Nghiên cứu năng lực trí tuệ và khả năng ghi nhớ của học sinh Trường THPT Nguyễn Văn Huyên, xã An Tường, TP.Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang (LV tốt nghiệp)Nghiên cứu năng lực trí tuệ và khả năng ghi nhớ của học sinh Trường THPT Nguyễn Văn Huyên, xã An Tường, TP.Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang (LV tốt nghiệp)Nghiên cứu năng lực trí tuệ và khả năng ghi nhớ của học sinh Trường THPT Nguyễn Văn Huyên, xã An Tường, TP.Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang (LV tốt nghiệp)Nghiên cứu năng lực trí tuệ và khả năng ghi nhớ của học sinh Trường THPT Nguyễn Văn Huyên, xã An Tường, TP.Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang (LV tốt nghiệp)Nghiên cứu năng lực trí tuệ và khả năng ghi nhớ của học sinh Trường THPT Nguyễn Văn Huyên, xã An Tường, TP.Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang (LV tốt nghiệp)Nghiên cứu năng lực trí tuệ và khả năng ghi nhớ của học sinh Trường THPT Nguyễn Văn Huyên, xã An Tường, TP.Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang (LV tốt nghiệp)Nghiên cứu năng lực trí tuệ và khả năng ghi nhớ của học sinh Trường THPT Nguyễn Văn Huyên, xã An Tường, TP.Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang (LV tốt nghiệp)Nghiên cứu năng lực trí tuệ và khả năng ghi nhớ của học sinh Trường THPT Nguyễn Văn Huyên, xã An Tường, TP.Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang (LV tốt nghiệp)Nghiên cứu năng lực trí tuệ và khả năng ghi nhớ của học sinh Trường THPT Nguyễn Văn Huyên, xã An Tường, TP.Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang (LV tốt nghiệp)
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HOC SU PHAM HA NOI 2
KHOA SINH - KTNN
DO THI HUYEN
NGHIEN CUU NANG LUC TRI TUE VA KHA NANG GHI NHO CUA HOC SINH TRUONG THPT
NGUYEN VAN HUYEN, XA AN TUONG,
TP TUYEN QUANG, TINH TUYEN QUANG
KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC Chuyên ngành: Sinh lý người và động vật
Người hướng dẫn khoa học PGS.TS MAI VĂN HƯNG
Trang 2LOI CAM ON
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Mai Văn Hưng người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên em trong quá
trình học tập, nghiên cứu và thực hiện khóa luận này
Em xin chân thành cảm ơn các thây cô giáo trong tô bộ môn Sinh lý người và động vật, Khoa Sinh — KTNN, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong việc thực hiện và hồn thành khóa luận
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy, cô giáo và các em
học sinh Trường THPT Nguyễn Văn Huyên, xã An Tường, TP Tuyên Quang,
tỉnh Tuyên Quang cùng bạn bẻ và những người thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tơi trong q trình hồn thành khóa luận
Hà Nội, tháng 05 năm 2016
Sinh viên
Trang 3LOI CAM DOAN
Khóa luận của tơi được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của PGS.TS
Mai Văn Hưng Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả điều tra trong khóa luận là trung thực và chưa từng được
cơng bồ trong bất kì cơng trình nào khác Nếu sai tơi xin hoản tồn chịu trách
nhiệm
Hà Nội, tháng 05 năm 2016
Sinh viên
Trang 4MUC LUC
(9527.1005 1
1 Lý do chọn dé tas ccccsecssecsssssscsscsessssvsesevsrsececeversavsesesasseseseversevanenes 1 “J0 0ãš i8 40-09 0111 1 Suy ¡208i 30 2:0 0n 2 4 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn +5 2 2 z+s£evzzrezzrseed 2
NOI DUNG uu -L-T|ỈÄ|Ã||:ÃH 3
CHƯƠNG 1 TONG QUAN TÀI LIỆU 2s 2 + +E+E+£e£+E+EeEsEerxe: 3 LiL Tri 3 1.1.1 Khái niệm vé tri tué cccccccccccccccsesescsscscscsessscsesescesescsessseseseeseanscacaesceees 3
1.1.2 CG tric Ui tri tue cecccccccccccsscseseccscsssscsescscscscssscessssscscscseeseavsvscasacsees 6
1.1.3 Các phương pháp nghiên cứu VỀ trÍ HHỆ 25c S5 cs+cszseeree 8
1.1.4 Lue SU NGhi€n CUU rT cổ na e 10
1.2 Tri nh 12
1.2.1 Khai Qudt vé tri no cocccceccccscesesesssssssscsevsvevsesecevevsncececevereasavereeneaes 12 1.2.2 Luo ste nghién ctu vé tri nn vcececcccccescsssssssssssssssesssessssecsseasseenes 13
CHƯƠNG 2 ĐÔI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1 Đối tượng nghiên cứu - 22 << SE+EE*cEcxEeEkgverxrkerrecrr, 15 “0 (0N ciï1si13ji s8 011077 15 2.3 Phương pháp nghiên cứu các chỉ sỐ - 2-2 2 + ex+xsckezrecee 15 2.3.1 Nghién citu ndng lc tr tué 17a e 16 2.3.2 Nghiên crru ve tri nh icececccccccccssscssessssssessssssssssscssesessssssssesasseseaee 16 2.4 Phương pháp xử lý $6 liGU eee eseceessceesscsssvseserercacssesesesseeneevenes 17
"8Š ốổn n 17
Trang 5CHƯƠNG 3 KET QUA NGHIÊN CỨU 2-2-2 x+x+e££Evesrxe 20 3.1 Năng lực trí tuệ của học sinh: . 7-13 se eses 20 3.1.1 Chỉ số IQ trung bình của học sinh se cecrerereersreersrees 20 3.1.2 Sự phân bố học sinh theo mức trí tuệ, theo lớp tuổi và theo 18:1 00PP8®.- 23
3.2 Trí nhớ của học s1nnH - - - ‹- - - c cs c9 vn nem 26 3.2.1 Tri nho thi Bide CUd NOC SUNN 1n e 26
3.2.2 Trí nhớ thính giác của hỌC SIHỦ àằ cà Sàn na 28 3.3 Mỗi tương quan giữa năng lực trí tuệ và khả năng ghi nhớ của học
¬ 0 31
3.3.1 Mối tương quan giữa chỉ số IQ và trí nhớ ngắn hạn của học SUNN theo I KHÔI - <5 St EE TT TT T111 xi 31 3.3.2 Mối tương quan giữa chỉ số IQ và trí nhớ ngắn hạn của học sinh theo lớp tuổi, theo giới tÍnHh 5< cectekceteretererrerererrred 33 3.3.3 Mối tương quan giữa chỉ số IQ và trí nhớ thỉnh giác của học sinh theo lớp tuổi và giới tÍnÌh Set re rrec 35
.4:000/.))01/.0.3i5806705 37
Trang 6DANH MUC CAC TU VIET TAT
CNH Công nghiệp hóa
Cs Cộng sự HDH Hién dai hoa
IQ Chi s6 thong minh (Intelligence Quotient)
Nxb Nha xuat ban
THPT Trung học phổ thông
TP Thành phố
Trang 7Bang 1.1 Bang 2.1 Bang 3.1 Bang 3.2 Bang 3.3 giới tính Bảng 3.4 Bảng 3.5 Bảng 3.6 Bảng 3.7 DANH MUCBANG
Phân bố mức trí tuệ theo chi s6 1Q wu .eeeceseeeeseseseseressesececeseeeeeees 10
Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính, theo ti 15 Chỉ số IQ trung bình của học sinh theo lớp tuôi 20 Chỉ số IQ trung bình của học sinh theo lớp tuổi và giới tính 21 Sự phân bố học sinh theo mức trí tuệ, theo lớp tuổi và theo
¬ 23
Trang 8DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Biểu đỗ chỉ số IQ trung bình của học sinh theo lớp tuổi Hình 3.2 Biểu đồ chỉ số IQ trung bình của học sinh theo lớp tuổivà giới
tính
Hình 3.3 (a) Đồ thị biểu diễn sự phân bố học sinh theo mức trí tuệ, theo
lớp tuổi
Hình 3.3 (b) Đồ thị biểu diễn sự phân bố học sinh nam theo mức trí tuệ,
theo lớp tuổi
Hình 3.3 (c) Đồ thị biểu diễn sự phân bố học sinh nữ theo mức trí
tuệ,theo lớp ti
Hình 3.4 Biểu đồ điểm trung bình trí nhớ thị giác của học sinh theo lớp
ti
Hình 3.5 Đồ thị điểm trí nhớ thị giác của học sinh theo lớp tuổi và giới
tính
Hình 3.6 Biểu đồ về điểm trí nhớ thính giác trung bình của học sinhtheo
lớp tuổi
Hình 3.7 Đồ thị về điểm trí nhớ thính giác theo lớp ti và giới tính Hình 3.8 Đồ thị biểu diễn mỗi tương quan giữa chỉ số IQ và trí nhớ thị
giác của học sinh theo lớp tuổi
Hình 3.9 Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa chỉ số IQ và trí nhớ
thính giác của học sinh theo lớp tuổi
22 24 25 25 26 27 28 30 31 32
Hình 3.10 Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa chỉ số IQ và trí nhớ thị
giác của học sinh nam
Hình 3.11 Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa chỉ số IQ và trí nhớ thị
giác của học sinh nữ
33
Trang 9Hình 3.12 Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa chỉ số IQ và trí nhớ
35
thính giác của học sinh nam
Hình 3.13 Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa chỉ số IQ và trí nhớ
Trang 10MO DAU
1 Lý do chọn đề tài
Thế kỷ 21 là thế kỷ của nền kinh tế tri thức Chính vì vậy, để phát triển tốt nên kinh tế tri thức cần phải có con người phát triển toản diện phù hợp với nó Đất nước ta đang phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế đang chuyển đôi để tiễn lên CNH, HĐH Vì vậy, cần có một nguồn nhân lực dồi dào, vừa có đủ năng lực trí tuệ, có trình độ học van cao, năng động với thời cuộc Trong đó, nhiệm vụ phát triển năng lực trí tuệ được coi là quan trọng nhất
Trong giáo dục, muốn đề xuất được các biện pháp đúng đắn và hữu hiệu đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo một cách toàn diện phải hiểu đặc điểm phát triển trí tuệ của học sinh Điều đó gop phan hoạch định chiến lược va lựa chọn phương pháp giáo dục hiệu quả
Trí tuệ là một trong những yếu tố được coi là thước đo năng lực con người Các chỉ số trí tuệ khơng phải là hằng định mà có thê thay đổi phụ thuộc vào mơi trường Vì vậy, việc nghiên cứu phải được diễn ra thường xuyên
Trên thực tế đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về thể lực và trí tuệ ở cả trong và ngoải nước Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về vẫn đề này trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang nói chung và ở xã An Tường, TP.Tuyên Quang nói riêng cịn rất ít
Xuất phát từ những nhu cầu thực tế trên, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu năng lực trí tuệ và khả năng ghỉ nhớ của học sinh Trường THPT Nguyễn Văn Huyên, xã An Tường, TP.Tuyên Quang, tính Tuyên Quang” 2 Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được thực trạng năng lực trí tuệ và khả năng ghi nhớ của
học sinh trường THPT Nguyễn Văn Huyên, xã An Tường, TP.Tuyên Quang,
Trang 11- Xác định được mỗi tương quan giữa năng lực trí tuệ và khả năng ghi nhớ của học sinh ở lứa tuổi 16 - 18 tuôi
3 Phạm vỉ nghiên cứu
- Nghiên cứu các chỉ số IQ (Intelligence Quotient), trí nhớ của học sinh
trường THPT Nguyễn Văn Huyên, xã An Tường, TP.Tuyên Quang, tỉnh
Tuyên Quang
- Nghiên cứu mỗi tương quan giữa năng lực trí tuệ và khả năng ghi nhớ của học sinh trường THPT Nguyễn Văn Huyên, xã An Tường, TP.Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
4 Y nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá được đặc điểm phát triển một số chỉ số trí tuệ của học sinh trường THPT Nguyễn Văn Huyên, xã An Tường, TP.Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
- Kết quả trong khóa luận có thể bổ sung số liệu cho hướng nghiên cứu
về trí tuệ của học sinh ở lứa tuổi 16-18 tuổi
- Kết quả của đề tài góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công
tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục học sinh của trường THPT Nguyễn Văn
Trang 12NOI DUNG
CHUONG 1 TONG QUAN TAI LIEU 1.1 Tri tué
1.1.1.Khái niệm về trí tuệ
Trí tuệ là một hoạt động tâm lý phức tạp bao gồm khả năng nhận thức,
ngôn ngữ vận động và khả năng thích ứng với xã hộ![1 |, trí tuệ liên quan tới cả thể chất và tỉnh thần, nó là một trong những đặc tính tâm lý và tư duy mà chỉ con người mới có [5] Trí tuệ đã tạo ra những tiến bộ trong xã hội loài người Sự phát triển trí tuệ là tông hợp của sự phát triển và chín mi của hệ thần kinh trung ương với sự phát triển chung của cơ thể và tác động của các yếu tô xã hội Nghiên cứu năng lực trí tuệ là nói đến khả năng thông mỉnh của con người Hoạt động trí tuệ được biểu hiện ra nhiều mặt liên quan đến nhiều hiện tượng tâm sinh lí và nhiều đối tượng của nhiều bộ môn khoa học khác nhau như sinh học, tâm lí học, triết học, y học, xã hội học, giáo dục học, [7] Vậy trí tuệ là gì?
Theo tiếng La tính, trí tuệ (Intellectus) được định nghĩa là hiểu biết, là sự thơng thái, trí năng sắc sảo Còn trong tiếng Việt, khái niệm trí tuệ thường được dùng để chỉ khả năng hoạt động trí óc của con người trong việc nhận thức thế giới và xử lý tình huống Cho đến nay, vẫn có nhiều cách hiểu khác nhau về trí tuệ và tựu chung lại có thể thấy rõ ba khuynh hướng chính
Trang 13định mình trong xã hội và để phát triển như một thực thể tinh thần Theo nhà tâm lý học Nga B.G Ananhey, trí tuệ là đặc điểm tâm lý phức tạp của con
người mà kết quả của công việc học tập, lao động phụ thuộc vào nó [16] Tuy
nhiên, trí tuệ và học tập có mối liên hệ nhưng không đồng nhất Trên thực tế chúng ta thường thấy phần lớn học sinh có chỉ số thơng minh cao thì kết quả học tập cũng cao, song cũng có một số ít học sinh có IQ cao nhưng kết quả học tập lại thấp và ngược lại Ngay từ những năm 1905, A.Binet đã nghiên CỨU (bằng test trí tuệ) và xác định được những học sinh kém do lười hoặc do những nguyên nhân khác như thiếu động cơ học tập [7]
Khuynh hướng thứ hai, coi năng lực trí tuệ là nang luc tư duy trừu tượng Theo R.J.Stemberg và W.Stem, trí tuệ là những năng lực giải quyết các nhiệm vụ mới thông qua hoạt động tư duy J.Guthke quan niệm trí tuệ là toàn
bộ câu trúc thứ bậc của các năng lực đặc trưng cho trình độ và chất lượng của
quá trình tư duy (phân tích, tổng hợp) của một cá nhân [7] L.Terman cho rằng chức năng của trí tuệ là sử dụng có hiệu quả các khái niệm Hạt nhân của trí tuệ là thao tác tư duy, phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa
Đặc trưng của vốn trí tuệ là tích lũy vốn tri thức và các thao tác trí tuệ
Như vậy, khuynh hướng thứ nhất và khuynh hướng thứ hai đã đồng nhất trí tuệ với trí thơng minh Trí thơng minh ở đây được hiểu là khả năng nhận thức và giải quyết các tình huỗng, vẫn đề mang tính phức tạp
Trang 14hợp lí, chế ngự được môi trường xung quanh Theo ơng, trí tuệ là năng lực chung của nhân cách, được thể hiện trong hoạt động có mục đích, trong sự phán đốn, thơng hiểu vả làm cho môi trường thích nghi với khả năng của mình [20] Theo H Gardner thì trí tuệ bao gồm nhiều dạng năng lực thích ứng khác nhau Trí tuệ là một cấu trúc gồm 7 kiểu khác nhau, mỗi kiểu trí tuệ được phát triển đến một mức độ nhất định trong mỗi người Đó là các năng
lực toán học - logic học, năng lực ngôn ngữ, năng lực âm nhạc, năng lực định
hướng trong không gian, năng lực cảm giác - vận động cơ thể, năng lực liên
nhân cách và năng lực nội tâm [22] J.Plaget lại coi trí tuệ là một hình thái
nhất định của sự cân bằng, hình thành trên cơ sở nghiên cứu tri giác, kỹ xảo [21] Bản chất của trí tuệ được bộc lộ trong mỗi quan hệ giữa cơ thé voi môi trường và là tiền đề cho mối quan hệ đó
Bên cạnh khái niệm trí tuệ, còn một số thuật ngữ khác có liên quan đến trí tuệ như: “# khơn”, “trí lực”, “trí thơng mình” Các thuật ngữ này đều có sắc thái riêng và được dùng trong những hoàn cảnh nhất định
Theo quan điểm của một số nhà khoa học về cấu trúc của trí tuệ thì trí
tuệ là một thuộc tính đơn nhân tố Đại diện cho quan điểm này là
C.Spearman Băng phương pháp trắc nghiệm, ông đã khắng định trong trí thông minh của con người có một nhân tơ chung nào đó của cá nhân như: tính linh hoạt, sự mềm đẻo thần kinh, nó có khả năng tạo ra các năng lực tâm lý nhăm đảm bảo thực hiện có hiệu quả một hành động bất kì
Tuy nhiên, có nhiều nhà khoa học phủ nhận quan điểm trí tuệ đơn nhân tỗ mà điển hình là E.Thorndike Theo ơng, trí tuệ gồm nhiều nhân tô hay thành phân khác nhau Bắt kì một hoạt động trí tuệ nào cũng chứa đựng một loạt các nhân tố có tác động qua lại lẫn nhau Trên cơ sở đó, R.Sternberg đã đưa ra thuyết 3 nhân tơ của trí tuệ, gồm: trí tuệ phân tích, trí tuệ sáng tạo, trí
Trang 15nhiều loại văn hóa khác nhau đã đưa ra lý thuyết về nhiều dạng trí tuệ, gọi tắt
là thuyết MI Thuyết MI bao gồm: Trí tuệ ngơn ngữ; Trí tuệ âm nhạc; Trí tuệ
logic tốn; Trí tuệ khơng gian; Trí tuệ vận động - cơ thể; Trí tuệ bản thân hay
trí tuệ cá nhân; Trí tuệ người khác hay trí tuệ xã hội [22]
1.1.2 Câu trúc của trí tuệ
Đẻ cập đến vẫn đề các học thuyết về trí tuệ chúng ta có thể khái quát chúng thành 2 nhóm lớn
Nhóm thứ nhất, các lý thuyết coi con người chỉ có một loại trí tuệ gọi là thuyết đơn nhân tơ
Nhóm thứ hai, các ly thuyết CO1 CON nBƯỜI CÓ nhiều loại trí tuệ gọi là thuyết đa nhân tô
1.1.2.1 Các thuyết đơn nhân tổ
Đại diện của quan niệm này la Charles Spearman Dua vào phương pháp phân tích ơng đã phát hiện có một nhân tơ chi phối mọi hoạt động trí tuệ của con người gọi là nhân tố chung hay nhân tố “G” (Genral) Nhân tố này gift vai tro chủ đạo, là sự mềm dẻo, linh hoạt của hệ thần kinh trung ương Ông cho rằng, nhân tơ trí tuệ chung quan trọng hơn bất kì một nhân tố riêng nào [18] Quan điểm này được nhiều nhà khoa học công nhận W.Stern (1912) coi trí tuệ là năng lực chung của một cá nhân biết đặt tư duy của mình một cách có ý thức vào những yêu cầu mới Tuy nhiên, quan điểm này còn hạn chế và ngày nay nó tỏ ra khơng phù hợp [18]
Trang 161.1.2.2 Các thuyết đa nhân tổ
Nhà tâm lý học người Anh H.J.Eysenck đã tông hợp các kết quả nghiên cứu lý thuyết cũng như các phương pháp đo đạc trí tuệ truyền thống và đưa ra mơ hình trí tuệ 3 tầng bậc:
+ Trí tuệ sinh học biểu hiện mặt sinh học của năng lực trí tuệ, là nguồn
gốc những khác biệt về trí tuệ cá nhân
+ Trí tuệ tâm trắc hay trí tuệ hàn lâm đo được bằng các trắc nghiém IQ, CQ truyén théng, được xây dựng trong tình huống giả định, có tính hàn lâm, chưa phải là tình huống thực trong cuộc sống Nó bao gồm trí thơng minh vả tri sang tao
+ Trí tuệ xã hội (Social intelligence) thể hiện khi cần phải giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc song thực tế của những chủ thể hoạt động có nhận
thức rõ ràng về bản thân, có nhận thức về xã hội và mối quan hệ giữa bản thân
với xã hội [1S]
Theo Phạm Minh Hạc [2| khi dé cập tới trí tuệ theo quan điểm mới,
phải xét đến tất cả các bình diện cá thể, cá nhân và nhân cách của nó L.X.Vugotxki cho rằng, trí tuệ có 2 mức với 2 cấu trúc khác nhau Mức thứ nhất là trí thơng minh bậc thấp (chủ yếu ở động vật) Mức thứ hai là trí thông minh bậc cao (hành vi trí tuệ của con người) [1S]
Như vậy, trí tuệ của con người được col là loại hiện tượng tâm lý phức hợp, đa nhân tố Nó khơng chỉ là trí thơng minh cho phép chúng ta nhận thức thế giới và trí sáng tạo giúp ta sáng tạo ra những giá trị vật chất và tỉnh thần moi, ma con 1a tri tuệ cảm xúc, trí tuệ xã hội giúp ta tổ chức và thúc đây, điều chỉnh hành động một cách thành công trong xã hội để tạo được hạnh phúc cho
Trang 171.1.3 Các phương pháp nghiên cứu về trí tuệ
Để đánh giá về trí tuệ, nhiều tác giả đã đi sâu nghiên cứu các phương pháp đánh giá khác nhau về trí tuệ Hiện nay có nhiều phương pháp đánh giá
trí tuệ như quan sát điều tra, thực nghiệm, trắc nghiệm, tìm hiểu sự biến đổi
điện — hóa trong hệ thống thần kinh và cơ thể khi tiến hành các thao tác trí tuệ khác nhau [19] Trong đó, phương pháp trắc nghiệm hay “test” là phố biến hơn cả Trắc nghiệm là một thử nghiệm, mang tính chất của một bài tập nhất
định, bài tập này kích thích một khía cạnh nhất định của tính tích cực nên việc
thực hiện nó liên quan tới sự hoàn thiện một chức năng nhất định, được đánh giá về mặt định lượng và định tính
Mục đích của trắc nghiệm trí tuệ (intelligence test) là xác định chỉ số
IQ, mức trí tuệ, Tác giả tiêu biểu nghiên cứu về lĩnh vực này trước hết phải
kế đến F.Galton (1822 - 1911) Ơng cho rằng trí thơng minh được quyết định bởi di truyền và có thể đo đạc được Vì thế, ông là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ “test” co nghĩa là “thử” hay “phép thử”
Năm 1905, A.Binet và T.Simon đã công bỗ phương pháp trắc nghiệm có thể đánh giá khả năng trí tuệ tổng quát Thang điểm của Binet-Simon được áp dụng khá phố biến ở trường học cho phép đánh giá mức trí tuệ hay ti tri tuệ Tuổi trí tuệ (mental age) thể hiện những đặc trưng khả năng trí tuệ của một đứa trẻ ở tuôi thực (actual age) Nếu tuổi trí tuệ thấp hơn tuổi thực của đứa trẻ thì bị xem là kém thông minh và ngược lại Thang điểm của Binet cũng được Lewis và Terman và các tác giả khác cải tiến thành thang điểm
Stanfor - Binet Trắc nghiệm của Binet-S1Imon cũng được sửa lại nhiều lần và
trở nên phô biến ở nhiều nước trên thế giới
Trang 18IQ= MA x100
CA (1)
Trong đó: MA: tuổi trí khơn được tính theo kết quả bài trắc nghiệm CA: tuổi thời gian tính theo ngày tháng năm sinh
Cách tính chỉ số IQ của Stern, Binet và Terman vẫn còn những hạn chế nhất định như: quá chú trọng đến ngơn ngữ, phải có những thiết bị đặc biệt và các chuyên viên thực hiện, chỉ cho biết năng lực trí tuệ chung và không áp dụng được cho người lớn
Năm 1939, D.Wechsler cho răng sự phát triển trí tuệ diễn ra trong suốt đời người một cách không đồng đều Năm 1955, ông đề xuất phương pháp đánh giá trí tuệ bằng trắc nghiệm WAIS dùng cho người lớn [20] Ông không chấp nhận sự giải thích truyền thống về trình độ trí tuệ IQ qua mỗi tương quan giữa chỉ sô tuổi trí khơn và tuổi đời do Stern và Binet đưa ra Theo công thức trên sẽ tôn tại tương quan tuyến tính giữa tuổi trí khơn và tuổi đời Trong khi đó, theo D.Wechsler sự phát triển trí tuệ diễn ra trong suốt đời người Vì vậy, ơng đưa ra cách xác định IQ bằng công thức sau:
~X 5100
IQ =
(2)
Trong đó: X: Điểm trắc nghiệm cá nhân
X : Điểm trắc nghiệm trung bình trong cùng một độ tuổi
SD: Độ lệch chuẩn
Như vậy, mỗi trắc nghiệm sẽ có một điểm IQ tương ứng Trên cơ sở
Trang 19Bang 1.1 Phén bé mite trí tuệ theo chi sé IO
STT Chỉ số IQ Mức trí tuệ Loại trí tuệ
1 >130 I Rat xuat sac
2 120 - 129 I Xuat sac 3 110-119 IH Thông minh 4 90 -109 IV Trung bình 5 80 — 89 V Tâm thường 6 70 — 79 VI Kém 7 <70 VII Ngu độn
1.1.4 Lược sử nghiên cứu trí tuệ 1.1.4.1 Trên thể giới
Trí tuệ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống vả hoạt động của con người Từ lâu, nó đã trở thành vẫn đề được nhiều tác giả trong và ngoải nước quan tâm Người ta cho rằng, việc sử dụng các trắc nghiệm về trí tuệ đã có từ năm 2200 trước công nguyên, khi người Trung Hoa dùng chúng để tuyên chọn người có tài năng làm kẻ hầu
Người đầu tiên nghiên cứu về trí tuệ là F.J.Gall, vào đầu thế kỷ XVII, ông đã đưa ra thuật ngữ “não tướng học” và cho răng chức năng trí tuệ tập trung ở các vùng chuyên biệt nên có thể đánh giá trí tuệ con người qua đường nét và đo sọ não Ngồi ra, cịn nhiều cơng trình nghiên cứu về trí tuệ của F.Galton (1893), Alled Binnet va Simon (1905), Petersalovey và John Mager [15]
1.1.4.2 Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, trước 1975 việc nghiên cứu trí tuệ còn rất mới mẻ Việc này thường chỉ dùng trong ngành y tế do các cán bộ ngành y thực hiện, nhằm mục đích chuẩn đoán bệnh tâm thần ở một số bệnh viện [18] Từ những năm
Trang 2080 của thế kỷ XX trở lại đây, các công trình nghiên cứu trí tuệ mới trở nên phô biến rộng rãi
Trần Trọng Thủy là tác giả đầu tiên sử dụng test Raven để nghiên cứu sự phát triển trí tuệ của học sinh quận Hoàn Kiếm - Hà Nội (1989) Ông đã nghiên cứu chiều hướng, cường độ, trình độ và chất lượng phát triển trí tuệ học sinh băng test Raven Ơng cịn đề cập tới mỗi tương quan giữa trí tuệ và thể lực của học sinh Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự phân bỗ học sinh theo chỉ số IQ gần với mức phân phối chuẩn, có sự khác biệt về chỉ số IQ giữa học
sinh thành thị và nông thôn, so với học sinh nước ngoài thì trình độ phát triển
trí tuệ của học sinh Việt Nam không thua kém [18]
Năm 1991, Ngơ Cơng Hồn va cs nghiên cứu sự phát triển trí tuệ của học sinh thành phố Huế và Hà Nội giữa hai nhóm đối tượng là học sinh thường và học sinh chuyên toán Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự chênh lệch về mức trí tuệ giữa hai nhóm đối tượng này [3]
Nguyễn Thạc, Lê Văn Hồng đã nghiên cứu sự phát triển trí tuệ của học sinh Hà Nội từ 10 - 14 tuổi Kết quả cho thấy, sự phát triển trí tuệ tăng theo
lứa tuổi và có sự phân hóa từ 11 ti trở đi, trí tuệ của nam có xu hướng cao
hơn của nữ [17]
Năm 1993, Tạ Thúy Lan và Võ Văn Toàn đã nghiên cứu năng lực trí tuệ của học sinh tiểu học và trung học cơ sở ở Hà Nội và Quy Nhơn Kết quả cho thấy, trí tuệ phát triển theo lứa tuổi và năng lực trí tuệ của học sinh Hà Nội cao hơn học sinh Quy Nhơn Bên cạnh đó, tác giả cịn nghiên cứu mối tương quan giữa năng lực trí tuệ của trẻ em với quá trình hồn chỉnh hóa nhịp ơ ở thùy châm và nhịp B ở vùng trán [11,12]
Năm 1995, Tạ Thúy Lan, Trần Thị Loan đã nghiên cứu đánh giả sự phát triển trí tuệ của học sinh nông thôn và học sinh thành phố Hà Nội Kết quả cho thay điểm trí tuệ của học sinh tăng dần theo tuôi nhưng tốc độ tăng không đồng
Trang 21déu, nang luc trí tuệ của học sinh nông thôn thấp hơn học sinh ở thành phố Giữa học sinh nam và học sinh nữ khơng có sự khác biệt về năng lực trí tuệ
Điều này cho thấy, năng lực trí tuệ khơng phụ thuộc vào giới tính [10]
Năm 1998, Ta Thuy Lan va Mai Van Hưng nghiên cứu trí tuệ của học sinh Thanh Hóa và nhận thấy, năng lực trí tuệ của học sinh tăng dần theo tuổi và năng lực trí tuệ có mơi tương quan thuận với học lực [8]
Năm 2002, Trần Thị Loan nghiên cứu về trí tuệ của học sinh trung học phố thông ở độ tuôi từ 6 — 17 quận Cầu Giấy - Hà Nội Kết quả nghiên cứu cho thấy, quá trình phát triển trí tuệ của học sinh diễn ra liên tục, tương đỗi đồng đều và khơng có sự khác biệt giữa hai giới [13]
Năm 2002, Mai Văn Hưng đã nghiên cứu một số chỉ số thể lực và năng lực trí tuệ của sinh viên ở một số trường đại học phía Bắc Việt Nam Kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ số IQ trung bình của sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội cao hơn so với Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và Đại học Hồng Đức Năng lực trí tuệ và khả năng tập trung chú ý có mối tương quan thuận khá chặt chẽ Còn mối tương quan giữa năng lực trí tuệ và thời gian phản xạ cảm giác - vận động là tương quan nghịch [4]
1.2 Trí nhớ
1.2.1 Khái quát về trí nhớ
Hoạt động của bộ não con người cho phép ghi lại tất cả những gì tác động đến cơ thể Các dấu vết về các sự vật, hiện tượng đã được ghi lại không bao giờ biến mắt, nó có thể được tái hiện nguyên vẹn trong những điều kiện, hoản cảnh thích hợp Do vậy, khả năng ghi lại, tái hiện trong trí óc những điều đã biết, đã trải qua gọi là trí nhớ
Trí nhớ là hoạt động liên quan đến toản bộ đới sống tâm - sinh lý của con người và là một thành phần quan trọng của trí tuệ L.M.Xêtrênơp cho răng trí nhớ là “điêu kiện cơ bản của cuộc sông tâm lý” Ong cho răng “nêu
Trang 22khơng có trí nhớ thì cảm giác và tri giác của chúng ta sẽ biến mắt không để lại dẫu vết gì và do đó đây người ta vĩnh viễn rơi vào trạng thái của trẻ sơ sinh” [4] Trí nhớ là điều kiện để con người có và phát triển được các chức năng tâm lý bậc cao, để con người tích lũy vốn kinh nghiệm sống của mình và sử dụng vốn kinh nghiệm đó ngày cảng tốt hơn trong đời sống và trong hoạt
động Mặt khác, trí nhớ cho phép giữ lại kết quả của quá trình nhận thức, nhờ
đó cơn người có thể học tập vả phát triển trí tuệ của mình Vậy trí nhớ là gì? Cho đến nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về trí nhớ Đa số các nhà khoa học coi trí nhớ là sự vận đụng một khái niệm đã biết trước, là kết quả của những thay đổi xảy ra trong hệ thần kinh [9] Có tác giả cho rằng, trí nhớ là sự duy trì các thơng tin tín hiệu khi đã ngừng tác động Các thông tin này có thể được sử dụng để tác động với các tín hiệu tiếp theo [9] Theo quan điểm của một số nhà tâm lý học, trí nhớ là q trình nhận thức thế giới bằng
cách ghi lại, giữ lại và làm xuất hiện lại những gì cá nhân thu nhận được trong
hoạt động sống của mình
1.2.2 Lược sử nghiên cứu về trí nhớ 1.2.2.1 Trên thể giới
Trí nhớ là điều kiện giúp học sinh học tập tốt Khơng có khả năng ghi nhớ, học sinh không thể học tập một cách bình thường Vì vậy, những nghiên cứu nhằm phát hiện ra những điều kiện, những quy luật là cơ sở để phát triển
trí nhớ của học sinh, sinh viên
Trên thế giới, có rất nhiều tác giả nghiên cứu vẻ vẫn đề này L.X.Vưgotxki (1930), A.N.Leonchiev (1931) nghiên cứu về trí nhớ gián tiếp; A.A.Smimov (1943) nghiên cứu về vai trò của hoạt động đối với trí nhớ; P.M.Xêtrênov (1952) nghiên cứu về cơ chế sinh lý của trí nhớ; A.R.Luria và cs nghiên cứu cơ sở thần kinh của hiện tượng hỏng trí nhớ (sự quên)
Trang 231.2.2.2 Ở Việt Nam
Ở Việt Nam cũng đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về trí nhớ trên học sinh và sinh viên
Người đầu tiên nghiên cứu về trí nhớ ở Việt Nam là Phạm Minh Hạc Bằng thực nghiệm, ông đã chứng minh rằng cả hai thùy của não (thùy trấn và thùy đinh) đều tham gia vào việc lưu trữ thông tin, nhưng thùy đỉnh có vai trị quan trọng hơn [2]
Năm 1997, Trịnh Văn Bảo và cs nghiên cứu khả năng ghi nhớ của học sinh lớp 6, trường năng khiếu Marie - Curie vả trường phổ thông cơ sở Tô Hoảng (Hà Nội) thấy răng, trí nhớ gần của nhóm học sinh trường năng khiếu tốt hơn nhóm học sinh bình thường [4]
Trần Trọng Thủy vả cs nghiên cứu trí nhớ của học sinh trung học ở thành phô Hà Nội, Hồ Chí Minh, Huế và Hịa Bình nhận thấy răng, khả năng trí nhớ thính giác ngăn hạn của học sinh Việt Nam thuộc loại khá và tương đối đồng đều, khơng có sự khác biệt giữa học sinh nam và nữ nhưng có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn [4]
Kết quả nghiên cứu trí nhớ của Trần Thị Loan (2002) trên đối tượng học sinh từ 6 - 17 tuổi ở quận Cầu Giấy - Hà Nội cho thấy trí nhớ của học sinh tăng dần theo tuổi nhưng tốc độ tăng không đông đều vả khơng có sự khác biệt về khả năng nhớ giữa học sinh nam và nữ [13]
Trang 24CHUONG 2 ĐÓI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của tôi là một số chỉ số trí tuệ của các em học
sinh từ lớp 10 - 12 của trường THPT Nguyễn Văn Huyên, xã An Tường,
thành phô Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang Tất cả có 3 nhóm đối tượng với 3
độ tuôi khác nhau từ 16 - 18 tuổi Các học sinh được chọn ở các lớp ngẫu
nhiên, không căn cứ vào kết quả học tập
Học sinh tham gia nghiên cứu ở trạng thái khỏe mạnh, tâm - sinh lý bình thường, khơng có các di tat va các bệnh mãn tính Tổng số học sinh được nghiên cứu là 229 em trong đó có 9ó nam và 133 nữ Sự phân bố ngẫu nhiên mẫu nghiên cứu được trình bày trong bảng 2.1
Bảng 2.1.Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính, theo tudi
Tuôi Nam Nữ Chung
16 33 37 70
17 32 48 80
18 31 48 79
Tổng 96 133 229
2.2 Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu chỉ số IQ (Intelligence Quotient) và mức trí tuệ - Trí nhớ (trí nhớ thính giác, thị giác)
2.3 Phương pháp nghiên cứu các chỉ số Các chỉ số được nghiên cứu:
- Chỉ số IQ và sự phân bồ học sinh theo mức trí tuệ
- Trí nhớ
Trang 252.3.1 Nghiên cứu năng lực trí tuệ
Năng lực trí tuệ được xác định bằng phương pháp trắc nghiệm, sử dụng “khn hình tiếp diễn” chuẩn của J.C.Raven (test Raven) Test Raven gồm 60
bài tập khn hình, chia làm 5 bộ A, B, C, D, E cầu trúc theo nguyên tắc tăng
dần mức độ khó Mỗi bộ gồm 12 khn hình, được bắt đầu từ khn hình đơn giản (khn hình 1) và kết thúc bằng khn hình phức tạp (khn hình 12) Từ bộ A đến bộ E cũng được cấu trúc theo mức độ khó tăng dẫn Trong đó:
Bộ A - Thể hiện tính tồn vẹn, tính liên tục của cấu trúc
Bộ B - Thể hiện sự giống nhau, tính tương đồng giữa các cấu hình Bộ C - Thẻ hiện tính tiếp diễn, sự biến đổi logic của các cấu trúc Bộ D - Thể hiện sự thay đồi logic vị trí các hình
Bộ E - Thể hiện sự phân tích cấu trúc các bộ phận cầu thành
Mỗi đối tượng thực nghiệm (nghiệm thể) được phát một quyền test Raven và một phiếu trả lời để làm bài hoàn toàn độc lập Mỗi phiếu có phần thông tin cá nhân do nghiệm thể tự ghi theo hướng dẫn của giáo viên Sau khi nghe hướng dẫn làm bài, nghiệm thể thực hiện test theo trình độ vốn có của mình, khơng hạn chế thời gian Tuy nhiên, trên thực tế nghiệm thể không làm bài quá 60 phút Sau khi nghiệm thể làm xong, phiếu điều tra sẽ được thu lại để xử lý kết quả Mỗi bài tập trả lời đúng sẽ được 1 điểm, số điểm tối đa là 60 Chỉ có bài tập nào có độ kỳ vọng cho phép thì mới được tính, nếu không đáp ứng yêu câu sẽ bị loại và phải làm lại Căn cứ vào điểm test Raven, chỉ số IQ được tính theo cơng thức (2) Sau đó đối chiếu chỉ số IQ với tiêu chuẩn phân loại hệ số thông minh của D.Wechsler để tính tỷ lệ phân bố hoc sinh theo các mức trí tuệ
2.3.2 Nghiên cứu về trí nhớ
Trí nhớ được xác định bằng phương pháp Nechaiev Chúng tôi tiến hành nghiên cứu hai loại trí nhớ là trí nhớ ngăn hạn thị giác và trí nhớ ngăn hạn thính giác
Trang 26Nghiên cứu trí nhớ ngắn hạn thị giác bằng cách sử dụng một bảng số gôm 12 số có 2 chữ số (từ số 12 đến số 98), in đậm, rõ ràng, các số không trùng nhau, không chẵn chục và được sắp xếp một cách ngẫu nhiên Trong đó có 6 số chăn và 6 số lẻ
Nghiệm viên phố biến cách làm cho nghiệm thẻ, sau đó cho nghiệm thể quan sát bảng số trong 30 giây để nghiệm thể cô gắng ghi nhớ và không được ghi chép lại trong khi quan sát Hết 30 giây quan sát, nghiêm viên cất bảng số, nghiệm thể có thời gian 30 giây để ghi lại các số đã nhớ được, không cần theo thứ tự Quá trình làm bài hồn tồn độc lập
Trí nhớ ngăn hạn thính giác được xác định bằng cách đọc cho nghiệm thể nghe 3 lần một bảng số gồm 12 số có 2 chữ số (yêu cầu về dãy số như trên) Nghiệm viên đọc chậm, to, rõ ràng, 12 số đọc khác 12 số trong bảng trên Sau đó yêu cầu nghiệm thể ghi lại những số đã nhớ được Xác định chữ số ghi đúng trong 30 giây của đối tượng, kết quả được đánh giá dựa vào chữ
số nhớ được của học sinh
2.4 Phương pháp xử lý số liệu 2.4.1 Xử lý thô
- Xử lý cho bài test Raven
Theo khóa chấm điểm mỗi bài test được một điểm Tính tổng số điểm làm được trong mỗi bộ bài tập (A, B, C, D, E) của mỗi phiếu trừ đi điểm trung bình kỳ vọng của từng bộ bài tập tương ứng trong bảng kỳ vọng Nếu hiệu này đao động trong khoảng + 2 SD và hiệu giữa tông điểm làm được của cả 5 bộ bài tập trừ điểm kỳ vọng của tất cả các bài < 6 thì phiếu trả lời đạt yêu cầu và kết quả trắc nghiệm sẽ được sử dụng để xử lý tiếp Với những bài đạt yêu cầu, căn cứ vào tuôi và điểm test Raven, tính chỉ số IQ theo công thức (2) và phân loại trí tuệ theo chỉ số IQ (Bảng 1.1)
Trang 27- Xử lý cho bài test về trí nhớ ngắn hạn
Cho điểm cho mỗi bài trắc nghiệm như sau: mỗi chữ số ghi lại chính
xác cho một điểm, điểm của bài trắc nghiệm sẽ là số các chữ số mà học sinh
ghi lại chính xác
2.4.2 Xứ lý số liệu bằng tốn thơng kê xác suất dùng cho y, sinh học
Dé công việc tính tốn được nhanh và chính xác, kết quả thu được của mỗi bài trắc nghiệm sau khi được xử lý thô sẽ được xử lý bằng chương trình Microsoft Excel Sau đó, xử lý bằng tốn thông kê xác suất[6, 15]
Các số liệu được nhập đầy đủ sẽ được máy tính xử lý để tính: giá trị trung bình (X), tỷ lệ %, độ lệch chuẩn (SD), hệ số tương quan pearson ()
- Tính giá trị trung bình
X= aki
n
Trong đó: X;: Giá trị thứ 1 của đại lượng X
X:_ Giá trị trung bình
n:Số mẫu nghiên cứu - Độ lệch chuẩn:
n—] (n<30)
n (n>30)
Trong đó:
X; — X : Độ lệch tiêu chuẩn của từng giá trị so với giá trị trung bình
n: Sơ mâu nghiên cứu
Trang 28- Hệ số tương quan Pearson (r) dugc tinh bang chương trình Tool Data Analysis — Regression theo công thức:
n> in XY, - Doi Xx; » Y,
“Sm-Exisu-Ez]|
Trong đó: — X;: Từng giá trị của đại lượng X
Y;: Từng giá trị của đại lượng Y n: Số mẫu có trong cơng thức
r: Hệ số tương quan giữa hai đại lượng X và Y
Sự sai khác của 2 giá trị trung bình của 2 mẫu nghiên cứu khác nhau được kiểm định bằng hàm “T - test” theo phương pháp Studen Fisher
Trang 29CHUONG 3 KET QUA NGHIEN CUU VA THAO LUAN 3.1 Năng lực trí tuệ của học sinh
3.1.1 Chỉ số IQ trung bình của học sinh
3.1.1.1 Chỉ số IQ trung bình của học sinh theo lớp tuổi
Kết quả nghiên cứu về năng lực trí tuệ trung bình của học sinh theo lớp tuổi được trình bày trong bảng 3.1 và hình 3.1
Bang 3.1 Chỉ số IQ trung bình của học sinh theo lớp tuổi
Chỉ sô IQ — —— STT Tuôi n — So sánh | X,-X, Pp X+SD 1 16 70 99.99 + 14.90 2-1 1.03 <0.05 2 17 80 101.02 + 14.77 3-2 1.29 <0.05 3 18 79 102.31 + 14.92 3-1 2.32 <0.05 Chung 229 101.11 + 14.80 - - - 102.5 102 101.5 101.02 c 101 “2 100.5 s 99.99 Y 100 - 99.5 - 99 - 98.5 - 16 17 18 Tuổi
Trang 30Từ số liệu ở bảng 3.1 và hình 3.1 có thể thấy chỉ số IQ trung bình của học sinh có xu hướng tăng dân theo tuổi Ở nhóm tuôi 16 chỉ số IQ trung bình
Ià99,99 +14,90; nhóm ti 17 chỉ số IQ trung bình tăng lên là 101,02 + 14,77;
nhóm tuổi 18 chỉ số IQ trung bình tăng lên là102,31 + 14,92 Chỉ số IQ trung bình của học sinh ở nhóm tuổi 16 thấp hơn nhóm ti 17 là 1,03 Chỉ số IQ trung bình của nhóm tuổi 17 thấp hơn nóm tuổi 18 là 1,29 Chỉ số IQ trung bình của nhóm tuổi 16 thấp hơn nhóm tuổi 18 là 2,32 Tuy nhiên, sự chênh lệch về chỉ số IQ của nhóm tuổi 16 và 17, nhóm tuổi 17 và 18, nhóm ti 16 và 18 đều có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)
3.1.1.2 Chỉ số IQ trung bình của học sinh theo lớp tuổi và giới tỉnh
Kết quả nghiên cứu về năng lực trí tuệ của học sinh theo lớp ti và
giới tính được trình bày trong bảng 3.2 và hình 3.2
Bảng 3.2 Chỉ số IQ trung bình của học sinh theo lớp tuổi và giới tính
Trang 31103 102.5 102 ơ 101.5 "x® + 100.5 100 99,5 99 98.5 = Nam #8 Nữ
Hình 3.2 Biểu đơ chỉ số IQ trung bình của học sinh theo lớp tuổi và giới tính
Số liệu ở bảng 3.2 cho thấy chỉ số IQ trung bình của học sinh nam (101,52 + 14,86) có xu hướng cao hơn học sinh nữ (100,68 + 14,81) Sự chênh lệch về chỉ số IQ trung bình giữa học sinh nam và học sinh nữ là 0,84 Ở nhóm tuổi 16, sự khác biệt về chỉ số IQ trung bình giữa nam và nữ là 0,03
Ở nhóm tuổi 17, sự khác biệt bề chỉ số IQ trung bình giữa học sinh nam và nữ
tăng lên là 1,73 Ở nhóm ti 18, học sinh nam có chỉ số IQ trung bình cao hơn học sinh nữ là 0,75 Tuy nhiên sự khác nhau về chỉ số IQ trung bình giữa học sinh nam vả nữ ở từng lớp tuổi đều khơng có ý nghĩa thông kê (p> 0,05)
Trang 323.1.2 Sự phân bố học sinh theo mức trí tuệ, theo lớp tuổi và theo giới tính Bang 3.3 Sự phân bố học sinh theo mức trí tuệ, theo lớp tuổi
và theo giới tính
Giới Tỉ lệ ?o học sinh thuộc các mức trí tuệ
Ti n tính I Il Ill IV V VI | VII Nam 33 | 3.03 | 3.03 | 9.09 | 69.70 | 9.09 | 3.03 | 3.03 16 Nữ 37 0 2.70 | 18.92 | 59.46 | 16.22 |2.70| 0 Chung | 70 | 1.43 | 2.86 | 14.28 | 64.28 | 12.86 | 2.86 | 1.43 Nam 32 | 3.13 | 6.25 25 50 12.5 0 3.12 17 Nữ 48 | 2.08 | 6.25 | 22.92 | 54.16 | 4.17 | 6.25 | 4.17 Chung | 80 2.5 | 6.25 | 23.75 | 52.5 7.5 | 3.75 | 3.75 Nam 31 | 3.23 | 9.68 | 19.35 | 48.38 | 12.90 | 3.23 | 3.23 18 Nữ 48 | 2.08 | 2.08 25 | 47.92 | 16.67 | 4.17 | 2.08 Chung | 79 | 2.53 | 5.06 | 22.78 | 48.10 | 15.20 | 3.80 | 2.53 Nam 96 | 3.13 | 6.25 | 17.70 | 56.25 | 11.46 | 2.08 | 3.13 Tong| Chung | 229 | 2.18 | 4.80 | 20.53 | 54.59 | 11.79 | 3.49 | 2.62 Nữ 133 | 1.50 | 3.76 | 22.56 | 53.38 | 12.03 | 4.51 | 2.26
Két quả từ bảng 3.3 cho thấy, học sinh thuộc mức trí tuệ IV chiếm tỉ lệ
cao nhất (54.59%) Tỉ lệ học sinh đạt mức trí tuệ I khá thấp 2,18% Tỉ lệ học sinh có mức trí tuệ II là 4,80% Tỉ lệ học sinh có mức trí tuệ II là 20,53% Ở mức trí tuệ VI (3,493), học sinh nam chiếm tỉ lệ thấp hơn học sinh nữ Song ở mức trí tuệ V (11,79%), tỉ lệ học sinh nam cũng thấp hơn so với học sinh nữ
Khi xét sự phân bố học sinh theo mức tỉ lệ của từng lớp tuổi có thể thấy sự khác nhau Ở tuổi 16, học sinh có mức trí tuệ IV chiếm tỉ lệ cao nhất (64,28%); tiếp đến là mức trí tuệ III (14,28%); sau đó là mức trí tuệ V (12,86%); mức II và mức VI (2,86%); mức I và mức VII (1,43%) Ở các mức trí tuệ I, II, IV, VI,VII học sinh nam chiếm tỉ lệ cao hơn học sinh nữ Đặc biệt,
Trang 33cac mirc tri tué I, VII chi c6 6 nam Con cac mic III, V hoc sinh nữ chiém ti
lệ cao hơn học sinh nam
Ở nhóm tuổi 17, tỉ lệ học sinh có mức trí tuệ IV cao nhất (52,5%); tiếp theo là mức trí tuệ III (23.75%); tiếp theo là mức trí tuệ V (7,5%); mức trí tuệ II (6,25%); mức trí tuệ VI, VII (3,75%); mức trí tuệ I (2.5%) Ở các mức trí
tuệ LII,V học sinh nam chiếm tỉ lệ cao hơn học sinh nữ Đặc biệt mức trí tuệ VỊ chỉ có ở nữ Ngược lại ở các mức trí tuệ khác như II, IV, VI, VII hoc sinh
nữ lại chiếm tỉ lệ cao hơn so với học sinh nam
Ở nhóm ti 18, tỉ lệ học sinh ở mức trí tuệ IV (48,10%) chiếm tỉ lệ cao nhất; tiếp theo đó là mức trí tuệ II (22,78%); mức V (15.20%); mức II (5,06%); mức VI (3,80%); thấp nhất là mứcI và mức VII xấp xỉ nhau (2,53%) Tỷ lệ học sinh nam ở các mức trí tuệ I, II, IV, VH chiếm tỉ lệ cao hơn học sinh nữ Ngược lại học sinh nữ ở các mức trí tuệ III, V, VI lai chiếm tỉ lệ cao hơn học sinh nam
Sự khác nhau về sự phân bố học sinh theo mức trí tuệ, theo lớp ti và
theo giới tính được minh họa trên hình 3.3 (a), (b), (c)
70 60 K : AN a I\ bề \ == Tudi 16 = 30 == Tuéi 17 =£== Tuổi 18 20 ZA 10 0 Í Í Í Í Í Í 1 I II Ill IV V VI VII Mức trí tuệ
Hình 3.3 (a) Đồ thị biểu diễn sự phân bố học sinh theo mức trí tuệ, theo lớp tuôi
Trang 34° /_\ x \ ; © 40 =$ l6 = \\ “17 30 XK \ == 18 20 10 SN I II Ill IV V VỊ VII Mức trí tuệ
Hình 3.3 (b) Đồ thị biểu diễn sự phân bố học sinh nam theo mức trí tuệ,
theo lớp tuổi 70 60 50 \ e 2 sề 40 \ =$- Tuổi 16 E 30 =#- Tuôi 17 “i= Tuoi 18 20 \ 10 | N 0 T I I T T T I II II — IV V VI vil Mức trí tuệ
Hình 3.3 (c) Đồ thị biểu diễn sự phân bố học sinh nữ theo mức trí tuệ, theo lớp tuôi
25
Trang 353.2 Trí nhớ của học sinh
3.2.1 Trí nhớ thị giác của học sinh
3.2.1.1 Trí nhớ thị giác của học sinh theo lớp tuổi
Kết quả nghiên cứu trí nhớ thị giác của học sinh theo lớp tuổi được trình bày trong bảng 3.4 và hình 3.4
Bang 3.4 Trí nhớ thị giác của học sinh theo lớp tuổi
Diém trí nhớ STT Tuổi n X 48D So sinh | “!7*2] p 16 70 8.05 + 1.67 2-1 0.85 | <0.05 2 17 80 8.90 +1.56 3-2 | 0.16 | <0.05 3 18 79 9.06 +1.86 3-1 1.01 | <0.05 Chung 229 8.85 +1.69 - - - 17 Tuôi 18
Hình 3.4 Biểu đồ điểm trung bình trí nhớ thị giác của học sinh theo lớp tuổi
Số liệu ở bảng 3.4 và hình 3.4 cho thấy, điểm trí nhớ thị giác trung bình của học sinh tang dan theo lớp tuổi Điểm trí nhớ thị giác trung bình ở nhóm ti 16 (8,05 + 1,67), nhóm tuổi 18 (9,06 + 1,86) Điểm trí nhớ thị giác trung
Trang 36bình của nhóm tuổi 17 cao hơn nhóm tuổi 16 với mức tăng là 0,85 Điểm trí nhớ thị giác trung bình của nhóm tuổi 18 cao hơn nhóm ti 17 với mức tăng là 0,16 Điểm trí nhớ thị giác trung bình của nhóm ti 18 cao hơn nhóm ti 16 với mức tăng là 1,01 Sự khác biệt về điểm trung bình thị giác ở cả 3 nhóm tuổi này đều có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)
3.2.1.2 Trí nhớ thị giác của học sinh theo lớp tuổi và giới tính
Kết quả nghiên cứu trí nhớ thị giác của học sinh theo lớp tuổi vả giới tính được trình bày trong bảng 3.5 và hình 3.5
Bang 3.5 Trí nhớ thị giác của học sinh theo lớp tuôi và giới tính
Điểm trí nhớ Tuổi Nam(1) Nữ@) X,-X, | p(1-2) n X+SD n X+SD 16 33 | 8.1841.72 | 37 | 7.914163 | 0.27 >0.05 17 32 | 8.934158) 48 | 88741.55 | 0.06 >0.05 18 31 | 9514184] 48 | 8974183 |] 0.54 >0.05 Chung | 96 | 8.87+1.71 | 133 | 8.5841.67 | 0.29 >0.05 _¬ — =o Nam =á= Nữ Diém trí nhứ ©Ằ mm hà Q bà Ơi GA xì œ@ 16 17 18 Ti
Hình 3.5 Đồ thị điểm trí nhớ thị giác của học sinh theo lớp tuôi và giới tính
Trang 37Từ kết quả trong bảng 3.5 và hình 3.5 có thế nhận thay, điểm trí nhớ thị giác của học sinh nam (8,87 + 1,71) cao hơn của học sinh nữ (8,58 + 1,67) Cụ thể, ở tuôi 16, điểm trí nhớ thị giác trung bình của học sinh nam cao hơn của học sinh nữ là 0,27 Ở ti 17, điểm trí nhớ thị giác của học sinh nam cao hơn của học sinh nữ là 0,06 Ở ti 18, điểm trí nhớ thị giác của học sinh nam cao hơn
của học sinh nữ là 0,54 Tuy nhiên sự sai khác về điểm trí nhớ thị giác trung bình
của học sinh nam và học sinh nữ không có ý nghĩa thơng kê (p > 0,05) 3.2.2 Trí nhớ thính giác của học sinh
3.2.2.1 Tri nhở thính giác của học sinh theo lớp tuổi
Kết quả nghiên cứu trí nhớ thính giác của học sinh theo lớp tuổi được trình bày trong bảng 3.6 và hình 3.6
Bảng 3.6 Trí nhớ thính giác của học sinh theo lớp tuôi
a Điểm trínhớ | So |— — STT Tuôi n X+e€D sánh X,-X,| P 16 70 7.21 +1.88 2-1 1.02 | <0.05 2 17 80 8.23 + 1.68 3-2 0.36 | <0.05 18 79 8.59 + 1.88 3-1 1.38 |<0.05 Chung 229 8.01 + 1.90 - - - 9 8.59 8.5 8.23 '© = = 8 § 7.5 a 7.21 7 = 6.5 - 16 Wii 18
Hình 3.6 Biểu đồ về điểm trí nhớ thính giác trung bình của học sinh theo lớp tuổi
Trang 38Qua bang 3.6 va hinh 3.6 ta thay diém tri nhớ thính giác trung bình của học sinh tăng dần theo tuổi Điểm trí nhớ thính giác trung bình ở nhóm tuổi 16 (7,21 + 1,88), nhóm ti 17 (8,23 + 1,68), nhóm tuổi 18 (8,59 + 1,88) Điểm trí nhớ thính giác trung bình của nhóm ti 17 cao hơn nhóm tuổi 16 với mức tăng là 1,02 Điểm trí nhớ thính giác trung bình của nhóm ti 18 cao hơn nhóm ti 17 với mức tăng là 0,36 Điểm trí nhớ thính giác trung bình của nhóm tuổi 18 cao hơn nhóm ti 16 với mức tăng là 1,38 Sự khác biệt về điểm trung bình thính giác ở cả 3 nhóm tuổi này đều có ý nghĩa thơng kê (p < 0,05)
3.2.2.2 Tri nhở thỉnh giác của học sinh theo lớp tuổi và giới tỉnh
Kết quả nghiên cứu trí nhớ thính giác của học sinh theo lớp tuôi và giới tính được trình bày trong bảng 3.7 và hình 3.7
Bang 3.7 Trí nhớ thính giác của học sinh theo lớp tuổi và giới tính
Trang 39_— eS =$= Nam =“ Nir 2 Diém trí nhớ ® = tà G3 + 0: CC ¬ li GŒG €C 16 17, 18 Tuoi
Hình 3.7 Đồ thị về điểm trí nhớ thính giác theo lớp tuổi và giới tính Từ kết quả trong bảng 3.7 và hình 3.7 có thể nhận thấy, điểm trí nhớ
thính giác của học sinh nam cao hơn của học sinh nữ Cụ thể, ở ti 16, điểm trí nhớ thính giác trung bình của học sinh nam cao hơn của học sinh nữ là 0,31
Ở ti 17, điểm trí nhớ thính giác của học sinh nam cao hơn của học sinh nữ là 0,13 Ở ti 18, điểm trí nhớ thính giác của học sinh nam cao hơn của học sinh nữ là 0,82 Tuy nhiên sự sai khác về điểm trí nhớ thính giác trung bình của học sinh nam và học sinh nữ khơng có ý nghĩa thống kê (p > 0,05)
Trang 403.3 Mối tương quan giữa năng lực trí tuệ và khả năng ghỉ nhớ của học sinh
3.3.1 Mối tương quan giữa chi sé IO va tri nhớ ngăn hạn của học sinh theo lớp tuổi 14 — Nm —_ oS œ oe 4 s%e $e © 2 Diém tri nhé thi giác vi r=0.6529 0 I T T T T T 1 0 20 40 60 80 100 120 140 160 Chỉ số IQ
Hình 3.8 Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa chỉ số IQ và trí nhớ thị giác của học sinh theo lớp tuôi
Kết quả trên hình 3.8 cho thấy, hệ số tương quan giữa chỉ số IQ và trí nhớ thị giác của học sinh là r = 0,6529 (r < 0,7) Đây là mỗi tương quan thuận không chặt chẽ Thông qua đó có thể khắng định phân lớn học có IQ càng cao thì trí nhớ thị giác càng tốt