Mục tiêu cụ thể là tìm hiểu tổng quan các mô hình ĐQL hoặc liên quan đến ĐQL quản lý có sự tham gia của người dân, quản lý dựa vào cộng đồng trong quản lý nguồn lợi thủy sản vùng bờ biển
Trang 1BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
LÊ BẢO TRUNG
XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐỒNG QUẢN LÝ NGHỀ CÁ VEN BỜ
Ở XÃ NINH ÍCH, THỊ XÃ NINH HÒA, TỈNH KHÁNH HÒA
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHÁNH HÒA – 2016
Trang 2BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
LÊ BẢO TRUNG
XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐỒNG QUẢN LÝ NGHỀ CÁ VEN BỜ
Ở XÃ NINH ÍCH, THỊ XÃ NINH HÒA, TỈNH KHÁNH HÒA
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Quyết định thành lập hội đồng: 1043/QĐ-ĐHNT ngày 01/12/2016
Trang 3iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài “Xây dựng mô hình đồng quản lý
nghề cá ven bờ ở xã Ninh Ích, Thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa” là công trình
nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này
Tác giả Luận văn
Lê Bảo Trung
Trang 4iv
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quý phòng, ban trường Đại học Nha Trang, Khoa Kinh tế đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được hoàn thành đề tài Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của TS Quách Thị Khánh Ngọc đã giúp tôi hoàn thành tốt đề tài Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ này Tôi xin gửi lời cảm ơn Ban quản lý dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Khánh Hòa và các đồng nghiệp đã hỗ trợ về mặt thời gian, công việc để tôi thực hành trong suốt thời gian thực hiện đề tài
Tôi xin cảm ơn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa, Ban quản lý Trung ương dự án CRSD, ông Võ Thiên Lăng – Chủ tịch Hội nghề cá Khánh Hòa, tổ chuyên gia thực hiện dự án CRSD của Ngân hàng Thế giới, Ủy ban nhân dân
xã Ninh Ích và đặc biệt toàn thể bà con nhân dân các thôn Tân Thành, Ngọc Diêm, Tân Đảo, xã Ninh Ích
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã giúp
đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Khánh Hòa, tháng 12 năm 2016
Tác giả Luận văn
Lê Bảo Trung
Trang 5v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN iii
LỜI CẢM ƠN iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC BẢNG ix
DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN xi
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5
1.1 Khái niệm về đồng quản lý và đồng quản lý nghề cá 5
1.1.1 Thế giới 5
1.1.2 Việt Nam 9
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 10
1.2.1 Tổng quan nghiên cứu ngoài nước về Đồng quản lý 10
1.2.2 Tổng quan nghiên cứu trong nước về Đồng quản lý 13
1.2.2.1 Tình hình xây dựng mô hình đồng quản lý trong nước 13
1.2.2.2 Một số mô hình đồng quản lý nghề cá ở trong nước 14
1.3 Nhận định và một số bài học kinh nghiệm 18
1.3.1 Nhận định 18
1.3.2 Bài học kinh nghiệm 19
TÓM LƯỢC CHƯƠNG 1 20
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1 Phương pháp nghiên cứu chung 21
Trang 6vi
2.2 Phương pháp điều tra, thu thập dữ liệu 21
2.3 Phương pháp PRA 22
2.4 Phương pháp phân tích thông tin 23
2.5 Quá trình xây dựng mô hình 23
TÓM LƯỢC CHƯƠNG 2 25
CHƯƠNG III: GIỚI THIỆU KHU VỰC NGHIÊN CỨU 26
3.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên xã Ninh Ích 26
3.1.1 Vị trí địa lý 26
3.1.2 Khí hậu, thủy văn 27
3.1.3 Đất đai và sử dụng đất 28
3.1.4 Hệ sinh thái và nguồn lợi 28
3.2 Điều kiện kinh tế xã hội 31
3.2.1 Dân số, lao động 31
3.2.2 Cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế 31
3.2.3 Đời sống và dân cư 31
3.2.4 Kinh tế 32
3.2.5 Văn hóa - giáo dục 33
3.2.6 Cơ sở hạ tầng 33
TÓM LƯỢC CHƯƠNG 3 33
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
4.1 Xây dựng mô hình ĐQL nghề cá ven bờ tại xã Ninh Ích 34
4.1.1 Phần lý luận 34
4.1.2 Phần thực tiễn 39
4.1.3 Kế hoạch đồng quản lý 45
Trang 7vii
4.1.4 Nghiên cứu khả năng “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong các
hoạt động cộng đồng 64
4.2 Kết quả thực hiện Đồng quản lý từ năm 2013 đến nay 67
4.2.1 Kết quả Nhà nước chia sẻ trách nhiệm quản lý và quyền lợi cho cộng đồng xã Ninh Ích 67
4.4 Hiệu quả thực hiện đồng quản lý 74
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 78
1 Kết luận 78
2 Khuyến nghị 79
TÓM TẮT CHƯƠNG V 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81 PHỤ LỤC
Trang 8viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVNL TS : Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản
CRSD : Coastal Resources For Sustainable Development
(Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững)
KTTS : Khai thác thủy sản
NTTS : Nuôi trồng thủy sản
PTNT : Phát triển nông thôn
UBND : Uỷ ban nhân dân
(Ngân hàng Thế giới)
Trang 9ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Các bước giới thiệu và tìm kiếm sự đồng thuận .23
Bảng 2.2 Thông tin xây dựng hồ sơ cộng đồng 24
Bảng 2.3 Xây dựng kế hoạch đồng quản lý 25
Bảng 3.1 Sản lượng khai thác của một số nhóm nguồn lợi giáp xác chủ yếu tại các xã trong khu vực Bình Cang - Nha Phu .29
Bảng 4.1 Những thông tin về nhân khẩu học .40
Bảng 4.2 Các nghề khai thác thủy sản xã Ninh Ích 42
Bảng 4.3 Mùa vụ và sản phẩm chủ yếu theo từng loại nghề khai thác .43
Bảng 4.4 Định hướng trong 3 đến 5 năm tới của bà con ngư dân xã Ninh Ích 44
Bảng 4.5 Kích thước một số loài thủy sản khai thác bằng đăng nò .48
Bảng 4.6 Tổng thu nhập từ khai thác thủy sản của xã Ninh Ích .49
Bảng 4.7 Cơ hội và thách thức của mô hình ĐQL tại Ninh Ích .60
Bảng 4.8 Điểm mạnh và Điểm yếu của mô hình ĐQL tại Ninh Ích .63
Trang 10x
DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
Hình 1.1 Các bên liên quan tham gia ĐQL 6
Hình 1.2 Các cấp độ đồng quản lý .8
Hình 3.1 Bản đồ khu vực xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hòa, Google Earth, 2014 26
Hình 3.2 Bản đồ các hệ sinh thái và đa dạng nguồn lợi sinh học 30
Hình 4.1 Khung logic chu trình xây dựng mô hình ĐQL .35
Hình 4.2 Khung hệ quả đồng quản lý 38
Hình 4.3 Biến động tàu cá xã Ninh Ích theo nhóm công suất .41
Hình 4.4 Các nghề khai thác thủy sản xã Ninh Ích .42
Hình 4.5 Phạm vi triển khai kế hoạch đồng quản lý .45
Hình 4.6 Sơ đồ không gian mâu thuẫn giữa hoạt động KTTS và Du lịch .50
Hình 4.7 Sơ đồ không gian nuôi vẹm và nuôi ao đìa .51
Hình 4.8 Sơ đồ khu vực bẫy tôm hùm giống và cắm cọc Đăng nò 52
Hình 4.9 Sơ đồ không gian mâu thuẫn giữa hoạt động NTTS và Nông nghiệp .53
Hình 4.10 Sơ đồ không gian mâu thuẫn giữa hoạt động NTTS và Lâm nghiệp .54
Hình 4.11 Sơ đồ không gian mâu thuẫn giữa hoạt động NTTS và khu dân cư .56
Hình 4.12 Phân tích hiện trạng tài nguyên theo mô hình DPSIR 60
Hình 4.13 Bản đồ quy hoạch không gian tổng hợp .66
Hình 4.14 Tuyên truyền, vận động và ghi chép thông tin .69
Hình 4.15 Tổ giám sát trên biển thôn Ngọc Diêm .69
Hình 4.16 Chiến dịch thu gom rác tại thôn Tân Thành, xã Ninh Ích .71
Hình 4.17 Chiến dịch thu gom rác tại thôn Ngọc Diêm, xã Ninh Ích 71
Hình 4.18 Lắp ráp lồng lưu giữ ghẹ .72
Hình 4.19 Họp tổ ĐQL thôn Ngọc Diêm .72
Hình 4.20 So sánh thu nhập của các hộ tham gia ĐQL trước và sau khi có thu nhập phụ trợ 73
Hình 4.21 Mô hình nuôi gà thả vườn .74
Trang 11Bên cạnh đó dân số xã Ninh Ích đông, đặc biệt tập trung vùng ven biển đã gây nên nhiều áp lực cho xã Ninh Ích về các vấn đề kinh tế - xã hội cần phải giải quyết
Để các lợi ích ngắn hạn của các cá nhân ngư dân không làm ảnh hưởng tới các lợi ích lâu dài của các cộng đồng ven biển và cần phải có sự quản lý nguồn lợi một cách bền vững, Đồng quản lý có thể giúp thực thi các quy định và nâng cao tính bền vững của các nguồn lợi thuỷ sản gần bờ Năng lực khai thác quá mức cộng với các thực hành khai thác huỷ diệt đang gây ra tổn thất nặng nề đối với đa dạng sinh học, chất lượng các nguồn lợi, và tính khả thi về sinh kế của rất nhiều cộng đồng ven biển
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của đề tài là xây dựng mô hình Đồng quản lý nghề cá ven bờ cho
xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà trên cơ sở đưa ra giải pháp tối ưu để vận động cộng đồng địa phương tham gia chia sẻ trách nhiệm, quyền lợi trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ Mục tiêu cụ thể là tìm hiểu tổng quan các mô hình ĐQL hoặc liên quan đến ĐQL (quản lý có sự tham gia của người dân, quản lý dựa vào cộng đồng) trong quản lý nguồn lợi thủy sản vùng bờ biển; xây dựng kế hoạch ĐQL nghề cá ven bờ cho xã Ninh Ích; ứng dụng thử nghiệm mô hình ĐQL nghề cá ven bờ trong các hoạt động thực tiễn: xây dựng quy chế và các kế hoạch quản lý, bổ sung cải thiện sinh kế, đào đạo các ngành nghề chuyển đổi sinh kế thay thế, giao quyền quản lý cho cộng đồng tuần tra canh gác; nhận định, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, tính khả thi
và tính bền vững của mô hình ĐQL nghề cá ven bờ tại xã Ninh Ích để có thể nhân rộng
3 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau, bao gồm: tổng hợp, phân tích, thống kê để đánh giá mô hình đồng quản lý nghề cá và tác động của mô hình đến
Trang 12xii
đời sống người dân địa phương Ngoài ra, nghiên cứu sử dụng phương pháp PRA (đánh giá nhanh nông thôn) để đánh giá, thu thập số liệu một cách tổng quát
4 Các kết quả nghiên cứu đã đạt được
- Tổng hợp được quá trình xây dựng và tính hiệu quả của mô hình ĐQL nghề cá ven bờ xã Ninh Ích, đáp ứng được mục tiêu bảo vệ nguồn lợi thủy sản và hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội địa phương
- Chứng minh được ĐQL không phải là việc chia sẻ quyền lực trực tiếp giữa Nhà nước và nhân dân, mà là sự chia sẻ trách nhiệm và lợi ích trong quá trình quản lý tài nguyên ven biển ở địa phương
- Xác định được một chu trình tối thiểu để áp dụng ĐQL nghề cá ven bờ và đã đánh giá được cấp độ ĐQL tại xã Ninh Ích sau 03 năm áp dụng (2014-2016)
- Xác định được cơ chế bền vững của mô hình ĐQL nghề cá ven bờ tại xã Ninh Ích, và tính khả thi của mô hình để trở thành một nghiên cứu điển hình được nhân rộng tại các địa phương ven biển khác tham gia dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Khánh Hòa
Từ khóa của luận văn: “Đồng quản lý nghề cá”; “Đồng quản lý Ninh Ích”
Trang 13Các tác động đối với tính đa dạng sinh học biển của khu vực có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của người dân địa phương, cũng như cộng đồng cư dân có sinh kế phụ thuộc vào môi trường và nguồn lợi biển và đối với sự phát triển kinh tế bền vững của khu vực trong tương lai Để đảm bảo việc sử dụng nguồn lợi biển bền vững trong tương lai, dự án CRSD đã lựa chọn xã Ninh Ích là khu vực biển cần được cộng đồng và chính quyền địa phương cùng tham gia bảo vệ và quản lý, dựa trên
sự đa dạng sinh học, nguồn lợi và các giá trị kinh tế xã hội trong vùng, và sự đồng thuận mạnh mẽ trong việc bảo vệ môi trường và nguồn lợi của chính quyền quản lý địa phương và cộng đồng Từ các cuộc khảo sát, tham vấn cộng đồng và chính quyền địa phương tại các thôn thuộc xã Ninh Ích cho thấy người dân và chính quyền địa phương rất mong muốn hình thành các tổ chức phù hợp cũng như đưa ra các cơ chế, chính sách phù hợp để bảo vệ môi trường và nguồn lợi biển, duy trì tính đa dạng sinh học vùng ven biển nhằm phát triển bền vững về kinh tế - xã hội cho hiện nay và mai sau
Trang 142
Mặc dù sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ tài nguyên ven biển đã dần được pháp lý, được cụ thể trong nhiều văn bản chính sách, pháp luật khác nhau nhưng đến nay vẫn chưa có một mô hình đồng quản lý theo đúng nghĩa được áp dụng bài bản
Vì vậy, việc “Xây dựng mô hình đồng quản lý nghề cá ven bờ tại xã Ninh Ích, thị
xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa” để vận động cộng đồng địa phương tham gia với tư
cách “chủ thể” không phải “khách thể” là một đòi hỏi khách quan và có tính cấp thiết cao, đồng thời là mô hình thí điểm để nhân rộng trong tương lai
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu tổng quát của đề tài là Nghiên cứu nhằm xây dựng mô hình Đồng quản
lý nghề cá ven bờ cho xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà trên cơ sở đưa ra giải pháp tối ưu để vận động cộng đồng địa phương tham gia chia sẻ trách nhiệm, quyền lợi trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tổng quan các mô hình ĐQL hoặc liên quan đến ĐQL (quản lý có sự tham gia của người dân, quản lý dựa vào cộng đồng) trong quản lý nguồn lợi thủy sản vùng bờ biển
- Xây dựng khung logic một quy trình các vấn đề cần phải ĐQL
- Xây dựng khung kế hoạch ĐQL nghề cá ven bờ cho xã Ninh Ích
- Ứng dụng thử nghiệm mô hình ĐQL nghề cá ven bờ trong các hoạt động thực tiễn: xây dựng quy chế và các kế hoạch quản lý, bổ sung cải thiện sinh kế, đào đạo các ngành nghề chuyển đổi sinh kế thay thế, giao quyền quản lý cho cộng đồng tuần tra canh gác
- Nhận định, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, tính khả thi và tính bền vững của
mô hình ĐQL nghề cá ven bờ tại xã Ninh Ích để có thể nhân rộng
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mô hình Đồng quản lý tại xã Ninh Ích, thị
xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà
Trang 153.2.2 Phạm vi không gian
Được thực hiện tại 3 thôn (Tân Đảo, Tân Thành và Ngọc Diêm) thuộc xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hòa
4 Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu bản chất, hệ quả ĐQL để làm nền tảng xây dựng mô hình ĐQL nghề cá ven bờ tại Ninh Ích
- Nghiên cứu các phương pháp, công cụ và kỹ thuật làm việc với cộng đồng để kêu gọi sự tham gia chia sẻ trách nhiệm và lợi ích trong ĐQL
- Nghiên cứu nhu cầu sử dụng tài nguyên và tri thức địa phương của cộng đồng
xã Ninh Ích
- Nghiên cứu lợi ích của cộng đồng và các bên liên quan qua mô hình ĐQL
- Nghiên cứu vấn đề cốt lõi của ĐQL để có thể khả thi bền vững và nhân rộng
5 Đóng góp của nghiên cứu
5.1 Đóng góp về mặt khoa học
- Đã làm sáng tỏ các khía cạnh lý luận, thực tiễn ĐQL và luận giải được mục tiêu xây dựng mô hình ĐQL nghề cá ven bờ tại xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hòa
- Xây dựng được khung logic một quy trình các vấn đề cần phải ĐQL
- Xây dựng được mô hình ĐQL nghề cá ven bờ tại xã Ninh Ích
- Xác định được bộ công cụ như bản đồ nguồn lợi, lịch mùa vụ, phỏng vấn sâu, bảng câu hỏi và các kỹ thuật làm việc với cộng đồng như DPSIR, SWOT của phương pháp PRA
- Xác định được sự chia sẻ trách nhiệm, lợi ích giữa Nhà nước, cộng đồng, các bên liên quan và tính ổn định của mô hình
Trang 164
- Lồng ghép được tri thức địa phương với kiến thức khoa học trong các hoạt động thực tiễn như xây dựng quy chế, kế hoạch quản lý, chuyển đổi sinh kế tại xã Ninh Ích
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể giúp phát triển các nghiên cứu tiếp theo
5.2 Đóng góp về mặt thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu luận văn có những đóng góp về thực tiễn trên các mặt sau đây:
- Đề tài luận văn cho thấy một bức tranh khá đầy đủ về thực trạng đời sống và hoạt động của hộ gia đình ngư dân tại xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa
- Đã vận động và lượng hóa được mức độ tham gia của cộng đồng địa phương trong công việc quản lý tài nguyên ven bờ
- Cải thiện và đào tạo được các ngành nghề sinh kế thay thế hiệu quả bền vững cho cộng đồng xã Ninh Ích dựa vào tài nguyên sẵn có của địa phương
- Đã tạo được điều kiện thuận lợi cho cộng đồng địa phương thực hiện quyền tiếp cận tài nguyên ven bờ tại cộng đồng xã Ninh Ích
6 Kết cấu đề tài
Với mục tiêu nghiên cứu nói trên, ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, kết cấu của đề tài bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2 Phương pháp nghiên cứu;
Chương 3 Giới thiệu khu vực nghiên cứu
Chương 4 Kết quả nghiên cứu
Chương 5 Kết luận và kiến nghị;
Trang 175
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Khái niệm về đồng quản lý và đồng quản lý nghề cá
1.1.1 Thế giới
Trong Hội thảo của Uỷ Hội Nghề cá châu Á - Thái Bình Dương cũng thống nhất rằng: “Đồng quản lý nghề cá có thể được hiểu là phương pháp tham gia, nơi mà Chính Phủ và người sử dụng nguồn lợi thuỷ sản chia sẽ trách nhiệm và quyền hạn để quản lý Nghề cá quốc gia hoặc nghề cá trong một vùng, dựa trên sự hợp tác giữa hai bên và với các bên liên quan khác”
Theo Jentoft và cộng sự (1998) đã cụ thể hoá thêm khi giải thích: “Đồng quản
lý là quá trình phối hợp và hợp tác trong việc đưa ra các quyết định quản lý giữa đại diện cả nhóm sử dụng nguồn lợi, Chính Phủ, tổ chức nghiên cứu Theo nghĩa ai là người ra quyết định có hai thái cực: quyền lực Nhà nước và quyền của ngư dân Hình thức quản lý trên – xuống, Nhà nuớc đưa ra những quyết định đơn độc còn người dân thụ động thực hiện Ngược lại, đồng quản lý tạo cho người sử dụng nguồn lợi có quyền hành, tổ chức và thực hiện hệ thống quản lý của riêng họ”
Theo Sen và Nielsen (1996) định nghĩa: “Đồng quản lý là một sự sắp xếp có
sự chia sẻ về mặt sức mạnh cũng như quyền lực nhằm quản lý nguồn lợi thuỷ sản giữa các nhóm người sử dụng nguồn lợi và chính quyền”
Theo Sandersen và Koester, 2000: Đồng quản lý đòi hỏi phải có “một cơ chế dân chủ, linh hoạt để giải quyết thường xuyên những vấn đề liên quan đến nguồn lợi”
Theo Pomeroy và Viswanathan (2003) thì các bên liên quan trong đồng quản
lý bao gồm các tổ chức phi chính phủ, nhóm người sử dụng nguồn lợi và chính quyền Đồng quản lý bao gồm quyền tham gia trong việc đưa ra các quyết định quan trọng quy định cách thức, khi nào, ở đâu, bao nhiêu và đối tượng nào được phép khai thác
Tóm lại, Thế giới quan niệm ĐQL là sự phối hợp giữa người khai thác sử dụng nguồn lợi, chính quyền, các bên liên quan và các cơ quan bên ngoài vùng quản lý thông qua tư vấn và thương thuyết, cùng thỏa thuận về vai trò, sự sẻ chia trách nhiệm
và quyền hạn trong việc quản lý tài nguyên biển Đi cùng với ĐQL còn có quản lý có
sự tham gia, quản lý dựa vào cộng đồng và ĐQL dựa vào cộng đồng
Trang 186
Hình 1.1 Các bên liên quan tham gia ĐQL
- Người sử dụng nguồn lợi (Ngư dân): Trước hết, phải khẳng định và nhấn
mạnh rằng, ngư dân, người trực tiếp sử dụng nguồn lợi hải sản ven bờ ở đây là người chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc thay đổi về nguồn lợi Hầu hết ngư dân sống phụ thuộc vào nghề biển, đặc biệt là đối với những nghề cá quy mô nhỏ, kém phát triển Chính vì thế, ngư dân vừa là chủ thể, vừa là khách thể trong quá trình đồng quản lý nghề cá ven bờ Mọi hoạt động bị ảnh hưởng hay được hưởng lợi từ quá trình đồng quản lý đều gắn liền với hoạt động đời sống của ngư dân địa phương Do đó, mọi hoạt động diễn ra trong quá trình đồng quản lý cần được tham vấn, thông qua cộng đồng ngư dân tại địa phương tại thời điểm đó Bên cạnh đó, các thành viên khác trong hộ ngư dân cũng cần được xem là một bên liên quan của quá trình đồng quản lý, đặc biệt
là đối với phụ nữ, vợ của ngư dân Bởi vì, mặc dù ngư dân thông thường là nam giới, nhưng mọi quyết sách, quyết định đầu tư ngư cụ, buôn bán sản phẩm khai thác đều
có sự tham gia quyết định rất lớn từ phụ nữ Đồng thời, đây cũng là giải pháp để nâng
cao nhận thức về bình đẳng giới trong cộng đồng ngư dân
Trang 197
- Cơ quan chức năng (Trung ương, địa phương): Cả cơ quan chức năng trung
ương và địa phương (tỉnh, huyện, xã) đều có chức trách và quyền hạn trong việc quản
lý nguồn lợi hải sản và môi trường đối với vùng biển ven bờ Tuỳ vào từng lĩnh vực hoạt động cụ thể, mỗi cơ quan, đơn vị lại có những chức năng, quyền hạn khác nhau Tuy nhiên, trong mô hình đồng quản lý này, các cơ quan chức năng cần kêu gọi được
sự tham gia tích cực, chủ động từ chính cộng đồng ngư dân trong việc bảo vệ và phát triển nghề cá ven bờ Ngăn cản lớn nhất trong quá trình đồng quản lý là việc chia sẻ những quyền lực, trách nhiệm giữa các cơ quan chức năng với cộng đồng ngư dân Tuy nhiên, quá trình này cũng phải được diễn ra một cách hoàn toàn chủ động, tự nhiên mà không phải là một sự ép buộc, ràng buộc từ các cơ quan chức năng Để hiện thực hoá được điều này, ít nhất phía cơ quan chức năng Nhà nước cần có một hành lang pháp lý quy định cụ thể cho các hoạt động đồng quản lý Trong đó, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các thành viên, các bên liên quan trong đồng quản lý nhằm giúp ngư dân có được cơ hội để góp phần vào công tác bảo vệ nguồn lợi hải sản cho
chính địa phương mình
- Các bên liên quan khác (chủ tàu, nậu vựa, nhà chế biến ): Có một lượng
khá lớn các bên liên quan trong trong mô hình đồng quản lý Các bên liên quan ở đây
có thể là liên quan trực tiếp (chủ tàu, chủ nậu) và liên quan gián tiếp (cơ quan quản lý, công ty chế biến) tới quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch đồng quản lý Mức độ quan tâm của các bên liên quan phụ thuộc vào mối liên hệ về mặt kinh tế, xã hội đối
với cộng đồng ngư dân và hoạt động khai thác nguồn lợi tại địa phương
- Các tổ chức bên ngoài (NGOs, Viện Nghiên cứu, trường Đại học ): Các tổ
chức bên ngoài là các yếu tố xúc tác nhằm hỗ trợ và thúc đẩy quá trình đồng quản lý được diễn ra một cách thuận lợi và khoa học hơn Trong thời gian đầu của quá trình xây dựng kế hoạch và triển khai đồng quản lý, các tổ chức bên ngoài thường phải hoạt động tích cực hơn nhưng cần phải chuyển dần vai trò của mìnhsang cho cộng đồng ngư dân để tiến tới việc họ tự tiếp quản và xử lý các công việc phát sinh trong
suốt quá trình đồng quản lý
Trang 208
Hình 1.2 Các cấp độ đồng quản lý
ĐQL được chia thành 5 cấp độ: hướng dẫn, tư vấn, phối hợp, cố vấn và thông tin
1 Cấp độ hướng dẫn: Nhà nước có cơ chế đối thoại, trao đổi thông tin, thông báo, ra quyết định và hướng dẫn cộng đồng tham gia quản lý TN,MT
2 Cấp độ tư vấn: Cộng đồng cung cấp thông tin, chính quyền tham khảo ý kiến của cộng đồng để quản lý nguồn lợi tài nguyên
3 Cấp độ phối hợp cộng tác: Cộng đồng được tham gia vào quá trình ra quyết định cùng chính quyền và các bên liên quan quản lý nguồn lợi tài nguyên
4 Cấp độ cố vấn: Cộng đồng vận dụng tri thức địa phương đề xuất các biện pháp quản lý nguồn lợi tài nguyên, nhưng chính phủ phê chuẩn các quyết định đó
5 Cấp độ thông tin: Chính phủ ra quyết định trao quyền sử dụng nguồn lợi tài nguyên cho cộng đồng địa phương, và cộng đồng địa phương có trách nhiệm thông tin phản hồi cho chính phủ các quy ước của cộng đồng
ĐQL định hướng đến sự hợp tác của cộng đồng tham gia quản lý nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên; được nhìn nhận trong một hệ trục bền vững, với trục ngang xuyên qua cộng đồng, trục dọc gắn liền với các các thể chế của chính phủ và các bên liên
Trang 219
quan ĐQL dựa vào cộng đồng phần lớn được tìm thấy ở các nước đang phát triển vì lợi ích của cộng đồng trong phát triển kinh tế xã hội và quản lý nguồn lợi tài nguyên Các bên liên quan liên kết phát triển sinh kế cho người sử dụng nguồn lợi địa phương trong một quá trình ban hành các quyết định chính trị theo hướng cộng tác, chia sẻ quyền quản lý và gắn liền với trách nhiệm thì đề cập đến các hoạt động và hạt nhân tổ chức cộng đồng để đi đến sự đồng thuận về cân bằng lợi ích, cũng là hiệu quả đem lại của ĐQL
ĐQL định hướng đến sự hợp tác của chính phủ với các bên liên quan và ý định động viên người khai thác sử dụng nguồn lợi tham gia vào quá trình quản lý tài nguyên thì lại tập trung vào việc tập hợp đại diện người dân địa phương trong các hoạt động quản lý Không có nhiều chú ý được dành cho sự phát triển của cộng đồng và tăng cường sức mạnh cho người dân địa phương, có thể được tìm thấy ở một vài nước phát triển phía bắc Châu Âu và Bắc Mỹ Cần chú ý rằng ĐQL tổng hợp vùng bờ (ICM) là sự cộng tác của các bên liên quan khác nhau ở các cấp độ khác nhau và một vai trò tích cực của chính phủ Một nghiên cứu về mô hình này ở Bangladesh đã rút ra kết luận, nếu không có sự tham gia tích cực của địa phương thì mô hình khó thành công Cũng như người dân địa phương đòi hỏi có được những lợi ích tài chính cụ thể từ sự tham gia này Do đó, việc thiết kế và thực hiện mô hình ĐQL có sự tài trợ từ bên ngoài
mà nếu không xem xét tầm quan trọng của tài chính, sẽ có rất ít cơ hội thành công
Theo nhóm công tác nghiên cứu ĐQL - Bộ Thủy sản năm 2005 “Đồng quản lý
là quá trình quản lý có sự tham gia của cộng đồng địa phương và các bên liên quan khác thống nhất chia sẻ quyền và trách nhiệm trong sử dụng tài nguyên một cách bền vững”; “Quản lý dựa vào cộng đồng là quá trình quản lý trong đó cộng đồng có quyền
và trách nhiệm chính trong lập kế hoạch, đưa ra quyết định, quy định, giám sát và thực hiện việc sử dụng bền vững nguồn lợi”
Trang 2210
Theo Quyết định số 67/QĐ-TCTS-KTBVNL ngày 07/6/2010 của Tổng cục Thủy sản về việc ban hành hướng dẫn về đồng quản lý nghề cá tại Việt Nam “ Đồng quản lý là một phương thức quản lý, trong đó Nhà nước chia sẻ quyền hạn, trách nhiệm và chức năng quản lý với những người sử dụng nguồn lợi”
Còn theo PGS TS Hà Xuân Thông năm 2001 “ĐQL được hiểu như là cách thức chia sẻ hoặc phân định quyền lực và trách nhiệm giữa chính quyền và những người sử dụng nguồn lợi nhằm quản lý một đối tượng nguồn lợi nào đó như nguồn lợi
cá, rạn san hô, vùng nuôi thủy sản hoặc hồ chứa, một cánh rừng,… Phạm vi và cách thức chia sẻ quyền lực và trách nhiệm không giống nhau ở các nước khác nhau và các địa phương khác nhau, do những điều kiện và nền văn khác nhau”
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.2.1 Tổng quan nghiên cứu ngoài nước về Đồng quản lý
1.2.1.1 Tình hình xây dựng mô hình đồng quản lý trong nước
Khai thác thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn thực phẩm, góp phần cải thiện sinh kế của người dân cũng như phát triển kinh tế xã hội của nhiều nước trên thế giới Năm 2012, sản lượng khai thác toàn cầu đạt 91,3 triệu tấn, giảm không đáng kể so với năm 2011 (93,7 triệu tấn); trong đó, khai thác biển đạt 79,7 triệu tấn, khai thác nội địa đạt 11,6 triệu tấn
Trong những năm gần đây, sản lượng khai thác toàn cầu giảm sút cùng với tình trạng khai thác quá mức đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo tình trạng khai thác biển toàn cầu đang ngày càng xấu đi Khai thác quá mức không chỉ gây hậu quả về mặt sinh thái mà còn góp phần làm giảm sản lượng khai thác và ảnh hưởng xấu đến kinh tế xã hội trên toàn cầu Tỷ trọng trữ lượng thủy sản khai thác ở mức độ bền vững cho phép giảm
từ 90% trong năm 1974 xuống còn 71,2% trong năm 2011 Theo đánh giá nguồn lợi thủy sản năm 2011, trữ lượng thủy sản bị khai thác triệt để chiếm 61,3% và trữ lượng thủy sản chưa khai thác triệt để là 9,9% Năm 2011, 10 loài thủy sản có sản lượng cao nhất chiếm khoảng 24% sản lượng khai thác biển toàn cầu Hầu hết trữ lượng của các loài này đã bị khai thác triệt để và số còn lại bị khai thác quá mức Tái tạo lại nguồn lợi thủy sản có thể khiến sản lượng khai thác hàng năm tăng 16,5 triệu tấn (tương đương với 32 tỷ đô la Mỹ)
Trang 2311
Đánh cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) vẫn là những thách thức mà các nước đang phải đối mặt trong việc đảm bảo phát triển nghề cá bền vững và tăng cường hệ sinh thái lành mạnh Hiện tại, nhiều nước trên thế giới đang tiếp tục thực hiện Kế hoạch hành động quốc tế nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và loại trừ IUU Về phía các cơ quan quản lý nghề cá khu vực (RFBs), đã tham gia tích cực trong các chiến dịch nhằm đối phó với IUU Tháng 6/2014, Ủy ban nghề cá của FAO (COFI)
đã xem xét thông qua các hướng dẫn tự nguyện cho sự thực hiện của quốc gia treo cờ Đây được coi là công cụ hiệu quả trong việc ngăn ngừa, ngăn chặn và loại bỏ đánh cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định
Sản phẩm phụ trong khai thác cũng là vấn đề quan ngại đối với nhiều quốc gia FAO đã xây dựng các hướng dẫn quốc tế về quản lý và giảm thiểu sản phẩm phụ trong khai thác, đồng thời giúp đỡ các nước xây dựng năng lực trong việc thực hiện tiếp cận
hệ sinh thái
Dự báo, sản lượng khai thác toàn cầu tiếp tục ổn định (mặc dù có một số thay đổi đáng kể về sản lượng ở từng nước, từng vùng và từng loài) với tốc độ tăng trưởng khoảng 5% năm 2022 Năm 2011, sản lượng khai thác chiếm 60% tổng sản lượng thủy sản toàn cầu và tỷ trọng này được dự báo sẽ giảm một nửa, với sản lượng khai thác chỉ tăng khoảng 2,8 triệu tấn vào năm 2030 Tại khu vực Nam Á, sản lượng khai thác được
dự báo sẽ tăng lên, trong khi sản lượng khai thác của Nhật Bản sẽ giảm khoảng 15% trong giai đoạn 2010-2030
Từ lâu vấn đề khai thác nguồn lợi sinh vật biển là một trong những sinh kế của con người Thế giới đã biết khai thác biển để phục vụ lợi ích con người từ rất sớm, từ việc đánh bắt ven bờ bằng những dụng cụ thô sơ như dùng những bó đuốc để dẫn dụ
cá, biết dùng những cây lao có đầu nhọn để sát thương cá, đánh bắt cá bằng các ngư cụ bẫy,… đến việc sử dụng công nghệ cao với quy mô công nghiệp để đánh cá đại dương Tùy theo mức độ hoàn thiện ngư cụ và kỹ thuật khai thác mà con người đã tiến từ vùng nước nội địa đến khai thác các đại dương Cho đến nay có thể nói rằng các tài nguyên sinh vật và không sinh vật của biển đã được con người khai thác một cách triệt
để và đến lúc phải lên tiếng báo động về sự xâm hại môi trường, phá vỡ sự cân bằng sinh thái và đánh bắt cạn kiệt nguồn lợi thủy sản đặc biệt là nguồn lợi ven bờ
Hiện nay nhiều nước có nghề cá quy mô lớn khai thác ở vùng đại dương đã đưa
ra có những biện pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi vùng ven bờ dựa vào cộng đồng
Trang 241.2.1.2 Một số mô hình tổ chức cộng đồng trên thế giới
Mô hình thứ nhất, ĐQL ở hồ chứa ở hồ Nam Houm - Thái Lan:
Được thiết lập từ năm 2001 đến nay bỡi sáng kiến của LARReC (Trung tâm nghiên cứu Nguồn lợi thuỷ sinh) và MRC (Uỷ hội sông Mê Kông): Mô hình đã thiết lập được vùng bảo tồn phía trước đầm chính (1.500m từ đầm) và được tuyên bố là vùng đóng cửa khai thác đối với tất cả các ngư cụ trong cả năm; 04 vùng bảo tồn theo mùa nằm ở khu vực đầu nguồn hoặc nằm ở các suối cấp nước cho hồ Những vùng này được tuyên bố đóng cửa trong mùa sinh sản, thông thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8; Vùng bảo tồn thường xuyên được giám sát bới lực lượng tuần tra đặc biệt là trong mùa sinh sản (bắt đầu vào mùa mưa); với các hoạt động: xây dựng các bảng cảnh báo, các bảng chỉ dẫn thông báo cho người dân địa phương về qui định khai thác
và các vùng bảo vệ cá, các kí hiệu cảnh báo được đặt ở từng khu bảo tồn và tại điểm neo tàu ở các làng và đội đồng quản lý tiến hành các hoạt động tuần tra đặc biệt là trong mùa sinh sản (tháng 5 đến tháng 8 hàng năm),…
Mô hình thứ hai, Quản lý cộng đồng dựa trên các quyền được thực hiện bởi các
Hiệp hội Hợp tác xã thủy sản ở Nhật Bản:
Chính phủ trao quyền khai thác để tạo điều kiện thuận lợi và duy trì đồng quản lý dựa trên cộng đồng, do đó người dân địa phương là phần không thể thiếu được của quản
lý tổng hợp, trong khi đó chính phủ không thể hiểu và điều tra được hiện trạng chi tiết của các vùng ven biển, chỉ người dân địa phương mới giám sát, điều tra, thực thi các biện
pháp chi tiết có hiệu quả phù hợp với điều kiện của địa phương Như vậy, ngư dân có thể
tự quyết định các qui định, luật lệ và không cần khung pháp lý hoặc thực thi pháp luật bởi Chính phủ Triển khai các luật lệ địa phương một cách tự nguyện và linh hoạt để bảo tồn/sử dụng nguồn lợi của địa phương (đặc biệt dưới sự biến động của môi trường), chi phí quản lý (Chi phí cho MCS) có thể là rất nhỏ (theo dõi chung , ), chi phí thu thập dữ liệu cho nghề cá (sản lượng, số lượng ngư dân, tàu thuyền,…) có thể là rất nhỏ
Trang 2513
Mô hình thứ ba, Quản lý nghề cá dựa trên cộng đồng ở Khu Di sản Thế giới
Siretoko - Nhật Bản:
Khu vực phía nam có băng trôi theo mùa, ngành công nghiệp chính: Thủy sản
và Du lịch, sản lượng thủy sản năm 2006 là 73.640 tấn, đạt giá trị 28,4 triệu USD Khu vực đồng quản lý có 3 xã, với 851 thành viên và khoảng 20% người dân địa phương làm trong ngành công nghiệp thủy sản Các hoạt động của cộng đồng: Ngư dân địa phương không chỉ tham gia vào hoạt động khai thác, mà còn tham gia vào hoạt động bảo vệ nguồn lợi, quan tâm đến nhu cầu bảo vệ môi trường biển và ven biển nhằm đảm bảo sử dụng bền vững nguồn lợi thủy sản Các ngư dân chủ chốt tham gia 15-20 cuộc họp trong 1 tháng để tự quản lý (một phần của hoạt động nghề cá)
Mô hình thứ tư, Tổ chức cộng đồng ở Bangladesh:
Ở Bangladesh, cán bộ lãnh đạo các thủy vực nước nội địa được các ngư dân lựa chọn và bầu ra Đội ngũ lãnh đạo khối văn phòng thường bị hạn chế để những người khác có cơ hội học hỏi kỹ năng lãnh đạo và giảm tham nhũng Sự tín nhiệm dành cho một cá nhân là cán bộ lãnh đạo có thể là một vấn đề đáng lưu tâm Trong một số trường hợp, các hoạt động quản lý thường được thực hiện với cán bộ lãnh đạo từ thành phần xã hội đặc biệt hay nhóm đối tượng cụ thể trong cộng đồng, nhưng điều này thường được mở rộng thành một quá trình dịch chuyển nhằm đảm bảo sự tham gia trên quy mô rộng
Trong quá trình tổ chức cộng đồng, cán bộ lãnh đạo tuyến đầu và tuyến hai cũng được lấy trong số các cán bộ lãnh đạo cộng đồng có kinh nghiệm dày dạn trong các chương trình/dự án trước đó
Cán bộ lãnh đạo giải quyết có hiệu quả những khó khăn trong quá trình tổ chức cộng đồng (người tiên phong, tìm kiếm cơ hội, thực nghiệm, ); Chia sẻ nhận định (nhìn xa trông rộng, hình dung tương lai, dành được sự cộng tác của các đối tượng khác); Tạo điều kiện để mọi người tham gia hoạt động (tham gia nhóm, đẩy mạnh hoạt động hợp tác, hỗ trợ đối tượng tham gia); Động viên các thành phần trọng tâm (cán bộ lãnh đạo nhiệt huyết, nhận ra những đóng góp, có hoạt động đánh dấu/kỷ niệm khi đã hoàn thành công việc); Sẵn sàng đón nhận những lời phê bình
1.2.2 Tổng quan nghiên cứu trong nước về Đồng quản lý
1.2.2.1 Tình hình xây dựng mô hình đồng quản lý trong nước
Ở Việt Nam trong khoảng 10 năm trước đây, việc quản lý nguồn lợi ven bờ dựa vào cộng đồng đã được đề cập đến, nhưng mức độ ứng dụng trong thực tiễn còn chậm
Trang 2614
và đang trong quá trình phát triển Trong quá trình hoạt động, các cán bộ quản lý và kỹ thuật làm công tác này cũng như những thành viên trong cộng đồng phát hiện nhiều vấn đề đổi mới ở cơ sở với nhiều sáng kiến của địa phương
Các nghiên cứu của một số tác giả chỉ ra rằng "quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng" và thậm chí "đồng quản lý" không phải là khái niệm mới mẻ đối với Việt Nam,
có mới chăng chỉ là ở tên gọi mà thôi Khoảng 400 năm trước nghề cá sông ở Việt Nam đã được giao cho các cộng đồng ngư dân đánh cá quản lý và tự điều chỉnh phân chia quyền thả lưới ở từng quãng sông Dưới triều đại nhà Nguyễn, nghề cá đầm phá ở Thừa Thiên Huế được Nhà nước giao cho các làng quản lý theo thể thức lãnh trưng Tại miền Bắc Việt Nam, các Chuôm ở từng làng và các đầm ở trên các cánh đồng thường là nơi đánh cá chung của cả làng nhưng là của từng làng riêng biệt,… Từ khoảng 1995 trở đến nay, các nghiên cứu triển khai về quản lý thuỷ sản dựa vào cộng đồng hoặc đồng quản lý đã bắt đầu trở lại
1.2.2.2 Một số mô hình đồng quản lý nghề cá ở trong nước
Mô hình thứ nhất, Quản lý nguồn lợi ven bờ dựa vào cộng đồng xã Phù Long,
huyện Cát Hải - Hải Phòng được phối hợp thực hiện bởi Trung tâm Phát triển Nông thôn (Hà Nội), Chi cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thuỷ sản Hải Phòng và UBND huyện Cát Hải dưới sự trợ giúp của Viện Konrad Adenauer (KAS) là tổ chức phi chính phủ của Đức, từ năm 1999 Ý tưởng chính của dự án "quản lý nguồn lợi ven bờ dựa vào cộng đồng" là phân cấp cho địa phương và lôi kéo sự tham gia đông đảo của những người sử dụng nguồn lợi vào việc bảo vệ chính những nguồn lợi đó Mục tiêu dự án là triển khai thí điểm mô hình quản lý nguồn lợi ven bờ dựa vào cộng đồng để khi có điều kiện, có thể nhân rộng trên toàn huyện,
Một số kết quả đạt được của mô hình: Nhận thức và năng lực của cộng đồng từng bước được nâng cao; Thả phao và khai trương khu bảo tồn nguồn lợi xã Phù Long vào tháng 3 năm 2003; Hội đồng quản lý khu bảo tồn nguồn lợi với 10 thành viên là các ngư dân và cán bộ địa phương được thành lập do Chủ tịch UBND xã đứng đầu, bên cạnh đó Đội tuần tra, kiểm soát với 6 thành viên cũng được lập ra với nhiệm
vụ chính là tuần tra, phát hiện và ngăn chặn các hoạt động khai thác bất hợp pháp trong phạm vi khu bảo tồn nguồn lợi; Nguồn lợi thuỷ sản có dấu hiệu bắt đầu phục hồi; Bước đầu định hướng phát triển các hoạt động khai thác thân thiện với môi trường,
Trang 2715
Các vấn đề còn tồn đọng, cần giải quyết lúc kết thúc dự án là: Chưa có khung pháp lý cho khu bảo tồn biển Phù Long; Chưa có cơ chế tài chính để tiếp tục duy trì các hoạt động của khu bảo tồn; Năng lực quản lý khu bảo tồn của cán bộ và cộng đồng dân địa phương chưa cao; Chưa có sự nhất trí giữa các ban ngành cấp huyện, tỉnh và địa phương,
Mô hình thứ hai, Bảo tồn biển Rạn Trào do địa phương quản lý ở thôn Xuân Tự,
xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà, được phối hợp thực hiện bởi Liên minh Sinh vật biển Quốc tế Việt Nam và UBND huyện Vạn Ninh từ năm 2001 đến 2004 Rạn Trào là một rạn san hô cách bờ khoảng 5 km thuộc thôn Xuân Tự, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hoà, cách thành phố Nha Trang khoảng 60 km về phía Bắc Khu vực này thuộc vịnh Vân Phong, vùng ven bờ phần lớn là các rạn san hô, không có sông đổ vào, nước biển luôn luôn có độ mặn cao, độ trong lớn Vùng bờ biển tiếp giáp Rạn Trào là một vùng thảm cỏ biển lớn, chủ yếu là cỏ lá dừa và cỏ vích
Rạn Trào có thành phần san hô rất phong phú, năng suất sinh học của cả hệ sinh thái rạn san hô và hệ sinh thái cỏ biển đặc biệt cao Nhờ đó mà xã Vạn Hưng đã có điều kiện phát triển và trở thành một vùng phát triển nhất cả nước về nghề nuôi tôm hùm lồng Đời sống của người dân đã được cải thiện đáng kể
Mục tiêu là quản lý và bảo tồn tốt hệ sinh thái san hô Rạn Trào (27 hecta) tại xã Vạn Hưng, thông qua áp dụng đồng quản lý và quản lý có sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động bảo vệ, bảo tồn, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản bền vững Các mục tiêu khác, như: Nâng cao năng lực người dân trong bảo vệ môi trường; Xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý và sử dụng hợp lý nguồn lợi ven bờ; Xây dựng một mô hình quản
lý vùng ven biển để phổ biến và áp dụng tại các vùng biển khác của Việt Nam
Các kết quả đạt được là: Nguồn lợi rạn san hô và cá rạn san hô tại khu bảo tồn Rạn Trào được bảo vệ và tái tạo, nguồn lợi thuỷ sản dần dần được khôi phục với số chủng loại và trữ lượng loài tăng lên rõ rệt Trong khu bảo tồn đã xuất hiện lại nhiều nguồn giống trước đây đã cạn kiệt như: tôm hùm, cá ngựa, hải sâm, ốc nhảy, bàn mai Trong đợt khai thác thử vào cuối tháng 8/2003 đã thu được 85 kg ốc vỗ (ốc Mặt trăng) và 650 con ốc nhảy đạt cỡ thương phẩm Nhận thức về bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học và nguồn lợi biển của đại bộ phận nhân dân được nâng cao rõ rệt Người dân đã có ý thức trong việc vệ sinh môi trường biển và đất liền, không xả
Trang 2816
chất thải sản xuất và sinh hoạt làm ô nhiễm môi trường Tình trạng khai thác thuỷ sản bằng các hình thức huỷ diệt cơ bản đã được xoá bỏ: đánh mìn, dùng xianua, phá hoại các rạn san hô Người dân được tạo điều kiện tiếp cận các nguồn tín dụng, tăng cường sinh kế, các kỹ thuật nuôi trồng hải sản lựa chọn được cải thiện theo hướng tăng năng suất và giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường biển Mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp bền vững được người dân ủng hộ và tham gia tích cực Người dân được chính quyền và các tổ chức hỗ trợ cho vay vốn phát triển sản xuất nuôi trồng thủy sản
có kết quả, đời sống được cải thiện, tỷ lệ các hộ nghèo trong vùng dự án giảm nhanh Năng lực quản lý nguồn lợi hải sản ven bờ của người dân và cán bộ quản lý thủy sản được nâng cao thông qua các hoạt động đào tạo và quản lý dự án Một phương pháp luận phù hợp cho việc quản lý nguồn lợi thuỷ sản rạn san hô ven bờ được xây dựng và phổ biến áp dụng cho các vùng biển khác của Việt Nam
Mô hình thứ ba, Đồng quản lý nghề cá ở tỉnh Thừa Thiên - Huế: Quản lý nghề
cá dựa vào cộng đồng (dựa vào dân) ở Thừa Thiên - Huế là quá trình quản lý thuỷ sản của Nhà nước có sự tham gia của cộng đồng sử dụng chung ngư trường, nguồn lợi thuỷ sản, môi trường thuỷ sinh, trên vùng thuỷ vực nhất định, thông qua tổ chức xã hội - nghề nghiệp của họ ở địa phương, cơ sở Nếu được thể chế, hệ thống hoá, các tổ chức ngư dân sẽ chủ động, sáng tạo tự quản lý trong quyền hạn và trách nhiệm được phân, tạo nên hệ thống quản lý nghề cá dựa vào dân, góp phần cùng Nhà nước quản lý tốt hơn nghề cá quy mô nhỏ
Xây dựng mô hình đồng quản lý là chuẩn bị về mặt tổ chức cho việc phối hợp giữa chính quyền, cộng đồng và các bên hữu quan, bắt đầu bằng việc áp dụng phương pháp dựa vào cộng đồng trong quản lý tài nguyên và phát triển sinh kế
Đồng quản lý được chọn để xây dựng mô hình ở tỉnh Thừa Thiên - Huế dựa vào
sự đồng thuận và hợp tác của các bên, không quản lý theo kiểu áp đặt hoặc đánh giá thấp vai trò cộng đồng
Ở mỗi làng cá trong tỉnh, tập quán tuy có khác nhau nhưng đều có chung quan điểm là: Quy định về trách nhiệm phải hỗ trợ nhau trong nghề nghiệp và cứu trợ nhau lúc gặp hoạn nạn trên biển; Quy định bến đậu thuyền của các làng; Quy định về quyền được khai thác thuỷ sản của ngư dân từng vùng cụ thể, ; Quy định về mùa đánh bắt; Quy định những loại ngư cụ, hoặc các loại thuốc độc làm cá chết hàng loạt không được sử dụng,
Trang 2917
Triển khai mô hình thực hiện đồng bộ 3 quá trình: xây dựng mô hình thí điểm, xây dựng thể chế, xây dựng kế hoạch quản lý trong vùng nước sinh thái Chính việc triển khai đồng bộ nên mô hình đã được phát triển nhân rộng nhanh chóng Để trở thành hệ thống quản lý nghề cá dựa vào dân thì các giai đoạn nghiên cứu, thiết kế ban đầu và "hậu - triển khai" cần được chú trọng nhiều hơn chứ không đơn thuần triển khai
mô hình thí điểm tại thực địa Các giai đoạn nghiên cứu, triển khai mô hình gồm: (1) Nghiên cứu, thiết kế hệ thống; (2) Tiền triển khai; (3) Triển khai; (4) Hậu triển khai
Những kết quả cụ thể từ mô hình thí điểm làm cơ sở để các nhà quản lý mạnh dạn hơn trong phân quyền quản lý thuỷ sản cho tổ chức ngư dân, thể chế mới được xác lập
Nghiên cứu quản lý nghề cá chú trọng vào yếu tố con người, quản lý các nguồn lực của con người, thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của các cấp chính quyền và cộng đồng ngư dân Ngư dân rất chú trọng đến sự biến động nguồn lợi thuỷ sản liên quan đến khả năng thu nhập hiện tại và lâu dài của họ, đồng thời nó cũng gắn liền với quyền lợi cũng như quyền hạn trong việc sử dụng nguồn lợi thuỷ sản đó
Việc triển khai các mô hình trên thường gắn liền với bảo vệ môi trường sống của các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao, gắn với việc bảo toàn nguồn vốn sinh thái (rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển, các thuỷ vực ) nhằm ổn định nguồn thu lấy
từ sản phẩm đầu ra của chính các hệ sinh thái; triển khai mô hình cũng đã giúp được phần lớn cộng đồng ngư dân trong khu vực xây dựng mô hình có thể hiểu rõ tình hình nguồn lợi và sử dụng nguồn lợi thủy sản ở địa bàn của họ Nhiều bài học thực tiễn rút
ra từ các mô hình quản lý nguồn lợi thủy sản dựa vào cộng đồng ở nước ngoài (Nhật Bản, Đài Loan, Philippines, Thái Lan, ) có thể chọn lọc vận dụng phù hợp với hoàn cảnh của nước ta
Tuy nhiên, cho đến nay không thể đưa ra được một khuôn mẫu nào áp dụng hoặc thích ứng đối với mỗi vùng biển, mỗi địa phương trong khi áp dụng quản lý nguồn lợi ven bờ dựa vào cộng đồng, mà luôn luôn đòi hỏi ở người cán bộ sự sáng tạo, năng nổ trong hoạt động Các mô hình đã được triển khai ở nước ta thường kém ổn định, không phát huy được tác dụng sau khi dự án kết thúc, thiếu các cơ chế chính sách bảo đảm cho người dân tham gia đầy đủ, chủ động và hiệu quả Cụ thể một hạn chế như sau:
- Do chưa hiểu đúng về khái niệm ĐQL và cách tiếp cận, dẫn đến việc thực hiện không bài bản, lẫn lộn giữa mô hình kỹ thuật và mô hình ĐQL, vẫn áp đặt cách quản
lý từ trên xuống theo kiểu truyền thống trong khá nhiều dự án cộng đồng
Trang 3018
- Hầu hết các mô hình đều chỉ có quyết định thành lập Tổ, quy chế nội bộ, hoạt động trong phạm vi nội bộ,… nhưng chưa có cơ chế phối hợp thật sự chặt chẽ giữa các bên liên quan (chỉ phối hợp theo các hệ thống văn bản hành chính hiện có mà thôi) nên chưa tạo ra sự khác biệt lớn trong công tác quản lý, so với quản lý theo kiểu hành chính hiện nay Các mô hình đều thiếu cơ sở pháp lý đủ để giúp họ thực hiện tốt nhiệm
vụ quản lý
- Hầu hết các mô hình được xây dựng và thực hiện như một hoạt động, một bước
đi hay một nhiệm vụ của một dự án nào đó Chưa có một mô hình nào do người dân hoặc chính quyền địa phương tự đề xuất và kêu gọi hỗ trợ Bên cạnh đó chưa thực hiện tốt công tác chuyển giao, chuẩn bị những hỗ trợ tài chính cần thiết khi Dự án kết thúc nên nhiều mô hình chấm dứt hoạt động khi hết sự hỗ trợ của dự án
- Tâm lý đi làm dự án, chứ không phải là công việc thường xuyên của công chức, cũng đã xuất hiện trong một số bộ phận cán bộ của ngành thủy sản và cán bộ các địa phương trong quá trình xây dựng và thực hiện các mô hình nói trên
Vì thế, khả năng nhân các mô hình trên ra diện rộng hơn thường gặp khó khăn, thiếu khả thi
1.3 Nhận định và một số bài học kinh nghiệm
1.3.1 Nhận định
Nhìn chung, các mô hình ĐQL đã, đang áp dụng được xem như một công cụ hỗ trợ đắc lực cho quản lý nhà nước hiện nay trong lĩnh vực quản lý nghề cá ven bờ Hầu hết các mô hình mang lại hiệu quả khả quan đã xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân, cũng như qua phỏng vấn 100% người dân và cán bộ chính quyền, đều thấy được
sự cần thiết phải thực hiện mô hình ĐQL để bảo vệ nguồn lợi Trên những địa phương
có áp dụng ĐQL, các quy định về quản lý nguồn lợi được tuân thủ tốt hơn, giảm thiểu được các phương tiện khai thác hủy diệt, giảm ô nhiễm môi trường từ nuôi trồng thủy sản và đã góp phần cải thiện thu nhập cho người dân
Tuy nhên, cũng có những địa phương do chưa hiểu đúng về bản chất và cách tiếp cận ĐQL, nên việc triển khai thực hiện ĐQL chưa hiệu quả Tính hợp pháp của
mô hình chưa cao, thiếu văn bản quy định của chính quyền về giao quyền, phân định quyền sử dụng và ranh giới quản lý vùng nước hoặc đã có nhưng chưa rõ ràng, chưa
có văn bản chính thức của chính quyền địa phương phê chuẩn các quy chế, cam kết
Trang 31Cách tổ chức cộng đồng chưa thống nhất và liên tục, còn nặng về hình thức thành lập các ban bệ hơn là triển khai cụ thể các hoạt động cộng đồng, ảnh hưởng đến
sự thành công của mô hình; nên chưa có sự chuyển biến nổi bật về môi trường, nguồn lợi tại một số nơi thực hiện mô hình Do đó, tính bền vững và khả năng nhân rộng của
mô hình chưa cao Dựa vào các khái niệm, nhận định và những bài học kinh nghiệm qua thực tế áp dụng ĐQL của Thế giới và Việt Nam Cũng như dù đứng ở góc nhìn nào đối với hệ thống tài nguyên có nhiều đối tượng cùng sử dụng và hưởng lợi rất phức tạp này; thì tác giả đề tài cũng đồng tình với định hướng phối kết hợp sự tham gia giữa người sử dụng hưởng lợi với Nhà nước và các bên lên quan, cùng chia sẻ trách nhiệm và duy trì lợi ích hợp lý của các thành phần cộng đồng theo hướng Nhà nước và nhân dân cùng làm, cùng hưởng lợi để quản lý hệ thống này hiệu quả hơn
Tuy đã và đang có nhiều chương trình ĐQL nghề cá ven bờ dựa vào cộng đồng đạt được những kết quả khả quan, thế nhưng hiện nay quá trình ĐQL đã được áp dụng
ở Việt Nam cũng như trên Thế giới, thực chất mới chỉ dựa vào các khái niệm định tính của từ ngữ để đưa ra các tiêu chí, cơ chế khi thực hiện một chương trình quản lý nghề
cá ven bờ nào đó có cộng tham gia, đều được gọi là mô hình ĐQL Do chưa có một
mô hình ĐQL nào làm sáng tỏ các khía cạnh lý luận ĐQL và nền tảng của ĐQL dựa vào cộng đồng, để xây dựng một mô hình ĐQL khả thi về mặt thực tiễn, đã dẫn đến thực trạng ĐQL hiện nay được triển khai trên mỗi địa phương mỗi khác Hầu hết các
mô hình được gọi là ĐQL đều chưa có phương pháp luận khoa học để được tổ chức thực hiện một cách bài bản Cho nên, ĐQL dựa vào cộng đồng là điều cần phải được chứng minh cả về lý luận lẫn thực tiễn, nhằm minh chứng lý luận ĐQL đáp ứng được thực tiễn ĐQL
1.3.2 Bài học kinh nghiệm
Cần xác định rõ phạm vi quản lý, đối tượng được quan tâm quản lý, các thành phần sẽ tham gia ĐQL Phải nâng cao nhận thức về văn hóa xã hội, kinh tế chính trị,
Trang 3220
môi trường sinh thái, nguồn lợi và nâng cao năng lực quản lý cho các bên tham gia ĐQL về phương pháp xây dựng quy chế, kế hoạch quản lý; nhấn mạnh kiến thức về quản lý phát triển bền vững cũng như về các vấn đề liên quan đến bản chất ĐQL cho các bên trực tiếp và gián tiếp tham gia quản lý kể cả cộng đồng
Lựa chọn hạt nhân quản lý là người nòng cốt trong cộng đồng, có năng lực tổ chức các hoạt động cộng đồng; đồng thời là tấm gương tốt để động viên, lôi kéo cộng đồng cùng thực hiện ĐQL
Xây dựng cơ chế ĐQL dựa trên tiêu chí đảm bảo sự công bằng quyền lợi để khuyến khích các bên liên quan tham gia, đặc biệt là cộng đồng Chính quyền tham gia
tư vấn và phê chuẩn, hỗ trợ khi cần thiết, khi cộng đồng yêu cầu Cộng đồng chỉ đồng thuận thực thi tốt một quy chế phân chia rõ ràng vai trò trách nhiệm và lợi ích của các bên liên quan và cộng đồng
Cần phải tìm kiếm và sử dụng tốt nguồn hỗ trợ của các tổ chức quốc tế trong việc nâng cao nhận thức, nghiên cứu, thực hiện và nhân rộng mô hình hiệu quả hơn Tuy nhiên, cần đảm bảo sự bền vững của mô hình sau khi sự hỗ trợ kết thúc
Quy chế quản lý của mô hình phải phù hợp với điều kiện của địa phương, nhưng không được trái với các quy định của pháp luật hiện hành và phải được sự nhất trí hỗ trợ của chính quyền nhất là chính quyền địa phương trong việc phê duyệt các quyết định [46] Giải quyết các vấn đề xử phạt nhưng không can thiệp quá sâu vào các hoạt động quản lý của cộng đồng ĐQL được tiến hành song song với các chính sách về cải cách hành chính và Chính phủ thực hiện quyền dân chủ và phân nhiệm mạnh mẽ cho cộng đồng trong quản lý TN,MT
TÓM LƯỢC CHƯƠNG 1
Trong chương 1, luận văn trình bày cơ sở lý thuyết về đồng quản lý, đồng quản
lý nghề cá, sinh kế và khung phân tích sinh kế bền vững Đồng thời chương 1 đã nêu lên được vai trò các bên liên quan của mô hình đồng quản lý và ưu điểm và nhược điểm của mô hình Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận văn, để tìm ra cơ hội nghiên cứu cho
đề tài cũng như xác định sơ bộ các yếu tố ảnh hưởng đến quán trình xây dựng mô hình
đồng quản lý nghề cả
Trang 3321
CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp nghiên cứu chung
Trên cơ sở tiếp cận cộng đồng đa ngành và hệ thống; sử dụng phương pháp thu thập
dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, phân tích thông tin định tính, phân tích lý luận và thực tiễn
Sử dụng phương pháp kinh điển PRA (participatory rural assessment - đánh giá nhanh nông thôn với sự tham gia của cộng đồng) thông qua các kỹ thuật làm việc với cộng đồng như: bảng câu hỏi; mô hình DPSIR (Driven, Pressure, State, Impact, Resspondes - động lực, áp lực, tình trạng, tác động, đáp ứng); ma trận SWOT (Strength, Weakness, Opportunity, Threat - điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa);
2.2 Phương pháp điều tra, thu thập dữ liệu
- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp được áp dụng để thu thập thông tin về dân số; thành phần hộ; những thông tin khác về kinh tế xã hội (mức đầu tư cho nghề khai thác thủy sản, lao động cho nghề khai thác thủy sản, thu nhập, ) của các xã có hoạt động nghề khai thác thủy sản ở vùng biển ven bờ xã Ninh Ích Các nguồn thông tin được thu thập từ các đề tài nghiên cứu, báo cáo khoa học, các báo cáo thống kê của UBND tỉnh Khánh Hòa, Cục Thống kê Khánh Hòa, UBND thị xã Ninh Hòa, Ban Quản lý dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD) Khánh Hòa, sách báo và các phương tiện truyền thông
- Các thông tin về dịch vụ cho nghề khai thác thủy sản; quản lý nghề khai thác thủy sản; về giới, tuổi, dân tộc, và công bằng xã hội liên quan đến nghề khai thác thủy sản; cơ sở hạ tầng và phúc lợi công cộng của cộng đồng làm nghề khai thác thủy sản được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn
- Các thông tin về sinh kế của hộ gia đình làm nghề cá (thu nhập hộ gia đình, các hoạt động về nghề khai thác thủy sản, mức độ phụ thuộc vào nghề khai thác thủy sản, mức độ nghèo đói của cộng đồng làm nghề cá, ); tình hình khai thác của hộ gia đình; mức tiêu thụ sản phẩm cá và thủy sản tại lưu vực được thu thập bằng phương pháp dùng bộ câu hỏi, phỏng vấn, và phỏng vấn theo nhóm
Trang 3422
2.3 Phương pháp PRA
Phương pháp PRA là phương pháp chủ yếu làm việc với cộng đồng địa phương để điều tra, thu thập thông tin trong các hoạt động xây dựng hồ sơ cộng đồng khu vực nghiên cứu, xây dựng kế hoạch đồng quản lý, quy chế ĐQL, phát triển sinh
kế thay thế; thông qua bộ công cụ của PRA như bản đồ nguồn lợi, lịch mùa vụ, phỏng vấn sâu, bảng câu hỏi và các kỹ thuật làm việc với cộng đồng như:
- Kỹ thuật sử dụng mô hình DPSIR: Hướng dẫn cộng đồng nhận định các mâu
thuẫn tồn tại trong hiện trạng khai thác và quản lý nguồn lợi thủy sản ven bờ để đưa
ra các giải pháp cần thực hiện trong quá trình ĐQL
- Kỹ thuật sử dụng ma trận SWOT: Hướng dẫn cộng đồng nhận định về thế
mạnh, điểm yếu của địa phương trước những nguy cơ đe dọa đến nguồn lợi thủy sản
- Sử dụng bảng câu hỏi: Bảng câu hỏi là một công cụ dùng để thu thập các
thông tin cần thiết để giải quyết vấn đề nghiên cứu của đề tài Từ việc nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thí điểm để xây dựng và điều chỉnh bảng câu hỏi phù hợp với thời gian thực hiện và mục tiêu nghiên cứu của đề tài Bảng câu hỏi sẽ tập trung vào việc thu thập các thông tin quan trọng mà mục tiêu nghiên cứu của đề tài đã đặt ra Xuất phát từ mục tiêu của đề tài mà bảng câu hỏi được thiết kế với các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Điều tra tổng quan tình hình kinh tế xã hội xã Ninh Ích, thu thập các thông tin về đặc điểm tự nhiên, dân số, lao động, dân tộc, tôn giáo; cơ sở hạ tầng về giao thông, trường học, trạm y tế, hệ thống điện, điện thoại, hệ thống chợ nông thôn; thông tin về lĩnh vực ngành nghề trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, hoạt động kinh tế phi nông nghiệp, những thuận lợi khó khăn mà xã đang gặp phải Đối tượng phỏng vấn là cán bộ UBND xã: cán bộ làm công tác thống kê, cán bộ phụ trách thủy sản, Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND xã và trưởng thôn nghề cá trọng điểm
+ Điều tra, thu thập thông tin cấp hộ gia đình nghề cá các chỉ tiêu thu thập: thông tin chung hộ gia đình (thông tin thành viên, thu nhập, nghề nghiệp, ), tình hình sản xuất (trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản), vốn đầu tư sản xuất, thông tin về quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (tình trạng sản lượng khai thác, mức
độ hài lòng trong quản lý nghề cá, biến động sản lượng đánh bắt, thu nhập trong 5 năm qua, các mâu thuẩn diễn ra, nghề khai thác hủy diệt, thông tin về đối tượng khai thác chính, bãi đẻ, ); thông tin về chuyển đối nghề, chuyển đổi sinh kế, Đối tượng điều tra là hộ khai thác thủy sản tham gia mô hình đồng quản lý
Trang 3523
2.4 Phương pháp phân tích thông tin
Dữ liệu sơ cấp do tác giả tự thu thập qua quá trình triển khai xây dựng mô hình ĐQL tại xã Ninh Ích Sau khi thu thập, các thông tin được tổng hợp, chọn lựa, sắp xếp lại các chương mục của đề tài một cách khoa học, logic để phân tích theo định tính
Các thông tin từ kết quả ứng dụng thực tiễn như: bảng tham vấn, bài trình bày, điều tra khảo sát, trao đổi trực tiếp, phỏng vấn các cán bộ quản lý cũng như các ý kiến đóng góp của cộng đồng đều được ghi chép, tổng hợp và phân tích bằng phương pháp thống kê, mô tả
Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2013 để nhập
dữ liệu điều tra và xử lý số liệu thô
2.5 Quá trình xây dựng mô hình
Bước 1: Giới thiệu về Dự án và tham vấn tìm kiếm sự đồng thuận
Triển khai các cuộc họp ở cấp xã và cấp thôn nhằm giới thiệu dự án CRSD tới cán bộ cấp xã, cấp thôn và những người dân ở địa phương làm nghề khai thác thủy sản ven bờ Ngoài ra, chỉ rõ cho người dân địa phương thấy hiện trạng nguồn lợi thủy sản, tình hình khai thác thủy sản ở địa phương và tính cấp thiết của việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ hiện nay Đồng thời, tham vấn với ngư dân về nguy cơ, các mối đe dọa hiện nay của nghề cá ven bờ tại địa phương Từ đó, giới thiệu cho người dân về
mô hình đồng quản lý nghề cá ven bờ và tham vấn sự đồng thuận của người dân địa phương về việc triển khai mô hình đồng quản lý nghề cá ven bờ
Bảng 2.1 Các bước giới thiệu và tìm kiếm sự đồng thuận
Phương tiện kiểm chứng Địa điểm
1 Thu thập thông tin
cơ bản về cộng đồng
Thu thập dữ liệu thứ cấp
Thu một số thông tin cơ bản
Ý kiến đồng thuận của người tham gia về mục tiêu, cách tiếp cận của dự án
Ý kiến đồng thuận của cộng đồng; Chọn được Hướng dẫn viên cộng đồng
Thôn, xóm
Trang 3624
Bước 2: Thu thập thông tin để xây dựng hồ sơ cộng đồng
Hồ sơ cộng đồng của xã Ninh Ích được xây dựng trên cơ sở tham vấn các thông tin từ nhóm ngư dân có kinh nghiệm trong cộng đồng địa phương cũng như chính quyền xã nhằm có thông tin giới thiệu chung Đồng thời, gặp gỡ trực tiếp người dân địa phương để thu thập thông tin cộng đồng Tham vấn chính quyền địa phương và nhóm cộng đồng ngư dân ở các thôn biển nhằm thảo luận, góp ý, bổ sung, chỉnh sửa
và hoàn thiện hồ sơ cộng đồng
Bảng 2.2 Thông tin xây dựng hồ sơ cộng đồng
Phương tiện kiểm chứng Địa điểm
1
Xác định thông tin nào còn
thiếu; xây dựng phiếu thu thập
thông tin nội dung điều tra
Khảo sát có sự tham gia
Cán bộ hỗ trợ cộng đồng
và cán bộ liên quan hiểu
về kỹ thuật được tập huấn
Thôn, xóm
3 Tiến hành thu thập thông tin Các công cụ
PRA
Cán bộ hỗ trợ cộng đồng
và các cán bộ liên quan Thôn, xóm
4 Xử lý thông tin Nghiên cứu tài
liệu
Xây dựng hồ sơ cộng đồng hoàn chỉnh Thôn, xóm
5 Họp trình bày kết quả điều tra Họp nhóm Sự đồng thuận của các bên UBND xã
Bước 3: Xây dựng kế hoạch Đồng quản lý
Hỗ trợ cộng đồng xây dựng kế hoạch đồng quản lý ở các thôn bằng phương pháp PRA và phân tích SWOT dưới sự tổ chức của nhóm hướng dẫn viên cộng đồng nhằm xác định các nguy cơ, mối đe dọa đối với nguồn lợi ven bờ và các giải pháp, đồng thời sắp xếp thứ tự ưu tiên Đưa các mối nguy cơ, đe dọa theo thứ tự ưu tiên vào
dự thảo kế hoạch đồng quản lý ở các thôn Tổng hợp, thống nhất xây dựng dự thảo kế hoạch đồng quản lý cho toàn xã và lấy ý kiến đồng thuận của chính quyền địa phương
và cộng đồng ngư dân
Trang 37Khung kế hoạch tóm lược được các vấn đề chính trong
Nghiên cứu chính thức được tiến hành phân tích các số liệu điều tra, thu thập được để từ đó tìm ra tác động của mô hình đồng quản lý đến đời sống của ngư dân tại địa phương cũng như sự phát triển bền vững của nghề cá tại địa phương
Trang 3826
CHƯƠNG III GIỚI THIỆU KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên xã Ninh Ích
3.1.1 Vị trí địa lý
Xã Ninh Ích có diện tích tự nhiên 6.103,79 ha, trong đó 4.035,41 ha là đất nông lâm nghiệp, 402,05 ha đất phi nông nghiệp và 1.666,33 ha đất chưa sử dụng Là xã có địa hình bán sơn địa, phía Nam giáp xã Vĩnh Lương; Phía Tây và Tây nam là dãy núi Hòn Bà – Núi Chúa; Phía Đông bắc giáp với đầm Nha Phu; Phía Bắc là núi Rọ Tượng – ranh giới giữa 2 xã Ninh Ích và Ninh Lộc Có sông Rọ Tượng, bắt nguồn từ núi Hòn
Bà chảy vào đầm Nha Phu theo hướng Tây nam – Đông bắc; Lưu lượng nước trung bình của sông này không lớn và chủ yếu tưới tiêu cho ngành nông nghiệp và hoạt đông dân sinh Trên địa bàn xã có một số di tích lịch sử văn hoá cấp Tỉnh, đó là: Đình Phú Hữu (Loại hình: KTNT); Chi tình báo Khánh Hòa ở Đảo Hòn Thị; Có khu du lịch danh thắng Ba Hồ - điểm vui chơi giải trí tuyệt vời đối với du khách gần xa; Đảo Hòn Lao (Đảo Khỉ) – điểm du lịch nổi tiếng cả trong nước và quốc tế; Có rừng ngập mặn (15 năm tuổi) được trồng phục hồi rất tốt tại thôn Tân Đảo, đã và đang góp phần không chỉ làm đẹp cảnh quan vùng đầm mà còn là nơi thu hút nhiều loài sinh vật và cả các loài chim tới trú ngụ
Hình 3.1 Bản đồ khu vực xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hòa, Google Earth, 2014
Địa hình: Ninh Ích là xã bán sơn địa, đất đai tương đối rộng, phía Tây có núi Hòn Chai, núi Chỏng Gọng, phía Đông có núi Hòn Cò, núi Hòn Cắm, Hòn Lăng, Hòn
Trang 3927
Rớ, Hòn Thị, phía Bắc có đồng bằng trung tâm xã Nhìn chung địa hình có dạng thấp dần từ Tây sang Đông Địa hình đồng bằng tập trung ở cánh đồng thôn Tân Phú, Vạn Thuận và thôn Phú Hữu của xã, diện tích chiếm khoảng 25% tổng diện tích tự nhiên Địa hình đồi núi dốc tập trung ở khu đồi núi phía Tây của xã, chiếm khoảng 75% tổng diện tích tự nhiên
3.1.2 Khí hậu, thủy văn
3.1.2.1 Khí hậu
Xã Ninh Ích nằm trong đầm Nha Phu ở vùng ven biển Nam Trung Bộ, nên khí hậu chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam, đồng thời chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và bão được hình thành từ biển Đông.Khí hậu trong vùng được chia thành hai mùa rõ rệt Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 9 hàng năm, thời gian này lượng mưa ít, khí hậu nóng ẩm, số giờ nắng cao và thường xuất hiện gió Đông, Đông Nam và gió Tây Nam Đây là thời gian thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản
Lượng mưa trung bình từ 1.500 - 2.000mm/năm Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 12, lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa cả năm Khoảng 10 - 20% số năm mùa mưa bắt đầu từ tháng 7, 8 kết thúc sớm vào tháng 11 hàng năm Đây
là thời kỳ mưa dài, lớn và tập trung, chiếm từ 60 – 70% lượng mưa cả năm, khí hậu mát mẻ, ẩm, số giờ nắng thấp nhất trong năm, trong vùng thường xuất hiện gió mùa Đông Bắc, có áp thấp nhiệt đới và bão ở biển Đông nên mực nước triều cao, sóng lớn Thời kỳ này nuôi trồng thuỷ sản dễ gặp rủi ro
Độ ẩm tương đối trung bình năm khoảng 80% Tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 9, 10, 11, độ ẩm thấp nhất trong năm là 36% Lượng bốc hơi trung bình năm là 1.424 mm/năm
Nắng: Số giờ nắng trong năm khoảng 2.300h/năm
3.1.2.2 Thủy văn
Ninh Ích có sông Rọ Tượng chảy dọc theo địa bàn xã từ Tây Nam xuống Đông Bắc, là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt đời sống của nhân dân trong xã, phần chảy qua xã có chiều dài khoảng 9,75 km và chiều rộng bình quân từ 10 – 20 m
Trang 4028
3.1.3 Đất đai và sử dụng đất
Xã Ninh Ích có 6.103,8 ha diện tích tự nhiên, trong đó đất nông nghiệp 3.624,82
ha chiếm 59,4%; đất phi nông nghiệp 312,29 ha chiếm 5,1%; đất chưa sử dụng là 2.166,69 ha chiếm 35,5% Trong đất nông nghiệp có 290,01 ha đất nuôi trồng thủy sản chiếm 4,8% diện tích tự nhiên
3.1.4 Hệ sinh thái và nguồn lợi
3.1.4.1 Một số hệ sinh thái tiêu biểu
- Rừng ngập mặn: Có 23 loài, tiêu biểu là đước, đưng, mắm trắng, mắm biển, giá, cóc trắng Hiện trạng rừng ngập mặn nguyên thủy không còn, chỉ còn lại rừng ngập mặn nhỏ hẹp phân bố dọc cửa sông, suối ở vùng đỉnh đầm và trong vùng nuôi trồng thủy sản thuộc xã Ninh Ích, Ninh Hà, Ninh Phú
- Rạn san hô: Các nghiên cứu trước đây cho thấy rạn san hô phân bố ở bờ đông vịnh Bình Cang và xung quanh các đảo Hòn Lao và Hòn Thị
Tính đa dạng loài và cấu trúc quần xã:
+ Thực vật phù du: Thành phần loài thực vật phù du khá đa dạng với 204 loài được ghi nhận
+ Động vật phù du: Đã xác định được 139 loài thuộc 13 nhóm động vật phù du, trong đó nhóm Chân mái (Copepoda) có 87 loài chiếm 62,6 %
3.1.4.2 Nguồn lợi thủy sinh vật
- Nguồn lợi giống thủy sinh:thành phần trứng cá chủ yếu là trứng họ cá trích: 26,84%, họ cá cơm: 12,37% Các bãi phân bố tập trung cua ghẹ và nguồn giống cá
Mú, cá Dìa, cua, ghẹ và tôm Hùm trong khu vực Bình Cang - Nha Phu
- Cá biển: Có 302 loài thuộc 74 họ hiện diện ở vùng Bình Cang - Nha Phu
- Khu vực Tân Thành - Hòn Lao: Trải dài dọc bờ thôn Tân Thành, xã Ninh Ích đến Hòn Lao là nơi tập trung chủ yếu của nguồn giống tôm hùm và cá mú Vùng nước tại thôn Tân Đảo được gọi là Bãi Ngao Vùng nước Ngọc Diêm, Tân Thành được gọi là Gành vẹm
- Nguồn lợi động vật thân mềm bao gồm: phi, sò lông, sò huyết, ngao rá và vẹm xanh Trong đó, phi được khai thác nhằm phục vụ cho nghề nuôi tôm hùm Ngư dân
xã Ninh Ích hàng năm có thể khai thác 15.660 kg phi