Lựa chọn vấn đề lịch sự trong giao tiếp tiếng Trung Quốc so sánh với tiếng Việt làm đề tài LA là một cơ hội tốt để chúng tôi tiếp cận sâu hơn lý thuyết về lịch sự, tìm hiểu kỹ hơn ngôn n
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
PHAN THỊ THANH THỦY
LỊCH SỰ TRONG GIAO TIẾP TIẾNG TRUNG QUỐC
(SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)
Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC
Mã số: 62 22 0240
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA NƯỚC NGOÀI
TP.HỒ CHÍ MINH - Năm 2017
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Lịch sự là một phổ niệm mà bản chất của nó vốn không phải là một vấn
đề thuần túy ngôn ngữ học Nội dung và hình thức của phạm trù này còn liên quan đến văn hóa học, dân tộc học, tâm lý học v.v Ý nghĩa này được thể hiện dưới các hình thức ngôn ngữ không giống nhau, mang đậm bản sắc riêng của các dân tộc khác nhau trên thế giới Để hiểu rõ bản chất của lịch sự trong giao tiếp một ngôn ngữ cụ thể, không những cần xem xét nó một cách toàn diện, từ
lý thuyết đến ứng dụng thực tiễn, mà còn phải có sự so sánh, đối chiếu giữa các ngôn ngữ để tìm ra sự tương đồng và khác biệt Lựa chọn vấn đề lịch sự trong giao tiếp tiếng Trung Quốc (so sánh với tiếng Việt) làm đề tài LA là một cơ hội tốt để chúng tôi tiếp cận sâu hơn lý thuyết về lịch sự, tìm hiểu kỹ hơn ngôn ngữ lịch sự trong tiếng Trung Quốc và đối chiếu với tiếng Việt dưới góc nhìn liên văn hóa Hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ góp thêm một cách nhìn rộng hơn và toàn diện hơn về lịch sự ngôn ngữ trong tiếng Trung Quốc trong các biến thể sử dụng, đồng thời bổ sung thêm những tư liệu bổ ích cho việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu và dịch thuật tiếng Trung Quốc ở nước ta
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 LA tập trung khảo sát đặc điểm của lịch sự trong giao tiếp tiếng
Trung Quốc, đối chiếu lịch sự trong tiếng Trung Quốc và tiếng Việt qua một số nghi thức giao tiếp là chào, mời, cảm ơn
2.2 Để đạt được các yêu cầu trên, LA lần lượt giải quyết các nhiệm vụ
trọng tâm sau: (a) xác lập bản chất của ngôn ngữ lịch sự trong tiếng Trung Quốc qua việc khảo sát, phân loại, mô tả một cách tương đối đầy đủ hệ thống kính ngữ và khiêm ngữ;(b) đi tìm sự tương đồng và khác biệt của lịch sự trong giao tiếp tiếng Trung Quốc và tiếng Việt qua một số nghi thức giao tiếp dương tính như: chào, mời, cảm ơn; (d) đề xuất một số ứng dụng trong giảng dạy tiếng Trung Quốc cho người Việt về ngôn ngữ lịch sự
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 LA chủ yếu tập trung miêu tả, phân loại ba bình diện cấu trúc, ngữ
nghĩa, ngữ dụng của ngôn ngữ lịch sự trong tiếng Trung Quốc (có so sánh với tiếng Việt) trong hành chức Như vậy, đối tượng khảo sát của LA là những diễn
Trang 3ngôn có chứa yếu tố lịch sự ở mọi cấp độ
3.2 Dựa trên các bình diện: đặc trưng ngữ nghĩa, giá trị ngữ dụng, hình
thức và cấu trúc biểu đạt, LA chỉ tập trung xem xét các quy tắc và biểu hiện cụ thể của lịch sự trong giao tiếp tiếng Trung Quốc ở các khía cạnh: lịch sự qua hệ thống khiêm ngữ, kính ngữ, từ ngữ xưng hô, một số sở thuộc hữu quan và một
số quán ngữ Từ đó tập trung khảo sát lịch sự qua ba nghi thức: chào, mời và cảm ơn trong hai ngôn ngữ Trong phần lớn trường hợp, LA chỉ tập trung khảo sát ở các mô hình tương đối phổ biến
4 Phương pháp nghiên cứu
LA chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: (i) Phương pháp
miêu tả; (ii) Phương pháp phân tích diễn ngôn; (iii) Phương pháp so sánh đối
tả và làm sáng tỏ thêm một số đặc điểm về lịch sự trong giao tiếp của người Trung Quốc Dựa vào nguồn ngữ liệu có tính chất quy nạp, đặc biệt chú ý đến quan niệm, nhận thức và cách ứng xử của người bản ngữ, LA tiến hành phân tích hệ thống kính ngữ và khiêm ngữ trong tiếng Trung Quốc, đồng thời khảo sát và đối chiếu các thang độ lịch sự của các nghi thức giao tiếp dương tính (chào, mời, cảm ơn) Từ đó, đúc kết thành những đặc điểm lịch sự chung nhất cũng như những khác biệt về lịch sự trong giao tiếp tiếng Trung Quốc và tiếng Việt Có thể nói, thành tựu so sánh đối chiếu ngôn ngữ Trung - Việt hiện nay chưa nhiều, hy vọng cách tiếp cận này cho phép LA có thể lấp đầy phần nào một số ô trống mà các công trình đi trước còn để lại
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của LA có thể là những tham khảo bổ ích trong việc dạy tiếng Việt cho người Trung Quốc và tiếng Trung Quốc cho người Việt, cũng như việc đối dịch từ tiếng Việt sang tiếng Trung Quốc và ngược lại
Trang 46 Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của LA được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận
Chương 2 Đặc điểm của lịch sự trong giao tiếp tiếng Trung Quốc
Chương 3 Lịch sự trong tiếng Trung Quốc và tiếng Việt qua một số nghi
thức giao tiếp và một vài ứng dụng
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
LÝ LUẬN
1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Gần nửa thế kỷ qua, vấn đề lịch sự trong ngôn ngữ đã được nghiên cứu trên nhiều hướng Bên cạnh việc xây dựng mô hình lịch sự chung cho các ngôn ngữ, các tác giả còn nghiên cứu sự liên quan giữa lịch sự và giới; lịch sự trong tương tác các nền văn hóa; biểu hiện lịch sự trong các ngôn ngữ cụ thể v.v Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố cơ bản giống nhau, lịch sự vẫn được nhìn nhận và đánh giá khác nhau giữa các nền văn hóa
Ở phương Tây, có thể kể đến các tên tuổi như: R.T.Lakoff (1973, 1977) với ba loại quy tắc lịch sự; G.N.Leech (1983) với 6 phương châm lịch sự; P Brown và S C Levinson (1978) & (1987) với chủ trương gắn liền khái niệm lịch sự với thể diện và một danh mục phong phú các chiến lược và tiểu chiên
lược lịch sự; Fraser (1981) với hợp đồng hội thoại (conversational contract) và
các nghiên cứu của các tác giả khác như George Yule (1986), Kerbrat Orecchioni (1997), Maria Sifianou (1999) Spencer-Oatey (2000), Scollon (2001), Watts (2003) v.v
Ở Trung Quốc, có thể kể đến một số tác giả tiêu biểu sau: Hà Tự Nhiên
(1988) với 语用学概论 (Ngữ dụng học đại cương) đã đề cập, giới thiệu, phân
tích nguyên lý lịch sự của phương Tây qua việc dẫn giải, minh họa bằng các ví
dụ tiếng Trung Quốc, đặt lại sự khác biệt về thang độ lịch sự được thể hiện trong tiếng Trung Quốc so với các ngôn ngữ châu Âu; Trần Tùng Sầm (1989)
với 礼貌语言 (Ngôn ngữ lịch sự) đã nêu quan điểm: không chỉ nghiên cứu
những nguyên tắc và kết cấu ngữ pháp, ngôn ngữ lịch sự còn cần phải nghiên
Trang 5cứu trong hoạt động giao tiếp; Cố Việt Quốc (1992) với 礼貌 - 语用与文化
(Lịch sự - Ngữ dụng và văn hóa) đã phân tích ngôn ngữ lịch sự theo cách nhìn
của văn hóa phương Đông nói chung và văn hóa Trung Quốc nói riêng, Châu
Tiêu Quyên (2005) với 现代汉语礼貌语言研究 (Nghiên cứu ngôn ngữ lịch sự
trong tiếng Hán hiện đại) đã đi sâu tìm hiểu về tính lịch sự trong tiếng Trung
Quốc trên hai bình diện: phạm trù lịch sự điển hình và phạm trù lịch sự phi điển hình qua một số cấu trúc ngôn ngữ Ngoài các công trình nghiên cứu lớn kể trên còn có hàng loạt các bài viết về các khía cạnh khác nhau của lịch sự, trong đó
có nhiều bài viết gắn liền với nghi thức giao tiếp, lễ phép và cả những vấn đề liên quan đến giáo dục ngôn ngữ
Ở Việt Nam, ba chuyên gia hàng đầu về ngữ dụng học là Nguyễn Đức Dân (1998), Nguyễn Thiện Giáp (2000), Đỗ Hữu Châu (2001) đã có công lớn trong việc giới thiệu lý thuyết về lịch sự Ngoài ra, còn phải nhắc đến các công trình mang tính thực tiễn của các tác giả như Vũ Thị Thanh Hương với một loạt các công trình nghiên cứu về lịch sự, Nguyễn Quang (2002) bước đầu đã tiếp cận lịch sự ở góc độ giao văn hóa, Tạ Thị Thanh Tâm (2009) đã khảo sát lịch sự qua một số nghi thức giao tiếp dương tính và âm tính, từ đó khái quát được một
số đặc điểm lịch sự trong tiếng Việt
Ngoài ra, còn có một số các nghiên cứu liên quan đến các vấn đề như: lịch sự và giới, giao tiếp và ứng xử ngôn ngữ, giao thoa văn hóa v.v Tiêu biểu
là công trình của các tác giả: Hoàng Anh Thi (2001), Nguyễn Đức Thắng (2002), Nguyễn Thị Thanh Bình (2003), Vũ Tiến Dũng (2002 và 2003) v.v
LA đã cố gắng phác họa một bức tranh chung về tình hình nghiên cứu lịch sự trong và ngoài nước, trình bày một cách ngắn gọn những gì đã được giới nghiên cứu quan tâm và phân tích, khám phá; cả những kết quả đạt được và những vấn đề còn đang tranh cãi; những hướng nghiên cứu còn đang bỏ ngỏ Nhìn chung, một mô hình lịch sự mang tính phổ quát cho mọi nền văn hóa vẫn còn là cái đích mà chúng ta phải hướng đến Bởi lẽ, quan niệm về lịch sự trong giao tiếp của một dân tộc phải được gắn kết chặt chẽ với quá trình phát triển của một cộng đồng ngôn ngữ đó
Trang 6ngữ học như Lakoff, G.N.Leech, Kerbrat Orecchioni, S Blum - Kulla, Fraser
B và Nolen W (1981), Thomas Jenny đều xác lập nội hàm và ngoại diên của thuật ngữ này theo cách riêng Có thể hiểu, lịch sự là cách ứng xử của con người với con người sao cho phù hợp với các quy tắc xã hội
1.2.1.2 Khái niệm lịch sự trong tiếng Trung Quốc và tiếng Việt
a Lịch sự trong tiếng Trung Quốc là 礼貌 (lễ mạo), bắt nguồn từ những
chế định về lễ trong xã hội phong kiến và được hiểu với nghĩa rộng bao gồm mọi cách ứng xử trong xã hội phát triển về mặt tổ chức
Theo Y Gu (1990) trong "Politeness phenomena in modern Chinese", 礼
貌 (lễ mạo) bắt nguồn từ khái niệm 礼(lễ) được Khổng Tử (551 - 479 tr CN)
dùng để chỉ việc tuân thủ thứ bậc và trật tự xã hội Đây là một trong năm đức tính (nhân, lễ, nghĩa, trí, tín) mà con người cần phải tu dưỡng, rèn luyện và duy trì nó trong các mối quan hệ xã hội Đến khoảng hai hoặc ba trăm năm sau khi
Khổng Tử mất, 礼(lễ) mới bắt đầu được dùng để chỉ khái niệm lịch sự trong ý nghĩa "khiêm tốn với mình và tôn kính với người"(humble yourself but show
respect to other) Có bốn yếu tố cơ bản trong quan niệm của người Trung Quốc
về lịch sự Đó là: sự tôn kính (respectfulness), sự khiêm tốn (modesty), sự nồng hậu (attitudinal warmth) và sự tao nhã (refinement) Trong đó, hai yếu tố tôn
kính và khiêm tốn luôn được đặt lên vị trí quan trọng Khái niệm lịch sự của người Trung Quốc thiên về lịch sự chuẩn mực theo kiểu phương Đông Đây cũng là lý do giải thích vì sao liên quan đến ngôn ngữ lịch sự, xét về mặt biểu đạt, tiếng Trung Quốc có hai lớp từ ngữ đối lập nhau là khiêm ngữ và kính ngữ
b Trong tiếng Việt, "lịch sự" vốn là một từ được ghép từ hai từ tố gốc Hán, về mặt ngữ nghĩa đã được Việt hóa Theo chúng tôi hiểu, đối với người Việt, phạm trù lịch sự phải đặt trong mối quan hệ mật thiết với lễ
Có thể thấy, với người Trung Quốc và người Việt Nam, lịch sự đều bắt
Trang 7nguồn từ những chế định về lễ, phạm trù lễ (đạo đức, lễ giáo, lễ độ, lễ phép) được đề cao hơn phạm trù lịch sự, bao trùm phạm trù lịch sự
1.2.1.3 Mối quan hệ giữa lịch sự và lễ phép
Lễ phép là một phạm trù thuộc đạo đức và văn hóa được đặc biệt coi trọng trong ứng xử, trong quan hệ liên nhân Lễ phép thiên về lịch sự chuẩn mực và là một biểu hiện của lịch sự, hay, lễ phép nằm trong lịch sự, có quan hệ mật thiết với lịch sự
1.2.1.4 Thể diện và các khái niệm hữu quan
a Phạm trù "cái tôi" (self) (ego)
Cái tôi (hay bản ngã) được xem là chủ thể của thể diện Người Trung Quốc nhận thức cái tôi thông qua một loạt các quan hệ xã hội hơn là các đặc tính nội tại của cá nhân, và các hành vi ứng xử của họ, kể cả hành vi ngôn ngữ, cũng bị chi phối bởi các thuộc tính hướng ngoại (quan hệ) hơn là hướng nội
b Khái niệm về thể diện
Thể diện (face) là một trong những khái niệm quan trọng trong các lý thuyết về lịch sự Đó là "hình ảnh cái tôi trước công chúng của một con người,
nó liên quan đến tình cảm và ý thức xã hội của bản thân mà ai cũng mong muốn mọi người nhận ra."
c Quan niệm của người Trung Quốc về thể diện
Tiếng Trung Quốc có nhiều từ tương đương với thuật ngữ thể diện (face),
đó là : 面子(diện tử) mặt ngoài, bề ngoài; thể diện, sĩ diện,面目(diện mục): bộ mặt; diện mạo; mặt mày, thể diện; mặt mũi (danh dự, lòng tự trọng);体面 (thể
diện): thể diện, sĩ diện; vẻ vang; vinh dự; 脸 (kiểm,liểm): mặt, bộ mặt; thể diện,
liêm sỉ; 脸面(kiểm diện): mặt, bộ mặt, khuôn mặt; thể diện; nể mặt; 脸皮 (kiểm
bì): da mặt; thể diện, sĩ diện; ngượng, xấu hổ, nhục; 颜面 (nhan diện): mặt; thể
diện; mặt mũi v.v Thể diện trong quan niệm của người Trung Quốc chính là danh dự và uy tín của một cá nhân trong cộng đồng, hay nói khác đi, đó là hình ảnh xã hội, là chân dung mang tính xã hội của một con người
1.2.1.5 Chiến lược giao tiếp lịch sự
Trong hội thoại, dù xét từ góc độ chủ động hay bị động, hướng nội hay hướng ngoại, đối với bất kỳ nghi thức giao tiếp nào, các mặt thể diện của cả S
Trang 8và H đều có nguy cơ bị đe dọa, vì vậy, nói như P Brown & S.C.Levinson, bất
cứ một sự lựa chọn duy lý nào, cũng sẽ cố tránh những hành động đe dọa thể diện hoặc sẽ cố gắng làm giảm đi mối đe dọa đó Tứ đó, chiến lược giao tiếp và
cả thang độ lịch sự được hình thành
1.2.2 Một số phương diện của ngữ dụng có liên quan đến phạm trù lịch sự
1.2.2.1 Lý thuyết hoạt động giao tiếp
a Giao tiếp và bản chất của giao tiếp
Giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin Đây là bản chất cơ bản của ngôn ngữ Chức năng của giao tiếp là vai trò, nhiệm vụ mà giao tiếp phải thực hiện, phải đảm nhiệm trong đời sống cộng đồng Tùy theo từng cuộc giao tiếp cụ thể
mà chức năng nào được coi là chính Chức năng giao tiếp là chức năng có tính tương tác
b Sự chi phối của các chức năng giao tiếp đối với phạm trù lịch sự
Phạm trù lịch sự có thể bị chi phối bởi nhiều yếu tố trong và ngoài ngôn ngữ, bao gồm: quan hệ liên nhân, hoàn cảnh giao tiếp
c Nghi thức giao tiếp
Nghi thức giao tiếp là một tập hợp các quy tắc ứng xử ngôn ngữ và phi ngôn ngữ liên quan đến đặc điểm văn hóa xã hội, tồn tại trong một giai đoạn lịch sử nhất định của một cộng đồng ngôn ngữ Mối quan hệ của lịch sự và nghi thức giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các hành vi ngôn ngữ
1.2.2.2 Lý thuyết hội thoại và lịch sự
a Hội thoại
Hội thoại (conversation) là “hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến
của ngôn ngữ, cũng là hình thức cơ sở cho mọi hoạt động ngôn ngữ khác” (Diệp Quang Ban, 2003) Hội thoại có thể gồm hai bên (song thoại), ba bên (tam thoại), hoặc nhiều bên (đa thoại)
b Các đơn vị hội thoại
Các đơn vị cấu trúc của hội thoại là :
+ Cuộc thoại (conversation); cuộc tương tác (interaction)
+ Đoạn thoại (séquence)
Trang 9+ Cặp trao đáp (échange)
c Vận động hội thoại
Hội thoại vận động thông qua sự trao lời và sự trao đáp theo những quy tắc nhất định để tương tác lẫn nhau của các nhân vật giao tiếp
d Thương lượng hội thoại
Quá trình diễn ra hội thoại cũng là quá trình thương lượng của các nhân vật giao tiếp, kết quả của sự thương lượng đó là thái độ hợp tác của S và H
1.2.2.3 Lý thuyết hành động ngôn ngữ
a Hành động ngôn ngữ
Trong tương tác hội thoại (conversational interaction), hành động ngôn
ngữ được hiện thực hóa thành những hành vi cụ thể: hành vi tại lời gián tiếp
(indirect illocutionary force) và hành vi tại lời trực tiếp (direct illocutionary
force)
b Câu ngữ vi và động từ ngữ vi
Động từ ngữ vi là các động từ thể hiện các hành vi ngôn ngữ như chào, chúc, khuyên v.v Câu ngữ vi chỉ là một cách thức biểu hiện về giao tiếp và nó
có thể ảnh hưởng đến những sắc thái khác nhau trong giao tiếp
1.2.3 Một số đặc điểm về ngôn ngữ Trung Quốc
1.2.3.1 Về nguồn gốc tiếng Trung Quốc
So với tiếng Hán cổ đại, tiếng Hán hiện đại (hay còn gọi là tiếng Trung Quốc) đã có sự thay đổi lớn về nhiều mặt làm cho tiếng Trung Quốc trở nên gần gũi, dễ học, dễ nhớ hơn
Trang 101.2.4 Bất lịch sự, ranh giới giữa lịch sự và bất lịch sự trong nghi thức giao tiếp
Ở Việt Nam hiện nay, xu hướng nghiên cứu bất lịch sự như một phản đề hầu như chưa được giới thiệu Có thể kể đến Locher Miriam A và Richard J Watts (2008), đặc biệt là Jonathan Culpeper Đương nhiên, nghiên cứu về lịch
sự, không thể không tham khảo về bất lịch sự
1.2.5.1 Khái niệm "bất lịch sự"
"Bất lịch sự là thái độ tiêu cực đối với những hành vi cụ thể xảy ra trong một ngữ cảnh cụ thể Thái độ này được duy trì do mong muốn hay niềm tin rằng làm thế nào để những thuộc tính của một người/ một nhóm người được người khác thừa nhận trong quá trình tương tác Tuy nhiên, trong một hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, một hành vi được xem là bất lịch sự khi hành vi đó mâu thuẫn với những gì mà người khác mong đợi Những hành vi như vậy sẽ gây những tác động tiêu cực hay sự xúc phạm đối với người tiếp nhận Mức độ xúc phạm có thể tăng hay giảm phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn người tiếp nhận có hiểu được hành vi đó là hoàn toàn có chủ đích hay không."
1.2.5.2 Phân loại bất lịch sự
Culpeper (1996) đã chia bất lịch sự thành hai loại: bất lịch sự cố hữu
(inherent impoliteness) và bất lịch sự giả (mock impoliteness)
1.2.5.3 Các chiến lược giao tiếp bất lịch sự
Với quan niệm xem bất lịch sự là "vật ký sinh" của lịch sự (the parasite of
politeness), dựa trên mô hình chiến lược lịch sự của Brown & Levinson,
Culpeper đã đề xuất 5 chiến lược bất lịch sự, cụ thể hóa các phương thức tấn công thể diện
1.2.5.4 Ranh giới giữa lịch sự và bất lịch sự qua nghi thức giao tiếp
Có thể phân biệt nội hàm của hai khái niệm này như sau:
- Đề cao và bảo vệ thể diện của
đối tác đồng thời bảo vệ thể diện
- Tránh hoặc làm giảm nhẹ các hành động nâng cao thể diện cho đối tác
- Thực hiện các hành động đe dọa
Trang 11- Thực hiện các hành động tự đe
dọa thể diện của chính mình
- Làm giảm sự đối đầu trong
giao tiếp
- Phục vụ quyền lợi của đối tác
thể diện của đối tác
- Làm tăng sự đối đầu trong giao tiếp
- Phục vụ quyền lợi của chính mình
Trong chương này, LA đã điểm qua tình hình nghiên cứu về lịch sự của các tác giả trong và ngoài nước Toàn bộ tri thức trong chương này là cơ sở lý thuyết, LA sẽ dựa vào đó để khảo sát đặc điểm lịch sự trong tiếng Trung Quốc qua một số nghi thức giao tiếp dương tính
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA LỊCH SỰ TRONG GIAO TIẾP TIẾNG
TRUNG QUỐC 2.1 Dẫn nhập
Để cụ thể hóa một số vấn đề lý thuyết đã được trình bày ở chương trước,
LA sẽ tiến hành khảo sát, hệ thống và miêu tả ngôn ngữ lịch sự trong tiếng Trung Quốc
2.2 Kính ngữ, khiêm ngữ và vấn đề xưng hô
Hệ thống xưng hô khá phức tạp trong tiếng Trung Quốc có vai trò rất quan trọng trong việc biểu hiện tính lịch sự và cụ thể hơn là lịch sự chuẩn mực Khiêm ngữ và kính ngữ trong tiếng Trung Quốc gắn bó mật thiết với phạm trù xưng hô Nếu khiêm ngữ thường hướng về ngôi thứ nhất (tức là S) trong quá trình giao tiếp, hay nói cách khác là thiên về xưng; thì kính ngữ lại được sử dụng theo trục quy chiếu đơn hướng : người nói (S) -> (người nghe (H)
2.2.4 Nguyên tắc sử dụng kính ngữ và khiêm ngữ trong xưng hô
Cùng với sự xuất hiện của hệ thống từ vựng nói chung, lớp từ ngữ thể hiện sự khiêm nhường và kính trọng cũng xuất hiện như một sự tất yếu của lịch
sử nhằm thỏa mãn nhu cầu giao tiếp của xã hội Nghiên cứu kính ngữ và khiêm ngữ là nghiên cứu những phương tiện ngôn ngữ biểu thị tính lịch sự trong quan
hệ giữa người ở vai dưới với người ở vai trên khi thực hiện các hành động tại lời
2.2.5 Khiêm ngữ và vấn đề xưng hô trong tiếng Trung Quốc
2.2.5.1 Khiêm ngữ
Khiêm ngữ là những từ ngữ lịch sự dùng để biểu thị sự khiêm tốn thường
Trang 12dùng trong giao tiếp
2.2.5.2 Khiêm ngữ và hình thức tự xưng
Dưới đây là kết quả khảo sát các biểu thức khiêm ngữ dùng để tự xưng
trong tiếng Trung Quốc: 小 (tiểu) + X, 卑 (ti) + X ,鄙 (bỉ) + X,贱 (tiện)+ X, 贫
(bần) + X 敝 (tệ)+ X,下 (hạ)+ X, 薄 (bạc)+ X, 寒 (hàn) + X, 不 (bất) + X, 寸 (thốn) + X, 陋 (lậu)+ X, 愚 (ngu) + X, 末 (mạt) + X Nhìn chung, các thành tố
phụ đứng trước X trong các biểu thức khiêm xưng thường là những yếu tố
mang ý nghĩa hạ thấp: ngu muội, bé nhỏ, nông cạn, nghèo, hèn, ít ỏi v.v Nhìn
chung, các khiêm ngữ dùng để tự xưng thường được dùng cả trong giao tiếp ở phạm vi gia đình và xã hội, đặc biệt là trong xã hội cũ Trong giao tiếp gia đình, các từ này thể hiện vị thế, tôn ti, quan hệ huyết thống giữa những người tham gia giao tiếp, góp phần thể hiện thái độ lễ phép cần phải có của S Ở phạm vi giao tiếp xã hội, các từ tự xưng trên, ngoài sắc thái lễ phép, lịch sự, thể hiện vị thế, tôn ti trong xã hội, còn mang đậm dấu ấn của sự khiêm nhường, một trong những đức tính tốt đẹp của người Trung Quốc
2.2.6 Kính ngữ và vấn đề xưng hô trong tiếng Trung Quốc
2.2.6.1 Kính ngữ là gì?
Kính ngữ được hiểu là những hình thức ngôn ngữ lịch sự dùng để thể hiện
sự tôn trọng đối với đối tượng có vị thế cao hơn mình hay đối với người lớn tuổi
2.2.6.2 Kính ngữ và hình thức tôn xưng trong tiếng Trung Quốc
Dưới đây là kết quả khảo sát các biểu thức kính ngữ dùng để tôn xưng
trong tiếng Trung Quốc: 慈 (từ) + X, 大 (đại) + X, 贵(quý) + X, 老(lão)+ X, 太
(thái) + X, 先 (tiên)+ X, 贤(hiền)+ X, 尊 (tôn) + X, 恩 (ân)+ X,高 (cao)+ X, 台 (đài) + X Tùy vào hoàn cảnh giao tiếp cụ thể mà những các kính ngữ được sử
dụng mang sắc thái ý nghĩa khác nhau Các thành tố phụ đi kèm yếu tố X
thường mang ý nghĩa tôn vinh: cao, giỏi, hay, lớn, quý, kính trọng, tôn sùng v.v
Xét từ góc độ lịch đại, hệ thống kính ngữ trong tiếng Trung Quốc qua các thời
kỳ lịch sử có xu hướng phát triển, hoàn thiện và đơn giản dần
2.3 Khiêm ngữ, kính ngữ và các từ ngữ chỉ quan hệ sở thuộc
2.3.1 Khiêm ngữ chỉ quan hệ sở thuộc