Chất lượng công chức phường thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang (LV thạc sĩ)Chất lượng công chức phường thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang (LV thạc sĩ)Chất lượng công chức phường thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang (LV thạc sĩ)Chất lượng công chức phường thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang (LV thạc sĩ)Chất lượng công chức phường thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang (LV thạc sĩ)Chất lượng công chức phường thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang (LV thạc sĩ)Chất lượng công chức phường thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang (LV thạc sĩ)Chất lượng công chức phường thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang (LV thạc sĩ)Chất lượng công chức phường thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang (LV thạc sĩ)Chất lượng công chức phường thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang (LV thạc sĩ)Chất lượng công chức phường thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang (LV thạc sĩ)Chất lượng công chức phường thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang (LV thạc sĩ)
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
LÊ QUỐC HUÂN
CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC PHƯỜNG THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG, TỈNH
TUYÊN QUANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
HÀ NỘI - NĂM 2016
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
LÊ QUỐC HUÂN
CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC PHƯỜNG THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG, TỈNH TUYÊN QUANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS NGUYỄN ĐĂNG THÀNH
HÀ NỘI - NĂM 2016
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “ Chất hượng công chức phường thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang” là công trình nghiên cứu của riêng tác giả, các kết quả nghiên cứu là trung thực Luận văn sư dụng thông tin, dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau
và được ghi rõ nguồn gốc, số liệu được tổng hợp và xử lí
Hà Nội, tháng 11 năm 2016
HỌC VIÊN
Lê Quốc Huân
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Học viên trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Học viện hành chính quốc gia, Khoa Tổ chức Quản lý nhân sự, Khoa Sau đại học và toàn thể các thầy giáo, cô giáo của học viện đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu khoa học và tạo điều kiện giúp đỡ học viên hoàn thành chương trình học tập tại trường
Đặc biệt, học viên xin trân trọng cảm ơn GS.TS Nguyễn Đăng Thành, người đã tận tình giúp đỡ học viên trong quá trình nghiên cứu, xây dựng và hoàn thành Luận văn này
Học viên xin trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Sở Nội vụ; UBND thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang, các đồng chí lãnh đạo và công chức các phường thuộc UBND thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang đã tạo điều kiện cho Học viên trong quá trình thu thập thông tin, dữ liệu và khảo sát thực tế để thực hiện Luận văn này
Do thời gian nghiên cứu có hạn, kinh nghiệm công tác chưa nhiều và cũng
là lần đầu tiên xây dựng Luận văn nên khó tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy học viên mong được sự tham gia, bổ sung đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo và các đồng chí đồng nghiệp để Luận văn này được hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2016
HỌC VIÊN
Lê Quốc Huân
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CSHT, CSVCKT Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật CHTQS Chỉ huy trưởng quân sự
UBND Ủy ban nhân dân
VH-XH Văn hóa - Xã hội
VP-TK Văn phòng- Thông kê
XHCN Xã hội chủ nghĩa
Trang 6MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC PHƯỜNG 10
1.1 Khái quát về công chức phường 10
1.1.1 Khái niệm 10
1.1.2.Vị trí, vai trò của công chức phường 11
1.1.3 Đặc điểm của công chức phường 13
1.1.4 Nhiệm vụ của công chức phường 14
1.1.5.Tiêu chuẩn công chức phường 19
1.2.Một số vấn đề lý luận về chất lượng công chức phường 22
1.2.1.Khái niệm chất lượng công chức phường 22
1.2.2 Các tiêu chí đánh giá chất lượng công chức phường 23
1.2.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công chức phường 37
1.3 Yêu cầu nâng cao chất lượng công chức phường 40
1.3.1 Yêu cầu của CNH, HĐH đất nước 40
1.3.2 Yêu cầu của cải cách hành chính 42
1.3.3 Yêu cầu phát huy vai trò của chính quyền và công chức phường 43 Tiểu kết chương 1 45
Chương 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC PHƯỜNG Ở THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG, TỈNH TUYÊN QUANG 46
2.1 Khái quát đặc điểm lịch sử, tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Tuyên Quang 46
2.1.1 Đặc điểm lịch sử 46
2.1.2 Đặc điểm tự nhiên 47
2.1.3.Tình hình kinh tế - xã hội của TP Tuyên Quang 48
2.2 Khái quát về công chức phường ở TP Tuyên Quang 50
2.2.1.Về số lượng 50
2.2.2 Về cơ cấu 52
2.3 Phân tích thực trạng chất lượng công chức phường ở TP Tuyên Quang 54
2.3.1 Về phẩm chất chính trị 54
Trang 72.3.2.Về phẩm chất đạo đức 55
2.3.3.Về trình độ, năng lực 56
2.3.4.Về mức độ kết quả hoàn thành nhiệm vụ 64
2.3.5 Về sự hài lòng của người dân 67
2.4 Đánh giá chung về chất lượng công chức phường của TP Tuyên Quang 69
2.4.1.Ưu điểm 69
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 70
Tiểu kết chương 2 76
Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC PHƯỜNG Ở THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG, TỈNH TUYÊN QUANG 77
3.1 Quan điểm nâng cao chất lượng công chức phường ở TP Tuyên Quang 77
3.1.1 Phải nhận thức đúng đắn vai trò của công chức phường 77
3.1.2 Nâng cao chất luợng công chức phường phải chú ý đến tính đồng bộ, toàn diện, đồng thời phải có trọng tâm, trọng điểm 78
3.1.3 Nâng cao chất lượng công chức phường phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ chính trị và phát huy phong trào cách mạng của quần chúng 78
3.1.4 Nâng cao chất lượng công chức phường phải gắn liền với tổ chức và hoạt động của chính quyền phường 79
3.1.5 Xây dựng cơ chế, chính sách hợp lý trong việc nâng cao chất lượng công chức phường 80
3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng công chức phường ở TP Tuyên Quang 81
3.2.1.Tăng cường công tác giáo dục phẩm chất, đạo đức công vụ 81
3.2.2 Đổi mới công tác tuyến dụng, bố trí, sử dụng và quy hoạch công chức phường 82
3.2.3 Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức phường 84
3.2.4 Đổi mới trong chế độ, chính sách đối với công chức phường 87
3.2.5 Đổi mới chính sách luân chuyển công chức 88
Trang 83.2.6 Đổi mới công tác quản lý, kiểm tra, giảm sát hoạt động của công chức phường 89 3.2.7 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công chức phường 90
Tiểu kết chương 3 92 KẾT LUẬN 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Đơn vị hành chính, diện tích, dân số, số thôn, xóm, tổ nhân dân 47 Bảng 2.2: Số lương cán bộ, công chức đã bố trí và còn thiếu 51 theo quy định của pháp luật 51 Bảng 2.3 Cơ cấu trình độ chuyên môn của công chức phường thuộc 06 chức danh ỏ TP Tuyên Quang năm 2013 và năm 2015 57 Bảng 2.4 Mức độ thành thạo các kỹ năng tham mưu của công chức phưòng
TP Tuyên Quang trong thực thi công vụ 62 Bảng 2.5 Kết quả thực hiện nhiệm vụ của công chức phường 65 Bảng 2.6 Đánh giá mức độ hài lòng của ngưòi dân 67
Bảng 2.8 Tỉ lệ phù hơp của công tác tuyến dụng, sử dụng, đánh giá, xếp loại công chức đến chất lượng công chức phường ở TP Tuyên Quang hiện nay 73
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Số lượng công chức thuộc 06 chức danh 51
ở các phường của TP Tuyên Quang năm 2015 51
Hình 2.2 Cơ cấu công chức VP-TK theo trình độ 58
chuyên môn các phường TP Tuyên Quang năm 2015 58
Hình 2.3 Kết quả thực thi công vụ của 66
Hình 2.4 Tỉ lệ về sự phù hợp của chương trình, tài liệu, giảng viên 74
Trang 11PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Chính quyền phường có vị trí cơ bản và quan trọng trong hệ thống chính trị
- hành chính cấp cơ sở, là cầu nối trực tiếp của hệ thống chính quyền nhà nước với nhân dân, thực hiện hoạt động quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương theo thẩm quyền được phân cấp, đảm bảo cho các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, được triển khai thực hiện trong cuộc sống Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền phường nói riêng và hệ thống chính trị nói chung, xét đến cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền phường bởi đây là những người gần dân nhất, sát dân nhất Chủ trương, chính sách, pháp luật dù có đúng đắn nhưng sẽ khó có hiệu lực, hiệu quả cao nếu như không được triển khai thực hiện bởi một đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền phường có năng lực pháp luật tốt Chính vì đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền phường có vai trò quan trọng như vậy nên việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức phường vững vàng
về chính trị, có đạo đức trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và trình độ năng lực để thực hiện các nhiệm vụ được giao luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta
Trong thời gian qua việc thực hiện các Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác cán bộ và chiến lược cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà đặc biệt là từ khi có Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) về "Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn"; Chính phủ đã ban hành Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003; Nghị định
số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003; Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã Đến nay đội ngũ cán bộ, công chức phường thuộc thành
Trang 12phố Tuyên Quang không ngừng được kiện toàn, củng cố, phần lớn được rèn luyện, thử thách trong quá trình công tác, được quan tâm quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm, góp phần giúp hoạt động của hệ thống chính trị nói chung và chính quyền phường nói riêng có chuyển biến và hiệu quả hơn
Tuy nhiện, đội ngũ cán bộ, công chức phường ở thành phố Tuyên Quang cũng còn nhiều yếu kém, bất cập về nhiều mặt, phần lớn chưa được đào tạo một cách bài bản, chính quy về chuyên môn nghiệp vụ, tỷ lệ đạt chuẩn còn thấp so với yêu cầu Năng lực quản lý điều hành chưa ngang tầm với nhiệm vụ, nhất là nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội Nhận thức trong đội ngũ cán bộ, công chức không đồng đều, thiếu chủ động sáng tạo; việc vận dụng các chủ trương, chính sách của cấp trên vào điều kiện cụ thể của từng địa phương chưa linh hoạt, nhiều nơi còn sao chép một cách máy móc Không ít cán bộ, công chức phường chưa nắm vững chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, không nắm vững các quy định của pháp luật, vì vậy quá trình chỉ đạo điều hành, giải quyết công việc còn mang tính chủ quan, tuỳ tiện theo cảm tính cá nhân, không căn cứ vào quy định của pháp luật dẫn đến vi phạm đã làm giảm lòng tin của cán bộ và nhân dân
Hiện nay, đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập quốc tế cần đòi hỏi các cấp, các ngành quan tâm đúng mức về việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phường có đủ kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế
- xã hội, đáp ứng yêu cầu của công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức phường, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội trong thời kỳ Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước và ở địa phương
Vì vậy, việc nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ công chức phường trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang để
có những giải pháp tạo ra một sự chuyển biến về chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu của Đảng bộ, chính quyền thành phố Tuyên Quang trở thành nhiệm vụ cấp
Trang 13thiết, là cơ sở thực tiễn quan trọng để làm tốt công tác cán bộ, công chức chính quyền cấp phường
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng trên, học viên chọn nghiên cứu
về “Chất lượng công chức phường, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên
Quang” để làm luận văn thạc sĩ Quản lý công Đây là vấn đề cấp bách, phù hợp
với yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước ta hiện nay, phù hợp với thực tiễn của địa phương, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, chính quyền phường trong sạch, vững mạnh, đủ khả năng thực thi chức năng nhiệm vụ theo
ứng yêu cầu trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề nghiên cứu bộ máy chính quyền xã, phường, thị trấn trong đó có đề cập đến chất lượng cán bộ, công chức ở cơ sở (xã, phường, thị trấn) đã được nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu và nhiều công trình khoa học cũng đã nghiên cứu vấn đề này dưới nhiều gốc độ khác nhau Có thể liệt kê một
số công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực trên như sau:
- PGS.TS Nguyễn Đăng Dung: “Tổ chức chính quyền nhà nước ở địa
phương”, NXB Đồng Nai (1987);
- PGS.TS Nguyễn Phú Trọng và PGS.TS Trần Xuân Sầm chủ biên: “Luận
cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2003: Trên cơ sở các quan điểm lý luận và tổng kết thực tiễn, cuốn Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã phân tích, lý giải, hệ thống hóa các căn cứ khoa học của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo chủ chốt các cấp, từ đó đưa ra những kiến nghị về phương hướng, giải pháp nhằm củng cố phát triển đội ngũ này cả về chất lượng, số lượng, cơ cấu cho phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
Trang 14- GS.TS Phạm Hồng Thái với cuốn sách “Công vụ, công chức” (2004)
xuất bản tại NXB Tư pháp, Hà Nội đã giới thiệu các khái niệm khác nhau về công vụ, xác định công vụ gắn với quyền lực của Nhà nước, bình luận các quy định pháp luật về công chức, đưa ra các quan niệm về công chức và có những nhận xét đánh giá khái quát pháp luật về công vụ, công chức ở Việt Nam từ năm
1945 đến năm 2004
Hiện nay, Việt Nam đã và đang trong bối cảnh cải cách hành chính Nhà nước, vấn đề cán bộ, công chức chính quyền cấp xã được đặc biệt quan tâm Một số đề tài khoa học, công trình nghiên cứu đề cập trực tiếp đến vấn đề này
và hoàn chỉnh hơn, cụ thể như PGS.TS Bùi Tiến Quý (2000), Một số vấn đề về
tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; TS Thang Văn Phúc - TS Chu Văn
Thành đồng chủ biên (2000), Chính quyền cấp xã và quản lý nhà nước cấp xã
của Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước, Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội; TS Nguyễn Ngọc Hiến chủ biên (2001), Các giải
pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở Việt Nam của Học viện Hành chính Quốc
gia, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; TS Nguyễn Văn Sáu - GS Hồ Văn
Thông chủ biên (2003), Thực hiện quy chế dân chủ và xây dựng chính quyền
cấp xã ở nước ta hiện nay, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội;
Mặt khác, một số bài viết được đăng trên các Tạp chí Thông tin Chính trị học, Tạp chí quản lý nhà nước, Nhà nước pháp luật như PGS Hà Quang Ngọc
(1999), Đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở, thực trạng và giải pháp, Tạp chí Cộng
sản số 2/1999; TS Lê Văn Hòe (2002), Về hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị ở các tỉnh miền núi; GS.TSKH Vũ Huy Từ (2002): Một số giải pháp tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ ở cơ sở, Tạp chí Quản lý nhà nước số 5/2002
- Chu Thị Hạnh: “Nâng cao năng lực cán bộ chính quyền cấp cơ sở tỉnh
Thái Nguyên hiện nay” Luận văn Thạc sỹ, Học viện Hành chính Quốc gia năm
Trang 152009: trên cơ sở phân tích thực trạng cán bộ chính quyền cấp cơ sở tỉnh Thái Nguyên về trình độ, điều kiện công tác, chế độ đãi ngộ, đi sâu xem xét nguyên nhân của thực trang năng lực cán bộ, luận văn đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực chính quyền cơ sở;
- Trần Thị Kim dung: “Nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh
Bắc Giang trong gia đoạn hiện nay” Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Lý luận
và lịch sử Nhà nước và pháp luật năm 2011: Trên cơ sơ làm rõ những vấn đề lý luận về khái niệm, đặc trưng, vị trí, vai trò của chính quyền cơ sở, của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Bắc Giang;
- Trần Thị Toàn: “Chất lượng công chức cấp xã huyện Sóc Sơn, thành phố
Hà Nội” Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý công: Trên cơ sở các quan
điểm lý luận và tổng kết thực tiễn tác giả đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng công chức cấp xã như: đào tạo, bố trí, luận chuyển, sử dụng đánh giá và các chế độ ngộ đối với công chức cấp xã
Ngoài ra còn nhiều báo cáo, tham luận khác như: Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVI nhiệm kỳ 2015 - 2020 phương hướng mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhiệm kỳ 2015 - 2020; Nghị quyết đại hội Đảng bộ thành phố Tuyên Quang khóa XIX nhiệm kỳ 2015 - 2020, đề ra Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu nhiệm kỳ 2015 - 2020
Các công trình trên đã đề cập nhiều đến việc xây dựng chính quyền cơ sở
và đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu về nâng cao chất lượng công chức các phường thuộc thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích:
Xây dựng luận cứ lý luận và thực tiễn để đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng công chức phường của thành phố Tuyên Quang trong thời kỳ mới
Trang 16- Đề ra những phương hướng và những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công chức phường ở TP Tuyên Quang trong thời gian tới
4 Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu chất lượng công chức phường ở TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
- Khách thể nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu vào 06 chức danh công chức phường, cụ thể: Chỉ huy trưởng Quân sự, Văn phòng - Thống kế, Địa chính - Xây dựng - đô thị và môi trường, Tài chính - Kế toán, Tư pháp - Hộ tịch, Văn hóa - Xã hội
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung phân tích, đánh giá chất lượng đội ngũ công chức phường của TP Tuyên Quang (với các nội dung phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng giải quyết công việc)
+ Về không gian nghiên cứu: Luân văn nghiên cứu chất lượng công chức thuộc 7 phường của TP Tuyên Quang
+ Về thời gian nghiên cứu: Các số liệu sử dụng trong luận văn được cập nhật trong 3 năm từ năm 2013 đến 2015
Trang 175 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận:
Theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN), về chính quyền cấp xã và công chức phường
5.2 Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn kết hợp sử dụng linh hoạt các phương pháp sau:
* Phương pháp khảo cứu tài liệu: Đây là phương pháp truyền thống
được sử dụng trong các nghiên cứu khoa học xã hội nói chung và nghiên cứu quản lý hành chính công nói riêng Các nhuồn tài liệu liên quan tới đề tài nghiên cứu được thu thập tương đối đa dạng, phong phú, bao gồm các tài liệu
đã được xuất bản, tài liệu của các cơ quan lưu trữ và các cơ quan khác nhau Trong luận văn, tác giả sử dụng chủ yếu (1) dưới dạng, sách, báo, đề tài… mục đích nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận để nghiên cứu và đánh giá chất lượng công chức, (2) nguồn dữ liệu từ niên gián thống kê của TP Tuyên Quang, Báo cáo chính trị của Đảng bộ Tp, Báo cáo phát triển KT - XH hàng năm của UBND TP, Báo cáo của Phòng Nội vụ TP,…
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đây là một trong những phương pháp nghiên cứu phổ biến trong nhóm khoa học xã hội Tác giả vận dụng phương pháp này để khảo sát thực tế ở 7 phường trên địa bàn TP Tuyên Quang nhằm thu thập thông tin về những vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài Tổng số công chức được khảo sát 60 người, Tác giả sử dụng bảng hỏi với 21 câu hỏi xác minh những thông tin cá nhân của công chức và tập trung vào việc đánh giá kiến thức, kỹ năng trong triển khai, hoàn thành nhiệm vụ của bản thân công chức; khảo sát về quá trình, nhu cầu về đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực của công chức; đánh giá công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức hiện nay
Trang 18* Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả
đã tiến hành tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các lãnh đạo thuộc Thành
ủy, UBND thành phố, phòng Nội vụ, Chi cục Thống kế, các phường, xã
Về phía các chuyên gia: Tổng số người được hỏi là 18 người và những vấn đề trao đổi chủ yếu tập trung vào khía cạnh như nhiệm vụ chủ yếu theo chức danh, vị trí việc làm đồng chí đang đảm nhiệm; đánh giá khách quan về thực trạng chất lượng công chức phường, xã TP Tuyên Quang nói chung và công chức phường nói riêng trong những năm gần đây; những khó khăn, vướng mắc mà công chức phường gặp phải khi thực thi các nhiệm vụ; những yêu cầu đặt ra với đơn vị và cá nhân công chức phường sau 3,5 năm nữa; những năng lực bắt buộc (Kiến thức, kỹ năng, hành vi, thái độ) đối với công chức để đáp ứng yêu cầu đặt ra Ý kiến của công chức về chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã hiện nay; những kiến nghị để công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức phường, xã của tỉnh, TP đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiện tại và tương lai: Chương trình, nguồn lực, cơ sở vật chất…; giải pháp để khắc phục những tồn tại và nâng cao chất lượng công chức phường trên địa bàn TP trong thời gian tới; cơ chế, chính sách tuyển dụng công chức nói chung và công chức phường nói riêng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới
Về phía các lãnh đạo, nhà quản lý: Tác giả sử dụng 17 phiếu hỏi đối với chủ tịch, phó chủ tịch ở các phường trên địa bàn TP Tuyên Quang Nội dung câu hỏi xoay quanh mức độ thành thạo kỹ năng của công chức phường mà đồng chí đang lãnh đạo, quản lý như:kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật, thi hành và áp dụng pháp luật trong quản lý nhà nước; kỹ năng soạn thảo, ban hành văn bản; kỹ năng tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; kỹ năng quản lý văn hóa, xã hội trên địa bàn; kỹ năng quản lý tài chính, ngân sách; kỹ năng phân tích, xử lý thông tin, tổng hợp và báo cáo; kỹ năng tổ chức kiểm tra hành chính,
xử phạt và cưỡng chế hành chính, …
Trang 19Ngoài ra, luận văn còn sử dụng 300 phiếu đối với người dân (phỏng vấn, thu thập - phân tích dữ liệu, thống kê về đội ngũ công chức phường ở
TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang) và phương pháp phân tích hệ thống: Thực trạng chất lượng công chức phường TP Tuyên Quang được nhận biết qua phân tích các tiêu chí đánh giá Các giải pháp đề xuất được tiến hành trên
cơ sở so sánh, tổng hợp và rút ra những thành tựu, hạn chế trong quá trình nghiên cứu đề tài
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Về lý luận: Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích về chất lượng công chức phường Luận văn đã xây dựng được khung lý thuyết để nghiên cứu chất lượng công chức xã, phường, thị trấn nói chung và công chức phường ở TP Tuyên Quang nói riêng
- Về thực tiễn: Luận văn cung cấp những luận cứ và luận chứng khoa học giúp các cấp lãnh đạo ở TP Tuyên Quang tham khảo để hoạch định chính sách nhằm nâng cao chất lượng công chức xã nói chung và công chức phường nói riêng Đồng thời, luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã ở địa bàn khác và sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho giảng dạy, học tập về công chức và chất lượng công chức
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng công chức phường
Chương 2: Thực trạng chất lượng công chức phường ở thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
Chương 3: Quan điểm và một số giải pháp nâng cao chất lượng công chức phường ở thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
Trang 20quan trọng trong nền hành chính quốc gia
Do đặc điểm cấu trúc của hệ thống chính trị Việt Nam nên quan niệm về công chức ở Việt Nam cũng có đặc thù Trong nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước đã đề cập đến khái niệm về công chức Công chức là nhũng người được Nhà nước tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương (TW), cấp tỉnh, cấp huyện hoặc cơ quan đơn vị thuộc quân đội nhân dân hay công an nhân dân mà không phải là hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, được phân loại theo chế độ đào tạo, ngành chuyên môn, được xếp vào
một ngạch hành chính trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước
Tại điểm 2, Điều 4 (Cán bộ, công chức), Chương 1 (Những quy định chung) của Luật cán bộ công chức (2008) đã nêu rõ “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở TW, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân
Trang 21sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp
công lập theo quy định của pháp luật [34]
1 1.1.2 Công chức phường
Công chức phường là phạm trù thuộc công chức cấp xã Về cơ bản, công chức phường được hiểu là là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở cấp phường, trong biên chế và hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước và những khoản phụ cấp khác từ quỹ lương của
cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Hiến pháp và
Pháp luật
Công chức phường bao gồm 06 chức danh: Chỉ huy trưởng Quân sự; Văn phòng - thống kê; Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường; Tài chính - kế
toán; Tư pháp - hộ tịch; Văn hóa - xã hội;
Nhằm nâng cao hiệu lực hoạt động của chính quyền phường, công chức phường không những phải có nhiệt tình cách mạng, có phẩm chất tốt, đạo đức tốt mà còn phải có tri thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác để
hoàn thành nhiệm vụ
1.1.2.Vị trí, vai trò của công chức phường
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã từng nêu cao vai trò của người cán bộ Lênin chỉ rõ: “Trong lịch sử chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo
phong trào” [43, tr.473]
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến cán bộ Người coi đây là vấn
đề then chốt Người khẳng định: “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành, đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng” [27, tr.269]
Trang 22Công chức phường giữ vị trí, vai trò quan trọng đối UBND phường Đây là thành viên cấu thành tổ chức bộ máy chính trị - xã hội ở phường, có quan hệ mật thiết với tổ chức và góp phần thực hiện tốt mọi hoạt động của tổ chức; công chức tốt sẽ giúp cho bộ máy hoạt động nhịp nhàng và ngược lại Trong công cuộc đổi mới đất nước, cán bộ nói chung và công chức cơ sở nói riêng có thể thúc đấy hoặc kìm hãm tiến trình đổi mới Bởi vì, cấp cơ sở là cấp trực tiếp tổ chức thực hiện mọi chủ trương đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước Chất lượng và hiệu quả thực thi Hiến pháp và Pháp luật một phần được quyết định bởi phương cách triển khai ở cơ sở
Có thể nói, công chức phường nắm giữ một ví trí quan trọng trong hoạt động quản lý điều hành ở phường Họ là người đại diện cho Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo đúng chính sách và thẩm quyền được giao; là những người hàng ngày trực tiếp tiếp xúc với dân, đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống và biến thành hành động cách mạng của quần chúng Chất lượng và số lượng tùy thuộc vào quá trình tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và tự rèn luyện một cách chủ động, sáng tạo của từng cá nhân và các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Đoàn thể
Thực tế cho thấy, công chức phường hàng ngày cọ sát với thực tiễn rất đa dạng, phức tạp và nhiều lĩnh vực nên cần phải có bản lĩnh, có bề dày kinh nghiệm và hiểu biết sâu rộng Tuy nhiện, họ lại ít được đào tạo, bồi dưỡng lý luận, nghiệp vụ và thông tin về chính sách pháp luật Đó là những nguyên nhân căn bản làm hạn chế năng lực, trình độ quản lý, thực hiện nhiệm vụ của công chức phường
Tựu chung lại, công chức phường là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân trong phường, trực tiếp bảo đảm kỷ cương phép nước tại cơ sở, bảo
vệ các quyền tự do dân chủ, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân phường, là nhân tố quyết định đến sự thành bại của công cuộc đổi mới và toàn cầu hóa Mặt khác, công chức phường vừa là người trực tiếp nắm bắt tâm tư, nguyện vọng tình cảm của dân, của các tổ dân phố để phản ánh lên các cấp chính quyền cao hơn vừa là người am hiểu phong tục tập quán, truyền
Trang 23thống văn hóa của địa phương Họ là người tập hợp được khối đại đoàn kết toàn dân ở cơ sở, là người phát huy tính tự quản của cộng đồng dân cư Cho nên ngoài việc nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ, cơ sở pháp lý thì yếu tố gần dân, hiểu dân, thương dân là điểm đặc thù mà cán bộ, công chức phường cần phải có
Như vậy, công chức phường là người có vị trí, vai trò quan trọng trong việc
ốn định chính trị, phát triến KT-XH ở cơ sở, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, tạo điều kiện phát huy tính tự quản trong cộng đồng dân cư Họ có vai trò hết sức quan trọng trong xây dựng và hoàn thiện bộ máy chính quyền phường trong hoạt động thi hành nhiệm vụ, công vụ Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền phường nói riêng và hệ thống chính trị nói chung, xét đến cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu quả công tác của đội ngũ công chức
1.1.3 Đặc điểm của công chức phường
- Công chức phường có tính chuyên môn hoá ngày càng cao và giàu kinh
nghiệm trong thực tiễn
- Công chức phưòng là người đại diện cho quần chúng nhân dân ở cơ sở Vì vậy, họ phải là những người thật sự gần dân, hiểu dân, thân dân phải luôn bám sát dân, lắng nghe ý kiến nguyện vọng của nhân dân Từ đó, có những cách thức
tiến hành công việc phù hợp và đảm bảo cho lợi ích chính đáng của nhân dân
- Công chức phường là người trực tiếp giải quyết tất cả các yêu cầu, quyền
lợi chính đáng từ nhân dân phường
- Đại đa số công chức phường là những người xuất phát từ cơ sở (người của địa phương) Họ vừa trực triếp tham gia lao động sản xuất, kinh doanh vừa là người đại diện cho nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước, giải quyết
các công việc của nhà nước tại cơ sở
Nằm trong phạm trù của công chức cấp xã, công chức phường nắm giữ vị trí quan trọng trong hệ thống chính quyền bốn cấp của Việt Nam hiện nay nhằm bảo đảm việc chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quyết định của chính quyền Nhà nước cấp trên; quyết định và đảm
Trang 24bảo thực hiện các chủ trương, biện pháp để phát huy mọi khả năng và tiềm năng
của phường trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa,…
1.1.4 Nhiệm vụ của công chức phường
Nhiệm vụ của công chức xã, phường, thị trấn được quy định cụ thể tại Điều
3, Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Chương 1, Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn [6], cụ thể như sau:
- Nhiệm vụ của công chức Trưởng Công an xã
1 Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật
2 Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về công an
xã và các văn bản có liên quan của cơ quan có thẩm quyền
3 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã giao
4 Đối với thị trấn chưa bố trí lực lượng công an chính quy thì Trưởng Công an thị trấn thực hiện nhiệm vụ như đối với Trưởng Công an xã quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này trên địa bàn thị trấn
- Nhiệm vụ của công chức Chỉ huy trưởng Quân sự
1 Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực quốc phòng, quân sự trên địa bàn theo quy định của pháp luật
2 Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về dân quân tự vệ, quốc phòng toàn dân, nghĩa vụ quân sự và các văn bản có liên quan của cơ quan có thẩm quyền
3 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao
- Nhiệm vụ của công chức Văn phòng - Thống kê
Trang 251 Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Văn phòng, thống kê,
tổ chức, nhân sự, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc và thanh niên trên địa bàn theo quy định của pháp luật
2 Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Xây dựng và theo dõi việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, lịch làm việc định kỳ và đột xuất của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Giúp Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức các kỳ họp; chuẩn bị các điều kiện phục vụ các kỳ họp và các hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Tổ chức lịch tiếp dân, tiếp khách của Ủy ban nhân dân cấp xã; thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp xã; nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo và chuyển đến Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xem xét, giải quyết theo thẩm quyền; tổng hợp, theo dõi và báo cáo việc thực hiện quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân cấp xã
và thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật;
d) Chủ trì, phối hợp với công chức khác xây dựng và theo dõi việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổng hợp, thống kê, báo cáo tình hình phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn cấp xã; dự thảo các văn bản theo yêu cầu của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
3 Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành
và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao
- Nhiệm vụ của công chức Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc công chức Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đổi với xã)
Trang 261 Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Đất đai, tài nguyên, môi trường, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật
2 Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ
a) Thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, lập sổ sách các tài liệu và xây dựng các báo cáo về đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên, môi trường
và đa dạng sinh học, công tác quy hoạch, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật; b) Tổ chức vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bảo vệ môi trường trên địa bàn cấp xã;
c) Giám sát về kỹ thuật các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã;
d) Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện các thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận hồ sơ và thẩm tra để xác nhận nguồn gốc, hiện trạng đăng ký và sử dụng đất đai, tình trạng tranh chấp đất đai và biến động về đất đai trên địa bàn; xây dựng các hồ sơ, văn bản về đất đai và việc cấp phép cải tạo, xây dựng các công trình
và nhà ở trên địa bàn để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật
3 Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành
và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao
- Nhiệm vụ của công chức Tài chính - kế toán
1 Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực tài chính, kế toán trên địa bàn theo quy định của pháp luật
2 Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Xây dựng dự toán thu, chi ngân sách cấp xã trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách và các biện pháp khai thác nguồn thu trên địa bàn cấp xã;
Trang 27b) Kiểm tra và tổ chức thực hiện các hoạt động tài chính, ngân sách theo hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên; quyết toán ngân sách cấp xã và thực hiện báo cáo tài chính, ngân sách theo đúng quy định của pháp luật;
c) Thực hiện công tác kế toán ngân sách (kế toán thu, chi ngân sách cấp xã,
kế toán các quỹ công chuyên dùng và các hoạt động tài chính khác, kế toán tiền mặt, tiền gửi, kế toán thanh toán, kế toán vật tư, tài sản, ) theo quy định của pháp luật;
d) Chủ trì, phối hợp với công chức khác quản lý tài sản công; kiểm tra, quyết toán các dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật
3 Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành
và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao
- Nhiệm vụ của công chức Tư pháp - hộ tịch
1 Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực tư pháp và hộ tịch trên địa bàn theo quy định của pháp luật
2 Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý tủ sách pháp luật, tổ chức phục vụ nhân dân nghiên cứu pháp luật và tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn cấp
xã trong việc tham gia xây dựng pháp luật;
b) Kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định; tham gia công tác thi hành án dân sự trên địa bàn cấp xã;
c) Thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp, hộ tịch, chứng thực, chứng nhận
và theo dõi về quốc tịch trên địa bàn cấp xã theo quy định của pháp luật; phối hợp với công chức Văn hóa - xã hội hướng dẫn xây dựng hương ước quy ước ở thôn, tổ dân phố và công tác giáo dục tại địa bàn cấp xã;
Trang 28d) Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện công tác hòa giải ở
cơ sở
3 Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành
và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao
- Nhiệm vụ của công chức Văn hóa - xã hội
1 Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, thông tin, truyền thông, lao động, thương binh, xã hội, y tế, giáo dục theo quy định của pháp luật
2 Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Tổ chức, theo dõi và báo cáo về các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao,
du lịch, y tế và giáo dục trên địa bàn; tổ chức thực hiện việc xây dựng đời sống văn hóa ở cộng đồng dân cư và xây dựng gia đình văn hóa trên địa bàn cấp xã; b) Thực hiện các nhiệm vụ thông tin, truyền thông về tình hình kinh tế -
xã hội ở địa phương;
c) Thống kê dân số, lao động, việc làm, ngành nghề trên địa bàn; theo dõi, tổng hợp, báo cáo về số lượng và tình hình biến động các đối tượng chính sách lao động, thương binh và xã hội; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện và chi trả các chế độ đối với người hưởng chính sách xã hội và người có công; quản lý nghĩa trang liệt sĩ và các công trình ghi công liệt sĩ; thực hiện các hoạt động bảo trợ
xã hội và chương trình xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn cấp xã;
d) Chủ trì, phối hợp với công chức khác và trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố xây dựng hương ước, quy ước ở thôn, tổ dân phố và thực hiện công tác giáo dục tại địa bàn cấp xã
3 Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành
và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao
Trong Điều 62 (Chương V Luật cán bộ, công chức) đã ghi rõ nghĩa vụ, quyền của công chức cấp xã (trong đó có công chức phường): Thứ nhất, thực
Trang 29hiện các nghĩa vụ, quyền quy định tại Luật cán bộ công chức và quy định khác của pháp luật có liên quan, điều lệ của tổ chức mà mình là thành viên; Thứ hai, khi giữ chức vụ được hưởng lương và chế độ bảo hiểm; khi thôi giữ chức vụ được hưởng chế độ, chính sách theo Luật [34]
1.1.5.Tiêu chuẩn công chức phường
Tiêu chuẩn đánh giá công chức là vấn đề rất quan trọng trong công tác cán
bộ Đó là cơ sở để tiến hành tổ chức, xem xét, đánh giá, lựa chọn, bố trí sắp xếp
và sử dụng cán bộ, công chức; là cơ sở để bản thân mỗi người công chức phấn
đấu, tự rèn luyện, hoàn thiện mình
Chủ nghĩa Mác-Lênin đòi hỏi cán bộ phải là người “Có nhiều trí tuệ hơn một chút, nhiều sự phân minh trong tư tưởng hơn một chút, và kiến thức rộng” [12, tr.389] và yêu cầu người cán bộ “Không nấp sau một chế độ quan liêu giấy
tờ, không ngại thừa nhận những sai lầm của mình bằng cách sửa chữa những sai lầm ấy”[12, tr.35] Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vị trí, vai trò của người cán bộ nói chung và công chức nói riêng Tư tưởng của Người về những tiêu chuẩn ấy mang tính toàn diện và đầy đủ, gồm các tiêu chuẩn về đạo đức, phẩm chất năng lực, về trình độ lý luận,
về phong cách và phương pháp của công chức
Trong bất kỳ một hệ thống công chức nào, tiêu chuẩn công chức theo ngạch hay theo vị trí việc làm đều có vai trò rất quan trọng Đó là cơ sở để tuyển dụng, bố trí sử dụng, đào tạo bồi dưỡng, là căn cứ để mỗi công chức yên tâm làm việc theo chức trách được giao, xác định hướng phấn đấu, nâng cao trình độ
và khả năng làm việc, các cấp quản lý cũng căn cứ vào đó để tạo điều kiện cho
cán bộ, công chức có cơ hội được học tập, bồi dưỡng
Thực hiện việc công chức hóa đội ngũ công chức cấp xã (trong đó có cấp phường), Chính phủ đã ban hành Nghị định 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011
về công chức xã, phường, thị trấn [9] và Thông tư 06/2012/TT- BNV ngày 30/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn [6] Để thực hiện được
Trang 30chức trách, nhiệm vụ được giao, đòi hỏi công chức xã nói chung và công chức
phường phải đáp ứng những tiêu chuẩn chung:
Tiêu chuẩn chung:
- Đối với các công chức Văn phòng - thống kê, Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã), Tài chính - kế toán, Tư pháp - hộ tịch, Văn hóa
- xã hội:
+ Hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vũng quan điểm, chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
+ Có năng lực tổ chức vận động nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; + Có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, có đủ năng lực và sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao;
+ Am hiểu và tôn trọng phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư trên địa bàn công tác
- Đối với công chức Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an xã: ngoài những tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này còn phải có khả năng phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thực hiện một
số nhiệm vụ phòng thủ dân sự; giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước [9]
Trang 31trung học phổ thông; c) Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp trở lên của ngành đào tạo phù họp với yêu cầu nhiệm vụ của chức danh công chức được đảm nhiệm; d) Trình độ tin học: Có chứng chỉ tin học văn phòng trinh độ A trở lên; đ) Tiếng dân tộc thiểu số: Ở địa bàn công tác phải sử dụng tiếng dân tộc thiểu số trong hoạt động công vụ thì phải biết thành thạo tiếng dân tộc thiểu số phù hợp với địa bàn công tác đó; nếu khi tuyển dụng mà chưa biết tiếng dân tộc thiểu số thì sau khỉ tuyển dụng phải hoàn thành lớp học tiếng dân tộc thiểu số phù hợp với địa bàn công tác được phân công; e) Sau khi được tuyển dụng phải hoàn thành lớp đào tạo, bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước và lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị theo chương trình đối với chức danh công chức cấp xã hiện đảm nhiệm
2 Tiêu chuẩn cụ thế đối với chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an xã thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành đối với các chức danh này; trường hợp pháp luật chuyên ngành không quy định thì thực hiện theo khoản 1 Điều này
3 Căn cứ vào tiêu chuẩn của công chức cấp xã quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này và căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương, UBND tỉnh,
TP trực thuộc TW, tỉnh, thành phố (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) được xem xét, quyết định: a) Giảm một cấp về trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn đối với công chức làm việc tại xã đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận thuộc khu vực miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng
có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn; đồng thời xây dựng và tổ chức thực hiện
kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để chuẩn hóa công chức cấp xã theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; b) Ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã; c) Thời gian để công chức cấp xã mới được tuyển dụng phải hoàn thành lớp học tiếng dân tộc thiếu số; lớp đào tạo, bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước và lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị theo quy định tại điểm đ, điểm e khoản 1 Điều này
4 Tiêu chuẩn cụ thể của công chức cấp xã quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này là căn cứ để các địa phương thực hiện công tác quy hoạch, tạo
Trang 32nguồn, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, xếp lương, nâng bậc lương và thực hiện các chế độ, chính sách khác đối với công chức cấp xã
1.2.Một số vấn đề lý luận về chất lượng công chức phường
1.2.1.Khái niệm chất lượng công chức phường
“Chất luợng” là một phạm trù phức tạp và có nhiều định nghĩa, quan điểm khác nhau Hiện nay, có một số định nghĩa về chất lượng đã được các chuyên gia nghiên cứu về chất lượng đưa ra như sau: “Chất lượng là mức phù hợp của sản phẩm đối với yêu cầu của người tiêu dùng” (Theo European Organization for Quality Control); “Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu” (Theo Philip B Crosby); “Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể tạo cho thực thể đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra và nhu cầu tiềm ẩn ” (Theo ISO 8402); “Chất lượng là sự sự thoả mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất” (Theo Giáo sư người Nhật - Ishikawa) Theo Từ điển tiếng Việt, chất lượng là “Cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con
hệ giữa chất lượng với số lượng công chức Trong thực tế, chúng ta cần phải chống hai khuynh hướng, khuynh hướng thứ nhất là chạy theo số lượng, ít chú trọng đến chất lượng dẫn đến cán bộ nhiều về số lượng nhưng hoạt động không hiệu quả Khuynh hướng thứ hai, cầu toàn về chất lượng nhưng không quan tâm đến số lượng Đây là nguyên nhân quan trọng làm cho tuổi đời bình quân của công chức ngày càng cao, hẫng hụt về thế hệ Ở giai đoạn hiện nay, điều quan trọng hơn hết là phải coi trọng chất lượng của cán bộ, công chức trên cơ sở bảo đảm số lượng hợp lý
Trang 33Từ những đặc điểm trên, có thể quan niệm: “Chất lưọng công chức phường
là những phẩm chất và năng lực đảm bảo cho người công chức phường hoàn thành nhiệm vụ theo chức danh, nhiệm vụ được giao”
1.2.2 Các tiêu chí đánh giá chất lượng công chức phường
1.2.2.1 Tiêu chí về phẩm chất chính trị
Đây là tiêu chuẩn đầu tiên, là điều kiện đối với mỗi người công chức Để trở thành những nhà tổ chức, người công chức có năng lực trước hết phải là người có phẩm chất chính trịẾ Đó là lòng nhiệt tình cách mạng, lòng trung thành tuyệt đối với lý tưởng của Đảng, với Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, tinh thần tận tụy với công việc, hết lòng hết sức vì sự nghiệp cách mạng của quần chúng nhân dân; là bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với mục tiêu và con đường đi lên CNXH
Phẩm chất này đòi hỏi người công chức phải thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quán triệt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, có tinh thần cương quyết đấu tranh chống lại các biểu hiện lệch lạc, sai trái với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, các hành vi xâm phạm quyền lợi chính đáng của nhân dân
Phẩm chất này được biểu hiện trước hết là sự tin tưởng tuyệt đối lý tưởng cách mạng, kiên định với mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, kiên quyết đấu tranh bảo vệ quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, không dao động trước những khó khăn, thử thách Đồng thời, phải có biện pháp để đường lối đó đi vào thực tiễn cuộc sống của nhân dân trên địa bàn
Người công chức có phẩm chất chính trị tốt không chỉ bằng những lời tuyên bố, hứa hẹn mà quan trọng hơn là việc nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chỉ thị, nghi quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần gương mẫu trong công tác, tinh thần trách nhiệm đối với đời sống của nhân dân địa phương; luôn trăn trở trước những khó khăn của địa phương; quyết tâm đưa địa phương - nơi mình công tác ngày càng phát triển về mọi mặt, thực hiện công bằng, dân chủ, văn minh
Trang 341.2.2.2.Tiêu chí về phẩm chất đạo đức
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, đạo đức chính là cái gốc quan trọng hàng đầu của người cách mạng “Người cách mạng phải có đức, không có đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”[27, tr.252] Đối với người cán
bộ, nếu thiếu hoặc yếu về đạo đức cách mạng thì không thể làm tốt những công việc được giao Đạo đức là hết sức cần thiết cho tất cả mọi người và đặc biệt cần thiết cho người cán bộ, công chức “Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”[29, tr.283]
Người đã chỉ ra tiêu chí cụ thể về đạo đức đối với cán bộ cách mạng là nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm; mỗi người cán bộ phải hội tụ đầy đủ các phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư Đồng thời, Hồ Chí Minh còn chỉ ra những căn bệnh mà cán bộ phải phòng tránh, sửa chữa như tư tưởng bè phái, quân phiệt, hẹp hòi, chuộng hình thức, lối làm việc bàn giấy, vô kỷ luật, tham lam, lười biếng, kiêu ngạo, lãng phí,
Quan điểm về đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh trước sau cơ bản là nhất quán, thể hiện ở một số điểm: Trung với nước, hiếu với dân, người cán bộ phải là đầy tớ của nhân dân, dũng cảm hy sinh, không sợ khó khăn, gian khổ, gạt
bỏ lợi ích cá nhân để phục tùng lợi ích tập thể, khiêm tốn học hỏi, không tự cao,
tự đại, cần kiệm liêm chính và tinh thần đoàn kết hữu nghị
Công chức phường là người trực tiếp làm việc với nhân dân Cho nên, đạo đức của họ sẽ có tác động rất lớn tới người dân, ảnh hưởng lớn tới hiệu quả quản
lý nhà nước của chính quyền phường Nếu công chức có đầy đủ các phẩm chất: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư thì nhân dân sẽ tin tưởng họ và sự nghiệp cách mạng của Đảng, từ đó nhân dân tự giác thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước Ngược lại, nếu người công chức không có đủ các phẩm chất trên thì họ sẽ bị mất niềm tin của nhân dân, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và việc thực hiện nhiệm vụ cách mạng sẽ bị hạn chế
Công chức phường chỉ tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách thôi chưa đủ mà họ phải là người tiền phong gương mẫu trong việc chấp hành đường
Trang 35lối, chủ trương, chính sách đó Họ phải nói đi đôi với làm, họ phải là tấm gương sáng để nhân dân noi theo như Bác Hồ đã dạy: Một tấm gương sáng còn giá trị hơn một triệu bài diễn văn tuyên truyền
Người công chức có đạo đức cách mạng là người phải tích cực đấu tranh chống lại các tiêu cực của xã hội như: Tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tha hoá,
sa sút về đạo đức lối sống chạy theo địa vị danh lợi, tranh giành kèn cựa lẫn nhau mất đoàn kết nội bộ, dối trá, lười biếng, suy thoái về tư tưởng chính trị, phai nhạt lý tưởng cách mạng,
Người công chức phường muốn được dân tin yêu (nói dân nghe, làm dân tin) thì phải thường xuyên rèn luyện tu dưỡng đạo đức trong mọi lúc, mọi nơi như Bác Hồ đã từng khuyên “Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống Nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” [29, tr.293] Đây là phẩm chất rất quan trọng đối với công chức phường, là cái gốc của người cán bộ Người công chức phải có đầy đủ đạo đức cách mạng thì mới có đủ điều kiện để phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, phục vụ Đảng Nếu thiếu hoặc yếu kém về đạo đức cách mạng sẽ không thể làm tốt công việc được giao và đây là nguyên nhân của tệ quan liêu, tham nhũng, tạo nên nguy cơ đe dọa đến sự tồn vong của Đảng, sự sống còn của chế độ XHCN Người viết: “Cũng như sông thì
có nguồn, mới có nước, không có nguồn thì sông cạn, cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo; người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” [27, tr.252-253] Đạo đức cách mạng của người công chức là 05 đức tính, đó là Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm
1.2.2.3 Tiêu chí về trình độ, năng lực
* Về trình độ
Trình độ học vấn (trình độ văn hoá) không phải là yếu tố duy nhất quyết định hiệu quả hoạt động của công chức cơ sở nhưng đây là tiêu chí quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động quản lý trong đội ngũ này Nó là nền tảng cho việc nhận thức, tiếp thu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; là tiền đề tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp
Trang 36luật vào trong cuộc sống Hạn chế về trình độ học vấn sẽ hạn chế về khả năng nhận thức và năng lực tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, các quy định của pháp luật, cản trở việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của công chức phường Do đó, trình độ học vấn là tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực quản lý nhà nước của công chức phường Theo tiêu chuẩn trình bày ở trên thì công chức cần có trình độ học vấn tốt nghiệp THPT
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đây là những kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực nhất định được biểu hiện qua những cấp độ: Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học Những kiến thức này đòi hỏi người công chức phường không được thiếu khi giải quyết công việc của mình Nếu thiếu kiến thức này thì công chức sẽ lúng túng trong việc giải quyết công việc, chắc chắn
sẽ khó hoàn thành công việc, hiệu quả quản lý nhà nước sẽ thấp Hiện nay, trình
độ chuyên môn của công chức phải đạt trung cấp trở lên
Trình độ lý luận chính trị: Đây là cơ sở xác định quan điểm, lập trường giai cấp công nhân của công chức nói chung và công chức phường nói riêng Thực tế cho thấy, nếu công chức có lập trường chính trị vững vàng, hoạt động vì mục tiêu, lý tưởng cách mạng thì sẽ được nhân dân kinh trọng, tin yêu và họ sẽ vận động được nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước Ngược lại, nếu công chức nào lập trường chính trị không vững vàng, hoạt động vì lợi ích cá nhân, thoái hoá, biến chất sẽ đánh mất lòng tin ở nhân dân dẫn đến hiệu quả quản lý nhà nước thấp Vì vậy, để nâng cao năng lực quản lý nhà nước thì cần thiết phải nâng cao trình độ
lý luận chính trị cho công chức phường Theo tiêu chuẩn trình bày ở trên, công chức cần có trình độ lý luận chính trị tối thiểu phải đạt trung cấp
Trình độ quản lý nhà nước: Đây là hệ thống tri thức khoa học về quản lý
xã hội mang tính quyền lực Nhà nước, là những kiến thức đòi hỏi các nhà quản
lý phải có, để giải quyết các vụ việc cụ thể đặt ra trong quá trình điều hành, quản lý Quản lý vừa là hoạt động khoa học, vừa là hoạt động nghệ thuật, cho nên yêu cầu đội ngũ công chức phải am hiểu sâu sắc về kiến thức quản lý và phải vận dụng linh hoạt các kiến thức đó vào giải quyết những vụ việc cụ thể
Trang 37Thực tế cho thấy, trong quá trình quản lý chỉ dựa vào kinh nghiệm thôi chưa đủ
mà phải được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước Theo tiêu chuẩn trình bày ở trên, công chức cần có chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên
* Về năng lực
Năng lực đầu tiên ở đội ngũ công chức là năng lực quản lý, khả năng tổ chức động viên nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Đồng thời, để tuyên truyền thực hiện tốt được đường lối của Đảng và Nhà nước trong quần chúng, đòi hỏi đội ngũ công chức phải có năng lực thực hành dân chủ, nghĩa là phải có mối liên hệ mật thiết với quần chúng, tin ở quần chúng và học hỏi ở chính quần chúng, “Không học hỏi dân thì không lãnh đạo được dân”[28, tr.88]; và phải cần có sự giúp đỡ của dân,
vì “Dân chúng đồng lòng việc gì cũng làm được Dân chúng không ủng hộ, việc
gì làm cũng không nên”[27, tr.293] Theo Hồ Chí Minh, năng lực tổ chức thực hành của người cán bộ thể hiện ở những điểm như quyết định vẫn đúng, tổ chức thi hành đúng và tổ chức kiểm soát đúng Năng lực này còn thể hiện ở chỗ phải biết: “Một là liên hợp chính sách chung với sự chỉ đạo riêng Hai là liên hợp người lãnh đạo với quần chúng” [27, tr.288]
Năng lực cũng là yếu tố rất quan trọng đối với người công chức và quyết định hiệu quả công việc của họ Năng lực thường có quan hệ mật thiết với quyền lực, hiệu lực và hiệu quả Quyền lực chỉ là tiền đề cho năng lực, năng lực là thước đo hoặc là chuẩn mực biểu thị quyền lực của bộ máy nhà nước trong thực tiễn đời sống xã hội Nếu một cá nhân hay tổ chức nào đó có quyền hạn to lớn
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền trao cho nhưng bản thân họ không có năng lực hoặc năng lực yếu kém thì họ không thể biến thẩm quyền đó thành hiện thực nghĩa là không thể thực hiện được quyền lực của mình Lênin đề cao trình độ năng lực của người cán bộ, công chức Người viết: “chỉ dựa vào tinh thần xung kích phấn khởi và nhiệt tình không thôi, thì không thể làm được gì cả”[44, tr.253], “Lòng trung thành được kết hợp với năng lực hiểu biết về con người, về năng lực giải quyết những vấn đề về tổ chức thì chỉ có lòng trung thành đó mới
Trang 38- Năng lực lập kế hoạch: trong quản lý hành chính ở phường, lập kế hoạch đóng vai trò rất quan trọng, giúp UBND phường cũng như công chức phường xác định chính xác mục tiêu cần đạt được và cách thức thực hiện để đạt tới mục tiêu đó Không có kế hoạch, các hoạt động của UBND phường sẽ diễn ra một cách ngẫu nhiên, tự phát và các nhà quản lý sẽ hành động theo cách ứng phó với các thay đổi dẫn đến hiệu quả quản lý không cao
- Năng lực soạn thảo văn bản quản lý hành chính nhà nước: trong quản lý hành chính nhà nước, văn bản là phương tiện chủ yếu, quan trọng để ghi lại, chuyển tải các quyết định và thông tin quản lý; là hình thức để cụ thể hóa pháp luật Do đó, năng lực soạn thảo văn bản nói chung và văn bản QLHCNN nói riêng là một trong những yêu cầu quan trọng của công chức phường
- Năng lực phối hợp thực hiện nhiệm vụ: trong thực thi công vụ, công chức phường cần có sự phối hợp, hỗ trợ với các bộ phận và các công chức khác Thực
tế đã chứng minh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cá nhân, đơn vị, tổ chức trong hoạt động hành chính là điều kiện cần để xây dựng một nền hành chính nhà nước trong sạch, hiện đại, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả
Trang 39- Năng lực xử lý và giải quyết tình huống: Năng lực xử lý tình huống của công chức phường thể hiện ở khả năng phân tích tình huống; khả năng dự báo,
dự đoán, sử dụng quyền lực trong điều hành, đề ra phương án, giải pháp để giải quyết tình huống Để có năng lực xử lý và giải quyết tình huống đòi hỏi công chức cấp xã phải biết kết hợp sự từng trải trong kinh nghiệm sống, sự hiểu biết pháp luật và sự khéo léo trong ứng xử
- Năng lực giao tiếp, ứng xử: do đặc điểm của công chức phường vừa là người dân, vừa là người đại diện cho cộng đồng, vừa là người đại diện cho Nhà nước nên trong quá trình thực thi công vụ tất yếu nảy sinh những mâu thuẫn, xung đột chi phối hoạt động công vụ của họ, đặc biệt trong quá trình giải quyết công việc liên quan đến lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích nhà nước
Mặc dù công chức phường có những yêu cầu chung về năng lực như đã trình bày ở trên, nhưng đối với từng chức danh công chức phường các năng lực này đòi hỏi có những khác biệt, xuất phát từ chức năng nhiệm vụ của họ Cụ thể là:
- Năng lực của công chức Tài chính - Kế toán:
+ Năng lực xây dựng, thực hiện dự toán thu, chi ngân sách, quyết toán ngân sách, kiểm tra hoạt động tài chính khác của phường;
+ Năng lực thực hiện việc quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, tài sản công tại phường;
+ Năng lực tham mưu cho UBND trong khai thác nguồn thu, thực hiện các hoạt động tài chính ngân sách đúng quy định của pháp luật;
+ Năng lực kiểm tra các hoạt động tài chính, ngân sách, năng lực thực hiện chi tiền theo lệnh chi: Thực hiện theo quy định về quản lý quỹ tiền mặt và giao dịch với kho bạc Nhà nước;
+ Năng lực báo cáo tài chính, ngân sách
- Năng lực của công chức Tư pháp - Hộ tịch:
+ Năng lực giúp UBND phường soạn thảo ban hành văn bản quản lý; lấy ý kiến nhân dân đối với dự án luật, pháp lệnh; năng lực phổ biến, giáo dục pháp luật của nhân dân phường;
Trang 40+ Năng lực giúp UBND phường chỉ đạo cộng đồng dân cư tự quản xây dựng quy ước; kiểm tra việc thực hiện quy ước; thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách, quản lý tủ sách pháp luật, tổ chức phục
vụ nhân dân nghiên cứu pháp luật, phối hợp hướng dẫn hoạt động đối với tổ hoà giải;
+ Năng lực thực hiện việc đăng ký và quản lý hộ tịch, thực hiện chứng thực
và thực hiện một số công việc về quốc tịch theo quy định của pháp luật;
+ Năng lực quản lý lý lịch tư pháp, thống kê tư pháp, thi hành biện pháp giáo dục tại phường theo sự phân công;
+ Năng lực giúp UBND phường về công tác thi hành án theo nhiệm vụ cụ thể được phân cấp;
+ Năng lực giúp UBND phường thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm về quyền sử dụng đất, bất động sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật; + Năng lực quản lý hồ sơ tài liệu, chế độ báo cáo công tác theo quy định Năng lực thực hiện các nhiệm vụ tư pháp khác theo quy định của pháp luật
- Năng lực của công chức Địa chính - Xây dựng:
+ Năng lực lập và quản lý hồ sơ địa chính ở phường;
+ Năng lực giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai theo quy định của pháp luật;
+ Năng lực tham gia xây dựng và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch; kế hoạch sử dụng đất ở phường; tiến hành kiểm kê, thống kê đất đai ở phường Năng lực tuyên truyền, phổ biến về chính sách pháp luật, đất đai cho nhân dân ở các tổ dân phố của phường;
+ Năng lực hoà giải tranh chấp đất đai, tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo của dân về đất đai để giúp UBND cấp có thẩm quyền giải quyết; năng lực kiểm tra phát hiện các trường hợp vi phạm pháp luật đất đai để kiến nghị UBND phường xử lý;
+ Năng lực phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp trên trong việc đo đạc, lập bản đồ địa chính, địa giới hành chính, giải phóng mặt bằng;
+ Năng lực tham mưu cho UBND phường quản lý công tác xây dựng, giám sát về kỹ thuật trong việc xây dựng các công trình phúc lợi ở địa phương