Sáng kiến là gì ? Đó là ý kiến mới, có tác động làm cho công việc tiến hành được tốt hơn. Có hai loại ý kiến mới: Ý kiến mới đã được áp dụng và ý kiến mới chưa được áp dụng. Kinh nghiệm : Là điều hiểu biết có được do tiếp xúc với thực tế , do từng trải. Kinh nghiệm không phải là nội dung thụ động của ý thức , mà là sự tác động thực tiễn của con người đến thế giới khách quan.
Trang 1MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI CHUẨN BỊ VÀO LỚP I
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết kĩ năng sống là một trong những kĩ năng nền tảng giúp trẻ mẫu giáo hình thành và phát triển toàn diện nhân cách về thể chất, tình cảm-xã hội, giao tiếp, ngôn ngữ, nhận thức và sẵn sàng vào lớp 1,để các cháu tiếp cận một môi trường mới về học tập, sinh hoạt, thầy cô, bè bạn, giao tiếp… một cách tự tin thì phải hình thành cho các cháu những kĩ năng sống cần thiết như: Kĩ năng làm việc theo nhóm, tự phục vụ, tính tích cực hứng thú, chủ động tiền đọc, nhận biết và phát âm chuẩn như: nhận biết các chữ số và 29 chữ cái một cách chính xác và phát âm chuẩn
29 chữ cái đó… và đặc biệt là làm quen môi trường mới
Thực tế cho thấy các bậc phụ huynh lớp lớn khi con em mình chuẩn bị vào lớp
1 đa số đều mong muốn con em mình biết đọc, biết viết Nhưng lại ít quan tâm tới hành vi, cách ứng xử phù hợp, sự quan tâm tới mọi người và đoàn kết hòa nhập cùng các bạn và mọi người xung quanh, đặc biệt là tính tự lập …
Vậy nên việc hình thành kĩ năng sống cho trẻ rất quan trọng, việc quan tâm, chăm sóc cũng như tạo điều kiện để trẻ phát triển một cách toàn diện, hình thành những kĩ năng sống cơ bản là một vấn đề mà mọi người cần phải quan tâm, vì vậy tôi
là một cô giáo dạy lớp mẫu giáo lớn, chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày, tôi luôn băn khoăn và lo lắng, tôi muốn trẻ có một tâm thế vững vàng, sẵn sàng bước vào lớp ,1 để trẻ tiếp cận môi trường mới một cách tốt nhất, nhằm giúp trẻ tiếp thu kiến thức ở bậc học phổ thông đạt hiệu quả nhất Với những lý do trên, là giáo viên trực tiếp giảng
dạy trẻ mẫu giáo nên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp hình thành kĩ năng sống cho
trẻ 5-6 tuổi chuẩn bị vào lớp 1” Để giúp các cháu trong lớp lớn mà tôi đang dạy có những kiến thức và kĩ năng vững vàng, tự tin, sẽ giúp trẻ khám phá những điều xung quanh một cách có định hướng, có khả năng giao tiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, chủ động và biết cách ứng xử các tình huống trong cuôc sống, biết giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập, phát huy khả năng sáng tạo của trẻ, hình thành cho trẻ một nhân cách tốt, đặt nền tảng cho trẻ trở thành người có trách nhiệm
PHẦN II: NỘI DUNG:
I Thực trạng và nguyên nhân:
1 Thực trang:
- Trong những năm học vừa qua tôi được BGH nhà trường phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo lớn, rất thuận lợi cho việc quan tâm và theo dõi các cháu Nên cũng có một số kinh nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ
Trang 2- Ban giám hiệu luôn sát sao chỉ đạo kịp thời Được sự quan tâm, giúp đỡ các đồng nghiệp
- Trường xây mới, có đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu học tập và vui chơi của trẻ
- Sự quan tâm và phối hợp các bậc phụ huynh trong việc giúp trẻ hình thành một số kĩ năng khi ở nhà cùng gia đình
- 100% trẻ trong lớp đều học đúng độ tuổi, và đa số đã học qua các lớp mẫu giáo bé và nhỡ
- Giáo viên nhiệt tình năng động, yêu nghề mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong chăm sóc giáo dục trẻ
Bên cạnh những thuận lợi thì cùng còn có một số khó khăn đó là trẻ vùng sâu vùng xa, 100% là dân tộc thiểu số nên việc hình thành kĩ năng sống cho trẻ còn hạn chế
- Một số cháu đến lớp chưa biết chào hỏi, hỏi chưa biết trả lời, lễ phép với cô giáo, thụ động trong sinh hoạt hàng ngày, đến lớp còn nói chuyện với nhau bằng tiếng dân tộc, ít sử dụng tiếng phổ thông, chưa có ý thức tự lập còn lệ thuộc vào người khác
và còn hay xưng tau, my với bạn và hay đánh bạn…
- Nhận thức của phụ huynh về rèn luyện các kỹ năng còn hạn chế, chưa mấy quan tâm đến việc học tập của trẻ
- Tỷ lệ trẻ đi học chuyên cần chưa cao, đạt khoảng 85- 90%
- Tài liệu tham khảo và học tập để rèn kĩ năng sống cho trẻ còn hạn chế
* Qua khảo sát trẻ vào đầu năm học tôi có kết quả như sau:
Các kĩ năng
Số trẻ Kết quả khảo sát
đầu năm học: 2013-2014
1 Kĩ năng làm việc theo nhóm 22 (73 %) 8 (27 %)
3 Kĩ năng giao tiếp ứng xử 23 (77 %) 7 (23 %)
4 Kĩ năng tính tích cực hứng thú, chủ động 21 (70 %) 9 (30 %)
5 Kĩ năng làm quen môi trường mới 17 (57 %) 13 (27 %)
Trang 32 Nguyên nhân:
- Trường thuộc xã đặc biệt khó khăn, đường xá đi lại khó,đời sống dân cư thấp nên khả năng giao tiếp và hình thành kỹ năng cho trẻ còn hạn chế
- Trẻ 100% là dân tộc thiểu số, giao tiếp chủ yếu bằng tiếng mẹ đẻ nên việc hình thành kĩ năng cho trẻ còn chậm
- Phụ huynh chưa phối kết hợp với cô trong việc rèn kĩ năng cho trẻ, trẻ về nhà còn sinh hoạt tự do theo ý mình, bố mẹ chưa chú tâm đến việc rèn kĩ năng cho trẻ
- Giáo viên trình độ chuyên môn và nhận thức về các kĩ năng còn hạn chế nên việc hình thành các kĩ năng cho trẻ đạt kết quả chưa cao Giáo viên chưa hiểu nhiều
về nội dung phải dạy trẻ lứa tuổi mầm non những kỹ năng sống cơ bản nào, chưa biết vận dụng từ những kế hoạch định hướng chung để rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non
II Nhận thức mới, giải pháp mới:
1 Nhận thức mới:
- Nhận thức được tầm quan trọng của vệc hình thành kỉ năng sống cho trẻ, được
sự quan tâm nhiệt tình của ban giám hiệu cũng như tổ chuyên môn nhà trường, cùng với sự cố gắng nỗ lực của bản thân trong việc hình thành kĩ năng sống cho trẻ, cho nên tôi đã chọn đề tài: “Hình thành kĩ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi chuẩn bị lên lớp 1” Giúp trẻ tiếp thu những kiến thức kĩ năng cơ bản khi giao tiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, chủ động và biết cách ứng xử các tình huống trong cuôc sống, biết giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập, tự tin, khơi gợi khả năng sáng tạo của trẻ, hình thành cho trẻ một nhân cách tốt, đặt nền tảng cho trẻ trở thành người có trách nhiệm và cuộc sống hài hòa trong tương lai
Muốn bản sáng kiến được áp dụng có hiệu quả thì giáo viên phải là tấm gương sáng
về mọi mặt cho trẻ hoc tập và noi theo Các bậc phụ huynh phải nhận thức được việc rèn kỹ năng cho trẻ là một việc vô cùng quan trọng để hình thành và phát triển toàn diện cho trẻ, từ đó chủ động phối kết hợp với cô giáo để hình thành các kỹ năng sống cho trẻ Thường xuyên tổ chức cho trẻ các hoạt động văn nghệ , trò chơi dân gian, cho trẻ chơi theo đội, theo nhóm, phát huy tính tích cực của trẻ Hình thành cho trẻ các kỹ năng tự phục vụ, giao tiếp ứng xử với những người xung quanh Cho trẻ tiếp xúc với môi trường mới để phát huy ở trẻ khả năng thích nghi sẵn sàng vượt khó và qua đó giúp trẻ tính ham hiểu biết
2 Giải pháp mới:
* Biện pháp 1: Giáo viên nhận thức được tầm quan trọng trong việc hình thành kĩ năng sống cho trẻ lớp lớn chuẩn bị vào lớp 1
Trang 4Đối với trẻ cô giáo là một tấm gương, nên mỗi hành động ,mỗi việc làm của cô
là những gì để trẻ học hỏi và noi theo…Vì vậy ở lớp tôi luôn chú ý trong lời ăn, tiếng nói lúc giao tiếp với mọi người, với trẻ không to tiếng dọa nạt, xưng hô dịu dàng bằng
cô và cháu, giờ đón trả trẻ tôi luôn ân cần, nhẹ nhàng, quan tâm trẻ, niềm nở, ân cần với phụ huynh, tôn trọng lời nói của trẻ, lắng nghe ý kiến của trẻ, luôn thận trọng trong mọi hành vi của mình, thân thiện yêu thương để tạo tâm lý thoả mái cho trẻ thực hiện tốt mọi hành vi, nhằm giúp trẻ từng bước hình thành nhân cách cho trẻ Bên cạnh
đó môi trường và cảnh quan sư phạm cũng góp phần hình thành cho trẻ những hành vi văn minh để dần dần hoàn thiện nhân cách tốt đẹp cho trẻ
Tôi thường xuyên tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ một cách thích hợp giúp trẻ phát triển đồng đều các lĩnh vực: Thể chất, ngôn ngữ, nhận thức ,tình cảm - xã hội và thẩm mĩ, phát huy tính tích cực của trẻ, biết vận dụng vốn kiến thức,
kĩ năng vào giải quyết các tình huống khác nhau
Khi tôi dạy trẻ rằng: Con hãy nhặt rác trên sân trường và trong lớp, trẻ thực hiện yêu cầu của cô, đó là hành động Hầu hết các trẻ lứa tuổi mầm non đều biết các hành động đơn giản: Nhặt rác, chào hỏi người lớn, xin lỗi và cảm ơn Nhưng để những hành động đó trở thành kỹ năng thì lại cần một quá trình Hành động của trẻ trở thành kỹ năng khi trẻ thấy một cái rác, trẻ nhặt bỏ vào thùng mà không cần ai nhắc nhở, vì khi đó trẻ làm vì ý thức: thấy có rác là phải bỏ vào thùng, chứ không làm vì người khác sai bảo
Hình ảnh minh họa: Bé bỏ rác đúng nơi quy định
Như vậy, bên cạnh việc dạy trẻ các hành động: Bảo vệ môi trường, tránh xa nơi nguy hiểm, biết xin lỗi, cảm ơn, biết giữ gìn và bảo vệ sức khỏe, có ý thức học tập, tự lập tôi còn dạy trẻ ý thức được những việc làm đó và trẻ thực hiện các hành động
Trang 5đó vì ý thức trẻ hiểu chứ không phải vì người lớn bắt trẻ phải làm, khi đó kỹ năng sống của trẻ được hình thành và theo trẻ đến suốt cuộc đời
Cô giáo chính là tấm gương cho trẻ thực hiện và noi theo
Ví dụ: Khi tôi dạy trẻ nói lời cảm ơn khi nhận được món quà của cô hay của
bạn hoặc khi bạn giúp mình một cái gì đó Nhưng trong mối quan hệ giữa những người thân trong gia đình hoặc giữa cô giáo với trẻ, cô giáo không nói lời cảm ơn thì trẻ cũng sẽ không hình thành được ý thức của việc nên cảm ơn người khác
Khi thấy trên sân trường có lá cây, cô giáo đi qua và bảo trẻ: Con hãy nhặt bỏ vào thùng rác đi Khi ấy trẻ sẽ nhặt vì bị sai khiến
Cũng tình huống trên: Cô nhặt lá cây bỏ vào thùng rác và hỏi trẻ: Con biết tại sao cô bỏ lá cây vào thùng rác không? giải thích cho trẻ hiểu: Việc làm này nhằm giữ sân trường sạch đẹp cho các con học và chơi Lần sau thấy rác trẻ sẽ tự động nhặt rác
vì trẻ hiểu rằng: Nhặt rác là làm sạch sân trường
Để dạy trẻ kỹ năng sống, thì cô giáo phải là người sống có kỹ năng và hình thành kỹ năng sống cho trẻ thông qua chính việc hình thành ý thức cho trẻ, trong việc thực hiện các hành động trong giao tiếp cũng như trong việc bảo vệ chính bản thân trẻ
* Biện pháp 2: Biện pháp tuyên truyền với các bậc cha mẹ cách dạy trẻ kỹ năng sống khi ở nhà cùng gia đình:
-Thông qua các buổi họp phu huynh của lớp, hay trao đổi qua giờ đón trả trẻ Tôi nêu ra ý kiến của mình để phụ huynh cùng phối hợp thực hiện Động viên phụ huynh cần quan tâm đến trẻ nhiều hơn nữa trong việc chăm sóc giáo dục trẻ cũng như tập cho trẻ có các kĩ năng sống hàng ngày
Phụ huynh phải luôn mẫu mực trong giao tiếp ở nhà để trẻ noi theo Đồng thời chú ý sửa sai trẻ kịp thời những thiếu sót trong giao tiếp đối với bạn bè, bố mẹ, anh chị và đối với người lớn như khi xưng hô với con thì phải xưng bố và con, anh và em, khi chơi với bạn thì phải xưng hô là bạn với mình, nếu thấy trẻ nói tau - my thì phải kịp thời nhắc nhở để trẻ sửa ngay Phụ huynh cũng cần tạo cho trẻ thói quen tự lập bằng cách khuyến khích trẻ thực hiện trọn vẹn vài việc nhà đơn giản như: Quét nhà, gấp quần áo, chải đầu, tắm rửa…
Tôi thường xuyên liên hệ với phụ huynh để kịp thời nắm tình hình của trẻ, trao đổi với phụ huynh những nội dung và biện chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà, bàn bạc cách giải quyết những khó khăn gặp phải
- Tuyên truyền để cha mẹ trẻ không nên bực bội khi trẻ về đến nhà hoặc cho rằng trẻ chỉ biết chơi suốt ngày Cha mẹ cần có niềm tin với sự hướng dẫn của giáo viên và năng khiếu tò mò bẩm sinh của trẻ, trẻ có thể lĩnh hội kinh nghiệm nhằm giải
Trang 6quyết các vấn đề quan trọng, đọc, làm toán, thử nghiệm một số kỹ năng khoa học khi chơi với nhau
Ngoài ra tôi còn tuyên truyền vận động phụ huynh cần phối hợp với giáo viên một cách chặt chẽ và hợp lý bằng việc tham gia tình nguyện vào quá trình giáo dục trong nhà trường Cha mẹ nên tham gia vào các buổi trao đổi với giáo viên, tham gia các buổi họp của nhà trường để nắm bắt được tình hình của con mình từ đó cùng với nhà trường giáo dục trẻ một cách toàn diện hơn
Tuyên truyền cho phụ huynh hiểu nếu cha mẹ muốn giáo dục trẻ biết tự giữ kỷ luật, trước hết cần đánh thức sự tự ý thức của trẻ, cố gắng khơi gợi để trẻ luôn nghĩ về bản thân mình một cách tích cực và đừng bao giờ phá vở suy nghĩ tích cực về bản thân trẻ
Trong gia đình, việc dạy trẻ những nghi thức văn hóa trong ăn uống rất cần thiết Để trẻ có được những kỹ năng, thói quen sử dụng đồ dùng một cách chính xác thuần thục và khéo léo, không chỉ đòi hỏi trẻ phải thường xuyên luyện tập, mà còn phải đáp ứng được những nhu cầu của trẻ, đó là cung cấp cho trẻ những mẫu hành vi văn hóa, những hành vi đúng, đẹp, văn minh của chính cha mẹ và những người xung quanh trẻ Trướcc hết, người lớn phải gương mẫu, yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ Tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ vui chơi Cha
mẹ giúp trẻ phát triển sở thích, ý thích của mình và đảm bảo rằng ngừơi lớn có thể cung cấp thêm phương tiện để trẻ thực hiện ý thích đó
- Ví dụ như trẻ thích vẽ, ngoài việc cho trẻ học năng khiếu vẽ thì cha mẹ có thể cho trẻ thêm bút màu, giấy vẽ và hãy chỉ cho trẻ cách lưu giữ các bức tranh để tạo thành một bộ sưu tập tranh vẽ của chính trẻ hoặc triển lãm tranh của trẻ ở góc nhỏ trong nhà
Phụ huynh cần dạy trẻ những nghi thức văn hóa trong ăn uống, biết cách sử dụng các đồ dùng ăn uống, hơn nữa trẻ sẽ được dạy cách sử dụng các đồ dùng đúng chức năng một cách chính xác và thuần thục.Việc này được thực hiện trong giờ học, giờ sinh hoạt hàng ngày của trẻ tại lớp và trong bữa cơm gia đình
Cụ thể: Trẻ được làm quen với những đồ dùng, vật dụng khác nhau như: Bộ đồ
ăn, bộ đồ uống… Sự sạch sẽ, gọn gàng, một thói quen nề nếp, sự sắp đặt ngăn nắp, ngay ngắn những bộ đồ dùng, vật dụng, thái độ, ăn uống từ tốn, không vội vã, không khí cởi mở, thoải mái và đầm ấm, những cuộc trao đổi nhẹ nhàng, dễ chịu… tất cả những yếu tố trên sẽ giúp trẻ có thói quen tốt để hình thành kỷ năng tự phục vụ và ý nghĩa hơn là kỹ năng sống tự lập sau này
* Biện pháp 3: Hình thành kĩ năng biết lắng nghe, chia sẻ và làm việc theo đội ,theo nhóm, giao tiếp ứng xử với người xung quanh:
* Kĩ năng biết lắng nghe, chia sẻ và làm việc theo đội ,theo nhóm:
Trang 7- Giúp trẻ phát triển các kỹ năng sống biết lắng nghe và làm việc theo đội, theo
nhóm
- Tôi kết hợp cùng nhà trường và các lớp khác, tổ chức cho trẻ lớp mình hoạt động các phong trào văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh Duy trì biện pháp tăng cường cho trẻ chơi các trò chơi dân gian qua hoạt động góc hay hoạt động ngoài trời sẽ tạo nên những không gian mở cho trẻ Thông qua đóng vai, vật thay thế mà trẻ phát huy được năng lực và tính cách
cá nhân thông qua việc trang trí môi trường theo từng chủ đề hay sự kiện
- Ngoài các hoạt động lễ hội thường xuyên như lễ hội 8/3, 20-11 hàng năm, đổi mới trong hoạt động lễ hội của trường theo các sự kiện khác có ý nghĩa giáo dục cao của cộng đồng Lễ hội phải chú ý thay đổi theo từng sự kiện và đặc biệt có sự phối hợp cả ba khối tuổi vào chung một hoạt động Qua đó cho thấy cách tổ chức này giúp cho trẻ nhỏ tự tin và mạnh dạn hơn Trẻ lớn chứng tỏ được khả năng của mình đồng thời thể hiện rõ tính đồng đội và sự phối hợp cao
Tổ chức hội thi “Xuân trên bản làng” giữa các trẻ mẫu giáo Cụ thể: tổ chức thi thông qua các trò chơi dân gian, trò chơi vận động như: chơi ô ăn quan, cướp cờ, ném còn, chơi ném bóng vào rổ, chơi boling… qua đó rèn luyện kỹ năng hợp tác với đồng đội để chiến thắng
Trong hoạt đông học tôi thường hay tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm:
Ví dụ:: Hoạt động tao hình “ Làm các phương tiện giao thông” theo từng nhóm ,trẻ sẽ phân chia công việc như bạn Trâm làm đầu tàu, bạn Trinh làm toa tàu và bạn khác lại làm thêm các toa khác và bánh xe, các bạn khác xếp, làm các phương tiện giao thông như: xếp thuyền, làm ô tô …Trong hoạt động vui chơi: Trẻ kết hợp nhóm chơi gia đình, xây dựng… phân công cụ thể công việc mà trẻ đảm nhận vai đó
Trang 8trẻ sẽ cùng nhau phối hợp làm việc có kết quả tốt, rèn cho trẻ kĩ năng làm việc và lắng nghe cùng bạn
Hình ảnh minh họa: Trẻ hoạt động theo nhóm
* Kĩ năng giao tiếp, ứng xử lễ phép với mọi người xung quanh:
Tôi mong muốn giáo dục trẻ của mình có những lời ăn tiếng nói rõ ràng, mạc lạc và có cách ứng xử phù hợp với mọi người, từng lứa tuổi trong mọi hoàn cảnh khác nhau
* Đối với bạn bè: Nói lời cảm ơn, xin lỗi thật sự cần thiết trong trong giao tiếp thường ngày Bên cạnh đó, trẻ được trang bị những kỹ năng khác như giới thiệu về bản thân và nghe bạn giới thiệu về mình, tham gia các trò chơi tập thể, môi trường giao tiếp sẽ được mở rộng và phong phú hơn Tạo điều kiện cho trẻ giao tiếp với các bạn cùng lớp lớn đang học, tao tình huống đóng vai:
-Ví dụ:: Chào bạn, bạn tên gì?, bạn mấy tuổi rồi, nhà bản đâu…?
( mình tên Nam, năm nay mình 6 tuổi rồi đấy, mẹ mình bảo tháng 9 này mình
sẽ lên lớp 1 học đó …)
Trong trường hợp trẻ lỡ xô bạn ngã thì trẻ biết nói: “Xin lỗi bạn, vì mình mà cậu đã bị đau, lần sau mình sẽ không làm như vậy nưa”,…
Trao đổi với bạn qua các bài tập mà cô giao…
Giáo dục trẻ ý thức và thái độ cư xử phù hợp đối với người thân trong gia đình như ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, …
* Giao tiếp với cô giáo:
Để thể hiện sự tôn trọng trẻ, khi giao tiếp với trẻ bằng ngôn từ tôi luôn chú ý đến giọng điệu Khi nói chuyện với trẻ, tôi không chỉ phải chăm chú nghe mà có lúc còn phải ngồi xuống thỏ thẻ với trẻ một cách “bình đẳng”, khiến trẻ cảm thấy được tôn trọng Dạy trẻ phải biết thưa cô khi muốn nói hoặc muốn biết một vấn đề nào đó…
* Giao tiếp với người lạ:
Khi trẻ vào học lớp 1, là phải hình thành ý thức tự lập, một số trẻ bố mẹ không đưa đón như đi tới trường và về tới nhà 1 cách thường xuyên nữa, mà có thể có nhiều
lý do Nhà gần con có thể đi bộ về, hoặc bố mẹ đi làm về muộn con có thể đi về cùng các bác…Những việc tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải vậy cần rèn cho trẻ thành thói quen, và ý thức được những việc mình làm, vậy trẻ phải làm sao? tôi sáng tác ra 1 câu chuyện có nội dung phù hợp như câu chuyện:
Trang 9“ Thỏ con đi học” “ Hôm nay tan học Thỏ con đứng ở cổng trường chờ mẹ đón, nhưng chờ mãi, không thấy mẹ đâu, Thỏ con vừa buồn vừa sợ, nên khóc hu hu hu…
mẹ ơi mẹ đâu rồi, lúc này có một bác Gấu từ xa đi tới hỏi “ sao cháu lại khóc “ Thỏ con trả lời “ thưa bác mẹ không đón cháu về nhà cháu nhớ mẹ” Nhưng các con à Thỏ con giờ mới găp bác Gấu lần đầu đấy Bác Gấu bảo “ giờ bác chở cháu về nhà với mẹ nhé!”
Tôi chưa kể tiếp câu chuyện mà đặt câu hỏi tình huống: Theo các con thỏ có về cùng bác Gấu không? Sẽ có nhiều ý kiến đưa ra có và không, lúc này trẻ sẽ chờ đáp
án của cô xem mình trả lời có đúng không Những sự việc này có thể xẩy ra hàng ngày nên tôi cho trẻ tự nói lên ý kiến của mình : Bạn Trâm: Theo con con sẽ không
về cùng bác Gấu vì: Bác Gấu là người lạ
Bạn Trinh: con không về vì mẹ dặn con không được đi và nhận quà của người
lạ Vậy con sẽ nói gì? Con sẽ nói “ Con cảm ơn bác nhưng chắc mẹ bận việc lát nữa
mẹ sẽ đón con về” Lúc này Thỏ con sẽ tránh được nguy hiểm là đi cùng người lạ và lại nói lễ phép với người lớn như thế nên Thỏ con rất ngoan và lễ phép nữa đó Còn những trẻ trả lời là nên về cùng bác Gấu có thể vì lý do nào đó mà trẻ cho là đúng, tôi
sẽ nói rõ cho trẻ hiểu những việc nên và không nên làm khi tiếp xúc với người lạ mặt
- Khi có khách đến nhà thì phải làm sao? Tôi sẽ đóng vai là người khách xem trẻ giao tiếp với khách như thế nào
Khách: có ai ở nhà không?
Trẻ: con chào bác
Khách: Bác chào cháu, mẹ cháu có nhà không?
Trẻ: Thưa bác mẹ cháu có nhà ạ, cháu mời bác vào nhà,cháu đi gọi mẹ ạ, mẹ ơi
có bác Bình đến chơi ạ!
* Hình thành cho trẻ có kĩ năng sử dụng những lời hay ý đẹp, đối với mọi người xung quanh: Hoạt động vui chơi đóng vai giúp cháu mạnh dạn dần, thành thạo dần trong giao tiếp, trong ứng xử, chào hỏi đối với mọi người xung quanh mình Cô đông viên khuyến khích trẻ làm tốt, nhắc nhở trẻ chưa tốt trong giờ nêu gương để cùng nhau giúp trẻ cố gắng về sau tốt hơn.
* Biện pháp 4: Kĩ năng tự phục vụ, tự bảo vệ, giữ gìn sức khỏe bản thân, các hành vi văn minh và ý thức bảo vệ môi trường:
* Giúp trẻ xây dựng kỹ năng tự phục vụ:
Tôi giúp trẻ xây dựng kĩ năng tự phục vụ cơ bản, những điều tưởng rất nhỏ như chuẩn bị quần áo, giữ vệ sinh thân thể, giờ đi vệ sinh, cách sử dụng giấy vệ sinh, bồn cầu… những vấn đề này nếu trẻ chưa thành thạo có thể trở thành những trở ngại, gây khó khăn cho trẻ trong những ngày đến lớp
Trang 10Do vậy, tôi chú ý giúp trẻ trang bị những kĩ năng cơ bản và thực hành thường xuyên như: Tự lấy sách tập tô, toán, tạo hình của mình ra học theo kí hiệu riêng của mỗi trẻ, sắp xếp sách vở theo đúng nơi quy định khi học xong, động viên khuyến khích trẻ tự chuẩn bị quần áo, mặc quần áo trước khi đến lớp, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, cách sử dụng bồn cầu an toàn, cách vệ sinh sau khi đi tiểu tiện, cách gập quần áo đơn giản, mặc quần áo, cài cúc áo, rửa mặt, đánh răng, chải đầu, ăn cơm…một cách thành thạo ở trẻ lớp lớn
Tôi nhận thấy rằng tự lập là một trong những đức tính quan trọng đầu tiên tạo dựng nhân cách của trẻ Vì thế, vấn đề giáo dục khả năng tự lập cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi là một vấn đề quan trọng, để chuẩn bị vào lớp một
Ví dụ: Trong giờ ăn trẻ phải tự giác xúc cơm ăn không chờ cô giáo phải nhắc nhở, khi cởi bớt quần áo phải gấp gọn gàng trước khi cất vào tủ theo ký hiệu của mình, không vứt lung tung
Tôi phải theo dõi thường xuyên, đánh giá được mức độ khả năng tự lập của trẻ, nhận
ra những trẻ yếu kém để có phương pháp chủ động giúp đỡ trẻ khả năng tự lập
Hình ảnh minh họa: Tổ chức bữa ăn cho trẻ
* Bảo đảm cho trẻ sức khỏe tốt nhất: