- Bao bì kim loại có bề mặt tráng thiếc tạo ánh sáng bóng, có thể được in và tráng lớp vec-ni bảo vệ lớp in không bị trầy sước... b Sơ đồ công nghệ chế tạo lon hai mảnh Hình 7.2: Phương
Trang 1Chương 7
BAO BÌ KIM LOẠI
7.1 SỰ PHÁT TRIỂN VÀ TÍNH CHẤT CỦA BAO BÌ KIM LOẠI
Bao bì kim loại được phát triển thành một ngành công nghệ vào thế kỷ
19 và phát triển mạnh nhất vào đầu thế kỷ 20 Bao bì kim loại chứa đựng bảo quản thực phẩm trong khoảng thời gian rất dài nhằm phục vụ nhu cầu ăn liền cho những vùng xa nơi mà không thể cung cấp, không thu hoạch được thực phẩm tươi sống hoặc đáp ứng yêu cầu của một số đối tượng do điều kiện sống và điều kiện công tác không có thời gian chế biến thực phẩm Bao bì kim loại chứa đựng thực phẩm ăn liền đã đáp ứng được yêu cầu trên, có thể bảo quản thực phẩm trong thời gian dài từ 2-3 năm, thuận tiện cho việc chuyên chở phân phối nơi xa vì bao bì nhẹ và cứng vững Ngành kỹ thuật bao bì kim loại
ra đời và phát triển mạnh nhờ vào sự phát triển của ngành luyện kim và cơ khí chế tạo máy, đã chế tạo ra vật liệu kim loại tính năng cao và thiết bị đóng bao bì để cho ra các loại bao bì thực phẩm thích hợp (H.7.1)
Hiện nay trên thế giới công nghệ đồ hộp đang ở mức ổn định không phát triển mạnh, vì càng ngày người ta càng thích ăn thực phẩm tươi vừa mới chế biến Đồ hộp thực phẩm được sản xuất nhằm giải quyết vấn đề thời vụ, tránh
ứ đọng và nhằm cung cấp thực phẩm ăn liền có thể được vận chuyển đi nơi
xa, có thời gian bảo quản lâu dài
Tính chất chung của bao bì kim loại:
- Nhẹ, thuận lợi cho vận chuyển
- Đảm bảo độ kín vì thân nắp đáy đều có thể làm cùng một loại vật liệu nên bao bì không bị lão hóa nhanh theo thời gian
- Chống ánh sáng thường cũng như tia cực tím tác động vào thực phẩm
- Bao bì kim loại có tính chịu nhiệt độ cao và khả năng truyền nhiệt cao,
do đó thực phẩm các loại có thể được đóng hộp, thanh trùng hoặc tiệt trùng với chế độ thích hợp đảm bảo an toàn vệ sinh
- Bao bì kim loại có bề mặt tráng thiếc tạo ánh sáng bóng, có thể được in và tráng lớp vec-ni bảo vệ lớp in không bị trầy sước
Trang 2- Quy trình sản xuất hộp và đóng hộp thực phẩm được tự động hóa hoàn toàn
Hình 7.1: Các loại thực phẩm đóng hộp bằng kim loại
7.2 PHÂN LOẠI BAO BÌ KIM LOẠI
7.2.1 Phân loại theo vật liệu bao bì
- Bao bì kim loại thép tráng thiếc (sắt tây, từ này được dùng từ thời Pháp thuộc): thép tráng thiếc có thành phần chính là sắt, và các phi kim, kim loại khác như cacbon hàm lượng ≤2,14%; Mn≤0,8%; Si≤0,4%; P≤0,05%; S≤0,05% Có những loại thép có tỷ lệ carbon nhỏ 0,15÷0,5% Hàm lượng carbon lớn thì không đảm bảo tính dẻo dai mà có tính dòn (điển hình như gang) Để làm bao bì thực phẩm, thép cần có độ dẻo dai cao để có thể dát mỏng thành tấm có bề dày 0,15÷0,5mm do đó, yêu cầu tỷ lệ carbon trong thép vào khoảng 0,2% Thép có màu xám đen không có độ bóng bề mặt, có thể bị ăn mòn trong môi trường axit, kiềm Khi được tráng thiếc thì thép có bề mặt sáng bóng Tuy nhiên thiếc là một kim loại lưỡng tính (giống Al) nên dễ tác dụng với
Trang 3axit, kiềm, do đó ta cần tráng lớp vec-ni (nhựa nhiệt rắn) có tính trơ trong môi trường axit và kiềm
- Bao bì kim loại Al: Al làm bao bì có độ tinh khiết đến 99%, và những thành phần kim loại khác có lẫn trong Al như Si, Fe, Cu, Mn, Mg, Zn, Ti
7.2.2 Phân loại theo công nghệ chế tạo lon
Lon hai mảnh
Lon hai mảnh gồm thân dính liền với đáy, nắp rời được ghép mí với thân (như trường hợp ghép mí nắp lon ba mảnh) Lon hai mảnh chỉ có một đường ghép mí giữa thân và nắp, vật liệu chế tạo lon hai mảnh phải mềm dẻo, đó chính là nhôm (Al) cũng có thể dùng vật liệu thép có độ mềm dẻo cao Hộp, lon hai mảnh được chế tạo theo công nghệ kéo vuốt tạo nên thân rất mỏng so với bề dày đáy, nên có thể dễ bị đâm thủng, hoặc dễ bị biến dạng do va chạm Lon hai mảnh là loại thích hợp chứa các loại thực phẩm có tạo áp suất đối kháng bên trong như là sản phẩm nước giải khát có gas (khí CO2) Bao bì lon hai mảnh bằng Al có thể có chiều cao đến 110mm, lon hai mảnh bằng vật liệu thép có chiều cao rất thấp vì thép không có tính mềm dẻo, không thể kéo vuốt đến chiều cao như lon Al
Lon ba mảnh (lon ghép)
Công nghệ chế tạo lon ba mảnh được áp dụng cho nguyên liệu thép Lon
ba mảnh gồm thân, đáy và nắp Thân hộp được chế tạo từ một miếng thép chữ nhật, cuộn lại thành hình trụ và được hàn mí thân; nắp và đáy được chế tạo riêng, được ghép mí với thân (nắp được ghép với thân sau khi rót thực phẩm)
Thân, đáy, nắp có độ dày như nhau vì thép rất cứng vững, không mềm dẻo như nhôm, không thể nong vuốt tạo lon có chiều cao như nhôm, mà có thể chỉ nong vuốt được những lon có chiều cao nhỏ
a) Sơ đồ công nghệ chế tạo lon ba mảnh
Trang 4b) Sơ đồ công nghệ chế tạo lon hai mảnh
Hình 7.2: Phương pháp chế tạo loại lon ba mảnh và loại hai mảnh
7.3 CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO THÉP TRÁNG THIẾC
7.3.1 Quy cách vật liệu thép - Quy trình sản xuất thép
Theo đặc tính của thép công nghiệp (bảng 7.1), thép tấm dùng làm lon hộp bao bì thực phẩm thuộc loại L và MR Loại MR được sử dụng phổ biến cho các loại thực phẩm: rau, quả, thịt, cá Loại L có tính chống ăn mòn cao hơn loại MR, vì L có chứa các nguyên tố Ni, Cr, Mn
Quy trình sản xuất thép khá phức tạp và chi phí cao, từ thép tấm chế tạo lon, lon hộp đựng thực phẩm, bao bì này không thể tái sử dụng; đồng thời bao
bì thải cũng rất tốn chi phí và công sức để tái chế, do đó công nghiệp đồ hộp thực phẩm vẫn còn tồn tại vấn đề ô nhiễm môi trường
Bảng 7.1: Thành phần và tính chất một số loại thép
Loại Thành phần các kim loại khác (theo % lớn nhất) Tính chất Ứng dụng
C Mn P S Si Cu
L 0,13 0,6 0,015 0,05 0,01 0,06
Độ tinh sạch cao, hàm lượng kim loại tạp thấp
Dùng cho bao bì chứa thực phẩm có tính ăn mòn cao
MR 0,13 0,6 0,02 0,05 0,01 0,2
Độ tinh sạch khá cao, Cu,
P tăng, thường dùng chế tạo thép tấm tráng thiếc
Thường dùng làm bao bì đựng rau quả, các loại thực phẩm có tính ăn mòn thấp
Trang 5N 0,13 0,6 0,015 0,05 0,01 0,2
Độ tinh sạch cao song thành phần nitơ tăng nên độ cứng tăng
Làm các thùng chứa có thể tích lớn cần độ cứng vững cao, sản xuất nắp các bình phun tia
D 0,12 0,6 0,02 0,05 0,02 0,2
C giảm, P và
Cu tăng nên có độ bền
cơ, độ dẻo cao
Dùng để kéo sợi, để chế tạo lon hai mảnh
Trang 6Hình 7.3: Quy trình công nghệ sản xuất thép tấm tráng thiếc
làm nguyên liệu bao bì thực phẩm
Thép được chế tạo thông qua quy trình công nghệ sau: từ quặng sắt chứa các loại oxyt sắt và quặng than đá đã được xử lý loại tạp chất, được nhập liệu vào lò luyện thép, O2 được cung cấp vào lò nấu trong quá trình luyện thép Sau khi kết thúc quá trình luyện thép, thép lỏng được tháo liệu khỏi lò và rót khuôn tạo phôi thép, phôi được gia nhiệt lại để cán thành tấm, qua nhiều giai đoạn Sau đó thép tấm được làm lạnh và tôi bề mặt để đạt độ cứng yêu cầu
7.3.2 Tiêu chuẩn của thép nền
1- Độ dày thép tấm được sản xuất theo các độ dày như sau (mm):
0,18 0,20 0,22 0,24 0,26 0,28 0,30
0,32 0,34 0,36 0,38 0,40 0,45 0,49
Tiêu chuẩn độ cứng của thép tấm tráng thiếc
Thép tấm được chia thành nhiều nhóm với chất lượng khác nhau thể hiện qua độ cứng của thép ROCKWELL, đo theo thang đơn vị THR 30T
Bảng 7.2: Độ cứng tiêu chuẩn của sản phẩm thép
cán nguội một lần
Ký hiệu độ cứng Độ cứng ROCKWELL thang THR30T
Bảng 7.3: Độ cứng tiêu chuẩn và ứng lực tương ứng
của thép tráng thiếc cán nguội hai lần
Trang 7Chú ý: Thép có hàm lượng C càng thấp thì càng tốt
7.3.3 Tiêu chuẩn tráng thiếc
Tùy theo yêu cầu sử dụng mà thép được tráng thiếc với lượng thiếc tráng khác nhau Thép tráng thiếc có thể chế tạo theo phương pháp mạ điện hoặc phương pháp nhúng thép tấm vào thiếc nóng chảy, nhưng hiện nay thường chỉ sản xuất thép tráng thiếc theo phương pháp mạ điện
Lượng thiếc tráng danh nghĩa, lượng tráng trung bình và lượng tráng thấp nhất cho phép của thép tráng thiếc được ghi ở bảng 7.4 Tuy nhiên vẫn có trường hợp thép được phủ lớp thiếc có độ dày cao hơn trong bảng nếu được yêu cầu trong thực tế
Bảng 7.4: Độ tráng thiếc danh nghĩa, độ tráng thiếc bình quân
và độ tráng ít nhất cho phép của thép tráng thiếc
bằng phương pháp mạ điện
Phân loại lượng thiếc
tráng trên hai bề mặt
thép tấm
Trọng lượng qui định
Trọng lượng thông thường
2,8/2,8 5,6/5,6 8,4/8,4 11,2/11,2
4,9 10,5 15,7 20,2
Khác nhau
5,6/2,8 8,4/2,8 8,4/5,6 11,2/2,8 11,2/5,6 11,2/8,4
5,6/2,8 8,4/2,8 8,4/5,6 11,2/2,8 11,2/5,6 11,2/8,4
5,05/2,25 7,85/2,25 7,85/5,05 10,1/2,25 10,1/5,05 10,1/7,85
Loại thép dùng chế tạo lon chứa đựng thực phẩm có độ tráng thiếc từ 5,6g÷11,2g/m2, có thể đến 15,1 g/m2
Thiếc dùng để mạ điện lên bề mặt thép tấm có độ tinh khiết 99,75% Theo tiêu chuẩn của EU RONORM, tấm thép tráng thiếc có kích thước 1000×850mm Lượng thiếc tráng trên bề mặt tháp cũng ảnh hưởng đến chi phí, nhờ qua sự cải thiện phương pháp tráng thiếc, lượng thiếc tráng hiện nay đã giảm đi rất nhiều, chỉ cần 4-5kg thiếc cho 1 tấn thép tấm mạ thiếc trong khi phương pháp nhúng nhiệt tiêu tốn 13÷14 kg/tấn thép tấm Theo các hệ tiêu chuẩn khác nhau thì lượng thiếc phủ và chất lượng của lớp thiếc cũng khác nhau
Dấu hiệu chỉ định độ tráng thiếc của hai mặt khác nhau: Việc đánh dấu
Trang 8được thực hiện trên bề mặt có độ tráng thiếc cao hay thấp của thép tráng thiếc khác nhau, bề mặt cần đánh dấu, phương pháp đánh dấu phải có sự thỏa thuận giữa người mua và người sản xuất và cũng phải ghi rõ trong hợp đồng Hệ thống đánh dấu thông thường được cho ở bảng 7.5
Bảng 7.5: Dấu hiệu qui định độ tráng thiếc trên bề mặt thép tấm
Dấu hiệu Phương pháp đánh dấu Ví dụ chỉ định
D
Được đánh dấu một đường liên tục khoảng hơn 2mm bề rộng, ở bề mặt tráng thiếc thấp, gần một cạnh bên
5,6/2,8D
A
Dấu hiệu được ghi trên bề mặt có độ tráng thiếc thấp, được vẽ với một dấu hiệu hình học với nét vẽ rộng 1mm
5,6/11,2A
A
Dấu hiệu được ghi trên bề mặt có độ tráng thiếc cao, được vẽ bởi đường // liên tục khoảng 1mm bề rộng
5,6A/11,2
Bề mặt hoàn thành của thép tráng thiếc bằng phương pháp mạ điện sẽ được phân loại theo độ bóng bề mặt, được cho ở bảng 7.6
Bảng 7.6: Phân loại bề mặt thép sau mạ thiếc
Mặt hàng hiệu Kí Phân loại Đặc trưng
Sản phẩm cán
nguội một lần
B Sáng Bề mặt thiếc sáng bóng, trơn nhẵn, phản chiếu khá tốt
R Đá Bề mặt thiếc sáng có vân như bề mặt đá mài
S Bạc Bề mặt lớp thiếc bóng, có màu bạc đục
M Xỉn Lớp thiếc không sáng bạc mà trở nên đục xám Sản phẩm cán
nguội hai lần R Đá Bề mặt sáng bạc có vân
Thép sau khi mạ điện sẽ được xử lý hóa học hay điện hóa để tạo sự bám dính chặt chẽ của lớp thiếc
- Lớp thiếc phủ bề mặt thép tạo vẽ mỹ quan cho sản phẩm: bên ngoài và bên trong hộp đều có màu sáng bạc và nhận thấy rõ thực phẩm trong hộp khi vừa mới khui nắp hộp
7.3.4 Cấu tạo của thép tấm tráng thiếc
Để tránh ăn mòn lớp thiếc bởi môi trường thực phẩm cũng như không khí, H2O, hơi nước tác động lên bề mặt ngoài bao bì, thì lớp thiếc được phủ
Trang 9lớp vec-ni bảo vệ Nếu không có lớp vecni thì:
- Môi trường axit, muối của thực phẩm sẽ ăn mòn thiếc và sinh ra khí H2, ngoài ra còn tiếp tục ăn mòn lớp thép nền
- Không khí ẩm và H2O từ môi trường ngoài hoặc hơi H2O và H2O của quá trình tiệt trùng có thể gây hư hỏng lớp mặt ngoài bao bì
- Sự trầy sước bề mặt do sự cọ sát tiếp xúc của bao bì với những kim loại khác
Do đó đa số bao bì thực phẩm bằng thép tráng thiếc cần thiết được tráng lớp vec-ni bằng nhựa nhiệt rắn ở mặt trong, và bề mặt ngoài được sơn và có thể tráng lớp vec-ni trong suốt để bảo vệ lớp sơn không bị bong tróc, và bảo vệ cả lớp thiếc tráng thép
- Dầu phủ bề mặt thép tráng thiếc:
Thép tấm tráng thiếc sau khi xử lý hóa học hoặc điện hóa được phủ dầu cả hai bề mặt Lớp dầu DOS (Di-octylsebacate) được phủ lên bề mặt thép tráng thiếc khoảng 2÷5mg/m2 nhằm mục đích bôi trơn bề mặt thép để thép tấm có thể trượt lên nhau dễ dàng mà không gây sự trầy sước lớp thiếc tráng, trong quá trình vận chuyển, nhập liệu, tạo hình lon
Lớp sắt nền
Lớp thép nền hay nguyên liệu thép tấm dày 0,2÷0,36mm Thành phần hóa học của lớp thép nền và đặc tính bề mặt ảnh hưởng đến cơ tính và tính chống ăn mòn của bao bì Ngoài ra độ cứng của thép nền cũng ảnh hưởng đến việc chế tạo lon
Lớp hợp kim FeSn 2 dày khoảng 0,15μm
Lớp sắt nền sau khi được tráng thiếc, thì được xử lý hóa học để hình thành lớp hợp kim Fe-Sn Tính liên tục của lớp hợp kim và độ dày của nó ảnh hưởng tới tính chống ăn mòn của thép nguyên liệu Nếu lớp thiếc bị hòa tan vào thực phẩm thì lớp hợp kim sẽ trở thành lớp bảo vệ thứ hai
Lớp thiếc dày khoảng 0,35μm
Thời gian bảo quản của lon và độ mạ thiếc tỷ lệ với nhau: lớp mạ thiếc càng dày thì trên bề mặt thiếc càng ít lỗ, do đó chống ăn mòn càng tốt
Lớp oxy hóa (lớp oxyt)
Lớp dày khoảng 0,002μmđược tạo ra trong quá trình xử lý hóa học lớp
Trang 10thiếc mạ bằng dung dịch Na2Cr2O7, có tác dụng bảo vệ lớp thiếc bên trong
Lớp dầu DOS phủ lên bề mặt thép tấm, sau khi đã xử lý hóa học oxyt
thiếc nhằm để bôi trơn và che phủ tránh trầy sước; lớp dầu dày khoảng 0,002μm Đây là loại dầu khoáng có tên dioctyl sebacate hay acetyl tributyl
cetrate
Hình 7.4: Cấu tạo của thép tráng thiếc làm nguyên liệu cho công nghệ chế tạo
bao bì thực phẩm (tiết diện thép tấm)
Trang 117.4 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO LON ĐỰNG THỰC PHẨM 7.4.1 Quy trình chế tạo lon ba mảnh
Hình 7.5: Quy trình công nghệ chế tạo lon ba mảnh
Trang 12Hình 7.6: Sơ đồ chế tạo lon và chiết rót thực phẩm tạo sản phẩm
Trang 13Sắt nguyên liệu được rửa sạch lớp dầu, sấy khô
In và tráng vec-ni
Một bề mặt của thép tấm nguyên liệu được in nhãn hiệu, sau đó có thể được phủ vec-ni bảo vệ cả hai bề mặt hoặc chỉ phủ bề mặt không in là bề mặt trong đựng thực phẩm hoặc không phủ vec-ni cả hai mặt, tùy theo yêu cầu sản phẩm việc in được thực hiện hàng loạt nhằm tạo nhãn hiệu cung cấp thông tin cho từng loại sản phẩm, đồng thời cũng tạo lớp chống oxy hóa từ bên ngoài, tạo nét đẹp cho bao bì
- Tráng vec-ni nhằm chống sự oxy hóa, sự ăn mòn lớp thiếc tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chứa trong bao bì Tùy loại sản phẩm chứa đựng mà sử dụng lớp vec-ni thích hợp nhằm không ảnh hưởng đến thực phẩm, và cũng không gây hư hỏng lớp vec-ni này Lon đựng thực phẩm ta thường dùng vec-ni epoxy phenolic Trường hợp lon đựng thịt cá thì cần tráng vec-ni có đưa vào bột Ti2O hoặc Al để hấp thu khí H2S thường sinh ra khi tiệt trùng thịt cá đóng hộp
Cắt sắt
Thép tấm nguyên liệu sau khi được in nhãn hiệu và tráng vec-ni, được đưa qua máy cắt thành mảnh hình chữ nhật theo kích thước lon mà ta cần sản xuất
Thép tấm nguyên liệu được cắt như sau:
Giai đoạn 1: Tấm sắt nguyên liệu được cắt thành nhiều tấm nhỏ có bề
rộng bằng chiều cao lon
Giai đoạn 2: Tấm sắt đã cắt lần 1 lại được cắt thành từng miếng nhỏ có
chiều dài chính là chu vi đáy lon
Trang 14Giai đoạn 3: Tạo mí thân để ghép mí thân
Hình 7.7: Giai đoạn cắt thép tấm để tạo thân lon Hàn
Mảnh thép tạo thân lon được hàn ghép mí theo chiều cao lon, mối hàn càng mịn càng tốt vì ngoài việc tạo mối hàn phẳng đẹp còn tạo cho mối hàn thân lon được chặt khít không có khe hở
Sử dụng phương pháp hàn điện cao tần, tạo dòng điện cường độ cực cao khoảng 4000÷6000A, hàn theo nguyên lý cứ mỗi bán sóng thì tạo một nhân giọt hàn
Khác với công nghệ hàn thông thường, phương pháp hàn cao tần tạo một bước sóng sau 1/2 chu kỳ Hàn cao tần tạo được càng nhiều bán sóng trên 1/2 chu kỳ thì càng tạo nhiều nhân giọt hàn làm tăng độ mịn của mối hàn
Hình 7.8: Nguyên tắc của phương pháp hàn thân lon
Hiện nay có nhiều công nghệ hàn như:
- Công nghệ hàn bướm: có tần số nhỏ khoảng 100Hz, công nghệ này có mối hàn tương đối lớn (>1mm)
- Công nghệ wima: có tần số lớn hơn 100Hz, tạo mối hàn mịn hơn so với hàn bướm (<0,6mm)
- Công nghệ supper wima: có tần số từ 400÷800Hz, có mối hàn rất mịn từ 0,4÷0,6mm
Trang 15Phủ vec-ni trong và ngoài mối hàn
Trong quá trình hàn lớp thiếc ở nơi mối hàn bị chảy ra chỉ còn lại lớp sắt,
do đó ta phải tráng vec-ni trong và ngoài mối hàn nhằm tránh sự ăn mòn của sản phẩm chứa trong nó, đồng thời chống sự oxy hóa từ bên ngoài
Hình 7.9: Thân trụ được ghép mí thân bằng phương pháp cơ học
và phương pháp hàn điện
Tách lon
Giai đoạn này chỉ tiến hành khi sản xuất loại lon có chiều cao nhỏ hơn 9cm, vì ở máy hàn chỉ hàn được những lon có chiều cao lớn hơn Do vậy đối với lon có kích thước nhỏ hơn 9cm thì thực hiện hàn 2 hoặc nhiều lon một lần sau đó tách lon
Loe
Đây là giai đoạn viền miệng lon tạo gờ để chuẩn bị cho quá trình ghép mí
Làm gân
Ở giai đoạn này sản phẩm được làm gân nhằm tạo độ vững chắc cho bao
bì sản phẩm, có thể giảm giá thành sản phẩm do dùng thép mỏng
Nếu không tạo gân tăng cứng thì thép tấm nguyên liệu cần có độ dày là
≥0,25mm nhưng nếu có tạo gân thì nguyên liệu có thể độ dày thấp hơn Nhưng tùy theo trọng lượng thực phẩm đóng hộp, thể tích hộp mà dùng nguyên liệu thép tấm có độ dày thích hợp
Ghép mí
Ghép mí thân đáy, thân và nắp là giai đoạn quan trọng trong quá trình sản xuất đồ hộp, đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây phế phẩm đồ hộp
Lon thực phẩm phải được ghép mí thật kín để tạo nên bao bì kín Nếu ghép mí không tốt thì tạo phế phẩm đồ hộp, việc thanh trùng sẽ không có ý nghĩa
Trang 16Hình 7.10: Các công đoạn của công nghệ chế tạo lon ba mảnh
Trong quá trình sản xuất mức sai số không thể vượt quá giới hạn cho phép, vì sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm Do đó nhà máy cố gắng hạn chế tối đa các sự cố này Thường các sự cố đó là:
- Mối ghép thân bị lệch do sự sai lệch độ vuông góc của tấm sắt nguyên liệu, thường thì mức sai lệch cho phép là 2%, sự sai lỗi này thường dẫn đến hư hỏng mối ghép mí thân và nắp đáy
- Trầy sước lớp vec-ni: các thiết bị, máy móc ma sát với tấm sắt trong quá trình cuốn thân, ghép mí do đó sau khi ghép mí đáy và thân lon lại được phủ vec-ni ở những vị trí mối ghép, nhằm tăng tính an toàn cho lon, chống sự ăn mòn của thực phẩm và cả môi trường ngoài
Trang 177.4.2 Quy trình công nghệ chế tạo nắp hoặc đáy lon ba mảnh
Hình 7.11: Quy trình chế tạo nắp, và đáy lon ba mảnh loại nắp thường (không
gắn khóa đòn bẩy)
Trang 187.4.3 Các loại hộp lon thành phẩm
Bảng 7.7: Các cỡ lon thép tráng thiếc ba mảnh thường được sử dụng hiện nay
Đường kính và chiều cao H Phạm vi sử dụng
Hình 7.12: Các hình dạng của lon ba mảnh
a) Lon không có gân
b) Lon có hai đường gân
c) Lon có nhiều đường gân gợn sóng
d) Lon có đáy và nắp nhỏ hơn thân
e) Tiết diện ngang của lon ba mảnh có chiều cao thấp
Trang 19Sắt nguyên liệu
Thép tấm nguyên liệu đưa vào chế tạo nắp và đáy lon có độ dày cùng với thép nguyên liệu chế tạo thân lon
Tráng vec-ni trong và ngoài
Thép tấm nguyên liệu được tráng vec-ni một hoặc cả hai mặt trong và ngoài tùy theo yêu cầu Đối với trường hợp cần phủ cả hai mặt thì có thể tráng cùng loại vec-ni, hoặc ở mặt ngoài ta dùng vec-ni có độ sáng hơn nhằm tạo vẻ mỹ quan cho sản phẩm Lớp vec-ni bên ngoài chống oxy hóa từ môi trường, bảo quản bề mặt ngoài đồ hộp theo thời gian
Mặt trong của thân lon và mặt trong của nắp lon được tráng cùng một loại vec-ni
Sấy khô
Thép tấm nguyên liệu sau khi tráng vec-ni được sấy khô để làm bốc hơi hoàn toàn dung môi tạo nên lớp nhựa rắn chắc trong suốt bám dính vào bề mặt thiếc
Cắt tạo nắp, đáy
Đây là giai đoạn cắt định hình Tại đây tấm sắt nguyên liệu được cắt thành những miếng hình tròn có kích thước phù hợp với nắp và đáy đã được thiết kế theo kích cỡ hộp
Sấy khô
Đệm cao su ở viền nắp, đáy được sấy khô ở 60oC nhằm làm khô lớp đệm này Đây là giai đoạn cuối cùng của quy trình làm nắp, đáy lon