1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

bài đọc nhóm kinh tế thủy sản: ECONOMIC VALUATION OF THE PHILIPPINE’S CARAMOAN BEACHSCAPE

13 234 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 75,06 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BÀI ĐỌC NHÓM MÔN KINH TẾ QUẢN LÝ THỦY HẢI SẢN ECONOMIC VALUATION OF THE PHILIPPINE’S CARAMOAN BEACHSCAPE Thành Viên Nhóm: 1. Bồ Thụy Ngọc Thuận 14120179 2. Nguyễn Kim Ngân 14120032 3. Nguyễn Thị Cẩm Tiên 14120055 GVHD: TS. Phạm Thị Ánh Ngọc Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 042017 I. Vấn đề nghiên cứu: Caramoan là một phần bờ biển của Vịnh Lagonoy, ngư trường lớn nhất trong vùng Bicol ở Philippin. Giống như các đô thị ven biển khác, thành phố Caramoan gặp những vấn đề trong việc sử dụng và quản lý tài nguyên ven biển như đánh bắt quá mức, môi trường sống ven biển bị suy thoái do đánh bắt bất hợp pháp, và việc thực thi luật thủy sản kém hiệu quả. Do đó cần những dự án bảo tồn biển và ven biển. Tuy nhiên nguồn tài trợ bền vững cho dự án bảo tồn CRM lại vô cùng khan hiếm, một số nghiên cứu đã đề xuất sử dụng Vịnh Lagonoy phát triển du lịch sinh thái để tạo thu nhập cho ngư dân và để bảo tồn tài nguyên ven biển. Định giá giá trị kinh tế cảnh biển Caramoan thu hút các nhà đầu tư phát triển du lịch sinh thái biển. Phát triển du lịch sinh thái là nguồn tiềm năng cung cấp quỹ bảo tồn thông qua việc thu phí, lệ phí vào cổng, thu phí sử dụng các dịch vụ khác. Nghiên cứu này xác định sự sẵn lòng trả của du khách (WTP) cho việc bảo tồn cảnh biển Caramoan ở Camarines Sur, Philipin, thiết lập các khoản thanh toán phù hợp cho các dịch vụ môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững du lịch sinh thái và quản lý tài nguyên ven biển của khu vực (hệ thống PES). II. Phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) Đầu tiên, tìm kiếm và thu thập thông tin về tình trạng quản lý du lịch trong khu vực từ các quan chức chính quyền thành phố. Thứ hai, tiến hành khảo sát thông qua bảng câu hồi gồm các thông tin: ý kiến của người được phỏng vấn về quản lý địa phương và quốc gia về môi trường ven biển, thái độ đối với bảo tồn, mức sẵn lòng trả (WTP) để bảo tồn bãi biển và tình trạng kinh tế xã hội. Bảng câu hỏi đã được kiểm tra và hoàn thành dựa trên những hiểu biết sâu sắc. Những người được hỏi trong nghiên cứu là khách du lịch địa phương đã ở lại Caramoan ít nhất 1 ngày. Người trả lời là ngẫu nhiên. Tổng cộng có 1.000 khách du lịch được phỏng vấn trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2010. 2. Thiết kế kịch bản giả định Kịch bản ban đầu được xây dựng với vẻ đẹp bãi biển Caramoan của Philippines bởi các tính năng sau đây: đa dạng sinh học cao của khu rừng gần Karst; cát trắng mịn; cảnh đẹp bãi biển; vùng nước xanh trong lành. Tuy nhiên, chúng đang bị đe doạ bởi: đánh bắt quá mức và không kiểm soát, bồi lắng từ vùng cao, tăng dân số du lịch, chất thải sinh hoạt Kịch bản giả định rằng trong mười năm nữa, mối đe dọa này không được giải quyết, Caramoan sẽ bị giảm đa dạng sinh học và vẻ đẹp bãi biển suy thoái, vùng nước bị ô nhiễm, và bãi biển đông đúc. Chính quyền địa phương Caramoan thiết lập Khu Bảo tồn Thủy sản. Quỹ được thực hiện từ một nguồn thu nhập bền vững bằng cách thiết lập lệ phí vào cửa. Quỹ này sẽ do Hội đồng Du lịch và đơn vị chính quyền địa phương Caramoan quản lý. Quỹ sẽ đi đến quản lý tài nguyên ven biển, bảo tồn đa dạng sinh học và đời sống dân dã của ngư dân. Sau khi được giới thiệu kịch bản, khách du lịch sẽ được hỏi về mức sẵn lòng trả phí vào cổng hoặc phí dịch vụ môi trường, để được vào Caramoan. 3. Định dạng số liệu Định dạng được lựa chọn cho nghiên cứu này là định dạng sai lệch, người phỏng vấn được cung cấp thông tin như sau: Khi bạn đến Caramoan. Bạn có biết rằng một khoản phí vào cửa sẽ được quản lý bởi đơn vị chính quyền địa phương Caramoan và Hội đồng Quản lý Du lịch và được sử dụng nhằm mục đích bảo tồn cảnh và hệ sinh thái của bãi biển Caramoan ? Hãy nhớ rằng không có câu trả lời đúng hay sai cho câu hỏi này. 4. Phân tích số liệu Ta có hàm hữu dụng cá nhân V (P, M, Q , S) với giá (P), thu nhập (M), đặc điểm xã hội (S) và chất lượng (Q). Người phỏng vấn sẽ được hỏi: “liệu anh chị có sẵn lòng trả tiền để giúp bảo tồn vẻ đẹp bãi biển ở Caramoan với mức giá là (P) không”, người trả lời sẽ trả lời có nếu: V(MP,Q1,S) > V(M0,Q0,S) (2.1) Người trả lời sẽ trả lời “Có” nếu hữu dụng từ việc cải thiện chất lượng cảnh biển (Q1) và mức giá (P), cao hơn so với lợi ích của việc không cải thiện chất lượng bãi biển (Q0) và không phải trả giá (P=0). Hanemann chỉ ra rằng nếu V (M P, Q, S) được xác định tuyến tính, thì xác suất của người trả lời nói “có” là: log⁡〖(Prob (yes))(1Prob(yes))〗= α0 β1.P+ β2.Q∑▒〖βi.Si〗 Các thông số α0 và βi sẽ được ước lượng theo tham số. Giá trị WTP tối đa trung bình cho việc bảo tồn cảnh biển có thể được tính bằng phương trình: Mean maximum WTP = 1β1ln⁡(1+e(α0+ β2.Q+∑▒βiSi)) III. Kết quả nghiên cứu 1. Nhận thức về các vấn đề quốc gia liên quan đến môi trường ven biển Ô nhiễm nguồn nước, suy thoái môi trường sống ven biển (như rạn san hô, đáy biển và rừng ngập mặn) và suy giảm đa dạng sinh học là ba vấn đề mà những người được phỏng vấn quan tâm nhất (Bảng 2.1). Bảng 2.1: Xếp hạng mức nhận thức của người trả lời về môi trường ven biển của các quốc gia Vấn đề quốc gia Tần số theo xếp hạng Trung bình có trọng số Thứ hạng 1 2 3 Ô nhiễm nước 413 187 151 1.651 1 Suy thoái môi trường ven biển nghiêm trọng 144 217 152 2.016 2 Suy thoái đa dạng sinh học 49 43 62 2.084 3 Bão 18 9 35 2.274 4 Phá rừng 37 98 105 2.283 5 Xử lí nước thải 37 297 203 2.309 6 Tình trạng quá tải khu định cư ven biển 83 116 234 2.349 7 Xói món bờ biển 13 31 50 2.394 8 Những vấn đề này thường do sự yếu kém về thể chế, áp lực lên môi trường ngày càng tăng và nguồn tài nguyên tự nhiên do sự tăng dân số không kiểm soát ở các vùng ven biển. 2. Nhận thức về môi trường ven biển địa phương và vấn đề quản lý môi trường ở Caramoan Trong số các vấn đề quản lý môi trường và ven biển trong khu vực nghiên cứu thì rác thải trên bãi biển, đánh bắt bằng chất nổ và khai thác cát là ba vấn đề hàng đầu được người trả lời quan tâm nhất (Bảng 2.2). Bảng 2.2 Xếp hạng mức nhận thức của người trả lờihức về các vấn đề môi trường ven biển và quản lý môi trường tại Caramoan Các vấn đề môi trường và quản lí ở địa phương Tần số theo xếp hạng Trung bình có trọng số Thứ hạng 1 2 3 Xả rác trên bãi biển 456 187 153 1.619 1 Đánh bắt cá 56 56 56 2 2 Khai thác cát 54 77 58 2.021 3 Sự gia tăng không kế hoạch của nhà ở, resort và cơ sở hạ tầng 147 286 243 2.142 4 Máy nén đánh bắt cá 6 20 12 2.158 5 Sự lắng đọng 7 9 12 2.179 6 Quá tải khách du lịch 36 74 86 2.255 7 Đánh cá quá mức không kiểm soát 34 86 96 2.287 8 Cắt bỏ cây thực ngập mặn và thực vật 70 99 168 2.291 9 Khai thác mỏ quy mô nhỏ 14 46 49 2.321 10 Câu cá bằng Cyanide 0 57 63 2.525 11 Điều này phản ánh việc quản lý chất thải rắn của khu vực còn lỏng lẻo, cũng như sự có mặt của các hoạt động kinh tế không bền vững, gây áp lực lên nguồn lực của khu vực. 3. Các vấn đề về thể chế và quản lý ảnh hưởng đến cảnh biển Caramoan Trong số các vấn đề về thể chế và quản lý ảnh hưởng đến bãi biển Caramoan thì nguồn tài chính bền vững cho bảo tồn, chính trị , cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý du lịch biển là ba vấn đề hàng đầu ảnh hưởng đến tính bền vững lâu dài của bãi biển Caramoan (Bảng 2.3). Từ đó nhận thức được tầm quan trọng của việc xác định giá trị bảo vệ bãi biển. Vấn đề Xếp hạng tần suất Trung Bình Gia Quyền Hạng 1 2 3 Nguồn quỹ bảo tồn và bảo vệ bền vững 254 102 1 1.696 1 Vấn đề chính trị 119 44 54 1.700 2 Cơ cấu tổ chức hài hoà và cơ chế quản lý du lịch biển 118 110 107 1.967 3 Thực thi pháp luật về môi trường và thủy sản 97 164 94 1,992 4 Quyền hạng địa lý và chính trị giữa các chính quyền địa phương và tỉnh 56 105 68 2.052 5 Kế hoạch quản lý toàn diện về du lịch sinh thái và bảo tồn bãi biển 163 194 192 2.053 6 Năng lực kỹ thuật để quản lý 78 62 102 2.099 7 Nhận thức về bảo tồn 59 138 154 2.271 8 Các khuôn khổ thể chế cho quản lý hệ sinh thái 42 77 107 2.288 9 Bảng 2.3 Xếp hạng những người trả lời các vấn đề về thể chế và quản lý ảnh hưởng đến tính bền vững sinh thái của cảnh biển Caramoan Sự phức tạp trong công tác quản lý bãi biển Caramoan vì nó thuộc thẩm quyền của hai cơ quan quản lý, chính quyền địa phương và Ban quản lý khu bảo tồn (PAMB), được phối hợp bởi chính quyền tỉnh với Sở Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên (DENR). Khu công viên cảnh quan bãi biển Caramoan thuộc thẩm quyền của PAMB, trong khi phần nằm ngoài công viên nằm dưới sự kiểm soát của Chính quyền thành phố Caramoan, theo Bộ luật Chính quyền Địa phương (LGC). 4. Thái độ đối với bảo tồn bờ biển Caramoan Hầu hết tất cả (98%) người được hỏi đều ủng hộ việc bảo vệ bờ biển Caramoan (Bảng 2.4). Bảng 2.4 Thái độ của người được hỏi đối với bảo tồn bãi biển Caramoan Số tiền trả Thái độ đối với bảo tồn bãi biển Đồng ý Không đồng ý N % n % Tất cả 981 98 19 2 100 192 96 2 1 450 194 97 6 3 950 198 99 2 1 1,250 197 99 3 2 1,800 200 100 0 0 5. Sự sẵn lòng trả để bảo tồn bãi biển Caramoan Số người trả lời sẵn sàng trả tiền để bảo tồn bãi biển Caramoan giảm khi mức tiền tăng (Bảng 2.5). Bất kỳ khoản phí nào cao hơn PHP450 thì đa số người trả lời sẽ không chi trả khoản phí bảo tồn này nữa. Do đó một khoản phí khoảng PHP 500 sẽ được chấp nhận cho phần lớn khách du lịch. Bảng 2.5 Sự sẵn lòng trả lời của người tham gia về bảo tồn bãi biển Caramoan Số tiền trả Sự sãn lòng trả cho việc bảo tồn Có Không N % n % 100 172 86.0 28 14.0 450 116 58.0 84 42.0 950 79 39.5 121 60.5 1,250 64 32.0 136 68.0 1,800 62 31.0 138 69.0 6. Các lý do để sẵn lòng trả và không sẵn lòng trả cho Bảo tồn Bãi biển Caramoan Bảo tồn để thúc đẩy việc sử dụng bền vững cảnh quan bãi biển là câu trả lời được người phỏng vấn đưa ra nhìu nhất (37%). Cải thiện việc thực thi pháp luật chiếm tỷ lệ thấp nhất (3%) Mặt khác, du khách không sẵn lòng trả do họ tin rằng số tiền họ trả không được dùng để bảo tồn vẻ đẹp bãi biển (39%) (Bảng 2.6). Bảng 2.6 : Lý do sẵn lòng hoặc không sẵn lòng trả Lý do số người % Sẵn lòng trả Nó sẽ thúc đẩy việc sử dụng bền vững cảnh quan bãi biển 183 37 Nó sẽ cung cấp một nguồn quỹ ổn định cho quản lý du lịch sinh thái 95 19 Nó sẽ giảm bớt các mối đe dọa đối với rạn san hô, rừng ngập mặn, và thảm cỏ biển 64 13 Nó sẽ duy trì sự sạch sẽ của cát trắng mịn 55 11 Nó sẽ thúc đẩy sự chia sẻ công bằng lợi ích 34 7 Nó sẽ cung cấp sinh kế 31 6 Nó sẽ duy trì chất lượng nước tốt 19 4 Nó sẽ cải thiện việc thực thi pháp luật 13 3 Không sẵn lòng trả Tôi không tin rằng số tiền tôi sẽ trả sẽ được sử dụng để bảo tồn vẻ đẹp bãi biển 196 39 Tôi không có khả năng chi trả cho chương trình 129 25 Chỉ có ngư dân và chủ khu nghỉ dưỡng trực tiếp hưởng lợi từ các bãi biển nên phải trả 83 16 Đa số người nghèo sẽ bị ảnh hưởng 62 12 Chỉ có người giàu mới phải trả 25 5 Tôi muốn đầu tư tiền cho quỹ nhân đạo hơn. 6 1 Tôi không nghĩ rằng bảo tồn vẻ đẹp bãi biển là cần thiết 5 1 7. Các tham số hồi quy logictic Các biến ảnh hưởng đến WTP phát sinh từ các hồi quy logistic của mô hình CV được trình bày trong Bảng 2.7. Kết quả cho thấy số tiền bảo tồn (BID), độ tuổi (AGE), thu nhập (INCOME) và thái độ bảo tồn (ATTITUDE) có tương quan đáng kể với WTP, phù hợp với lý thuyết kinh tế. Dấu âm của biến BID và dấu dương của biến INCOME phù hợp với giả thuyết nghiên cứu. Mối tương quan nghịch của số tiền bảo tồn đối với WTP cho thấy xác suất sẵn lòng trả của người trả lời để bảo tồn bãi biển Caramoan giảm khi số tiền dự thầu tăng. Mối quan hệ nghịch của tuổi tác với WTP cho thấy rằng những người trẻ tuổi hơn có xu hướng sẵn sàng trả tiền cho bảo tồn và bảo vệ bãi biển ở Caramoan. Những người trẻ tuổi sống lâu hơn người lớn tuổi, có nhiều khả năng nhìn thấy và tận hưởng những thành quả của việc bảo tồn các giá trị trong thời gian dài. Do đó họ sẵn lòng trả cho việc bảo tồn Bãi biển Caramoan và các hệ sinh thái của nó. Mối tương quan thuận của thu nhập với WTP chỉ ra rằng những người trả lời có thu nhập cao hơn sẵn sàng trả tiền cho vẻ đẹp và bảo tồn bãi biển ở Caramoan. Biến thái độ bảo tồn tương quan thuận với WTP chỉ ra rằng những người trả lời với sự đánh giá cao hơn về bảo tồn môi trường sẵn sàng hơn để trả tiền cho nó. Không có sự liên quan giữa WTP và các biến số giới tính, tình trạng dân sự và giáo dục. Điều này cho thấy rằng các yếu tố này không tác động đến người trả lời chấp nhận hoặc từ chối trả tiền bảo tồn bãi biển. Bảng 2.7 Các biến quan trọng ảnh hưởng đến WTP Biến Mẫu có điều chỉnh cho chắc chắn CONSTANT 0.081462 BID 0.001629 (0.000) GENDER 0.046173 0.754 AGE 0.043366 (0.000) CIVIL STATUS 0.16748 0.922 EDUCATION 0.067371 0.276 INCOME 7.90E07 (0.007) ATTITUDE toward conservation 1.212579 (0.025) No. of observations 975 LR chisquare 192.84 Prob> chisquare 0.000 Pseudo R square 0.4184 ( mức ý nghĩa 5%, các giá trị trong ngoặc là các giá trị p.) IV. Đề xuất Thúc đẩy chính quyền thành phố Caramoan thành lập một kế hoạch thanh toán để thu các khoản phí cho công tác bảo tồn bãi biển và phân bổ ngân sách hàng năm lớn hơn cho việc quản lý và bảo tồn bãi biển, tài nguyên ven biển. Để ngăn chặn xu hướng suy thoái tài nguyên ven biển, cần có các hoạt động sinh kế thay thế cho cộng đồng để giải quyết tình trạng nghèo đói, thiếu việc làm dẫn đến khai thác quá mức nguồn tài nguyên biển của người dân đánh cá và đầu tư vào các nỗ lực cải tạo môi trường ven biển. Đây là những thách thức chính đối với LGU Caramoan nhằm thúc đẩy du lịch sinh thái ven biển bền vững. Ngoài ra, vấn đề về thể chế và quản lý du lịch biển có ảnh hưởng đến tính bền vững lâu dài của bãi biển Caramoan (ví dụ: không có nguồn tài chính bền vững cho bảo tồn, các vấn đề chính trị và không có sự sắp xếp thể chế hài hoà cho quản lý du lịch biển). Cần có nguồn quỹ riêng bền vững để thúc đẩy, duy trì các hoạt động bảo tồn, để LGU Caramoan khuyến khích hành vi tích cực của nhân viên quản lý tài nguyên và người sử dụng tài nguyên (ví dụ như phí sử dụng như là một chương trình tài trợ cho bảo tồn và phát triển). Bộ luật Chính quyền địa phương và Bộ Luật Thuỷ sản của Philipin cung cấp cho LGU quyền áp dụng thuế và lệ phí cho việc sử dụng các nguồn tài nguyên và tài sản môi trường trong vùng biển của thành phố, nhằm mục đích khai thác tiềm năng của PES trong tương lai. Động lực hiện tại để xác định khả năng tồn tại của việc cấp quyền sử dụng lãnh thổ đối với các cộng đồng đánh bắt cá trong việc sử dụng nguồn tài nguyên chung ở các khu vực ven biển cũng mang lại một tia hi vọng. V. ĐÁNH GIÁ CỦA NHÓM 1. Ưu điểm: Cho thấy các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả của khách du lịch cho việc bảo tồn vẻ đẹp của bãi biển Caramoan. Đưa ra các nguyên nhân tác động xấu đến cảnh quan, hệ sinh thái cũng như nguồn tài nguyên của bãi biển Caramoan nói riêng và của Vịnh Logonoy nói chung, từ đó chính phủ có thể đưa ra các chính sách quản lý phù hợp để duy trì sự đa dạng sinh học ở đây. Từ kết quả mức sẵn lòng trả trung bình ta có thể định giá cụ thể giá trị du lịch của bãi biển Caramoan. Xác định được mức sẵn lòng trả của khách du lịch để bảo tồn vẻ đẹp của bãi biển, từ đó có thể định giá vé, hay chi phí tham quan bãi biển thích hợp, vừa giúp bảo tồn bãi biển, vừa đáp ứng được nhu cầu tham quan của khách du lịch. 2. Nhược điểm: Bài nghiên cứu chỉ mới đưa ra mức sẵn lòng trả trung bình của khách du lịch mà chưa tính tổng mức sẵn lòng trả để thấy rõ được giá trị du lịch của bãi biển Coramoan cần định giá. Nghiên cứu được sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên được xây dựng trên kịch bản giả định nên khó có thể đánh giá một cách chính xác. Bài nghiên cứu chủ yếu nói đến vấn đề giá trị du lịch của bãi biển và mức sẵn lòng trả chứ chưa đề cập nhiều đến cách khắc phục hay chính sách quản lý các nguồn tài nguyên để hạn chế việc ô nhiễm hay tình trạng suy thoái tài nguyên ở khu vực. 3. TÍNH ÁP DỤNG: Có thể áp dụng bài nghiên cứu để đánh giá mức sẵn lòng trả của người dân trong việc bảo tồn cảnh quan hay tài nguyên biển ở Việt Nam, nhưng theo đề xuất của nhóm là nên mở rộng đối tượng phỏng vấn là cả khách du lịch bãi biển và ngừoi dân sống trong khu vực bãi biển đó, vì tất cả các giá trị về cảnh quan, hệ sinh thái hay tài nguyên ở đó không chỉ có khách du lịch được hưởng thụ mà ngay chính những người dân trong khu vực cũng hưởng được lợi ích từ việc bảo tồn mang lại. – HẾT —

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

BÀI ĐỌC NHÓM MÔN KINH TẾ QUẢN LÝ THỦY HẢI SẢN

ECONOMIC VALUATION OF THE PHILIPPINE’S

CARAMOAN BEACHSCAPE

Thành Viên Nhóm:

1 Bồ Thụy Ngọc Thuận 14120179

2 Nguyễn Kim Ngân 14120032

3 Nguyễn Thị Cẩm Tiên 14120055

GVHD: TS Phạm Thị Ánh Ngọc

Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 2

Tháng 04/2017

Trang 3

I Vấn đề nghiên cứu:

Caramoan là một phần bờ biển của Vịnh Lagonoy, ngư trường lớn nhất trong vùng Bicol ở Phi-lip-pin Giống như các đô thị ven biển khác, thành phố Caramoan gặp những vấn đề trong việc sử dụng và quản lý tài nguyên ven biển như đánh bắt quá mức, môi trường sống ven biển bị suy thoái do đánh bắt bất hợp pháp, và việc thực thi luật thủy sản kém hiệu quả Do đó cần những dự án bảo tồn biển và ven biển

Tuy nhiên nguồn tài trợ bền vững cho dự án bảo tồn CRM lại vô cùng khan hiếm, một số nghiên cứu đã đề xuất sử dụng Vịnh Lagonoy phát triển du lịch sinh thái để tạo thu nhập cho ngư dân và để bảo tồn tài nguyên ven biển

Định giá giá trị kinh tế cảnh biển Caramoan thu hút các nhà đầu tư phát triển du lịch sinh thái biển Phát triển du lịch sinh thái là nguồn tiềm năng cung cấp quỹ bảo tồn thông qua việc thu phí, lệ phí vào cổng, thu phí sử dụng các dịch vụ khác

Nghiên cứu này xác định sự sẵn lòng trả của du khách (WTP) cho việc bảo tồn cảnh biển Caramoan ở Camarines Sur, Philipin, thiết lập các khoản thanh toán phù hợp cho các dịch vụ môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững du lịch sinh thái và quản lý tài nguyên ven biển của khu vực (hệ thống PES)

II Phương pháp nghiên cứu

1 Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM)

Đầu tiên, tìm kiếm và thu thập thông tin về tình trạng quản lý du lịch trong khu vực

từ các quan chức chính quyền thành phố

Thứ hai, tiến hành khảo sát thông qua bảng câu hồi gồm các thông tin: ý kiến của người được phỏng vấn về quản lý địa phương và quốc gia về môi trường ven biển, thái độ đối với bảo tồn, mức sẵn lòng trả (WTP) để bảo tồn bãi biển và tình trạng kinh tế xã hội Bảng câu hỏi đã được kiểm tra và hoàn thành dựa trên những hiểu biết sâu sắc Những người được hỏi trong nghiên cứu là khách du lịch địa phương đã ở lại Caramoan ít nhất 1 ngày Người trả lời là ngẫu nhiên Tổng cộng có 1.000 khách du lịch được phỏng vấn trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2010

Trang 4

2 Thiết kế kịch bản giả định

Kịch bản ban đầu được xây dựng với vẻ đẹp bãi biển Caramoan của Philippines bởi các tính năng sau đây: đa dạng sinh học cao của khu rừng gần Karst; cát trắng mịn; cảnh đẹp bãi biển; vùng nước xanh trong lành

Tuy nhiên, chúng đang bị đe doạ bởi: đánh bắt quá mức và không kiểm soát, bồi lắng từ vùng cao, tăng dân số du lịch, chất thải sinh hoạt

Kịch bản giả định rằng trong mười năm nữa, mối đe dọa này không được giải quyết, Caramoan sẽ bị giảm đa dạng sinh học và vẻ đẹp bãi biển suy thoái, vùng nước bị ô nhiễm, và bãi biển đông đúc

Chính quyền địa phương Caramoan thiết lập Khu Bảo tồn Thủy sản Quỹ được thực hiện từ một nguồn thu nhập bền vững bằng cách thiết lập lệ phí vào cửa Quỹ này sẽ

do Hội đồng Du lịch và đơn vị chính quyền địa phương Caramoan quản lý Quỹ sẽ đi đến quản lý tài nguyên ven biển, bảo tồn đa dạng sinh học và đời sống dân dã của ngư dân

Sau khi được giới thiệu kịch bản, khách du lịch sẽ được hỏi về mức sẵn lòng trả phí vào cổng/ hoặc phí dịch vụ môi trường, để được vào Caramoan

3 Định dạng số liệu

Định dạng được lựa chọn cho nghiên cứu này là định dạng sai lệch, người phỏng vấn được cung cấp thông tin như sau:

Khi bạn đến Caramoan Bạn có biết rằng một khoản phí vào cửa sẽ được quản lý bởi đơn vị chính quyền địa phương Caramoan và Hội đồng Quản lý Du lịch và được sử dụng nhằm mục đích bảo tồn cảnh và hệ sinh thái của bãi biển Caramoan ? Hãy nhớ rằng không có câu trả lời đúng hay sai cho câu hỏi này

4 Phân tích số liệu

Ta có hàm hữu dụng cá nhân V (P, M, Q , S) với giá (P), thu nhập (M), đặc điểm xã hội (S) và chất lượng (Q) Người phỏng vấn sẽ được hỏi: “liệu anh /chị có sẵn lòng trả

Trang 5

tiền để giúp bảo tồn vẻ đẹp bãi biển ở Caramoan với mức giá là (P) không”, người trả lời

sẽ trả lời có nếu:

V(M-P,Q1,S) > V(M-0,Q0,S) (2.1) Người trả lời sẽ trả lời “Có” nếu hữu dụng từ việc cải thiện chất lượng cảnh biển (Q1) và mức giá (P), cao hơn so với lợi ích của việc không cải thiện chất lượng bãi biển (Q0) và không phải trả giá (P=0)

Hanemann chỉ ra rằng nếu V (M - P, Q, S) được xác định tuyến tính, thì xác suất của người trả lời nói “có” là:

log [ Prob( yes)

1−Prob( yes)]=α 0− β 1 P+ β 2 Qβi Si Các thông số α0 và …i sẽ được ước lượng theo tham số Giá trị WTP tối đa trung bình cho việc bảo tồn cảnh biển có thể được tính bằng phương trình:

Mean maximum WTP = β 11 [ln ⁡(1+eα 0+ β 2.Q +βiSi

)]

III Kết quả nghiên cứu

1 Nhận thức về các vấn đề quốc gia liên quan đến môi trường ven biển

Ô nhiễm nguồn nước, suy thoái môi trường sống ven biển (như rạn san hô, đáy biển

và rừng ngập mặn) và suy giảm đa dạng sinh học là ba vấn đề mà những người được phỏng vấn quan tâm nhất (Bảng 2.1)

Bảng 2.1: Xếp hạng mức nhận thức của người trả lời về môi trường ven biển của các quốc

gia

Vấn đề quốc gia Tần số theo xếp hạng Trung bình có trọngsố hạngThứ

Suy thoái môi trường ven biển nghiêm trọng 144 217 152 2.016 2

Trang 6

Những vấn đề này thường do sự yếu kém về thể chế, áp lực lên môi trường ngày càng tăng và nguồn tài nguyên tự nhiên do sự tăng dân số không kiểm soát ở các vùng ven biển

2 Nhận thức về môi trường ven biển địa phương và vấn đề quản lý môi trường ở Caramoan

Trong số các vấn đề quản lý môi trường và ven biển trong khu vực nghiên cứu thì rác thải trên bãi biển, đánh bắt bằng chất nổ và khai thác cát là ba vấn đề hàng đầu được người trả lời quan tâm nhất (Bảng 2.2)

Bảng 2.2 Xếp hạng mức nhận thức của người trả lờihức về các vấn đề môi trường ven

biển và quản lý môi trường tại Caramoan

Các vấn đề môi trường và

quản lí ở địa phương

Tần số theo xếp hạng Trung bình có trọng

số

Thứ hạng

Sự gia tăng không kế hoạch

của nhà ở, resort và cơ sở

Đánh cá quá mức không

Cắt bỏ cây thực ngập mặn

Điều này phản ánh việc quản lý chất thải rắn của khu vực còn lỏng lẻo, cũng như sự

có mặt của các hoạt động kinh tế không bền vững, gây áp lực lên nguồn lực của khu vực

Trang 7

3 Các vấn đề về thể chế và quản lý ảnh hưởng đến cảnh biển Caramoan

Trong số các vấn đề về thể chế và quản lý ảnh hưởng đến bãi biển Caramoan thì nguồn tài chính bền vững cho bảo tồn, chính trị , cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý du lịch biển là ba vấn đề hàng đầu ảnh hưởng đến tính bền vững lâu dài của bãi biển Caramoan (Bảng 2.3) Từ đó nhận thức được tầm quan trọng của việc xác định giá trị bảo vệ bãi biển

Bảng 2.3 Xếp hạng những người trả lời các vấn đề về thể chế và quản lý ảnh hưởng đến

tính bền vững sinh thái của cảnh biển Caramoan

Sự phức tạp trong công tác quản lý bãi biển Caramoan vì nó thuộc thẩm quyền của

hai cơ quan quản lý, chính quyền địa phương và Ban quản lý khu bảo tồn (PAMB), được phối hợp bởi chính quyền tỉnh với Sở Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên (DENR)

Vấn đề

Xếp hạng tần suất

Trung Bình Gia

Cơ cấu tổ chức hài hoà và cơ chế quản lý du

Thực thi pháp luật về môi trường và thủy sản 97 164 94 1,992 4

Quyền hạng địa lý và chính trị giữa các chính

Kế hoạch quản lý toàn diện về du lịch sinh thái

Các khuôn khổ thể chế cho quản lý hệ sinh

Trang 8

Khu công viên cảnh quan bãi biển Caramoan thuộc thẩm quyền của PAMB, trong khi phần nằm ngoài công viên nằm dưới sự kiểm soát của Chính quyền thành phố Caramoan, theo Bộ luật Chính quyền Địa phương (LGC)

4 Thái độ đối với bảo tồn bờ biển Caramoan

Hầu hết tất cả (98%) người được hỏi đều ủng hộ việc bảo vệ bờ biển Caramoan (Bảng 2.4)

Bảng 2.4 Thái độ của người được hỏi đối với bảo tồn bãi biển Caramoan

Số tiền trả

Thái độ đối với bảo tồn bãi biển Đồng ý Không đồng ý

5 Sự sẵn lòng trả để bảo tồn bãi biển Caramoan

- Số người trả lời sẵn sàng trả tiền để bảo tồn bãi biển Caramoan giảm khi mức tiền tăng (Bảng 2.5)

- Bất kỳ khoản phí nào cao hơn PHP450 thì đa số người trả lời sẽ không chi trả khoản phí bảo tồn này nữa Do đó một khoản phí khoảng PHP 500 sẽ được chấp nhận cho phần lớn khách du lịch

Bảng 2.5 Sự sẵn lòng trả lời của người tham gia về bảo tồn bãi biển Caramoan

Số tiền trả

Sự sãn lòng trả cho việc bảo

tồn

Trang 9

450 116 58.0 84 42.0

6 Các lý do để sẵn lòng trả và không sẵn lòng trả cho Bảo tồn Bãi biển Caramoan

Bảo tồn để thúc đẩy việc sử dụng bền vững cảnh quan bãi biển là câu trả lời được người phỏng vấn đưa ra nhìu nhất (37%) Cải thiện việc thực thi pháp luật chiếm tỷ lệ thấp nhất (3%)

Mặt khác, du khách không sẵn lòng trả do họ tin rằng số tiền họ trả không được dùng để bảo tồn vẻ đẹp bãi biển (39%) (Bảng 2.6)

Bảng 2.6 : Lý do sẵn lòng hoặc không sẵn lòng trả

Sẵn lòng trả

Nó sẽ giảm bớt các mối đe dọa đối với rạn san hô, rừng ngập mặn, và

Không sẵn lòng trả

Tôi không tin rằng số tiền tôi sẽ trả sẽ được sử dụng để bảo tồn vẻ

Chỉ có ngư dân và chủ khu nghỉ dưỡng trực tiếp hưởng lợi từ các bãi

Trang 10

7 Các tham số hồi quy logictic

Các biến ảnh hưởng đến WTP phát sinh từ các hồi quy logistic của mô hình CV được trình bày trong Bảng 2.7 Kết quả cho thấy số tiền bảo tồn (BID), độ tuổi (AGE), thu nhập (INCOME) và thái độ bảo tồn (ATTITUDE) có tương quan đáng kể với WTP, phù hợp với lý thuyết kinh tế

Dấu âm của biến BID và dấu dương của biến INCOME phù hợp với giả thuyết nghiên cứu Mối tương quan nghịch của số tiền bảo tồn đối với WTP cho thấy xác suất sẵn lòng trả của người trả lời để bảo tồn bãi biển Caramoan giảm khi số tiền dự thầu tăng Mối quan hệ nghịch của tuổi tác với WTP cho thấy rằng những người trẻ tuổi hơn có

xu hướng sẵn sàng trả tiền cho bảo tồn và bảo vệ bãi biển ở Caramoan Những người trẻ tuổi sống lâu hơn người lớn tuổi, có nhiều khả năng nhìn thấy và tận hưởng những thành quả của việc bảo tồn các giá trị trong thời gian dài Do đó họ sẵn lòng trả cho việc bảo tồn Bãi biển Caramoan và các hệ sinh thái của nó

Mối tương quan thuận của thu nhập với WTP chỉ ra rằng những người trả lời có thu nhập cao hơn sẵn sàng trả tiền cho vẻ đẹp và bảo tồn bãi biển ở Caramoan

Biến thái độ bảo tồn tương quan thuận với WTP chỉ ra rằng những người trả lời với

sự đánh giá cao hơn về bảo tồn môi trường sẵn sàng hơn để trả tiền cho nó

Không có sự liên quan giữa WTP và các biến số giới tính, tình trạng dân sự và giáo dục Điều này cho thấy rằng các yếu tố này không tác động đến người trả lời chấp nhận hoặc từ chối trả tiền bảo tồn bãi biển

Bảng 2.7 Các biến quan trọng ảnh hưởng đến WTP

Biến Mẫu có điều chỉnh cho chắc chắn

(0.000)**

0.754

Trang 11

0.922

0.276

(0.007)**

ATTITUDE toward

(0.025)**

( ** mức ý nghĩa 5%, các giá trị trong ngoặc là các giá trị p.)

IV Đề xuất

Thúc đẩy chính quyền thành phố Caramoan thành lập một kế hoạch thanh toán để thu các khoản phí cho công tác bảo tồn bãi biển và phân bổ ngân sách hàng năm lớn hơn cho việc quản lý và bảo tồn bãi biển, tài nguyên ven biển

Để ngăn chặn xu hướng suy thoái tài nguyên ven biển, cần có các hoạt động sinh

kế thay thế cho cộng đồng để giải quyết tình trạng nghèo đói, thiếu việc làm dẫn đến khai thác quá mức nguồn tài nguyên biển của người dân đánh cá và đầu tư vào các nỗ lực cải tạo môi trường ven biển Đây là những thách thức chính đối với LGU Caramoan nhằm thúc đẩy du lịch sinh thái ven biển bền vững

Ngoài ra, vấn đề về thể chế và quản lý du lịch biển có ảnh hưởng đến tính bền vững lâu dài của bãi biển Caramoan (ví dụ: không có nguồn tài chính bền vững cho bảo tồn, các vấn đề chính trị và không có sự sắp xếp thể chế hài hoà cho quản lý du lịch biển) Cần có nguồn quỹ riêng bền vững để thúc đẩy, duy trì các hoạt động bảo tồn, để LGU Caramoan khuyến khích hành vi tích cực của nhân viên quản lý tài nguyên và người sử dụng tài nguyên (ví dụ như phí sử dụng như là một chương trình tài trợ cho bảo tồn và phát triển)

Trang 12

Bộ luật Chính quyền địa phương và Bộ Luật Thuỷ sản của Philipin cung cấp cho LGU quyền áp dụng thuế và lệ phí cho việc sử dụng các nguồn tài nguyên và tài sản môi trường trong vùng biển của thành phố, nhằm mục đích khai thác tiềm năng của PES trong tương lai Động lực hiện tại để xác định khả năng tồn tại của việc cấp quyền sử dụng lãnh thổ đối với các cộng đồng đánh bắt cá trong việc sử dụng nguồn tài nguyên chung ở các khu vực ven biển cũng mang lại một tia hi vọng

V ĐÁNH GIÁ CỦA NHÓM

1 Ưu điểm:

 Cho thấy các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả của khách du lịch cho việc bảo tồn vẻ đẹp của bãi biển Caramoan

 Đưa ra các nguyên nhân tác động xấu đến cảnh quan, hệ sinh thái cũng như nguồn tài nguyên của bãi biển Caramoan nói riêng và của Vịnh Logonoy nói chung, từ đó chính phủ có thể đưa ra các chính sách quản lý phù hợp để duy trì sự đa dạng sinh học ở đây

 Từ kết quả mức sẵn lòng trả trung bình ta có thể định giá cụ thể giá trị du lịch của bãi biển Caramoan

 Xác định được mức sẵn lòng trả của khách du lịch để bảo tồn vẻ đẹp của bãi biển,

từ đó có thể định giá vé, hay chi phí tham quan bãi biển thích hợp, vừa giúp bảo tồn bãi biển, vừa đáp ứng được nhu cầu tham quan của khách du lịch

2 Nhược điểm:

 Bài nghiên cứu chỉ mới đưa ra mức sẵn lòng trả trung bình của khách du lịch mà chưa tính tổng mức sẵn lòng trả để thấy rõ được giá trị du lịch của bãi biển Coramoan cần định giá

 Nghiên cứu được sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên được xây dựng trên kịch bản giả định nên khó có thể đánh giá một cách chính xác

 Bài nghiên cứu chủ yếu nói đến vấn đề giá trị du lịch của bãi biển và mức sẵn lòng trả chứ chưa đề cập nhiều đến cách khắc phục hay chính sách quản lý các nguồn tài nguyên để hạn chế việc ô nhiễm hay tình trạng suy thoái tài nguyên ở khu vực

3 TÍNH ÁP DỤNG:

Trang 13

 Có thể áp dụng bài nghiên cứu để đánh giá mức sẵn lòng trả của người dân trong việc bảo tồn cảnh quan hay tài nguyên biển ở Việt Nam, nhưng theo đề xuất của nhóm là nên mở rộng đối tượng phỏng vấn là cả khách du lịch bãi biển và ngừoi dân sống trong khu vực bãi biển đó, vì tất cả các giá trị về cảnh quan, hệ sinh thái hay tài nguyên ở đó không chỉ có khách du lịch được hưởng thụ mà ngay chính những người dân trong khu vực cũng hưởng được lợi ích từ việc bảo tồn mang lại

-– HẾT

Ngày đăng: 08/04/2017, 09:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w