Nghiên cứu một số chỉ số hình thái thể lực và trí tuệ của học sinh trường THPT Tây Tiền Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình (LV tốt nghiệp)Nghiên cứu một số chỉ số hình thái thể lực và trí tuệ của học sinh trường THPT Tây Tiền Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình (LV tốt nghiệp)Nghiên cứu một số chỉ số hình thái thể lực và trí tuệ của học sinh trường THPT Tây Tiền Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình (LV tốt nghiệp)Nghiên cứu một số chỉ số hình thái thể lực và trí tuệ của học sinh trường THPT Tây Tiền Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình (LV tốt nghiệp)Nghiên cứu một số chỉ số hình thái thể lực và trí tuệ của học sinh trường THPT Tây Tiền Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình (LV tốt nghiệp)Nghiên cứu một số chỉ số hình thái thể lực và trí tuệ của học sinh trường THPT Tây Tiền Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình (LV tốt nghiệp)Nghiên cứu một số chỉ số hình thái thể lực và trí tuệ của học sinh trường THPT Tây Tiền Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình (LV tốt nghiệp)Nghiên cứu một số chỉ số hình thái thể lực và trí tuệ của học sinh trường THPT Tây Tiền Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình (LV tốt nghiệp)
Trang 1
TRUONG DAI HOC SU PHAM HA NOI 2 KHOA SINH - KTNN
TRAN THI THO
NGHIEN CUU MOT SO CHi SO HINH THAI THE LUCVA TRI TUE CUA HOC SINH TRUONG
THPT TAY TIEN HAI, HUYEN TIEN HAI,
TINH THAI BINH
KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC
Chuyên ngành: Sinh lý người và động vật
Người hướng dẫn khoa học:
ThS PHAM TRONG KHA
HA NOI - 2016
Trang 2LOI CAM ON
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo, Thạc sĩ Phạm Trọng
Khá đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong quá trình học tập nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này
Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm, các thầy cô giáo khoa Sinh - KTNN, tổ bộ môn giải phẫu sinh lý người và động vật đã tạo điều kiện
thuận lợi cho em trong quá trình học tập nghiên cứu
Tôi xin chân thành cảm ơn giám hiệu và các em học sinh trường THPT
Tây Tiền Hải đã giúp đỡ tơi hồn thành đề tài nghiên cứu của mình
Hà Nội, tháng 05 năm 2016
Sinh viên
Trang 3LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Nghiên cứu một số
chỉ số hình thái thể lực và trí tuệ của học sinh trường THPT Tây Tiền Hải,
huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, kết quả không trùng với kết quả của tác giả nào Đề tài được thực hiện từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 5 năm 2015, được nghiên cứu trên đối tượng là học sinh trường THPT Tây Tiền Hải, tỉnh Thái Bình Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Sinh viên
Trang 4MUC LUC
MO DAU uusssssscssssossssscesscoveessensssnscensssvssnecsnsesscenscesccuecenscssscnecsvsenscesccuecesscsssenecsnsenscescenssesess
¬ 1
Chương 1: TỎNG QUAN TÀI LIỆU 2-52 tk EEecEerkeerkereeei 3
1.1 Khái niệm hình thái thể lực và các chỉ tiêu đánh giả 555cc c«et 3
1.1.1 Tình hình nghiên cứu về hình thái thể lực trên thế giới - 4
1.1.2 Tình hình nghiên cứu hình thái thể lực ở Việt Nam . c có 5
1.2 Những khái niệm chung về trí tuỆ ¿5-2 5S2+ESvEExeEvEvrxeerxerrerrxerrerrxed 8 1.2.1 Tình hình nghiên cứu trí tuệ trên thế giới - - 555cc czeczeeres 9
1.2.2 Tình hình nghiên cứu trí tuệ ở Việt Nam .- <cccx2°2 10
Chương 2: ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨPU 12
2.1 Đối tượng nghiên CỨU 2-2-2 + 21x91 13111111115 115157111x11x.1xke re 12 2.2 Thời gian nghiÊT CỨU - s2 1 991 38 1 19 ng ng ni ng 12
2.3 Địa điểm tiến hành nghiên CỨU ¿5-5 2E ÉEkEEkEEEEEEEEkEEkrrkerkerkerkrred 12
2.4 Phương pháp nghi1Ên CỨU - - s1 119 ng HT Ti ng ch 12
2.4.1 Cách bố trí thí nghiệm (6S S33 TY TH, 12
2.4.2 Phương pháp nghiên cứu các chỉ $Ố - c St vreErkererserred 13
2.4.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu . ¿+ co 15
Chương 3: KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 18
3.1 Chiều cao đứng theo giới tính và tuổi củahọc sinh trường THPT Tây Tiền Hải
¬ 18
Trang 53.4 Chỉ số BMI và pignet theo giới tính và tuổi của học sinh trường THPT Tây
¡8:0 anaD 24
3.4.1 Chỉ số BMI của học sinh theo lớp tuổi và theo giới tính 25
3.4.2 Chỉ số PiBT€T ch cH ng HH Hư ưệt 27
3.5 Chỉ số IQ theo ban học của học sinh trường THPT Tây Tiền Hải 28
KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ, 5 2S EkEkEEkEEktEkekkreerkerkerkrred 31 TAI LIEU THAM KHAO 20 ccccccccssccsessecssecsuessecsuscsvesssesnessuccucssecsncsuecnvessecsnes 33
Trang 6DANH MUC BANG
Bang 3.1 Chiéu cao dimg trung binh cua ctia hoc sinh tuéi theo tudi va gidi tinh 18
Bang 3.2 Cân nặng trung bình của học sinh theo lớp tuổi và theo gidi tinh 20
Bảng 3.3 Vòng ngực trung bình của học sinh theo lớp tuổi và theo giới tính 23
Bảng 3.4 Chỉ số BMI của học sinhtheo lớp tuổi và giới tính -. - : 25
Trang 7DANH MUC HINH
Hình 3.1 Biểu đồ thể hiện chiều cao đứng trung bình ở học sinh theo lớp tuổi và
Hình 3.5.So sánh VNTB ở học sinh theo lớp tuôi và theo giới tính 23 Hình 3.6 Đồ thị thể hiện mức tăng VNTB của học sinh theo24 lớp tuôi và giới tinh
Hình 3.8 Đồ thị thế hiện mức tăng BMI của học sinh theo tuổi và giới tính 27
Trang 9MO DAU
1 Lý do chon dé tai
Xây dựng chiến lược phát triển con người Việt Nam là quốc sách hàng đầu của nước ta, trong Nghị Quyết 4, Khóa VII đã nêu: "Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tỉnh thần, trong sáng về đạo đức" là mục tiêu của Đảng toàn dân Chính vì vậy giáo dục thé chất, nâng cao trí tuệ là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong hệ thống giáo dục đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Đặc biệt với mục tiêu giáo dục toàn diện (đức; trí; thể; mỹ và lao động) cho hoc sinh mọi lứa tuổi theo hướng bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đại trà và không ngừng thúc đây, nâng cao chất lượng mỗi nhọn Hiện nay ngành giáo dục đã và đang đổi mới nội dung chương trình, phương pháp đạy học, trang thiết bị và cơ sở vật chất nhằm thúc đây nhanh quá trình đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội
Tuy nhiên, sự đổi mới này chỉ có hiệu quả cao khi áp dụng đúng với
từng đỗi tượng học sinh, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, năng lực nhận
thức của học sinh ở từng lửa tuổi Vậy để nâng cao hiệu quả giáo dục nói
chung và hiệu quả dạy nói riêng cần phải dựa vào đặc điểm tâm sinh lý và các
chỉ số sinh học của học sinh Bằng cách này chúng ta mới lựa chọn được nội dung, thiết bị cũng như phương pháp dạy học và giáo dục học sinh phù hợp Mặt khác các chỉ số thể lực và trí tuệ của học sinh không phải hằng định mà có thể thay đôi phụ thuộc vào đối tượng nghiên cứu và các kỳ kiểm tra đáng
kế nhất là chế độ dinh dưỡng và lượng thông tin Chính vì vậy việc nghiên
cứu các chỉ số thể lực và trí tuệ học sinh cần phải tiến hành thường xuyên và rộng khắp
Trang 10THPT Tây Tiền Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình Vì vậy, xuất phát từ
những nhu cầu thực tế trên và với mong muốn đóng góp một phần công sức của mình vào sự nghiệp phát triển quê hương đất nước, chúng tôi thực hiện đề
tài “Nghiên cứu một số chỉ số hình thái thế lực và trí tuệ của học sinh
trường THPT Tây Tiền Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình”
2 Mục đích nghiên cứu
-Xác định được thực trạng sự phát triển một số chỉ số hình thái thể lực (chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình, chỉ số BMI, chỉ số pignet) của học sinh trường THPT Tây Tiền Hải
-Xác định được chỉ số IQ của học sinh trường THPT Tây Tiền Hải -Góp phần đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường phát triển thé chất và trí tuệ của học sinh trường THPT Tây Tiền Hải
3 Ý nghĩa của đề tài
-Y nghĩa khoa học:
e Xác định được năng lực trí tuệ của học sinh trường THPT Tây Tiền
Hai
e Danh gia được đặc điểm một số hình thái thể lực của học sinh trường
THPT Tây Tiền Hải
e Đánh giá được mối tương quan giữa các chỉ số nghiên cứu
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả có thể bổ sung số liệu cho hướng nghiên cứu về thê lực, trí tuệ của học sinh trường THPT, góp phần nâng cao chất
Trang 11Chuong 1: TONG QUAN TAI LIEU
1.1 Khái niệm hình thái thể lực và các chỉ tiêu đánh giá
Hình thái và thể lực là khái niệm phản ánh đặc điểm, cẫu trúc tổng hợp
của cơ thể, có liên quan chặt chẽ với thé trạng, sức khỏe, sức lao động và
thầm mĩ của con người Sự phát triển hình thái gắn liền với sự vận động của
con người phản ánh mức độ tổng hợp của hệ thống cơ quan trong co thé hoàn
chỉnh thống nhất Vì vậy từ lâu đã được nhiều nhà khoa học đặc biệt chú ý
quan tam [5]
Cùng với sự phát triển của y học và sinh học, các công trình nghiên cứu
hình thái, thể lực được bắt đầu từ rất sớm trong lịch sử Một trong những biểu
hiện cơ bản của thể lực là số đo về kích thước cơ thế Trong đó, chiều cao, cân nặng, vòng ngực là những chỉ số đặc trưng cơ bản để phản ánh thể lực của con người Từ ba chỉ số này có thể tính thêm các chỉ số khác biểu hiện mỗi
liên quan giữa ba chỉ tiêu đó như chỉ số Pignet, chỉ số khối cơ thê (BMI) các
chỉ số này có ý nghĩa cao trong việc đánh giá sự phát triển của học sinh
Trong mối quan hệ giữa môi trường và sức khoẻ, các thông số hình thái thể lực được coi là thước đo sức khoẻ, khả năng lao động và học tập của con
người Nghiên cứu và ứng dụng các chỉ số hình thái, thế lực được phố biến
rộng rãi trong các lĩnh vực như y học, thể thao, giáo dục,
Việc nghiên cứu hình thái thế lực ngày càng phát triển Để đánh gia thé
lực người ta dùng các chỉ tiêu khác nhau, tuỳ vào mục đích nghiên cứu mà lựa
chọn chỉ tiêu riêng Các chỉ tiêu hình thái thể lực được lựa chọn trong đề tài
này cũng chính là: chiều cao, trọng lượng, vòng ngực, BMI, pignet
e Chiều cao đứng: Là chiều cao của cơ thể đứng trên nền phẳng, là
Trang 12phát triển của xương (trong đó quan trọng nhất là xương chi dưới và xương cột sống) Chiêu cao của mỗi người được quy định bởi di truyền, giới tính và
chịu ảnh hưởng nhất định của điều kiện môi trường sống (chế độ dinh đưỡng,
điều kiện lao động, luyện tập thé duc thé thao )
se Trọng lượng cơ thể: Là số đo được sử dụng như là chỉ tiêu trong
việc lựa chọn con người cũng như đánh giá thể lực mỗi người Cân nặng (kg)
là đơn vị đẻ đo trọng lượng cơ thể Ngoài yếu tố môi trường thì điều kiên môi
trường sống cũng ảnh hưởng đến việc quy định trọng lượng cơ thê
® Vòng ngực trung bình: là vòng ngực do ở hai thì hít vào và thở ra hết sức sau đó lẫy trung bình cộng
e Chi sé Pignet 1a chỉ số phức hợp, phan ánh mối quan hệ giữa 3 chỉ số hình thái là chiều cao, cân nặng và vòng ngực, được đùng để đánh giá thể lực học sinh
e BMI là chỉ số phức hợp, phản ánh mối quan hệ giữa 2 chỉ số là chiều cao và cân nặng được dùng để đánh giá mức độ dinh dưỡng của học sinh
1.1.1 Tình hình nghiên cứu về hình thái thể lực trên thế giới
Đầu thế ki XX, với sự phát triển của di truyền học, sinh thái, toán thống
kê , nhân trắc học cũng phát triển mạnh mẽ Việc nghiên cứu thể lực trẻ em lửa tuôi đến trường được đây mạnh khắp nơi trên thế giới Các công trình cho thấy, sự tăng trưởng các kích thước tông thể và sự phát triển cơ thể học sinh ở
các lứa tuổi không giống nhau, tốc độ phát triển mạnh mẽ nhất là lứa tuôi dậy
thì Tốc độ tăng trưởng và thời gian tăng trưởng phụ thuộc vào các điều kiện xã hội và môi trường sinh thái
Theo Bunak, sự tăng chiều cao ở nam giới kéo dài tới 25 tuôi mới kết
Trang 13nghị lần thứ bây tồn Liên Xơ cũ về các vẫn đề sinh thái, sinh lý và hình thái
lứa tuổi, thông qua sơ đồ trên đã được sử dụng rộng rãi trong nhân học nhi khoa và giáo dục học , nó đã cho thấy khá chỉ tiết về sự tăng trưởng và phát triển của người ở từng giai đoạn khác nhau
Rodolf Martin nguoi dat nén mong cho nhan trac hoc hién dai qua hai tác phẩm nổi tiếng là "Giáo trình về nhân trắc học và "Kim chỉ nam đo đạc cơ thé và xử lý thống kê" Trong các công trình này, ông đã đề xuất một số phương pháp và dụng cụ đo đạc một số kích thước, cho đến nay vẫn được sử
dụng [24]
Nghiên cứu đầu tiên về chiều cao đứng được thực hiện bởi Philiber
G.Monbeilar trên con trai của mình từ năm 1759 đến năm 1777 Trong 18
năm liên tục, cậu bé được đo 2 lần mỗi năm, cách nhau 6 tháng Đây là một nghiên cứu tốt nhất đã được tiến hành cho đến nay và được trích dẫn trong các nghiên cứu về tăng trưởng trong suốt thế kỉ XIX
Năm 1977, hiệp hội các nhà tăng trưởng đã được thành lập đánh dấu một bước phát triển mới của việc nghiên cứu vấn đề này trên thế giới
1.1.2 Tình hình nghiên cứu hình thái thể lực ở Việt Nam
Ở Việt Nam, công trình nghiên cứa đầu tiên về sự tăng trưởng chiều
cao và cân nặng cua tré em la cua Mondiere (1875) va sau nay la cua Huard P va Bogot (1938), Đỗ Xuân Hợp (cộng tac voi Huard) (1943) véi cuốn "Hình tahis học và giải phẫu mỹ thuật" [1]
Từ năm 1954 đến nay, đã có nhiều công trình của các tác giả nghiên
cứu về các đặc điểm sinh học của người viỆt nam Đến năm 1975, cuỗn "Hang số sinh học của người việt Nam" do GS Nguyễn Gi Tắn Trọng, nguyên chủ nhiệm bộ môn sinh ly người trường Đại học Y Hà Nội làm chủ biên được
xuất bản đầu tiên ở nước ta Đó là một công trình nghiên cứu tương đối công
Trang 14Nam Sách được dùng làm tài liệu tham khảo cho nhiều công trình nghiên cứu
khoa học trong và ngoài nước [23]
Sau đó các chỉ số sinh học của người Việt Nam lại tiếp tục được thể hiện qua tập "Atlat nhân trắc học người Việt Nam trong lứa tuổi lao động" của tập thể tác giả do Võ Hưng chủ biên Atlat đã cung cấp số liệu về hình
thái người lao động Việt Nam ở cả ba miễn đất nước theo giới tính và nhiều
lứa tuổi khác nhau Các dẫn liệu trong Atlat còn gợi mở một nhận xét về các
quy luật phát triển hình thái thể lực người lao động Việt Nam[22].Năm 1980,
1982, 1987, Đoàn Yên và cộng sựđã nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học của người Việt Nam như chiều cao, cân nặng Phân tích kết quả nghiên cứu của
người Việt Nam, các tác giả nhận thấy chiều cao và cân nặng trung bình của
người Việt Nam nhỏ hơn người Âu Mỹ ở mọi lứa tuổi, nhịp độ tăng trưởng
chậm, thời gian tăng trưởng kéo dài hơn và bước vào thời kỳ tăng trưởng dậy thì thì nhảy vọt cũng muộn hơn Tăng trưởng nhảy vọt về chiều cao của nữ xuất hiện ở thời điểm 12-13 tuổi, của nam ở thời điểm 13-16 tuổi và đến 23 tuôi đạt giá tri tối đa Tăng trưởng nhảy vọt về cân nặng ở nữ lúc 13 tuôi, ở nam lúc 15 tuổi và kết thúc tăng trưởng cân nặng lúc 19 tuổi ở nữ và 20 tuổi ở
nam Như vậy nữ bước vào thời kỳ tăng trương và ôn định về chiều cao và
cần nặng sớm hơn nam
Năm 1980-1990, Thâm Thị Hoàng Điệp đã nghiên cứu dọc trên 101
học sinh Hà Nội từ 6-17 tuổi, với 31 chỉ số sinh học Tác giả đã rút ra kết luận
là chiều cao phát triển mạnh nhất là lúc 11-12 tuổi ở nữ, 13-15 tuổi ở nam,
còn cân nặng phát triển mạnh nhất lúc 13 tuổi ở nữ và 15 tuổi ở nam Tác giả
nhận thấy có sự gia tăng về chiều cao và cân nặng của học sinh Quy luật phát
Trang 15Nam 1991-1995, nghiên cứu trên 13747 học sinh từ 8-14 tuôi ở các địa
phương Hà Nội, Vĩnh Phú, Thái Bình với các chỉ tiêu chiều cao, cân nặng,
vòng ngực trung bình của nhóm tác giả Trần Văn Dẫn và cộng sự nhận thấy
so với dẫn liệu trong cuốn "HSSH" thì sự phát triển chiều cao của trẻ từ 6-16 tuôi tốt hơn, đặc biệt là trẻ em thành phố và thị xã, nhưng sự tăng về cân nặng thấy rõ ở trẻ em Hà Nội, còn ba khu vực nông thôn chưa thấy thay đổi đáng kế So sánh kết quả nghiên cứu năm 1871 và năm 1993 các tác giả nhận thấy
rằng sau hơn một thập kỷ, đối với học sinh Hà Nội có sự khác biệt rõ rệt về
chiều cao và cân nặng còn đối với học sinh Vĩnh Phú thì chiều cao có sự khác biệt rõ, còn về cân nặng thì chưa có sự khác biệt rõ So với học sinh nông thôn
thì ở cùng một độ tuổi thì học sinh thành phố thị xã có xu hướng phát triển thể
lực tốt hơn
Từ năm 1998- 2002, Trần Thị Loan đã tiến hành nghiên cứu trên 3023
học sinh ở Hà Nội từ 6-17 tuổi Tác giả nhận thấy chiều cao của học sinh nam
tăng nhanh ở giai đoạn 11-15 tuổi, của hoc sinh nữ ở giai đoạn 10-13 tuổi
Cân nặng ở học sinh nam tăng nhanh lúc 14-16 tuổi và ở học sinh nữ lúc 11-
14 tuổi Vòng ngực trung bình của học sinh nam tăng vọt lúc 13 -16 tuổi, ở
học sinh nữ tăng vọt lúc 12-14 tuổi Khi so sánh với kết quả nghiên cứu của
một số tác giả của thập kỷ 80 và với học sinh Thái Bình, Hà Tây cùng thời
điểm nghên cứu thi kết quả các chỉ số sinh học của học sinh Hà Nội lớn hơn Điều này chứng tỏ điều kiện sống đã ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của các chỉ số sinh học của học sinh [10]
Năm 2010, Hoàng Qúy Tỉnh đã tiến hành nghiên cứu một số đặc điêm
hình thái cơ thể trẻ em người dân tộc Thái, Hmông, Dao ở tỉnh Yên Bái và
các yêu tố liên quan Kết quả nghiên cứu cho thấy, các chỉ số sinh học của trẻ
em các dân tộc nghiên cứu thể hiện tính quy luật phát triển co thé người Việt
Trang 16em, diéu nay thể hiện ở chỗ tỉ lệ suy dinh dưỡng thể còm, còi, nhẹ cân còn
cao ở trẻ em các dân tộc nhiên cứu [18]
Như vậy các công trình nghiên cứu về các chỉ số sinh học của trẻ em Việt Nam khá phong phú Kết quả nghiên cứu có sự khác nhau giữa nam và
nữ, giữa trẻ em thành thị và nông thôn, giữa giữa trẻ em thuộc các địa bàn
nghiên cứu khác nhau, giữa các nhóm dân tộc khác nhau và giữa các thời
điểm nghiên cứu khác nhau Hầu hết các chỉ số hình thái thể lực đều tăng dần theo tuổi nhưng tốc độ không đều, có thời kỳ tăng nhảy vọt Mốc đánh dấu sự
nhảy vọt tăng trưởng của các công trình tương đối thông nhất, chiều cao tăng
nhanh nhất khoảng 12-15 tuổi ở nam và 11-13 tuổi ở nữ, cân nặng cũng tăng
nhanh nhất từ 13-15 tuổi ở nam và 11-13 tuổi ở nữ, vòng ngực trung bình tăng
nhanh nhất từ 14-16 tuổi ở nam và 12-14 tuổi ở nữ 1.2 Những khái niệm chung về trí tuệ
Hiện nay có rất nhiều nhà khoa học thuộc nhiều chuyên ngành khác
nhau quan tâm đến vấn đề trí tuệ Vẫn đề trí tuệ đã và đang duoc coi la van dé quan trong trong sinh ly hoc, tam ly hoc, sinh ly hoc than kinh va nhiéu khoa học khác Tuy nhiên khái niêm trí tuệ vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau
e Quan điểm thứ nhất: coi trí tuệ là năng lực học tập
se _ Quan điểm thứ hai : coi trí tuệ là năng lực tư duy trừu tượng se Quan điểm thứ ba : coi trí tuệ là năng lực thích ứng
Các quan điểm trên không mâu thuẫn với nhau Mỗi quan điểm đều
xuất phát từ một dấu hiệu nào đó được cho là quan trọng nhất của trí tuệ Vì vậy trong số những quan điểm trên, chưa định nghĩa nào chứa đựng được hết bản chất của hiện tượng phức tạp như trí tuệ [2]
Có thể nói trí tuệ là năng lực trí óc của con người Các nhà khoa học đã
dùng thuật ngữ “năng lực trí tuệ” để biểu thị cho hoạt động đó Vẫn đề này
Trang 17nhiều cách vì nó được biểu hiện ra nhiều mặt và liên quan đến nhiều hiện tượng tâm lý khác nhau Năng lưc trí tuệ biểu hiện ở mặt nhận thức như
nhanh biết, nhanh hiểu hoặc biểu hiện ở những phẩm chất như óc tò mò, lòng
say mê Như vậy năng lực trí tuệ được bộc lộ ở cả hai mặt là nhận thức và
hành động [4]
Các công trình nghiên cứu của nhiều nhà khoa học đã chứng minh, có
thế sử dụng trắc nghiệm hay “test” trí tuệ để đành giá mức độ phat trién tri tuệ Tuỳ mục đích nghiên cứu và điều kiện cụ thể mà người ta nên chọn loại test nào cho phù hợp để đánh giá trí tuệ đạt hiệu quả cao nhất
1.2.1 Tình hình nghiên cứu trí tuệ trên thế giới
Trí tuệ được tiến hành nghiên cứu từ lâu Phraste (372-287 TCN), A.F.Gall (1758-1828) va nha bac hoc Đức J.R.Lavater là những nhà khoa học
đầu tiên nghiên cứu trí tuệ bằng phương pháp chuẩn đoán Sau đó mãi đến thế
ki 19, khoa học chuẩn đoán trí tuệ được xây dựng trên cơ sở thực nghiệm và
xuất hiện với tư cách là một khoa học Đồng thời với nó là sự xuất hiện và
ngày càng phát triển rộng tư tưởng đo lường trí tuệ Đông thời thế hiện rõ
nhất sau năm 1905, khi nhà tâm lý học Pháp A.Binet cộng tác với nhà tâm
thần học T.Simon thực hiện các trắc nghiệm nghiên cứu năng lực trí tuệ của ở
các lứa tuôi khác nhau (3-15 tuổi) Các yếu tố thành phần của trắc nghiệm
chính là nhằm xác định óc phán đoán và sự thông hiệu mà Binet cho đó là hai thành phần quan trọng của trí thông minh Như vậy, lần đầu tiên xuất hiện
thang đo lường tri tué Binet- Simon
Trang 18Năm 1912, nhà tâm lý học Đức V.Stem đã đưa ra khái niêm “hệ số
thông minh” (Intelligece Quetient) viết tắt là IQ và xem nó như là chỉ số của
nhịp độ phát triển trí tuệ, đặc trưng cho một đứa trẻ nào đó
Cho đến nay, trắc nghiệm được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới như Nga, Mĩ, Anh, Pháp, , mang lại lợi ích trông thấy trong vIỆc giải quyết các vẫn đề thực tiễn của sản xuất, giáo dục, dạy học, bảo vệ sức khoẻ 1.2.2 Tình hình nghiên cứu trí tuệ ở Việt Nam
Trước những năm 80, việc sử dụng trắc nghiêm tâm lý vào những mục đích thực tiễn còn rất mới Ngành Y đã tiên phong trong lĩnh vực này Một số bệnh viện đã sử dụng trắc nghiệm để chuẩn đoán tình trạng trí lực của bệnh nhân như bệnh viện Bạch Mai, viện Nhi Hà Nội Trong lĩnh vực giáo dục, một vài bộ môn của trường đại học Sư phạm Hà Nội đã dùng trắc nghiệm dé nghiên cứu trình độ năm khái niệm của học sinh, sinh viên (Trần Bá Hoành,
1971) hoặc đã kiểm tra, đánh giá kết quả học tập (Nguyễn Hữu Long,
1978) Test trí tuệ đã được nghiên cứu và ứng dụng nhiều ở Việt Nam Các cán bộ giảng dạy, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên khoa Sinh-
KTNN va khoa tâm lý- giáo dục trường ĐHSP Hà Nội và ĐHSP Hà Nội 2 cũng đã sử dụng test để nghiên cứu trí tuệ của học sinh, sinh viên [3]
Sau 1980 đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về trí tuệ ở Việt Nam ví dụ như: tác giả đầu tiên nghiên cứu sự phát triển trí tuệ của học sinh Việt Nam là Trần Trọng Thủy Công trình nghiên cứu của ông được thực hiện trên học sinh ở quận Hoàn Kiếm - Hà Nội bằng test Raven (1989) Ông đã xác
định chiều hướng, cường độ, trình độ và chất lượng phát triển trí tuệ của học
sinh đồng thời ông còn đề cập mối liên quan giữa trí tuệ và thể lực của học sinh Kết quả nghiên cứu cho thấy sự phân bố của học sinh theo chỉ số IQ gần
với phân phối chuẩn, có sự khác biệt về chỉ số IQ giữa học sinh ở thành thị và
Trang 19ở nông thôn, trình độ phát triển trí tuệ của học sinh Việt Nam không thua kém học sinh nước ngoàIi.[17]
Năm 2003, Mai Văn Hưng đã nghiên cứu một số chỉ số thể lực và năng
lực trí tuệ của sinh viên ở một số trường phía Bắc Kết quả nghiên cứu cho thấy, có mối tương quan không chặt chẽ giữa trí tuệ và các chỉ số thể lực [7]
Như vậy, việc sử dụng các loại sẽ cho phép giải quyết một cách có cơ sở và quy mơ hơn tồn bộ vấn đề có liên quan đến sự phát triển trí tuệ học
sinh
Trang 20Chuong 2: DOI TUQNG VA PHUONG PHAP NGHIEN CUU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
-Một số chỉ số hình thái thê lực và chỉ số IQ của học sinh trường THPT
Tây Tiền Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Sự phân bố học sinh tham gia nghiên cứu có thể thấy ở bảng sau: Bang 2.1 Phân bố học sinh tham gia nghiên cứu Tuổi Nam Nữ Chung 16 31 35 66 17 36 40 76 18 40 45 85 Tổng 107 120 227 2.2, Thời gian nghiên cứu Từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 5 năm 2016
2.3 Địa điểm tiến hành nghiên cứu
Địa điểm: Trường THPT Tây Tiền Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái
Bình
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Cách bố trí thí nghiệm
Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu nghiên cứu của “Dự án
điều tra cơ bản các chỉ số sinh học người Việt Nam” Mẫu cỡ lớn được áp
Trang 21dụng khi điều tra các chỉ số sinh học đơn giản tốn ít kinh phí như: chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình
2.4.2 Phương pháp nghiên cứu các chỉ số
2.4.2.1 Phương pháp nghiên cứu các chỉ số hình thái thể lực e Phương pháp đo chiều cao đứng:
Dùng thước dây để đo với độ chính xác đến mm Chiều cao đứng được xác định ở tư thế đứng thang trên nền phẳng, hai gót chân sát vào nhau sao cho 4 diém cham, lưng, mông, gót chạm vào thước do
Chiều cao đứng của học sinh được tính theo đơn vị centimet (cm) e Can nang:
Dụng cụ đo là can đồng hồ có độ chính xác đến 0,1 kg Cân đặt trên mặt phắng ngang Khi cân, học sinh chỉ mặc quan áo mỏng, không di day dép và đứng yên ở vị trí giữa bàn cân, đo xa bữa ăn
Đơn vị tính trọng lượng cơ thể là (kg) e Vong ngực trung bình (VNTB):
Được xác định bằng thước dây không co giãn Đo ở tư thế thang, vòng thước dây quanh ngực vuông góc với cột sống sát đưới xương bả vai ở phía sau và mũi ức ở phía trước Đo ở hai thì hít vào và thở ra hết sức sau đó lẫy trung bình cộng
Đơn vị đo VNTB là centimet (cm)
e Các chỉ số trên đều được đo vào buổi sáng tại các thời điểm nhất định có phòng to đủ rộng, đủ ánh sáng để công việc có hiệu quả
- Chỉ số BMI (Body Mass Index): Còn gọi là chỉ số số khối cơ thể
BMI= Cân nặng(kg)/ [Chiều cao đứng (m)]Ï
Trang 22Danh gia BMI
BMI = 18.50-24.99: Binh thuong BMI = 25-29.99: Qua can d6 1 BMI = 17 - 18.45: CED độ 1 BMI = 30-39.99: Qua can d6 2 BMI = 16 - 16.99: CED d6 2 BM]> 40 : Quá cân độ 3 BMI< l6 : CED độ 3
- Chỉ số Pignet: Được tính theo công thức
Pignet = Chiều cao đứng (cm) — [Cân nang (kg) + VNTB (cm)] Đánh giá chỉ số Pignet theo Nguyễn Quang Quyền
Pignet = 27.5 - 33.9 : Trung bình
Pignet=0-20.8 :cường tráng |Pignet=34-37.2 :yếu
Pignet = 20.9 - 24.1 : rất khoẻ Pignet = 37.3- 40.5 : rất yếu Pignet = 24.2 - 27.4 :khoé Pignet > 40.6 : yếu kém
2.4.2.2 Phương pháp đánh giá năng lực trí tuệ
Năng lực trí tuệ được xác định bằng phương pháp trắc nghiệm khuôn
hình tiếp chuẩn (test WMT)
Test WMT (Wiener Matrizen Test) là loại test giấy bút Vật liệu bao gồm một quyên test 10 trang và một phiếu trả lời đành cho các nghiệm thé
Các hình khác nhau được sắp xếp, bài trí theo một quy luật nhất định để kích thích trí thông minh Được cấu trúc theo nguyên tắc độ khó tăng dần từ khuôn
hình 1 —› khuôn hình 24 Mỗi đối tượng được phát một quyên test WMT và
một phiếu trả lời, sau khi nghe hướng dẫn, ghi đầy đủ thông tin cá nhân vào
phiếu trả lời thì sẽ làm bài độc lập Thời gian làm bài tối đa là 25 phút
Việc đánh giá test WMT như sau: Mỗi bài test làm đúng được một
điểm, điểm tối đa của test là 24 điểm Chỉ số thông minh IQ của từng nghiệm
thế được tình theo công thức của D.Wechsler
Trang 2319 = ~—* x15 +100 SD
Trong d6: X: La diém trac nghiém
X : La diém test WMT trung bình của đối tượng ở cùng một độ tuổi
SD: Là độ lệch chuẩn
Như vậy, mỗi bạn sẽ có một IQ tương đương Trên cơ sở điểm IQ,
Người ta áp dụng phân loại thành 7 mức trí tuệ được xác định theo bảng Bảng 2.4 Phân bố mức trí tuệ theo D.Wechsler Mức trí STT tuê Chỉ số IQ Phân loại Tỉ lệ % trong dân số 1 I >130 Ưu tú 2.2 2 II 120 - 129 Xuất sắc 6.7 3 II 110-119 Thong minh 16.1 4 IV 90 — 109 Trung binh 50.0 5 V 80 — 89 Yếu 16.1 6 VI 70 — 79 Kém 6.7 7 VI <70 Chậm 2.2
2.4.3 Phương pháp phân tích và xứ lý số liệu
Dùng toán xác suất thống kê để xử lý số liệu trên máy vi tính theo
chương trình Microsolf Excel - Tính giá trị trung bình
Trong đó :Ã ; Giá trị trung bình
X;: Giá trị thứ 1 của đại lượng X
Trang 24n : Sô mâu nghiên cứu
- Độ lệch chuẩn (SD)
(n> 30)
Xj - x; Độ lệch tiêu chuẩn của từng giả trị so với giá trị trung bình n : Sô mầu nghiên cứu
Trang 26Chương 3: KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ THÁO LUẬN
3.1 Chiều cao đứng theo giới tính và tuôi củahọc sinh trường THPT Tây Tiền Hải Bang 3.1.Chiéu cao đứng trung bình của của học sinh tuổi theo tuổi và giới tính Don vi: cm Nam (1) Nữ @) Tuôi | — | X1-X2 | P(1-2) n X+SD Tang; N | x¥+SD Tang 16 31 164,03+3,95 - 35 | 153,26 + 2,22 - 10,77 | P<0,05 17 36 | 167,72+4,04 | 3,69 | 40 |155,60+5,04| 2,34 | 12,12 | P<0,05 18 40 | 169,694 5,86 | 1,97 | 45 | 156,42 +3,75| 0,82 | 13,27 | P<0,05 Chung | 107 | 167,15+ 4,62] 2,83 | 120 | 155,10+ 3,67) 1,58
Số liệu trong bảng 3.1 cho thay chiều cao đứng trung bình của học sinh
trường THPT Tây Tiền Hải có sự thay đổi theo lứa tuôi
Ở học sinh nam mức độ dao động của các chỉ số này qua các lứa tuổi
kế tiếp nhau có sự thay đổi là đáng kể, ở lứa tuổi 16 và 17 chênh lệch nhau
3,69 cm; lứa tuổi 17 và 18 chênh lệch nhau là 1,97 cm Nguyên nhân là do sự
phát triển đồng bộ về kinh tế, văn hóa, y học và các chế độ dinh dưỡng là
điều kiện để chiều cao con người được phát huy một cách tối đa
Chiều cao đứng trung bình của học sinh nữ tăng theo lứa tuôi từ 153,26
+ 2,22cm (lứa tuổi 16) đến 155,60 + 5,04 cm (lứa tuổi 17) và tiếp theo là
156,42 + 3,75 cm (lứa tuổi 18), tăng trung bình 1,58cm/năm
Để thấy được sự biến động về chiều cao đứng ta có thể quan sát trên hình 3.1
Trang 283.2 Trọng lượng trung bình theo giới tính và tuổi của học sinh trường
THPT Tây Tiền Hải
Cũng như chiều cao đứng, cân nặng là một trong những chỉ số biếu thị tình trạng sức khỏe của cơ thế Cân nặng của cơ thê có liên quan đến chỉ số chiều cao đứng, nhiều nghiên cứu cho thấy 2 chỉ số này thường tỉ lệ thuận với
nhau trong quá trình tăng trưởng của cơ thê Qua nghiên cứu trên đối tượng là
học sinh lứa tuôi 16+ 18 cho thay kết quả như sau:
Báng 3.2.Cân nặng trung bình của học sinh theo lớp tuổi và theo giới tính Đơn vị : kg Nam (1) Nữ (2) Tudi | X+SD lang| N | Y+SD Tăng AED | d2 16 31 | 50,06 + 5,64 - 35 | 43,09 + 3,76 - 6,98 | P<0,05 17 36 | 55,72+7,31 | 5,66 | 40 | 45,65 +4,43 | 2,56 10,07 | P<0,05 18 40 | 56,74+ 8,35 | 1,02 | 45 | 46,584 4,03 | 0,93 10,17 | P<0,05 Chung | 107 | 54,18+7,10 | 3,34 | 120 | 45,11 +4,07 | 1,74
Qua bang 3.2 cho thấy cân nặng trung bình của học sinh nam có xu hướng tăng dần, tăng trung bình 3,34kg/năm.Tuy nhiên, cân nặng của học
sinh nam ở lứa tuổi 17 (55,72 + 7,31kg) có sự tăng nhảy vọt so với lứa tuổi 16 (50,06+ 5,64 kg) và lứa tuổi 18 (56,74 + 8,35 kg) Điều này có thể giải thích
do sự tăng mạnh về chiều cao của lứa tuổi này so với hai lứa tuổi còn lại Cân nặng trung bình của học sinh nữ tăng dần theo xu hướng 6n định từ tuổi 16 + 18 Chỉ số đạt mức cao nhất vào lứa tuổi 18 (46,58+ 4,03kg) va thap
nhất ở lứa tuổi 16 (43,094 3,76 kg) Dé thay được sự biến động về trọng
lượng của học sinh nam và nữ ta có thể quan sát trên hình 3.3
Trang 29Hinh 3.3 Biéu đô thế hiện cân nặng trung bình ở học sinh theo
lớp tuổi và giới tính
Số liệu trong bảng 3.2 và hình 3.3 cũng cho thấy, trong cùng một lứa tuổi, học sinh nam có cân nặng cao hơn so với học sinh nữ
Trang 31Bảng 3.3 Vòng ngực trung bình của học sinh theo lớp tuổi và theo giới tính Don vi: cm Nam (1) Nữ (2) Tuổi n — Y+tsSD ing] a — Y+tsSD Tang . _ IXI-X2 | P(1-2) 16 31 | 74,19 + 4,38 - 35 |74,44 + 3,64 - -0,25 | P<0,05 17 36 |80,31 44,46 | 6,11 40 |76,35 + 4,93 | 1,91 3,96 | P>0,05 18 40 |82,03 + 3,13 | 1,72 45 |78,58 + 2,84 | 2,23 3,45 | P<0,05 Chung | 107 | 78,84 + 3,99 | 3,92 | 120 | 76,46+ 3,80 | 2,07 084 - 82,03 082 B 080 078 076 = Nam BN 074 072 070
Hình 3.5.So sánh VNTB ở học sinh theo lớp tuổi và theo giới tính
Qua bảng 3.3 và hình 3.5 ta thấy, VNTB của học sinh có xu hướng tăng dần qua các lứa tuôi Tăng trung bình 3,92 cm/năm ở nam và 2 ,07 cm/năm ở
nữ Điều này có thể giải thích là do chế độ ăn uống và tập luyện chính vì vậy
mà VNTB của học sinh ngày càng tăng
Trang 32Trong cùng một lứa tuôi, VNTB của học sinh nam thường cao hon nữ Ở các lứa tuôi khác nhau thì sự chênh lệch này cũng khác nhau, ở lứa tuôi 17
thì chỉ số này chênh lệch nhiều nhất 3,96 cm và ở lứa tuổi 16 là thấp nhất (-
0,25 cm).Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).Sở dĩ có sự chênh
lệch này là do đặc trưng theo giới tính
Điều này cũng được thể hiện ở đồ thị dưới đây: § 084 082 82.03 080 078 78.58 == Nam =—= NC 076 074 072 070 16 17 18 Tuổi Hình 3.6 Đô thị thể hiện mức tăng VNTB của học sinh theo lớp tuổi và giới tính
3.4 Chỉ số BMI và pignet theo giới tính và tuổi của học sinh trường
THPT Tây Tiền Hải
BMI là chỉ số đánh giá thể lực trong Y học rất quan tâm Chỉ số BMI là thương số giữa trọng lượng cơ thể với bình phương chiều cao đứng Chỉ số này xây dựng trên quan điểm chủ đạo: Với một chiều cao đứng nhất định, chỉ số thể lực phụ thuộc vào kích thước ngang như cân nặng Hay nói cách khác
chỉ số này cho phép so sánh sức nặng tương đối của người có chiều cao khác
nhau và phụ thuộc vào tuôi và giới tính
Trang 333.4.1 Chí số BMI của học sinh theo lớp tuổi và theo giới tính
Bảng 3.4 Chỉ số BMI của học sinhtheo lớp tuổi và giới tính Đơn vị : kg/m? Nam (1) Nữ (2) | — | Tuôi n X¥+SD Tang | n X+SD _ Tang | X1-X2 | P(1-2) 16 31 | 18,594 1,79 - 35 {18,35 + 1,61 - 0,24 |P<0,05 17 36 119,79 + 2,35 | 1,21 | 40 18,83 + 1,20 | 0,48 0,97 |P<0,05 18 40 J19,70+ 2,62 |-0,10 | 45 |19,04+41,59 | 0,21 0,66 |P<0,05 Chung | 107 |19,3642,26 | 0,55 |120 |18,74 41,47 | 0,35
Các số liệu trong bang 3.4 trên cho thấy chỉ số BMI của hoc sinh nam
thay đổi theo lứa tuổi từ tuổi 16 (18,59 + 1,79kg/m”) đến tuổi 18 (19,70+ 2,62kg/m”) và chỉ số này cao nhất là ở lứa tuổi 17 (19,79 + 2,35)
Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số BMI của học sinh nữ thay đổi theo
lửa tuổi tăng dần từ 16 tuổi (18,35 + 1,61) đến 18 tuôi (19,04 + 1,59) Chỉ số
này thấp nhất ở lứa tudi 16 (18,35 + 1,61 kg/m’) ,cao nhất ở lứa tuổi 18 (19,04
+ 1,59kg/m’)
Trang 34Đề thấy rõ mức độ dao động về chỉ số BMI của học sinh trường THPT Tây Tiền Hải ta có thế quan sát trên hình 3.7 „ 020 - E 19.73 19.70 “BB wt 020 019 # Nam 019 Nữ 015 018
Hinh 3.7.Biéu đồ so sánh vé chisé BMI cia hoc sinh theo
lớp tuổi và theo giới tính
Qua hình 3.7 cho ta thay chi s6 BMI cua hoc sinh có xu hướng tăng qua
các lứa tuổi Tăng trung bình 0,55 ở học sinh nam và 0,35 ở học sinh nữ
Trong cùng một lứa tuổi, chỉ số BMI của học sinh nam thường cao hơn học sinh nữ Ở các lứa tuổi khác nhau thì sự chênh lệch này cũng khác nhau,
ở lứa tuổi 17 thì chỉ số này chênh lệch nhiều nhất (0,97) và ở lứa tuôi 16 là
thấp nhất (0,24) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P<0,05) Sở đĩ có sự chênh lệch này là do chế độ dinh dưỡng, tập luyện và đặc trưng theo giới tính
giữa học sinh nam và nữ
Trang 35Đồ thị thể hiện biến đổi chỉ số BMI: 020 Kg/m2 020 019 019 018 018 19.79 19.70 19.04 - 18.83 18.59 ==Ê= Nam 18.35 a No 1 2 3 Tudi Hình 3.8 Đô thị thể hiện mức tăng BMI cúa học sinh theo tuổi và giới tính 3.4.2 Chỉ số Pignet
Chúng ta thấy chỉ số pignet được tính dựa vào các chỉ tiêu: chiều cao,
cân nặng,vòng ngực trung bình Chỉ số pignet càng nhỏ thì sự phát triển cơ thế càng tốt Kết quả nghiên cứu của tôi được trình bày ở bảng sau:
Trang 36040 035 030 025 020 015 010 005 000 045 - 39.77 35.74 30.93 31.27 # Nam Nữ Hình 3.9 Biểu đô thể hiện sự biến đổi chỉ số pignet của học sinh theo lứa tuổi và giới tính
3.5 Chỉ số IQ theo ban học của học sinh trường THPT Tây Tiền Hải
Bang 3.6 Bang thé hiện chỉ số IQ theo ban của hoc sinh trường THPT
Tây Tiền Hải Nam (1) Nữ (2) Tuổi | n | Yep Tăng | n | Y+sp Tăng x P(1-2) 16 31 | 100,23+6,44] - | 35 | 99,99+9,40 | - | 0,24 | P<0,05 17 36 |101,68 + 11,69] 1,45 | 40 |100,96 + 13,15] 0,96 | 0,72 | P<0,05 18 40 |103,35+ 14,98 | 1,67 | 45 | 102,59 + 8,39 | 1,63 | 0,76 | P<0,05 Chung | 107 |101,75+ 11,11| 1,56 | 120 |101,18 + 10,32| 1,30
Qua số liệu bảng 3.6 cho thấy, chỉ số IQ của học sinh nam và học sinh nữ đều tăng dần theo tuổi Cụ thể ở học sinh nam chỉ số IQ lúc 16 tuổi là
Trang 37100,23 + 6,44 va tang lén 6 18 tudi 1a 103,35+ 14,98 Con & học sinh nữ chi
số IQ lúc 16 tuổi là 99,99 + 9,40 và tăng lên ở 18 tuổi là 101,18 + 10,32
Trong cùng một độ tuổi, xu hướng chỉ số IQ của học sinh nam đều cao hơn
nữ Tuy nhiên mức độ chênh lệch không nhiều, điều này có thê giải thích rằng ở lứa tuôi THPT trí tuệ các em vẫn tiếp tục được phát triển và hoàn thiện
Trang 39KET LUAN VA KIEN NGHI 1 Kết luận về các chỉ số hình thái của học sinh
Qua nghiên cứu một số chỉ tiêu về hình thái và thể lực của học sinh trường THPT Tây Tiền Hải, tôi đã rút ra kết luận sau:
> Chiều cao đứng:
Chiều cao đứng trung bình của học sinh nam là 167,14 + 4,62 cm, của
học sinh nữ là 155,09 + 3,67cm G1Iữa nam và nữ có sự chênh lệch khoảng 12,05 cm Ở cùng một độ tuôi, chiều cao trung bình của học sinh nam lớn hơn chiều cao của học sinh nữ
> Cân nặng trung bình
Cân nặng trung bình của học sinh nam là 54,17 + 7,1 kg, cua hoc
sinh nữ là 45,11 + 4,07 Giữa nam và nữ có sự chênh lệch khoảng 9,06 kg Ở
cung một độ tuôi, cân nặng trung bình của học sinh nam cao hơn học sinh nữ
> Vòng ngực trung bình
Vòng ngực trung bình của học sinh nam là 78,84 + 3,99 cm, của học
sinh nữ là 76,46 + 3,80 Giữa nam và nữ có sự chênh lệch khoảng 2,38 cm
> Chỉ số BMI trung bình
Chi s6 BMI trung binh cua hoc sinh nam 1a 19,36 + 2,26 kg/m’, cua hoc
sinh nữ là 18,74 + 1,47 kg/m’ Giữa nam và nữ chênh lệch khoảng 0,62 kg/m’
> Chỉ số pignet trung bình
Chỉ số pignet trung bình của học sinh nam là 34,13+ 9,26, của học
sinh nữ là 33,53 + 6,06 Giữa nam và nữ chênh lệch khoảng 0,6 Và thế trạng
trung bình của học sinh tăng dần theo lứa tuôi ở cả nam và nữ Nhìn chung thế trạng của các em xếp vào loại trung bình, khoẻ
> Kết luận về trí tué cia hoc sinh
Chỉ số IQ trung bình của học sinh nam là 101,75 + 11,11, của học sinh
nữ là 101,18 + 10,32 Nam có chỉ số IQ cao hơn nữ và chênh lệch là 0,57 Chỉ
số IQ của học sinh ở các lớp tuổi khác nhau chênh lệch không đáng kể và
Trang 40không có ý nghĩa thống kê Đa số học sinh nghiên cứu có mức trí tuệ trung bình trở lên
2 Kiến nghị
Để có thể đánh giá toàn diện hơn nữa về thể lực của học sinh trung học
phô thông chúng tôi đề nghị được nghiên cứu đồng bộ nhiều chỉ số ở các địa
phương khác nhau trong cùng thời điểm, cùng phương pháp trên nhiều đối tượng hơn nữa, đặc biệt là ở các khu vực vùng sâu, vùng xa, hải đảo
Cần có sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình để các em phát triển tốt nhất.Nhà trường tăng cường các hoạt động thể dục thể thao như bộ môn bơi lội, bóng chuyền, bóng rổ, bóng đá, Về phía gia đình bổ sung đầy đủ các
chất dinh dưỡng và thúc đây học sinh tự giác rèn luyện thân thê tránh xa tệ
nạn xã hội