Nuôi tôm là một ngành nghề sản xuất có vốn đầu từ lớn, thời gian nuôi mỗi vụ tương đối ngắn (từ 2,5 đến 4 tháng) nhưng lợi nhuận rất cao, nhiều chủ trang trại, hộ nuôi tôm đã giàu lên nhanh chóng nhờ nuôi tôm. Tuy vậy, nuôi tôm cũng gặp nhiều rủi ro rất lớn do tôm chậm phát triển vì môi trường nuôi không đảm bảo hoặc tôm chết hàng loạt do dịch bệnh với tỉ lệ khá cao, các loại bệnh thường gặp ở tôm nuôi như bệnh đốm trắng, bệnh EMS, bệnh vi bào tử, bệnh EHP,… Điều này đã khiến nhiều doanh nghiệp, hộ nuôi tôm phải phá sản và nhiều diện tích nuôi bị bỏ hoang không được khai thác sử dụng. Do vậy, để nuôi tôm thành công, ngoài các yếu tố khách quan về chất lượng con giống và thức ăn thì các yếu tố chủ quan thuộc về người nuôi là kỹ thuật chăm sóc đảm bảo môi trường nuôi và phòng trừ dịch bệnh cho tôm là yếu tố vô cùng quan trọng và có ý nghĩa quyết định. Do đó, hiện nay có rất nhiều dự án nuôi tôm công nghệ cao đã và đang được nghiên cứu và phát triển để nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Một trong những mô hình nuôi tôm công nghệ cao đấy là mô hình nuôi siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng trong ao lót bạt được công ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P Việt Nam triển khai ở nhiều tỉnh trên đất nước ta. Mô hình này có thể phòng chống một số bệnh nguy hiểm thường gặp trong nuôi tôm như: EMS, vi bào tử trùng, bệnh phân trắng, đầu vàng và tiêu diệt được gần như triệt để ký chủ trung gian. Không những thế mà mô hình này có thể nuôi với mật độ cao hơn nhiều so với những mô hình nuôi ở ao đất truyền thống, năng suất có thể đạt được từ 4050 tấnha nhưng hầu như không sử dụng các loại thuốc, hóa chất độc hại đối với môi trường … Vì sự an toàn và mang lại lợi nhuận kinh tế cao và phù hợp với điều kiện tự nhiên ở Việt Nam nên mô hình này cần được phát triển rộng rãi hơn nữa.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
KHẢO SÁT MÔ HÌNH NUÔI
TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Penaeus vannamei)
TRONG AO NUÔI LÓT BẠT
HCM 2017
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
KHẢO SÁT MÔ HÌNH NUÔI
TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Penaeus vannamei)
Trang 3LỜI CẢM ƠNTrong quá trình hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, quantâm quý báu của nhiều tập thể và cá nhân.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy TS Đinh Thế Nhân người đã trựctiếp hướng dẫn và tạo mọi điều kiện tốt cho tôi trong quá trình thực tập đến khi hoànthành đề tài
Tôi xin chân thành cảm ơn Chú Nguyễn Trường Đại, Cô Nguyễn Thảo Linh vàcác bác, các cô, các anh, các chị tại trang trại đã quan tâm tạo mọi điều kiện và nhiệttình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và làm đề tài tốt nghiệp tại trang trại ThảoLinh Địa chỉ chỉ ấp Thống Nhất, xã Vĩnh Thanh, tỉnh Đồng Nai
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới anh Ngô Văn Phước, Hoàng Văn Bình, kỹ sư của Cty
cổ phần CP Việt Nam
Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, lãnh đạo trường Đạihọc Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm khoa Thủy Sản, bộ môn Nuôi trồngthủy sản đã tạo điều kiện giúp đỡ về mọi mặt cho tôi trong suốt quá trình học tập tạitrường, truyền dạy cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong hơn 4 năm qua.Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôitrong suốt khoá học
Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng bài luận văn không tránh khỏi những thiếu sót
Vì vậy, kính mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn để bài chuyên đề này được tốthơn
HCM, tháng 2 năm 2017
Sinh viên Nguyễn Xuân Thụy
i
Trang 4TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) trong
ao nuôi lót bạt” ở trang trại nuôi tôm Thảo Linh tại xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn
Trạch, tỉnh Đồng Nai Thời gian thực hiện từ 8/2016-12/2016
Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu, quan sát, ghi chép và tổng kết số liệu để hiểu
rõ hơn về kỹ thuật ương và nuôi tôm thẻ chân trắng
Nêu rõ quy trình của từng giai đoạn Quy trình chuẩn bị ao nuôi, các công đoạn xâydựng hố xiphon, làm đáy ao, xây dựng hệ thống thu gom nước đáy ao (hệ thống xươngcá) để tiến hành lót bạt Dùng lưới lan để tạo độ che phủ cho ao nuôi Sử dụng hệthống sục khí cúng cấp oxi cho ao nuôi Cách bố trí các dàn quạt để tạo dòng chảy lưuchuyển oxi tốt hơn, có thể gom các chất cặn bẩn, vỏ tôm lột và thức ăn dư thừa xuống
hố xiphon
Các quy trình xử lý nguồn nước cấp, các chỉ tiêu và quy trình D.O.C (DissolvedOganic Carbon) để biết lượng thuốc tím và PAC cần đánh cho nguồn nước và đánh cáckhoáng nguyên liệu đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng nước trước khi cung cấp cho
ao nuôi như: Canxi, Magie, Kiềm, Kali, pH Cách gây màu cho ao trước khi thả tôm.Thả tôm, ương tôm và chế độ cho ăn là phần quan trong trong kỹ thuật nuôi, đóngvai trò quyết định sự thắng lợi của vụ nuôi
Kiểm soát môi trường nước để tạo điều kiện thuận lợi cho tôm phát triển Thườngxuyên đo các chỉ tiêu môi trường nước trong ao như: Canxi, Magie, Kiềm, Kali, pH,
NO2, NH3 để điều chỉnh cho thích hợp Tiến hành xiphon để cải thiện môi trường cho
ao nuôi, thay nước thường xuyên để giảm mật độ mầm bệnh và hàm hượng chất hữu cơtrong ao
Trang 5Kiểm tra sức khỏe, lượng ăn của tôm bằng cách quan sát thức ăn trong vó để điềuchỉnh máy cho ăn.Quan sát màu nước, phân, gan, đường ruột để biết tình hình sức khỏecủa tôm.
Phần quan trọng để phát triển bền vững và bảo vệ môi trường là xây dựng hệ thốngthu gom và xử lý nước thải
Cuối cùng, mô hình được triển khai và nhân rộng do đây là một mô hình nuôi bềnvững, thân thiệt với môi trường và chi phí đầu tư phù hợp với bà con nông dân
iii
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
TÓM TẮT ii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA TÔM THẺ CHÂN TRẮNG 3
1.1.1 Hệ thống phân loại 3
1.1.2 Nguồn gốc, đặc điểm phân bố và tập tính sống 4
1.1.3 Đặc điểm sinh học sinh sản của tôm thẻ Chân Trắng 4
1.1.4 Đặc điểm phát triển của các giai đoạn ấu trùng tôm thẻ chân trắng 8
1.1.5 Nhu cầu dinh dưỡng của tôm thẻ Chân Trắng 13
1.1.5.1 Nhu cầu protein 13
1.1.5.2 Nhu cầu lipid 14
1.1.5.3 Nhu cầu hydrat cacbon 14
1.1.5.4 Nhu cầu vitamin 14
1.1.5.5 Chất khoáng 15
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
3.1 Đối tượng nuôi. 16
3.2 Thời gian nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu. 16
3.3Vật liệu nghiên cứu 16
3.4 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 17
Trang 7CHƯƠNG 4:KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 18
4.1 Chuẩn bị ao nuôi. 18
4.1.1 Vị trí ao nuôi 18
4.1.2 Thiết kế ao nuôi 18
4.1.3 Xây dựng hố xiphon 19
4.1.4 Lắp đặt hệ thống rãnh xương cá dưới đáy ao để thoát khí và nước 21
4.1.5 Lót bạt 23
4.1.6 Lắp đặt hệ thống sục khí 24
4.1.7 Độ che phủ 26
4.2 Thiết bị ao nuôi. 27
4.1.2.1 Máy nén khí: cung cấp oxi cho ao nuôi 27
4.1.2.2 Quạt nước 28
4.1.2.3 Máy cho ăn 29
4.1.3 Mạng điện 30
4.2 Chuẩn bị nước để cung cấp cho ao nuôi. 30
4.2.1Lấy nước vào ao lắng 30
4.2.2Xử lí nước 30
4.3 Các chEF _Toc476268547 \ h 35
4.4 Vệ sinh ao nuôi _Toc476268549 4.5 Thả tôm giống 37
4.6Nuôi tôm. 38
4.6.1Các hình thức nuôi tôm 38
4.6.2Mật độ ương 39
4.6.3Kiểm soát môi trường và sức khỏe cho tôm 40
4.6.4Tiến hành san tôm 43
v
Trang 84.7 Nuôi tôm thương phẩm 44
4.7.1Mật độ nuôi 44
4.7.2Thức ăn 44
4.7.3Kiểm tra môi trường và sức khỏe cho tôm 44
4.8Thu hoạch 48
4.9 Hệ thống thu gom và xử lí nước thải. 48
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50
5.1 Kết luận. 50
5.2 Kiến nghị. 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
Trang 9FCR Feed Conversion Ratio- hệ số chuyển đổi thức ăn
vii
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1:Tôm thẻ chân trắng 3
Hình 2:Các giai đoạn buồng trứng của tôm thẻ chân trắng 6
Hình 3:Hoạt động giao vĩ của tôm thẻ chân trắng 7
Hình 4:Ấu trùng giai đoạn Nauplius 8
Hình 5:Zoea 1 9
Hình 6:Zoea 2 10
Hình 7:Zoea 3 10
Hình 8:Mysis 1 11
Hình 9:Mysis 2 12
Hình 10:Mysis 3 12
Hình 11:Postlarvae 12
Hình 12:Quá trình đào ao 19
Hình 13: Xây dựng hố xiphon 19
Hình 14: Xây dựng hố xiphon 20
Hình 15: Hệ thống xương cá 22
Hình 16: Sử dụng ống nhựa PVC 22
Hình 17: Hệ thống xương cá 22
Hình 18: Lót bạt đáy 23
Hình 19: Chỗ tiếp xúc giữa hố xiphon và bạt 23
Hình 20: Vỉ sục khí 25
Hình 21: Hệ thống sục khí 25
Hình 22: Dùng lưới lan để che phủ cho ao nuôi 26
Hình 23: Máy hơi cung cấp oxi cho ao 27
Trang 11Hình 24: Hệ thống quạt 28
Hình 25: Hệ thống quạt 29
Hình 26: Máy cho ăn tự động 29
Hình 27: Potasium Permanganate 31
Hình 28: Polyaluminium chloride 32
Hình 29: Thùng Chlorine 33
Hình 30: Sử dụng chloride để vệ sinh ao nuôi 36
Hình 31: Mật đường để gây màu 37
Hình 32: Màu giả để gâymàu 34
Hình 33: Biểu đồ thể hiện sự biến của PH 40
Hình 34: Biểu đồ thể hiện sự biến động của Canxi 41
Hình 35: Biểu đồ thể hiện sự biến động của Magie 41
Hình 36: Biểu đồ thể hiện sự biến động của độ kiềm 42
Hình 37: Biểu đồ thể hiện sự biến động của độ kiềm 45
Hình 38: Biểu đồ thể hiện sự biến động của Magie 46
Hình 39:Biểu đồ thể hiện sự biến động của PH 46
Hình 40: Biểu đồ thể hiện sự biến động của Canxi 47
ix
Trang 12DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1:Các loại thức ăn sử dụng trong quá trình ương nuôi tôm chân trắng thẻ 16
Bảng 2: Bảng so sánh giữa hai hình thức nuôi 39
Bảng 3: Bảng theo dõi các chỉ tiêu môi trường trong ao 42
Bảng 4: Bảng tính chi phí ……… 49
Trang 13CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Nuôi tôm là một ngành nghề sản xuất có vốn đầu từ lớn, thời gian nuôi mỗi vụtương đối ngắn (từ 2,5 đến 4 tháng) nhưng lợi nhuận rất cao, nhiều chủ trang trại, hộnuôi tôm đã giàu lên nhanh chóng nhờ nuôi tôm Tuy vậy, nuôi tôm cũng gặp nhiều rủi
ro rất lớn do tôm chậm phát triển vì môi trường nuôi không đảm bảo hoặc tôm chếthàng loạt do dịch bệnh với tỉ lệ khá cao, các loại bệnh thường gặp ở tôm nuôi như bệnhđốm trắng, bệnh EMS, bệnh vi bào tử, bệnh EHP,… Điều này đã khiến nhiều doanhnghiệp, hộ nuôi tôm phải phá sản và nhiều diện tích nuôi bị bỏ hoang không được khaithác sử dụng Do vậy, để nuôi tôm thành công, ngoài các yếu tố khách quan về chấtlượng con giống và thức ăn thì các yếu tố chủ quan thuộc về người nuôi là kỹ thuậtchăm sóc đảm bảo môi trường nuôi và phòng trừ dịch bệnh cho tôm là yếu tố vô cùngquan trọng và có ý nghĩa quyết định
Do đó, hiện nay có rất nhiều dự án nuôi tôm công nghệ cao đã và đang đượcnghiên cứu và phát triển để nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Một trongnhững mô hình nuôi tôm công nghệ cao đấy là mô hình nuôi siêu thâm canh tôm thẻchân trắng trong ao lót bạt được công ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P Việt Nam triển khai ởnhiều tỉnh trên đất nước ta Mô hình này có thể phòng chống một số bệnh nguy hiểmthường gặp trong nuôi tôm như: EMS, vi bào tử trùng, bệnh phân trắng, đầu vàng vàtiêu diệt được gần như triệt để ký chủ trung gian Không những thế mà mô hình này cóthể nuôi với mật độ cao hơn nhiều so với những mô hình nuôi ở ao đất truyền thống,năng suất có thể đạt được từ 40-50 tấn/ha nhưng hầu như không sử dụng các loạithuốc, hóa chất độc hại đối với môi trường … Vì sự an toàn và mang lại lợi nhuận kinh
tế cao và phù hợp với điều kiện tự nhiên ở Việt Nam nên mô hình này cần được pháttriển rộng rãi hơn nữa
1
Trang 14Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết đó, được sự đồng ý của khoa Thủy Sản trường đại học
Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao lót bạt”
Mục Tiêu:
Tìm hiểu quy trình nuôi siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng trong ao nuôi lót bạt:
- Nêu rõ quy trình xây dựng ao
- Nêu rõ quy trình xử lí nước
- Nêu rõ quy trình nuôi tôm trong ao ương và ao nuôi
Trang 15CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
2.1.1 Hệ thống phân loại
Nghành chân khớp : Arthropoda
Lớp giáp xác: Crustace
Bộ 10 chân: Decapoda
Họ tôm he: Penaeidea Rafinesque, 1805
Giống tôm he: Penaeius (Fabricius, 1798)
Loài: Penaeus vannamei Boone, 1931.
Hình 1: Tôm thẻ chân trắngTên tiếng Anh: White leg shrimp
Tên địa phương: Tôm he, tôm thẻ chân trắng
2.1.2 Nguồn gốc, đặc điểm phân bố và tập tính sống
Nguồn gốc
Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) có nguồn gốc từ vùng biển xích
đạo Ðông Thái Bình Dương (biển phía Tây Mỹ La tinh), phân bố chủ yếu ở ven biểnTây Thái Bình Dương, châu Mỹ, từ ven biển Mexico đến miền trung Peru, nhiều nhất ởbiển gần Ecuador Hiện nay tôm thẻ chân trắng đã có mặt hầu hết ở các khu vực ôn và
3
Trang 16nhiệt đới bao gồm Đài Loan, Trung Quốc và các nước ven biển thuộc khu vực ĐôngNam Á, [9].
Đặc điểm phân bố
Tôm thẻ chân trắng có thể sống ở độ sâu 72 m, đáy bùn, nhiệt độ nước ổn định
từ 25-32 °C, độ mặn từ 28-34 ‰, pH từ 7,7- 8,3; giai đoạn tôm con sống ở vùng cửasông, giai đoạn trưởng thành sống ở biển sâu
Tập tính sống
Tôm thẻ chân trắng sống trong tự nhiên có đáy cát, độ sâu 0-72 m, nhiệt độnước ổn định từ 25-32 0C, độ mặn từ 28-34 ‰, pH từ 7,7-8,3 Tôm trưởng thành phầnlớn sống ở ven biển gần bờ, tôm con ưa sống ở các khu vực cửa sông giàu sinh vật làmthức ăn Ban ngày tôm vùi mình trong cát, ban đêm mới bò đi kiếm ăn Tôm lột xácvào ban đêm, khoảng 20 ngày/lần Nuôi trong phòng thí nghiệm rất ít khi thấy chúng
ăn thịt lẫn nhau
Tôm thẻ chân trắng thích bơi thành hàng, dọc theo bờ ao hoặc giữa ao Về đêmnếu có động mạnh chúng sẽ đồng loạt búng lên khỏi mặt nước Ngoài ra còn hay khuiđáy ao và bờ ao để tìm mồi, làm cho nước thường hay bị đục
2.1.3 Đặc điểm sinh học sinh sản của tôm thẻ Chân Trắng
* Bãi đẻ, mùa vụ sinh sản
Ở biển, trong phân bố tự nhiên đều bắt được tôm mẹ ấp trứng, tôm trưởng thànhgiao hợp, sinh đẻ trong những vùng biển có độ sâu 70 m với nhiệt độ 26-28 0C, độ mặnkhá cao (35 ‰) Trứng nở ra ấu trùng và vẫn loanh quanh ở khu vực sâu này Tới giaiđoạn poslarvae, chúng bơi vào gần bờ và sinh sống ở đáy những vùng cửa sông cạn.Nơi đây điều kiện môi trường rất khác biệt: Thức ăn nhiều hơn, độ mặn thấp hơn, nhiệt
độ cao hơn, Sau 1 vài tháng, tôm con trưởng thành, chúng bơi ngược ra biển và tiếpdiễn cuộc sống giao hợp, sinh sản làm chọn chu kỳ
Ở Bắc Ecuador mùa đẻ rộ vào tháng 4-5 Ở Peru mùa tôm đẻ chủ yếu từ tháng
12 đến tháng 4 Tôm thẻ chân trắng thuộc loại có túi chứa tinh mở (open thelycum)
Trang 17khác với loại hình túi chứa tinh kín (closed thelycum) như của tôm sú và tôm he NhậtBản Trình tự của loại hình có túi chứa tinh mở là: (tôm mẹ) lột xác thành thục giaophối (thụ tinh) đẻ trứng ấp nở [2].
* Sự phát triển của buồng trứng
Theo Alaxa và Primavera (1979), quá trình phát triển của buồng trứng đượcchia thành 5 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1 (chưa thành thục): Buồng trứng dạng sợi mảnh nằm trên ruộttrong suốt, nhìn xuyên qua vỏ lưng thì không thấy được, không màu
Giai đoạn 2 (thành thục sớm): Buồng trứng phát triển tăng về thể tích và trọnglượng, có thể nhìn thấy xuyên qua vỏ mặt lưng
Giai đoạn 3 (thành thục cuối): Buồng trứng nhìn xuyên qua giáp đầu ngựcthấy rõ ràng, nhìn thấy một dải từ trên xuống, màu tối bắt đầu lan rộng Ở đốt bụng 1bắt đầu lớn lên, phình ra
Hình 2: Các giai đoạn buồng trứng của tôm thẻ chân trắng
5
Trang 18 Giai đoạn 4 (chín muồi): Trứng đã được tích lũy đầy đủ vật chất, buồng trứng
có màu xanh đậm, hạt trứng có màu xanh Buồng trứng ở đốt bụng 1 và 2 lan rộng rahai bên, dải buồng trứng dày hơn
Giai đoạn 5 (đẻ rồi): Đã đẻ hoàn toàn, quan sát ở mặt lưng chỉ thấy buồngtrứng chỉ còn vết dài Nếu giải phẫu thấy một vùng hơi vàng nhạt, đôi khi phần trướchoặc phần sau của trứng vẫn còn (không đẻ hoặc chỉ đẻ một phần)
Mặc dù việc phân chia các giai đoạn phát triển buồng trứng có khác nhau nhưngcác tác giả đều đi đến kết luận rằng: “Sự biến đổi màu sắc của buồng trứng tôm hePenaeidae được xem như là chỉ số thành thục của chúng” [7]
* Hoạt động giao vỹ
Tôm thẻ chân trắng là loài có thelycum hở Sự giao vĩ chủ yếu xảy ra vào banđêm Ban đầu, một hoặc nhiều con đực cùng đuổi theo con cái ở phía sau, con đựcdùng chủy và râu đẩy nhẹ dưới đuôi con cái, sau đó tôm đực lật ngửa thân và ôm concái theo hướng đầu nối đầu, đuôi nối đuôi hoặc xoay 1800 và giao vĩ ở tư thế đầu nốiđuôi Thời gian giao vĩ xảy ra tương đối nhanh khoảng 3-7 phút
Tôm cái được gắn túi tinh trước khi đẻ vài giờ hoặc trước đó vài ngày (lột xác
à thành thục à giao vỹ à đẻ) Túi tinh được dính vào thelycum của con cái, khôngđược bảo vệ chắc chắn nên dễ bị rơi rớt và tôm có thể giao vĩ trở lại [20]
Hình 3: Hoạt động giao vĩ của tôm thẻ chân trắng
Trang 19* Sức sinh sản và đẻ trứng
Trong thiên nhiên tôm trưởng thành, giao vĩ, sinh sản trong những vùng biển có
độ sâu 70 m với nhiệt độ 26–28 0C, độ mặn khá cao khoảng 35 ‰ [15]
Số lượng trứng tùy theo kích cỡ của tôm mẹ, tôm mẹ dài cỡ 14 cm có sức sinhsản tuyệt đối 10-15 vạn trứng, tôm mẹ có khối lượng từ 35 g có lượng trứng 100.000–250.000, trứng có đường kính 0,22 mm, sự phát triển của trứng sau khi đẻ đến giaiđoạn đầu tiên của Nauplius diễn ra trong khoảng 14 giờ [9]
Tôm cái đẻ trứng chủ yếu vào thời gian 9 giờ tối đến 3 giờ sáng Thời gian bắtđầu đẻ cho tới khi kết thúc chỉ mất 1-2 phút Trứng sau khi đẻ có màu vỏ đậu xanh.Các chùm tinh của tôm đực cũng được tái sinh nhiều lần Tôm cái trứng đã thành thụcnhưng không được thụ tinh vẫn có thể đẻ trứng bình thường nhưng ấp không nở Saukhi đẻ xong trứng trải qua các giai đoạn ấu trùng, tới poslarvae bơi vào gần bờ sông,sau vài tháng tôm con trưởng thành và bơi ra biển rồi giao vĩ tiếp
Sau mỗi lần đẻ hết trứng, buồng trứng lại phát dục tiếp Con đẻ nhiều nhất 10lần/năm, thường sau khi đẻ 3-4 ngày thì lột vỏ
2.1.4 Đặc điểm phát triển của các giai đoạn ấu trùng tôm thẻ chân trắng
Trứng sau khi được thụ tinh sẽ xẩy ra quá trình phân cắt, phát triển phôi và nở thành ấutrùng Nauplius Ấu trùng tôm thẻ lớn lên nhờ vào quá trình lột xác và biến thái quanhiều giai đoạn khác nhau để trở thành hậu ấu trùng postlarvae Trong vòng đời pháttriển, mỗi giai đoạn chúng có những đặc điểm về hình thái, dinh dưỡng và thích nghiđiều kiện môi trường khác nhau Căn cứ vào những đặc điểm đó cũng như sự thay đổihình thái bên ngoài mà người ta phân chia sự phát triển của ấu trùng tôm thẻ thành cácgiai đoạn khác nhau, cụ thể như sau:
* Giai đoạn Nauplius (N)
Ấu trùng N có hình dạng giống quả lê, có 3 đôi phụ bộ và một điểm mắt Ấu trùng
N trải qua 5 lần lột xác để tăng trưởng chủ yếu về chiều dài, các phần phụ và nội quan.Trên phần phụ có nhiều lông cứng, ở giai đoạn N1 lông cứng trên phần phụ trơn Từ
7
Trang 20giai đoạn N2 trở lên lông cứng có nhiều lông nhỏ dạng lông chim Mặt bụng xuất hiệncác mấu lồi là mầm của đôi hàm 2, 3; chân hàm 1, 2, 3 sau này Ấu trùng N bơi lội thụđộng, không định hướng, tự dưỡng bằng khối noãn hoàng mà không sử dụng thức ănbên ngoài
Hình 4: Ấu trùng giai đoạn Nauplius
Để phân biệt các giai đoạn phụ chúng ta dựa vào công thức cấu tạo gai đuôi,thời gian mỗi giai đoạn phụ kéo dài khoảng 7 giờ và cuối giai đoạn N ấu trùng dàikhoảng 0,54 mm [16] Thời gian biến thái của ấu trùng từ N1 đến Z1 tuỳ thuộc vào điềukiện nhiệt độ môi trường cũng như sức khoẻ của ấu trùng Nếu nhiệt độ từ 28-29 0Cthời gian chuyển giai đoạn là 42-48 giờ, nhiệt độ 26-28 0C là 48-52 giờ và nếu nhiệt độdưới 260C thời gian chuyển giai đoạn là 56 giờ [16] Theo nghiên cứu của Nguyễn VănChung (2004) thời gian chuyển giai đoạn là 44 giờ [3] hoặc 36-51 giờ [10]
* Giai đoạn Zoea (Z)
Sau khi kết thúc giai đoạn N ấu trùng chuyển sang giai đoạn Z Đặc điểm thayđổi lớn nhất ở giai đoạn này chính là việc ấu trùng bắt đầu sử dụng thức ăn bên ngoài,bơi lội theo kiểu ziczac Do tập tính sống trôi nỗi, bắt mồi thụ động bằng các phụ bộ,giai đoạn này chúng ăn lọc cho nên chúng ăn tất cả những gì vừa cỡ miệng Hệ tiêu hoá
đã hình thành tương đối hoàn chỉnh, màng ruột dao động theo kiểu hình sin nên thức ăn
Trang 21được đẩy dọc theo ống tiêu hoá, một phần nhỏ thức ăn được tiêu hoá và hấp thụ quamàng ruột, phần lớn còn lại được thải ra ngoài qua hậu môn tạo thành đuôi phân, vì lý
do này nên ấu trùng Z có tập tính ăn liên tục Thức ăn chủ yếu là các lọa vi tảo
(Thalassiosira sp, Chaetoceros sp,…), hoặc các loài tảo lục Ngoài khả năng ăn lọc ấu
trùng Z vẫn có khả năng bắt mồi và ăn được các động vật nổi kích thước nhỏ (Nauplius
Artemia, luân trùng, ) đặc biệt cuối giai đoạn Z2 và Z3 Do đó trong sản xuất giống
nhân tạo người ta thường sử dụng tảo khô Spirulina sp kết hợp với thức ăn tổng hợp
(TĂTH), thức ăn tươi sống, tảo tươi, cho ăn nhiều lần trong ngày
Giai đoạn ấu trùng Z trải qua 3 lần lột xác tương
ứng với 3 giai đoạn phụ: Zoea1 (Z1), Zoea2 (Z2),
Zoea3 (Z3) [16]
- Zoea 1: Z1 thay đổi hẳn về hình thái so với
Nauplius
+ Cơ thể Z1 kéo dài chia làm 2 phần: Phần đầu
có vỏ giáp đính lỏng lẻo và phần bụng chưa phân đốt
có chạc đuôi Có thể phân biệt bằng mắt thường hai
giai đoạn N5 và Z1
+ Mắt đã xuất hiện nhưng chưa vươn cao lên khỏi
Carapace
+ Những đặc điểm khác: Ống tiêu hóa chạy từ
miệng đến hậu môn Có thể nhìn thấy thức ăn khi ấu
Trang 22+ Có chủy đầu, hai mắt xuất hiệ hoàn chỉnh, có cuống mắt tách rời nhau, phầnbụng đã chia thành 4 đốt
- Zoe 3
+ Chiều dài cơ thể khoảng 2,7 mm
+ Đã có phần đầu và phần ngực kết hợp tạo thành phần đầu ngực và được che phủ bởibởi giáp đầu ngực Ở mặt bụng cuối phần đầu ngực xuất hiện mầm 5 đôi chân
ngực Phần bụng có 7 đốt bao gồm 6 đốt bụng và 1 chạc đuôi, đốt bụng 6 dài cómầm chân đuôi
Thời gian mỗi giai đoạn phụ của Z phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, điều kiện dinhdưỡng cũng như thể trạng của ấu trùng trong đó điều kiện môi trường được coi là yếu tốquan trọng nhất Nếu nhiệt độ từ 28-29 0C thời gian mỗi giai đoạn phụ khoảng 30-36 giờ.Nhiệt độ 26-28 0C thời gian mỗi giai đoạn phụ khoảng 42-48 giờ và nếu nhiệt độ dưới 26 0Cthời gian cho mỗi giai đoạn là 52 giờ [9] Theo một số kết quả nghiên cứu khác nhiệt độ 27-
29 0C thời gian biến thái của giai đoạn Z là 101 giờ [17] và từ 105-120 giờ [3].* Giai đoạn Mysis (M)
Gồm 3 giai đoạn phụ Mysis 1 (M1), Mysis 2 (M2), Mysis 3 (M3) Mỗi giai đoạnphụ có những đặc trưng riêng về hình thái, là cơ sở để phân biệt các giai đọa phụ Ấutrùng ở giai đoạn này có hình dạng khá đặc biệt, chân đuôi của M phát triển dài bằngmấu đuôi, nhánh ngoài của ăng ten 2 bắt đầu dẹp để hình thành vẩy râu, cơ thể conggập Mysis sống trôi nổi và có đặc tính đầu chúc xuống dưới [16]
Ấu trùng M bơi lội kiểu búng ngược, vận động chủ yếu bởi 5 đôi chân bò.Mysis bắt mồi chủ động, thức ăn chủ yếu là động vật nổi kích cỡ nhỏ, các mảnh vụnhữu cơ trong nước Tuy nhiên chúng vẫn có thể ăn tảo silic, đặc biệt là ở giai đoạn phụM1 và M2
Trang 23Trong sản xuất giống nhân tạo hiện nay thường sử dụng hai loại thức ăn chính cho
M là TĂTH + thức ăn tươi sống là N của Artemia, một số nơi có cho ăn thêm tảo tươi, tảokhô trong TĂTH
Các giai đoạn phụ của M có thể phân biệt nhanh dựa vào sự hình thành mầmchân bụng
- M1: Dài 2,4–3,4 mm Đầu M1 chưa co mầm chân bụng, cuối M1 mầm chânbụng bắt đầu được hình thành
Trang 24Hình 10: Mysis 3
* Giai đoạn hậu ấu trùng postlarvae (PL)
Hậu ấu trùng PL của tôm đã có hình dạng của loài nhưng sắc tố chưa hoànthiện, nhánh trong ăng ten 2 chưa kéo dài PL bơi thẳng có định hướng về phía trướcbơi lội bằng 5 đôi chân bụng Cơ quan tiêu hóa, phát triển hoàn chỉnh thức ăn chủ yếu
là ấu trùng của các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ, Nauplius Copepoda, Nauplius
Artemia,
Về tập tính sống giai đoạn PL nhỏ (từ PL1 - PL5) chúng sống trôi nổi ở tầngtrên, từ PL6 chúng chuyển xuống sống đáy Đặc biệt ở giai đoạn này chúng có thể ănthịt nhau khi đói do đó trong ương nuôi ấu trùng cần cung cấp thức ăn đầy đủ cũng nhưduy trì độ trong của nước ở mức thích hợp từ 20 - 40 cm để hạn chế tình trạng hao hụt.Tuổi của PL được tính theo ngày còn thời gian lột xác phụ thuộc vào nhiệt độ, nếu độdưới 270C thì 2 ngày lột xác một lần,… [16]
Hình 11: Postlarvae
Trang 252.1.5 Nhu cầu dinh dưỡng của tôm thẻ Chân Trắng.
2.1.5.1 Nhu cầu protein
Tôm thẻ chân trắng được đánh giá là loài ăn tạp Chúng có thể ăn cả thức ăn cónguồn gốc từ động vật và thực vật Protein là thành phần quan trọng trong thức ăn củatôm Nhu cầu protein thay đổi theo giai đoạn phát triển của tôm và thay đổi tùy theoloài Nhu cầu protein của tôm thẻ chân trắng thấp hơn các loài ăn thiên về động vật như
P japonicus, P monodon, …Tỷ lệ protein trung bình thích hợp cho tôm thẻ khoảng
30-35% trong khi đó tôm sú là 35-39%, tôm he Trung Quốc cần 40-45% và tôm heNhật Bản 43-52%, …
Theo kết quả của Viện O.I của Mỹ cho thấy thức ăn có hàm lượng protein caokhông có lợi cho tăng trưởng, nâng cao năng suất, ngược lại còn làm gánh nặng cho cơthể, thức ăn không được hấp thụ hết sẽ theo phân ra ngoài làm ô nhiễm môi trường aonuôi
13
Trang 262.1.5.2 Nhu cầu lipid
Thành phần lipid có trong thức ăn tôm khoảng: 6-7,7% không nên quá 10%.Với hàm lượng lipid trong thức ăn >10% sẽ dẫn đến giảm tốc độ sinh trưởng, tăng tỷ lệ
tử vong, có thể do nguyên nhân mất cân bằng và thiếu dinh dưỡng (Akiyama, 1992)
Khác với động vật nước ngọt, giáp xác và các động vật biển khác đặc biệt ở giaiđoạn ấu trùng, không có khả năng chuyển hóa từ linoleic (18:2n-6) thành EPA và tiếptục chuyển hóa thành DHA Vì vậy việc sử dụng các loài vi tảo giàu EPA và DHA vàứng dụng các kĩ thuật làm giàu thức ăn sống để cung cấp các axit béo cần thiết cho tôm
là rất cần thiết Vi tảo và Artemia là thức ăn không thể thiếu trong quá trình ương nuôi
ấu trùng tôm [2]
2.1.5.3 Nhu cầu hydrat cacbon
Hydrat cacbon cùng với chất béo tạo ra nguồn năng lượng cho tôm Có vai tròquan trọng trong việc dự trữ năng lượng tổng hợp litin, steroid và chất béo Thức ăn cónhiều cellulose trong thức ăn tôm thì khả năng tiêu hóa chất khô tổng số giảm Người
ta đã xác định được hàm lượng cellulose không ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa
protein của P vannamei nhưng ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa protein của P aztecus (theo Shiau, 1997) Ở P vannamei có nhiều men tiêu hóa hydrat cacbon như: α-
amylaza, β-amylaza, saccharaza, kitinaza và xenlulaza Nên chúng có khả năng tiêu
hóa một phần cellulose do đó mà P vannamei ăn được thức ăn thực vật như tảo [1]
2.1.5.4 Nhu cầu vitamin
Nhu cầu vitamin ở tôm tùy thuộc vào kích cỡ, tuổi, tốc độ sinh trưởng, điều kiệndinh dưỡng và có quan hệ với các thành phần dinh dưỡng khác
Nhu cầu vitamin C ở tôm chỉ khoảng 50-80 mg/kg thức ăn, nhưng để bù đắplượng vitamin mất đi nên đề nghị hàm lượng vitamin C trong thức ăn công nghiệp là
1000 mg/kg thức ăn cho các loại có vỏ bọc hoặc 100 mg/kg thức ăn cho dẫn xuất bềnhơn với nhiệt độ (Akiyama 1992)
Trang 272.1.5.5 Chất khoáng
Chất khoáng là yếu tố tạo hình (đặc biệt là vỏ) giúp tôm tăng sức đề kháng đốivới sự biến động của môi trường và sự nhiễm trùng Giống như các động vật thủy sảnkhác, tôm có thể hấp thu và bài tiết chất khoáng trực tiếp từ môi trường vào nước thôngqua mang và bề mặt cơ thể Vì vậy nhu cầu khoáng ở tôm phụ thuộc nhiều vào hàmlượng chất khoáng có trong môi trường tôm đang sống
15
Trang 28CHƯƠNG3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.2 Thời gian nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu.
Thời gian nghiên cứu:từ ngày 05/08/2016 đến 25 / 12 / 2016
Địa điểm nghiên cứu: Trang trại nuôi tôm Thảo Linh, ấp Thống Nhất xã Vĩnh Thanh tỉnh Đồng Nai
3.3 Vật liệu nghiên cứu
Các loại thuốc hóa chất sử dụng:Chlorine, Iodine, Virkon, KMnO4, vôi, canxi nguyên liệu, magie nguyên liệu và bicarbonate
Bảng 1:Các loại thức ăn sử dụng trong quá trình ương nuôi tôm chân trắng thẻ
Thức ăn hỗn hợp dạng viên LOTUS 4001 0,02 - 0,20 g/con
Thức ăn hỗn hợp dạng viên LOTUS 4002 0,2 - 1,00 g/con
Thức ăn hỗn hợp dạng viên LOTUS 4003-P 6,00 - 8,00 g/con
Thức ăn hỗn hợp dạng viên LOTUS 4004-S 8,00 - 10,00 g/con
Thức ăn hỗn hợp dạng viên LOTUS 4004 10,00 - 20,00 g/con
Các trang thiết bị phụ trợ cho quá trình nuôi: Như xô chậu nhựa, chổi về
sinh đáy ao, cân thức ăn
Các thiết bị phục vụ cho nghiên cứu:
Như nhiệt kế, khúc xạ kế đo độ mặn, test pH, test canxi, test magie, test kiềm, test NH4/NH3
Trang 293.4 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Số liệu được thu thập, ghi chép hằng ngày và được xử lý bằng phần mềm excel.
17
Trang 30Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1Chuẩn bị ao nuôi
4.1.1Vị trí ao nuôi
Khi tiến hành khảo sát ao nuôi thì chúng ta cần chọn những địa điểm thuận lợi phục
vụ cho công việc nuôi tôm như phải có nguồn điện, môi trường và nguồn nước không
bị ô nhiễm.Vị trí ao nuôi cần thiết cho việc cấp thoát nước cũng như giao thông đi lạithuận lợi thì rất tốt
4.1.2 Thiết kế ao nuôi.
Ao nuôi tôm thẻ chân trắng tốt nhất nên đào ao hình vuông, bo góc Ao sâu khoảng1.2m – 1.5m và rộng từ 1000 – 2000 m2 Đối với ao ương thì sâu từ 1.2m – 1.5m vàrộng 300– 600 m2 để thuận lợi cho việc quản lí môi trường ao nuôi Hố xiphonchiếm 0.2-1% diện tích ao nuôi Tỉ lệ giữa ao nuôi/ao xử lí khoảng 30/70 hoặc40/60
Hình 12 : Quá trình đào ao
Trang 314.1.3 Xây dựng hố xiphon
Xây hố xinphon ở tâm đáy ao, với ao 1600 m2 thì hố sâu khoảng 1,3 – 1,8 m
và có đường kính khoảng 3 – 4 m
Hình 13: Đan vỉ sắt trước khi đổ bê tông hố xiphon
Hình 14: Đổ bê tông hố xiphon
19
Trang 32- Chức năng của hố xiphon: Hố xiphon là phần rất quan trọng trong hệ thống
ao, đây là nơi tập trung chất thả, thức ăn dư thừa, xác tôm lột và mùn bã hữu cơ
- Nếu không xây dựng hố xiphon, chúng ta sẽ không thể gom chất thải, thức
ăn dư thừa, xác tôm lột và mùn bã hữu cơ Khí đấy, sẽ tạo điều kiện thuậnlợi cho mầm bệnh phát triển và gây bệnh cho tôm
Những yêu cầu kỹ thuật khi thiết kế và xây dựng hố xiphon:
- Kích thước hố xiphon lớn từ 0.2-1% diện tích ao nuôi Nếu xây quá nhỏ thì
sẽ ảnh hưởng đến khả năng gom chất thải, còn nếu xây quá lớn thì lượngthức ăn bị cuốn vào hố sẽ nhiều dẫn đến lãng phí thức ăn
- Hố xiphon nên được xây dựng theo hình nón và có đan vỉ sắt bên trong đểđảm bảo về độ bền vật lý và thuận tiện cho việc vệ sinh
- Nên xây hố xiphon sâu từ 1,3-1,8 m Nếu xây quá nông thì sẽ ảnh hưởng đếnsức chứa của hố
- Phải tạo lỗ thoát nước và khí bên trong hố xiphon (chỉ mở ra lúc tháo cạnđáy ao)
Những lưu ý lúc vận hành:
- Những lúc tháo cạn nước phải tiến hành mở lỗ thoát nước trên thành hố đểtránh hiện tượng nứt, vỡ hoặc nổi hố xiphon
- Trong suốt thời gian nuôi,phải đóng kín các lỗ thoát nước, khí trên thành hố
để tránh nước bẩn và mầm bệnh xâm nhập vào ao
4.1.4 Lắp đặt hệ thống rãnh xương cá dưới đáy ao để thoát khí và nước.
Tùy vào thổ nhưỡng của từng vùng đất thì chúng ta có thể lắp đặt hệ thống xương cáhoặc không
Sự khác nhau giữa điều kiện thổ nhưỡng của từng vùng nuôi cũng ảnh hưởng đến kỹthuật thiết kế và xây dựng ao nuôi Như ở miền Trung đa số là đất cát nên khâu thiết kếchúng ta có thể bỏ qua công đoạn lắp đặt hệ thống thoát khí và nước ở dưới đáy bạt,
Trang 33nhưng đối với các tỉnh miền Nam thì lại có sự khác biệt, thổ nhưỡng ở đây là đất thịt,đất phù sa được các con sông lớn bồi đắp thường xuyên, nên phải có sự lựa chọn vị trí
ao nuôi thích hợp, trong khâu thiết kế đa số chung ta phải xây dựng hệ thống thoát khí
và nước dưới đáy bạt cho ao để đề phòng những rủi ro như: Nước đáy là nổi bạt, làmnổi hố xiphon,
Chức năng của hệ thống xương cá:
- Thu gom nước dưới đáy bạt, tránh hiện tượng phồng bạt do nước đáy quánhiều
- Thoát khí độc dưới đáy ao
Những yêu cầu kỹ thuật khi lắp đặt hệ thống xương cá:
- Phải đào sâu khoảng 15-20 cm, để đường ống không bị nổi trên mặt đáy và
dễ bị vỡ
- Yêu cầu lót 1 lớp cát ở dưới và trên ống, hạn chế bị tắc nghẽn đường ống.
- Nên làm ống có đường kính khoảng 6 cm, nếu làm quá lớn thì dễ bị vỡ, còn
làm quá nhỏ thì quá trình thu gom nước sẽ chậm
21