1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI (VIETTEL) ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG

18 2,2K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 142,6 KB

Nội dung

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lớn ở Việt Nam đã nhận thấy rằng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã trở thành một trong những yêu cầu không thể thiếu được đối với doanh nghiệp, bởi lẽ,

Trang 1

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TRƯỜNG ĐH LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CSII)

1018 Tô ký, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Tp.HCM

website: www.ldxh.edu.vn

Họ và Tên: Đào Thùy Linh Lớp: ĐH13NL3 Ngành: Quản trị nhân lực

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI

(VIETTEL) ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG

Giảng viên hướng dẫn

TS Đinh Kiệm

TP.HCM, tháng 1 năm 2017

Trang 2

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TRƯỜNG ĐH LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CSII)

1018 Tô ký, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Tp.HCM

website: www.ldxh.edu.vn

Họ và Tên: Đào Thùy Linh Lớp: ĐH13NL3 Ngành: Quản trị nhân lực

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI

(VIETTEL) ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG

Giảng viên hướng dẫn

TS Đinh Kiệm

TP.HCM, tháng 1 năm 2017

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN NỘI DUNG 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1

1.1 Tổng quan 1

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến trách nhiệm xã hội 3

1.3 Lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội 3

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI (VIETTEL) ĐỐI VỚI CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN 1

2.1 Giới thiệu chung 1

2.2 Tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của tập đoàn Viễn thông (Viettel) đối với cán bộ công nhân viên 2

CHƯƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI (VIETTEL) ĐỐI VỚI CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN 7

3.1 Đào tạo, nâng cao nhận thức của nguồn nhân lực, trước hết là bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý CSR 7

3.2 Thực hiện chiến lược phát triển bền vững dựa trên nền tảng văn hóa kinh doanh và trách nhiệm xã hội 7

3.3 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội tại tập đoàn Viettel 8

PHẦN KẾT LUẬN 9

TÀI LIỆU THAM KHẢO 10

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một vấn đề không thể bỏ qua trên con đường hội nhập của các doanh nghiệp Việt Nam, vì nó vừa mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, vừa mang lại lợi ích cho xã hội Nó góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh và tính bền vững của doanh nghiệp, đồng thời hỗ trợ thực hiện tốt hơn pháp luật lao động tại Việt Nam

Trên thực tế, vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bước đầu đã được một số bộ, ngành quan tâm, chú ý Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lớn ở Việt Nam đã nhận thấy rằng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã trở thành một trong những yêu cầu không thể thiếu được đối với doanh nghiệp, bởi lẽ, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nếu doanh nghiệp không tuân thủ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ không thể tiếp cận được với thị trường thế giới

Đề tài được đưa ra nghiên cứu về tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của Tập đoàn Viettel đối với người lao động Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội của Tập đoàn viễn thông quân đội (Viettel)đối với đối với người lao động

Để giải quyết được nội dung đề tài trên, cần phải tập trung nghiên cứu:

 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Trong phần này, cần làm sáng tỏ khái niệm, nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Đưa ra được cơ sở về

lý thuyết để đánh giá tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

 Tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của Tập đoàn Viễn thông Quân đội đối với đối với người lao động: Trong phần này, sẽ vận dụng cơ sở lý thuyết đã nghiên cứu để đưa ra những đánh giá, nhận xét cụ thể việc thực hiện trách nhiệm

xã hội của Tập đoàn Viễn thông Quân đội trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh

 Giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội của Tập đoàn Viễn thông Quân đội đối với đối với người lao động: Dựa trên cơ sở lý thuyết và tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của Viettel đã nghiên cứu để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với đối với người lao động

Trang 5

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.1 Khái niệm

Trách nhiệm xã hội (Corporate Social Responsibility hay CSR) là những nghĩa vụ một doanh nghiệp hay cá nhân phải thực hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm tối thiểu các tác động tiêu cực đối với xã hội

Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững thông qua các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và thành viên gia đình họ, cho cộng đồng

và toàn xã hội theo cách có lợi nhất cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội

Phát triển bền vững là gì?

Phát triển bền vững là một sự phát triển bảo đảm tăng trưởng kinh tế trên

cơ sở sử dụng một cách hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ được môi trường

tự nhiên nhằm vừa có thể thỏa mãn được nhu cầu của thế hệ hôm nay, vừa không làm ảnh hưởng đến điều kiện thỏa mãn nhu cầu và môi trường sống của các thế hệ mai sau

Thực chất của sự phát triển bền vững là giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo đảm sự công bằng giữa các thế

hệ trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường

1.1.2 Bản chất

Trách nhiệm xã hội có thể được coi là một sự cam kết của doanh nghiệp hay cá nhân đối với xã hội; trong khi đó đạo đức kinh doanh đề cập đến những quy tắc ứng xử được cân nhăc kỹ lưỡng về mặt tổ chức của doanh nghiệp làm cơ

sở cho việc ra quyết định trong quan hệ kinh doanh Nhiều tổ chức, công ty tìm cách xác định các mối quan hệ, trách nhiệm và nghĩa vụ cần thực hiện và cách thức thực hiện tốt nhất để có thể đáp ứng được yêu cầu của mọi đối tượng hữu quan trong xã hội Về cơ bản, trách nhiệm xã hội bao gồm những nghĩa vụ về kinh tế, pháp lý, đạo đức và nhân văn

Nghĩa vụ kinh tế của một doanh nghiệp là sản xuất hàng hoá và dịch vụ thoả mãn được nhu cầu tiêu dùng của xã hội ở mức giá cả có thể cho phép duy trì được công việc kinh doanh và làm hài lòng các chủ đầu tư Thực hiện nghĩa vụ kinh tế là để đảm bảo sự tồn tại của doanh nghiệp

Trang 6

Nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp là thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với những người hữu quan, trong cạnh tranh và đối với môi trường tự nhiên do pháp luật hiện hành quy định Thực hiện nghĩa vụ pháp lý

là để doanh nghiệp có thể được chấp nhận về mặt xã hội

Nghĩa vụ đạo đức của doanh nghiệp được định nghĩa là những hành vi hay hoạt động được xã hội mong đợi nhưng không được quy định thành các nghĩa vụ pháp lý Nghĩa vụ đạo đức chính là nền tảng của các nghĩa vụ pháp lý thực hiện nghĩa vụ đạo đức là để doanh nghiệp có thể được xã hội tôn trọng và được chấp nhận trong một ngành

Nghĩa vụ nhân văn của doanh nghiệp bao gồm những hành vi và hoạt động

mà xã hội muốn hướng tới và có tác dụng quyết định chân giá trị của một tổ chức hay doanh nghiệp Nghĩa vụ nhân văn thể hiện những mong muốn hiến dâng của doanh nghiệp cho xã hội Thực hiện nghĩa vụ nhân vãn là thể hiện ước muốn tự hoàn thiện và vì nhận loại (xã hội)

1.1.3 Nội dung của trách nhiệm xã hội

Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững luôn phải tuân theo những chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên và phát triển cộng đồng

Với những nội dung cụ thể như vậy về trách nhiệm xã hội thì việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không chỉ làm cho doanh nghiệp phát triển bền vững, mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội nói chung

Tuy nhiên, ở Việt Nam, ngoài nội dung trên đây, khái niệm phát triển bền vững còn được bổ sung thêm nhiều nội dung mới Việt Nam đang chủ trương xây dựng chiến lược phát triển bền vững phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của đất nước Nội dung cơ bản của chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam bao gồm:

Một là, phát triển nhanh phải đi đôi với tính bền vững Điều đó phải được kết hợp ở cả tầm vĩ mô lẫn vi mô, ở cả tầm ngắn hạn lẫn dài hạn

Hai là, tăng trưởng về số lượng phải đi liền với nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế

Ba là, trong khi khai thác các yếu tố phát triển theo chiều rộng, phải đặc biệt coi trọng các yếu tố phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức

Bốn là, phải gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, phát triển toàn diện con người, thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội, tạo nhiều việc làm, cải thiện đời sống, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói giảm nghèo

Năm là, phải coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường ngay trong từng bước phát triển

Trang 7

Sáu là, phát triển kinh tế phải đi đôi với việc bảo đảm ổn định chính trị –

xã hội, coi đây là tiền đề, điều kiện để phát triển nhanh và bền vững

Có thể nói, đây là những nội dung cơ bản trong chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam Chiến lược đó đã thể hiện khá rõ sự kết hợp giữa quan điểm truyền thống, kinh điển và quan điểm mới, riêng của Việt Nam

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến trách nhiệm xã hội

Quy định của pháp luật.

Quy định của pháp luật là cơ sở, là nền tảng của CSR Đây là tiêu chí ràng buộc cho các doanh nghiệp phải hướng tới và phải thực hiện để đạt được hiệu quả kinh tế cao Các nhà kinh doanh, các doanh nghiệp khi đã tuân thủ theo các quy định của pháp luật thì sẽ tạo được một môi trường pháp lý, trong đó các doanh nghiệp hoạt động theo một mục tiêu đúng đắn, tạo nên môi trường kinh doanh công bằng, bình đẳng, thông thoáng và tạo sự gần gũi giữa các doanh nghiệp với nhau Tuy nhiên, pháp luật không thể là căn cứ phán xét một hành động là có đạo đức hay vô đạo đức trong những trường hợp cụ thể mà nó chỉ thiết lập những quy tắc cơ bản cho những hành động được coi là có trách nhiệm trong kinh doanh

Nhận thức của Xã hội.

Khi xã hội phát triển cao đồng nghĩa với mức sống của cộng đồng được nâng cao, do đó nhu cầu của con người cũng phát triển theo Theo Abraham Maslow thì con người càng cố gắng thỏa mãn những nhu cầu và khi nhu cầu nào

đó được thỏa mãn lại xuất hiện những nhu cầu tiếp theo, ban đầu là nhu cầu sinh

lý (ăn, mặc, ở,…); sau đó đến nhu cầu an toàn, được bảo vệ; nhu cầu xã hội (các vấn đề về tình cảm); nhu cầu được tôn trọng, được công nhận, có địa vị; cuối cùng

là nhu cầu tự khẳng định, tự phát triển và tự thể hiện mình

Quá trình toàn cầu hóa và sức mạnh của thị trường.

Sức mạnh của thị trường mà điển hình là thị hiếu người tiêu dùng lại đã và đang đặt ra cho các nhà kinh doanh sự cạnh tranh khốc liệt về trách nhiệm xã hội

và đạo đức kinh doanh dựa trên nền tảng sự tác động tổng hợp hành vi ứng xử, tới quyết định lựa chọn của người tiêu dùng Lúc đó, CSR và Đạo đức kinh doanh là nguồn lực, nguồn vốn mới cho doanh nghiệp trong cạnh tranh quốc tế Chính hai nguồn lực này sẽ tác động và thúc đẩy người tiêu dùng thay đổi quan niệm tiêu dùng của họ

1.3 Lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội

Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng là cam kết đạo đức của giới kinh doanh về sự đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội bằng cách nâng cao đời sống của lực lượng lao động và gia đình họ, đồng thời nó mang lại các phúc lợi cho cộng đồng và xã hội Bên cạnh đó nếu người lao động có các điều kiện

Trang 8

môi trường làm việc thuận lợi sẽ thúc đẩy họ làm việc tốt hơn tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận với thị trường thế giới, mở rộng thị trường cho sản phẩm của mình

Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp góp phần nâng cao chất lượng, giá trị thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp.

Công bố thông tin minh bạch, điều hành công ty hiệu quả, sử dụng vốn hợp

lý để tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm là điều cần phải làm đối với bất kỳ doanh nghiệp nào vì sự phát triển bền vững của chính doanh nghiệp Có như thế, mới tạo ra được niềm tin cho nhà đầu tư, mà niềm tin chính là cảm xúc – yếu tố quyết định góp phần tạo ra lợi nhuận cổ phiếu

Đối với khách hàng, CSR thể hiện ở việc bán sản phẩm thỏa mãn tốt nhu cầu, giá cả phải chăng, giao hàng đúng hẹn, và an toàn cho sử dụng Thực tế cho thấy, nếu sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng, hình ảnh về sản phẩm và doanh nghiệp lưu giữ trong tâm trí người tiêu dùng Đối với cộng đồng nói chung, nhiệm vụ trước hết là bảo vệ môi trường (cũng chính là bảo vệ sức khỏe của công chúng) và sau đó là làm từ thiện

Việc thực hiện Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở những vấn đề vừa nêu, nhưng nhìn chung đây là các vấn đề trọng tâm Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đem lại rất nhiều lợi ích CSR có mối liên hệ tích cực đến lãi đầu tư, tài sản và mức tăng doanh thu CSR sẽ tạo ra cơ sở thành công cho tất cả các hoạt động kinh doanh quan trọng của tổ chức

Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp góp phần thu hút nguồn lao động giỏi.

Lao động có năng lực là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm ở các nước đang phát triển, số lượng lao động lớn nhưng đội ngũ lao động đạt chất lượng cao lại không nhiều; do vậy việc thu hút và giữ được nhân viên có chuyên môn tốt và có sự cam kết cao là một thách thức đối với các doanh nghiệp Những doanh nghiệp trả lương thỏa đáng và công bằng, tạo cho nhân viên cơ hội đào tạo, bảo hiểm y tế và môi trường làm việc sạch sẽ có khả năng thu hút và giữ được nhân viên tốt

Trách nhiệm xã hội góp phần nâng cao hình ảnh quốc gia.

Trách nhiệm xã hội là xu thế tất yếu và mang tính toàn cầu, thực hiện trách nhiệm xã hội là tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế, không mâu thuẫn với lợi ích kinh tế của doanh nghiệp Vai trò của Chính phủ trong việc thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là phải tạo ra môi trường pháp luật hoàn chỉnh, một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp; cung cấp thông tin, tư vấn, hướng dẫn và ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích đối với doanh nghiệp

Trang 9

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI (VIETTEL) ĐỐI VỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI

LAO ĐỘNG 2.1 Giới thiệu chung

Thương hiệu Viettel

Tầm nhìn thương hiệu

Khi đưa ra ý tưởng về tầm nhìn của thương hiệu, ông Nguyễn Mạnh Hùng (Tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn thông Viettel) đã phát biểu: “Tôi muốn các khách hàng của Viettel được tôn trọng hơn Họ là những cá thể riêng biệt với những đặc điểm riêng, nhu cầu riêng của họ Họ phải được phục vụ riêng chứ không phải kiểu phục vụ đám đông Họ là những khách hàng chứ không phải là những con số!”

Tầm nhìn thương hiệu được cô đọng từ việc thấu hiểu những mong muốn của KH và những nỗ lực đáp ứng của Viettel Viettel hiểu rằng, KH luôn muốn được lắng nghe, quan tâm chăm sóc như những cá thể riêng biệt Còn Viettel sẽ nỗ lực để sáng tạo phục vụ những nhu cầu riêng biệt ấy với một sự chia sẻ, thấu hiểu nhất

Ý nghĩa Slogan “Hãy nói theo cách của bạn”

Viettel luôn mong muốn phục vụ KH như những cá thể riêng biệt Viettel hiểu rằng, muốn làm được điều đó phải thấu hiểu KH, phải lắng nghe KH Và vì vậy, KH được khuyến khích nói theo cách mà họ mong muốn và bằng tiếng nói của chính mình – “Hãy nói theo cách của bạn”

Ý nghĩa Logo

Logo được thiết kế dựa trên ý tưởng lấy từ hình tượng dấu ngoặc kép Khi bạn trân trọng câu nói của ai đó, bạn sẽ trích dẫn trong dấu ngoặc kép Điều này cũng phù hợp với Tầm nhìn thương hiệu và Slogan mà Viettel đã lựa chọn Viettel quan tâm và trân trọng từng nhu cầu cá nhân của mỗi KH

Logo Viettel mang hình elip được thiết kế đi từ nét nhỏ đến nét lớn, nét lớn lại đến nét nhỏ tạo thành hình elipse biểu tượng cho sự chuyển động liên tục, sáng tạo không ngừng (Văn hóa phương Tây) và cũng biểu tượng cho âm dương hòa quyện vào nhau (Văn hóa phương Đông) Ba màu trên logo cũng có những ý nghĩa đặc biệt: màu xanh (thiên), màu vàng (địa), và màu trắng (nhân) Sự kết hợp giao hòa giữa trời, đất và con người thể hiện cho sự phát triển bền vững của thương hiệu Viettel

Triết lý kinh doanh và văn hóa kinh doanh của Viettel

Triết lý kinh doanh Viettel

1

Trang 10

 Mỗi KH là một con người – một cá thể riêng biệt, cần được tôn trọng, quan tâm và lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt Liên tục đổi mới, cùng với KH sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo

 Nền tảng cho một doanh nghiệp phát triển là xã hội Viettel cam kết tái đầu

tư lại cho xã hội thông qua việc gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo

 Chân thành với đồng nghiệp, cùng nhau gắn bó, góp sức xây dựng mái nhà chung Viettel

Văn hóa kinh doanh Viettel

Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích Văn hóa doanh nghiệp là tài sản vô hình,

là sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp.Văn hóa doanh nghiệp đảm bảo sự trường tồn của doanh nghiệp, nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm thức của khách hàng và xã hội Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mang trong mình văn hóa riêng, Viettel cũng vậy Người Viettel không chỉ làm việc, họ sống nữa Những giá trị cốt lõi Viettel được đúc kết quả quá trình hình thành và phát triển, từ những thành công và cả những thất bại, nhọc nhằn của nhiều thế hệ người Viettel:

 Lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn để kiểm nghiệm chân lý

 Trưởng thành qua những thách thức và thất bại

 Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh

 Sáng tạo là sức sống

 Tư duy hệ thống

 Kết hợp Đông Tây

 Truyền thống và cách làm người lính

 Viettel là ngôi nhà chung

Mô hình tổ chức của Tập đoàn

Mô hình tổ chức của Tập đoàn bao gồm:

 Ban Giám đốc Tập đoàn gồm 01 Tổng giám đốc và 04 Phó Tổng giám đốc

 Khối cơ quan Tập đoàn

 Khối đơn vị hạch toán phụ thuộc

 Khối đơn vị sự nghiệp

 Khối Công ty con:

 Công ty con do Tập đoàn sở hữu 100% vốn điều lệ

 Công ty con do Tâp đoàn sở hữu >=50% vốn điều lệ

 Khối Công ty liên kết do Tập đoàn sở hữu <50% vốn điều lệ

2.2 Tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của tập đoàn Viễn thông (Viettel) đối với cán bộ công nhân viên

2.2.1 Trách nhiệm kinh tế

2

Ngày đăng: 05/04/2017, 09:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w