1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

GIẢI PHÁP bảo vệ CHỦ QUYỀN BIÊN GIỚI QUỐC GIA góp PHẦN THỰC HIỆN THẮNG lợi mục TIÊU, NHIỆM vụ CHIẾN lược bảo vệ tổ QUỐC VIỆT NAM xã hội CHỦ NGHĨA

23 11,5K 84

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 40,16 KB

Nội dung

Lịch sử hàng nghìn năm tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam đã chứng minh rằng, dựng nước phải gắn bó chặt chẽ với giữ nước. Do đó, trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam, biên cương địa đầu Tổ quốc, là nơi thiêng liêng phải được bảo vệ vững chắc. Đây là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, của các lực lượng vũ trang, trong đó Bộ đội biên phòng giữ vai trò chuyên trách, nòng cốt.

Trang 1

MỞ ĐẦU

Biên giới quốc gia, là thiêng liêng, bất khả xâm phạm Địa bàn biên giới,vùng biển có vị trí chiến lược quan trọng, là “tuyến đầu”, “cửa ngõ”, là “phêndậu” của mỗi quốc gia Chủ quyền, an ninh biên giới là một bộ phận quan trọngkhông thể tách rời của an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc Một quốcgia có biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định và phát triển có ý nghĩa đặc biệtquan trọng đối với sự vững mạnh của chế độ, của dân tộc

Lịch sử hàng nghìn năm tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam đãchứng minh rằng, dựng nước phải gắn bó chặt chẽ với giữ nước Do đó, trongtâm thức của mỗi người dân Việt Nam, biên cương - địa đầu Tổ quốc, là nơithiêng liêng phải được bảo vệ vững chắc Đây là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàndân, của các lực lượng vũ trang, trong đó Bộ đội biên phòng giữ vai trò chuyêntrách, nòng cốt

Lãnh thổ, biên giới quốc gia là vấn đề thiêng liêng, quan trọng của mỗiquốc gia, dân tộc, đồng thời là vấn đề nhạy cảm trong các quan hệ quốc tế.Trong lịch sử nhân loại, không ít trường hợp do những tranh chấp về biên giới,lãnh thổ hoặc giải quyết các vấn đề về biên giới, lãnh thổ không thoả đáng màdẫn đến nhiều cuộc chiến tranh giữa các quốc gia ở những quy mô khác nhau

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm nay, ông cha ta đã

có chính sách ngoại giao với các nước láng giềng rất linh hoạt và có những kếsách, phương pháp quan trọng tạo nên thế và lực, tạo nên sức mạnh vật chất,tinh thần của đất nước Tuy nhiên, do những tồn tại của lịch sử, tình hình trêncác tuyến biên giới, vùng biển nước ta còn nhiều vấn đề phức tạp Ngay sau khigiành độc lập, Đảng và Nhà nước ta đã chủ động phối hợp với các nước lánggiềng và các nước có liên quan để giải quyết các vấn đề về biên giới lãnh thổ,nhưng vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cần phải tiếp tục giải quyết Vì vậy, tác giả

chọn vấn đề nghiên cứu: “Giải pháp bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, góp

Trang 2

phần thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”

NỘI DUNG

I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA

1.1.Khái niên, vị trí và vai trò của biên giới quốc gia

* Khái niệm biên giới quốc gia

Luật biên giới quốc gia của Việt Nam năm 2004 xác định: “Biên giới quốcgia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt phẳng thẳngđứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quầnđảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất,vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”

Như vậy biên giới quốc gia của Việt Nam được xác định bằng hệ thống cácmốc quốc giới trên thực địa, được đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ và thểhiện bằng mặt phẳng thẳng đứng theo lãnh thổ Việt Nam Biên giới quốc giaViệt Nam bao gồm biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, trên không, trong lòngđất

Biên giới quốc gia trên đất liền là phân định lãnh thổ trên bề mặt đất liền của

vùng đất quốc gia Trong thực tế, biên giới quốc gia trên đất liền được xác lập dựavào các yếu tố địa hình (núi, sông, suối, hồ nước, thung lũng ); thiên văn (theokinh tuyến, vĩ tuyến); hình học (đường lối liền các điểm quy ước) Biên giới quốcgia trên đất liền được xác lập trên cơ sở thoả thuận giữa các quốc gia có lãnh thổtiếp giáp với nhau và được thể hiện bằng các điều ước hoạch định biên giới giữacác quốc gia liên quan Việt Nam có đường biên giới quốc gia trên đất liền dài4.550 km tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào và Campuchia ở phía Tây, phíaĐông giáp Biển Đông

Trang 3

Biên giới quốc gia trên biển là phân định lãnh thổ trên biển giữa các quốcgia có bờ biển liền kề hay đối diện nhau; là ranh giới phía ngoài của lãnh hải.Biên giới quốc gia trên biển của quốc gia quần đảo là đường BGQG phân địnhlãnh thổ quốc gia với biển cả Đối với các đảo của một quốc gia nằm ngoàiphạm vi lãnh hải của quốc gia, biên giới quốc gia trên biển là đường ranh giớiphía ngoài của lãnh hải bao quanh đảo.

Biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam được hoạch định và đánh dấubằng các tọa độ trên hải đồ là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hảicủa đảo, lãnh hải của quần đảo của Việt Nam, được xác định theo Công ước củaLiên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà

xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan

Biên giới quốc gia trên không là biên giới phân định vùng trời giữa cácquốc gia liền kề hoặc các vùng trời quốc tế, được xác định bởi mặt phẳng thẳngđứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên trênvùng trời Trong điều kiện khoa học và công nghệ phát triển, việc xác lập biêngiới quốc gia trên không có ý nghĩa ngày càng quan trọng trong việc thực hiệnchủ quyền đối với vùng trời quốc gia Đến nay chưa có quốc gia nào quy định

độ cao cụ thể của biên giới quốc gia trên không

Biên giới quốc gia trong lòng đất là phân định lãnh thổ quốc gia trong lòngđất phía dưới vùng đất quốc gia, nội thuỷ và lãnh hải, được xác định bởi mặtphẳng thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trênbiển xuống lòng đất Độ sâu cụ thể của biên giới trong lòng đất được xác địnhbằng độ sâu mà kĩ thuật khoan có thể thực hiện Đến nay, chưa có quốc gia nàoquy định độ sâu cụ thể của biên giới trong lòng đất

Khu vực biên giới là vùng lãnh thổ tiếp giáp biên giới quốc gia có quy chế,

quy định đặc biệt do Chính phủ ban hành nhằm bảo vệ an toàn biên giới Khuvực biên giới Việt Nam bao gồm: khu vực biên giới trên đất liền gồm xã,phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốcgia Việt Nam trên đất liền; khu vực biên giới quốc gia Việt Nam trên biển đượctính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị

Trang 4

trấn giáp biển và đảo, quần đảo; khu vực biên giới trên không gồm phần khônggian dọc theo biên giới quốc gia có chiều rộng mười kilômét tính từ biên giớiViệt Nam trở vào.

* Vị trí và vai trò của biên giới quốc gia

Lãnh thổ quốc gia là điều kiện cơ bản, là tiêu chí quan trọng của độc lậpquốc gia, là phạm vi không gian thực hiện chủ quyền quốc gia; lãnh thổ quốc gia

là một trong 3 yếu tố cơ bản của mỗi quốc gia có chủ quyền (lãnh thổ, dân cư vànhà nước); trong đó lãnh thổ là yếu tố quan trọng hàng đầu, là không gian cầnthiết làm cơ sở cho sự tồn tại mỗi quốc gia, dân tộc Do vậy, bất cứ quốc gia nàotrên thế giới có chủ quyền muốn giữ gìn đất đai của quốc gia mình, tất yếu phảigiữ gìn biên cương, lãnh thổ của đất nước mình

Biên giới quốc gia là địa bàn chiến lược quan trọng của đất nước, nó có ýnghĩa quan trọng trên mọi phương diện cả về chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh

quốc phòng và đối ngoại của đất nước Biên giới quốc gia là một bộ phận cơ bản

hợp thành chủ quyền lãnh thổ quốc gia Chủ quyền của một nước được giới hạnbởi đường biên giới quốc gia bao quanh lãnh thổ nước đó, biên giới quốc gia làthuộc tính chính trị- pháp lý không thể tách rời của quốc gia Xâm phạm lên biêngiới quốc gia là xâm phạm lên chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, các mốiquan hệ giữa các nước muốn ổn định thì biên giới quốc gia phải được duy trì ổnđịnh, bất khả xâm phạm Các quốc gia khác có nghĩa vụ tôn trọng triệt để đườngbiên giới quốc gia, không được tuỳ tiện làm thay đổi đường biên giới quốc gia

Do đó, khi giải quyết các vấn đề liên quan đến đường biên giới quốc gia giữacác nuớc có chung đường biên giới quốc gia không thể là việc làm tuỳ tiện củamột ngành, một địa phương, mà phải do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhấtquyết định Trên tinh thần đó trong những năm qua, nhà nước Việt Nam luônchủ trương giải quyết với các nước láng giềng về vấn đề biên giới bằng thươnglượng, hoà bình, với tinh thần tích cực chủ động, kiên trì và thiện chí với các nước

có chung đường biên giới

Chủ quyền biên giới quốc gia Việt Nam cũng không nằm ngoài nội dungcủa chủ quyền quốc gia Chủ quyền biên giới quốc gia là quyền tối cao và tuyệt

Trang 5

đối của nhà nước đối với khu vực biên giới, nhà nước là chủ thể và là chủ sởhữu quản lý, đó là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm.

Quyền tối cao là quyền lực nhà nước đối với chủ quyền biên giới quốc gia.Không có sự ràng buộc, hạn chế, kiểm soát hoặc sự áp đặt của một quốc gia nào, một

tổ chức quốc tế nào đứng trên nó, nói lên tính độc lập của một nhà nước về chủ quyềnđối với khu vực biên giới

Quyền tuyệt đối là sự thống lĩnh trọn vẹn, sự bất khả xâm phạm về chủquyền biên giới quốc gia của một nhà nước trong lĩnh vực đối nội, đối ngoại củamột quốc gia, không phân chia cho một thế lực nào

Biên giới quốc gia là hàng rào pháp lý và không gian hợp tác, là ranh giớiphân chia lãnh thổ của quốc gia này với quốc gia khác hoặc với các vùng màquốc gia có quyền chủ quyền trên biển Trước đây các nước tư bản đế quốc thư-ờng sử dụng sức mạnh quân sự để can thiệp, xâm lược nước khác Biên giới lúcnày có chức năng duy nhất là hàng rào pháp lý phân cách lãnh thổ, đó là biêngiới ngăn cách Biểu hiện rõ nét của nó là tính bất biến, tính ổn định và tính bấtkhả xâm phạm của biên giới đã được pháp luật quốc tế quy định

Thế giới ngày nay đang trải qua một cuộc chuyển biến cơ bản, loài ngườiđang đứng trước những vấn đề có ý nghĩa sống còn như: Bảo vệ thiên nhiên,chống ô nhiễm môi trường, chống bệnh hiểm nghèo, chống nghèo nàn, lạc hậuchinh phục đại dương, chinh phục vũ trụ, chống buôn lậu ma tuý, chống tộiphạm hình sự Do đó không một nước nào có thể độc lập tự giải quyết vấn đề

đó Vì vậy, các nước trên thế giới không phân biệt chế độ chính trị, chủng tộc,sắc tộc, điều kiện kinh tế, để hợp tác chặt chẽ với nhau vì lợi ích của loài người

Do vậy, trong quan niệm về biên giới phải thấy rõ khả năng và nhu cầu của sựhợp tác trên nhiều lĩnh vực với các nước láng giềng cũng như tất cả các nướctrên toàn thế giới Từ những nhận thức trên, trong suốt những năm cuối của thế

kỷ XX, nhà nước ta đã thực hiện chính sách “mở cửa” “đa phương hoá”, “đadạng hoá” trong quan hệ quốc tế “Việt nam muốn là bạn, là đối tác tin cậy vớitất cả các nước trên toàn thế giới trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn

Trang 6

vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bội của nhau, hợp tácbình đẳng cùng có lợi”

1.2 Quan điểm của Đảng ta về bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia

Trên cơ sở vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng HồChí Minh về biên giới lãnh thổ quốc gia; kế thừa kinh nghiệm bảo vệ độc lập chủquyền lãnh thổ quốc gia của ông cha ta Căn cứ vào tình hình thực tiễn cách mạngnước ta từ khi có Đảng và chính quyền nhân dân Để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ,biên giới quốc gia, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra các quan điểm như sau

Một là, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là nhiệm vụ to lớn, nặng nề và lâu dài nhằm góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Đảng ta luôn xác định biên giới là địa bàn chiến lược, có địa vị cực kỳ quantrọng về kinh tế, chính trị và quốc phòng của đất nước Tuy nhiên, địa bàn

biên giới phần lớn là miền núi, vì vậy, bảo vệ biên giới quốc gia là một công

tác khó khăn, phải giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến đường lối ngoạigiao, chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, xây dựng phát triển kinh tếmiền núi, khu vực biên giới, tăng cường khả năng quốc phòng - an ninh trongxây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới Bảo vệ chủ quyền biên giớiquốc gia, bao gồm bảo vệ biên giới trên bộ, trên biển, bảo vệ chủ quyền toànvẹn lãnh thổ của đất nước; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội,chống xâm nhập trái phép và chống buôn lậu qua biên giới, bảo vệ tài nguyêncủa đất nước; xây dựng biên giới hoà bình hữu nghị, hợp tác, phát triển vớicác nước láng giềng

Hai là, chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là thiêng liêng bất khả xâm phạm của dân tộc Việt Nam.

Nhà nước Việt Nam, nhân dân Việt Nam quyết tâm giữ gìn và bảo vệ quyềnthiêng liêng, bất khả xâm phạm về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia LuậtBiên giới quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng

định: “Biên giới quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia có

Trang 7

ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng và an ninh của đất nước.”

Ba là, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành

Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 08 tháng 8 năm 1995 về xây dựng Bộ đội Biênphòng trong tình hình mới xác định, phải phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xãhội đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với biên giới quốcgia Bộ Quốc phòng có trách nhiệm chỉ huy, quản lý toàn diện Bộ đội Biênphòng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) có trách nhiệm phối hợp với Bộ Quốcphòng về mặt công tác an ninh Bộ ngoại giao có trách nhiệm phối hợp với BộQuốc phòng hướng dẫn nghiệp vụ đối ngoại và pháp luật về biên giới Như vậy,

Bộ đội Biên phòng không chỉ thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, mà còn thực hiệnnhiệm vụ an ninh và đối ngoại để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biên giới quốc gia

Bốn là, xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định; giải quyết các vấn đề tranh chấp thông qua đàm phán hoà bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích chính đáng của nhau.

Xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định là vấn đề đặc biệt quantrọng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Đó là quan điểm nhất quán củaĐảng và Nhà nước ta Quan điểm này phù hợp với lợi ích và luật pháp của ViệtNam, phù hợp với công ước và luật pháp quốc tế, cũng như lợi ích của các quốcgia có liên quan Đảng và Nhà nước ta coi việc giữ vững môi trường hoà bình, ổnđịnh để phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa là lợi ích cao nhất của đất nước

Trong giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ, biên giới, Đảng và Nhànước ta luôn nhất quán thực hiện quan điểm giải quyết các tranh chấp bằngthương lượng hoà bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợiích chính đáng của nhau

Về những vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên bộ, trên biển do lịch

sử để lại hoặc mới nẩy sinh, Đảng và Nhà nước ta khẳng định: “Việt Nam luôn

Trang 8

sẵn sàng thương lượng hoà bình để giải quyết một cách có lí, có tình” ViệtNam ủng hộ việc giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong khu vực thông quađối thoại, thương lượng hoà bình, không sử dụng vũ lực hay đe doạ sử dụng vũlực Nhưng Việt Nam cũng sẵn sàng tự vệ chống lại mọi hành độngxâm phạm lãnh thổ đất liền, vùng trời, vùng biển và lợi ích quốc gia của ViệtNam.

Về vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, quan điểm nhất quán của ViệtNam là: Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với vùng biển,đảo của Việt Nam trên Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa vàTrường Sa Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lí về vấn đề này.Tuy nhiên, vì lợi ích an ninh chung của các bên hữu quan, Việt Nam sẵn sàngđàm phán hoà bình để giải quyết, trước mắt là đạt tới sự thoả thuận về “Bộ quytắc ứng xử” trong khi tiếp tục tìm kiếm giải pháp lâu dài cho vấn đề Biển Đông

II THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

2.1 Thực trạng bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia

Biên giới nước ta có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng, anninh và đối ngoại Tuyến biên giới đất liền dài 4.510km, trong đó, biên giới tiếpgiáp Trung Quốc, Lào địa hình hiểm trở và chia cắt, có nhiều núi cao, suối sâu,thác ghềnh; biên giới tiếp giáp Campuchia chủ yếu là đồng bằng, nhiều kênhrạch, chia cắt Tuyến bờ biển dài 3.260km, vùng lãnh hải và thềm lục địa rộnglớn, vối hàng nghìn hòn đảo có giá trị về địa lý, kinh tế và đặc biệt quan trọng vềquốc phòng, an ninh; lại tiếp giáp với vùng biển của nhiều nước, nằm trên tuyếngiao thông đường biển quốc tế quan trọng, tiềm ẩn nhiều tranh chấp, bất đồng

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, khi biên giới đóng cửa, nhiệm vụbảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia tập trung chủ yếu vào bảo vệ chủquyền lãnh thổ, giữ vững an ninh chính trị trên khu vực biên giới, chống chiếntranh xâm lược, gây rốì, lấn chiếm biên giới, chống âm mưu phá hoại của cácthế lực phản động, thù địch

Trang 9

Trong những năm qua, quan hệ biên giới giữa nước ta với các nước lánggiềng cơ bản ổn định trên tinh thần hữu nghị, hợp tác, tiến trình phân giới, cắmmốc biên giới đang tiến hành Thế nhưng, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ củanước ta đã và đang đứng trước nguy cơ bị xâm phạm Các hoạt động vi phạmchủ quyền lãnh thổ, vùng biển nước ta không giảm, tình trạng xâm canh, xâm

cư, vượt biên trái phép còn nhiều, ngưòi nước ngoài ngang nhiên đánh bắt cá,dùng tàu vận chuyển hàng hoá, buôn lậu trên vùng biển của Việt Nam Đặc biệt,

âm mưu và hành động phi lý, bất chấp công ước và luật pháp quốc tế, muốn độcchiếm Biển Đông đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyển chủ quyềncủa Việt Nam trên Biển Đông, ngăn cấm, phá hoại Việt Nam hợp tác thăm dò,khai thác dầu khí tại vùng đặc quyền kinh tế của nước ta

Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc có bước phát triển về mọi mặt;trong đó quan hệ về biên giới sẽ ngày càng thuận lợi hơn khi hai nước đã hoànthành việc phân giới, cắm mốc biên giới trên bộ; đẩy mạnh hợp tác giữa lựclượng biên phòng và công an hai nước Tuy vậy, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủquyền, an ninh trên tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc sẽ ngày càng phứctạp hơn, đặc biệt là trên Biển Đông Trên tuyến biên giới đất liền phía bắc, cùngvới đấu tranh chống xâm canh, xâm cư thì cuộc chiến chống sự xâm nhập ồ ạtcủa hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng sẽ ngày càng căng thẳng, phức tạp;cuộc chiến chống nạn khai thác và "chảy máu" nguồn tài nguyên khoáng sản,chống tội phạm buôn người cũng sẽ ngày càng gay go

Tình hình quan hệ biên giới Lào và Campuchia ngày càng ổn định, pháttriển, tuyến biên giới Việt Nam – Lào vẫn ổn định, tuyến biên giới Việt Nam -Campuchia đang tiến hành và sẽ hoàn thành cắm mốc biên giới Tuy vậy, tìnhhình hai nước nói chung và tình hình quan hệ biên giới nói riêng vẫn đang tiềm

ẩn nhiều nguy cơ gây mất ổn định Lào và Campuchia vẫn đang là những địabàn giành giật ảnh hưởng của các nước lớn trên thế giới và các nước trong khuvực Các nước lớn và các thế lực nước ngoài đang đẩy mạnh viện trợ kinh tế,đào tạo cán bộ để tăng cường ảnh hưởng, chống phá, gây chia rẽ tình đoàn kếtgiữa Việt Nam với Lào và Campuchia Hiện nay, quan hệ Việt Nam với hai

Trang 10

nước Lào và Campuchia ngày càng ổn định, phát triển nhưng các nhân tố gâymất ổn định trên biên giới như di dân bất hợp pháp, vượt biên trái phép, vấn đềTin lành Đềga, Khơ me Crôm vẫn đang bị các thế lực thù địch, phản động lợidụng để chống phá, gây mất ổn định trên khu vực biên giới Tuyến biên giớiViệt Nam - Lào và Việt Nam - Campuchia hiện nay đang là trọng điểm hoạtđộng của Fulro và bọn phản động kích động, lôi kéo người Mông thành lập

"Vương quốc Mông", hoạt động buôn lậu ma tuý với thủ đoạn ngày càng táotợn, tinh vi làm cho cuộc chiến chống ma tuý ngày càng quyết liệt; nạn buôn lậuhàng hoá và tình trạng vượt biên trái phép cũng diễn biến hết sức phức tạp

Bộ đội biên phòng là cơ quan đại diên của Nhà nước, nhân dân trong quan

hệ với các đối tác trên biên giới nên rất linh hoạt mềm dẻo trong quan hệ đốìngoại, kiên trì đường lối ngoại giao hòa bình, lấy đàm phán, thương lượng đểgiải quyết các vấn đề tranh chấp, bất đồng, không đối đầu căng thẳng, không đểđịch lợi dụng kích động; đồng thời giữ vững nguyên tắc "chủ quyền, lãnh thổquốc gia là bất khả xâm phạm", để vừa bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹnlãnh thổ trong điều kiện còn nhiều tranh chấp bất đồng, vừa giữ vững môitrường hoà bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển trong quan hệ với chính phủ vànhân dân các nước trên khu vực biên giới

2.2 Giải pháp bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia

Để góp phần giữ vững an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội ở nhữngkhu vực trọng điểm biên giới, trong hợp tác quốc tế giải quyết các vấn đề về chủquyền an ninh biên giới, lãnh thổ cần thực hiện tốt mấy biện pháp cơ bản sau:

2.1 Giải pháp thứ nhất là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản

lý của Nhà nước, huy động toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia

Tăng cường sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Trung ương Đảng,các cấp uỷ đảng địa phương có biên giới; sự quản lý của Nhà nước, của chính

Trang 11

quyền địa phương đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ biên giới là nhân tốquyết định bảo đảm sự ổn định lâu dài của biên giới quốc gia.

Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã chứng minh, muốn giữyên bờ cõi phải dựa vào dân, huy động sức mạnh của nhân dân Để bảo vệvùng biên giới (vùng biên cương, biên ải), các triều đại phong kiến đều dựavào sức dân tại chỗ là chủ yếu, bằng các biện pháp như: lập các đồn điền, đưanhân dân ra lập các làng bản ở vùng biên cương, hình thành từng cụm, từngkhu dân cư và được giao quản lý, bảo vệ từng đoạn, từng vùng biên giới củađất nước với hệ thống, tổ chức, hình thức, phương pháp theo quy định củatừng triều đại phù hợp với từng thời kỳ

Sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, Đảng và Nhà nước

ta xuyên suốt cả quá trình lãnh đạo đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc luôn vận dụng quan điểm lấy dân làm gốc trong mọi hoạtđộng của mình Thực tiễn, sự thành công của nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biêngiới quốc gia, vùng biên giới dưới sự lãnh đạo của Đảng trong những nămqua đều khẳng định sức mạnh của nhân dân trong bảo vệ biên giới Trên mặttrận quản lý, bảo vệ cũng như trong xây dựng vùng biên giới ổn định đều có

sự đóng góp tích cực của nhân dân khu vực biên giới

Bộ Chính trị, Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo các vấn đềđối nội, đối ngoại, quan hệ biên giới, đàm phán giải quyết các vấn đề biêngiới, lãnh thổ, xây dựng khu vực biên giới vững mạnh toàn diện Các cấp ủyđảng địa phương có biên giới lãnh đạo, chỉ đạo các vấn đề cụ thể thuộc thẩm

Ngày đăng: 10/04/2017, 22:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w