1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tìm hiểu về Festival Hoa Đà Lạt

49 1,9K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 1,12 MB

Nội dung

Lễ hội là một dạng hoạt động văn hóa do con người tạo ra nhằm thỏa mãn các nhu cầu về tôn giáo tín ngưỡng, vui chơi, giải trí được hình thành qua 1 quá trình lâu dài do tác động của văn

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Mục đích nghiên cứu 4

3 Đối tượng nghiên cứu 4

4 Phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Bố cục tiểu luận 5

Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ FESTIVAL HOA ĐÀ LẠT 6

1.1 Một số vấn đề lý luận 6

1.1.1 Khái niệm lễ hội 6

1.1.2 Festival 8

1.1.3 Festival du lịch 9

1.2 Tổng quan về thành phố Đà Lạt 10

1.2.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 10

1.2.2 Dân cư 11

1.2.3 Kinh tế 13

1.2.4 Văn hóa - xã hội 14

1.3 Quá trình hình thành Festival Hoa Đà Lạt 16

1.4 Mục đích tổ chức Festival Hoa Đà Lạt 17

Chương 2: THỰC TRẠNG FESTIVAL HOA ĐÀ LẠT HIỆN NAY 19

2.1 Thực trạng công tác tổ chức Festival Hoa Đà Lạt 19

2.1.1 Công tác chuẩn bị 19

2.1.2 Các hoạt động chính trong Festival Hoa Đà Lạt 21

2.2 Thực trạng công tác quản lý Festival Hoa Đà Lạt 22

2.2.1 Xây dựng, thực hiện các văn bản quản lý Nhà nước 22

2.2.2 Dịch vụ, vệ sinh môi trường, trật tự công cộng 25

2.2.3 Khen thưởng, kỷ luật, thanh tra, kiểm tra 26

Trang 2

2.3 Vấn đề khách du lịch tại Festival Hoa Đà Lạt 27

2.4 Những hoạt động nổi bật tại Festival Hoa Đà Lạt năm 2014-2015 28

2.5 Tác động của Festival Hoa Đà Lạt 30

2.5.1 Tác động tích cực 30

2.5.2 Tác động tiêu cực 33

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ FESTIVAL HOA ĐÀ LẠT 36

3.1 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và quản lý 36

3.2 Tăng cường các hoạt động quảng bá, giới thiệu về Festival Hoa Đà Lạt 38

3.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 39

3.4 Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động trong khuôn khổ Festival Hoa Đà Lạt 40

3.5 Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị và tổ chức Festival Hoa Đà Lạt 41 KẾT LUẬN 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

PHỤ LỤC 45

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đất nước ta có sự phong phú và đa dạng về lễ hội, mỗi năm trên khắp mọi miền của Tổ quốc đã diễn ra rất nhiều lễ hội khác nhau với những nghi thức và hình thức khác nhau Đây là sinh hoạt văn hoá cộng đồng lâu đời, có quy mô lớn về tầm vóc, với sức cuốn hút đông đảo công chúng Trải qua thời gian và những thăng trầm của lịch sử, đến nay lễ hội trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống con người Những lễ hội truyền thống ngày càng được phục hồi, phát triển ở khắp nơi và có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội hiện đại

Lễ hội truyền thống có vai trò rất lớn, không thể tách rời trong đời sống của dân tộc Việt Nam Lễ hội truyền thống cũng chính là dịp để con người tự giải toả, tự thể hiện mình, đồng thời giao lưu, cộng cảm và trao truyền đạo lý,

mỹ tục và khát vọng cao đẹp Lễ hội truyền thống là chiếc cầu nối giữa hiện tại

và quá khứ, củng cố tinh thần, cố kết cộng đồng, tình yêu quê hương đất nước

và lòng tự hào về cội nguồn của mình

Từ bao đời nay, người Việt đã được đắm mình trong hàng ngàn lễ hội truyền thống lớn nhỏ quanh năm Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của kinh tế, văn hóa, xã hội và sự giao lưu hội nhập mạnh mẽ với các nền văn hóa thế giới thì Việt Nam đã nhanh chóng tiếp thu và phát triển nhiều xu hướng văn hóa mới trong đó có các lễ hội văn hóa hiện đại mang trong mình nhiều yếu tố mới, tích cực song hành tồn tại với những lễ hội truyền thống Cũng từ đây, tại nhiều địa phương trong cả nước cũng như nhiều ngành nghề khác nhau đã xuất hiện hàng loạt các Festival văn hóa hiện đại như Festival pháo hoa, Festival diều, Festival biển hay các Festival trà, Café, hoa, lúa gạo… đã làm cho bộ mặt

lễ hội Việt Nam ngày càng phong phú và đa dạng

Thành phố Đà Lạt là tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, thuộc vùng Tây Nguyên Với độ cao 1.500 mét so với mực nước

Trang 4

biển và được các dãy núi cùng quần hệ thực vật rừng bao quanh, Đà Lạt thừa hưởng một khí hậu miền núi ôn hòa và dịu mát quanh năm Nhờ khí hậu ôn hòa, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và di sản kiến trúc phong phú, Đà Lạt còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như "Thành phố mù sương", "Thành phố ngàn thông", "Thành phố ngàn hoa", "Xứ hoa Anh Đào" hay "Tiểu Paris" Nhận thức rõ những thế mạnh do thiên nhiên ban tặng, trong những năm qua thành phố Đà Lạt đã đẩy mạnh hoạt động phát triển du lịch với nhiều điểm nhấn khác nhau trong đó nổi bật là thành phố của các loài hoa Đây cũng chính là điều kiện quan trọng để tỉnh Lâm Đồng nói chung và thành phố Đà Lạt nói riêng tổ chức nhiều dịp Festival Hoa để có thể quảng bá hình ảnh cũng như thế mạnh của địa phương tới đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế Việc

tổ chức và quản lý Festival Hoa Đà Lạt đã mang lại nhiều chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương nhưng cũng còn nhiều vấn đề đáng quan tâm, lưu ý Chính vì những lý do trên nên em quyết định

chọn đề tài “Tìm hiểu về Festival Hoa Đà Lạt” làm đề tài tiểu luận của mình

2 Mục đích nghiên cứu

- Bài tiểu luận tập trung tìm hiểu, nghiên cứu về Festival Hoa Đà Lạt được tổ chức trong những năm qua đồng thời đánh giá thực trạng công tác tổ chức và quản lý Festival Hoa Đà Lạt

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức và quản lý Festival Hoa Đà Lạt

3 Đối tượng nghiên cứu

Bài tiểu luận hướng tới đối tượng nghiên cứu chính là Festival Hoa Đà Lạt

4 Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: Tập trung tìm hiểu, nghiên cứu về Festival hoa được tổ chức tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

- Thời gian: Bài tiểu luận nghiên cứu một cách khái quát về Festival hoa

Đà Lạt qua các lần tổ chức từ năm 2005 cho đến nay và tập trung tìm hiểu, nghiên cứu về Festival hoa Đà Lạt năm 2014-2015 (29/12/2014 – 5/01/2015)

Trang 5

5 Phương pháp nghiên cứu

- Thu thập, phân tích, xử lý số liệu, tài liệu (sách, báo, internet…)

Chương 1: Khái quát chung về Festival Hoa Đà Lạt

Chương 2: Thực trạng Festival Hoa Đà Lạt hiện nay

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và quản lý Festival Hoa Đà Lạt

Trang 6

Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ FESTIVAL HOA ĐÀ LẠT 1.1 Một số vấn đề lý luận

1.1.1 Khái niệm lễ hội

Lễ hội là sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng "Lễ" là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống

mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện "Hội" là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống

Theo trường phái cấu trúc: “lễ hội” bao gồm 2 phần: lễ và hội

Lễ hội được hiểu là: bao gồm những hành động về nghi thức, nghi lễ và những hoạt động vui chơi giải trí Tùy từng trường hợp thì có hoạt động “lễ”

và “hội” được chú trọng

Theo những nhà nghiên cứu: LH là 1 quá trình nảy sinh và tích hợp các hiện tượng văn hóa phát sinh trong 1 khoảng thời gian nhất định Nghi lễ luôn

là cái gốc Hội là hoạt động phái sinh của lễ

Lễ hội là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng: “cộng đồng làng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, sự phát triển của cả làng vì sự bình yên cho các cá nhân, vì hạnh phúc cho từng gia đình, vì sự vững mạnh của dòng họ, vì sự sinh sôi của gia súc, vì sự bội thu của mùa màng Luôn luôn

được hiển thị trong 4 chữ “Quốc thái dân an” hoặc “Nhân khang vật thịnh”

Lễ hội là một tổ hợp của những hoạt động văn hóa cộng đồng xoay xung quanh 1 trục ý nghĩa nào đó đc diễn đạt bời hệ thống nghi thức, nghi lễ và giữ

vai trò trung tâm

Lễ hội là một dạng hoạt động văn hóa do con người tạo ra nhằm thỏa mãn các nhu cầu về tôn giáo tín ngưỡng, vui chơi, giải trí được hình thành qua 1

quá trình lâu dài do tác động của văn hóa, chính trị, lịch sử

Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng diễn ra trên một địa bàn dân cư trong thời gian và không gian xác định; nhằm nhắc lại 1 sự kiện, nhân

Trang 7

vật lịch sử hay huyền thoại; đồng thời là dịp để biểu hiện cách ứng xử văn hóa

của con người với thiên nhiên – thần thánh và con người trong xã hội

Khái niệm trên đã phản ánh bản chất và những nội dung của lễ hội truyền thống VN Trước hết, lễ hội là sinh hoạt văn hóa cộng đồng, bởi vì đây là hoạt động văn hóa của tập thể, thuộc về tập thể, do tập thể tổ chức, tiến hành Dù ở bất cứ đâu, vào bất cứ thời gian nào lễ hội cũng phải do đông đảo quần chúng nhân dân tiến hành Chính họ là những người sang tạo chân chính những giá trị bắt nguồn từ cuộc sống lao đốngản xuất và chiến đấu họ là chủ nhân đồng thời

là người đánh giá, thẩm nhận và hưởng thụ những thành quả sang tạo văn hóa

ấy không bao giờ lễ hội chỉ thuộc về một nhóm người trong xã hội không có đông người tham dự, không thành hội, người ta nói “ đông như hội “ chính là vậy

Lễ hội là một hoạt động tập thể do quần chúng nhân dân tiến hành, bất

cứ lễ hội nào cũng gắn với các địa bàn dân cư cụ thể, là hoạt động văn hóa của

1 địa phương Về cơ bản, lễ hội truyền thống VN là những “ lễ hội làng” nhưng cũng có nhiều lễ hội do nội dung và tính chất của nó nên được diễn ra trong một không gian rộng lớn hơn, có tính lien làng, lien vùng Những hoạt động lễ hội này diễn ra không thường xuyên mà chỉ ở 1 vài thời điểm nhất định vào mùa Xuân hay mùa Thu trong năm Đây là thời điểm chuyển giao thời tiết, cũng là thời gian chuyển giao mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp Vào thời điểm này, người ta tổ chức hoạt động lễ hội nhằm các mục đích khác nhau Trước hết, những hoạt động mang tính nghi lễ nhằm nhắc lại sự kiện, nhân vật lịch sử hay huyền thoại trong quá khứ Đây chihs là biểu hiện đạo lý truyền thống “ uống nước nhớ nguồn : của dân tộc ta , thể hiện cách ứng xử văn hóa với thuên nhiên, thần thánh, con người, thông qua các hoạt động của lễ hội đó là những ứng xử của tập thể, của công đồng cư dân với cả hai đối tượng : siêu hình và hữu hình Nó cũng phản ánh mối quan hệ, giao thoa giữa siêu và

Trang 8

thực, giữa con người với con người trong những hoàn cảnh và hoạt động cụ thể

1.1.2 Festival

Trong hệ thống ngôn ngữ của các nước trên thế giới, Festival là một từ khá quen thuộc Trong ngôn ngữ quốc tế thì “Festival” hay “feast” có nghĩa giống nhau Ở một số ngôn ngữ, Festival được giữ nguyên dạng, còn ở một số ngôn ngữ khác có thay đổi chút ít như trong tiếng Hungary “Festival” là

“Feztivál”, nhưng trong tất cả các trường hợp nghĩa của từ này vẫn không thay đổi

Như vậy có thể hiểu : Festival là lễ hội, đại hội và ngày hội liên hoan bao gồm các hoạt động văn hoá, tín ngưỡng, thể thao, nghệ thuật,…tôn vinh sự sáng tạo, tài năng của con người và được tổ chức theo định kì

Ở nước ta, thuật ngữ “Festival” giờ đây đã được sử dụng khá quen thuộc

và thường xuyên trong cuộc sống như là một từ trong tiếng Việt: Festival nghệ thuật, Festival Sáng tạo trẻ, Festival Bia, Festival Film, Festival Văn học,…tuy

nó là một từ được vay mượn từ tiếng nước ngoài Ban đầu, người Việt Nam ta còn đôi chút lạ lẫm khi từ “Festival”xuất hiện trong “Festival Huế 2000” nhưng sau đó từ này đã trở nên thông dụng và phổ biến với hầu hết mọi người Hiện nay rất nhiều người đồng nhất khái niệm “Festival” với “Lễ hội” hay

“Liên hoan” cho dù nghĩa của chúng không hoàn toàn giống nhau Chúng giống nhau ở một số điểm như: là nơi tập trung đông người, có phần nghi lễ và các trò chơi, diễn ra nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao,…Tuy nhiên,

“ Festival” có độ cởi mở hơn, không quá nặng về tính truyền thống, được tổ chức theo kịch bản của người đạo diễn, được sân khấu hoá hơn

Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng hiện nay xuất hiện hai loại Festival là : Festival Du lịch và Festival Chuyên nghành

Festival du lịch là ngày hội du lịch bao gồm các hoạt động văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng hoặc hoạt động có tính chất kỉ niệm như: Festival Huế, Festival kỉ niệm 100 năm du lịch SaPa, 100 năm du lịch Sầm Sơn,…Các

Trang 9

Festival này thường có thời gian và địa điểm tổ chức cố định và ít có sự thay đổi

Festival chuyên đề, chuyên nghành là Festival dành riêng cho một lĩnh vực nào đó thường gồm các hoạt động trình diễn nghệ thuật ( kịch, phim, sân khấu, âm nhạc,… ) như : Festival kịch, Festival văn học… Trong đó Festival Arignon là một Festival sân khấu nổi tiếng và lâu đời nhất tại Pháp và là Festival sớm nhất trong số các Festival hiện đại, nó minh chứng cho sự sáng tạo nghệ thuật sân khấu cũng như các loại hình nghệ thuật khác

1.1.3 Festival du lịch

Tính hấp dẫn và tính cộng đồng là hai thuộc tính tương đối lớn của Festival Đó chính là cơ sở, là nền tảng để ngành du lịch xây dựng các chương trình xúc tiến, quảng bá nhằm thu hút khách và làm cho sản phẩm du lịch của địa phương nói riêng và quốc gia nói chung thêm phong phú hấp dẫn Đồng thời, qua Festival đó, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam cũng được bạn

bè quốc tế biết đến Đây là một cách thức quảng bá rất phổ biến và mang tính hiệu quả cao, thông qua Festival du lịch, chúng ta sẽ quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam về mọi mặt: kinh tế, văn hóa, du lịch, khoa học kĩ thuật, an ninh,… Trên thực tế, đôi khi chúng ta có sự đồng nhất các khái niệm như: Festival du lịch và liên hoan du lịch hay lễ hội du lịch nhưng xét về bản chất thì “Festival du lịch” có độ cởi mở hơn được tổ chức theo kịch bản của người đạo diễn, được sân khấu hoá nhiều hơn “liên hoan du lịch” và “lễ hội du lịch”

Có thể nói rằng, Festival du lịch là ngày hội du lịch của địa phương, vùng, quốc gia, khu vực được tổ chức thường kì gắn kết hoạt động du lịch với các hoạt động khác như: văn hoá, thể thao, hội thảo, môi trường,… Thông qua đó, ngành du lịch có thể giới thiệu, quảng bá sâu rộng với người dân, khách du lịch trong nước và quốc tế các sản phẩm du lịch, tiềm năng du lịch, đất nước và con người địa phương, vùng hay quốc gia đó Hơn thế nữa, Festival du lịch cũng là

Trang 10

cơ hội tốt để cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh du lịch có thể giao lưu gặp gỡ học hỏi hợp tác với nhau cùng thúc đẩy cho hoạt động du lịch phát triển, bởi vì mục đích nhất quán của Festival du lịch là thúc đẩy sự phát triển của du lịch Việt Nam

1.2 Tổng quan về thành phố Đà Lạt

1.2.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Thành phố Đà Lạt là tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng, rộng 394,64 km², nằm trên cao nguyên Lâm Viên, thuộc vùng Tây Nguyên nơi có độ cao khoảng 1.500 mét so với mực nước biển Đà Lạt nằm trọn trong tỉnh Lâm Đồng, phía bắc giáp huyện Lạc Dương, phía đông và đông nam giáp huyện Đơn Dương, phía tây giáp huyện Lâm Hà, phía tây nam giáp huyện Đức Trọng Sau đợt điều chỉnh địa giới hành chính gần đây nhất vào năm 2009, Đà Lạt bao gồm 12 phường, được định danh bằng số thứ tự từ 1 đến 12, và bốn xã Xuân Thọ, Xuân Trường, Tà Nung và Trạm Hành.

Từ xa xưa, vùng đất này vốn là địa bàn cư trú của những cư dân người Lạch, người Chil và người Srê thuộc dân tộc Cơ Ho Cuối thế kỷ 19, khi tìm kiếm một địa điểm để xây dựng trạm nghỉ dưỡng dành cho người Pháp ở Đông Dương, Toàn quyền Paul Doumer đã quyết định chọn cao nguyên Lâm Viên theo đề nghị của bác sỹ Alexandre Yersin, người từng thám hiểm tới nơi đây vào năm 1893 Trong nửa đầu thế kỷ 20, từ một địa điểm hoang vu, những người Pháp đã quy hoạch và xây dựng lên một thành phố xinh đẹp với những biệt thự, công sở, khách sạn và trường học, một trung tâm du lịch và giáo dục của Đông Dương khi đó Trải qua những khoảng thời gian thăng trầm của hai cuộc chiến tranh cùng giai đoạn khó khăn những thập niên 1970–1980, Đà Lạt ngày nay là một thành phố 211 ngàn dân, đô thị loại I trực thuộc tỉnh, giữ vai trò trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh Lâm Đồng

Do nằm ở độ cao 1.500 mét và được các dãy núi cùng quần hệ thực vật rừng, đặc biệt là rừng thông bao quanh, nên đối lập với khí hậu nhiệt đới gió

Trang 11

mùa của miền trung và khí hậu nhiệt đới xavan ở miền nam, thành phố Đà Lạt

có một khí hậu miền núi ôn hòa dịu mát quanh năm

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới xavan, Đà Lạt có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô Mùa mưa trùng với mùa gió mùa tây nam, bắt đầu từ tháng 5

và kết thúc vào tháng 10 Còn mùa khô trùng với mùa gió mùa đông bắc, kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau Vào mùa khô, Đà Lạt chịu ảnh hưởng của khối không khí biển Đông, mang lại thời tiết nắng ấm, ít mây, không mưa, nhiệt độ hạ thấp về ban đêm và biên độ nhiệt lớn Trong những tháng mùa mưa, gió mùa đông bắc hầu như không còn ảnh hưởng đến Đà Lạt, thay thế bởi khối không khí xích đạo từ phía nam tràn lên phía bắc Gió mùa tây nam mang lại nguồn ẩm chủ yếu cho những trận mưa lớn và những đợt mưa kéo dài nhiều ngày Mặc dù vậy, do ảnh hưởng của khối không khí nhiệt đới Thái Bình Dương, trong mùa mưa vẫn có những thời kỳ thời tiết tạnh ráo Nhiệt độ trung bình tháng ở Đà Lạt không bao giờ vượt quá 20°C, ngay

cả trong những tháng nóng nhất Tuy vậy, Đà Lạt cũng không phải là nơi có nhiệt độ trung bình tháng thấp nếu so với các tỉnh thành phố miền bắc có khí hậu cận nhiệt đới Trong những tháng mùa đông, nhiệt độ trung bình tháng vẫn trên 14°C

1.2.2 Dân cư

Trải qua hơn một trăm năm lịch sử, từ một trung tâm nghỉ dưỡng trở thành một đô thị lớn, cộng đồng dân cư Đà Lạt thay đổi theo quá trình hình thành và phát triển của thành phố Vào năm 1893, khi bác sĩ Alexandre Yersin đến cao nguyên Lâm Viên, nơi đây chỉ là một vùng dân cư thưa thớt, một vài ngôi làng của người Lạch tập trung ở chân núi Đến tận năm 1902, khi

dự án xây dựng một thành phố của Toàn quyền Paul Doumer dừng lại, cư dân

Đà Lạt vẫn chỉ là những nhóm dân tộc thiểu số người Lạch, người Chil cùng một nhóm nhỏ người Việt di cư lên đây từ trước đó Năm 1906, một lần nữa, nơi đây được chọn làm nơi nghỉ dưỡng dành cho công chức và binh sỹ Pháp,

Trang 12

ngoài các cư dân bản địa, ở Đà Lạt bắt đầu có các công chức người Pháp, những du khách châu Âu, và người Việt cũng bắt đầu tới đây nhiều hơn trước Giai đoạn sau Thế chiến thứ nhất là thời kỳ thành phố phát triển mạnh

mẽ Cơ sở hạ tầng cùng đường xá được xây dựng khiến dân cư từ nhiều nơi tới

Đà Lạt định cư, du lịch và nghỉ dưỡng Dân số Đà Lạt đã tăng lên đáng kể từ 1.500 người vào năm 1923 lên 11.500 người năm 1939 Những năm Thế chiến thứ hai, nhiều người Pháp không thể trở về nghỉ ở quê hương và Đà Lạt trở thành điểm đến của họ Thành phố tiếp tục được mở rộng và dân số tăng lên nhanh chóng, từ 13.000 người năm 1940 lên 25.500 người vào năm 1944 Những biến cố của cuộc chiến tranh Đông Dương ảnh hưởng mạnh mẽ tới dân số Đà Lạt Thời kỳ này rất nhiều cư dân của thành phố lánh về Cầu Đất, Đơn Dương, Ninh Thuận, Bình Thuận hoặc trở về quê hương cũ Vào năm 1946, dân số Đà Lạt chỉ còn khoảng 5.200 người, khiến người Pháp gọi nơi đây là "thành phố quạnh hiu" Nhưng khoảng thời gian tiếp theo, khi Đà Lạt một lần nữa thuộc về người Pháp, các hoạt động kinh tế, xã hội dần ổn định trở lại Vào cuối năm 1952, dân số thành phố đạt 25.041 người, trong đó

có 1.217 người châu Âu, 752 người Hoa, 22.232 người Kinh và 840 người dân tộc bản địa Cuối năm 1953, đầu năm 1954, cuộc chiến tranh Đông Dương bước vào giai đoạn khốc liệt nhất, Đà Lạt trở thành nơi dân cư các tỉnh lân cận tìm đến để tỵ nạn chiến tranh Năm 1954, sau hiệp định Genève, thành phố đón nhận một lượng lớn những di dân từ miền Bắc cùng làn sóng người miền Trung đến lập nghiệp, khiến dân số Đà Lạt tăng vọt từ 25.000 người năm 1954 lên 58.958 người vào năm 1956 Dân số thành phố gia tăng điều hòa trong thập niên 1960, nhưng giảm sút trong thập niên 1970, khi chiến tranh Việt Nam bước vào giai đoạn căng thẳng Khoảng thời gian đầu sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, nhiều người phục vụ trong quân đội, chính quyền Việt Nam Cộng hòa trở về quê quán khiến dân số Đà Lạt giảm xuống, nhưng sau đó được

bổ sung bởi các di dân mới từ miền Bắc và miền Trung Cuối thế kỷ 20, địa

Trang 13

giới hành chính Đà Lạt được mở rộng, dân số thành phố tăng lên mạnh mẽ và

có sự gia tăng dân số cơ học đáng kể Năm 2011, Đà Lạt có dân số 211.696 người, chiếm 17,4% dân số của tỉnh Lâm Đồng, mật độ 536 người/km²

Trong lịch sử, Đà Lạt từng là nơi sinh sống của nhiều nhóm dân cư có nguồn gốc đa dạng, từ người Kinh, người Cơ Ho đến những người Hoa,người Pháp Ngày nay, phần lớn cư dân của thành phố là người Kinh, phần nhỏ còn lại gồm những người Hoa, người Cơ Ho và các dân tộc thiểu số khác như Tày, Nùng, Chăm Theo số liệu năm 2011, Đà Lạt có 191.803 cư dân thành thị, tương đương 90% Cấu trúc theo giới tính, thành phố có 100.520 cư dân nam và 111.176 cư dân nữ Cũng như các đô thị khác, mật độ dân số của

Đà Lạt không đồng đều, dân cư tập trung nhiều nhất ở các phường trung tâm như Phường 1, Phường 2,Phường 6 Ở ngoại thành, cư dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp, lâm nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, trong đó nông nghiệp chiếm một phần quan trọng

1.2.3 Kinh tế

Đà Lạt có một nền kinh tế thiên về các lĩnh vực du lịch, dịch vụ và nông nghiệp Vào năm 2007, các ngành du lịch và dịch vụ chiếm đến 70% tổng sản phẩm nội địa của thành phố Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế của

Đà Lạt năm 2011 đạt 2.047,400 tỷ đồng, tương đương với Bảo Lộc, thành phố thứ hai của Lâm Đồng Trong lĩnh vực công nghiệp, thu hút nhiều lao động nhất là các ngành công nghiệp chế biến Một số sản phẩm của Đà Lạt như rượu vang, trà Atisô hay mứt trái cây từ lâu đã được biết đến rộng rãi

Nhờ điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp, Đà Lạt còn là vùng đất trồng nhiều chè và cà phê, cũng là hai sản phẩm quan trọng trong lĩnh vực công nghiệp chế biến của thành phố Bên cạnh đó Đà Lạt có điều kiện để phát triển nhiều loại cây ôn đới Trừ một vài giống rau từ miền Bắc, hầu hết các giống rau của thành phố đều được nhập về từ Pháp, Đức, Hà Lan, Nhật Bản, Hoa Kỳ Trên các vùng trồng rau của Đà Lạt còn có thể thấy các giống

Trang 14

cây nông nghiệp như khoai tây, cà rốt, hành tây, đậu Hà Lan, rau chân vịt Đà Lạt được biết đến như vùng đất của những loài hoa, với các giống Mai anh đào

Đà Lạt, hoa lan, hoa hồng, hoa lys, hoa lay ơn, hoa cẩm tú cầu, hoa bất tử, hoa cẩm chướng Các giống lan nhập nội vào Đà Lạt thuộc các chi Lan kiếm, Lan hoàng thảo, Lan hài, Lan hoàng hậu với trên 300 giống Từ năm 2000, một

số giống lan vùng nhiệt đới và á nhiệt đới cũng được trồng thành công như giống lai trong chi Hồ điệp, Hoàng y Mỵ Nương, Lan nhện

Một nghề mới phát triển trong những năm cuối thế kỷ 20 tại Đà Lạt là nghề thêu, nổi bật hơn cả là những sản phẩm tranh thêu của Công ty XQ Đà Lạt Trong thành phố, còn có thể thấy sự hiện diện của các công ty in ấn, may mặc, dệt, chế biến tinh dầu, sản xuất lâm sản Năm 2011, thành phố Đà Lạt có tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 17%, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 42,7

triệu đô la Mỹ và thu nhập bình quân đầu người khoảng 26,6 triệu đồng

1.2.4 Văn hóa - xã hội

Về giáo dục: Ngày nay, Đà Lạt vẫn là một trung tâm giáo dục của miền Nam Việt Nam Năm 2011, ở bậc giáo dục tiểu học và phổ thông, toàn thành phố Đà Lạt có 44 trường, 1.763 giáo viênvà 37.711 học sinh, trong đó 16.712 học sinh tiểu học, 12.311 học sinh trung học cơ sở và 8.688 học sinh trung học phổ thông Thành phố cũng có 25 trường, 417 giáo viên và 8.972 học sinh bậc mẫu giáo Tại Đà Lạt còn có thể thấy sự hiện diện của ba trường đại học, bốn trường cao đẳng cùng các trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường giáo dục chuyên nghiệp, các cơ sở giáo dục đặc biệt dành cho trẻ em khuyết tật

Về kiến trúc: Đà Lạt là đô thị duy nhất ở Việt Nam được quy hoạch bài bản ngay từ khi hình thành Thành phố Đà Lạt được ví như một bảo tàng kiến trúc phương Tây đầu thế kỷ 20 với nhiều công trình nổi tiếng và những biệt thự xinh đẹp Các công trình kiến trúc tiêu biểu nơi đây đều chọn lựa bố cục tổng thể theo hình khối nằm ngang ổn định, gắn kết chặt chẽ với địa hình và hòa

Trang 15

hợp với thiên nhiên Những công trình xây dựng dưới thời thuộc địa đều có cơ

sở thiết kế phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương và điều kiện sinh hoạt của cư dân Trải qua một thời gian dài xây dựng thành phố, phong cách kiến trúc đã có nhiều thay đổi, từ phong cách kiến trúc thuộc địa tiền kỳ đơn giản với những cửa cuốn vòm và hành lang bao quanh, tới phong cách Tân cổ điển với những trang trí phong phú, đến phong cách kiến trúc địa phương Pháp của những ngôi biệt thự, và phong cách kiến trúc Hiện đại với nhiều hình khối,

bố cục phi đối xứng ở các dinh thự

Về mặt tín ngưỡng: Do những đặc điểm trong quá trình hình thành cộng đồng dân cư, đời sống tín ngưỡng và tôn giáo ở Đà Lạt rất đa dạng Trên thành phố ngày nay có thể thấy sự hiện diện của 43 nhà thờ, tu viện Công giáo hay Tin Lành, 55 ngôi chùa và tịnh xá Phật giáo, 3 thánh thất Cao Đài cùng rất nhiều những ngôi đình làng nằm rải rác Phần lớn cư dân Đà Lạt hiện nay là những người Việt đến từ nhiều vùng miền, vì thế có thể bắt gặp ở đây tất cả những hình thái tín ngưỡng phổ biến của người Việt như tục thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng Thành hoàng, tục thờ Mẫu, tục thờ gia thần Nhưng điểm làm nên sự khác biệt giữa đời sống tín ngưỡng ở Đà Lạt với các vùng khác như miền Bắc và miền Trung chính là tuổi đời mới chỉ một thế kỷ của thành phố Đà Lạt không có những ngôi từ đường cổ kính, các thôn làng ở đây không

có những gốc tích xa xưa, những ngôi đình làng tuy xuất hiện dày đặc nhưng phần lớn đều mới được dựng lên cách đây chỉ 3, 4 thập kỷ và mang quy mô nhỏ

Hầu hết các tôn giáo lớn ở Việt Nam đều có mặt tại Đà Lạt, trong đó đạo Phật là tôn giáo có lượng tín đồ đông đảo nhất, tiếp đến là Công giáo, đạo Cao Đài và đạo Tin Lành Các tôn giáo du nhập vào vùng cao nguyên Lâm Viên từ khá sớm và sự tăng trưởng về số lượng tín đồ, cơ sở thờ tự đều gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của thành phố Hầu như mỗi cuộc di dân đến

Trang 16

đây đều đem lại cho Đà Lạt thêm một số lượng tín đồ cùng sự hình thành các cơ sở thờ tự mới

1.3 Quá trình hình thành Festival Hoa Đà Lạt

Festival Hoa Đà Lạt là một lễ hội triễn lãm các loài hoa từ các vùng miền trong cả nước và một số loài hoa ở các nước khác, được tổ chức tại thành phố

Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam

Với tuổi đời chỉ hơn một thế kỷ, Đà Lạt không có những lễ hội truyền thống lâu đời Tuy vậy, từ năm 2005, thành phố bắt đầu tổ chức Festival Hoa

Đà Lạt, một lễ hội với nhiều sự kiện cùng các hoạt động nghệ thuật nhằm giới thiệu các loài hoa địa phương cũng như từ những vùng miền khác, lần đầu tiên biểu tượng là chú ông vàng cầm bình nước tưới hoa, lần trình diễn này gồm có những mãn biểu diễn nghệ thuật hoành trán và màn bắn pháo hoa lộng lẫy cùng 160 xe hoa rực rở

Năm 2007, Festival Hoa Đà Lạt chính thức diễn ra trong 8 ngày từ 15 đến

22 tháng 12 năm 2007,dù chưa thực sự được tổ chức tốt, Festival Hoa Đà Lạt lần thứ hai đã thu hút khoảng 120 ngàn du khách tới thăm

Festival Hoa Đà Lạt 2010 là sự kiện đầu tiên trong chuỗi bảy sự kiện quốc gia mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội Trong dịp này, đã có gần 300 ngàn du khách đến với Đà Lạt trong suốt 4 ngày của lễ hội

Năm 2012, Festival Hoa được tổ chức vào dịp nghỉ lễ Tết Dương lịch và

đã thu hút hơn 300 ngàn du khách tới tham dự.Trong những năm gần đây, số lượng khách du lịch tới Đà Lạt vẫn tiếp tục tăng

Nhờ có sự quan tam đầu tư, phát triển ngành du lịch mà hệ thống du lịch, dịch vụ tại Đà Lạt được nâng cao, lượng khách tới Đà Lạt có xu hướng tăng dần qua các năm đặc biệt từ khi thành phố tổ chức sự kiện Festival Hoa Vào năm 2000, thành phố đón 710 ngàn lượt khách tới thăm, đến năm 2009, con số

đã tăng gấp ba với trên 2,1 triệu lượt khách, trong đó khoảng 10% là du khách

Trang 17

quốc tế Mặc dù vậy, thời gian trung bình khách lưu lại Đà Lạt chỉ 2 ngày, trong khi tỷ lệ của Bình Thuận là 3,8 đến 4 ngày Du lịch Đà Lạt phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ của Nha Trang và Phan Thiết, hai thành phố du lịch duyên hải không xa Đà Lạt

1.4 Mục đích tổ chức Festival Hoa Đà Lạt

Festival Hoa Đà Lạt là hoạt động thường niên diễn ra 2 năm một lần theo

kế hoạch của ban tổ chức đã được sự đồng ý của UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt Đây là hoạt động quan trọng của địa phương đặc biệt là của ngành du lịch bởi đây là hoạt động nhằm thu hút khách tham quan đến với Đà Lạt nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung

Đây là cơ hội để quảng bá hình ảnh của con người, văn hóa Việt Nam tới đông đảo bạn bè du khách quốc tế Là cơ hội cho ngành du lịch địa phương phát triển đồng thời là động lực thúc đẩy các ngành dịch vụ phát triển theo như dịch vụ nhà hàng khách sạn, dịch vụ ăn uống Thông qua các hoạt động Festival, du khách sẽ có thêm những hiểu biết về văn hóa, con người Tây Nguyên với những nét đẹp đã được tích tụ qua hàng ngàn năm lịch sử Những

vẻ đẹp thơ mộng của thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng được du khách biết tới với sự ngưỡng mộ, hứa hẹn những tiềm năng to lớn cho việc phát triển du lịch trong tương lai

Không chỉ dừng lại ở đó Festival Hoa Đà Lạt còn là dịp để tôn vinh những giá trị của các loài hoa và là dịp để quảng bá kêu gọi các nhà đầu tư đến với nghành trồng hoa tại Đà Lạt bởi đây là khu vực được thiên nhiên ưu đãi với nhiều giá trị độc đáo thuận lợi cho sự phát triển của các loài hoa Chính vì vậy, thông qua Festival Hoa các năm, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư có cơ hội giao lưu, hiểu biết hơn nữa để cùng tìm ra những hướng đi mới cho ngành trồng hoa ở Đà Lạt, phấn đấu xây dựng Đà Lạt trở thành thành phố của ngàn hoa và có thể xuất khẩu sang thị trường quốc tế

Trang 18

Festival Hoa Đà Lạt tôn vinh những giá trị về hoa và những người trồng hoa; là cơ hội để người trồng hoa Đà Lạt gặp gỡ, giao lưu với những người yêu hoa, người kinh doanh hoa và nghiên cứu về hoa trong nước và thế giới… Đồng thời, đây cũng là cơ hội để tỉnh Lâm Đồng nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói chung củng cố, hoàn chỉnh cơ sở hạn tầng du lịch, đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch nổi bật của vùng, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng về phát triển du lịch, tận dụng và phát huy thế mạnh của vùng đất đầy tiềm năng kinh tế, giàu bản sắc văn hóa, thúc đẩy du lịch nói riêng và kinh tế xã hội nói chung phát triển

Trang 19

Chương 2 THỰC TRẠNG FESTIVAL HOA ĐÀ LẠT HIỆN NAY 2.1 Thực trạng công tác tổ chức Festival Hoa Đà Lạt

2.1.1 Công tác chuẩn bị

Festival Hoa Đà Lạt được tổ chức 2 năm một lần nhưng khâu chuẩn bị cho sự kiện lớn của địa phương đã được các cấp chính quyền cũng như nhân dân lên kế hoạch chu đáo từ trước đó nhiều tháng Để đảm bảo cho Festival diễn ra thuận lợi thì công tác chuẩn bị được tiến hành một cách cẩn thận và chu đáo đến từng chi tiết nhỏ, các hoạt động bên lề được tiến hành trong nhiều tháng hướng tới lễ khai mạc chính thức

Festival Hoa Đà Lạt được tổ chức với quy mô lớn, phong phú, đa dạng về nội dung, hấp dẫn về hình thức, có đặc thù riêng về vùng đất và con người Đà Lạt , Lâm Đồng Việc tổ chức Festival phải được chuẩn bị chu đáo, an toàn và thân thiện; đồng thời phải đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả trong sử dụng kinh phí Vận động sự tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia các hoạt động của chương trình Qua các kỳ tổ chức, thương hiệu Festival Hoa Đà Lạt đã thực sự trở thành một hoạt động văn hóa lớn được đông đảo nhân dân

và du khách đón đợi

Ban tổ chức Festival Hoa Đà Lạt xác định đây là một hoạt động văn hóa,

lễ hội tổng hợp, phản ánh những giá trị văn hóa truyền thống và đương đại, nhằm bảo tồn, phát huy những tinh hoa văn hóa của đất nước nói chung và vùng đất Tây Nguyên nói riêng Các hoạt động của Festival Hoa Đà Lạt phải tạo được không khí đoàn kết, thể hiện tình cảm trân trọng, mến khách của người dân đối với du khách, bạn bè trong nước và quốc tế Từ đó, quảng bá tiềm năng, thế mạnh của địa phương về kinh tế, văn hóa, du lịch và triển vọng phát triển bền vững nhằm kêu gọi các tổ chức, cá nhân đầu tư vào Đà Lạt Qua các lần tổ chức Festival, Đà Lạt mong muốn mang đến cho người dân, du khách trong nước và quốc tế hình ảnh về một thành phố văn minh, thân thiện;

Trang 20

khẳng định thương hiệu thành phố của các loài hoa, thành phố văn minh và lịch sự

Chương trình Festival được lên kế hoạch chu đáo với nhiều hoạt động tiêu biểu như lễ hội hoa, đường hoa, cồng chiêng… Tuy nhiên, chương trình của Festival bao gồm khoảng 50 hoạt động diễn ra trước, trong và sau thời gian chính thức Với một khối lượng lớn các hoạt động cùng yêu cầu khắt khe về chất lượng, hiệu quả, nên từ hơn 1 tháng trước khi diễn ra Festival Hoa Đà Lạt, các thành viên trong Ban tổ chức cùng các đơn vị liên quan phải nỗ lực triển khai nội dung công việc được giao Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Lâm Đồng gấp rút thực hiện các công việc như tổ chức cổ động, tuyên truyền trực quan; tổng hợp nội dung các hoạt động của Festival; xây dựng kịch bản chi tiết cho chương trình Festival; thiết kế sân khấu; triển khai thực hiện các hoạt động, lễ hội, liên hoan…; hướng dẫn các khách sạn hưởng ứng Festival; tập huấn cho các tình nguyện viên; vận động, kêu gọi tài trợ cho các hoạt động của Festival…

Về phía Sở Thông tin và Truyền thông cũng khẩn trương thực hiện việc tổ chức họp báo ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và tại Lâm Đồng; làm việc với các

cơ quan báo chí trong và ngoài tỉnh để tuyên truyền về Festival… Sở Công Thương chịu trách nhiệm bình ổn giá cả thị trường, đặc biệt giá cơ sở dịch vụ lưu trú trong dịp Festival… Các đơn vị như Sở Giao thông vận tải, Sở Y tế, Sở Tài chính, Sở Ngoại vụ, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Đài Phát thanh - Truyền hình Lâm Đồng cũng được huy động để phục vụ cho việc tổ chức Festival Hoa Đà Lạt được diễn ra thành công tốt đẹp… căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ của mình thực hiện các nội dung công việc được giao Để Festival thực sự là một hoạt động văn hóa mang tính quần chúng, công tác vận động các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các hoạt động của Festival, tham gia tài trợ cho các chương trình cụ thể của Festival luôn được Ban tổ chức đặt lên hàng đầu

Trang 21

2.1.2 Các hoạt động chính trong Festival Hoa Đà Lạt

Kế hoạch tổ chức Festival Hoa Đà Lạt được lên phương án trình UBND tỉnh phê duyệt, các hoạt động bên lề của Festival được triển khai tích cực vào thời điểm trước khi diễn ra Festival Tuy nhiên, tùy vào tình hình cụ thể của địa phương và đất nước mà Festival được tổ chức với nhiều chủ đề khác nhau, cùng với đó là hàng loạt các sự kiện được diễn ra tại nhiều địa điểm khác nhau

Kế hoạch truyền thông, tuyên truyền giới thiệu về Festival cũng như ra thông cáo báo chí được xúc tiến thường xuyên và liên tục bằng nhiều hình thức khác nhau để có thể truyền tải đầy đủ những thông tin về Festival tới đông đảo

du khách trong nước và quốc tế

Mở đầu Festival là đêm khai mạc diễn ra hết sức hoành tráng với sự tham

dự của đông đảo người dân địa phương, du khách trong nước và quốc tế đặc biệt là sự có mặt của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước thể hiện sự quan tâm đặc biệt của chinh quyền vào hoạt động nổi bật của địa phương nhằm giới thiệu những nét đẹp về văn hóa, con người Việt Nam tới bạn bè quốc tế

Lễ khai mạc cũng là hoạt động mở màn cho chuỗi các sự kiện kèm theo như triển lãm hoa Đà Lạt tại nhiều tuyến phố và các địa điểm khác với sự đầu tư và chuẩn bị kĩ lưỡng, bố cục đẹp mắt bởi nhiều loại hoa được ươm trồng tại Đà Lạt đã mang lại cho du khách cảm giác thoải mái Đây cũng chính là hoạt động quan trọng phô diễn vẻ đẹp cũng như tiềm năng hoa Đà Lạt đến với công chúng thăm quan

Bên cạnh các hoạt động của đường hoa thì tại Festival Hoa Đà Lạt còn có nhiều hoạt động khác như hội thảo khoa học, hội thảo xúc tiến du lịch… đây là

cơ hội cho các nhà vườn, những người trồng hoa, các nhà khoa học và các doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng ngồi lại với nhau để bàn bạc, trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau trong lĩnh vực trồng hoa, tìm ra những hướng đi mới cho sản phẩm hoa Đà Lạt, đồng thời giới thiệu thương hiệu hoa Đà Lạt tới

Trang 22

quốc tế, mở rộng và tìm kiếm thêm nhiều thị trường mới cho sản phẩm hoa Đà Lạt

Trong khuôn khổ các Festival Hoa Đà Lạt còn diễn ra nhiều chương trình văn nghệ độc đáo của các đoàn nghệ thuật địa phương giới thiệu về vẻ đẹp và con người Tây Nguyên nói chung, của Đà Lạt nói riêng Những nét đẹp về văn hóa cồng chiêng, văn hóa ẩm thực… Tây Nguyên được mang ra giới thiệu với đông đảo du khách trong và ngoài nước, là dịp để quảng bá hình ảnh tươi đẹp của đất nước và con người Việt Nam

Festival Hoa Đà Lạt còn thu hút sự tham dự của nhiều đoàn nghệ thuật quốc tế đến từ nhiều quốc gia khác nhau cùng tụ hội về Đà Lạt Những hoạt động của các đoàn nghệ thuật đã góp phần làm tăng thêm không khí tươi vui

và sôi động cho Festival, là cơ hội để tăng cường sự giao lưu và hiểu biết lẫn nhau giữa các nền văn hóa, thông qua cây cầu nối văn hóa mà các quốc gia xích lại gần nhau hơn

Trong những ngày diễn ra Festival Hoa Đà Lạt còn có nhiều hoạt động khác thu hút sự tham dự của đông đảo du khách Nhiều hoạt động được tổ chức tại các địa điểm khác nhau như tham quan các nhà vườn, triển lãm nghệ thuật, giới thiệu về hoa và vẻ đẹp của Đà Lạt, lễ hội rượu vang … du khách sẽ được đắm mình trong các hoạt động bổ ích và lý thú, tràn ngập sắc màu tại Đà Lạt

2.2 Thực trạng công tác quản lý Festival Hoa Đà Lạt

2.2.1 Xây dựng, thực hiện các văn bản quản lý Nhà nước

Công tác tổ chức, quản lý lễ hội nói chung và Festival nói riêng hiện nay được thực hiện chủ yếu dưới sự giám sát của các cơ quan chức năng mà tiêu biểu là ngành văn hóa thông qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp quy Mặc dù Festival là hoạt đông tương đối mới nhưng vẫn phải tuân theo các quy định chung của pháp luật về tổ chức lễ hội

Ngày 12/1/1998 Bộ Chính trị đã ban hành chỉ thị số 27 CT/TW về việc thực hiện nếp sống văn minh trong lễ cưới, tang lễ, lễ hội

Trang 23

Trên tinh thần đó, Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị số 14 CT/TTg ngày 28/3/1998 giao trách nhiệm cho các ngành, các cấp tổ chức triển khai co hiệu quả công cuộc vận động “thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội”

Luật di sản văn hóa dược Quốc hội thông qua ngày 29/6/2001 Luật này

đã qui định đói với lễ hội tại điều 35: “Nhà nước tạo điều kiện duy trì và phát huy giá trị của lễ hội truyền thống, bài trừ các hủ tục và chống các biểu hiện tiêu cực, thương mại hóa trong tổ chức hoạt động lễ hội, việc tổ chức lễ hội phải theo qui định của pháp luật”

Qui chế tổ chức lễ hội ban hành kèm theo quyết định số 39/2001/QĐ-

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch của Bộ trưởng ngày 28/3/2001 Trong qui chế này đã nêu ra đối tượng điều chỉnh của qui chế, mục đích tổ chức lễ hội, việc quản lý và tổ chức lễ hội trong đó qui định việc tổ chức và quản lý đối với các loại hình lễ hội

Năm 2014 công tác quản lý và tổ chức lễ hội, Festival… đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp Hoạt động lễ hội, Festival diễn ra sôi nổi, đa dạng về loại hình, nội dung phong phú, hình thức hấp dẫn Lễ hội, Festival trong đó có Festival Hoa

Đà Lạt được tổ chức đúng quy định của nhà nước, an toàn, lành mạnh và tiết kiệm, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân và du khách Các hoạt động lễ hội đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, phát triển du lịch của địa phương, từ đó góp phần nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân…

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý và tổ chức lễ hội , Festival cũng còn một số hạn chế chưa khắc phục và cần tháo gỡ Theo đó, cần quán triệt tinh thần Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 5/2/2015 của Ban Bí thư về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội; Công điện số 229/CĐ-TTg ngày 12/2/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chỉ đạo thực hiện công tác quản lý và tổ chức lễ hội, Bộ VHTTDL đã yêu cầu Sở VHTTDL các tỉnh thành thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm gồm:

Trang 24

Thứ nhất, nghiêm túc chấp hành các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà

nước, Bộ VHTTDL về công tác quản lý và tổ chức lễ hội Khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 41, Công điện 229

Thứ hai, tổ chức lễ hội tại địa phương thực hiện đúng quy định của pháp

luật; đảm bảo thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm Phần lễ trang trọng, thành kính; phần hội vui tươi, phong phú, đa dạng, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các vùng, miền, dân tộc

Thứ ba, giảm tần suất, thời gian tổ chức đối với những lễ hội có quy mô

lớn Hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội

Thứ tư, nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện quy hoạch lễ hội, chú ý các hoạt

động dịch vụ, vui chơi, giải trí trong lễ hội đảm bảo khoa học, lành mạnh

Thứ năm, thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội…

Thứ sáu, các hoạt động dịch vụ không lấn chiếm di tích, lễ hội Các cơ sở

kinh doanh phải niêm yết công khai; bán đúng mặt hàng, không bán hàng giả, hàng kém chất lượng, đặc biệt là các đồ chơi có tính bạo lực, thực phẩm ôi, thiu, thịt thú rừng trái quy định của pháp luật…

Thứ bảy, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các sai

phạm trong hoạt động lễ hội, đặc biệt là hành vi lợi dụng di tích, lễ hội để trục lợi, tuyên truyền mê tín dị đoan, lưu hành văn hóa phẩm trái phép và các hành

vi vi phạm pháp luật khác trong lễ hội

Thứ tám, các địa phương có di tích, lễ hội xây dựng kế hoạch chi tiết, tăng

cường công tác phối hợp với các ban, ngành chức năng liên quan nhằm đảm bảo các hoạt động diễn ra tốt đẹp; giải quyết dứt điểm tình trạng ùn tắc giao thông; cảnh quan môi trường sạch đẹp

Thứ chín, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu về du lịch, lễ hội

trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân và du khách hiểu và có ý

Ngày đăng: 01/04/2017, 21:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Văn hóa Thông tin (2001), Quy chế tổ chức lễ hội ban hành kèm theo Quyết định số 39/2001/QĐ-BVHTT ngày 28/3/2001, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy chế tổ chức lễ hội
Tác giả: Bộ Văn hóa Thông tin
Năm: 2001
2. Chính phủ (2010), Quy định về tổ chức hoạt động và quản lý lễ hội, Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định về tổ chức hoạt động và quản lý lễ hội
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2010
3. Đỗ Hạ - Quang Vinh (2006), Những lễ hội truyền thống Việt Nam, NXB Thanh Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những lễ hội truyền thống Việt Nam
Tác giả: Đỗ Hạ - Quang Vinh
Nhà XB: NXB Thanh Hóa
Năm: 2006
4. Nguyễn Duy Hinh (1994), Đôi điều suy nghĩ lý luận về lễ hội, Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đôi điều suy nghĩ lý luận về lễ hội, Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại
Tác giả: Nguyễn Duy Hinh
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1994
5. Phan Khanh (1992), Bảo tàng di tích lễ hội, Nxb Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo tàng di tích lễ hội
Tác giả: Phan Khanh
Nhà XB: Nxb Thông tin
Năm: 1992
6. Đinh Gia Khánh, Lê Hữu Tầng (1993), Lễ hội cổ truyền trong đời sống xã hội hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ hội cổ truyền trong đời sống xã hội hiện đại
Tác giả: Đinh Gia Khánh, Lê Hữu Tầng
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội
Năm: 1993
8. Nguyễn Quang Lê (2003) Văn hoá ẩm thực trong lễ hội truyền thống Việt Nam, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá ẩm thực trong lễ hội truyền thống Việt Nam
Nhà XB: Nxb Văn hoá thông tin
11. Thu Linh - Đặng Văn Lung (1984), Lễ hội truyền thống và hiện đại, Nxb Văn hoá Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ hội truyền thống và hiện đại
Tác giả: Thu Linh - Đặng Văn Lung
Nhà XB: Nxb Văn hoá
Năm: 1984
12. Phạm Thị Thanh Quý (2009), Quản lý lễ hội cổ truyền hiện nay, NXB lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý lễ hội cổ truyền hiện nay
Tác giả: Phạm Thị Thanh Quý
Nhà XB: NXB lao động
Năm: 2009
13. Dương Văn Sáu (2004), Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch, Đại học Văn hóa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch
Tác giả: Dương Văn Sáu
Năm: 2004
7. Luật Di sản văn hóa 2001 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (2009), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
9. Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa Khác
10. Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w