1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu năng lực trí tuệ và khả năng ghi nhớ của học sinh trường THPT nguyễn văn huyên, xã an tường, TP tuyên quang, tỉnh tuyên quang

48 222 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 6,03 MB

Nội dung

Trang 1

TRUONG DAI HQC SU PHAM HA NOI 2 KHOA SINH - KTNN

DO THI HUYEN

NGHIEN CUU NANG LUC TRI TUE VA KHA NANG GHI NHO CUA HOC SINH TRUONG THPT

NGUYEN VAN HUYEN, XA AN TUONG, TP TUYEN QUANG, TINH TUYEN QUANG

KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC Chuyên ngành: Sỉnh lý người và động vật

Người hướng dẫn khoa học

PGS.TS MAI VĂN HƯNG

Trang 2

LOI CAM ON

Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Mai Văn Hưng người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên em trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện khóa luận này

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Sinh lý người và động vật, Khoa Sinh — KTNN, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong việc thực hiện và hồn thành

khóa luận

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy, cô giáo và các em học sinh Trường THPT Nguyễn Văn Huyên, xã An Tường, TP Tuyên Quang,

tỉnh Tuyên Quang củng bạn bè và những người thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tơi trong q trình hồn thành khóa luận

Ha Noi, thang 05 nam 2016

Sinh vién

Trang 3

LOI CAM DOAN

Khóa luận của tơi được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của PGS.TS

Mai Văn Hưng Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả điều tra trong khóa luận là trung thực và chưa từng được

công bồ trong bất kì cơng trình nào khác Nếu sai tơi xin hồn tồn chịu trách

nhiệm

Hà Nội, tháng 05 năm 2016

Sinh viên

Trang 4

MUC LUC

ÿ/9827.1600015 ,ơƠỎ 1 1 Ly do chon dé tai cccsescsscscsssscscscsssscsscscssssssessssssesevsesesscssssscsnsasavees 1 2 Mục tiêu nghiÊn CỨU - - 2< 5661111331131 18883 1311983111 88851 118855 556 1 3 Pham vi nghién CUWU csccccsssscccsssseccssssccessseeessesssesssseesecessnsesssenseeseeeess 2

4 Y nghia khoa hoc va y nghia thre tien eescseessssscscescsescssssssssessess 2

)/9189)00/61 1 3

CHUONG 1 TONG QUAN TAI LIỆU -2 5©75+2cxecxxsereerre 3 8c 3

1.1.1 Khải HiỆM VỀ FÍ ÍHIỆ .- (tt SE St SE SE SEEESSEEEEetstssssessrsseessree 3 1.1.2 Cấu trúc của tri tu coccccccsesccscssscsscscsccscscsscsescsscscscsssscsssscscsssscsesacaceses 6

1.1.3 Các phương pháp nghiên cứu về tríÍ fỆ -s-cccscsceersreceee 8

1.1.4 Luc ste nghién CUU tri tu ccccccccsssccssesssccccsssceessscccssescecesssnseeeseees 10

IV 12

1.2.1 Khái quát VỀ tri 'iHỞ, «se k SE EkSkEkekEEeEeEkSksvrkrkerre reo 12

Trang 5

CHƯƠNG 3 KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU - << + +E+E+E+EeEsEsEeEezszez 20

3.1 Năng lực trí tuệ của học sinh - 55c S11 33235111555555555555556 20

3.1.1 Chỉ số IQ trung bình của học sih «sec cecsekrereeeered 20

3.1.2 Su phan bố hoc sinh theo mức trí tuệ, theo lớp tuổi và theo

J78;/, 80 57®® - 23

3.2 Trí nhớ của học sinh - - - 2c S399 6 55 6 8 9 SE 9v v4 26 3.2.1 Trí nhớ thị giác CủA HỌC SỈHN c9 Y1 9v kg 26

3.2.2 Trí nhớ thính giác của hỌC SỈH -s« << v3 115 5%x3sx4 28 3.3 Mối tương quan giữa năng lực trí tuệ và khả năng ghi nhớ của học ð 0 31

3.3.1 Méi twong quan gitta chi sé IO và trí nhớ ngăn hạn của học sinh theo ÏỚp tuỔI - St ThS TT TH E1 111011 0 1 1gp cuc 3l 3.3.2 Mối tương quan giữa chỉ số IQ và trí nhớ ngăn hạn của học sinh theo lớp tuổi, theo giới tỈHÌH - + 6 set ckEEsEkErrck re re, 33 3.3.3 Mỗi trơng quan giữa chỉ số IQ và trí nhớ thính giác của học Ñ)/7/11.817/8.118108-4118.,) RE 35 .4508009/.9182.0.4i58 60005 37

Trang 6

DANH MUC CAC TU VIET TAT

CNH Cơng nghiệp hóa

Cs Cộng sự HDH Hién dai hoa

IQ Chi sé thong minh (Intelligence Quotient)

Nxb Nhà xuất bản

THPT Trung học phổ thông

TP Thành phố

Trang 7

Bang 1.1 Bang 2.1 Bang 3.1 Bang 3.2 Bang 3.3 giới tính Bảng 3.4 Bảng 3.5 Bảng 3.6 Bảng 3.7 DANH MỤCBẢNG

Phân bố mức trí tuệ theo chỉ số IQ, . - < s+E+£+EzEzsS£: 10 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính, theo tuổi 15 Chỉ số IQ trung bình của học sinh theo lớp tuôi . 20 Chỉ số IQ trung bình của học sinh theo lớp tuổi và giới tính 21 Sự phân bố học sinh theo mức trí tuệ, theo lớp tuôi và theo

" 23

Trang 8

DANH MUC HINH

Hình 3.1 Biểu đồ chỉ số IQ trung bình của học sinh theo lớp tuổi Hình 3.2 Biêu đồ chỉ số IQ trung bình của học sinh theo lớp tuổivà giới

Hình 3.3 (b) Đồ thị biêu diễn sự phân bố học sinh nam theo mức trí tuệ, theo lớp tuỔi . ‹ cccccccc.2221211211211111217.10711112171.111112121.1/11112121177211212.11722100222 Hình 3.3 (c) Đồ thị biểu diễn sự phân bố học sinh nữ theo mức trí

nhi 07.7 Hình 3.4 Biểu đồ điểm trung bình trí nhớ thị giác của học sinh theo lớp

Hình 3.7 Đồ thị về điểm trí nhớ thính giác theo lớp tuổi và giới tính Hình 3.8 Đồ thị biểu diễn mỗi tương quan giữa chỉ số IQ và trí nhớ thị

bi su: So 000100017 6

Hình 3.9 Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa chỉ số IQ và trí nhớ thính giác của học sinh theo lớp tuổi ‹ -c+eccccettetieerevrttoririrrrrrtrorie

Hình 3.10 Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa chỉ số IQ và trí nhớ thị

Ølác Của hỌC SInH T111 5-6 s©° s4 3995 91997193997909190390914093001400380184009008902990p

Hình 3.11 Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa chỉ số IQ và trí nhớ thị

Trang 10

MO DAU

1 Ly do chon dé tai

Thế kỷ 21 là thế kỷ của nền kinh tế tri thức Chính vì vậy, để phát triển tốt nền kinh tế tri thức cần phải có con người phát triển toàn diện phù hợp với nó Đất nước ta đang phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nên kinh tế

đang chuyển đôi đề tiến lên CNH, HĐH Vì vậy, cần có một nguồn nhân lực đồi đào, vừa có đủ năng lực trí tuệ, có trình độ học van cao, năng động với

thời cuộc Trong đó, nhiệm vụ phát triển năng lực trí tuệ được coi là quan trọng nhất

Trong giáo dục, muốn đề xuất được các biện pháp đúng dan và hữu

hiệu đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo một cách toàn diện phải hiệu đặc

điểm phát triển trí tuệ của học sinh Điều đó góp phần hoạch định chiến lược và lựa chọn phương pháp giáo dục hiệu quả

Trí tuệ là một trong những yếu tô được coi là thước đo năng lực con người Các chỉ số trí tuệ khơng phải là hằng định mà có thê thay đổi phụ thuộc vào mơi trường Vì vậy, việc nghiên cứu phải được diễn ra thường xuyên

Trên thực tế đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về thê lực và trí tuệ ở cả trong và ngoài nước Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về vẫn đề này

trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang nói chung và ở xã An Tường, TP.Tuyên

Quang nói riêng cịn rất Ít

Xuất phát từ những nhu cầu thực tế trên, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu năng lực trí tuệ và khả nũng ghỉ nhớ của học sinh Trường THPT Nguyễn Văn Huyên, xã An Tường, TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang” 2 Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định được thực trạng năng lực trí tuệ và khả năng ghi nhớ của

học sinh trường THPT Nguyễn Văn Huyên, xã An Tường, TP.Tuyên Quang,

Trang 11

- Xác định được mối tương quan giữa năng lực trí tuệ và khả năng ghi nhớ của học sinh ở lứa tuôi 16 - 18 tuôi

3 Phạm vỉ nghiên cứu

- Nghiên cứu các chỉ số IQ (Intelligence Quotient), trí nhớ của học sinh

trường THPT Nguyễn Văn Huyên, xã An Tường, TP.Tuyên Quang, tỉnh

Tuyên Quang

- Nghiên cứu mỗi tương quan giữa năng lực trí tuệ và khả năng ghi nhớ

của học sinh trường THPT Nguyễn Văn Huyên, xã An Tường, TP.Tuyên

Quang, tỉnh Tuyên Quang

4 Y nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

- Đánh giá được đặc điểm phát triển một số chỉ số trí tuệ của học sinh

trường THPT Nguyễn Văn Huyên, xã An Tường, TP.Tuyên Quang, tỉnh

Tuyên Quang

- Kết quả trong khóa luận có thể bơ sung số liệu cho hướng nghiên cứu

về trí tuệ của học sinh ở lứa tuôi 16-18 tuổi

- Kết quả của đề tài góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công

tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục học sinh của trường THPT Nguyễn Văn

Trang 12

NOI DUNG

CHUONG 1 TONG QUAN TAI LIEU

1.1 Tri tué

1.1.1.Khai niệm về trí tuệ

Trí tuệ là một hoạt động tâm lý phức tạp bao gồm khả năng nhận thức, ngôn ngữ vận động và khả năng thích ứng với xã hội[1], trí tuệ liên quan tới cả thể chất và tinh thần, nó là một trong những đặc tính tâm lý và tư duy mà chỉ con người mới có [5] Trí tuệ đã tạo ra những tiến bộ trong xã hội loài người Sự phát triển trí tuệ là tổng hợp của sự phát triển và chín mi của hệ thần kinh trung ương với sự phát triển chung của cơ thê và tác động của các yếu tố xã hội Nghiên cứu năng lực trí tuệ là nói đến khả năng thông minh của

con người Hoạt động trí tuệ được biểu hiện ra nhiều mặt liên quan đến nhiều

hiện tượng tâm sinh lí và nhiều đối tượng của nhiều bộ môn khoa học khác

nhau như sinh học, tâm lí học, triết học, y học, xã hội học, giáo dục học, [7]

Vậy trí tuệ là gì?

Theo tiếng La tinh, trí tuệ (Intellectus) được định nghĩa là hiểu biết, là sự thông thái, trí năng sắc sảo Cịn trong tiếng Việt, khái niệm trí tuệ thường được dùng để chỉ khả năng hoạt động trí óc của con người trong việc nhận thức thế giới và xử lý tình huỗng Cho đến nay, vẫn có nhiều cách hiểu khác nhau về trí tuệ và tựu chung lại có thể thấy rõ ba khuynh hướng chính

Khuynh hướng thứ nhất, coi trí tuệ là năng lực nhận thức, khả năng

lao động, năng lực học tập của cá nhân Quan điểm này có từ khá lâu và khá phô biến Theo J.Huarte thì trí tuệ là tập hợp các khả năng lĩnh hội tri thức, phán xét, đánh giá, sáng tạo Hệ thống những thuộc tính trí tuệ là những năng

lực chung đảm bảo sự lĩnh hội tri thức một cách rõ ràng và có hiệu quả Mỗi

Trang 13

định mình trong xã hội và đề phát triển như một thực thê tinh thân Theo nhà tâm lý học Nga B.G Ananhev, tri tuệ là đặc điểm tâm lý phức tạp của con

người mà kết quả của công việc học tập, lao động phụ thuộc vào nó [16] Tuy nhiên, trí tuệ và học tập có mối liên hệ nhưng không đồng nhất Trên thực tế

chúng ta thường thấy phân lớn học sinh có chỉ số thơng minh cao thì kết quả học tập cũng cao, song cũng có một số ít học sinh có IQ cao nhưng kết quả học tập lại thấp và ngược lại Ngay từ những năm 1905, A.Binet đã nghiên cứu (bằng test trí tuệ) và xác định được những học sinh kém do lười hoặc do những nguyên nhân khác như thiếu động cơ học tập [7]

Khuynh hướng thứ hai, coi năng lực trí tuệ là năng lực tư duy trừu tượng Theo R.J.Stemberg và W.Stem, trí tuệ là những năng lực giải quyết các nhiệm vụ mới thông qua hoạt động tư duy J.Guthke quan niệm trí tuệ là toàn

bộ cấu trúc thứ bậc của các năng lực đặc trưng cho trình độ và chất lượng của

quá trình tư duy (phân tích, tổng hợp) của một cá nhân [7] L.Terman cho rằng

chức năng của trí tuệ là sử dụng có hiệu quả các khái niệm Hạt nhân của trí tuệ

là thao tác tư duy, phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa Đặc trưng của vốn trí tuệ là tích lũy vốn tri thức và các thao tác trí tuệ

Như vậy, khuynh hướng thứ nhất và khuynh hướng thứ hai đã đồng nhất trí tuệ với trí thơng minh Trí thơng minh ở đây được hiểu là khả năng nhận thức và giải quyết các tình huống, vẫn đề mang tính phức tạp

Khuynh hướng thứ ba, coi năng lực trí tuệ là khả năng thích nghi của con người với thế giới xung quanh Đây là khuynh hướng mới và đại diện cho khuynh hướng này là R.Stem, ông coi trí tuệ là năng lực thích ứng chung của

con người đối với những điều kiện và nhiệm vụ mới trong đời sống Theo

Trang 14

hợp lí, chế ngự được môi trường xung quanh Theo ơng, trí tuệ là năng lực

chung của nhân cách, được thể hiện trong hoạt động có mục đích, trong sự

phán đốn, thơng hiểu và làm cho môi trường thích nghi với khả năng của minh [20] Theo H Gardner thi trí tuệ bao gồm nhiều đạng năng lực thích ứng khác nhau Trí tuệ là một cấu trúc gồm 7 kiểu khác nhau, mỗi kiểu trí tuệ

được phát triển đến một mức độ nhất định trong mỗi người Đó là các năng lực tốn học - logic học, năng lực ngôn ngữ, năng lực âm nhạc, năng lực định

hướng trong không gian, năng lực cảm giác - vận động cơ thể, năng lực liên

nhân cách và năng lực nội tâm [22] J.Piaget lại coi trí tuệ là một hình thải

nhất định của sự cân bằng, hình thành trên cơ sở nghiên cứu tri giác, kỹ xảo

[21] Bản chất của trí tuệ được bộc lộ trong mối quan hệ giữa cơ thể với môi

trường và là tiền đề cho mối quan hệ đó

Bên cạnh khái niệm trí tuệ, còn một số thuật ngữ khác có liên quan đến

trí tuệ như: “#í khơn”, “trí lực”, “trí thơng minh” Các thuật ngữ này đều có sắc thái riêng và được dùng trong những hoàn cảnh nhất định

Theo quan điểm của một số nhà khoa học về cẫu trúc của trí tuệ thì trí tuệ là một thuộc tính đơn nhân tố Đại diện cho quan điểm này là C.Spearman Bằng phương pháp trắc nghiệm, ông đã khẳng định trong trí thơng minh của con người có một nhân tố chung nào đó của cá nhân như: tính linh hoạt, sự mềm dẻo thần kinh, .nó có khả năng tạo ra các năng lực tâm lý

nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả một hành động bất kì

Tuy nhiên, có nhiều nhà khoa học phủ nhận quan điểm trí tuệ đơn nhân

tỗ mà điển hình là E.Thorndike Theo ơng, trí tuệ gồm nhiều nhân tố hay thành phân khác nhau Bất kì một hoạt động trí tuệ nào cũng chứa đựng một

loạt các nhân tô có tác động qua lại lẫn nhau Trên cơ sở đó, R.Sternberg đã

Trang 15

nhiều loại văn hóa khác nhau đã đưa ra lý thuyết về nhiều dạng trí tuệ, gọi tat

là thuyết MI Thuyét MI bao gom: Trí tuệ ngơn ngữ; Trí tuệ âm nhạc; Trí tuệ

logic tốn; Trí tuệ khơng gian; Trí tuệ vận động - cơ thể; Trí tuệ bản thân hay

trí tuệ cá nhân; Trí tuệ người khác hay trí tuệ xã hội [22]

1.1.2 Cấu trúc của trí tuệ

Đề cập đến vẫn đề các học thuyết về trí tuệ chúng ta có thê khái quát chúng thành 2 nhóm lớn

Nhóm thứ nhất, các lý thuyết co1 con người chỉ có một loại trí tuệ gọi là

thuyết đơn nhân tơ

Nhóm thứ hai, các lý thuyết coi con người có nhiều loại trí tuệ gọi là thuyết đa nhân tố

1.1.2.1 Các thuyết đơn nhân tổ

Đại diện của quan niệm này là Charles Spearman Dựa vào phương pháp phân tích ơng đã phát hiện có một nhân tổ chi phối mọi hoạt động trí tuệ của con người gọi là nhân tô chung hay nhân tô “G” (Genral) Nhân tô này giữ vai trò chủ đạo, là sự mềm dẻo, linh hoạt của hệ thần kinh trung ương Ông cho rằng, nhân tố trí tuệ chung quan trọng hơn bất kì một nhân tô riêng nào [18] Quan điểm này được nhiều nhà khoa học công nhận W.Stern (1912) coi trí tuệ là năng lực chung của một cá nhân biết đặt tư duy của mình một cách có ý thức vào những yêu câu mới Tuy nhiên, quan điểm này còn hạn chế và ngày nay nó tỏ ra không phù hợp [18]

Trang 16

1.1.2.2 Các thuyết da nhdn to

Nhà tâm lý học người Anh H.J.Eysenck đã tông hợp các kết quả nghiên cứu lý thuyết cũng như các phương pháp đo đạc trí tuệ truyền thống và đưa ra

mơ hình trí tuệ 3 tầng bậc:

+ Trí tuệ sinh học biêu hiện mặt sinh học của năng lực trí tuệ, là nguồn gốc những khác biệt về trí tuệ cá nhân

+ Trí tuệ tâm trắc hay trí tuệ hàn lâm đo được bằng các trắc nghiệm IQ,

CQ truyền thống, được xây dựng trong tình huống giả định, có tính hàn lâm, chưa phải là tình huống thực trong cuộc sống Nó bao gồm trí thơng minh và trí sáng tạo

+ Trí tuệ xã hội (Social intelligence) thể hiện khi cần phải giải quyết

các nhiệm vụ trong cuộc song thực tế của những chủ thể hoạt động có nhận thức rõ ràng về bản thân, có nhận thức về xã hội và mối quan hệ giữa bản thân

với xã hội [I8]

Theo Phạm Minh Hạc [2| khi đề cập tới trí tuệ theo quan điểm mới,

phải xét đến tất cả các bình diện cá thể, cá nhân và nhân cách của nó L.X.Vưgotxki cho rằng, trí tuệ có 2 mức với 2 cấu trúc khác nhau Mức thứ nhất là trí thơng minh bậc thấp (chủ yếu ở động vật) Mức thứ hai là trí thơng minh bậc cao (hành vi trí tuệ của con người) [18]

Như vậy, trí tuệ của con người được coi là loại hiện tượng tâm lý phức hợp, đa nhân tố Nó khơng chỉ là trí thơng minh cho phép chúng ta nhận thức thế giới và trí sáng tạo giúp ta sáng tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần mới, mà cịn là trí tuệ cảm xúc, trí tuệ xã hội giúp ta tô chức và thúc đây, điều

Trang 17

1.1.3 Các phương pháp nghiên cứu về trí tuệ

Đề đánh giá về trí tuệ, nhiều tác giả đã đi sâu nghiên cứu các phương pháp đánh giá khác nhau về trí tuệ Hiện nay có nhiều phương pháp đánh giá

trí tuệ như quan sát điều tra, thực nghiệm, trắc nghiệm, tìm hiểu sự biến đổi

điện — hóa trong hệ thông thần kinh và cơ thể khi tiến hành các thao tác trí tuệ khác nhau [19] Trong đó, phương pháp trắc nghiệm hay “test” là phố biến

hơn cả Trắc nghiệm là một thử nghiệm, mang tính chất của một bài tập nhất định, bài tập này kích thích một khía cạnh nhất định của tính tích cực nên việc thực hiện nó liên quan tới sự hoàn thiện một chức năng nhất định, được đánh

giá về mặt định lượng và định tính

Mục đích của trắc nghiệm trí tuệ (intelligence test) la xac dinh chi số IQ, mức trí tuệ, Tác giả tiêu biểu nghiên cứu về lĩnh vực này trước hết phải kế đến F.Galton (1822 - 1911) Ông cho rằng trí thơng minh được quyết định bởi di truyền và có thể đo đạc được Vì thế, ơng là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ “test” có nghĩa là “thử” hay “phép thử”

Năm 1905, A.Binet và T.Simon đã công bố phương pháp trắc nghiệm có thê đánh giá khả năng trí tuệ tổng quát Thang điểm của Binet-Simon được áp dụng khá phố biến ở trường học cho phép đánh giá mức trí tuệ hay tuổi trí tuệ Ti trí tuệ (mental age) thể hiện những đặc trưng khả năng trí tuệ của một đứa trẻ ở tuôi thực (actual age) Nếu tuổi trí tuệ thấp hơn tuổi thực của đứa trẻ thì bị xem là kém thông minh và ngược lại Thang điểm của Binet cũng được Lewis và Terman và các tác giả khác cải tiến thành thang điểm

Stanfor - Binet Trắc nghiệm của Binet-Simon cũng được sửa lại nhiều lần và

trở nên phô biến ở nhiều nước trên thế giới

Năm 1912, nhà tâm lí học Đức W.Stern đề xuất cách tính chỉ số thông

Trang 18

IQ= MA 1100

CA (1)

Trong đó: MA: tuổi trí khơn được tính theo kết quả bài trắc nghiệm CA: tuổi thời gian tính theo ngày tháng năm sinh

Cách tính chỉ số IQ của Stern, Binet và Terman vẫn còn những hạn chế

nhất định như: quá chú trọng đến ngôn ngữ, phải có những thiết bị đặc biệt và các chuyên viên thực hiện, chỉ cho biết năng lực trí tuệ chung và không áp

dụng được cho người lớn

Năm 1939, D.Wechsler cho rằng sự phát triển trí tuệ diễn ra trong suốt đời người một cách không đồng đều Năm 1955, ông đề xuất phương pháp đánh giá trí tuệ băng trắc nghiệm WAIS dùng cho người lớn [20] Ơng khơng chấp nhận sự giải thích truyền thống về trình độ trí tuệ IQ qua mối tương quan

giữa chỉ số ti trí khôn và tuổi đời do Stern và Binet đưa ra Theo công thức

trên sẽ tồn tại tương quan tuyến tính giữa tuổi trí khơn và tuổi đời Trong khi đó, theo D.Wechsler sự phát triển trí tuệ điễn ra trong suốt đời người Vì vậy, ông đưa ra cách xác định IQ bằng công thức sau:

X-X

IQ= x15 +100

(2)

Trong đó: X: Điểm trắc nghiệm cá nhân

X : Điểm trắc nghiệm trung bình trong cùng một độ tuôi SD: Độ lệch chuẩn

Trang 19

Bảng 1.1 Phân bố mức trí tuệ theo chỉ số IQ

STT Chỉ số IQ Mức trí tuệ Loại trí tuệ

1 >130 I Rat xuat sac

2 120 — 129 Il Xuât sắc 3 110 — 119 Il Thong minh 4 90 -109 IV Trung binh 5 80 — 89 V Tâm thường 6 70 — 79 VI Kém 7 <70 VI Ngu độn

1.1.4 Lược sứ nghiên cứu trí tuệ 1.1.4.1 Trên thế giới

Trí tuệ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống và hoạt động của con người Từ lâu, nó đã trở thành vấn đề được nhiều tác giả trong và ngoài

nước quan tâm Người ta cho rằng, việc sử dụng các trắc nghiệm về trí tuệ đã

có từ năm 2200 trước công nguyên, khi người Trung Hoa dùng chúng để tuyến chọn người có tài năng làm kẻ hầu

Người đầu tiên nghiên cứu về trí tuệ là F.J.Gall, vào đầu thế kỷ XVII,

ông đã đưa ra thuật ngữ “não tướng học” và cho rằng chức năng trí tuệ tập

trung ở các vùng chuyên biệt nên có thể đánh giá trí tuệ con người qua đường nét và đo sọ não Ngồi ra, cịn nhiều cơng trình nghiên cứu về trí tuệ của F.Galton (1893), Alled Binnet va Simon (1905), Petersalovey và John Mager

[15]

1.1.4.2 Ở Việt Nam

Ở Việt Nam, trước 1975 việc nghiên cứu trí tuệ cịn rất mới mẻ Việc

này thường chỉ dùng trong ngành y tế do các cán bộ ngành y thực hiện, nhằm mục đích chuẩn đốn bệnh tâm thần ở một số bệnh viện [18] Từ những năm

Trang 20

80 của thế kỷ XX trở lại đây, các cơng trình nghiên cứu trí tuệ mới trở nên phổ biến rộng rãi

Trân Trọng Thủy là tác giả đầu tiên sử dụng test Raven để nghiên cứu

sự phát triển trí tuệ của học sinh quận Hoàn Kiếm - Hà Nội (1989) Ông đã

nghiên cứu chiều hướng, cường độ, trình độ và chất lượng phát triển trí tuệ học sinh bằng test Raven Ông còn để cập tới mối tương quan giữa trí tuệ và thể lực của học sinh Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự phân bố học sinh theo

chỉ số IQ gần voi mire phan phối chuẩn, có sự khác biệt về chỉ số IQ giữa học

sinh thành thị và nông thôn, so với học sinh nước ngồi thì trình độ phát triển trí tuệ của học sinh Việt Nam không thua kém [18]

Năm 1991, Ngô Cơng Hồn và cs nghiên cứu sự phát triển trí tuệ của học sinh thành phố Huế và Hà Nội giữa hai nhóm đối tượng là học sinh thường và học sinh chuyên toán Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự chênh lệch về mức trí tuệ giữa hai nhóm đối tượng này [3]

Nguyễn Thạc, Lê Văn Hồng đã nghiên cứu sự phát triển trí tuệ của học sinh Hà Nội từ 10 - 14 tuổi Kết quả cho thấy, sự phát triển trí tuệ tăng theo

lửa tuổi và có sự phan hoa tir 11 ti trở đi, trí tuệ của nam có xu hướng cao hon cua nt [17]

Nam 1993, Ta Thuy Lan và Võ Văn Toàn đã nghiên cứu năng lực trí tuệ của học sinh tiểu học và trung học cơ sở ở Hà Nội và Quy Nhơn Kết quả

cho thấy, trí tuệ phát triển theo lứa ti và năng lực trí tuệ của học sinh Hà Nội cao hơn học sinh Quy Nhơn Bên cạnh đó, tác giả còn nghiên cứu mối

tương quan giữa năng lực trí tuệ của trẻ em với q trình hồn chỉnh hóa nhip ơ ở thùy châm và nhịp ở vùng trán [11,12]

Năm 1995, Tạ Thúy Lan, Trần Thị Loan đã nghiên cứu đánh giá sự phát triển trí tuệ của học sinh nông thôn và học sinh thành phố Hà Nội Kết quả cho

thấy điểm trí tuệ của học sinh tăng dân theo tuổi nhưng tốc độ tăng không đồng

Trang 21

đều, năng lực trí tuệ của học sinh nông thôn thấp hơn hoc sinh ở thành phó

Giữa học sinh nam và học sinh nữ khơng có sự khác biệt về năng lực trí tuệ

Điều này cho thấy, năng lực trí tuệ khơng phụ thuộc vào giới tính [10]

Năm 1998, Tạ Thúy Lan và Mai Văn Hưng nghiên cứu trí tuệ của học

sinh Thanh Hóa và nhận thấy, năng lực trí tuệ của học sinh tăng dân theo tuổi

và năng lực trí tuệ có mối tương quan thuận với học lực [8]

Năm 2002, Trần Thị Loan nghiên cứu về trí tuệ của học sinh trung học phố thông ở độ tuổi từ 6 — 17 quận Cầu Giấy - Hà Nội Kết quả nghiên cứu cho thấy, quả trình phát triển trí tuệ của học sinh diễn ra liên tục, tương đối đồng đều và khơng có sự khác biệt giữa hai giới [13]

Năm 2002, Mai Văn Hưng đã nghiên cứu một số chỉ số thể lực và năng lực trí tuệ của sinh viên ở một số trường đại học phía Bắc Việt Nam Kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ số IQ trung bình của sinh viên Đại học Sư phạm Hà

Nội cao hơn so với Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và Đại học Hồng Đức Năng

lực trí tuệ và khả năng tập trung chú ý có mối tương quan thuận khá chặt chẽ Còn mối tương quan giữa năng lực trí tuệ và thời gian phản xạ cảm giác - vận động là tương quan nghịch [4]

1.2 Trí nhớ

1.2.1 Khái quát về trí nhớ

Hoạt động của bộ não con người cho phép ghi lại tất cả những gì tác

động đến cơ thể Các dấu vết về các sự vật, hiện tượng đã được ghi lại không

bao giờ biến mất, nó có thể được tái hiện nguyên vẹn trong những điều kiện, hồn cảnh thích hợp Do vậy, khả năng ghi lại, tái hiện trong trí óc những điều đã biết, đã trải qua gọi là trí nhớ

Trí nhớ là hoạt động liên quan đến toàn bộ đới sống tâm - sinh lý của con người và là một thành phần quan trọng của trí tuệ L.M.Xêtrênơp cho răng trí nhớ là “điêu kiện cơ bản của cuộc sông tâm lý” Ong cho răng “nêu

Trang 22

không có trí nhớ thì cảm giác và tri giác của chúng ta sẽ biến mất khơng để lại dấu vết gì và do đó đây người ta vĩnh viễn rơi vào trạng thái của trẻ sơ sinh” [4] Trí nhớ là điều kiện để con người có và phát triển được các chức năng tâm lý bậc cao, để con người tích lũy vốn kinh nghiệm sống của mình và sử dụng vốn kinh nghiệm đó ngày càng tốt hơn trong đời sống và trong hoạt động Mặt khác, trí nhớ cho phép giữ lại kết quả của quá trình nhận thức, nhờ đó con người có thể học tập và phát triển trí tuệ của mình Vậy trí nhớ là gì?

Cho đến nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về trí nhớ Đa số các

nhà khoa học coi trí nhớ là sự vận dụng một khái niệm đã biết trước, là kết

quả của những thay đổi xảy ra trong hệ thần kinh [9] Có tác giả cho rằng, trí

nhớ là sự duy trì các thơng tin tín hiệu khi đã ngừng tác động Các thơng tin này có thê được sử dụng để tác động với các tín hiệu tiếp theo [9] Theo quan

điểm của một số nhà tâm lý học, trí nhớ là quá trình nhận thức thế giới bằng cách ghi lại, giữ lại và làm xuất hiện lại những gì cá nhân thu nhận được trong

hoạt động sống của mình

1.2.2 Lược sử nghiên cứu về trí nhớ 1.2.2.1 Trên thể giới

Trí nhớ là điều kiện giúp học sinh học tập tốt Khơng có khả năng ghi

nhớ, học sinh không thể học tập một cách bình thường Vì vậy, những nghiên

cứu nhằm phát hiện ra những điều kiện, những quy luật là cơ sở để phát triển trí nhớ của học sinh, sinh viên

Trên thế giới, có rất nhiều tác giả nghiên cứu về vẫn đề này L.X.Vưgotxki (1930), A.N.Leonchiev (1931) nghiên cứu về trí nhớ gián tiếp; A.A.Smirnov (1943) nghiên cứu về vai trò của hoạt động đối với trí nhớ; P.M.Xêtrênov (1952) nghiên cứu về cơ chế sinh lý của trí nhớ; A.R.Luria và cs nghiên cứu cơ sở thần kinh của hiện tượng hỏng trí nhớ (sự quên)

Trang 23

1.2.2.2 O Viét Nam

Ở Việt Nam cũng đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về trí nhớ trên học sinh và sinh viên

Người đầu tiên nghiên cứu về trí nhớ ở Việt Nam là Phạm Minh Hạc

Bằng thực nghiệm, ông đã chứng minh rằng cả hai thùy của não (thùy trán và thùy đỉnh) đều tham gia vào việc lưu trữ thông tin, nhưng thùy đỉnh có vai trò

quan trọng hơn [2]

Năm 1997, Trịnh Văn Bảo và cs nghiên cứu khả năng ghi nhớ của học sinh lớp 6, trường năng khiếu Marie - Curie và trường phố thơng cơ sở Tơ Hồng (Hà Nội) thấy răng, trí nhớ gần của nhóm học sinh trường năng khiếu

tốt hơn nhóm học sinh bình thường [4]

Trần Trọng Thủy và cs nghiên cứu trí nhớ của học sinh trung học ở thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Huế và Hịa Bình nhận thấy rằng, khả năng

trí nhớ thính giác ngăn hạn của học sinh Việt Nam thuộc loại khả và tương đối đồng đều, không có sự khác biệt giữa học sinh nam và nữ nhưng có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn [4]

Kết quả nghiên cứu trí nhớ của Trần Thị Loan (2002) trên đối tượng học sinh từ 6 - 17 tuổi ở quận Cầu Giấy - Hà Nội cho thấy trí nhớ của học sinh tăng dần theo tuổi nhưng tốc độ tăng không đồng đều và khơng có sự khác biệt về khả năng nhớ giữa học sinh nam và nữ [13]

Trang 24

CHƯƠNG 2 ĐÔI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của tôi là một số chỉ số trí tuệ của các em học

sinh từ lớp 10 - 12 của trường THPT Nguyễn Văn Huyên, xã An Tường, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang Tất cả có 3 nhóm đối tượng với 3

độ tuổi khác nhau từ 16 - 18 tuôi Các học sinh được chọn ở các lớp ngẫu nhiên, không căn cứ vào kết quả học tập

Học sinh tham gia nghiên cứu ở trạng thái khỏe mạnh, tâm - sinh lý

bình thường, khơng có các dị tật và các bệnh mãn tính Tổng số học sinh được nghiên cứu là 229 em trong đó có 96 nam và 133 nữ Sự phân bố ngẫu nhiên mẫu nghiên cứu được trình bày trong bảng 2.1

Bảng 2.1.Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tinh, theo tudi

Tuổi Nam Nữ Chung

16 33 37 70

17 32 48 80

18 31 48 79

Tong 96 133 229

2.2 Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu chỉ số IQ (Intelligence Quotient) và mức trí tuệ - Trí nhớ (trí nhớ thính giác, thị giác)

2.3 Phương pháp nghiên cứu các chỉ số Các chỉ số được nghiên cứu:

- Chỉ số IQ và sự phân bố học sinh theo mức trí tuệ

- Trí nhớ

Trang 25

2.3.1 Nghién cứu năng lực tri tué

Năng lực trí tuệ được xác định bằng phương pháp trắc nghiệm, sử dụng “khuôn hình tiếp diễn” chuẩn của J.C.Raven (test Raven) Test Raven gồm 60 bài tập khuôn hình, chia làm Š bộ A, B, C, D, E cấu trúc theo nguyên tắc tăng

dần mức độ khó Mỗi bộ gơm 12 khn hình, được bắt đầu từ khuôn hình đơn

giản (khn hình I1) và kết thúc bằng khn hình phức tạp (khn hình 12) Từ bộ A đến bộ E cũng được cẫu trúc theo mức độ khó tăng dân Trong đó:

Bộ A - Thẻ hiện tính tồn vẹn, tính liên tục của cấu trúc

Bộ B - Thẻ hiện sự giống nhau, tính tương đồng giữa các cầu hình

Bộ C - Thể hiện tính tiếp diễn, sự biến đổi logic của các cấu trúc Bộ D - Thể hiện sự thay đổi logic vị trí các hình

Bộ E - Thể hiện sự phân tích cấu trúc các bộ phận cẫu thành

Mỗi đối tượng thực nghiệm (nghiệm thể) được phát một quyên test Raven và một phiếu trả lời để làm bài hoàn toàn độc lập Mỗi phiếu có phần thơng tin cá nhân do nghiệm thể tự ghi theo hướng dẫn của giáo viên Sau khi nghe hướng dẫn làm bài, nghiệm thể thực hiện test theo trình độ vốn có của

mình, không hạn chế thời gian Tuy nhiên, trên thực tế nghiệm thể không làm

bài quá 60 phút Sau khi nghiệm thể làm xong, phiếu điều tra sẽ được thu lại để xử lý kết quả Mỗi bài tập trả lời đúng sẽ được 1 điểm, số điểm tối đa là 60 Chỉ có bài tập nào có độ kỳ vọng cho phép thì mới được tính, nêu khơng đáp ứng u cầu sẽ bị loại và phải làm lại Căn cứ vào điểm test Raven, chỉ số IQ được tính theo cơng thức (2) Sau đó đối chiếu chỉ số IQ với tiêu chuẩn phân loại hệ số thông minh của D.Wechsler để tính tỷ lệ phân bố học sinh

theo các mức trí tuệ

2.3.2 Nghiên cứu vê trí nhớ

Trí nhớ được xác định bằng phương pháp Nechaiev Chúng tôi tiến hành nghiên cứu hai loại trí nhớ là trí nhớ ngắn hạn thị giác và trí nhớ ngắn hạn thính giác

Trang 26

Nghiên cứu trí nhớ ngắn hạn thị giác bằng cách sử dụng một bảng số

gồm 12 số có 2 chữ số (từ số 12 đến số 98), In đậm, rõ ràng, các số không

trùng nhau, không chẵn chục và được sắp xếp một cách ngẫu nhiên Trong đó có 6 số chấn và 6 số lẻ

Nghiệm viên phổ biến cách làm cho nghiệm thẻ, sau đó cho nghiệm thể

quan sát bảng số trong 30 giây để nghiệm thê cố gắng ghi nhớ và không được ghi chép lại trong khi quan sát Hết 30 giây quan sát, nghiêm viên cất bảng số, nghiệm thể có thời gian 30 giây để ghi lại các số đã nhớ được, không cân theo

thứ tự Quá trình làm bài hoàn toàn độc lập

Trí nhớ ngắn hạn thính giác được xác định bằng cách đọc cho nghiệm thể nghe 3 lần một bảng số gơm 12 số có 2 chữ số (yêu cầu về đấy số như trên) Nghiệm viên đọc chậm, to, rõ ràng, 12 số đọc khác 12 số trong bảng trên Sau đó yêu cầu nghiệm thể ghi lại những số đã nhớ được Xác định chữ số ghi đúng trong 30 giây của đối tượng, kết quả được đánh giá dựa vào chữ

số nhớ được của học sinh

2.4 Phương pháp xử lý số liệu 2.4.1 Xứ lý thô

- Xử lý cho bài test Raven

Theo khóa chấm điểm mỗi bài test được một điểm Tính tổng số điểm

làm được trong mỗi bộ bài tập (A, B, C, D, E) của mỗi phiếu trừ đi điểm trung

bình kỳ vọng của từng bộ bài tập tương ứng trong bảng kỳ vọng Nếu hiệu này đao động trong khoảng + 2 SD và hiệu giữa tổng điểm làm được của cả 5 bộ bài tập trừ điểm kỳ vọng của tất cả các bài < 6 thì phiếu trả lời đạt yêu cầu và kết quả trắc nghiệm sẽ được sử dụng để xử lý tiếp Với những bài đạt yêu

cầu, căn cứ vào tuổi và điểm test Raven, tính chỉ số IQ theo công thức (2) và phân loại trí tuệ theo chỉ s6 IQ (Bang 1.1)

Trang 27

- Xử lý cho bài test về trí nhớ ngăn hạn

Cho điểm cho mỗi bài trắc nghiệm như sau: mỗi chữ số ghi lại chính

xác cho một điểm, điểm của bài trắc nghiệm sẽ là số các chữ số mà học sinh

øhIi lại chính xác

2.4.2 Xứ lý số liệu bằng tốn thơng kê xác suất dùng cho y, sinh học

Để công việc tính tốn được nhanh và chính xác, kết quả thu được của

mỗi bài trắc nghiệm sau khi được xử lý thô sẽ được xử lý bằng chương trình Microsoft Excel Sau đó, xử lý bằng toán thống kê xác suất[6, 15]

Các số liệu được nhập day đủ sẽ được máy tính xử lý để tính: giá trị

trung bình (X), tỷ lệ %, độ lệch chuẩn (SD), hệ số tương quan pearson (r)

- Tính giá trị trung bình

xX — r x i

n

Trong đó: X;: Gia tri thir i cua đại lượng X

X: Giá trị trung bình

n:Số mẫu nghiên cứu - Độ lệch chuẩn: Dui (x i x} n—Ì (n<30) n (n>30) S= Trong do:

X; — X : Độ lệch tiêu chuẩn của từng giá trị so với giá trị trung bình n: Sơ mẫu nghiên cứu

Trang 28

- Hệ số tương quan Pearson (r) được tính bằng chương trình Tool

Data Analysis — Regression theo công thức:

HỒ X,Y; — Duin Xx; » Y,

r=—> ¬

ed, X; 7 IS, Xx; hn, Y;’ 7 (S7, 1, I

Trong dé: X;: Timg giả trị của đại lượng X

Y;: Tung gia tri cua đại lượng Y

n: Số mẫu có trong cơng thức

r: Hệ số tương quan giữa hai đại lượng X và Y

Sự sai khác của 2 giá trị trung bình của 2 mẫu nghiên cứu khác nhau

được kiểm định bằng hàm “T - test” theo phương pháp Studen Fisher

Trang 29

CHUONG 3 KET QUA NGHIEN CUU VA THAO LUAN

3.1 Năng lực trí tuệ của học sinh

3.1.1 Chỉ số IQ trung bình của học sinh

3.1.1.1 Chỉ số IQ trung bình của học sinh theo lớp tuổi

Kết quả nghiên cứu về năng lực trí tuệ trung bình của học sinh theo lớp tuổi được trình bày trong bảng 3.1 và hình 3.1

Bảng 3.1 Chỉ số IQ trung bình của học sinh theo lớp tuổi

¬ Chỉ sô IQ — ——

SIT Tuôi n — So sanh | X,—X, p

X+SD 1 16 70 99.99 + 14.90 2-1 1.03 <0.05 2 17 80 101.02 + 14.77 3-2 1.29 <0.05 3 18 719 102.31 + 14.92 3-1 2.32 <0.05 Chung 229 101.11 + 14.80 - - - 102.5 102 101.5 101.02 e 101 5 100.5 = 99.99 © 100 - 99,5 - 99 - 98.5 - 16 18 Tuổi

Trang 30

Từ số liệu ở bảng 3.1 và hình 3.1 có thể thấy chỉ số IQ trung bình của học sinh có xu hướng tăng dần theo tuổi Ở nhóm ti 16 chỉ số IQ trung bình là99,99 +14,90; nhóm tuổi 17 chỉ số IQ trung bình tăng lên là 101,02 + 14,77; nhóm ti 18 chỉ số IQ trung bình tăng lên là102,31 + 14,92 Chỉ số IQ trung bình của học sinh ở nhóm tuổi 16 thấp hơn nhóm ti 17 là 1,03 Chỉ số IQ trung bình của nhóm tuổi 17 thấp hơn nóm tuổi 18 là 1,29 Chỉ số IQ trung bình của nhóm tuổi 16 thấp hơn nhóm tuổi 18 là 2,32 Tuy nhiên, sự chênh

lệch về chỉ số IQ của nhóm tuổi 16 và 17, nhóm tuổi 17 và 18, nhóm tuổi 16

và 18 đều có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)

3.1.1.2 Chỉ số IQ trung bình của học sinh theo lớp tuổi và giới tính

Kết quả nghiên cứu về năng lực trí tuệ của học sinh theo lớp tuôi và

giới tính được trình bày trong bảng 3.2 và hình 3.2

Bảng 3.2 Chỉ số IQ trung bình của học sinh theo lớp tuổi và giới tính

Trang 31

103 102.5 102 ny 101.5 = 101 = 100.5 100 99.5 99 98.5 = Nam # Nữ

Hình 3.2 Biểu đồ chỉ số IQ trung bình của học sinh theo lớp tudi và giới tinh

Số liệu ở bảng 3.2 cho thấy chỉ số IQ trung bình của học sinh nam

(101,52 + 14,86) có xu hướng cao hơn học sinh nữ (100,68 + 14,81) Sự chênh lệch về chỉ số IQ trung bình giữa học sinh nam và học sinh nữ là 0,84

Ở nhóm tuổi 16, sự khác biệt về chỉ số IQ trung bình giữa nam và nữ là 0,03

Ở nhóm tuôi 17, sự khác biệt bề chỉ số IQ trung bình giữa học sinh nam và nữ

tăng lên là 1,73 Ở nhóm tuổi 18, học sinh nam có chỉ số IQ trung bình cao hơn học sinh nữ là 0,75 Tuy nhiên sự khác nhau về chỉ số IQ trung bình giữa học sinh nam và nữ ở từng lớp ti đều khơng có ý nghĩa thống kê (p> 0,05)

Trang 32

3.1.2 Sw phan bé hoc sinh theo mitc tri tué, theo lớp tuổi và theo giới tính

Bang 3.3 Sự phân bố học sinh theo mức trí tuệ, theo lớp tuổi và theo giới tính

Giới Tỉ lệ % học sinh thuộc các mức trí tuệ

Ti n tính I II Ill IV V VI | VI Nam 33 | 3.03 | 3.03 | 9.09 | 69.70 | 9.09 | 3.03 | 3.03 16 Nữ 37 0 2.70 | 18.92 | 59.46 | 16.22 | 2.70 0 Chung | 70 | 1.43 | 2.86 | 14.28 | 64.28 | 12.86 | 2.86 | 1.43 Nam 32 | 3.13 | 6.25 25 50 12.5 0 3.12 17 Nữ 48 | 2.08 | 6.25 | 22.92 | 54.16 | 4.17 | 6.25 | 4.17 Chung | 80 2.5 | 6.25 | 23.75 | 52.5 75 | 3.75 | 3.75 Nam 31 | 3.23 | 9.68 | 19.35 | 48.38 | 12.90 | 3.23 | 3.23 18 Nữ 48 | 2.08 | 2.08 25 | 47.92 | 16.67 | 4.17 | 2.08 Chung | 79 | 2.53 | 5.06 | 22.78 | 48.10 | 15.20 | 3.80 | 2.53 Nam 96 | 3.13 | 6.25 | 17.70 | 56.25 | 11.46 | 2.08 | 3.13 Tổng | Ni 133 | 1.50 | 3.76 | 22.56 | 53.38 | 12.03 | 4.51 | 2.26 Chung | 229 | 2.18 | 4.80 | 20.53 | 54.59 | 11.79 | 3.49 | 2.62

Kết quả từ bảng 3.3 cho thấy, học sinh thuộc mức trí tuệ IV chiếm tỉ lệ cao nhất (54.59%) Tỉ lệ học sinh đạt mức trí tuệ I khá thấp 2,18% Tỉ lệ học

sinh có mức trí tuệ II là 4,80% Tỉ lệ học sinh có mức trí tuệ III là 20,53% Ở

mức trí tuệ VI (3,49%), học sinh nam chiếm tỉ lệ thấp hơn học sinh nữ Song ở mức trí tuệ V (11,79%), tỉ lệ học sinh nam cũng thấp hơn so với học sinh nữ

Khi xét sự phân bố học sinh theo mức tỉ lệ của từng lớp ti có thể thấy

sự khác nhau Ở tudi 16, hoc sinh có mức trí tuệ IV chiếm tỉ lệ cao nhất

(64,28%); tiếp đến là mức trí tuệ III (14,28%); sau đó là mức trí tuệ V

(12,86%); mức II và mức VI (2,86%); mức I và mức VII (1,43%) Ở các mức trí tuệ I, II, IV, VI,VII học sinh nam chiếm tỉ lệ cao hơn học sinh nữ Đặc biệt,

Trang 33

các mức trí tuệ I, VII chỉ có ở nam, Cịn các mức III, V học sinh nữ chiếm tỉ lệ cao hơn học sinh nam

Ở nhóm tuổi 17, tỉ lệ học sinh có mức trí tuệ IV cao nhất (52,5%); tiếp

theo la muc tri tué III (23.75%); tiếp theo là mức trí tuệ V (7,5%); mức trí tuệ

II (6,25%): mức trí tuệ VI, VII (3,75%); mức trí tuệ I (2.5%) Ở các mức trí

tuệ LIII,V học sinh nam chiếm tỉ lệ cao hơn học sinh nữ Đặc biệt mức trí tuệ

VI chỉ có ở nữ Ngược lại ở các mức trí tuệ khác như II, IV, VI, VII học sinh

nữ lại chiếm tỉ lệ cao hơn so với học sinh nam

Ở nhóm tuổi 18, tỉ lệ học sinh ở mức trí tuệ IV (48,10%) chiếm tỉ lệ cao

nhất; tiếp theo đó là mức trí tuệ IHII (22,78%); mức V (15.20%); mức II (5,06%); mức VI (3,80%); thấp nhất là mứcI và mức VII xấp xỉ nhau (2,53%) Tỷ lệ học sinh nam ở các mức trí tuệ I, II, IV, VII chiếm tỉ lệ cao

hơn học sinh nữ Ngược lại học sinh nữ ở các mức trí tuệ IIL, V, VI lại chiếm tỉ lệ cao hơn học sinh nam

Sự khác nhau về sự phân bố học sinh theo mức trí tuệ, theo lớp tuôi và theo giới tính được minh họa trên hình 3.3 (a), (b), (c)

70 Ẩ 60 s /p\ sx 40 \ ` \ == Tudi 16 = 30 -#- Tuổi 17 =£= Tuổi 18 20 Zj 10 0 I I I I I I 1 I Il II IV V VI VII Mức trí tuệ

Hình 3.3 (a) Đồ thị biểu diễn sự phân bồ học sinh theo mức trí tuệ, theo lớp tuôi

Trang 34

Ä IR) \ —— l6 \\ \ i II II Mức trí tuệ

Hình 3.3 (b) Đồ thị biểu diễn sự phân bố học sinh nam theo mức trí tuệ, theo lớp tuôi 70 =$= Tuổi l6 =#- Tuôi 17 —=t= Tudi 18 VI vil ˆ Mức tr me

Hình 3.3 (c) D6 thi biéu dién sw phân bố học sinh nữ theo mức trí tuệ,

theo lớp tuôi

Trang 35

3.2 Trí nhớ của học sinh

3.2.1 Trí nhớ thị giác của học sinh

3.2.1.1 Trí nhớ thị giác của học sinh theo lớp tuổi

Kết quả nghiên cứu trí nhớ thị giác của học sinh theo lớp tuổi được trình bày trong bảng 3.4 và hình 3.4

Bảng 3.4 Trí nhớ thị giác của học sinh theo lớp ti

Điêm trí nhớ

STT Tuổi n Xiep | SOsốnh 16 70 | 805+167 | 2-1 | 085 |<0.05 2 17 80 | 8904156 | 3-2 | 016 | <0.05 3 18 79 | 9.064186 | 3-1 | 1.01 | <0.05 Chung 229 | 8.85 £1.69 - - - 16 17 Tuổi 18

Hình 3.4 Biểu đồ điểm trung bình trí nhớ thị giác của học sinh theo lớp tuổi

Số liệu ở bảng 3.4 và hình 3.4 cho thấy, điểm trí nhớ thị giác trung bình của học sinh tăng dân theo lớp tuổi Điểm trí nhớ thị giác trung bình ở nhóm tuổi 16 (8,05 + 1,67), nhóm tuổi 18 (9,06 + 1,86) Điểm trí nhớ thị giác trung

Trang 36

bình của nhóm tuổi 17 cao hơn nhóm tuổi 16 với mức tăng là 0,85 Điểm trí nhớ thị giác trung bình của nhóm ti 18 cao hơn nhóm ti 17 với mức tăng là 0,16 Điểm trí nhớ thị giác trung bình của nhóm tuổi 18 cao hơn nhóm tuổi 16 với mức tăng là 1,01 Sự khác biệt về điểm trung bình thị giác ở cả 3 nhóm tuổi này đều có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)

3.2.1.2 Trí nhớ thị giác của học sinh theo lớp tuổi và giới tính

Kết quả nghiên cứu trí nhớ thị giác của học sinh theo lớp tuổi và giới tính được trình bày trong bảng 3.5 và hình 3.5

Bảng 3.5 Trí nhớ thị giác của học sinh theo lớp tuổi và giới tính

Điểm trí nhớ Tuổi Nam(1) Nữ@) X,-X, | p(1-2) n X+SD n X+SD 16 33 | 8.1841.72 | 37 | 7.9141.63 | 0.27 >0.05 17 32 | 89341.58 | 48 | 8.8741.55 | 0.06 >0.05 18 31 | 9.5141.84 | 48 | 8.9741.83 | 0.54 >0.05 Chung | 96 | 8.8741.71 | 133 | 8.58+1.67 | 0.29 >0.05 _ = =$= Nam =á= Nữ Điềm trớ nh â m hM Q2 + i â ơI œ@ ve 1ó 17 18 Tuoi

Hình 3.5 Đồ thị điểm trí nhớ thị giác của học sinh theo lớp tuổi và giới tính

Trang 37

Từ kết quả trong bảng 3.5 và hình 3.5 có thể nhận thấy, điểm trí nhớ thị

giác của hoc sinh nam (8,87 + 1,71) cao hon của học sinh nữ (8,58 + 1,67) Cụ

thê, ở tuổi 16, điểm trí nhớ thị giác trung bình của học sinh nam cao hơn của học sinh nữ là 0,27 Ở tuổi 17, điểm trí nhớ thị giác của học sinh nam cao hơn của học sinh nữ là 0,06 Ở tuổi 18, điểm trí nhớ thị giác của học sinh nam cao hơn của học sinh nữ là 0,54 Tuy nhiên sự sai khác về điểm trí nhớ thị giác trung bình của học sinh nam và học sinh nữ khơng có ý nghĩa thông kê (p > 0,05)

3.2.2 Trí nhớ thính giác của học sinh

3.2.2.1 Trí nhớ thính giác của học sinh theo lớp tuổi

Kết quả nghiên cứu trí nhớ thính giác của học sinh theo lớp tuổi được trình bày trong bảng 3.6 và hình 3.6

Bang 3.6 Trí nhớ thính giác của học sinh theo lớp tuôi

2 Điểm trí nhớ SO > => STT Tuôi n XY +sp sánh X,-X,| P 16 70 7.21 +1.88 2-1 1.02 | <0.05 2 17 80 8.23 + 1.68 3-2 0.36 | <0.05 18 79 8.59 + 1.88 3-1 1.38 | <0.05 Chung 229 $.01 + 1.90 - - - 9 8.59 8.5 8.23 â | = 8 Đ 75 a 7.21 7 + 6.5 - 16 Thai 18

Hình 3.6 Biêu đơ về điểm trí nhớ thính giác trung bình của học sinh theo lớp tuôi

Trang 38

Qua bảng 3.6 và hình 3.6 ta thấy điểm trí nhớ thính giác trung bình của học sinh tăng dân theo tuổi Điểm trí nhớ thính giác trung bình ở nhóm tuổi 16 (7,21 + 1,88), nhóm tuổi 17 (8,23 + 1,68), nhóm tuổi 18 (8,59 + 1,88) Điểm trí nhớ thính giác trung bình của nhóm tuổi 17 cao hơn nhóm tuổi 16 với mức tăng là 1,02 Điểm trí nhớ thính giác trung bình của nhóm ti 18 cao hơn nhóm ti 17 với mức tăng là 0,36 Điểm trí nhớ thính giác trung bình của nhóm tuổi 18 cao hơn nhóm tuổi 16 với mức tăng là 1,38 Sự khác biệt về điểm trung bình thính giác ở cả 3 nhóm tuổi này đều có ý nghĩa thơng kê (p < 0,05)

3.2.2.2 Trí nhớ thính giác của học sinh theo lớp tuổi và giới tính

Kết quả nghiên cứu trí nhớ thính giác của học sinh theo lớp tuổi và giới tính được trình bày trong bảng 3.7 và hình 3.7

Bảng 3.7 Trí nhớ thính giác của học sinh theo lớp tuổi và giới tính

Trang 39

_ Se —o Nam ==Nữ + Điêm trí nhớ ® =m \® QG + 0: C6 ¬)i G 16 17, 18 Tuôi

Hình 3.7 Đồ thị về điểm trí nhớ thính giác theo lớp tuổi và giới tính Từ kết quả trong bảng 3.7 và hình 3.7 có thể nhận thấy, điểm trí nhớ

thính giác của học sinh nam cao hơn của học sinh nữ Cụ thể, ở tuôi 1ó, điểm trí nhớ thính giác trung bình của học sinh nam cao hơn của học sinh nữ là 0,31

Ở ti 17, điểm trí nhớ thính giác của học sinh nam cao hơn của học sinh nữ là 0,13 Ở tuổi 18, điểm trí nhớ thính giác của học sinh nam cao hơn của học sinh nữ là 0,82 Tuy nhiên sự sai khác về điểm trí nhớ thính giác trung bình của học sinh nam và học sinh nữ khơng có ý nghĩa thông kê (p > 0,05)

Trang 40

3.3 Mỗi tương quan giữa năng lực trí tuệ và khả năng ghi nhớ của

hoc sinh

3.3.1 Mối tương quan giữa chỉ số IQ và trí nhớ ngắn hạn của học sinh theo lớp tuổi 14 12 + 2 BRK O “5, 10 =z 2 8 = © Về E 6 E o_o e_00_@ | £ — 2 r=0.6529 0 T Ỉ T T Ỉ T Ỉ I 0 20 40 60 80 100 120 140 160 Chỉ số IQ

Hình 3.8 Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa chỉ số IQ và trí nhớ thị giác của học sinh theo lớp tuổi

Kết quả trên hình 3.8 cho thấy, hệ số tương quan giữa chỉ số IQ và trí nhớ thị giác của học sinh là r = 0,6529 (r < 0,7) Đây là mối tương quan thuận không chặt chẽ Thơng qua đó có thể khắng định phân lớn học có IQ càng cao thì trí nhớ thị giác càng tốt

Ngày đăng: 30/03/2017, 23:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w