1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đối chiếu ẩn dụ ý niệm quê hương, đất nước trong tiếng việt và tiếng anh

159 620 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 159
Dung lượng 1,82 MB

Nội dung

Tuy nhiên, đến nay chưa có bất kì công trình nào đi sâu nghiên cứu, so sánh các ý niệm QUÊ HƯƠNG và ĐẤT NƯỚC trong tiếng Việt và tiếng Anh bằng cách sử dụng ẩn dụ ý niệm và mô hình tri n

Trang 1

Mở đầu 1

0.1 Lí do chọn đề tài 1

0.2 Lịch sử vấn đề 2

0.3 Mục đích nghiên cứu 7

0.4 Nhiệm vụ nghiên cứu 7

0.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

0.6 Phương pháp nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát 10

0.7 Những đóng góp mới của luận án 12

0.8 Cấu trúc của luận án 13

Chương 1 Cơ sở lí luận 14

1.1 Tiểu dẫn 14

1.2 Ngôn ngữ học tri nhận là gì 14

1.3 Ý niệm và ý niệm hóa 16

1.3.1 Ý niệm là gì 16

1.3.2 Phân biệt ý niệm với khái niệm 18

1.3.3 Ý niệm hóa là gì 20

1.4 Ẩn dụ ý niệm 23

1.4.1 Khái niệm về ẩn dụ ý niệm 23

1.4.2 Phân biệt giữa ẩn dụ ý niệm với ẩn dụ ngôn ngữ và biểu thức ngôn ngữ mang tính ẩn dụ 26

1.4.3 Cấu trúc của ẩn dụ ý niệm 27

1.4.4 Các miền ý niệm Nguồn phổ biến 32

1.4.5 Các loại ẩn dụ ý niệm 37

Trang 2

1.5.1 Mô hình tri nhận 50

1.5.2 Mô hình tri nhận lí tưởng 55

1.5.3 Các mô hình tri nhận phổ biến 57

1.6 Tiểu kết 60

Chương 2 Ẩn dụ ý niệm QUÊ HƯƠNG và ẩn dụ ý niệm ĐẤT NƯỚC trong tiếng Việt và tiếng Anh 62

2.1 Tiểu dẫn 62

2.2 Ẩn dụ ý niệm QUÊ HƯƠNG trong tiếng Việt và tiếng Anh 62

2.2.1 Ẩn dụ ý niệm QUÊ HƯƠNG trong tiếng Việt 62

2.2.2 Ẩn dụ ý niệm QUÊ HƯƠNG trong tiếng Anh 72

2.2.3 Tương đồng và dị biệt trong lối tri nhận của người Việt và người Anh về QUÊ HƯƠNG 81

2.3 Ẩn dụ ý niệm ĐẤT NƯỚC trong tiếng Việt và tiếng Anh 87

2.3.1 Ẩn dụ ý niệm ĐẤT NƯỚC trong tiếng Việt 87

2.3.2 Ẩn dụ ý niệm ĐẤT NƯỚC trong tiếng Anh 96

2.3.3 Tương đồng và dị biệt trong lối tri nhận của người Việt và người Anh về ĐẤT NƯỚC 108

2.4 Tiểu kết 114

Chương 3 Mô hình tri nhận QUÊ HƯƠNG và mô hình tri nhận ĐẤT NƯỚC trong tiếng Việt và tiếng Anh 116

3.1 Tiểu dẫn 116

3.2 Mô hình tri nhận QUÊ HƯƠNG trong tiếng Việt và tiếng Anh 116

3.2.1 Mô hình tri nhận QUÊ HƯƠNG trong tiếng Việt 116

Trang 3

3.3 Mô hình tri nhận ĐẤT NƯỚC trong tiếng Việt và tiếng Anh 128

3.3.1 Mô hình tri nhận ĐẤT NƯỚC trong tiếng Việt 128

3.3.2 Mô hình tri nhận ĐẤT NƯỚC trong tiếng Anh 134

3.3.3 Tương đồng và dị biệt trong lối tri nhận của người Việt và người Anh về ĐẤT NƯỚC 137

3.4 Tiểu kết 138

Kết luận 140

Danh mục công trình của tác giả 145

Danh mục tài liệu tham khảo 146

Trang 4

Bảng 2.1 Ẩn dụ ý niệm QUÊ HƯƠNG trong tiếng Việt

Bảng 2.2 Ẩn dụ ý niệm QUÊ HƯƠNG trong tiếng Anh

Bảng 2.3 Ẩn dụ QUÊ HƯƠNG trong tiếng Việt và tiếng Anh

Bảng 2.4 Ẩn dụ ý niệm ĐẤT NƯỚC trong tiếng Việt

Bảng 2.5 Ẩn dụ ý niệm ĐẤT NƯỚC trong tiếng Anh

Bảng 2.6 Ẩn dụ ý niệm ĐẤT NƯỚC trong tiếng Việt và tiếng Anh

Trang 5

MỞ ĐẦU

0.1 Lí do chọn đề tài

Sự ra đời của ngôn ngữ học tri nhận vào cuối những năm 1970 đã tạo ra một cuộc cách mạng và thổi một luồng gió mới vào ngành ngôn ngữ học Trong rất nhiều vấn đề cốt yếu của ngôn ngữ học tri nhận, có thể kể đến ý niệm, ẩn dụ ý niệm

và mô hình tri nhận Ý niệm là “một biểu hiện tinh thần, một ý tưởng, một tư tưởng tương ứng với một thực thể riêng biệt hay một lớp thực thể, hoặc với các thuộc tính điển dạng hay xác định của thực thể hay lớp thực thể ấy, vốn có thể cụ thể hay trừu tượng” [35, tr.285] Ẩn dụ ý niệm là “một trong những công cụ quan trọng nhất để chúng ta cố gắng hiểu một phần những vấn đề chúng ta không thể hiểu toàn bộ như: cảm xúc, các trải nghiệm về thẩm mĩ học, các chuẩn mực đạo đức và ý thức tinh

thần” [91, tr.194] Mô hình tri nhận là một trong những khái niệm hoàn toàn mới

được các nhà ngôn ngữ học tri nhận đề xuất, nó là cơ sở tri nhận quan trọng được sử dụng để tạo nên các phạm trù trong tư duy của con người Mô hình tri nhận là “hệ thống ý niệm liên quan với nhau theo cách mà để hiểu bất kì một ý niệm nào trong

số đó chúng ta phải hiểu cái cấu trúc toàn thể mà ý niệm đó ăn khớp với” [89, tr.111] Từ các khái niệm trên, có thể nói rằng ẩn dụ ý niệm và mô hình tri nhận là hai công cụ giúp chúng ta hiểu đầy đủ một ý niệm, trong đó ẩn dụ ý niệm là công cụ gián tiếp còn mô hình tri nhận là công cụ trực tiếp

Trong các ý niệm quan trọng, QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC là hai ý niệm gần như tồn tại trong ngôn ngữ của hầu hết các dân tộc Trong cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh, QUÊ HƯƠNG và ĐẤT NƯỚC được xem là những ý niệm cơ bản và là những

ý niệm trừu tượng Chính vì vậy, việc nghiên cứu, làm rõ các ý niệm này để làm rõ lối tri nhận của người Việt và người Anh, đồng thời qua đó chỉ ra những tương đồng

và dị biệt trong lối tri nhận giữa người Việt và người Anh là một việc làm hết sức cần thiết, có ý nghĩa cả về mặt lí luận lẫn thực tiễn Để làm được điều này, có thể sử dụng các công cụ trong ngôn ngữ học tri nhận mà hai trong số đó là ẩn dụ ý niệm và

mô hình tri nhận Theo tìm hiểu của chúng tôi, trên thế giới nói chung và ở Việt

Trang 6

Nam nói riêng đã có một số công trình nghiên cứu sử dụng một số công cụ trong ngôn ngữ học tri nhận để khảo sát, làm rõ hai ý niệm này Tuy nhiên, đến nay chưa

có bất kì công trình nào đi sâu nghiên cứu, so sánh các ý niệm QUÊ HƯƠNG và ĐẤT NƯỚC trong tiếng Việt và tiếng Anh bằng cách sử dụng ẩn dụ ý niệm và mô hình tri nhận để tìm hiểu những tương đồng và dị biệt trong lối tri nhận giữa người Việt và người Anh

Vì những lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Đối chiếu ẩn dụ ý niệm QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC trong tiếng Việt và tiếng Anh” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu

0.2 Lịch sử vấn đề

Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã có một số công trình nghiên cứu về quê hương và đất nước từ khía cạnh của cả ngôn ngữ học truyền thống lẫn ngôn ngữ học tri nhận như những nghiên cứu của Lakoff (1992) [90] và Kovecses (2010) [86], Nguyễn Thị Thanh Phượng (1997) [28], Nguyễn Văn Chiến (2004) [3], Nguyễn Đức Dân (2010) [138], Trịnh Sâm (2011) [29]

Trên thế giới, cả Lakoff (1992) [90], trong công trình Lí thuyết ẩn dụ đương đại, lẫn Kovecses (2010) [86], trong công trình Giới thiệu thực tiễn về ẩn dụ, đều

xếp ý niệm STATE (NHÀ NƯỚC) vào danh sách các miền ý niệm Đích trong tiếng Anh Kovecses (2010) [86], không chỉ xác định STATE (NHÀ NƯỚC) là một miền

ý niệm Đích trong tiếng Anh, mà còn đưa ra ẩn dụ ý niệm A STATE/COUNTRY IS

A PERSON (NHÀ NƯỚC/ĐẤT NƯỚC LÀ MỘT CON NGƯỜI) Theo ông, đất nước được người Mĩ xem như một con người vì nước Mĩ có những phẩm chất mà người Mĩ thường có như sẵn sàng “giúp đỡ” và “đón tiếp” những người người nhập

cư nghèo khó đang thực sự cần sự hỗ trợ [86, tr.65] Các nghiên cứu trên đây của Lakoff và Kovecses đã bước đầu tạo tiền đề quan trọng cho những người muốn nghiên cứu, làm rõ ý niệm ĐẤT NƯỚC, ẩn dụ ý niệm ĐẤT NƯỚC trong tiếng Anh nói riêng và trong các ngôn ngữ khác nói chung

Ở Việt Nam, đã có một số tác giả nghiên cứu các khía cạnh khác nhau liên quan đến từ “nước” trong tiếng Việt như những nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh

Trang 7

Phượng (1997) [28], Nguyễn Văn Chiến (2004) [3], Nguyễn Đức Dân (2010) [138], Trịnh Sâm (2011) [29], nghiên cứu về từ khóa “quê” trong tiếng Việt (so sánh đối chiếu với tiếng Anh và tiếng Nga) của Lê Thị Kiều Vân (2012) [42]

Luận văn thạc sĩ “Tìm hiểu từ ngữ sông nước trong đời sống văn hóa Việt Nam” năm 1997 của Nguyễn Thị Thanh Phượng [28] đã nghiên cứu miền ý niệm

sông nước trong tri nhận của người Việt thông qua 07 lĩnh vực cơ bản: (i) Miền các dạng nước, (ii) Miền vật chứa nước và các yếu tố bộ phận liên quan đến vật chứa, (iii) Miền loài vật đặc trưng sống ở nước, (iv) Miền công cụ đánh bắt, (v) Miền phương tiện di chuyển và các bộ phận của phương tiện, (vi) Miền đặc tính, trạng thái và vận động thuộc nước, (vii) Miền các hoạt động của người ở nước Trong các miền ý niệm đó, tác giả đã phân tích và khái quát các hiện tượng ẩn dụ ý niệm trong

tư duy ngôn ngữ người Việt để tìm ra manh mối sông nước trong sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt Kết quả nghiên cứu đã khẳng định rằng dù trong phát ngôn, người Việt

từ xưa đến nay không nhận ra mình đang sử dụng các từ ngữ sông nước nhưng thực

tế miền ý niệm sông nước đã ngấm ngầm trong con người họ từ bao đời nay Và, ý niệm sông nước chưa bao giờ và sẽ không bao giờ ngừng chảy trong tư duy của dân tộc Việt Nam với những đặc trưng hết sức người của nó

Năm 2004, trong cuốn sách Tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hóa Việt, Nguyễn

Văn Chiến [3] đã luận bàn rất cụ thể về nguồn gốc, ý nghĩa và vai trò của từ “nước” trong tiếng Việt, đồng thời so sánh ý nghĩa của từ “nước” với những từ ngữ cũng có nghĩa là “nước” trong ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam

Năm 2010, trong bài viết “Nước - một từ đặc Việt”, Nguyễn Đức Dân [138]

đã bàn về nguồn gốc, ý nghĩa và vai trò của từ “nước” trong tiếng Việt Theo tác giả, người Việt dùng từ nước để đặt tên cho đơn vị hành chính lớn nhất của mình,

nước có nghĩa là quốc gia Ngoài ra, từ nước còn được dùng theo nhiều nghĩa bóng,

đây là những cách dùng từ ngữ hiếm thấy ở các dân tộc khác trên thế giới Bài viết

cũng trích dẫn kết quả của một nghiên cứu cho thấy trong tiếng Việt, từ nước có

tính độc lập cao, nó kết hợp được với tính từ, động từ, danh từ theo những trật tự khác nhau Cụ thể là so sánh với tiếng Anh, tiếng Việt có 117 cụm từ trong đó có

Trang 8

yếu tố nước, sông trong số này có 97 cụm mà tiếng Anh lại diễn đạt bằng những từ khác chứ không phải là nước, sông (water, river) Bên cạnh đó, tuy tiếng Anh cũng

có 19 cụm từ chứa water, river nhưng ở cách nói tương ứng trong tiếng Việt lại

không dùng hai từ nước, sông

Trịnh Sâm (2011) [29] trong bài viết bàn về “Miền ý niệm sông nước trong tri nhận của người Việt”, trên cơ sở bức tranh thế giới về sông nước trong tiếng Việt,

đã tập trung phân tích một số bình diện trải nghiệm: định danh của từ nước, con người và dòng sông, ẩn dụ sông nước Từ kết quả phân tích trải nghiệm về định danh của từ nước, tác giả đã rút ra được hai kết cấu Một là, X + nước trong đó X là vật chứa Vật chứa ở đây theo tác giả bao gồm (i) vật chứa liên quan trực tiếp đến

bộ phận cơ thể người, (ii) vật chứa là dụng cụ nhân tạo và (iii) vật chứa có thể là tự

nhiên hay nhân tạo Hai là, cấu trúc nước + X trong đó X có thể do nhiều từ thuộc

nhiều trường nghĩa khác nhau đảm nhiệm bao gồm (i) X là bộ phận cơ thể của con người hoặc có liên quan đến chúng, (ii) X là các từ ngữ chỉ sở thuộc và (iii) X là hoạt động, trạng thái, nguồn gốc, tính chất của nước

Trên bình diện trải nghiệm con người và dòng sông, Trịnh Sâm (2011) [29] đã chỉ ra được quan hệ giữa cuộc đời con người và dòng sông, theo đó kết quả phân

tích ngữ liệu đã chỉ ra rằng “người Việt vừa dùng phương thức đồng xuất hiện trải nghiệm [91, tr.156] và tương đồng trải nghiệm [91, tr.156] để tri nhận về sông

nước” [29, tr.4] Ngoài ra, bài viết cũng thống kê các ẩn dụ ý niệm liên quan đến sông nước như HÀNH TRÌNH ĐỜI NGƯỜI LÀ HÀNH TRÌNH CỦA DÒNG SÔNG, DÒNG ĐỜI LÀ DÒNG SÔNG, CUỘC ĐỜI LÀ VẬT CHỨA, MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI LÀ NƯỚC, ỨNG XỬ CỦA CON NGƯỜI LÀ VẬN ĐỘNG CỦA NƯỚC Tác giả khẳng định “miền ý niệm sông nước có một vị trí hết sức đặc biệt trong hoạt động trí não của người Việt trên cả bình diện ý thức cũng như tiềm thức” [29, tr.9]

Luận án tiến sĩ Tìm hiểu đặc trưng văn hóa và tri nhận của người Việt thông qua một số “từ khóa” (So sánh đối chiếu tiếng Việt với tiếng Anh và tiếng Nga),

năm 2012 của Lê Thị Kiều Vân [42] là một trong những công trình nghiên cứu đầu

Trang 9

tiên đi sâu làm rõ từ khóa “quê” từ góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận Luận án đã khảo sát những ý niệm được biểu đạt qua từ khóa “quê” trong tiếng Việt để tìm hiểu đặc trưng văn hóa và tri nhận của người Việt, có sự so sánh với tiếng Anh và tiếng Nga Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, trong tiếng Việt, có 3 ý niệm được biểu đạt qua

từ khóa “quê”, đó là: (1) Ý niệm QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, TỔ QUỐC - là một quốc gia, một dân tộc nơi con người có sự gắn bó tự nhiên về mặt tình cảm, (2) Ý niệm QUÊ là nơi gia đình, dòng họ đã qua nhiều đời làm ăn sinh sống có sự gắn bó

tự nhiên về tình cảm, và (3) Ý niệm QUÊ đối lập với TỈNH

Theo Lê Thị Kiều Vân (2012) [42] thì ý niệm QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC,

TỔ QUỐC là một quốc gia, một dân tộc nơi con người có sự gắn bó tự nhiên về mặt tình cảm vì trong tâm thức của người Việt, “quê hương” không chỉ trong phạm vi một làng, “quê hương” không chỉ của một người mà là quê chung của hàng triệu người qua hàng ngàn đời nay Trường từ vựng “quê” còn bao hàm nét nghĩa “đất nước” vì tổ hợp “đất - nước” là một trong những biểu tượng văn hóa tâm linh thiêng liêng của người Việt, “đất nước” có giá trị biểu trưng lớn, “đất nước” là bờ cõi nước nhà Ý niệm QUÊ là nơi gia đình, dòng họ đã qua nhiều đời làm ăn sinh sống có sự

gắn bó tự nhiên về tình cảm Người Việt sử dụng quê quán để hàm ý nơi gốc rễ của

gia đình, dòng họ, là nơi trưởng thành của người cha, đó cũng có thể là nơi kê khai làm hộ khẩu hoặc chứng minh nhân dân

Ý niệm QUÊ đối lập với TỈNH Lê Thị Kiều Vân (2012) [42] cho rằng, mặc

dù hiện nay ranh giới giữa quê và tỉnh đã mờ đi rất nhiều nhưng trong tâm thức của người Việt quan niệm phân biệt quê - tỉnh vẫn còn tồn tại So sánh đối chiếu giữa

các ý niệm được biểu đạt qua từ khóa “quê” trong tiếng Việt với các ý niệm được biểu đạt qua từ khóa “homeland” (quê) trong tiếng Anh, tác giả nhận thấy hai điểm nổi bật sau Một là, về cơ bản trong tiếng Việt và tiếng Anh, các ý niệm QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, TỔ QUỐC – là một quốc gia, một dân tộc nơi con người có

sự gắn bó tự nhiên về mặt tình cảm và ý niệm QUÊ – là nơi gia đình, dòng họ đã qua nhiều đời làm ăn sinh sống có sự gắn bó tự nhiên về tình cảm tuy được thể hiện bằng các phương tiện khác nhau nhưng nhìn chung có sự tương đồng giữa hai ngôn

Trang 10

ngữ, ngoại trừ một điểm khác biệt đó là người Việt có thể dùng nơi sinh trưởng của người cha để kê khai khi làm hộ khẩu hoặc chứng minh nhân dân còn người Anh chỉ sử dụng nơi sinh khi kê khai trong lí lịch Hai là, đối với ý niệm QUÊ đối lập

với TỈNH, trong tiếng Việt thể hiện rất rõ sự phân biệt quê - tỉnh nhưng trong tiếng

Anh hầu như không thấy sự phân biệt này

Như vậy, luận án đã bước đầu xác định và làm rõ được một số ý niệm được biểu đạt qua từ khóa “quê” Tuy nhiên, vì luận án còn khảo sát ba từ khóa khác là

“phận”, “mặt”, “hồn” nên tác giả chưa thể đi sâu làm rõ hết các khía cạnh liên quan đến ý niệm này Do vậy, tác giả đề xuất “có thể mở rộng cách khảo sát đến các ẩn

dụ ý niệm như: quê hương là vật chứa, quê hương là đời người, quê cha là nguồn cội, quê hương là sự đổi thay, quê hương là quá khứ, v.v.” [42, tr.119] Bên cạnh

đó, do từ khóa “quê” trong luận án được khảo sát trong sự so sánh giữa tiếng Việt với tiếng Anh và tiếng Nga nên phần nào chưa cho thấy hết những tương đồng và dị biệt về tri nhận giữa hai dân tộc Việt - Anh Điều này đã mở ra một hướng nghiên cứu cho những người có mong muốn tiếp tục kế thừa, bổ sung và phát triển những vấn đề liên quan đến các ý niệm QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC

Tựu trung lại có thể thấy rằng, trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, đã có một số nghiên cứu liên quan đến ý niệm QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC Các tác giả Nguyễn Văn Chiến (2004) [3] và Nguyễn Đức Dân (2010) [138] đã khảo sát các khía cạnh liên quan đến “nước” theo cách nhìn của ngôn ngữ học truyền thống Các tác giả Lakoff (1992) [90], Kovecses (2010) [86], Nguyễn Thị Thanh Phượng (1997) [28], Trịnh Sâm (2011) [29], Lê Thị Kiều Vân (2012) [42] lại

có cách tiếp cận hai ý niệm QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC từ góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận nhưng mỗi tác giả lại sử dụng các công cụ khác nhau và làm rõ hai ý niệm này ở một mức độ nhất định Lakoff (1992) [90] và Kovecses (2010) [86] đã bước đầu xác định ĐẤT NƯỚC là một miền ý niệm Đích trong tiếng Anh, đồng thời chỉ ra được miền ý niệm Nguồn CON NGƯỜI ánh xạ lên ý niệm ĐẤT NƯỚC, hình thành nên ẩn dụ ý niệm ĐẤT NƯỚC LÀ MỘT CON NGƯỜI Đây là một đóng góp quan trọng của hai tác giả, là cơ sở để tiến hành nghiên cứu ẩn dụ ý niệm

Trang 11

ĐẤT NƯỚC trong tiếng Anh Tuy nhiên, cả Lakoff lẫn Kovecses chỉ nghiên cứu ý niệm ĐẤT NƯỚC trong tiếng Anh và mới chỉ ra được một miền ý niệm Nguồn CON NGƯỜI, hoàn toàn không có sự so sánh đối chiếu với ẩn dụ ý niệm ĐẤT NƯỚC trong ngôn ngữ khác

Nguyễn Thị Thanh Phượng (1997) [28] đã nghiên cứu các miền ý niệm sông nước thông qua việc sử dụng công cụ ẩn dụ ý niệm trong ngôn ngữ học tri nhận Trịnh Sâm (2011) [29] đã sử dụng hai phương thức đồng xuất hiện trải nghiệm và tương đồng trải nghiệm trong ngôn ngữ học tri nhận để làm rõ miền ý niệm SÔNG NƯỚC Lê Thị Kiều Vân (2012) [42] sử dụng công cụ “từ khóa” để làm rõ các ý niệm được biểu đạt qua từ khóa “quê” Như vậy, đến nay chưa có nghiên cứu nào đi sâu khảo sát, làm rõ các ý niệm QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC trong tiếng Việt và tiếng Anh bằng cách sử dụng ẩn dụ ý niệm và mô hình tri nhận để tìm hiểu tri nhận của người Việt và người Anh Vì vậy, đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu đối chiếu ẩn dụ ý niệm QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC trong tiếng Việt và tiếng Anh

0.3 Mục đích nghiên cứu

Luận án được thực hiện với mục đích góp phần thúc đẩy một hướng nghiên cứu còn tương đối mới, đã và đang thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, đó là ngôn ngữ học tri nhận

Cụ thể, thông qua việc phân tích, làm rõ ẩn dụ ý niệm QUÊ HƯƠNG và ẩn dụ ý niệm ĐẤT NƯỚC trong tiếng Việt và tiếng Anh, phân tích, làm rõ mô hình tri nhận QUÊ HƯƠNG và mô hình tri nhận ĐẤT NƯỚC, luận án sẽ góp phần làm sáng tỏ lối tri nhận của người Việt và người Anh về các ý niệm QUÊ HƯƠNG và ĐẤT NƯỚC, trên cơ sở đó có thể thấy được tính phổ quát của toàn nhân loại và tính đặc thù dị biệt của từng dân tộc

0.4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa những tri thức lí luận có liên quan đến đề tài

- Phân tích, làm rõ ẩn dụ ý niệm QUÊ HƯƠNG và ẩn dụ ý niệm ĐẤT NƯỚC trong tiếng Việt và tiếng Anh thể hiện thông qua các biểu thức ngôn ngữ trong các tác phẩm văn học

Trang 12

- Phân tích, làm rõ mô hình tri nhận QUÊ HƯƠNG và mô hình tri nhận ĐẤT NƯỚC được kích hoạt trong không gian tinh thần của người Việt và người Anh và được thể hiện thông qua các biểu thức ngôn ngữ trong các tác phẩm văn học

- Chỉ ra sự tương đồng và dị biệt trong lối tri nhận của người Việt và người Anh về các ý niệm QUÊ HƯƠNG và ĐẤT NƯỚC

Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu trên, chúng tôi tập trung trả lời câu hỏi nghiên cứu sau:

Tri nhận của người Việt và người Anh đối với các ý niệm QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC được thể hiện như thế nào?

Để trả lời câu hỏi nghiên cứu trên, chúng tôi sẽ phải trả lời hai câu hỏi cụ thể như sau:

1 Ẩn dụ ý niệm QUÊ HƯƠNG và ẩn dụ ý niệm ĐẤT NƯỚC trong tiếng Việt

và tiếng Anh được thể hiện như thế nào?

2 Mô hình tri nhận QUÊ HƯƠNG và mô hình tri nhận ĐẤT NƯỚC trong tiếng Việt và tiếng Anh được thể hiện như thế nào?

0.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là các biểu thức (hay các phát ngôn) có thể cho phép chỉ ra ẩn dụ ý niệm QUÊ HƯƠNG và ẩn dụ ý niệm ĐẤT NƯỚC trong tiếng Việt và tiếng Anh

Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê [25] năm 1997 thì quê hương được

hiểu là quê của mình, về mặt là nơi có sự gắn bó về mặt tình cảm hoặc là nơi đầu

tiên sản sinh ra cái gì đó phổ biến ra những nơi khác [tr.798] Quê hương có các từ đồng nghĩa: quê cha đất tổ, quê quán, quê Đất nước là miền đất đai, trong quan hệ với dân tộc làm chủ và sống trên đó [tr.304] Đất nước có các từ đồng nghĩa: giang

sơn, sơn hà, tổ quốc, nước, nước non, non sông

Theo Từ điển Anh - Anh dành cho người học ở cấp độ cao Oxford, tái bản lần thứ 7 [102] năm 2005 thì homeland là nơi bạn sinh ra hoặc sống khi còn trẻ [tr.746] Country là một vùng đất đang có hoặc đã từng có chính phủ và luật pháp, một vùng

Trang 13

đất có những đặc điểm địa lí đặc trưng, thích hợp cho một mục đích nào đó hoặc

gắn kết với một con người hoặc một dân tộc [tr.350] Country còn được hiểu là con

người của một quốc gia, dân tộc với tư cách tổng thể hoặc một quốc gia được xem xét như là một cộng đồng chính trị có tổ chức và được một chính phủ quản lí

[tr.1497] Ngoài ra, country còn có một nét nghĩa tương đối khác với các nét nghĩa trên, country là bất kì một khu vực nào ngoài thị trấn, thành phố với nhiều cánh

đồng, trang trại, rừng, v.v [tr.350]

Theo Từ điển Cambridge Anh - Anh dành cho người học ở cấp độ cao, tái bản lần thứ 3 [55] năm 2008 thì homeland là đất nước nơi bạn sinh ra [tr.690] Country

là một vùng đất có chính quyền và quân đội riêng [tr.320]; country còn có nghĩa là

vùng đất không nằm trong các thị trấn, các thành phố hoặc khu công nghiệp, được

sử dụng để canh tác hoặc để trong điều kiện tự nhiên [tr.320]

Theo Từ điển Longman Anh - Anh dành cho khảo thí [105] năm 2006 thì homeland là nơi bạn sinh ra và trải qua thời thơ ấu [tr.735] Country là một vùng đất

được chính phủ, tổng thống, vua cai trị [tr.338], là một đất nước được xem xét với

tư cách là một tổ chức chính trị Ngoài ra, country còn được hiểu là vùng đất không

nằm trong các thị trấn, các thành phố được sử dụng để trồng trọt [tr.338] hoặc một vùng đất thích hợp cho một hoạt động cụ thể và có những đặc điểm riêng hoặc gắn liền với một người, một dân tộc nhất định [tr.338]

Theo Từ điển Oxford về từ đồng nghĩa thì homeland có các từ đồng nghĩa sau:

native land (vùng đất bản địa), native country (đất nước bản địa), country of origin (nguyên quán), home (nhà), fatherland (vùng đất của cha), motherland (vùng đất của mẹ), mother country (quê hương của mẹ), land of one’s fathers (vùng đất của cha ông), the old country (cố hương) Country có các từ đồng nghĩa: state (nhà nước, quốc gia), sovereign state (đất nước có chủ quyền), kingdom (vương quốc), realm (vương quốc), territory (lãnh thổ), principality (công quốc), palatinate (lãnh địa), empire (đế quốc), commonwealth (khối thịnh vượng chung)

Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi không có ý định nghiên cứu các ý niệm QUÊ HƯƠNG và ĐẤT NƯỚC theo cách tiếp cận này mà

Trang 14

chúng tôi hướng đến nghiên cứu, khảo sát, làm rõ hai ý niệm trên bằng cách sử dụng ẩn dụ ý niệm và mô hình tri nhận, từ đó rút ra những tương đồng và dị biệt trong lối tri nhận của người Việt và người Anh Cụ thể, chúng tôi sẽ xác định các ý niệm Nguồn được người Việt và người Anh sử dụng để ánh xạ lên các ý niệm Đích QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, xác định các mô hình tri nhận được hai dân tộc Việt, Anh sử dụng làm khung tri nhận để làm rõ hai ý niệm QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC

Phạm vi nghiên cứu

Chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận án ở việc tìm hiểu ẩn dụ ý niệm và mô hình tri nhận

0.6 Phương pháp nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát

Phương pháp nghiên cứu

Trong luận án này chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:

- Phương pháp phân tích ngữ nghĩa theo hướng tri nhận luận: Phương pháp

này được sử dụng để phân tích hai ý niệm QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC trong tiếng Việt và tiếng Anh từ góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận

- Phương pháp phân tích mô tả: Phương pháp này được sử dụng để mô tả ẩn

dụ ý niệm QUÊ HƯƠNG và ẩn dụ ý niệm ĐẤT NƯỚC; mô hình tri nhận QUÊ HƯƠNG và mô hình tri nhận ĐẤT NƯỚC trong tiếng Việt và tiếng Anh

- Phương pháp so sánh đối chiếu: Đây là phương pháp được sử dụng xuyên

suốt trong toàn bộ đề tài Trên cơ sở mô tả ẩn dụ ý niệm QUÊ HƯƠNG và ẩn dụ ý niệm ĐẤT NƯỚC, mô hình tri nhận QUÊ HƯƠNG và mô hình tri nhận ĐẤT NƯỚC trong tiếng Việt và tiếng Anh, chúng tôi sẽ tiến hành so sánh đối chiếu để tìm ra sự tương đồng và dị biệt giữa ẩn dụ ý niệm QUÊ HƯƠNG trong tiếng Việt

và ẩn dụ ý niệm QUÊ HƯƠNG trong tiếng Anh, giữa ẩn dụ ý niệm ĐẤT NƯỚC trong tiếng Việt và ẩn dụ ý niệm ĐẤT NƯỚC trong tiếng Anh; sự tương đồng và dị biệt giữa mô hình tri nhận QUÊ HƯƠNG trong tiếng Việt và mô hình tri nhận QUÊ HƯƠNG trong tiếng Anh, giữa mô hình tri nhận ĐẤT NƯỚC trong tiếng Việt và

mô hình tri nhận ĐẤT NƯỚC trong tiếng Anh Những so sánh đối chiếu như vậy

Trang 15

giúp thấy được những tương đồng và dị biệt trong lối tri nhận của người Việt và người Anh về hai ý niệm trên

Phạm vi tư liệu khảo sát

Trong quá trình thu thập tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu luận án, tác giả

đã khảo sát các tác phẩm thơ, truyện, tiểu thuyết tiếng Việt và tiếng Anh Tuy nhiên, sau khi thu thập, khảo sát rất nhiều nguồn tư liệu, tác giả nhận thấy một thực

tế là trong tiếng Việt phần lớn các biểu thức ngôn ngữ chứa đựng ý niệm QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC chủ yếu nằm trong các tác phẩm thơ, các biểu thức ngôn ngữ chứa đựng hai ý niệm QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC trong truyện, tiểu thuyết hầu như rất ít Ngược lại, trong tiếng Anh, các biểu thức ngôn ngữ chứa đựng hai ý niệm QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC trong các tác phẩm thơ chiếm số lượng rất nhỏ, các biểu thức ngôn ngữ chứa đựng hai ý niệm này chủ yếu tập trung trong các tác phẩm truyện và tiểu thuyết Đây là một trong những khó khăn mà tác giả gặp phải khi khảo sát tư liệu phục vụ nghiên cứu luận án này Chính vì vậy, sau khi cân nhắc, tác giả quyết định chọn phạm vi tư liệu khảo sát của luận án bao gồm:

- Tiếng Việt

+ Tuyển tập thơ Việt Nam 1945 - 1960, Nhà xuất bản Văn học, năm 1960; Tuyển tập thơ Việt Nam 1975 - 2000 (tập 1, 2, 3), Nhà xuất bản Hội nhà văn, năm 2001; Tuyển tập thơ của các tác giả: Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm, Trần Đăng Khoa, Chế Lan Viên, Hữu Thỉnh, Chính Hữu, Quang Dũng, Xuân Diệu, v.v Tổng

số bài được khảo sát là 1301 bài Trong đó có 405 bài trong Tuyển tập thơ Việt Nam 1945 - 1960, 504 bài trong Tuyển tập thơ Việt Nam 1975 - 2000 (tập 1, 2, 3)

và 392 bài Tuyển tập thơ của các tác giả: Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm, Trần Đăng Khoa, Chế Lan Viên, Hữu Thỉnh, Chính Hữu, Quang Dũng, Xuân Diệu, v.v

+ 20 truyện và tiểu thuyết của một số tác giả Bảo Ninh, Phùng Quán, Đỗ Chu, Nguyễn Huy Tưởng, v.v

- Tiếng Anh

Trang 16

+ 1030 bài thơ của các nhà thơ người Anh, trong đó có một số tác giả nổi tiếng như Thomas Stearns Eliot, William Blake, William Wordsworth, Robert Burns, Thomas More, v.v

+ 40 truyện và tiểu thuyết của các tác giả người Anh

0.7 Những đóng góp mới của luận án

Về mặt lí luận

Luận án là một trong những công trình nghiên cứu chuyên sâu về đối chiếu ẩn

dụ ý niệm QUÊ HƯƠNG và ẩn dụ ý niệm ĐẤT NƯỚC trong tiếng Việt và tiếng Anh Bằng phương pháp phân tích ngữ nghĩa theo hướng tri nhận luận và phương pháp mô tả, luận án bước đầu chỉ ra được một số miền ý niệm Nguồn ánh xạ lên hai miền ý niệm Đích là QUÊ HƯƠNG và ĐẤT NƯỚC để hình thành nên các ẩn dụ ý niệm QUÊ HƯƠNG và ẩn dụ ý niệm ĐẤT NƯỚC, trên cơ sở tổng hợp các ẩn dụ ý niệm để xác lập và lí giải mô hình tri nhận QUÊ HƯƠNG và mô hình tri nhận ĐẤT NƯỚC trong tiếng Việt và tiếng Anh Đồng thời, bằng phương pháp so sánh đối chiếu, luận án chỉ ra một số tương đồng và dị biệt giữa ẩn dụ ý niệm QUÊ HƯƠNG trong tiếng Việt với ẩn dụ ý niệm QUÊ HƯƠNG trong tiếng Anh, giữa ẩn dụ ý niệm ĐẤT NƯỚC trong tiếng Việt với ẩn dụ ý niệm ĐẤT NƯỚC trong tiếng Anh Luận án cũng chỉ ra một số tương đồng và dị biệt giữa mô hình tri nhận QUÊ HƯƠNG trong tiếng Việt với mô hình tri nhận QUÊ HƯƠNG trong tiếng Anh, giữa

mô hình tri nhận ĐẤT NƯỚC trong tiếng Việt với mô hình tri nhận ĐẤT NƯỚC trong tiếng Anh

Về mặt thực tiễn

Thông qua việc sử dụng ẩn dụ ý niệm để gián tiếp và mô hình tri nhận để trực tiếp làm rõ các ý niệm QUÊ HƯƠNG và ĐẤT NƯỚC trong tiếng Việt và tiếng Anh, luận án góp phần phản ánh những tương đồng và dị biệt trong lối tri nhận của người Việt và người Anh đối với các ý niệm QUÊ HƯƠNG và ĐẤT NƯỚC Việc nắm vững những tương đồng và dị biệt trong tri nhận giữa người Việt và người Anh đối với các ý niệm QUÊ HƯƠNG và ĐẤT NƯỚC sẽ giúp người học ngoại ngữ hạn

Trang 17

chế khả năng phạm lỗi, đồng thời hiểu được nguyên nhân dị biệt trong văn hóa, tri nhận qua đó tăng cường khả năng phân tích, xử lí các vấn đề ngôn ngữ

Luận án có những đóng góp đối với công tác giảng dạy và biên soạn giáo trình tiếng Anh ở Việt Nam và có ý nghĩa thực tiễn đối với việc nghiên cứu dịch thuật và biên soạn từ điển Luận án cũng cung cấp một kho tư liệu tương đối phong phú phục vụ cho việc nghiên cứu các ý niệm QUÊ HƯƠNG và ĐẤT NƯỚC

0.8 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung luận án bao gồm

03 chương:

Chương 1 Cơ sở lí luận

Nội dung chương 1 trình bày những vấn đề lí luận cơ bản nhất của ngôn ngữ học tri nhận có liên quan trực tiếp đến việc nghiên cứu làm rõ lối tri nhận của người Việt và người Anh đối với các ý niệm QUÊ HƯƠNG và ĐẤT NƯỚC Cụ thể, các vấn đề lí luận được trình bày trong chương này gồm ngôn ngữ học tri nhận là gì, ý niệm, ý niệm hóa, ẩn dụ ý niệm, mô hình tri nhận

Chương 2 Ẩn dụ ý niệm QUÊ HƯƠNG và ẩn dụ ý niệm ĐẤT NƯỚC trong tiếng Việt và tiếng Anh

Nội dung chương 2 tập trung phân tích, làm rõ các ý niệm Nguồn ánh xạ lên hai ý niệm Đích QUÊ HƯƠNG và ĐẤT NƯỚC trong tiếng Việt và tiếng Anh Trên

cơ sở đó rút ra một số tương đồng và dị biệt trong tri nhận của người Việt và người Anh đối với hai ý niệm trên

Chương 3 Mô hình tri nhận QUÊ HƯƠNG và mô hình tri nhận ĐẤT NƯỚC trong tiếng Việt và tiếng Anh

Dựa trên kết quả phân tích về ẩn dụ ý niệm QUÊ HƯƠNG và ẩn dụ ý niệm ĐẤT NƯỚC trong chương 2, nội dung chương 3 tập trung tổng hợp các ẩn dụ ý niệm này thành các mô hình tri nhận lí tưởng, đóng vai trò là cấu trúc toàn thể để trên cơ sở đó giúp chúng ta làm rõ ý niệm QUÊ HƯƠNG và ĐẤT NƯỚC, đồng thời so sánh những tương đồng và dị biệt giữa người Việt và người Anh trong tri nhận về QUÊ HƯƠNG và ĐẤT NƯỚC

Trang 18

ý niệm và khái niệm, quá trình ý niệm hóa - một trong những quá trình quan trọng

để làm rõ một ý niệm Vấn đề ẩn dụ ý niệm cũng được phân tích, làm rõ trên các khía cạnh: khái niệm, sự khác nhau giữa ẩn dụ ý niệm và ẩn dụ ngôn ngữ, cấu trúc của ẩn dụ ý niệm, ánh xạ giữa miền ý niệm Nguồn và miền ý niệm Đích Đồng thời, chúng tôi cũng liệt kê một số miền ý niệm Nguồn phổ biến được người Anh sử dụng để làm rõ các miền ý niệm Đích Chúng tôi cũng trình bày một số mô hình tri nhận và ứng dụng của từng mô hình trong việc giải quyết các vấn đề trong ngôn ngữ học tri nhận Cuối cùng, chúng tôi sẽ đi sâu phân tích cấu tạo của một mô hình tri nhận lí tưởng

1.2 Khái quát về Ngôn ngữ học tri nhận

Ngôn ngữ học tri nhận xuất hiện vào những năm cuối 1970 với các công trình nghiên cứu làm tiền đề của các nhà ngôn ngữ học Mĩ như Ngữ nghĩa tạo sinh của Lakoff (1971) [88], Ngữ nghĩa khung của Fillmore (1982b) [73], Ngữ pháp học tri nhận của Langacker (1987) [94], Ngữ nghĩa trong ngữ pháp học tạo sinh của Jackendoff (1972) [83], v.v Năm 1989, Hội ngôn ngữ học tri nhận và tạp chí “Ngôn ngữ học tri nhận” được thành lập, đánh dấu sự ra đời chính thức của ngôn ngữ học tri nhận Ở Việt Nam, ngôn ngữ học tri nhận đã được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu từ những năm cuối của thế kỷ XX Các tác giả Lý Toàn Thắng (2004) [34], (2005) [35], (2009) [37], Trần Văn Cơ (2007) [5], (2009) [6], (2011)

Trang 19

[7], Nguyễn Đức Dân (2000) [138], (2010) [139], Trịnh Sâm (2011) [29] tập trung giới thiệu những vấn đề mấu chốt trong lĩnh vực ngôn ngữ học tri nhận và giới hạn nghiên cứu của mình ở mức độ vận dụng lí thuyết Âu Mĩ vào các mảng thực tiễn tiếng Việt Ngoài ra, thời gian gần đây, đã có nhiều luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ

và khóa luận tốt nghiệp đại học được tiến hành với mục đích vận dụng lí thuyết của ngôn ngữ học tri nhận vào việc nghiên cứu làm rõ đặc trưng văn hóa và lối tri nhận của người Việt hoặc so sánh đặc trưng văn hóa và lối tri nhận của người Việt với đặc trưng văn hóa và lối tri nhận của một số dân tộc khác

Để hiểu một cách vắn tắt ngôn ngữ học tri nhận là gì, chúng ta có thể lấy định nghĩa của Lý Toàn Thắng (2008) [36] “Ngôn ngữ học tri nhận là một trường phái mới của ngôn ngữ học hiện đại, tiến hành nghiên cứu ngôn ngữ trên cơ sở vốn kinh nghiệm và sự tri giác của con người về thế giới khách quan cũng như cái cách thức

mà con người ý niệm hóa và phạm trù hóa các sự vật và sự tình của thế giới khách

quan đó” [36, tr.180] Đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học tri nhận là ngôn ngữ

tự nhiên của con người trong mối quan hệ với con người, thực hiện chức năng làm công cụ của tư duy, công cụ xử lí và chế biến thông tin để tạo ra tri thức và cảm xúc của con người Nói cách khác, nếu như ngôn ngữ học truyền thống xem ngôn ngữ là chìa khóa để con người tìm hiểu thế giới thì ngôn ngữ học tri nhận xem ngôn ngữ là cánh cửa để con người đi vào tìm hiểu tâm trí và bản thân của chính mình Vì vậy, không thể tách ngôn ngữ với tri nhận mà phải xác định ngôn ngữ tự nhiên là kết quả của hoạt động trí tuệ của con người, là một bộ phận cấu thành nên tri nhận của nhân loại Do ngôn ngữ là sản phẩm của quá trình tri nhận, sự thể hiện năng lực tri nhận của con người, nên ngôn ngữ học tri nhận phải nghiên cứu quan hệ giữa ngôn ngữ

và tri nhận, phải tìm hiểu đặc điểm tri nhận và cấu trúc tri nhận trong năng lực nhận thức của con người để trên cơ sở đó chỉ ra bản chất của ngôn ngữ

Hiện nay tồn tại hai quan điểm về phạm vi nghiên cứu của ngôn ngữ học tri nhận Theo nghĩa hẹp thì ngôn ngữ học tri nhận chủ yếu là ngữ nghĩa học tri nhận

và ngữ pháp học tri nhận của Mĩ với các tác giả như Lakoff (1971) [88], Jackendoff (1972) [83] và Langacker (1987) [94] Theo nghĩa rộng thì ngôn ngữ học tri nhận

Trang 20

bao gồm nhiều hướng nghiên cứu khác như Ngữ nghĩa khung của Fillmore (1982b) [73], Lí thuyết ngữ nghĩa của Talmy (1983) [123] và Wierzbicka (1997) [132], Lí thuyết về không gian tinh thần của Fauconnier (1985) [68]

Các nghiên cứu gần đây của Ungerer và Schmid (1996) [126], Croft và Cruse (2004) [60] và Evans và Green (2006) [63] đều xác định ngôn ngữ học tri nhận có những nguyên lí sau: (1) ngôn ngữ không phải là một khả năng tự trị mà chỉ là một trong những khả năng và quá trình tri nhận ở con người, (2) ngữ nghĩa và ngữ pháp

là sự ý niệm hóa (3) tri thức ngôn ngữ nảy sinh ra từ sự sử dụng ngôn ngữ

1.3 Ý niệm và ý niệm hóa

1.3.1 Ý niệm là gì

Mục tiêu nghiên cứu của luận án là thông qua việc sử dụng hai công cụ trong ngôn ngữ học tri nhận là ẩn dụ ý niệm và mô hình tri nhận để làm rõ hai ý niệm QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC trong tiếng Việt và tiếng Anh Nói cách khác, hai ý niệm QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC chính là các đối tượng khảo sát của luận án Vì vậy, cần thiết phải làm rõ nội hàm ý niệm là gì, ý niệm có điểm gì khác với khái niệm để tạo cơ sở cho việc khảo sát, làm rõ hai ý niệm QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC trong các chương tiếp theo

Trên thế giới và ở Việt Nam đã có một số tác giả đi sâu nghiên cứu về ý niệm như Cruse (2006) [61], Lý Toàn Thắng (2005) [35], (2008) [36], Trần Trương Mỹ Dung (2005) [11], Trần Văn Cơ (2007) [5], (2011) [7]

Lý Toàn Thắng (2005) [35] cho rằng điều làm nên sự khác biệt giữa ngôn ngữ học truyền thống và ngôn ngữ học tri nhận đó là ngôn ngữ học truyền thống xem ý nghĩa là đối tượng nghiên cứu quan trọng nhất còn ngôn ngữ học tri nhận nhằm vào nghiên cứu ý niệm

Cruse (2006) [61] chỉ ra rằng “Ý niệm là những biểu tượng tinh thần chứa

đựng kiến thức về các phạm trù [89], ý niệm giúp con người sắp xếp mọi thứ vào

các phạm trù thích hợp” Nghĩa là, ý niệm tiếp cận thế giới qua các phạm trù thay vì phải tiếp cận từng đồ vật, trải nghiệm riêng biệt; điều đó đã mang lại cho ý niệm bốn ưu thế sau Một là, ý niệm cho phép con người học từ kinh nghiệm của chính

Trang 21

mình Thông thường, các sự kiện, trải nghiệm riêng biệt hiếm khi lặp lại, vì vậy lưu trữ chúng trong bộ nhớ sẽ vô ích Thay vào đó, nếu tập hợp các sự kiện, trải nghiệm

có những nét tương đồng lại với nhau, tạo thành các phạm trù, con người sẽ tích lũy kiến thức làm cơ sở lí giải các sự kiện, trải nghiệm tương tự xảy ra trong thực tế Hai là, giao tiếp sẽ không thực hiện được trừ khi các thành tố của ngôn ngữ gắn kết

với các phạm trù được ý niệm hóa [94] Ba là, ý niệm và kiến thức được lưu trữ

trong não bộ cho phép chúng ta xử lí được các sự vật, hiện tượng trên thế giới, đồng thời dự đoán được kết quả Và, bốn là, ý niệm giúp con người khái quát hóa một sự vật, hiện tượng nào đó thành các sự vật, hiện tượng khác Tác giả này kết luận ý niệm là yếu tố then chốt giúp hoạt động nhận thức của con người đạt hiệu quả Ý niệm được tổ chức thành những khối kiến thức tiềm tàng, miêu tả việc kết nối các

sự vật, hiện tượng, tình huống theo kinh nghiệm của chúng ta

Lý Toàn Thắng (2008) [36, tr.285] cho rằng: “Ý niệm trước hết không phải và không chỉ là kết quả của quá trình tư duy, quá trình phản ánh thế giới khách quan vào đầu óc con người; mà nó là sản phẩm của hoạt động tri nhận, nó là cái chứa tri thức và sự hiểu biết của con người về thế giới trên cơ sở kinh nghiệm từ đời này qua đời khác, nó vừa mang tính nhân loại phổ quát vừa mang tính đặc thù dân tộc” Theo Trần Văn Cơ (2007) [5], (2011) [7] thì ý niệm là đơn vị cơ sở của ngôn ngữ học tri nhận, được hình thành trong ý thức của con người Kinh nghiệm cảm tính trực tiếp mà con người thu nhận được là cơ sở để hình thành ý niệm Con người lấy chính kinh nghiệm của bản thân thể hiện trong ngôn ngữ thông qua ý niệm Ông cho rằng “Ý niệm là đơn vị tinh thần hoặc tâm lí của ý thức chúng ta, là đơn vị nội dung của bộ nhớ động, của từ vựng tinh thần và của ngôn ngữ bộ não, của toàn bộ bức tranh thế giới được phản ánh trong tâm trí con người Trong quá trình tư duy, con người dựa vào các ý niệm phản ánh nội dung các kết quả của hoạt động nhận thức thế giới của con người dưới dạng những lượng tử tri thức” [7, tr.93]

Trần Văn Cơ (2007) [5], (2009) [6] còn nói thêm “ý niệm nảy sinh trong quá trình cấu trúc hóa thông tin về một sự tình khách quan trong thế giới, cũng như những thế giới tưởng tượng và về sự tình khả dĩ trong những thế giới đó Các ý

Trang 22

niệm qui cái đa dạng của những hiện tượng quan sát được và tưởng tượng một cái gì

đó thống nhất, đưa chúng vào một hệ thống và cho phép lưu giữ những kiến thức về

thế giới” [7, tr.93] Từ đó ông nhấn mạnh “Ý niệm có cấu trúc trường - chức năng được tổ chức theo mô hình trung tâm và ngoại vi” [5, tr.141] Trong đó hạt nhân là

khái niệm, nằm ở trung tâm của trường – chức năng, nó mang tính phổ quát toàn nhân loại Nằm ở ngoại vi là những nét đặc trưng văn hóa, dân tộc trong đó yếu tố hàng đầu là giá trị vì nói đến văn hóa là nói đến các giá trị văn hóa

1.3.2 Phân biệt ý niệm với khái niệm

Luận án, như chúng tôi đã trình bày trong phần mở đầu, không có ý định nghiên cứu quê hương, đất nước với tư cách là các khái niệm theo quan điểm của ngôn ngữ học truyền thống mà tiếp cận quê hương, đất nước với tư cách là các ý niệm theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận Nói cách khác, luận án của chúng tôi tập trung nghiên cứu hai ý niệm QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC chứ không nghiên cứu hai khái niệm quê hương, đất nước Nhằm tạo tiền đề lí luận từ đó giúp hiểu rõ hơn cách tiếp cận vấn đề của luận án, sau đây chúng tôi sẽ trình bày quan điểm của một số tác giả về sự khác nhau giữa ý niệm với khái niệm

Lý Toàn Thắng (2008) [36] nhấn mạnh nếu khái niệm là đơn vị của tư duy thì

ý niệm là đơn vị của ý thức Ý niệm, theo ông, có thể được biểu hiện bằng ngôn từ

và có thể không Chẳng hạn, ý niệm “tim đen” nói về những ý nghĩ thầm kín và sâu

xa của con người, về nguyên tắc, phải giả định có sự tồn tại của một ý niệm khác nói về những ý nghĩ tốt đẹp của con người tuy nó không được “từ vựng hóa” trong tiếng Việt Ý niệm cũng bao quát hơn, toàn diện hơn cái “nghĩa biểu niệm” của từ,

vì nó hiện thân trong tất cả các cách sử dụng của từ (nghĩa đen hay nghĩa bóng, bình thường hay tu từ, v.v.) và không phải chỉ trong một từ Ông đưa ra định nghĩa về từ

“cây” và chỉ ra rằng người ta thường chỉ đưa ra những thuộc tính “cần và đủ” như là

“giống thực vật”, “có thân, lá rõ rệt”; không thấy ai nói đến thuộc tính chiều cao của

nó vì thường so với con người cây cao hơn Tuy nhiên, nếu như thế thì ta không thể hiểu được cái cơ sở tri nhận gì cho phép ta diễn đạt rằng:

- Có con cò trên cây tre kia kìa [36, tr.183]

Trang 23

Bởi vì nếu đó là một bụi sim hay bụi mua thấp hơn con người thì chắc là chúng ta sẽ phải nói khác, như trong một tiểu thuyết tiếng Anh dựng thành phim nổi tiếng:

- Tiếng chim hót trong bụi mận gai [36, tr.183]

Trần Văn Cơ (2011) [7] đã phân biệt sự khác nhau giữa khái niệm và ý niệm,

theo đó cả khái niệm và ý niệm đều xuất phát từ một một từ tiếng Anh concept Trong quá trình phát triển của ngôn ngữ học tri nhận, nội hàm của từ concept được

tách ra làm đôi, một phần được hiểu là khái niệm và một phần được hiểu là ý niệm

“Khái niệm là một hình thức của tư duy phản ánh những thuộc tính cơ bản, những mối liên hệ và quan hệ giữa các sự vật và hiện tượng trong sự mâu thuẫn và phát triển của chúng Khái niệm không chỉ trừu suất cái chung mà còn phân suất sự vật,

những thuộc tính và quan hệ của chúng” [7, tr.93] Với cách hiểu như vậy nên khái

niệm khoa học không mang tính ẩn dụ Như khái niệm mặt trời được hiểu là “thiên thể nóng sáng, ở xa Trái đất, là nguồn sáng và sưởi ấm chủ yếu cho Trái đất” còn

những cách nói như: “Mặt trời mọc, mặt trời lặn”, “Mặt trời trắng trên sa mạc”,

“Em là mặt trời của anh” là cách nói bóng bẩy không thể hiện khái niệm, mà là đặc

trưng của ý niệm [7, tr.93]

Trần Trương Mỹ Dung [dẫn theo 7, tr.95, 96] nghiên cứu tổng hợp ý kiến của

nhiều tác giả và rút ra sự khác nhau giữa ý niệm và khái niệm như sau:

(1) Ý niệm là sự kiện của lời nói, đó là lời nói được phát ngôn ra nên ý niệm khác với khái niệm

(2) Ý niệm gắn chặt với người nói và luôn định hướng đến người nghe Người nói và người nghe là hai bộ phận cấu thành của ý niệm

(3) Ý niệm mang tính chủ quan với nghĩa nó là một mảng của “bức tranh thế giới”, nó phản ánh thế giới khách quan qua lăng kính của ý thức ngôn ngữ dân tộc nên ý niệm mang tính dân tộc sâu sắc

(4) Ý niệm là đơn vị của tư duy của con người Hai thuộc tính không thể

tách rời của ý niệm là trí nhớ và tưởng tượng Ý niệm là một hành động

đa chiều, nếu là hành động của trí nhớ thì nó hướng về quá khứ, nếu là

Trang 24

hành động của trí tưởng tượng thì nó hướng về tương lai, còn nếu là hành động của phán đoán thì nó hướng về hiện tại

(5) Ý niệm, khác với khái niệm, không chỉ mang đặc trưng miêu tả mà còn

có cả đặc trưng tình cảm, ý chí và hình ảnh Ý niệm không chỉ suy nghĩ

mà còn cảm xúc Nó là kết quả của sự tác động qua lại của một loạt những nhân tố như truyền thống dân tộc, sáng tác dân gian, tôn giáo, hệ

tư tưởng, kinh nghiệm sống, hình tượng nghệ thuật, cảm xúc và hệ thống giá trị Ý niệm tạo ra một lớp văn hóa trung gian giữa con người

và thế giới Nó được cấu thành từ tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo

lí, pháp luật, phong tục tập quán và một số thói quen mà con người tiếp thu được với tư cách là thành viên của xã hội

(6) Ý niệm chứa đựng bốn thành tố: Khái niệm, cảm xúc, hình tượng và văn hóa Hai thành tố sau mang tính dân tộc sâu sắc

Tựu trung lại, có thể khái quát ý niệm như sau: Ý niệm là cái chứa tri thức và

sự hiểu biết của con người về thế giới trên cơ sở kinh nghiệm từ đời này qua đời khác, nó được cấu thành từ tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo lí, pháp luật, phong tục tập quán và một số thói quen mà con người tiếp thu được với tư cách là thành viên của xã hội Về cấu trúc, ý niệm được tổ chức theo mô hình trung tâm - ngoại

vi, trong đó trung tâm là khái niệm mang tính phổ quát toàn nhân loại còn ngoại vi

là các đặc trưng văn hóa, dân tộc Ý niệm chứa bốn thành tố là khái niệm, cảm xúc, hình tượng và văn hóa trong đó hình tượng và văn hóa mang tính dân tộc sâu sắc

1.3.3 Ý niệm hóa là gì

Từ những vấn đề lí luận về ý niệm, sự khác nhau giữa ý niệm và khái niệm, có thể khẳng định ý niệm là một trong những vấn đề quan trọng nhất của ngôn ngữ học tri nhận Tuy nhiên, ý niệm là một vấn đề phức tạp, vì vậy để làm rõ nội hàm của ý niệm đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu một trong những luận thuyết quan trọng của ngôn ngữ học tri nhận, đó là sự ý niệm hóa Xung quanh vấn đề này đã có nhiều học giả nghiên cứu, đi sâu phân tích, làm rõ như Lakoff và Johnson (1980) [91], Langacker (1987) [94], Evans và Green (2006) [67], Trần Văn Cơ (2011) [7]

Trang 25

Trong tác phẩm Ẩn dụ chúng ta đang sống, Lakoff và Johnson (1980) [91]

khẳng định ẩn dụ là trường hợp tiêu biểu của quá trình ý niệm hóa trong ngôn ngữ Hai ông cho rằng mỗi một phát ngôn được tạo sinh, một cách vô thức, đều có quá trình ý niệm hóa thông qua các miền kinh nghiệm của chúng ta Cách tiếp cận của Lakoff và Johnson (1980) [91] rất cụ thể, nhưng chính sự cụ thể này chỉ giúp chúng

ta xác định ẩn dụ ý niệm là một quá trình ý niệm hóa chứ hoàn hoàn không thể giúp chúng ta khái quát hóa ý niệm hóa là gì

Langacker (1987) [94], một trong những nhà ngôn ngữ học tri nhận hàng đầu thế giới, đã chỉ rõ ngữ nghĩa học là sự ý niệm hóa Ý niệm hóa không đơn giản chỉ

là sự chia cắt hiện thực thành các ý nghĩa mà còn bao gồm nhiều quá trình tinh thần khác nhau [94, tr.23]

Evans và Green (2006) [67, tr.162] cho rằng ý niệm hóa là một quá trình tạo nghĩa, theo đó các đơn vị ngôn ngữ đóng vai trò cầu nối cho các hoạt động ý niệm

và lĩnh hội kiến thức nền Theo như Evans và Green tổng hợp, có hai quan điểm khác nhau về vấn đề ý niệm hóa Theo quan điểm tri nhận, quá trình ý niệm hóa phát sinh từ cách sử dụng ngôn ngữ trong các tình huống cụ thể và kết quả của nó không khác nhau giữa ngữ nghĩa học và ngữ dụng học Nói cách khác, quá trình tạo nghĩa không chịu sự tác động của tình huống giao tiếp Ngược lại, lí thuyết không gian tinh thần lại cho rằng quá trình ý niệm hóa chịu sự tác động của tình huống giao tiếp Trong các tình huống giao tiếp khác nhau thì quá trình ý niệm hóa sẽ mang lại kết quả khác nhau

Coleman (2006) [58] cho rằng ý niệm hóa là quá trình theo đó một ý niệm được thụ đắc hay được học hỏi thường nhờ vào các ví dụ của thực thể thuộc về phạm trù và của các thực thể không thuộc về phạm trù đó Nói chung, nó bao gồm

sự học hỏi để phân biệt và nhận biết những thuộc tính cần yếu mà theo đó các thực thể được phân loại cũng như các qui tắc chế ước sự kết hợp các thuộc tính cần yếu vẫn có thể tách biệt nhau

Trần Văn Cơ (2011) [7, tr.103, 104] cho rằng ý niệm hóa thế giới là một quá trình quan trọng nhất của hoạt động tri nhận, nó bao gồm hai hoạt động chính là (1)

Trang 26

ngữ nghĩa hóa thông tin nhận được và (2) hình thành nên các ý niệm, cấu trúc ý niệm và toàn bộ hệ thống ý niệm trong não bộ con người Nói một cách hình tượng thì để hiểu về thế giới con người phải cắt thế giới ra từng mảng, tương tự như việc muốn hiểu cơ thể con người thì không có cách nào khác ngoài việc giải phẫu cơ thể

đó Việc cắt thế giới ra từng mảng để nhận thức được gọi là quá trình ý niệm hóa thế giới Tuy nhiên có một vấn đề phát sinh là thế giới mà chúng ta đang sống tồn tại khách quan và thống nhất cho tất cả mọi người nhưng khi cắt thế giới đó ra từng phần để hiểu thì mỗi dân tộc, thậm chí mỗi người lại sử dụng một lưỡi dao khác nhau, cách cắt khác nhau nên kết quả mang lại cũng khác nhau Nghĩa là, kết quả quá trình ý niệm hóa của các dân tộc, cá nhân khác nhau

Theo Iu D Aprexjan [dẫn theo 7, tr.180], con người ý niệm hóa thế giới theo 8

hệ thống chính như sau:

(1) Sự tri giác vật lí (thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác) Hệ thống tri giác này định vị trong các giác quan mắt, tai, mũi, lưỡi, da Nét nghĩa tối giản: “tri giác”

(2) Trạng thái sinh lí như đói, khát, mong muốn, v.v Chúng định vị ở những bộ phận khác nhau của thân thể Nét nghĩa tối giản: “cảm nhận” (3) Phản ứng sinh lí với những tác động bên trong và bên ngoài như lạnh, nóng, đỏ mặt, tim đập mạnh, v.v Phản ứng của những bộ phận khác nhau của thân thể (mặt, trái tim, họng) hoặc của thân thể nói chung Nét nghĩa tối giản: không có

(4) Hành động và hoạt động vật lí như đi, đứng, làm việc, nằm, vẽ, v.v Chúng được thực hiện nhờ tứ chi và thân thể Nét nghĩa tối giản: “làm” (5) Mong muốn như muốn, thèm, vươn tới, nén lòng, cám dỗ, quyến rũ, v.v Chúng định vị hoặc là trong thân thể hoặc là trong lòng Nét nghĩa tối giản “muốn”

(6) Tư duy hoạt động trí tuệ như tưởng tượng, hình dung, hiểu, tin, nhớ, quên, v.v Hoạt động trí tuệ định vị trong ý thức (trong đầu, trong bộ

Trang 27

não) và được thực hiện cũng chính nhờ những cơ quan này Nét nghĩa tối giản: “biết”, “cho rằng”

(7) Cảm xúc như yêu, nhớ, sợ, căm thù, hi vọng, thất vọng, v.v Ở con người, tất cả cảm xúc đều định vị trong lòng, tim hoặc ngực Nét nghĩa tối giản: “cảm thấy”

(8) Lời nói như hứa, yêu cầu, đòi hỏi, khuyên, tuyên bố, chửi, v.v Lời nói được thực hiện nhờ cái lưỡi Nét nghĩa tối giản: “nói”

Trên đây, luận án đã trình bày khái quát về ngôn ngữ học tri nhận, lí luận về ý niệm, cấu trúc của ý niệm, cách phân biệt ý niệm với khái niệm và hoạt động ý niệm hóa Đây là các tiền đề lí luận quan trọng để chúng tôi tiến hành khảo sát hai ý niệm QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC trong tiếng Việt và tiếng Anh Cụ thể, chúng tôi

sẽ sử dụng lí luận về ý niệm, cấu trúc của ý niệm để xác lập và chỉ ra các bộ phận cấu thành nên ý niệm QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, đặc biệt là xác định trung tâm của hai ý niệm QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, vốn chứa đựng cái phổ quát toàn nhân loại và ngoại vi của hai ý niệm trên, vốn chứa đựng cái đặc thù văn hóa của từng dân tộc Chúng tôi cũng sử dụng các quá trình ý niệm hóa để làm rõ hai ý niệm QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC mà một trong số đó là ẩn dụ ý niệm như được trình bày sau đây Trên cơ sở đó, rút ra những tương đồng và dị biệt trong tri nhận của người Việt và người Anh

1.4 Ẩn dụ ý niệm

1.4.1 Khái niệm về ẩn dụ ý niệm

Nhằm tạo cơ sở cho việc hiểu rõ hơn về ẩn dụ ý niệm, trước hết chúng ta hãy cùng điểm qua quá trình ra đời của lí thuyết ẩn dụ ý niệm Aristotle (350 tr CN) [44] xem ẩn dụ là một biện pháp tu từ và chỉ được nghiên cứu trong lĩnh vực phong cách học và tu từ học Ẩn dụ được định nghĩa bằng công thức “A là B” như trong ví

dụ “Juliet là mặt trời” Theo cách hiểu này, ẩn dụ hình thành dựa trên sự so sánh ngầm, đây chính là đặc điểm để phân biệt ẩn dụ với so sánh Trong phép so sánh ở

ví dụ trên, đối tượng so sánh được thể hiện trực tiếp như “Juliet đẹp chói lóa như

Trang 28

ánh mặt trời” Aristotle xem ẩn dụ là một đặc điểm của ngôn ngữ chứ không phải của tư duy đồng thời đó là một hiện tượng ở cấp độ từ chứ không phải ở cấp độ câu Một đại diện nữa theo quan điểm truyền thống, Ortony (1988) [100], (1993) [101] cho rằng ẩn dụ là một thuộc tính của ngôn ngữ hoặc hành động ngôn ngữ Ẩn

dụ, theo quan điểm này, được hình thành bởi sự tương đồng giữa hai thành phần, chủ đề và phương tiện chuyển tải Đồng tình với Ortony, Richards (1989) [107] đã đưa ra ẩn dụ “Tình yêu là một bông hồng màu đỏ” để chứng minh cho luận điểm trên, theo đó trong ẩn dụ này, tình yêu là chủ đề còn bông hồng màu đỏ là phương tiện chuyển tải và nền tảng chính là sự tương đồng giữa hai thành phần này mà

người đọc có thể suy ra Từ điển quốc tế mới tái bản lần 3 của Webster (1993) [127]

định nghĩa ẩn dụ như sau: “đó là một biện pháp tu từ trong đó một từ hoặc một ngữ

ám chỉ một sự vật hoặc hành động này thông qua một sự vật hoặc hành động khác

dựa trên sự tương đồng hoặc tương tự giữa chúng” Từ điển Bách khoa Britannica

[140] định nghĩa: “ẩn dụ là một biện pháp tu từ, ngầm so sánh hai thực thể không giống nhau, để phân biệt với so sánh, một hình thức so sánh công khai thường được thể hiện bằng các từ ‘like’ (‘như, như là’, theo sau là một danh từ) hoặc ‘as’ (‘như,

như là’, theo sau là một mệnh đề)”

Ẩn dụ đã được nhiều học giả trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như trong văn học có Hawkes (1972) [81], trong tu từ học có Perelman, (1982) [106] Các nhà tâm

lí ngôn ngữ học cũng có nhiều công trình nghiên cứu về ẩn dụ trước khi ẩn dụ trở

nên phổ biến trong ngôn ngữ học tri nhận với sự xuất hiện của kiệt tác Ẩn dụ chúng

ta đang sống do Lakoff và Johnson [91] viết vào năm 1980

Trong số các nhà ngôn ngữ học tri nhận, có lẽ Black (1962) [53] là người đầu tiên xem ẩn dụ là một công cụ tri nhận, nghĩa là ẩn dụ không chỉ là một phương cách biểu thị các tư tưởng bằng ngôn ngữ mà còn là một phương cách để tư duy về các sự vật Tiếp theo đó, các nghiên cứu của Lakoff và Johnson đã chỉ ra rằng ẩn dụ không chỉ được xem xét ở cấp độ từ ngữ mà phải được xem xét ở phạm vi tư duy và hành động Lí thuyết ẩn dụ ý niệm của Lakoff và Johnson (1980) [91] nhấn mạnh

“hệ thống ý niệm của con người về bản chất mang tính ẩn dụ, bao gồm cách hiểu

Trang 29

một sự vật này thông qua một sự vật khác và ẩn dụ là một công cụ quan trọng của ý niệm hóa” [91, tr.194] Theo hai ông, ẩn dụ ý niệm là các ánh xạ có tính hệ thống

giữa hai miền ý niệm: miền Nguồn [91, tr.266] là một phạm trù trải nghiệm được ánh xạ vào miền Đích [91, tr.266] là một phạm trù trải nghiệm khác Trọng tâm của

ẩn dụ ý niệm không phải là ngôn ngữ mà là phương thức chúng ta ý niệm hóa một miền tâm trí qua một miền tâm trí khác Vì vậy, ẩn dụ ý niệm đóng vai trò quan trọng trong việc xác định cách thức chúng ta nhận thức thế giới và cách thức chúng

(3) Thông thường ẩn dụ không dựa trên sự giống nhau;

(4) Ẩn dụ được sử dụng hàng ngày bởi người dân bình thường chứ không dành riêng cho giới học giả, trí thức;

(5) Ẩn dụ là quá trình tư duy và lập luận quen thuộc của loài người

Evans và Green (2006) [67, tr.303] cho rằng “ẩn dụ không chỉ là một vấn đề của ngôn ngữ mà còn phản ánh cấu trúc sâu theo cách mà hệ thống ý niệm được tổ chức Nghĩa là, chúng ta có thể hi vọng tìm thấy bằng chứng về ẩn dụ trong hệ thống tổ chức của loài người thay vì tìm thấy trong ngôn ngữ” Như vậy, Evans và Green cũng tán đồng quan điểm cho rằng ẩn dụ không phải là một hiện tượng ngôn ngữ mà là một hiện tượng của tư duy và hành động

Lý Toàn Thắng (2005) [35], (2009) [37] cho rằng “ẩn dụ ý niệm là một sự

“chuyển di” hay một sự “đồ họa” cấu trúc và các quan hệ nội tại từ miền ý niệm Nguồn sang miền ý niệm Đích [35, tr.25]

Trần Văn Cơ (2011) [7] thì cho rằng “Ẩn dụ ý niệm đó là một trong những hình thức ý niệm hóa, một quá trình tri nhận có chức năng biểu hiện và hình thành

những ý niệm mới và không có nó thì không thể nhận được tri thức mới” [7, tr.69]

Ẩn dụ là một cơ chế tri nhận nhờ đó những tri giác liên tục, tương tự đã trải qua quá

Trang 30

trình phạm trù hóa được đánh giá lại trong những bối cảnh ý niệm mới Với cách tiếp cận chung nhất, ẩn dụ được xem như là cách nhìn đối tượng này thông qua một đối tượng khác, và với ý nghĩa đó, ẩn dụ là một trong những phương thức biểu tượng tri thức dưới dạng ngôn ngữ Ẩn dụ thường không có quan hệ với những đối tượng cô lập riêng lẻ mà quan hệ với những không gian tư duy phức tạp (những miền kinh nghiệm cảm tính và xã hội) Trong quá trình nhận thức, những không gian tư duy không thể quan sát trực tiếp này thông qua ẩn dụ xác lập mối tương quan với những không gian tư duy đơn giản hơn hoặc với những không gian tư duy

có thể quan sát được như cảm xúc của con người có thể so sánh với lửa, các lĩnh vực kinh tế xã hội và chính trị có thể so sánh với trò chơi, v.v

Trần Văn Cơ (2011) [7, tr.69, 70] nhấn mạnh trong các biểu hiện ẩn dụ tương

tự diễn ra việc ý niệm hóa, theo đó không gian tư duy không thể quan sát trực tiếp được chuyển hóa thành không gian tư duy có thể quan sát trực tiếp Trong quá trình này, không gian tư duy không thể quan sát trực tiếp được ý niệm hóa và nhập vào trong hệ thống ý niệm chung của một cộng đồng nhất định Đồng thời cùng một không gian tư duy có thể được biểu tượng nhờ một hoặc một số ẩn dụ ý niệm

Tóm lại, ẩn dụ ý niệm, về bản chất, là một quá trình ý niệm hóa giữa hai miền

ý niệm Nguồn và Đích, trong đó một số thuộc tính, đặc điểm của miền ý niệm Nguồn được ánh xạ lên miền ý niệm Đích

1.4.2 Phân biệt giữa ẩn dụ ý niệm với ẩn dụ ngôn ngữ và biểu thức ngôn ngữ mang tính ẩn dụ

Có thể nhận thấy ẩn dụ truyền thống và ẩn dụ ý niệm có một số điểm khác biệt như sau Một là, “ẩn dụ truyền thống là một vấn đề của ngôn ngữ còn ẩn dụ ý niệm

là một vấn đề của tư duy” [91, tr.247]; ẩn dụ truyền thống là một thuộc tính của ngôn ngữ và hành động ngôn ngữ, tồn tại ở cấp độ từ ngữ còn ẩn dụ ý niệm không chỉ xem xét ở cấp độ từ ngữ mà còn phải được xem xét ở cấp độ tư duy và hành động Hai là, ẩn dụ truyền thống được xác lập dựa trên cơ chế tương đồng giữa hai thực thể khác nhau trong khi đó ẩn dụ ý niệm là một quá trình ý niệm hóa giữa hai miền ý niệm không tương đồng nhau, theo đó một số đặc điểm, thuộc tính của miền

Trang 31

ý niệm Nguồn được ánh xạ lên miền ý niệm Đích Ba là, ẩn dụ truyền thống vì là một vấn đề của ngôn ngữ nên chỉ được nghiên cứu trong lĩnh vực phong cách học

và tu từ học; ẩn dụ ý niệm vì là hoạt động của tư duy nên được sử dụng để giúp con người xác định cách thức chúng ta nhận thức thế giới, suy nghĩ và hành động Lakoff và Johnson (1980) [91] và Lakoff và Turner (1989) [93] đã phân biệt

ẩn dụ ý niệm với biểu thức ngôn ngữ mang tính ẩn dụ, theo đó ẩn dụ ý niệm là so sánh ngầm vì nó chứa đựng các cặp trong biểu tượng tinh thần của chúng ta còn biểu thức ngôn ngữ mang tính ẩn dụ là những mã hóa mà thông qua đó chúng ta hiểu được ẩn dụ ý niệm chứa đựng trong đó Nói cách khác, biểu thức ngôn ngữ mang tính ẩn dụ minh họa và diễn giải các ẩn dụ ý niệm, vì thế một ẩn dụ ý niệm có thể có rất nhiều biểu thức ngôn ngữ biểu thị nó Chẳng hạn, ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH có thể có rất nhiều biểu thức ngôn ngữ biểu thị nó Các nhà ngôn ngữ trên lí giải rằng trong đầu óc của chúng ta bao giờ cũng tồn tại hai hệ thống khác nhau: một hệ thống ý niệm liên quan đến tư duy và một hệ thống từ ngữ liên quan đến ngôn ngữ cho nên có thể nói ẩn dụ ý niệm thuộc về vấn

đề của tư duy và biểu thức ngôn ngữ mang tính ẩn dụ thuộc về vấn đề của ngôn ngữ Chính vì vậy, nếu các biểu thức ngôn ngữ mang tính ẩn dụ là cách chúng ta nói thì ẩn dụ ý niệm là cách chúng ta suy nghĩ

Việc xác định đặc trưng của ẩn dụ ý niệm, ẩn dụ ngôn ngữ và biểu thức ngôn ngữ mang tính ẩn dụ, chỉ ra các tiêu chí phân biệt giữa ẩn dụ ý niệm và ẩn dụ ngôn ngữ, giữa ẩn dụ ý niệm và các biểu thức ngôn ngữ mang tính ẩn dụ sẽ giúp các nhà nghiên cứu có cơ sở để xác định đâu là ẩn dụ ý niệm, ẩn dụ ngôn ngữ và biểu thức ngôn ngữ mang tính ẩn dụ Trong phạm vi luận án này, chúng tôi sẽ sử dụng các tiêu chí phân biệt trên để xác định và chỉ tiến hành khảo sát các ẩn dụ ý niệm QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC trong tiếng Việt và tiếng Anh, đồng thời loại trừ các ẩn dụ ngôn ngữ - vốn không thuộc đối tượng nghiên cứu của đề tài

1.4.3 Cấu trúc của ẩn dụ ý niệm

Ở phần trên, chúng tôi đã trình bày về ẩn dụ ý niệm, các tiêu chí để phân biệt giữa ẩn dụ ý niệm với ẩn dụ ngôn ngữ và biểu thức ngôn ngữ mang tính ẩn dụ

Trang 32

Trong mục này, chúng tôi sẽ đi sâu trình bày cấu trúc của ẩn dụ ý niệm thông qua việc làm rõ miền ý niệm Nguồn, miền ý niệm Đích và ánh xạ giữa miền ý niệm

Nguồn và miền ý niệm Đích

+ Miền ý niệm Nguồn và miền ý niệm Đích

Lakoff và Johnson (1980) [91] đã chỉ ra rằng cấu trúc của ẩn dụ ý niệm bao gồm ba thành tố chính: miền ý niệm Nguồn, miền ý niệm Đích và ánh xạ Cùng chung quan điểm với Lakoff và Johnson (1980) [91], Kovecses (2010) [86] cũng cho rằng một ẩn dụ ý niệm bao gồm hai miền ý niệm, trong đó một miền ý niệm được hiểu thông qua miền ý niệm còn lại Miền ý niệm mà chúng ta rút ra các biểu thức ẩn dụ để hiểu miền ý niệm còn lại được gọi là miền ý niệm Nguồn Miền ý niệm Đích là miền ý niệm được hiểu dựa trên sự phóng chiếu các thuộc tính từ miền

ý niệm Nguồn [86, tr.4] Miền ý niệm Nguồn thường cụ thể và thuộc về vật chất, miền ý niệm Đích thường trừu tượng hơn Ví dụ, THỜI GIAN, TÌNH YÊU, TRANH LUẬN trừu tượng hơn TIỀN BẠC, CUỘC HÀNH TRÌNH, CHIẾN TRANH Con đường ánh xạ đi từ phạm trù quen thuộc, cụ thể sang phạm trù không quen thuộc, trừu tượng Kinh nghiệm của chúng ta về thế giới vật chất được xem là một cơ sở tự nhiên và hợp lí để hiểu về những miền ý niệm trừu tượng hơn

Chúng ta cùng xem xét các ví dụ sau của Lakoff và Johnson (1980) [91, tr.8]:

You’re wasting my time

Anh đang lãng phí thời gian của tôi

 This gadget will save you hours

Món đồ điện tử này sẽ giúp anh tiết kiệm vài giờ

 I’ve invested a lot of time in her

Tôi đã đầu tư nhiều thời gian cho cô ấy

Dựa trên quan niệm truyền thống thật khó cho chúng ta để chỉ ra liệu các biểu thức ngôn ngữ trên có dấu hiệu của ẩn dụ hay không vì các động từ đều được dùng

đúng như nghĩa gốc trong Từ điển Cambridge Anh - Anh dành cho người học ở cấp

độ cao, tái bản lần 3 [55] thì waste (lãng phí) có nghĩa là to use too much of something or use something badly when there is a limited amount of it (sử dụng quá

Trang 33

nhiều một thứ gì đó hoặc làm hao tổn vô ích) [tr.1638]; save (tiết kiệm) có nghĩa là

to keep something, especially money for use in the future (để dành tiền sau này dùng) [tr.1266], và invest (đầu tư) có nghĩa là to put money into something to make

a profit (bỏ tiền vào một thứ gì đó để kiếm lời) [tr.761]

Tuy nhiên, sau khi phân tích, Lakoff và Johnson (1980) [91] đã phát hiện rằng chính trong những phát ngôn rất đời thường trên lại ẩn chứa một quá trình tư duy

của con người: con người đã dùng những từ ngữ gắn chặt với lĩnh vực tiền bạc để nói về một lĩnh vực khác là thời gian Con người xem tác động vào thời gian chẳng khác nào tác động vào tiền bạc (lãng phí tiền bạc, tiết kiệm tiền, đầu tư tiền) Cách

nói này được chấp nhận vì trong tâm trí của cả người nói và người nghe đều đã tự động thực hiện một quá trình chuyển di ý niệm từ phạm trù TIỀN BẠC sang phạm trù THỜI GIAN TIỀN BẠC được quan niệm là miền ý niệm Nguồn, THỜI GIAN được gọi là miền ý niệm Đích, và sự chuyển di ý niệm từ miền ý niệm Nguồn sang miền ý niệm Đích được gọi là ánh xạ Lakoff đã khái quát thành: THỜI GIAN LÀ TIỀN BẠC và gọi nó là ẩn dụ ý niệm

+ Ánh xạ tương ứng trong cấu trúc ẩn dụ ý niệm

Theo Lakoff và Johnson (1980) [91] thì do hệ thống ý niệm về bản chất mang tính ẩn dụ, cho nên có thể sơ bộ xác định những ý niệm nào phù hợp với miền ý niệm Nguồn, những ý niệm nào phù hợp với miền ý niệm Đích, đồng thời xác định hướng tương tác là từ miền ý niệm Nguồn đến miền ý niệm Đích Quan hệ tương tác giữa Nguồn và Đích, gọi là ánh xạ, nghĩa là những thuộc tính dẫn ra từ miền ý niệm Nguồn được ánh xạ lên miền ý niệm Đích Có thể phân tích sự ánh xạ của ẩn

dụ ý niệm GIẬN DỮ LÀ CHẤT LỎNG NÓNG TRONG VẬT CHỨA như sau:

Đỉnh của vật chứa => lí trí của người đang giận dữ Chất lỏng nóng trong vật chứa => sự giận dữ

Sức nóng của chất lỏng => mức độ giận dữ

Trang 34

Nguyên nhân làm tăng sức nóng

của chất lỏng

=> nguyên nhân giận dữ

Lakoff và Johnson (1980) [91, tr.254] cho rằng trong quá trình ánh xạ, không phải tất cả các thuộc tính dẫn ra từ miền ý niệm Nguồn được ánh xạ lên miền ý niệm Đích Chẳng hạn, trong ẩn dụ ý niệm LÍ THUYẾT LÀ TÒA NHÀ, phần lớn

các thuộc tính được dẫn ra từ miền ý niệm Nguồn TÒA NHÀ như nền tảng, lung lay, đổ sụp, v.v được ánh xạ lên miền ý niệm Đích LÍ THUYẾT, nhưng cũng có một số thuộc tính như màu sơn, dây điện, v.v không được ánh xạ từ TÒA NHÀ lên

LÍ THUYẾT

Khi đề cập đến hướng ánh xạ, Lakoff và Turner (1989) [93] cho rằng một trong những đặc điểm quan trọng của ẩn dụ ý niệm là quá trình ánh xạ chỉ diễn ra một chiều, từ miền ý niệm Nguồn sang miền ý niệm Đích, chứ hoàn toàn không theo chiều ngược lại Hai ông còn nhấn mạnh ngay cả trường hợp hai ẩn dụ ý niệm khác nhau cùng có chung các miền ý niệm thì quá trình ánh xạ cũng chỉ diễn ra một chiều Như, CON NGƯỜI LÀ MÁY MÓC và MÁY MÓC LÀ CON NGƯỜI được

mô tả lần lượt trong các ví dụ (1) và (2) sau:

(1) CON NGƯỜI LÀ MÁY MÓC

 John always gets the highest scores in maths; he’s a human calculator

John luôn đạt điểm toán cao nhất, cậu ấy là một cái máy tính

 He’s so efficient; he’s just a machine!

Anh ấy làm việc hiệu quả như cái máy

(2) MÁY MÓC LÀ CON NGƯỜI

 I think my computer hates me; it keeps deleting my data

Tôi nghĩ cái máy vi tính ghét tôi vì nó luôn xóa dữ liệu của tôi

 This car has a will of its own!

Chiếc xe này có quan điểm riêng!

Theo Lakoff và Turner (1989) [93] thì có vẻ như hai ẩn dụ ý niệm trên là hình ảnh phản chiếu của nhau, nhưng nếu đi sâu phân tích sẽ dễ dàng nhận thấy mỗi ẩn

Trang 35

dụ ý niệm có cách ánh xạ khác nhau Trong ẩn dụ ý niệm CON NGƯỜI LÀ MÁY MÓC, các thuộc tính cơ học, chức năng của máy tính như tốc độ, sự hiệu quả ánh

xạ lên con người Trong ẩn dụ ý niệm MÁY MÓC LÀ CON NGƯỜI, các thuộc tính

về cảm xúc, ý chí của con người ánh xạ lên máy móc Điều đó cho thấy ngay cả khi hai ẩn dụ ý niệm cùng chia sẻ một miền ý niệm thì về bản chất mỗi ẩn dụ đều có những đặc điểm riêng do được ánh xạ theo cách khác nhau

Lakoff và Turner (1989) [93] (dẫn theo 7, tr.58, 59) đã khái quát các bản chất điển hình của sự ánh xạ như sau:

(1) Sự ánh xạ phi đối xứng và mang tính bộ phận Ẩn dụ ý niệm không phản ánh và cũng không thể phản ánh được tất cả các bình diện của ý niệm xuất phát

(2) Ánh xạ là một quá trình chuyển tập hợp những thông tin từ các thực thể

ở miền ý niệm Nguồn sang các thực thể ở miền ý niệm Đích

(3) Ánh xạ ẩn dụ theo nguyên tắc một chiều: sơ đồ hình ảnh của miền ý niệm Nguồn được ánh xạ lên miền ý niệm Đích chứ không ngược lại (4) Sự ánh xạ không võ đoán mà có cơ sở trong cơ thể con người, trong kinh nghiệm thường nhật và trong tri thức

(5) Có hai loại ánh xạ: ánh xạ ý niệm và ánh xạ hình ảnh, cả hai đều phục tùng nguyên tắc bất biến

(6) Ánh xạ ẩn dụ thay đổi theo mức độ phổ quát: một số có tính phổ quát, một số khác được phổ biến rộng rãi, một số nữa do văn hóa qui định Lakoff và Tunner (1989) [93] nhấn mạnh các ngôn ngữ khác nhau thì các biểu thức ngôn ngữ mang tính ẩn dụ có thể không giống nhau nhưng vì hệ thống ý niệm

ở con người về cơ bản là phổ quát và ẩn dụ ý niệm là công cụ tri nhận của con người nên sự ánh xạ giữa miền ý niệm Nguồn và miền ý niệm Đích không phải là tùy tiện hay áp đặt chủ quan của cá nhân mà nó có bản chất nội tại, có cơ sở tri nhận nhất định và có tính tương quan rõ ràng Cơ sở của sự ánh xạ chính là nền tảng kinh nghiệm của con người Ánh xạ từ miền ý niệm Nguồn lên miền ý niệm Đích diễn ra trên cơ sở tương đồng về một số đặc điểm, thông qua sự tương tác, liên kết với nhau

Trang 36

trong kinh nghiệm, tri giác và đặc điểm văn hóa mà các ý niệm thuộc hai miền ý niệm cùng bắt nguồn

Như vậy, cấu trúc miền Nguồn và miền Đích trong ẩn dụ ý niệm đã chỉ ra rằng miền ý niệm Nguồn thường cụ thể, thuộc về vật chất, quen thuộc, miền ý niệm Đích thường trừu tượng, và để làm rõ một miền ý niệm Đích, đòi hỏi phải sử dụng các ý niệm Nguồn ánh xạ lên miền ý niệm Đích đó Trong cả tiếng Việt và tiếng Anh, QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC đều là các miền ý niệm Đích mang tính trừu tượng Vì vậy, để làm rõ hai ý niệm này, nhiệm vụ của chúng tôi là phải xác định các ý niệm Nguồn nào được người Việt và người Anh sử dụng làm miền ý niệm Nguồn ánh xạ lên ý niệm hai QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC

1.4.4 Các miền ý niệm Nguồn phổ biến

Các miền ý niệm Nguồn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các ẩn

dụ ý niệm và ánh xạ làm rõ các miền ý niệm Đích Do đó, trong quá trình nghiên cứu, các tác giả Lakoff (1992) [90] và Kovecses (2010) [86] đã rút ra một số miền ý niệm Nguồn phổ biến, bao gồm: CON NGƯỜI, CƠ THỂ CON NGƯỜI, VẬT CHỨA, BỀ MẶT, ĐỒ VẬT, CÂY CỎ, SỰ THỐNG NHẤT, SỰ ĐỔI THAY Sau đây, chúng tôi sẽ đi sâu làm rõ hơn về các miền ý niệm Nguồn phổ biến này

+ Miền ý niệm CON NGƯỜI

Theo Lakoff (1992) [90] thì nhân hóa là trường hợp đồ vật được “gán” cho các thuộc tính cụ thể của một con người Điều đó cho phép chúng ta hiểu được nhiều loại trải nghiệm và các thực thể thông qua các đặc tính và hành động của một con người Chẳng hạn như:

 His theory explained to me the behavior of chickens raised in factories

Lí thuyết của anh ấy đã giải thích cho tôi hành vi của những con gà được

nuôi trong các nhà máy

 Life has cheated me

Cuộc đời đã lừa gạt tôi

 Inflation is eating up our profits

Lạm phát đã ăn mất lợi nhuận của chúng ta

Trang 37

 Experiment gave birth to a new physical theory

Thí nghiệm đã sản sinh ra lí thuyết vật lí mới

Qua các biểu thức ngôn ngữ trên đây có thể nhận thấy những thực thể như lí thuyết, cuộc đời, lạm phát, thí nghiệm vốn không phải là con người nhưng lại mang các đặc tính của con người như giải thích, lừa gạt, ăn, sản sinh

Lakoff và Johnson (1980) [91] còn đưa ra hai ẩn dụ ý niệm: INFLATION IS

A PERSON (LẠM PHÁT LÀ MỘT CON NGƯỜI) [tr.33] và SOCIETY IS A PERSON (XÃ HỘI LÀ MỘT CON NGƯỜI) [tr.18] Đặc biệt, hai ông đã sử dụng nhiều biểu thức ngôn ngữ để giải thích cho ẩn dụ ý niệm LẠM PHÁT LÀ MỘT CON NGƯỜI :

 Inflation has robbed me of my savings

Lạm phát đã cướp đi số tiền tiết kiệm của tôi

 Inflation has given birth to a money-minded generation

Lạm phát đã sản sinh ra một thế hệ chỉ nghĩ đến tiền

Cùng chung quan điểm với Lakoff và Johnson (1980) [91], Kovecses (2010) [86, tr.68] cũng cho rằng SOCIETY IS A PERSON (XÃ HỘI LÀ MỘT CON NGƯỜI) Theo ông, khi một xã hội hoặc một quốc gia được xem như một con người thì có thể suy ra rằng các quốc gia láng giềng là những “người hàng xóm” Những người hàng xóm này có thể có thái độ thân thiện hoặc thù địch, mạnh hoặc yếu, khỏe mạnh hoặc bệnh tật Trên thực tế, một quốc gia có thể mạnh hoặc yếu, nếu mạnh thì quốc gia đó được xem như người đàn ông còn nếu yếu thì được xem như người phụ nữ Xã hội còn được xem như một con người mang trong mình

nhiều bệnh tật Ví dụ: Politicians are being blamed for the ills of the society [86, tr.150] (Các chính trị gia đang bị lên án vì sự bệnh tật của xã hội, nghĩa là các chính

trị gia đang bị lên án vì các tệ nạn đang diễn ra trong xã hội)

+ Miền ý niệm CƠ THỂ CON NGƯỜI

CƠ THỂ CON NGƯỜI là miền ý niệm được cả Lakoff và Johnson (1980) [91] và Kovecses (2010) [86] sử dụng làm ý niệm Nguồn ánh xạ lên các miền ý niệm trừu tượng khác như TÂM TRÍ: THE MIND IS THE BODY (TÂM TRÍ LÀ

Trang 38

CƠ THỂ), XÃ HỘI: SOCIETY IS A BODY (XÃ HỘI LÀ MỘT CƠ THỂ) Kovecses (2010) [86, tr.18] cho rằng CƠ THỂ CON NGƯỜI là một ý niệm Nguồn

lí tưởng vì chúng ta hiểu rất rõ cơ thể của mình Các bộ phận cơ thể thường được

dùng làm ý niệm Nguồn là đầu, mặt, chân, tay, lưng, tim, xương, vai, v.v Ví dụ, the heart of problem (trái tim của vấn đề, nghĩa là trọng tâm của vấn đề), head of the department (đầu của khoa/phòng, nghĩa là trưởng khoa/phòng)

+ Miền ý niệm VẬT CHỨA và BỀ MẶT

Lakoff và Johnson (1980) [91, tr.92] cho rằng VẬT CHỨA là một khoảng không gian giới hạn được tạo thành bởi một bề mặt, một khu vực trung tâm và ngoại vi xung quanh để chứa các loại vật chất Theo Lakoff và Johnson thì BỀ MẶT là một dạng VẬT CHỨA đặc biệt Ông cho rằng cơ thể của chúng ta được ngăn cách với thế giới bên ngoài bởi bộ da của mình Vì vậy, chúng ta xem tất cả những gì bên ngoài bộ da của mình là thế giới bên ngoài Nói cách khác, mỗi người chúng ta là một vật chứa với một bề mặt giới hạn và định hướng trong - ngoài Căn phòng, tòa nhà cũng là những vật chứa Di chuyển từ phòng này sang phòng khác là

di chuyển từ vật chứa này sang vật chứa khác Người ta thường dùng các giới từ

như into (vào), out of (ra) để diễn đạt vào một căn phòng, ra khỏi một căn phòng

Lakoff và Johnson đã đưa ra rất nhiều ẩn dụ ý niệm trong đó VẬT CHỨA là ý niệm Nguồn được sử dụng để ánh xạ lên các miền ý niệm khác, như:

ARGUMENT IS A CONTAINER ( LẬP LUẬN LÀ MỘT VẬT CHỨA)

 Your argument doesn’t have much content

Lập luận của anh không có nội dung gì cả

 That argument has holes in it

Lập luận đó có nhiều lỗ hổng

 I’m tired of your empty arguments

Tôi mệt vì các lập luận trống rỗng của anh

 I still haven’t gotten to the core of his argument

Tôi vẫn chưa tìm thấy điểm cốt lõi trong lập luận của anh ta

Trang 39

Cùng chung với quan điểm của Lakoff và Johnson (1980) [91], Kovecses (2010) [86] cho rằng VẬT CHỨA là một miền ý niệm Nguồn quan trọng, nó được dùng để ánh xạ lên các miền ý niệm trừu tượng và giúp chúng ta hiểu được các miền ý niệm trừu tượng đó

+ Miền ý niệm ĐỒ VẬT

Theo Lakoff và Johnson (1980) [91] thì ẩn dụ bản thể “cho phép chúng ta giải thích các hiện tượng trên thế giới bằng các thuật ngữ của loài người - những thuật ngữ chúng ta có thể hiểu trên cơ sở động lực, mục tiêu, hành động và đặc trưng của riêng chúng ta” [91, tr.34] Với cách hiểu như vậy thì chúng ta có thể giải thích một

ý niệm trừu tượng bằng cách sử dụng một loại đồ vật cụ thể làm ý niệm Nguồn để phóng chiếu lên nó Lakoff và Johnson [91, tr.28] đã đưa ra một ẩn dụ ý niệm trong

đó ĐỒ VẬT là miền ý niệm Nguồn, được sử dụng để phóng chiếu lên miền ý niệm Đích TÂM TRÍ:

THE MIND IS A BRITTLE OBJECT (TÂM TRÍ LÀ MỘT ĐỒ VẬT DỄ VỠ)

 Her ego is very fragile

Lòng tự trọng của cô ấy dễ vỡ

 She is easily crushed

Cô ấy dễ bị nghiền nát

 I’m going to pieces

Tôi sắp vỡ thành nhiều mảnh

+ Miền ý niệm CÂY CỎ

CÂY CỎ là một miền ý niệm Nguồn được cả Lakoff và Johnson (1980) [91]

và Kovecses (2010) [86] sử dụng để ánh xạ lên nhiều miền ý niệm Đích Ý TƯỞNG

và CON NGƯỜI, hình thành nên các ẩn dụ ý niệm Ý TƯỞNG LÀ CÂY CỎ, CON NGƯỜI LÀ CÂY CỎ

Ý TƯỞNG LÀ CÂY CỎ [91, tr.47]:

 His ideas have finally come to fruition

Cuối cùng thì ý tưởng của anh ta cũng ra hoa, kết trái

 That idea died on the vine

Trang 40

Ý tưởng đó chết trên cành nho

 It will take years for that idea to come to fall flower

Phải mất nhiều năm để ý tưởng đó nở hoa

 Mathematics has many branches

Toán học có nhiều nhánh (phân ngành)

 The seeds of his great ideas were planted in his youth

Hạt giống về những ý tưởng vĩ đại của anh ta được gieo trong thời kì anh ta

còn trai trẻ

CON NGƯỜI LÀ CÂY CỎ (CÂY TRÁI) [86, tr.123]:

 You look like a healthy apple I hope it’s not rotten inside

Trông anh giống như một quả táo ngon Tôi hi vọng bên trong quả táo không

bị thối rữa

+ Miền ý niệm SỰ THỐNG NHẤT

Năm 1992, khi trình bày danh mục các ẩn dụ ý niệm phổ biến trong tiếng Anh, Lakoff [90] đã đưa ra một ẩn dụ ý niệm đó là: LOVE IS A UNITY (OF TWO COMPLEMENTARY PARTS) - TÌNH YÊU LÀ SỰ THỐNG NHẤT (CỦA HAI PHẦN BỔ SUNG CHO NHAU) Năm 2010, trong bảng thống kê các ẩn dụ ý niệm trong tiếng Anh, Kovecses [86, tr.52] cũng đưa ra ẩn dụ ý niệm: LOVE IS UNITY - TÌNH YÊU LÀ SỰ THỐNG NHẤT Như vậy, SỰ THỐNG NHẤT là một ý niệm Nguồn được sử dụng để phóng chiếu lên các miền ý niệm khác

+ Miền ý niệm MÁY MÓC

MÁY MÓC là một miền ý niệm Nguồn phổ biến được Lakoff và Johnson (1980) [91], Lakoff (1992) [90] sử dụng ánh xạ làm rõ các ý niệm Đích TÂM TRÍ

và CON NGƯỜI, Kovecses (2010) [86] sử dụng để ánh xạ miền ý niệm TÂM TRÍ TÂM TRÍ LÀ MÁY MÓC:

 We’re still trying to grind out the solution to this equation

Chúng tôi đang cố gắng nghiền ngẫm tìm ra giải pháp cho đẳng thức này

 My mind just isn’t operating today

Hôm nay đầu óc tôi không hoạt động

Ngày đăng: 01/04/2017, 20:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Huy Cẩn (2005), Việt ngữ học dưới ánh sáng các lý thuyết hiện đại, Nxb. KHXH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt ngữ học dưới ánh sáng các lý thuyết hiện đại
Tác giả: Nguyễn Huy Cẩn
Nhà XB: Nxb. KHXH
Năm: 2005
2. Nguyễn Văn Chiến (1992), Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu các ngôn ngữ Đông Nam Á. Nxb. ĐHSP Ngoại ngữ Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu các ngôn ngữ Đông Nam Á
Tác giả: Nguyễn Văn Chiến
Nhà XB: Nxb. ĐHSP Ngoại ngữ Hà Nội
Năm: 1992
3. Nguyễn Văn Chiến (2004), Tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hóa Việt (Nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa). Nxb. KHXH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hóa Việt
Tác giả: Nguyễn Văn Chiến
Nhà XB: Nxb. KHXH
Năm: 2004
4. Trần Văn Cơ (2006), Ngôn ngữ học tri nhận là gì?, T/c Ngôn ngữ, Số 7, tr.1- 17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: T/c Ngôn ngữ
Tác giả: Trần Văn Cơ
Năm: 2006
5. Trần Văn Cơ (2007), Ngôn ngữ học tri nhận (ghi chép và suy nghĩ). Nxb. KHXH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ học tri nhận (ghi chép và suy nghĩ)
Tác giả: Trần Văn Cơ
Nhà XB: Nxb. KHXH
Năm: 2007
6. Trần Văn Cơ (2009), Khảo luận: Ẩn dụ tri nhận, Nxb. LĐ-XH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo luận: Ẩn dụ tri nhận
Tác giả: Trần Văn Cơ
Nhà XB: Nxb. LĐ-XH
Năm: 2009
7. Trần Văn Cơ (2011), Ngôn ngữ học tri nhận: Từ điển tường giải và đối chiếu. Nxb. Phương Đông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ học tri nhận: Từ điển tường giải và đối chiếu
Tác giả: Trần Văn Cơ
Nhà XB: Nxb. Phương Đông
Năm: 2011
8. Nguyễn Đức Dân (chủ biên), Hồng Dân, Nguyễn Hàm Dương, Nguyễn Công Đức. Dẫn luận ngôn ngữ; Tái bản lần thứ 6; Khoa Ngữ văn và Báo chí, Đại học KHXH & NV, ĐHQG TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận ngôn ngữ
9. Nguyễn Đức Dân (1993), “Phạm trù thứ tự trong tâm thức người Việt”, Những vấn đề ngôn ngữ và văn hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm trù thứ tự trong tâm thức người Việt”, "Những vấn đề ngôn ngữ và văn hóa
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Năm: 1993
10. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học – Tập 1, Nxb. Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ dụng học – Tập 1
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
Năm: 1998
11. Trần Trương Mỹ Dung (2005), Tìm hiểu ý niệm “buồn” trong tiếng Nga và tiếng Anh, T/c Ngôn ngữ, Số 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: buồn” trong tiếng Nga và tiếng Anh, "T/c Ngôn ngữ
Tác giả: Trần Trương Mỹ Dung
Năm: 2005
12. Nguyễn Văn Độ (2004), Tìm hiểu mối liên hệ Ngôn ngữ - Văn hóa, Nxb. ĐH Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu mối liên hệ Ngôn ngữ - Văn hóa
Tác giả: Nguyễn Văn Độ
Nhà XB: Nxb. ĐH Quốc gia Hà Nội
Năm: 2004
13. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Cơ sở ngôn ngữ học; Nxb. KHXH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngôn ngữ học
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: Nxb. KHXH
Năm: 2008
14. Nguyễn Thiện Giáp (2012), Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ. Nxb. Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: Nxb. Giáo Dục
Năm: 2012
15. Giáo trình triết học Mác - Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình triết học Mác - Lênin
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
16. Võ Kim Hà (2011), Ẩn dụ tiếng Việt nhìn từ lí thuyết nguyên mẫu. Luận án tiến sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ẩn dụ tiếng Việt nhìn từ lí thuyết nguyên mẫu
Tác giả: Võ Kim Hà
Năm: 2011
18. Hà Thanh Hải (2011), Đối chiếu phương thức ẩn dụ nhìn từ lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận trên cơ sở cứ liệu báo chí Anh - Việt. Luận án tiến sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đối chiếu phương thức ẩn dụ nhìn từ lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận trên cơ sở cứ liệu báo chí Anh - Việt
Tác giả: Hà Thanh Hải
Năm: 2011
19. Bùi Mạnh Hùng (2008), Ngôn ngữ học đối chiếu, Nxb. Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ học đối chiếu
Tác giả: Bùi Mạnh Hùng
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
Năm: 2008
20. Nguyễn Thúy Khanh (1996). Đặc điểm trường từ vựng ngữ nghĩa tên gọi động vật (so sánh đối chiếu tiếng Việt và tiếng Nga); Luận án Phó tiến sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm trường từ vựng ngữ nghĩa tên gọi động vật (so sánh đối chiếu tiếng Việt và tiếng Nga)
Tác giả: Nguyễn Thúy Khanh
Năm: 1996
21. Trần Thị Ngọc Lang (1995), Phương ngữ Nam Bộ. Nxb. KHXH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương ngữ Nam Bộ
Tác giả: Trần Thị Ngọc Lang
Nhà XB: Nxb. KHXH
Năm: 1995

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w