Nghệ thuật tạohình giai đoạn này cũng tạo nên nhiều phong cách đa dạng, xuất hiện cáchọa sĩ, nhà điêu khắc với những sở trường sử dụng chất liệu, tìm kiếm đề tài để tạo nên những dấu ấn
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong khoaNghệ thuật đã trực tiếp dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho em trong suốt 4năm học ở trường Đại học sư phạm Hà Nội
Đặc biết em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới giảng viên Th.s Nguyễn ThịHồng Thắm đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trìnhlàm bài để em hoàn thành bài tiểu luận tốt nghiệp này
Mặc dù đã dành nhiều thời gian, công sức và cố gắng rất nhiều , nhưng dokiến thức chuyên môn còn hạn chế và kinh nghiệm làm nghiên cứu khoa họcchưa nhiều, nên bài Tiểu luận tốt nghiệp của em còn nhiều thiếu sót, kínhmong thầy, cô góp ý và chỉ bảo để em được tiến bộ và trưởng thành hơn vềchuyên môn cũng như làm nghiên cứu khoa học
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng năm 2016
Sinh viên
Trịnh Thị Hồng
Trang 2MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 3
Chương 1.KHÁI QUÁT VỀ HỘI HỌA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1925-1945 VÀ TÌNH MẪU TỬ TRONG SÁNG TÁC NGHỆ THUẬT 5
1.1Khái quát về hội họa Việt Nam giai đoạn 1925-1945 5
1.1.1 Bối cảnh lịch sử 5
1.1.2Đặc điểm của hội họa Việt Nam giai đoạn 1925 – 1945 7
1.1Tình mẫu tử trong sáng tác nghệ thuật 9
1.2.1 Khái quát chung về tình mẫu tử 9
1.2.2 Tình mẫu tử trong văn học và trong âm nhạc 10
1.1.1Trong nghệ thuật tạo hình 12
* Tiểu kết chương 1: 14
Chương 2.TÌNH MẪU TỬ QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM HỘI HỌA VIỆT NAM TIÊU BIỂU 16
2.1.Tình mẫu tử trong tranh của họa sĩ Lê Phổ: 16
2.1.1 Đè tài Tình mẫu tử trong sáng tác hội họa của họa sĩ Lê Phổ 17
2.1.2 Giá trị nghệ thuật của một số tác phẩm về tình mẫu tử 18
2.2 Tình mẫu tử trong tranh của họa sĩ Lệ Thị Lựu 21
2.2.1 Tình mẫu tử trongsáng tác hội họa của họa sĩ Lê Thị Lựu 22
2.2.2 Giá trị nghệ thuật của một số tác phẩm về tình mãu tử trong tranh họa sĩ Lê Thị Lựu 23
2.3 Tình mẫu tử trong tranh của họa sĩ Mai Trung Thứ 24
2.3.1 Đề tài tình mẫu tử trong sáng tác hội họa của họa sĩ Mai Trung Thứ.
25
Trang 32.3.2 Giá trị nghệ thuật của một số tác phẩm về tình mãu tử 26
2.4 Bài học kinh nghiệm từ đề tài nghiên cứu 27
2.4.1 Rút ra bài học cho bản thân và học tập 27
2.4.2 Vận dụng vào dạy tốt môn mỹ thuật 27
*Tiểu kết chương 2 28
C KẾT LUẬN 29
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
PHỤ LỤC 32
Trang 4A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong quá trình phát triển của các thời kì thì giai đoạn 1925-1945 là giaiđoạn phát triển mạnh mẽ với phong cách đa dạng, cách thể hiện tác phẩm theochủ đề, diễn tả sâu sắc nội dung tác phẩm của các họa sĩ.Tranh của họa sĩ ViệtNam đã bắt đầu được giới thiệu với thế giới Hội họa Việt Nam đã dần hìnhthành một chân dung mới mặc dù không phải đã hoàn thiện Những tác phẩm
mĩ thuật thành công đã khẳng định điều mà khi mở trường Cao Đẳng mĩ thuậtĐông Dương Pháp không muốn Đó là người Việt Nam hoàn toàn có thể trởthành nghệ sĩ tạo hình chứ không phải chỉ là những người thợ mĩ nghệ với độibàn tay khéo léo Phong cách sáng tác của các họa sĩ có phẩn chuyển biếnmạnh mẽ hơn Tranh không chỉ đơn thuần là ghi chép, diễn tả hiện thực hoặc
là nơi biểu hiện những kiến thức về nghệ thuật tạo hình Nghệ thuật đã giúpngười nghệ sĩ gửi gắm vào tác phẩm những cảm xúc, những rung động thẩm
mĩ trước vẻ đẹp của cuộc sống, con người và thiên nhiên Nghệ thuật tạohình giai đoạn này cũng tạo nên nhiều phong cách đa dạng, xuất hiện cáchọa sĩ, nhà điêu khắc với những sở trường sử dụng chất liệu, tìm kiếm đề tài
để tạo nên những dấu ấn riêng trong nghệ thuật cận đại và hiện đại sau này.Hai xu hướng sáng tác chính là lãng mạn và hiện thực đã khẳng định diệnmạo của nền hội họa cận đại Việt Nam với những đại diện xứng đáng tiêubiểu Điều này cho thấy rõ sự phát triển của hội họa hiện cận đại và nhữngthành tựu của nó, xứng đáng là loại hình nghệ thuật tiêu biểu cho mĩ thuậtViệt Nam cận đại
Nội dung, chủ đề , đề tài sáng tác được mở rộng các họa sĩ các nhà điêukhắc đã tìm thấy nguồn cảm hứng sáng tạo trong hiện thực cuộc sống ở nôngthôn, ở thành thị, trong gia đình,… Nội dung có thể nói thành công nhấtchính là vẻ đẹp của người phụ nữ trong các sinh hoạt gia đình, tình cảm mẹcon Đó là vẻ đẹp mềm mại , nhẹ nhàng, duyên dáng và kín đáo của người
Trang 5phụ nữ Việt Nam đối với những đứa con của mình được thi vị họa trong cáctác phẩm của các nghệ sĩ Tiêu biểu cho các tác phẩm này phải kể đến tranhcủa các họa sĩ: Lê Phổ, Lê Thị Lựu, Mai Trung Thứ.
Là một sinh viên ngành sư phạm mỹ thuật em luôn mong muốn tìm hiểu
để mở rộng vốn hiểu biết của mình về những giá trị nghệ thuật,nghững thôngđiệp mà họa sĩ gửi gắm trong tác phẩm của mình.Qua các tác phẩm của họa sĩ
em có thể hiểu biết thêm về kiến thức mỹ thuật và là nguồn tài liệu giúp em
có thể vận dụng vào trong quá trình học tập cũng như giảng dạy sau này vì
vậy em lựa chọn đề tài: “Tình mẫu tử trong tranh của một số họa sĩ Việt Nam tiêu biểu giai đoạn 1925-1945” để nghiên cứu
Với thời gian và lượng kiến thức có hạn khi nghiên cứu ,nên đề tài nàykhông tránh được những sai sót ,rất mong nhân được những ý kiến đóng gópcủa các thầy cô giáo và các bạn
2 Mục đích nghiên cứu
Với đề tài này mục đích nghiên cứu là làm nổi bật rõ tình mẫu tử tranhtrong sáng tác hội họa của một số họa sĩ tiêu biểu Việt Nam ở giai đoạn1925-1945.Thấy được rõ giá trị nội dung, phong cách sáng tác trong cáctác phẩm về tình mẫu tử của một số họa sĩ Việt Nam Nghiên cứu đề tàinày đông thời giúp tôi vận dụng vào trong quá trình học tập và giảng dạy,sáng tác sau này
3 Nhiệm vụ nghiên cứu.
Nghiên cứu khái quát về hội họa Việt Nam giai đoan 1925-1945
Tìm hiểu tình mẫu tử trong sáng tác nghệ thuật
Nghiên cứu tình mẫu tử qua một số tác phẩm hội họa Việt Nam của một
số họa sĩ Việt Nam tiêu biểu giai đoạn 1925-1945
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Trang 64.1 Đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu tình mẫu tử trong tranh của một số họa sĩ ở giai đoạn 1945
1925-4.2 Phạm vi nghiên cứu.
Mĩ thuật Việt Nam giai đoan 1925 – 1945
Tranh của một số họa sĩ tiêu biểu như : Lê Phổ, Lê Thị Lựu, Mai TrungThứ
5 Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu đề tài, tôi sử dụng kiến thức của bản thân quaquá trình học tập tại trường, thông qua những bức tranh nổi tiếng của các họa
sĩ Kết hợp với nghiên cứu chọn lọc trong quá trình và một số tài liệu liênquan tới môn học
Những phương pháp tôi sử dụng trong công trình nghiên cứu là:
Phương pháp thu thập, sưu tầm tài liệu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp phân tích,so sánh và chứng minh
Phương pháp tổng hợp hệ thống, đúc rút kinh nghiệm và bài học
6 Đóng góp của đề tài.
Qua các tác phẩm vẽ về tình mẫu tử của một số họa sĩ Việt Nam đã gópphầm gìn giữ và phát triển cho nền nghệ thuật Việt Nam.Học hỏi được nhữnggiá trị nghệ thuật mà các họa sĩ đã gửi gắm qua các tác phẩm của mình.Hiểuđược những đặc trưng, giá trị, ý nghĩa của tình mẫu tử trong đời sống xã hội,
và trong nghệ thuật
Bổ sung nguồn tư liệu nghiên cứu cho sinh viên các trường nghệ thuậthọc tập,sáng tác và giảng dạy bộ môn mỹ thuật Từ đó rút ra cho mình
Trang 7những phương pháp làm việc khoa học, hiệu quả trong quá trình cảm thụtranh và sáng tác tranh cho những tác phẩm của mình sau này
Trang 8Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ HỘI HỌA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1925-1945
VÀ TÌNH MẪU TỬ TRONG SÁNG TÁC NGHỆ THUẬT
1.1 Khái quát về hội họa Việt Nam giai đoạn 1925-1945.
1.1.1 Bối cảnh lịch sử.
Trong kho tàng mĩ thuật Việt Nam rất đa dạng và phong phú về các thể
loại tranh, mĩ nghệ, điêu khắc Mĩ thuật Việt Nam cuối thế kỷ XIX đến năm
1945 nằm trong một quá trình chuyển biến và phân hoá quan trọng trong lịch
sử cận đại Việt Nam Thế kỷ XIX với nhà Nguyễn một triều đại phong kiếncuối cùng ở Việt Nam, đã đặt đất nước ta vào hoàn cảnh mới, sự giao tiếpvới phương Tây và ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa đã tạo lập một nền nghệthuật đa dạng mang nhiều yếu tố phức tạp bên ngoài Tuy vậy, nét nghệthuật cổ truyền vẫn được bảo lưu qua các công trình kiến trúc, điêu khắc, mĩthuật dân gian
Năm 1925 - 1937 trường do hoạ sỹ Vichtotacđiơ làm Giám đốc Ông làhoạ sỹ có tài, ông đã phát hiện ra cái đẹp độc đáo của nghệ thuật truyền thốngViệt Nam, và óc sáng tạo, bàn tay khéo léo của nghệ nhân Việt Nam.Dưới sự điều hành của Vichtotacđiơ, sinh viên được đào tạo thành nghệ sỹvới những sáng tạo vừa theo quy phạm hàn lâm, biết vượt qua những ràngbuôvj máy móc có tính công thức Năm 1930 - 1938 trường mở các lớp dự bị
để đào tạo nguồn
Trong 20 năm hoạt động (1925 - 1945) đội ngũ giáo viên, giáo sư có tất cả
là 31 người Việt Nam có 6 người, mà từ khoá V mới có hoạ sỹ Nam Sơn dạy
vẽ trang trí, các khoá VI, VII, X, XIII và XIV mới lần lượt thêm các giáo viên
là nhà điêu khắc Gioócgiơ, hoạ sỹ Nguyễn Phan Chánh, Tô Ngọc Vân…Các hoạ sỹ và nhà điêu khắc Việt Nam được đào tạo theo phương pháp khoahọc phương Tây Đào tạo cơ bản gồm những môn học cơ sở (giải phẫu người,định luật xa gần, lịch sử mỹ thuật Việt Nam và Thế giới, đọc biểu kiến trúc
Trang 9cổ) và môn học cơ bản như: hình hoạ nghiên cứu, bài tập điêu khắc, bài tậptrang trí.
Bước sang đầu thế kỷ 20, mĩ thuật cận đại Việt Nam phát triển với nhữngcuộc tiếp xúc đầu tiên với nghệ thuật phương Tây thông qua những cuộc thihàng thủ công mĩ nghệ với hình thức đấu xảo giữa các thuộc địa ở Châu á
Và mùa đông năm 1925, trường Cao đẳng mĩ thuật Đông Dương được thànhlập, bắt đầu một thời kỳ mới trong lịch sử mĩ thuật cận đại Việt Nam – giaiđoạn 1930 – 1940
Giai đoạn 1930 – 1945 gắn liền với hoàn cảnh lịch sử Việt Nam nhữngnăm 1930 Đó là những năm cuối cùng của cuộc vận động cách mạng dân chủ
tư sản, những hoạt động tích cực của Đảng cộng sản Đông Dương, nhữngnăm có nhiều biến động trong văn học nghệ thuật, xuất hiện nhiều trận tuyếnđấu tranh giữa hai xu hướng hiện thực và lãng mạn, nghệ thuật vị nghệ thuật
và nghệ thuật vị nhân sinh
Nghệ thuật tạo hình 1930 – 1945 cũng tạo nên những phong cách nghệthuật đa dạng, xuất hiện nhiều hoạ sĩ, nhà điêu khắc với những sở trường sửdụng chất liệu, tìm kiếm đề tài để hai xu hướng sáng tác chính là là lãng mạn
và hiện thực đã định hình diện mạo nền hội hoạ cận đại Việt Nam với nhữngđại diện xứng đáng, tiêu biểu
Những người yêu thích nghệ thuật Việt Nam nói chung và ngành hội họanói riêng đều không ít thì nhiều biết đến trường Cao đẳng Mỹ thuật ĐôngDương Trường là nơi đào tạo một thế hệ họa sĩ cũng như điêu khắc gia đã đivào lịch sử nghệ thuật Việt Nam như Lê Phổ, Vũ Cao Đàm, Nguyễn PhanChánh, Mai Trung Thứ, Tô Ngọc Vân, Lê văn Đệ, Nguyễn Gia Trí, Trần vănCẩn, Lê Thị Lựu… Nhưng ít người biết rằng một cuộc gặp gỡ kỳ diệu giữahai nền văn hóa Đông-Tây, đại diện là Victor Tardieu (1870-1937) và Nam-Sơn Nguyễn văn Thọ (1890-1973), đã liên kết với nhau để đồng sáng lậptrường Cao-đẳng Mỹ-thuật Đông-dương
Trang 101.1.2Đặc điểm của hội họa Việt Nam giai đoạn 1925 – 1945.
Trường cao đẳng mĩ thuật Đông Dương thành lập ra một truyền thốngmới trong mĩ thuật, đó là một nền thẩm mỹ mới.Thời kì Đông Dương, cáchọa sĩ đã đi từ chủ nghĩa cổ điển, qua lãng mạn, hiện thực ấntượng.Khuynh hướng hiện thực phê phán mới mỏng manh và tự phát Thời
kì này có sự nổi trội của thể loại tranh chân dung, phong cảnh và sinh hoạtbình dân, nông thôn
Tranh của các hoa sĩ Việt Nam đã bắt đầu được giới thiệu với thế giới hộihọa Viêt Nam dần hình thành một chân dung mới, mặc dù không phải đã hoànthiện từ năn 1940 phong cách sáng tác đã có phần chuyển biến mạnh mẽ hơn.Tranh không chỉ đơn thuần là ghi chép, diễn tả hiện thực hoặc là nơi biểu hiệnnhưng kiên thức vè nghệ thuật tạo hình.bên cạnh mangt tranh sinh hoạt cangợi vẻ đẹp về hình và sắc của con người nhất lá người phụ nữ trong mĩ thuậtthời kì này tranh phong cảnh cũng khá thành công
Những đánh giá trên đã cho thấy giá trị mĩ thuật thòi kì trước 1945.Ngày cả họa sĩ bậc thầy của Việt Nam Tô Ngọc Vân cũng phải nhận định “nếu trường mĩ thuật không có, bao nhiêu lòng nhiệt thành ham mê nghệ thuật
đã đem phung phí trong một nghệ thuật bất chính còn gì” Một trường mĩthuật do người Pháp mở dạy song các thế hệ sinh viên của trường thực sự lànhững tài năng nghệ thuật mang đạm dấu ấn và phong cách người Việt mangtrong mình dòng máu lặc Hồng, họ đã tạo ra các tác phẩm mang tính nghệthuật mang tính khoa học hiện đại trên nền của tinh hoa truyền thống dân tộc,bằng cảm xúc sâu đạm của những tâm hồn người Việt Nghệ thuật Việt Namtrước cách mạng đã cói vóc dáng mới, có một chút tiếng vang vượt xa rangoài biên giới nước nhà
Với xu hướng lãng mạn, họa sĩ Tô Ngọc Vân hiện trong lịch sử Mĩ thuậtViệt Nam như một ngôi sao sáng long lanh, bền chặt Thành tựu của mỹ thuậtViệt Nam trong cuộc triển lãm năm 1939 ở Hà Nội có các hoạ sỹ tham gia và
Trang 11được đánh giá: Nguyễn Đỗ Cung như một vườn hoa nghệ thuật trăm sắc, TôNgọc Vân cho ta ngắm một nghệ thuật lưu bát, Nguyễn Phan Chánh vẫn dịudàng…
Nguyễn Văn Ty tuy chỉ có một bức tranh in gỗ cũng đủ cho ta thấy mộttấm lòng cao thượng tôn sùng những nét hay Từ đó, họ có danh tiếng vàđược vinh danh như những bậc thầy của mỹ thuật hiện đại Việt Nam Trong
số đó có Lê Thị Lựu, Mai Trung Thứ, Lê Phổ, Vũ Cao Đàm thể hiện rấtxuất sắc đề tài tình mẫu tử của mình Các tác phẩm của các họa sĩ quả là tácphẩm đẹp cả về nội dung lẫn bố cục Không riêng nội dung thay đổi mà chấtliệu mỹ thuật thời nay cũng đa dạng, phong phú hơn rất nhiều, các hoạ sỹ hầunhư không bị gò bó vào một khuôn khổ nào, họ thoả thích sáng tác, chất liệumỗi người một khác nhau: sơn dầu, phấn màu, mực nho, màu bột, sơn mài,lụa sự đa dạng của chấ liệu, đã nâng cao phong phú cho các tác phẩm Đãgóp phần làm cho mỹ thuật Việt Nam có sự phát triển hẳn lên, có sự tìm tòi làdấu hiệu của việc đổi mới nghệ thuật, báo hiệu trước cho sự đổi mới của xãhội một xã hội văn minh - giàu mạnh
Đổi mới về chất liệu, kĩ thuật Hội họa lại là loại hình nghệ thuật có thểnói đã vươn lên hàng đầu cả về số lượng và chất lượng Một số nguyên nhântạo sự phát triển cho loại hình nghệ thuật này là sự phát triển của chất liệusáng tác Chất liệu vẽ tranh của các họa sĩ được biết đến như: Sơn Dầu, BộtMàu, Thuốc Nước, Phấn Màu, kĩ thuật cổ truyền có Nặn, Khạm Khắc, khắc
Gỗ, Sơn Ta Cùng với sự xuất hiện của trường Mĩ thuật Đông Dương là sựxuất hiện các kĩ thuật của châu Âu du nhập vào Ngoài các chất liệu kĩ thuật
kể trên còn có kĩ thuật khắc đồng, kẽm Điêu khắc chủ yếu là tượng chândung và phù điêu
Sau thời kì phong kiến kéo dài, nền mĩ thuật phát triển theo hướng phục
vụ cho tôn giáo, cho giai cấp thống trị và cói một mảng mic thuật giân gianphgucj vụ cho người lao động Trong đó mĩ thuật tôn giáo chiếm 1 vị trí lớn
Trang 12nói về giai đoạn này nhiều nhà nghiên cứu đều thống nhát nhận định đây làgiai đoạn bản lề của mĩ thuật hai thế kỉ mĩ thuật cận đại đóng vai trò trongquá trình phát triển của mĩ thuật Việt Nam Nó là cầu nói giữ hai thế kỉ cổ đại
và hiện đại để tọa ra sự phát triển liền mạch của mĩ thuật Việt Nam
1.1 Tình mẫu tử trong sáng tác nghệ thuật.
1.2.1 Khái quát chung về tình mẫu tử.
Tình mẫu tử là tình mẹ con, nhưng thường được hiểu là tình cảm thương
yêu, đùm học, che chở… mà người mẹ dành cho con
Tình Mẫu tử là tình thương yêu, là sự hi sinh, sự chở che và bao dung củangười mẹ đối với con của mình.Tình Mẫu tử là thiêng liêng hơn cả!
Tình mẫu tử có vị trí đặc biệt, thiêng liêng và máu thịt nhất vì: đó là thứtình cảm đầu tiên của mỗi người khi sinh ra và sẽ gắn bó trong suốt cuộc đời,vừa có yếu tố máu vừa mang tính cao cả (mẹ là nơi nương tựa cho mỗi đứacon sau mỗi lần vấp ngã; là nơi mỗi người con như chúng ta có thể thể lộ mọiđiều thầm kín; là nguồn động viên; là tình yêu; là thứ tình cảm vừa tự nhiên,vừa mang tính trách nhiệm
Con người sẽ biết bao hạnh phúc, ấm áp nếu được sống trong tình mẫutử; sẽ vô cùng bất hạnh và thiệt thòi nếu không được hưởng tình cảm đó
Tình mẫu tử sẽ là sức mạnh giúp con người vượt lên những khó khăncủa cuộc sống, có khả năng thức tỉnh những đứa con để sống cho tốt hơn, nênngười hơn
Khẳng định tầm quan trọng của tình mẫu tử trong cuộc đời của mỗicon người, rút ra phương hướng phấn đấu để đền đáp công ơn lớn lao của mẹ Nhưng đối với nghệ thuật tình mẫu tử luôn đề cao tình cảm thiêng liêng
mẹ và con qua các tác phẩm của các họa sĩ Việt Nam cũng như thế giới thểhiện qua bút pháp, màu sắc và hình ảnh người mẹ và con Thể hiện được nộitâm sau sắc của tác giả đối với mẹ của mình
Trang 131.2.2 Tình mẫu tử trong văn học và trong âm nhạc.
Trong lịch sử nghệ thuật Việt Nam, giai đoạn 1925-1945 là buổi đơmhoa kết trái đầu tiên của tiến trình văn hóa Việt Nam hội nhập văn hóa thếgiới Nền văn hóa chỉ một nghệ thuật văn chương, thơ ca giữ địa vị độc tôn,bản thân nghệ thuật ấy khó phát triển được phong phú và muôn màu muộn sắc
do thiếu cọ sát, tương tác, đua tài thi sức với các nghệ thuật khác Trong bốicảnh kém trù phú chung như thế, không thể hình thành một nền phê bình vănnghệ, chứ chưa nói đến lý luận và triết học nghệ thuật Hội họa cũng như thưpháp được coi trọng và khuyến khích phát triển không kém văn chương Hộihọa và văn chương như hai chị em ruột sinh cùng một lúc, trưởng thành trong
sự quan tâm bảo trợ của nhà nước và xã hội
Trong văn chương: Tình mẫu tử trong đoạn trích thật đẹp đẽ,
thiêng liêng, xúc động một thế giới tâm hồn phong phú Thế giới ấy luôn làm chúng ta ngạc nhiên vì ánh sáng nhân đạo lấp lánh của tình người.
Trong mỗi chúng ta có lẽ tình mẫu tử vẫn là thứ tình cảm đẹp đẽ và thiêngliêng nhất Bởi hình ảnh người mẹ đã in sâu trong tâm trí mỗi đứa con Ta bắtgặp tình cảm thiêng liêng ấy trong văn chương, thơ ca văn chương đánh vàotâm lí nhân vật người mẹ rất hay không thể không nhắc đến tình mẫu tử trongtruyện ngắn “ Trong long mẹ” của Nguyên Hồng Hồng như sống trong tìnhmẫu tử hạnh phúc ấy Hạnh phúc Trong lòng mẹ không chỉ là hạnh phúc, làniềm khao khát của riêng Hồng mà là khao khát, là mong muốn của bất kì đứatrẻ nào Sự xúc dộng của bé Hồng khi gặp mẹ càng chứng tỏ tình thương mẹcủa Hồng là sâu đậm, là nồng thắm, là nguyên vẹn Tình mẫu tử trong đoạntrích thật đẹp đẽ, thiêng liêng, xúc động Nguyên Hồng đã mở ra trước mắtchúng ta một thế giới tâm hồn phong phú Thế giới ấy luôn làm chúng ta ngạcnhiên vì ánh sáng nhân đạo lấp lánh của tình người Trong lòng mẹ chính làlời khẳng định chân thành đầy cảm động về sự bất diệt của tình mẫu tử!Haybài thơ “Mây và Sóng” của nhà thơ Ra – bin – đra- nát Ta Go là nhà thơ hiện
Trang 14đại lớn nhất Âns Độ Hay tình cảm mộc mặc trân thành của người vợ nhặt đốivới bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ Nhặt” của nhà văn Kim Lân.
Trong âm nhạc: Hình ảnh người mẹ và rất quen thuộc với chúng ta nó
gắn liền với cuộc sống hằng ngày ,nó gần gũi đối với tất cả mọi người chính
vì thế mà đề tài tình mẫu tử luôn là nguồn cảm hứng trong nghệ thuật từ thơ
ca đến nghệ thuật tạo hình…trong âm nhạc thì hình ảnhtình mẫu tử cũng đượcthể hiện rất nhiều có rất nhiều ca khúc viết về tình cảm mẹ và con
Nói đến hình ảnh người mẹ trong âm nhạc thì chúng ta không thể nhắcđến bài hát được cả thế giới biết đến và đượng đứng trong tốp những bài háthay nhất của cả thế giới không riêng gì của Việt Nam bài hát: “ Nhật kí củamẹ” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung do ca sĩ Hiền Thục thể hiện Mỗi lời cađược sáng tác nhằm toát lên tính cảm của người mẹ giành cho con Tình mẹ làmột tình yêu thiêng liêng, cao cả không gì thay thế được, chỉ có mẹ mới chịuđựng được bao nỗi nhọc nhằn, lao tâm lao lực với con Những tháng cưumang là những tháng ngày mẹ phải vất vả, ăn không ngon, ngủ không yên, điđứng khó khăn, nhưng mẹ vẫn cảm thấy vui vì mẹ biết rằng rồi đây mẹ sẽ cócon- một niềm vui lớn không gì đánh đổi được Cho đến lúc con được sinh ra
và lớn lên, cũng là nỗi vất vả, khó khăn của mẹ chất chồng Mẹ vui cùngnhững bước đi chập chững của con, mẹ đau lòng mỗi khi con vấp ngã, mớmcho con từng ngụm nước, muỗng cơm, mỗi bước đi của con đều có mẹ dắtdìu, nâng đỡ Thế là con lớn lên từ đôi tay ấm nồng của mẹ, từ dòng sữa ngọtngào, từ tình yêu thương Cũng như bao khó khăn ngọc nhằn từ lúc mang bầucho đến lúc con trưởng thành Ngoài tác phẩm đó còn có rất nhiều bài hátsáng tác về mẹ như: “ tình mẹ” của nhạc sĩ Ngọc Sơn, hát hay bài “con yêu
mẹ nhiều lắm”… rất nhiều bài hát nói về tình mẫu tử đặc biệt các bì hát nhưvậy từ các họa sĩ cho đến người bình thương đều chọn đề tài tình mẫu tử đểhát tặng mẹ vào dịp 8.3 hay ngày phụ nữ Việt Nam
Trang 15Hơn hết đề tài tình mẫu tử trong văn học và âm nhạc cũng giống trong hộihọa đều được thi sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ đón nhận một cách tinh tế đều đượcchuyển biến thành các tác phẩm có giá trị Sự khác biệt của văn học là thểhiện tình cảm mẫu tử bằng lời văn giúp cho người đọc cảm thụ được ý nghĩacũng như nội dung, trong âm nhạc dung tiếng hát giúp cho người nghe hiểunội dung và ý nghĩa của lời bài hát Tất cả đều thể hiện được đề tài mà họmuốn truyền tải đén người nghe và người xem với nội dung chính
1.1.1 Trong nghệ thuật tạo hình
Đề tài về tình mẫu tử là một chủ đề lớn được rất nhiều họa sĩ quan tâm
Họ thực hiện nhiều bức tranh khắc họa những người mẹ bên con của họ.Người mẹ trong tranh của họa sĩ là những thiếu phụ trẻ, họ đã qua tuổi thanhxuân trẻ trung phơi phới nhưng đang được ở trong những ngày tháng đẹpnhất của cuộc đời người phụ nữ Vẻ đẹp của người mẹ hiện lên trong tranhcác họa sĩ đầy đặn, nhân hậu, ấm áp, họ luôn mỉm cười hạnh phúc hoặc có sựtrầm ngâm, tư lự rất dịu dàng, đầy nữ tính
Đó là khi đã được trải nghiệm hạnh phúc làm vợ, làm mẹ và lại vẫnchưa rời xa vẻ đẹp tuổi trẻ Ở họ, vừa có vẻ đẹp xuân sắc, vừa có vẻ đẹp của
sự tròn đầy, chín muồi, của tình mẫu tử Vẻ đẹp của người mẹ hiện lên trongtranh các họa sĩ đầy đặn, nhân hậu, ấm áp, họ luôn mỉm cười hạnh phúc hoặc
có sự trầm ngâm, tư lự rất dịu dàng, đầy nữ tính Xem tranh của các họa, tacảm giác như đang được chiêm ngưỡng qua một lớp sương mờ thanh khiết,cách ly người xem khỏi thế giới vừa thật vừa siêu thực trong tranh Mộtkhông khí dịu dàng, trầm lắng, tịch mịch khiến người xem như muốn thở thậtkhẽ khi chiêm ngưỡng tranh bởi sợ sẽ làm rung động không khí quá tĩnh lặng,yên bình của các nhân vật Cũng chính vì thế các họa sĩ trở nên giàu có cũngnhờ những bức tranh tuyệt đẹp khắc họa những người phụ nữ bên con của họ.Những bức tranh này vừa hoàn tất đã có người hỏi mua Nói đến những vị họa
sĩ nổi tiếng chuyên vẽ tranh về mẹ, người ta không thể nào bỏ qua : Lệ ThịLựu, Mai Trung Thứ, Lê Phổ, Vũ Cao Đàm,Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn
Trang 16Trọng Hợp, Lê Quốc Lộc, Tình mẫu tử thiêng liêng và cao quý như vậyluôn luôn có các tác phẩm có giá trị đối với nhân loại.đề cao tình cảm mẹ vàcon qua nhiều tác phẩm có giá trị tinh thần cũng như tính nhân văn sâu sắc.Chủ đề tình cảm mẹ và con luôn là đề tài hấp dẫn cho các họa sĩ, họ say mêtình kiếm các tác phẩm cho riêng mình.Mỗi tác phẩm là một cách biểu đạttình cảm riêng, thể hiện tình yêu riêng của mình Điểm chung của các họa sĩ
là đều có nội dung giống nhau và thể hiện tình cảm của mình trong bức tranhđối với người mẹ của mình Chủ đề nay sẽ luôn là chủ đề được xoay quanhnhiều nhất luôn tạo được dấu ấn cho người xem Và thể hiện được nội dung
mà tác giả muốn cho người xem thấy được mình đang muốn truyền đạt nộidung và chủ đề gì trong tác phẩm của mình
Qua những hình thức biểu đạt phong phú và đa dạng trên đây của nghệthuật tạo hình, có thể thấy nghệ thuật tạo hình chiếm một vị trí quan trọngtrong cảnh quan của bất kỳ một thể loại kiến trúc nào Các khối điêu khắc, tạohình có kích thước nhỏ hay những tượng đài, phù điêu hoành tráng có sứckhái quát lớn về nội dung, về ý nghĩa tượng trưng góp phần cùng các yếu tốtạo cảnh khác như địa hình, mặt nước, cây xanh và kiến trúc công trình tạonên một môi trường không gian sống động cho cảnh quan
Kiến trúc tượng “ mẹ con” thạnh cao Bức tượng người bế con trên tayđược họa sĩ khắc họa rất thành công Với chất liệu chủ yếu đất sét trắng và đất
tự chế kết hợp với đan bện bằng tre được xử lí bền vững nung ở nhiệt độ1.200 – 1.250 độ C cùng các hình vẽ men lam,mầu nền nâu đỏ sẫm đã tạo chonhững sáng tác của họa sĩ có nét độc đáo riêng biệt mang dấu ấn cá nhân : đó
là sự đan xen hòa quyện giữa sự gần gũi mộc mạc của gốm cổ dân tộc và sựmới mẻ chứa đựng ngôn ngữ đương đại Các bức tượng của ông không tả thực
mà là những biểu tượng giản dị cô đọng theo ý tưởng của nghệ sĩ ,khuếch đạiphần đầu,thể hiện nét đặc trưng và tính cách con vật.Bên cạnh đó họa sĩ VũCao Đàm còn thích điêu khắc.,điều này mang lại những cảm nhận thú vị cho
Trang 17những buổi thưởng ngoạn.Họa sĩ muốn tinh thần gốm của ông cha ta đượcnuôi dưỡng và phát triển tiếp Và đưa sáng tạo của mình kết hợp với tínhtruyền thống để cho nó có một sức sống mới của gốm.
* Tiểu kết chương 1:
Thời kỳ 1925-1945 được coi là những năm hình thành nền mỹ thuậtViệt Nam hiện đại Qua các thầy giáo người Pháp tại trường, thế hệ họa sĩ trẻViệt Nam lúc đó học được rất nhiều từ kỹ thuật hội họa phương Tây cũng nhưcách áp dụng những kỹ thuật ấy vào mỹ thuật truyền thống Việt Nam Trường
Mỹ thuật Đông Dương được thành lập tại Hà Nội Mặc dù được thành lập từnăm 1924, song đến năm 1925, sau nhiều công việc chuẩn bị, sửa soạn,trường mới thực sự giảng dạy khóa đầu tiên, và cho mãi đến năm 1930,trường mới cung cấp lớp sinh viên tốt nghiệp đầu tiên Mục đích của trường làđào tạo những người thầy về nghệ thuật hội họa Trước hết trường Cao Đẳng
Mỹ Thuật Đông Dương nó trở thành nơi mà tài năng có thể được khám phá,đào tạo và nung đúc, nhà trường này mang lại một cung cách mới dể diễn đạttrong mỹ thuật, nhất là một quốc gia hội họa trước đó không phải là mộtngành nghệ thuật phát triển Thời kì này có sự nổi trội của thể loại tranh chândung, phong cảnh và sinh hoạt, bình dân nông thôn Nghệ thuật tranh sơn dầuđạt đến trình độ mới hơn cả về quan niệm lẫn kĩ năng nếu so với tác phẩm củacác họa sĩ quốc tế ở cùng một thời sáng tác Điêu khắc chủ yếu là chân dung
và phù điêu
Trong lịch sử nghệ thuật Việt Nam, giai đoạn 1925-1945 là buổi đơmhoa kết trái đầu tiên của tiến trình văn hóa Việt Nam hội nhập văn hóa thếgiới Nền văn hóa chỉ một nghệ thuật văn chương, thơ ca giữ địa vị độc tôn,bản thân nghệ thuật ấy khó phát triển được phong phú và muôn màu muộn sắc
do thiếu cọ sát, tương tác, đua tài thi sức với các nghệ thuật khác
Qua những hình thức biểu đạt phong phú và đa dạng trên đây của nghệthuật tạo hình, có thể thấy nghệ thuật tạo hình chiếm một vị trí quan trọng
Trang 18trong cảnh quan của bất kỳ một thể loại kiến trúc nào Các khối điêu khắc, tạohình có kích thước nhỏ hay những tượng đài, phù điêu hoành tráng có sứckhái quát lớn về nội dung, về ý nghĩa tượng trưng góp phần cùng các yếu tốtạo cảnh khác như địa hình, mặt nước, cây xanh và kiến trúc công trình tạonên một môi trường không gian sống động cho cảnh quan.
Trang 19Chương 2 TÌNH MẪU TỬ QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM HỘI HỌA
VIỆT NAM TIÊU BIỂU 2.1.Tình mẫu tử trong tranh của họa sĩ Lê Phổ:
* Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của họa sĩ Lê Phổ
Họa sĩ Lê Phổ (1907-2001) Ông sinh ra tại thôn Cư Lộc cã Cư Chínhhuyện Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, về sau là huyện Hoàn Long, nay thuộc quậnThanh Xuân Hà Nội Cha họa sĩ Lê Phổ là quan đại thần Lê Hoan, người
Tuổi thơ họa sĩ Lê Phổ không hạnh phúc, mồ côi mẹ lúc 3 tuổi và mô côi chalúc 8 tuổi Sau đó, ông với anh trai và chị dâu luôn phải chịu trách nhiệm donhững đứa cháu gây ra
Năm 1937, ông sang Pháp và định cư tại đó Họa sĩ Lê Phổ cưới vợngười Pháp là bà Paulette Vaux phóng viên báo Life & Time ở Paris vào năm1947.Bà Vaux, vợ họa sĩ cho biết: "Ông không kể với con cái về tuổi thơ củamình, ông trầm lặng và sống nội tâm Ông không nhớ gì về cha mình ngoạitrừ việc biết cha mình hút thuốc phiện Theo trường Cao đẳng Mỹ thuật HàNội ngay từ khóa đầu tiên với 12 sinh viên năm 1925 Tốt nghiệp năm 1930.Ông triển lãm trung với hai họa sĩ Vũ Cao Đàm và Mai Trung Thứ tại Hà Nộitại Hà Nội năm 1928
Năm 1931, họa sĩ Lê Phổ sang Pháp để trang trí một số triển lãm
ở Paris Sau đó 1 năm, ông được cấp học bổng sang học tạiTrường Mỹ thuậtParis Do đó, ông có điều kiện tìm hiểu nhiều nước châu Âu, tiếp xúc và làmquen với nhiều trường phái nghệ thuật, trong đó trường phái Ấn tượng đã ảnhhưởng đến các tác phẩm nghệ thuật sau này của họa sĩ
Năm 1933, họa sĩ trở về Hà Nội tham gia giảng dạy ở Trường Cao đẳng
Mỹ thuật Đông Dương