chức, nên sự phối hợp hãy còn lỏng lẻo, nhiều khi tư tưởng cũng không đồng nhất