1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bao cao thuc tap tot nghiep dai hoc luat

43 1,9K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 287 KB
File đính kèm Bao cao thuc tap tôt nghiep dai hoc Luat.rar (48 KB)

Nội dung

Trong những năm gần đây, thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế nước ta đã từng bước phát triển, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng lên rõ rệt. Quyền dân chủ của nhân dân, trong đó có quyền khiếu nại, tố cáo không ngừng được phát huy. Cùng với những thành tựu đạt được trong nhiều lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân cũng có những diễn biến mới.

Trang 1

LỜI CÁM ƠN!

Để hoàn thiện báo cáo thực tập của mình, tôi đã được sự quan tâm, hướng dẫn của thầy Hồ Xuân Thắng cũng như các bạn bè cùng khóa Tôi xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ, động viên và khích lệ của thầy và các bạn trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài này.

Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, hướng dẫn, giới thiệu của đồng chí đồng nghiệp tại cơ quan tròn việc tiếp cận với các văn bản, số liệu hệ thống các loại văn bản hành chính của nhà nước, nhờ đó mà tôi có được cách nhìn mới hơn, thực tế hơn về lĩnh vực pháp lý trong nghiên cứu khoa học cùng như thực tiễn đời sống, góp phần bổ sung kiến thức pháp luật, nâng cao trình độ hiểu biết về kỹ năng chuyên ngành luật, kinh nghiệm sống.

Tôi xin cám ơn lãnh đạo cơ quan xã Ea Bhốk và cán bộ công chức xã, đã tiếp nhận yêu cầu thực tập và nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫnm cung cấp các thông ton về hoạt động và tổ chức của cơ quan pháp luật, các hoạt động tiếp công dân và xử lý khiếu nại, tố cáo Điều đó giúp tôi tự tin lựa chọn đề tài này.

Ea Bhốk, ngày tháng năm 2016

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm gần đây, thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế nước

ta đã từng bước phát triển, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện vànâng lên rõ rệt Quyền dân chủ của nhân dân, trong đó có quyền khiếu nại, tốcáo không ngừng được phát huy

Cùng với những thành tựu đạt được trong nhiều lĩnh vực đời sống kinh tế

- xã hội, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân cũng có những diễn biến mới

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám khóa VIII đã raNghị quyết về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam mà trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính nhà nước

nhằm xây dựng Nhà nước ta thực sự là “Nhà nước của dân, do dân và vì dân”.

Một trong các vấn đề bức xúc mà Nghị quyết Trung ương 8 nhấn mạnh là cáccấp, các ngành cần tập trung giải quyết có hiệu quả các khiếu nại, tố cáo củacông dân

Thực hiện Nghị quyết của Trung ương và sự chỉ đạo của Chính phủ, trongthời gian qua, các cấp, các ngành đã tập trung chỉ đạo tổ chức tiếp công dân, tiếpnhận, xem xét, giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân, và đã đạt đượcnhững kết quả đáng kể Nhiều khiếu nại, tố cáo của công dân đã được xem xét,giải quyết kịp thời, đúng chính sách, pháp luật, qua đó góp phần vào việc duy trìtrật tự kỷ cương, pháp luật, giữ vững ổn định tình hình chính trị - xã hội của đấtnước

Tuy nhiên, tình hình khiếu nại, tố cáo hiện nay vẫn đang có chiếu hướngngày càng gia tăng, số người trực tiếp đi khiếu nại, tố cáo ngày càng nhiều, tínhchất khiếu nại, tố cáo rất gay gắt và phức tạp, nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo tồnđọng và vượt cấp lên trên; việc giải quyết còn chậm; tình trạng vi phạm phápluật còn phổ biến

Nguyên nhân của tình trạng trên có nhiều, trong đó có nguyên nhân quantrọng là việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo còn qua nhiều thủ tụchành chính rườm rà hoặc trong quá trình thực hiện không tuân thủ đúng trình tự,thủ tục pháp luật đã quy định gây khó khăn, phiền hà cho công dân cũng như cơquan nhà nước khi xem xét, giải quyết

Tình trạng trên đòi hỏi phải nghiên cứu tìm giải pháp để khắc phục nhằmnâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tình hìnhmới

Mục tiêu của đề tài nhằm nghiên cứu tìm ra những giải pháp chấn chỉnh,khắc phục những tồn tại, thiếu sót về thủ tục hành chính trong công tác tiếp côngdân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trong tình hình hiện nay Qua

đó hoàn thiện các thủ tục hành chính trong công tác tiếp công dân và giải quyếtkhiếu nại, tố cáo góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà

Trang 3

nước, quản lý xã hội, đó là yếu tố cơ bản để hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáocủa công dân.

Nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung vào 3 vấn đề chính như sau:

- Cơ sở lý luận về thủ tục hành chính trong tổ chức tiếp công dân và giảiquyết khiếu nại, tố cáo

- Thực trạng về thủ tục hành chính trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại,

tố cáo Một số kết quả bước đầu thực hiện cải cách hành chính hiện nay

- Những kiến nghị về cải cách thủ tục hành chính trong tiếp công dân và giảiquyết khiếu nại, tố cáo thời gian tới

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài, ý nghĩa khoa học và thực tiễn:

Giải quyết khiếu nại tố cáo là một vấn đề quan trọng và bức thiết trong bối cảnh nước ta hiện nay khi tình trạng khiếu nại, tố cáo ở nước ta ngày càng gia tăng và liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, làm ảnh hưởng đến quyền lời, nghĩa vụ căn bản của nhân dân, trách nhiệm của những cơ quan nhà nước có thẩm quyền Việc giải quyết khiếu nại tốt hay xấu nó thể hiện được chất lượng quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước

Hơn nữa vấn đề đơn giản hóa thủ tịch hành chính cũng đang đặt ra cho cácnhà khoa học pháp lý những bài toán khó giải, xử lý được vấn đề này sẽ gópphần đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính, nâng cao chất lượng quản lý củacác cơ quan quản lý hình chính nhà nước, xây dựng được bộ máy nhà nước gọnnhẹ nhưng hiệu quả, nâng cao lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước

2 Mục đích:

Với tư cách là công dân của một xã thuần nông, tôi muốn nghiên cứu nhữngquyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về khiếu nại tố cáo cũng như công tácgiải quyết khiếu nại tố cáo của cơ quan có thẩm quyền hiện nay, nhằm nâng caohiểu biết cho bản thân, phổ biến kiến thức pháp luật khiếu nại tố cáo cho đôngđảo quần chúng nhân dân Qua đó, cũng mong muốn nêu ra những kiến nghị,phương hướng nhằm góp phần khắc phục những thiếu xót, từ đó hoàn thiện hệthống pháp luật nói chung và pháp luật về khiếu nại, tố cáo nói riwwng, đáp ứngcác yêu cầu về thủ tục pháp lý

3 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu:

Trong đề tài này, tôi tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật vềkhiếu nại, tốt cáo và hoạt động giải quyết khiếu nại tố cáo của cơ quan có thẩmquyền giải quyết hiện nay Bên cạnh đó, tôi thực hiện các hoạt động điều tra,đánh giá thực trạng công tác giải quyết khiếu nại tố cáo ở nước ta hiện nay, đồngthời nghiên cứu tìm tòi, tham khảo những ý kiến đóng góp để đưa ra những kiếnnghị, nhằm nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo trong bối cảnh hiệnnay

4 Kết cấu của chuyên đề:

Trang 6

1 Khái niệm đặc điểm về tiếp công dân:

* Khái niệm: Tại khoản 1 điều 2, khoản 2 điều 1 luật khiếu nại tố cáo và điều

74 hiến pháp

Tiếp công dân là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân quy định tạiĐiều 4 của Luật này đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiếnnghị, phản ánh của công dân; giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc thựchiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật

Trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, để thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn của mình, giữa cơ quan nhà nước và người dân cần có sự tiếp xúcnhằm trao đổi những thông tin, tình cảm, hiểu biết, hành vi…Quá trình nàychính là quá trình giao tiếp với công dân

Chính quyền xã là cấp chính quyền gần dân nhất, trực tiếp giải quyết cáccông việc của dân theo quy định về nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quyđịnh Hoạt động tiếp dân có thể hiểu là quá trình giao tiếp giữa cơ quan nhànước và công dân nhằm trao đổi, chia sẻ thông tin giữa công dân và người tiếpcông dân trên cơ sở quy định của pháp luật

* Đặc điểm: Cụm từ “ tiếp dân” hiện nay đang ngày càng trở nên quen thuộc và

cần thiết trong sinh hoạt đời sống xã hội Có thể nói, đây là cấu nối để lãnh đạochính quyền, cán bộ nhà nước gần và sát dân hơn Thông qua các buổi tiếp dân,cán bộ lãnh đạo sẽ có cơ hội nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng và những bănkhoăn, trăn trở của nhân dân, từ đó có biện pháp giải quyết hợp tình hợp lý, tạođược niềm tin trong nhân dân, góp phần nâng cao trách nhiệm của chính quyềncác cấp

Để hỗ trợ cho công tác tiếp dân đạt hiệu quả cao, bám sát công việc, vì lợiích chung, không ngại va chạm với lợi ích cục bộ, thiểu số Xử lý các đơn thưtrực tiếp, các sự việc mà đài, báo nêu, không để tồn đọng

Không mang nặng tính hình thức, thủ tục tiếp dân rườm rà, không đúng

hẹn Tiếp dân mà để dân ra về trong lòng không thoả mãn, không “tâm phục

khẩu phục” Làm thế nào khi người dân ra về, dù không đạt được kết quả như ý

muốn ban đầu (vì các kiến nghị không phải lúc nào cũng chính đáng) nhưng họ

Trang 7

Tùy trường hợp, người cán bộ lãnh đạo phải thật tỉnh táo, tránh nóng giận,điềm tĩnh giải thích, giải quyết có tình có lý Cần thiết phải có biện pháp trấn ápthích đáng đáng nhưng phải đảm bảo không vi phạm pháp luật.

Công tác tiếp dân sẽ phát huy hiệu quả khi lãnh đạo sâu sát, có tâm, có tầm, cótrách nhiệm,dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm trước Đảng, trước dân.Đồng thời cũng cần lên án tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, việc thuộc thẩmquyền ở cấp xã, phường lại không chịu tiếp dân để giải quyết mà đùn đẩy lênhuyện, huyện lại đùn đẩy lên tỉnh Kết quả là vụ việc kéo dài, người dân phải vất

vả, tốn kém thời gian, có khi cả tiền bạc một cách không đáng có Và trên hếtviệc tiếp dân phải dựa trên cơ sở những chủ trương, quy định mang tính xuyên

suốt và cơ bản của nhà nước cấp trung ương và địa phương, không “đao to búa

lớn” không “quan trọng hoá” vấn đề, làm cho dân lo, dân sợ và cũng tránh xuê

xoa, tuỳ tiện trong giải quyết các vướng mắc, tồn đọng, làm ảnh hưởng đến việctriển khai các chủ trương, chính sách chung

2 Khái niệm, đặc điểm giải quyết khiếu nại, tố cáo:

2.1 Khái niệm:

Khiếu nại và tố cáo rất khác nhau, việc phân biệt giữa khiếu nại với tố cáo

có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp công dân thực hiện quyền khiếu nại,quyền tố cáo của mình đúng thủ tục và đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyếtkhiếu nại, tố cáo; đồng thời giúp cho cơ quan nhà nước giải quyết khiếu nại, tốcáo nhanh chóng, kịp thời, chính xác, tránh nhầm lẫn, sai sót trong khi giải quyếtkhiếu nại, tố cáo Do đó, ngày 11 tháng 11 năm 2011, Quốc hội Khóa 13 đãthông qua Luật Khiếu nại và Luật Tố cáo, 02 Luật này đều có hiệu lực thi hành

từ ngày 01/7/2012 và thay thế Luật Khiếu nại, tố cáo Đây là lần đầu tiên khiếunại, tố cáo được tách thành 02 Luật và quy định cụ thể về khái niệm, thẩmquyền, trình tự, thủ tục giải quyết quyết rất khác nhau

Về khiếu nại: Theo quy định của Luật Khiếu nại “Khiếu nại là việc công dân,

cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình” (Khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại).

Trong đó, quyết định hành chính, hành vi hành chính và quyết định kỷ luật cán

bộ, công chức được định nghĩa như sau:

- Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người

có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định vềmột vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụngmột lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể (Khoản 8 Điều 2 Luật Khiếunại);

Trang 8

- Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có

thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiệnnhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật (Khoản 9 Điều 2 Luật Khiếunại);

- Quyết định kỷ luật là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ

chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chứcthuộc quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức(Khoản 10 Điều 2 Luật Khiếu nại)

Về tố cáo: Theo quy định của Luật Tố cáo quy định: “Tố cáo là việc công dân

theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức” (Khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo) Tố

cáo được chia làm 02 loại như sau:

- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân

có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viênchức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ (Khoản 2 Điều 2 Luật Tố cáo);

- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực là

việc công dân báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền biết về hành vi

vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đối với việc chấphành quy định pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực (Khoản 3 Điều

2 Luật Tố cáo)

Có thể nói rằng, đây chính là những cơ sở pháp lý cần thiết để công dân tự bảo

vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước những hành vi trái pháp luật của cơquan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước Đồng thời cũng làcăn cứ pháp lý để người dân thực hiện tốt quyền làm chủ và giám sát hoạt độngcủa các cơ quan nhà nước, góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước đồng thờicũng qua đó phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, thể hiệnđúng bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta - Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và

vì nhân dân

2.2 Đặc điểm:

Đặc điểm cơ bản của khiếu nại là trong đó bao giờ cũng hàm chứa những

dữ liệu chứng tỏ sự vi phạm hoặc cho là vi phạm quyền là lợi ích được pháp luậtbảo vệ, cho nên việc khiếu nại không phải là việc mang tính phòng ngừa mà làviệc bảo vệ một cách tích cực quyền và lợi ích của công dân, cơ quan, tổ chức

cụ thể hơn:

- Mọi công dân có quyền khiếu nại và tố cáo

Trang 9

- Nhà nước khuyến khích việc hòa giải các tranh chấp trong nội bộ nhân dântrước khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đónhằm hạn chế khiếu nại phát sinh từ cơ sở.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi chức năng nhiệm vụ, quyền hạn củamình cí trách nhiệm tiếp người đến khiếu nại tố cáo; tiếp nhận và giải quyết kịpthời, đúng pháp luật khiếu nại, tố cáo; xử lí ngiêm minh người vi phạm

- Người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo mà không giải quyết hoặc cốtình giải quyết trái pháp luật phải bị xử lí ngiêm minh, nếu gây thiệt hại phải bồithường theo quy định của pháp luật

- Quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo phải được mọi cơ quan, tổ chức, cánhân coi trọng

- Người bị thiệt hại được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm hại, đượcbồi thường thiệt hai theo quy định của pháp luật

- Khiếu nại, tố cáo do cơ quan báo chí chuyển đến phải đc cơ quan, tổ chức, cánhân có thẩm quyền xem xét và giải quyết ngay

- Nghiêm cấm việc thực hiện mọi hành vi cản trở việc thực hiện quyền khiếunại, tố cáo; trả thù, đe dọa, trù dập người khiếu nại, tố cáo; tiết lộ họ tên, địa chỉ,bút tích người khiếu nại, tố cáo, cố tình không giải quyết hoặc giải quyết khiếunại, tố cáo trái pháp; can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết khiếu nại, tốcáo; kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc người khác khiếu nại, tố cáo sai sựthật; đe dọa, xúc phạm ng có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo (Điều 1, 3,

5, 6, 7, 8, 13, 15, 16 Luật Khiếu nại, Tố cáo)

II NỘI DUNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ TIẾP CÔNG DÂN VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO.

1 Những nội dung cơ bản trong tổ chức tiếp công dân:

Ngày 25/11/2013 Quốc hội thông qua Luật Tiếp công dân gồm 9 chương, 36điều; có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014

1.1 Về trách nhiệm tiếp công dân (Điều 4)

Luật đã quy định một cách đầy đủ về các cơ quan, tổ chức, đơn vị có tráchnhiệm tiếp công dân Theo đó, các cơ quan nhà nước có trách nhiệm tổ chức tiếpcông dân bao gồm:

- Chính phủ;

- Bộ, cơ quan ngang bộ; tổng cục và tổ chức tương đương; cục;

- Ủy ban nhân dân các cấp;

- Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trungương; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thànhphố thuộc tỉnh;

Trang 10

- Các cơ quan của Quốc hội;

- Hội đồng nhân dân các cấp;

- Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán Nhà nước

Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp có trách nhiệm tiếpcông dân theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác

có liên quan

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tổ chức chính trị,

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan thuộcChính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức việc tiếp công dân phù hợp vớiyêu cầu, quy mô, tính chất hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình

1.2 Về trách nhiệm của người tiếp công dân (Điều 8)

Luật cũng quy định về trách nhiệm của người tiếp công dân, đó là:

- Khi tiếp công dân, người tiếp công dân phải bảo đảm trang phục chỉnh tề, cóđeo thẻ công chức, viên chức hoặc phù hiệu theo quy định

- Yêu cầu người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nêu rõ họ tên, địa chỉhoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có); có đơn hoặc trình bày

rõ ràng nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; cung cấp thông tin, tàiliệu cần thiết cho việc tiếp nhận, thụ lý vụ việc

- Có thái độ đúng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại,

tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà ngườiđến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày

- Giải thích, hướng dẫn cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánhchấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định giảiquyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền; hướng dẫn ngườikhiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan hoặc người có thẩmquyền giải quyết

- Trực tiếp xử lý hoặc phân loại, chuyển đơn, trình người có thẩm quyền xử lýkhiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo,kiến nghị, phản ánh cho công dân

- Yêu cầu người vi phạm nội quy nơi tiếp công dân chấm dứt hành vi vi phạm;trong trường hợp cần thiết, lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu cơ quanchức năng xử lý theo quy định của pháp luật

Các quy định này nhằm nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức tronghoạt động tiếp công dân, đồng thời đảm bảo thiết lập trật tự kỷ cương tại nơitiếp công dân và ngăn chặn trường hợp lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo đểgây rối trật tự công cộng

1.3 Những trường hợp được từ chối tiếp công dân (Điều 9):

Trang 11

Người tiếp công dân được từ chối tiếp người đến nơi tiếp công dân trong cáctrường hớp sau:

Người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thầnhoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành

vi của mình; người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, ngườitiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơitiếp công dân; người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về vụ việc đã giảiquyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểmtra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫnnhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh kéo dài và nhữngtrường hợp khác theo quy định của pháp luật

1.4 Về Trụ sở tiếp công dân, việc tiếp công dân ở cấp xã (Từ Điều 10 đến Điều 15)

Trụ sở tiếp công dân là nơi để công dân trực tiếp đến khiếu nại, tố cáo, kiếnnghị, phản ánh với lãnh đạo Đảng, Nhà nước ở trung ương hoặc lãnh đạo Đảng,chính quyền ở địa phương; có đại diện của một số cơ quan, tổ chức tại trungương hoặc địa phương tham gia tiếp công dân thường xuyên và là nơi để lãnhđạo Đảng, Nhà nước ở trung ương hoặc địa phương trực tiếp tiếp công dân trongnhững trường hợp cần thiết

+ Trụ sở tiếp công dân bao gồm:

- Trụ sở tiếp công dân ở Trung ương;

- Trụ sở tiếp công dân ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Trụ sở tiếp công dân ở quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh

Ban tiếp công dân được thành lập để trực tiếp quản lý Trụ sở tiếp công dân ởmỗi cấp; phối hợp cùng đại diện các cơ quan, tổ chức hữu quan tổ chức, thựchiện việc tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân Ban tiếp côngdân trung ương thuộc Thanh tra Chính phủ, chịu trách nhiệm trực tiếp quản lýcác Trụ sở tiếp công dân ở Trung ương Ban tiếp công dân cấp tỉnh do Ủy bannhân dân cấp tỉnh thành lập, trực thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, domột Phó Chánh Văn phòng phụ trách, chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý Trụ sởtiếp công dân cấp tỉnh Ban tiếp công dân cấp huyện do Ủy ban nhân dân cấphuyện thành lập, trực thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dâncấp huyện, do một Phó Chánh Văn phòng phụ trách, chịu trách nhiệm trực tiếpquản lý Trụ sở tiếp công dân cấp huyện

Ở cấp xã, việc tiếp công dân của cấp ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhândân cấp xã được thực hiện tại trụ sở Ủy ban nhân dân Chủ tịch Ủy ban nhân dâncấp xã trực tiếp phụ trách công tác tiếp công dân

2 Những quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết khiếu nại, tố cáo:

Trang 12

Những quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong Luật Khiếu nại, tốcáo số 09/1998/QH10 đã được sửa đổi bổ sung một số điều theo Luật số26/2004/QH11 và Luật số 58/2005/QH11 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Luậtnày có hiệu lực.

Luật Khiếu nại được xây dựng trên cơ sở tách ra từ Luật Khiếu nại, tố cáohiện hành nhằm khắc phục các hạn chế, bất cập của Luật Khiếu nại, tố cáo hiệnhành, đáp ứng yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại hành chính hiện nay Đồngthời, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân, cơ quan, tổ chức thực hiện quyềnkhiếu nại, đề cao trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trongviệc giải quyết khiếu nại, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếunại và hiệu lực công tác quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực đời sống kinh tế - xãhội

Luật Khiếu nại gồm 8 chương, 70 điều Kế thừa quy định của Luật Khiếunại, tố cáo hiện hành, Luật Khiếu nại tiếp tục quy định về khiếu nại và giải quyếtkhiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hànhchính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước;khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức; tiếp côngdân; quản lý và giám sát công tác giải quyết khiếu nại (Điều 1) Như vậy, so vớiLuật Khiếu nại, tố cáo thì Luật Khiếu nại đã quy định rõ hơn về phạm vi điềuchỉnh Ngoài ra, để tạo cơ sở hướng dẫn về khiếu nại và giải quyết khiếu nạitrong các cơ quan, tổ chức; khiếu nại của tổ chức, cá nhân nước ngoài, khiếu nạitrong các đơn vị sự nghiệp công lập, trong doanh nghiệp nhà nước Luật quyđịnh các cơ quan, tổ chức nói trên được hướng dẫn và áp dụng các quy định củaLuật Khiếu nại trong quá trình giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền (Điều 3).Trình tự khiếu nại được đổi mới so với Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 Theoquy định của Luật thì khiếu nại lần đầu, người khiếu nại có quyền khiếu nại trựctiếp đến người có quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc có quyền khởikiện vụ án hành chính tại Tòa án, không nhất thiết phải khiếu nại với người cóquyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại như trước đây Việc khởikiện vụ án hành chính tại Tòa án vẫn có thể thực hiện ở bất kỳ giai đoạn nàotrong quá trình giải quyết khiếu nại (Điều 7)

Một nội dung mới đáng chú ý là để đáp ứng yêu cầu thực tiễn cần giải quyếtkhiếu nại của nhiều người về cùng một nội dung, Luật Khiếu nại đã bổ sung quyđịnh mới về trường hợp nhiều người khiếu nại về cùng một nội dung Theo đó,nhiều người khiếu nại về cùng một nội dung mà khiếu nại trực tiếp thì cơ quan

có thẩm quyền tổ chức tiếp và hướng dẫn người khiếu nại cử đại diện để trìnhbày nội dung khiếu nại; người tiếp nhận khiếu nại ghi nhận nội dung khiếu nại.Nếu nhiều người khiếu nại bằng đơn thì đơn phải có chữ ký của những ngườikhiếu nại và phải cử đại diện để trình bày khi có yêu cầu của người giải quyếtkhiếu nại (khoản 4 Điều 8) Đồng thời, Luật cũng bổ sung quy định về việc raquyết định giải quyết khiếu nại trong trường hợp này (khoản 3 Điều 31)

Trang 13

Luật Khiếu nại quy định cụ thể hơn quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại,người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại và luật sư trên cơ sở kế thừa cácquy định còn phù hợp của Luật Khiếu nại, tố cáo và bổ sung các quyền, nghĩa vụnày nhằm bảo đảm sự phù hợp với trình tự, thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếunại Cụ thể là:

Đối với người khiếu nại, Luật Khiếu nại đã quy định người khiếu nại cóquyền được ủy quyền cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệquyền, lợi ích hợp pháp của mình Người khiếu nại cũng được biết, đọc, saochụp, sao chép và xem các tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thuthập để giải quyết khiếu nại; được yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liênquan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại,cung cấp thông tin, tài liệu đó cho mình để giao nộp cho người giải quyết khiếunại

Đối với người bị khiếu nại, có quyền được biết, đọc, sao chụp, sao chép

và xem các tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giảiquyết khiếu nại; yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ,quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại, cung cấp thông tin,tài liệu đó cho mình để giao cho người giải quyết khiếu nại; đồng thời phải chấphành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật; bồithường hoặc bồi hoàn thiệt hại, khắc phục hậu quả do quyết định hành chính,hành vi hành chính trái pháp luật của mình gây ra

Đối với luật sư, trợ giúp viên pháp lý có quyền tham gia vào quá trìnhgiải quyết khiếu nại; thực hiện các quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại khiđược ủy quyền; xác minh, thu thập chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếunại và cung cấp chứng cứ cho người giải quyết khiếu nại; được nghiên cứu hồ sơ

vụ việc, ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ việc để bảo

vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại

Kế thừa quy định hiện hành, Luật Khiếu nại tiếp tục quy định thẩm quyềngiải quyết khiếu nại lần đầu thuộc về người có quyết định hành chính, hành vihành chính, khiếu nại lần hai do Thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp của người

có thẩm quyền giải quyết lần đầu giải quyết, từ Điều 17 đến Điều 26 Đáng chú

ý là Luật đã xác định rõ trách nhiệm giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giảiquyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình, củaChủ tịch UBND tỉnh, Bộ trưởng và Thủ tướng Chính phủ, qua đó góp phần nângcao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại hành chính

Trên tinh thần của Luật Khiếu nại, tố cáo hiện hành về thụ lý giải quyếtkhiếu nại; thời hạn, thời hiệu khiếu nại và giải quyết khiếu nại; thẩm tra, xácminh; thu thập tài liệu liên quan đến việc ra quyết định giải quyết khiếu nại,Luật Khiếu nại bổ sung một số quy định mới về trình tự, thủ tục giải quyết khiếunại cho phù hợp với thực tiễn, theo hướng đơn giản, công khai, dân chủ, kịpthời, tạo điều kiện thuận lợi cho người khiếu nại Đặc biệt là Luật quy định việc

Trang 14

gặp gỡ, đối thoại trong trường hợp cần thiết và có thể mời đại diện tổ chức chínhtrị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có liên quan tham dự Đối với những

vụ việc phức tạp, trước khi ra quyết định giải quyết khiếu nại, nếu thấy cần thiếtngười giải quyết khiếu nại có thể thành lập Hội đồng tư vấn để tham khảo ý kiếnlàm cơ sở cho việc giải quyết khiếu nại

Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật cũng là nội dungmới của Luật Khiếu nại Việc quy định thi hành quyết định giải quyết khiếu nạitrong Luật là nhằm bảo đảm các quyết định giải quyết khiếu nại được thực hiệnnghiêm chỉnh Vì vậy, Mục 4 Chương III đã xác định những người có tráchnhiệm thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật và việc thihành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật

Để tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật,nhất là khi Luật Cán bộ, công chức chưa quy định cụ thể về khiếu nại và giảiquyết khiếu nại kỷ luật cán bộ, công chức, Luật Khiếu nại tiếp tục quy định vềkhiếu nại và giải quyết khiếu nại này Tuy nhiên, do tính đặc thù của nền hànhchính, đòi hỏi việc khiếu nại, giải quyết khiếu nại kỷ luật đối với cán bộ, côngchức phải theo một trình tự, thủ tục phù hợp với yêu cầu của công tác quản lýcán bộ, công chức Vì vậy, kế thừa Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật Khiếu nại quyđịnh người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chứctheo phân cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật domình ban hành Trường hợp còn khiếu nại tiếp thì người đứng đầu cơ quan cấptrên trực tiếp của cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức có thẩm quyền vàtrách nhiệm giải quyết Đồng thời, xác định Bộ trưởng Nội vụ có thẩm quyềngiải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật mà Bộ trưởng, Thủ trưởng cơquan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhândân cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại (Điều 51)

Đối với công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trởxuống bị kỷ luật buộc thôi việc, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhậnđược quyết định giải quyết tiếp theo, nếu không đồng ý với quyết định giảiquyết đó thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định củaLuật Tố tụng hành chính (Điều 56) Ngoài ra, Luật Khiếu nại cũng có nhữngquy định mới về thời hiệu khiếu nại; hình thức khiếu nại; thời hạn thụ lý và giảiquyết khiếu nại; xác minh nội dung khiếu nại; tổ chức đối thoại (từ Điều 48đến Điều 58)

Trên cơ sở kế thừa quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật Khiếu nại dànhmột chương quy định về trụ sở tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân; quyền,nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở tiếp côngdân, địa điểm tiếp công dân; trách nhiệm tiếp công dân của người đứng đầu cơquan, tổ chức; trách nhiệm của cán bộ tiếp công dân, người phụ trách trụ sở tiếpcông dân, đồng thời giao cho Chính phủ hướng dẫn cụ thể về vấn đề này

Trang 15

Luật Khiếu nại tiếp tục quy định Chính phủ thống nhất quản lý về công tácgiải quyết khiếu nại và giao cho Thanh tra Chính phủ giúp Chính phủ quản lýnhà nước về công tác giải quyết khiếu nại Các bộ, ngành và ủy ban nhân dâncác cấp quản lý nhà nước về khiếu nại trong thẩm quyền quản lý của mình Cơquan thanh tra của các bộ, ngành và địa phương chịu trách nhiệm và giúp các

bộ, ngành, địa phương thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về khiếu nại (Điều63) Đồng thời, quy định trách nhiệm của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểmsát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủtịch nước, các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -

xã hội trong công tác giải quyết khiếu nại; việc phối hợp trong công tác giảiquyết khiếu nại; việc giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chứcthành viên đối với công tác giải quyết khiếu nại (Điều 64, 65 và Điều 66)

Về xử lý vi phạm, để các quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại đượcthực hiện nghiêm túc, khắc phục những hạn chế, bất cập trong việc xử lý viphạm về khiếu nại, Luật Khiếu nại tiếp tục quy định việc xử lý vi phạm thànhmột chương riêng Theo đó, các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia quan hệkhiếu nại và giải quyết khiếu nại nếu có sai phạm thì tùy theo tính chất, mức độ

vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu tráchnhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường hoặc bồi hoàn theo quy địnhcủa pháp luật

III Ý NGHĨA , VAI TRÒ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO.

Trong lịch sử loài người; ở mỗi chế độ đều có mỗi quan niệm về việc tiếpcông dân khác nhau Riêng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta,dưới chế độ xã hội chủ nghĩa Đảng và Nhà nước luôn luôn có quan niệm đúngđắn về việc tiếp công dân Xem việc tiếp công dân là bước đầu giải quyết khiếunại; tố cáo của công dân trong hoạt động quản lý Nhà nước và bảo vệ lợi ích củaNhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể, của nhân dân Quan niệm nàycủa Đảng và Nhà nước ta được thể hiện qua những nội dung cơ bản sau:

- Tiếp công dân là thể hiện quan điểm “dân là gốc” của Đảng và Nhà nước ta

Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã để lại cho chúng ta một

bài học vô cùng quý giá “dân là gốc”

Thực vậy, trải qua mấy ngàn năm lịch sử, mọi vấn đề liên quan đến vậnmệnh của dân tộc đều do dân quyết định Chủ nghĩa Mác - Lê nin đã khẳng định:

“Quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử” Với vai trò “dân là gốc” Đảng và Nhà nước ta vô cùng coi trọng và quan tâm đến việc tiếp công

dân Qua đó nắm bắt kịp thời các thông tin để lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điềuhành Nhà nước ngày một tốt hơn, nhằm đưa đường lối chính sách của Đảng,pháp luật của Nhà nước thành hiện thực

- Tiếp công dân là tạo điều kiện để nhân dân trực tiếp tham gia quản lýNhà nước, quản lý xã hội Tổ chức tốt công tác tiếp dân là biểu hiện cụ thể quan

Trang 16

điểm “dân là gốc” của Đảng và Nhà nước ta Thông qua công tác tiếp dân, mối

quan hệ máu thịt giữa dân với Đảng, Nhà nước càng gắn bó hơn, để Đảng vàNhà nước hiểu dân hơn và để cho nhân dân hiểu rõ hơn về Đảng, Nhà nước, vềphẩm chất, năng lực của cán bộ, công chức

Thông qua việc tiếp dân, các cơ quan Nhà nước nắm được tâm tư, nguyệnvọng của nhân dân đối với các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luậtcủa Nhà nước để kịp thời chấn chỉnh, bổ sung, sửa đổi hoặc huỷ bỏ các nội dungkhông còn phù hợp Đồng thời Đảng và Nhà nước nắm được tình hình thực hiệnchính sách, pháp luật của Nhà nước ở các địa phương, nắm được phẩm chất,năng lực của cán bộ, công chức Qua đó để nâng cao, hoàn thiện công tác lãnhđạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý trong tổ chức Đảng và cơ quan Nhà nước

- Tiếp công dân là bước đầu giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân Tiếp công dân là một khâu rất quan trọng đầu tiên trong quá trình giải quyếtkhiếu nại, tố cáo, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác giảiquyết khiếu nại, tố cáo Vì công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo ở các cấp, cácngành luôn luôn dựa vào dân để nhân dân cung cấp những thông tin cần thiếtphục vụ cho việc giải quyết khiếu nại, tố cáo phù hợp với thực tiễn hoạt độngcủa địa phương, đơn vị

Thực tiễn cho thấy, nếu tổ chức tốt công tác tiếp dân; tiếp dân có hiệu quảthì hạn chế rất nhiều việc công dân khiếu nại tố cáo tiếp theo Nếu trong tiếp dâncác cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, người có thẩm quyền không quan tâmgiải quyết thoả đáng các khiếu nại tố cáo, thỉnh cầu của dân, thì dân vẫn khiếukiện tiếp và khiếu kiện vượt cấp

1 Ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo:

1.1 Tiếp công dân

Tiếp công dân là công tác quan trọng trong các hoạt động của Đảng, Nhànước và các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta Thông qua việctiếp công dân, Nhà nước và các cơ quan, tổ chức tiếp nhận được các khiếu nại,

tố cáo, kiến nghị, phản ánh của nhân dân liên quan đến việc thực hiện chủtrương, đường lối, chính sách, pháp luật để có các biện pháp xử lý, khắc phụckịp thời Làm tốt công tác tiếp công dân là thể hiện bản chất Nhà nước của dân,

do dân và vì dân, tăng cường mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước.Mặt khác, thông qua công tác tiếp công dân giúp cho Đảng và Nhà nước tiếpnhận được những thông tin phản hồi từ thực tế, những vấn đề nảy sinh từ cuộcsống, từ đó đề ra những chủ trương, quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân

Nhận thức rõ được tầm quan trọng của công tác này, thời gian qua, Đảng

và Nhà nước đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, văn bản pháp luật về tiếpcông dân; các cơ quan, tổ chức đã triển khai, thực hiện có hiệu quả công tác này.Chính vì vậy, công tác tiếp công dân đã thu được những kết quả nhất định: các

Trang 17

công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, coi đây là một trong những nhiệm vụchính trị của mình; nhiều đồng chí lãnh đạo đã trực tiếp tiếp công dân theo quyđịnh, từng bước khắc phục tình trạng khoán trắng cho một số cơ quan chuyênmôn; tổ chức đối thoại, chỉ đạo giải quyết các vụ việc phức tạp ngay từ nơi phátsinh; chấn chỉnh những việc làm sai trái của cán bộ, cơ quan cấp dưới; hướngdẫn công dân thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật củaNhà nước Nhiều nơi đã thành lập Trụ sở, ban hành nội quy, quy chế tiếp côngdân, bố trí công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân, đầu tư cơ sở, trang thiết bịcho Trụ sở, công tác tiếp công dân đã dần dần đi vào nề nếp Hàng năm, Trụ sởtiếp công dân đã tiếp và hướng dẫn hàng trăm lượt người khiếu nại, tố cáo, kiếnnghị, phản ánh, trong đó có nhiều đoàn khiếu kiện đông người, phức tạp.

Bên cạnh những kết quả nêu trên, công tác tiếp công dân của các cấp, cácngành và Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước còn có nhữnghạn chế, yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu, cụ thể là:

a) Lãnh đạo một số cơ quan, tổ chức chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm quantrọng của công tác tiếp công dân, chưa quan tâm đúng mức đến công tác này,chưa đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc tiếpcông dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo;

b) Việc tiếp công dân còn hình thức, chưa hiệu quả; có nơi còn biểu hiện thiếutinh thần trách nhiệm, thái độ không đúng mực đối với người dân đến khiếu nại,

tố cáo, kiến nghị, phản ánh; tình trạng né tránh trách nhiệm, hướng dẫn công dânkhông đúng quy định vẫn còn xảy ra;

c) Tên gọi, mô hình tổ chức của tổ chức tiếp công dân, cơ cấu thành phần tạinơi tiếp công dân; số lượng cán bộ, điều kiện làm việc, chế độ chính sách đốivới công chức tiếp công dân còn thiếu thống nhất từ Trung ương đến địaphương Việc phối, kết hợp giữa Trụ sở tiếp công dân ở Trung ương với địaphương, giữa các cơ quan, tổ chức thường trực tại Trụ sở tiếp công dân; giữaTrụ sở tiếp công dân với các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giải quyết khiếunại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cũng thiếu chặt chẽ; ở một số nơi, việc tiếp côngdân chưa gắn với giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc tiếpcông dân ở Trụ sở chưa gắn với theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc tiếp thu, xemxét, giải quyết của các cơ quan, tổ chức;

d) Trong hoạt động tiếp công dân, chưa phân định rõ việc tiếp công dân đếnkhiếu nại, tố cáo với kiến nghị, phản ánh; chưa quy định rõ việc tiếp công dâncủa người đứng đầu với việc tiếp công dân của công chức, giữa việc tiếp côngdân thường xuyên với việc tiếp công dân theo yêu cầu khẩn thiết đối với vụ việcphức tạp, có nhiều người tham gia;

đ) Chế độ thông tin về tình hình khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sởtiếp công dân, cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa được đầy đủ, kịp thời; công táctuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo và tiếp công dânchưa được quan tâm đúng mức;

Trang 18

e) Đội ngũ công chức làm công tác tiếp công dân nhiều nơi chưa đáp ứng yêucầu, còn hạn chế về hiểu biết pháp luật, kinh nghiệm quản lý, khả năng giao tiếp,phương pháp vận động, thuyết phục quần chúng Công tác đào tạo chuyên môncho công chức làm công tác tiếp công dân chưa được quan tâm đúng mức; chế

độ, chính sách đãi ngộ đối với công chức làm công tác tiếp công dân còn nhiềubất cập

Những tồn tại trên có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu làchưa có văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao để điều chỉnh các quan hệ xãhội trong lĩnh vực tiếp công dân

Thông qua hoạt động tiếp công dân, Nhà nước và các cơ quan, tổ chức tiếpnhận được các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của nhân dân liên quan đếnviệc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật để có các biện phápxử lý, khắc phục kịp thời Làm tốt công tác tiếp công dân là thể hiện bản chấtNhà nước của dân, do dân và vì dân, tăng cường mối quan hệ giữa nhân dân vớiĐảng và Nhà nước; giúp cho Đảng, Nhà nước tiếp nhận được những thông tinphản hồi từ thực tế, những vấn đề nảy sinh từ cuộc sống, từ đó đề ra những chủtrương, quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân.Nhận thức được vấn đề trên, các cấp

Uỷ đảng, chính quyền Sở Tài nguyên và Môi trường đã có nhiều cố gắng, nỗlực, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực thực hiện chức năng, nhiệm vụ tiếpdân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Thực hiện Luật Tiếp công dân,nghị quyết của Đảng, Chỉ thị số 35-CT/TWngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong giảiquyết khiếu nại, tố cáo của công dân là nhiệm vụ chính trị thường xuyên, vừacấp bách, vừa lâu dài, phải gắn công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo với công tácquản lý hành chính nhà nước

1.2 Giải quyết khiếu nại, tố cáo:

Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, Đảng vàNhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo củacông dân, cơ quan, tổ chức Đó chính là biện pháp nhằm bảo đảm quyền làm chủcủa nhân dân, qua đó bảo vệ, khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp của họkhi bị xâm hại, đồng thời xử lý kịp thời, chính xác, nghiêm minh các hành vi tráipháp luật, thể hiện đúng bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta - Nhà nước của nhândân, do nhân dân và vì nhân dân

Thực tiễn cuộc sống cho thấy, phần lớn khiếu nại, tố cáo của công dân nảysinh từ xã, phường, thị trấn Là cơ quan quản lý toàn diện kinh tế -xã hội ở cơ

sở, Uỷ ban nhân dân cấp xã giữ vai trò, trách nhiệm rất lớn trong công tác này,đòi hỏi phải được giải quyết kịp thời, chính xác, khách quan trên cơ sở quy địnhcủa pháp luật Để hạn chế đến mức thấp nhất những khiếu kiện, Uỷ ban nhândân cấp xã phải làm tốt nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện đầy đủ quyềndân chủ đồng thời không ngừng tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của dân, thực

Trang 19

cáo phát sinh, Uỷ ban nhân dân cấp xã phải giải quyết kịp thời, đúng pháp luậtsẽ sớm chấm dứt vụ việc, ngược lại nếu không giải quyết ngay, hoặc giải quyếtkhông đúng thì vụ việc sẽ trở lên phức tạp, tiếp khiếu lên cấp trên hoặc phát sinhthành điểm nóng, gây mất ổn định, ảnh hưởng xấu đến sự đoàn kết của cộngđồng dân cư, bỏ lọt tội phạm, thiệt hại về tính mạng, tài sản, danh dự, uy

tín… của công dân và Nhà nước Chính vì vậy mà Uỷ ban nhân dân cấp xã cần

hết sức coi trọng và làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở thuộcphạm vi trách nhiệm của mình

Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở góp phần khôi phục lại nhữngquyền và lợi ích chính đáng của công dân, mặt khác kịp thời phát hiện và xử lýnhững hành vi vi phạm pháp luật nhằm giữ gìn kỷ cương, trật tự tại cơ sở, tạolòng tin của người dân vào chính quyền và cơ quan quản lý Nhà nước nơi mìnhđang sinh sống và lao động, động viên nhân dân tham gia vào hoạt động quản lýnhà nước, thúc đẩy mọi người hoàn thành tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước và

xã hội Cho nên, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác này và khôngngừng đẩy mạnh, nâng cao tính hiệu quả của nó Ngoài ra, thực hiện tốt công tácnày còn giúp các cơ quan Nhà nước kịp thời phát hiện những sai lầm, hạn chếtrong hoạt động của mình để uốn nắn, sửa chữa nhằm nâng cao hiệu quả quản lýnhà nước Bên cạnh đó, để hạn chế những khiếu kiện, cấp cơ sở cũng cầnthường xuyên kiểm tra, xem xét những hoạt động quản lý của mình Chính vìnhững lẽ đó, Điều 3 của Luật khiếu nại, tố cáo đã quy định:

“Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm kiểm tra, xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật của mình, nếu thấy trái pháp luật thì kịp thời sửa chữa khắc phục để tránh phát sinh khiếu nại”.

Thực tiễn cũng cho thấy nếu vụ việc xảy ra mà cấp cơ sở kịp thời xem xét vàgiải quyết đúng chính sách, pháp luật có lý có tình thì người dân đồng tình chấpthuận và chấm dứt khiếu nại ngay từ cơ sở Nếu cấp cơ sở không giải quyết hoặcgiải quyết không đúng thì người dân khiếu nại lên cấp trên, sự việc sẽ trở lêncăng thẳng, phức tạp và khó giải quyết Do đó, đặt ra yêu cầu đối với chínhquyền cấp cơ sở là cần phải giải quyết nhanh gọn, dứt điểm, đúng pháp luậtkhông để vụ việc dây dưa, kéo dài hay đùn đẩy lên cơ quan nhà nước cấp trên

Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành, điều hành đượcthực hiện bởi các cơ quan hành chính nhà nước nhằm thi hành pháp luật và tổchức, chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh,quốc phòng và đối ngoại của Nhà nước Cơ quan hành chính nhà nước thực hiệncác hoạt động khác nhau để đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lýhành chính nhà nước Trong đó, hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo là mộttrong những hoạt động quản lí nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước.Giải quyết khiếu nại và tố cáo có những vai trò sau:

+ Một là, thông qua hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, cơ quan hành chính

nhà nước cấp trên có thể kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động của cấp dưới

Trang 20

Để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém và xử lí hành

vi vi phạm pháp luật để xây dựng một nền hành chính vững mạnh, trong sạch,chuyên nghiệp, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả

+ Hai là, hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo là một hoạt động bảo đảm pháp

chế trong quản lí nhà nước, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơquan, tổ chức, bảo vệ lợi ích của nhà Nước, xã hội, bảo vệ trật tự kỷ cương, trật

tự pháp luật, xử lí những hành vi vi phạm pháp luật Vì vậy, hoạt động giảiquyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước trước hết phải tuântheo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

+ Ba là, thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo vừa bảo đảm quyền

khiếu nại, tố cáo của công dân, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh,trí tuệ của nhân dân trong việc tham gia quản lí nhà nước, vừa bảo đảm kỷcương, kỷ luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý hành chínhnhà nước

+ Ngoài ra, giải quyết khiếu nại, tố cáo còn có vai trò bảo đảm phát huy quyền

làm chủ của nhân dân, nâng cao hoạt động quản lý hành chính nhà nước và tăngcường pháp chế xã hội chủ nghĩa

Giải quyết khiếu nại, tố cáo thực chất là giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước

và nhân dân và đây cũng là một đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa ở Việt Nam Vì thế, để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩathì các cơ quan hành chính nhà nước phải thực hiện tốt công tác giải quyết khiếunại, tố cáo Giải quyết tốt, có hiệu quả khiếu nại, tố cáo là nhân tố tích cực tácđộng trở lại với hoạt động chấp hành và điều hành của cơ quan hành chính nhànước

1.2.1 Khiếu nại:

* Người khiếu nại:

Tự mình khiếu nại; trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên,người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủđược hành vi của mình thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việckhiếu nại; trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thểchất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được uỷquyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc ngườikhác để khiếu nại;

- Nhờ luật sư giúp đỡ về pháp luật trong quá trình khiếu nại;

- Biết các bằng chứng để làm căn cứ giải quyết khiếu nại; đưa ra bằng chứng

về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về bằng chứng đó;

- Nhận văn bản trả lời về việc thụ lý để giải quyết khiếu nại; biết thông tin, tàiliệu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; nhận quyết định giải quyết khiếu nại;

- Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường

Trang 21

- Khiếu nại tiếp hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định củapháp luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về tố tụng hành chính;

- Rút khiếu nại trong quá trình giải quyết khiếu nại

2- Người khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:

- Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết;

- Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giảiquyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việccung cấp các thông tin, tài liệu đó;

- Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lựcpháp luật

* Để thực hiện việc khiếu nại, người khiếu nại phải khiếu nại đến:

- Người khiếu nại lần đầu phải khiếu nại với người đã ra quyết định hànhchính hoặc cơ quan có cán bộ, công chức có hành vi hành chính mà người khiếunại có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền,lợi ích hợp pháp của mình

- Trong thời hạn 30 ngày (đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì có thểkéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày), kể từ ngày hết thời hạn giải quyết màkhiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giảiquyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nạiđến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hànhchính tại Toà án;

Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyếtkhiếu nại lần đầu của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBNDcấp tỉnh thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án nhân dân cấp tỉnh,trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

- Trong trường hợp việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơnkhiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếunại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếunại và yêu cầu của người khiếu nại Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại kýtên

- Trong trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì cán bộ có tráchnhiệm phải hướng dẫn người khiếu nại viết thành đơn hoặc ghi lại nội dung theoquy định nói trên, có chữ ký của người khiếu nại

Ngày đăng: 30/03/2017, 22:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w