1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Rèn luyện kĩ năng nhận biết các dạng biểu đồ, vẽ và nhận xét biểu đồ cho học sinh lớp 12, trung tâm GDNN – GDTX phù cừ

17 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

Bên cạnh việc rèn luyện kĩ năng biểu đồ phục vụ cho việc lĩnh hội kiến thức trên lớp thì trong các bài thi, tuy học sinh không cần vẽ biểu đồ nhưng cũng cần có kiến thức về biểu đồ, đặc

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích của đề tài 1

3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 1

4 Phương pháp nghiên cứu 2

PHẦN NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 3

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NHẬN BIẾT CÁC DẠNG BIỂU ĐỒ, VẼ VÀ NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍ CHO HỌC SINH LỚP 12 3

1.1 Cơ sở lí luận 3

1.1.1 Biểu đồ trong dạy học địa lí 3

1.1.2 Đặc điểm lứa tuổi và trình độ nhận thức của học sinh lớp 12 4

1.1.3 Khái quát về chương trình địa lí lớp12 5

1.2 Cơ sở thực tiễn 5

CHƯƠNG 2 RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NHẬN BIẾT CÁC DẠNG BIỂU ĐỒ, VẼ VÀ NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍ CHO HỌC SINH LỚP 12 5

2.1 Rèn luyện kĩ năng nhận biết các dạng biểu đồ 5

2.2 Rèn luyện kĩ năng vẽ các dạng biểu đồ 6

2.2.1 Biểu đồ tròn 7

2.2.2 Biểu đồ miền 7

2.2.3 Biểu đồ cột 8

2.2.4 Biểu đồ đường 9

2.2.5 Biểu đồ đường cột kết hợp 10

2.3 Rèn luyện kĩ năng nhận xét biểu đồ 11

2.3.1 Biểu đồ tròn 11

2.3.2 Biểu đồ miền 12

2.3.3 Biểu đồ cột 12

2.3.4 Biểu đồ đường 13

2.3.5 Biểu đồ đườngcột kết hợp 13

PHẦN KẾT LUẬN 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Biểu đồ có vai trò quan trọng trong dạy học địa lí Biểu đồ là phương tiện trực quan sinh động các số liệu thống kê, mà các số liệu thống kê lại là bộ phận quan trọng của kiến thức địa lí KT - XH, nên việc sử dụng biểu đồ để khai thác kiến thức, rèn luyện kỹ năng, đồng thời phát triển tư duy địa lý cho học sinh là rất cần thiết Ngoài ra, việc sử dụng biểu đồ còn làm tăng hứng thú học tập bộ môn, tăng cường sự làm việc độc lập và tạo cho người học khả năng tự phân tích, đánh giá tổng hợp một vấn đề hay một chủ đề nào đó

Trong chương trình địa lý 12 theo chương trình cơ bản, địa lí KT – XH

là mảng kiến thức chiếm khá nhiều thời lượng ở cả nội dung lí thuyết và thực hành Lớp 12 là năm học cuối cấp, cùng với hình thức thi THPT quốc gia mới, môn địa lý chuyển sang thi trắc nghiệm thì kĩ năng biểu đồ cũng có khác biệt đặc thù phù hợp với thi trắc nghiệm Bên cạnh việc rèn luyện kĩ năng biểu đồ phục vụ cho việc lĩnh hội kiến thức trên lớp thì trong các bài thi, tuy học sinh không cần vẽ biểu đồ nhưng cũng cần có kiến thức về biểu đồ, đặc biệt là kĩ năng nhận biết các dạng biểu đồ thích hợp và nhận xét biểu đồ

Nhận thấy tầm quan trọng của các kĩ năng liên quan đến biểu đồ, bằng thực tiễn công tác giảng dạy môn Địa lý ở Trung tâm GDNN - GDTX Phù Cừ nói chung và giảng dạy môn địa lý lớp 12 nói riêng, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số phương pháp rèn luyện kĩ năng nhận biết các dạng biểu đồ, vẽ và nhận

xét biểu đồ thông qua sáng kiến kinh nghiệm: “Rèn luyện kĩ năng nhận biết

các dạng biểu đồ, vẽ và nhận xét biểu đồ cho học sinh lớp 12, trung tâm GDNN – GDTX Phù Cừ”

2 Mục đích của đề tài

Đề tài tập trung nghiên cứu nhằm các mục tiêu sau:

- Trang bị và hình thành cho cho HS những kĩ năng cần thiết nhất về kĩ năng nhận biết các dạng biểu đồ, vẽ và nhận xét biểu đồ nhanh, đúng và chính xác

- Áp dụng được những kết quả nghiên cứu vào quá trình soạn giáo án và giảng dạy tại Trung tâm GDNN - GDTX Phù Cừ Rút kinh nghiệm giảng dạy

3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 3

HS lớp 12, trung tâm GDNN - GDTX Phù Cừ

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Đề tài được nghiên cứu và dạy thực nghiệm ở lớp 12A, 12B Trung tâm GDNN - GDTX Phù Cừ

- Thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu trong năm học 2016 – 2017

- Tập trung nghiên cứu nội dung có liên quan trong SGK Địa lí lớp 12 – Chương trình cơ bản Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài chỉ tập trung vào những dạng biểu đồ thường gặp đối với học sinh học chương trình địa lí lớp 12- chương trình cơ bản

- Minh họa kết quả nghiên cứu bằng các ví dụ cụ thể

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu

- Phương pháp điều tra, khảo sát

- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp

Trang 4

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NHẬN BIẾT CÁC DẠNG BIỂU ĐỒ, VẼ VÀ

NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍ CHO HỌC SINH LỚP 12

1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Biểu đồ trong dạy học địa lí

1.1.1. 1.Khái niệm về biểu đồ

Biểu đồ là một loại đồ họa dùng để biểu hiện một cách trực quan số liệu thống kê về quá trình phát triển của hiện tuợng, cấu trúc hiện tượng, mối quan hệ giữa thời gian và không gian của các hiện tượng

1.1.1.2 Phân loại biểu đồ

– Biểu đồ động thái: Thể hiện sự phát triển, thay đổi cơ cấu của đối tượng… – Biểu đồ cơ cấu: Thể hiện cơ cấu của các thành phần trong tổng thể…

– Biểu đồ so sánh: Dùng để so sánh các hiện tượng địa lí với nhau…

– Biểu đồ thể hiện mối quan hệ: Thể hiện mối quan hệ giữa các hiện tượng địa lí…

Dựa vào hình dạng thể hiện, gồm:

– Biểu đồ hình tròn: Thể hiện quy mô, cơ cấu, sự thay đổi quy mô cơ cấu, sự

so sánh quy mô cơ cấu… Có loại biểu đồ hình tròn đơn, biểu đồ hình tròn có bán kính khác nhau

– Biểu đồ hình vuông: giống biểu đồ hình tròn

– Biểu đồ hình cột: Thể hiện sự so sánh, tình hình phát triển … Có biểu đồ cột đơn, biểu đồ cột ghép cùng đơn vị, biểu đồ cột ghép khác đơn vị, biểu đò thanh ngang, biểu đồ cột chồng

– Biểu đồ đường: Thể hiện tình hình phát triển, tốc độ tăng trưởng… Có biểu

đồ có một đường hoặc nhiều đường theo giá trị tuyệt đối hoặc tương đối – Biểu đồ kết hợp cột đường: Thể hiện tình hình phát triển qua nhiều mốc thời gian… Có biểu đồ kết hợp giữa cột - đường, biểu đồ kết hợp giữa cột - tròn – Biểu đồ miền: Thể hiện sự thay đổi cơ cấu, giá trị qua nhiều mốc thời gian… Có biểu đồ miền thể hiện cơ cấu, biểu đồ miền thể hiện giá trị tuyệt đối

1.1.1.3 Vai trò của biểu đồ trong dạy học Địa lí

Đối với giáo viên:

Trang 5

Giáo viên có thể sử dụng biểu đồ trong quá trình dạy học để điều khiển, hướng dẫn các hoạt động trình nhận thức của học sinh, hợp lí hoá các thao tác hành động của mình trong quá trình giáo dục

Sử dụng biểu đồ trong quá trình dạy học cũng tạo điều kiện giáo viên

áp dụng các phương pháp tích cực vào trong giảng dạy Biểu đồ còn giúp cho giáo viên đào sâu thêm kiến thức, tạo điều kiện cho giáo viên trình bày bài giảng một cách đầy đủ, sâu sắc

Đối với học sinh:

Biểu đồ giúp cho học sinh khám phá ra bản chất, quy luật của nhiều sự vật, hiện tượng địa lí nhất là địa lí KT - XH, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh nắm vững kiến thức và ghi nhớ bền lâu

Biểu đồ còn góp phần kích thích hứng thú học tập cho học sinh, tạo ra động cơ học tập, rèn luyện, cho các em thái độ tích cực đối với tài liệu học tập mới Bên cạnh đó nó còn góp phần rèn luyện cho các em tư duy phân tích, tổng hợp phát hiện ra bản chất của sự vật hiện tượng

1.1.2 Đặc điểm lứa tuổi và trình độ nhận thức của học sinh lớp 12

Về mặt sinh lí: các em phát triển như người lớn, sức khoẻ dồi dào có thể học tập với cường độ cao và trong thời gian tương đối dài

Về mặt trí lực: HS lớp 12 có năng lực quan sát tốt hơn và có tư duy nhạy bén hơn, có khả năng phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá tốt hơn nhiều so với HS lớp 10, 11 Ngoài ra tính tích cực và độc lập nhận thức của các em tăng lên rõ rệt, các em không thích chấp nhận một cách đơn giản các yêu cầu của giáo viên, các em sẽ có biểu hiện thờ ơ hoặc kém hứng thú trong tiết học nếu chỉ nghe giáo viên giảng bài và ghi chép

Về tính cách: Các em đều thể hiện cá tính rõ rệt, các em thích tranh luận, thích bày tỏ ý kiến của bản thân mình

Từ những đặc điểm tâm lí trên đòi hỏi trong quá trình dạy học phải có những cải tiến sao cho phù hợp Chính vì vậy, sử dụng biểu đồ trong dạy học địa lí là một điều kiện tốt để các em tự mình lĩnh hội tri thức mới, củng cố kiến thức đã lĩnh hội, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo

Trang 6

1.1.3 Khái quát về chương trình địa lí lớp12

Toàn bộ phân phối chương trình địa lí lớp 12 ban cơ bản được giảng dạy ở chương trình GDTX cấp THPT là 48 tiết, trong đó có 31 tiết kiến thức

lí thuyết, 8 tiết thực hành, 4 tiết ôn tập và 5 tiết kiểm tra

Theo đó, nội dung chương trình chủ yếu là các bài lí thuyết, ở cuối mỗi bài thường có từ 3 đến 4 câu hỏi bài tập Trong đó có khoảng > 50% câu hỏi tái hiện và mở rộng kiến thức, 25% câu hỏi suy luận, < 25% là các dạng bài tập về kỹ năng (trong đó vẽ biểu đồ khoảng 15%)

1.2 Cơ sở thực tiễn

Với nội dung và thời lượng như trên thì việc giảng dạy chủ yếu nghiêng

về mặt lí thuyết Vấn đề thực hành vẽ biểu đồ trong chương trình lớp 12 SGK mới không những được đề cập đến trong 1 tiết dạy cụ thể mà còn được tăng cường ở phần bài tập (15%) Trong khi kiến thức lí thuyết của các bài học rất dài, giáo viên không còn thời gian hướng dẫn học sinh kĩ năng về biểu đồ

Để đảm bảo đạt được kết quả cao trong việc học tập bộ môn, các thầy giáo, cô giáo cần phải tự bố trí thời gian nhất định và phù hợp để hướng dẫn học sinh thực hành những kỹ năng cơ bản về biểu đồ

CHƯƠNG 2 RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NHẬN BIẾT CÁC DẠNG BIỂU

ĐỒ, VẼ VÀ NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍ CHO HỌC SINH LỚP 12 2.1 Rèn luyện kĩ năng nhận biết các dạng biểu đồ

Trong bài tập cuối bài hoặc bài thực hành có yêu cầu vẽ biểu đồ, hoặc trong các bài thi trắc nghiệm có yêu cầu học sinh lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ thể hiện được tính chính xác theo yêu cầu của đề bài, phù hợp với bảng số liệu, có tính trực quan cao

Để lựa chọn loại, dạng biểu đồ nhanh, đúng, có thể căn cứ vào các nguyên tắc sau:

- Căn cứ vào bảng số liệu đã cho, trong bảng số liệu đã thể hiện tên đại lượng, bao nhiêu đại lượng, giá trị tuyệt đối hay tương đối, thời gian - bao nhiêu năm, các số liệu cụ thể như thế nào

- Căn cứ vào yêu cầu cụ thể của đề (phần chữ viết) để xem yêu cầu gì? có thể hiện sự biến thiên không? Tăng, giảm như thế nào? thời gian được ghi như thế nào? có so sánh độ lớn không? có so sánh cơ cấu không? đề bài có lưu ý, chú thích gì không?

Trang 7

- Không cần phải xử lý bảng số liệu khi: Yêu cầu vẽ biểu đồ theo tên của bảng

số liệu đã cho và có kèm theo các từ : “về…”, “thể hiện….” hoặc đơn vị là phần trăm (%)

- Phải xử lý bảng số liệu rồi sau đó dựa vào bảng số liệu vừa xử lý để vẽ biểu

đồ khi đơn vị không phải là % - Có các từ gợi mở như: “ cơ cấu”, “tỉ trọng”,

‘tỉ lệ” , “tăng trưởng”, “biến động”,“phát triển”…

Sự kết hợp đồng thời các căn cứ trên cho phép chúng ta xác định một cách nhanh chóng và chính xác Việc ghi nhớ là quan trọng nhưng cái quan trọng hơn là vừa kết hợp vừa loại bỏ dần các loại, dạng không thích hợp để chọn loại, dạng biểu đồ đúng

Cụ thể, với một số dạng biểu đồ có những dấu hiệu nhận biết sau:

- Dạng biểu đồ hình tròn: Thường có các từ gợi mở như: “cơ cấu”, “ tỉ trọng”,

“tỉ lệ’ và đơn vị là % Mốc thời gian 1 hoặc 2 mốc, tối đa 3 mốc

- Dạng hình cột: Gồm cột đơn, cột nhóm khi thường có các từ gợi mở như: “

về”, “thể hiện”: “khối lượng”, “sản lượng”, “diện tích”,… và kèm theo một hoặc vài mốc thời gian hoặc thời kì, giai đoạn; yêu cầu vẽ biểu đồ theo tên của bảng số liệu đã cho

- Dạng cột chồng: Có từ gợi mở như “cơ cấu”, đơn vị là % , từ 1 mốc đến 3

mốc thời gian (ví dụ: 1990, 1995, 2000); Trong tổng thể có những thành phần chiếm tỷ trọng quá nhỏ hoặc trong tổng thể có quá nhiều cơ cấu thành phần

- Dạng biểu đồ miền: Cần phải quan sát trên bảng số liệu: khi các đối tượng

trải qua trên 3 mốc thời gian, có cụm từ : “cơ cấu” và đơn vị %

- Dạng biểu đồ đường biểu diễn: Thường có các từ gợi mở như: “tăng

trưởng”, “biến động”, “phát triển”, và kèm theo là một chuỗi thời gian “qua các năm từ đến ”

2.2 Rèn luyện kĩ năng vẽ các dạng biểu đồ

Vẽ bất kì dạng biểu đồ nào cũng cần tuân thủ nguyên tắc: chính xác, trực quan và thẩm mĩ Cụ thể là:

- Vẽ biểu đồ chỉ sử dụng một màu mực (không dùng mực đỏ trong bài thi)

- Xem đơn vị đề bài cho, đơn vị thực tế (giá trị tuyệt đối) hay đơn vị % (giá trị tương đối) Nếu cần có thể chuyển đơn vị thích hợp, tính toán chính xác

- Vẽ biểu đồ sạch sẽ, theo thứ tự của đề bài

- Ký hiệu rõ ràng, ghi số liệu và chú thích đầy đủ

Trang 8

- Ghi tên cho biểu đồ đã vẽ.

2.2.1 Biểu đồ tròn

Bước 1: Xử lí số liệu ( Nếu số liệu của đề bài cho là số liệu thô ví dụ như tỉ

đồng , triệu người thì ta phải đổi sang số liệu về dạng %)

Bước 2 : Xác định bán kính của hình tròn

Lưu ý : Bán kính của hình tròn cần phù hợp với khổ giấy, đảm bảo tính trực

quan và mĩ thuật.Trong trường hợp phải vẽ biểu đồ bằng những hình tròn có bán kính khác nhau thì ta phải tính toán bán kính cho các đường tròn

Bước 3: Chia hình tròn thành những nan quạt theo đúng tỉ lệ và trật tự của các

thành phần có trong đề bài cho Khi vẽ các nan quạt nên bắt đầu từ tia 12 giờ

và lần lượt vẽ theo chiều thuận với chiều quay của kim đồng hồ.Thứ tự các thành phần của các biểu đồ phải giống nhau để tiện cho việc so sánh

lệ 1% ứng với 3,6 độ trên hình tròn

Bước 4 : Hoàn thiện bản đồ (ghi tỉ lệ của các thành phần lên biểu đồ, chọn kí

hiệu thể hiện trên biểu đồ và lập bảng chú giải, ghi tên biểu đồ)

Ví dụ: Biểu đồ cơ cấu khối lượng lượng chuyển hàng hoá phân theo các loại

hình vận tải, năm 2000 vă năm 2005

2.2.2 Biểu đồ miền

Bước 1: Vẽ khung biểu đồ.

- Khung biểu đồ miền vẽ theo giá trị tương đối thường là một hình chữ nhật Trong đó được chia làm các miền khác nhau, chồng lên nhau Mỗi miền thể hiện một đối tượng địa lí cụ thể Các thời điểm năm đầu tiên và năm cuối

Trang 9

cùng của biểu đồ phải được năm trên 2 cạnh bên trái và phải của hình chữ nhật, là khung của biểu đồ

- Chiều cao của hình chữ nhật thể hiện đơn vị của biểu đồ, chiều rộng của biểu đồ thường thể hiện thời gian (năm)

- Biều đồ miền vẽ theo giá trị tuyệt đối thể hiện động thái, nên dựng hai trục – một trục thể hiện đại lượng, một trục giới hạn năm cuối (dạng này ít, thông thường chỉ sử dụng biểu đồ miền thể hiện giá trị tương đối)

Bước 2: Vẽ ranh giới của miền Lấy năm đầu tiên trên trục tung, phân chia

khoảng cách năm theo tỉ lệ tương ứng

Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ Ghi số liệu vào vị trí từng miền trong biểu đồ

Ví dụ:Biểu đồ sự thay đổi cơ cấu GDP theo ngành của nước ta giai đoạn

1990 - 2011

2.2.3 Biểu đồ cột

Bước 1: Chọn tỉ lệ thích hợp

Bước 2: Kẻ hệ trục vuông góc (trục đứng thể hiện đơn vị của các đại lượng,

trục ngang thể hiện các năm hoặc các đối tượng khác nhau)

Bước 3: Tính độ cao của từng cột cho đúng tỉ lệ rồi thể hiện trên giấy

Bước 4: Hoàn thiện bản đồ (ghi các số liệu tương ứng vào các cột tiếp theo vẽ

kí hiệu vào cột và lập bản chú giải cuối cùng ta ghi tên biểu đồ)

Lưu ý: Các cột chỉ khác nhau về độ cao còn bề ngang của các cột phải bằng

nhau Tùy theo yêu cầu cụ thể mà vẽ khoảng cách các cột bằng nhau hoặc cách nhau theo đúng tỉ lệ thời gian

38.7

22.7

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

Khu vực III Khu vực II Khu vực I

Trang 10

Ở biểu đồ hình cột thì việc thể hiện độ cao của các cột là điều quan trọng hơn cả bởi vì nó cho thấy rõ sự khác biệt vì quy mô số lượng giữa các năm hoặc các đối tượng cần thể hiện

Còn về khoảng cách các năm, nhìn chung cần theo đúng tỉ lệ Tuy nhiên, trong 1 số trường hợp có thể vẽ khoảng cách các cột bằng nhau để đảm bảo tính trực quan và tính thẩm mĩ của biểu đồ

Ví dụ: Biểu đồ thể hiện biến động diện tích cây công nghiệp hăng năm và cây

công nghiệp lâu năm ở nước ta giai đoạn 1975-2005

2.2.4 Biểu đồ đường

Bước 1: Kẻ hệ trục tọa độ vuông góc (trục đứng thể hiện độ lớn của các đối

tượng như số người, sản lượng , tỉ lệ % trục nằm ngang thể hiện thời gian)

Bước 2: Xác định tỉ lệ thích hợp ở cả 2 trục (chú ý tương quan giữa độ cao

của trục đứng và độ dài của trục nằm ngang sao cho biểu đồ đảm bảo được tính trực quan và thẩm mĩ )

Bước 3: Căn cứ vào các số liệu của đề bài và tỉ lệ đã xác định để tính toán và

đánh giá dấu tọa độ của các điểm mốc trên 2 trục Khi đánh dấu các năm trên trục ngang cần chú ý đến tỉ lệ (cần đúng tỉ lệ cho trước) Thời điểm năm đầu tiên nằm trên trục đứng

Ngày đăng: 01/04/2017, 21:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w