Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 28 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
28
Dung lượng
3,65 MB
Nội dung
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THANH OAI TRƯỜNG MẦM NON KIM THƯ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN LÀM ĐỒ DÙNG, ĐỒ CHƠI NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA TRẺ 5 – 6 TUỔI TẠI LỚP 5 TUỔI A1 TRƯỜNG MẦM NON KIM THƯ Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo Năm học 2014 -2015 1 MỤC LỤC NỘI DUNG Mục lục Sơ yếu lý lịch Phần I đặt vấn đề 1 Tên đề tài 2 Lý do chọn đề tài 3 Mục đích nghiên cứu 4 Nhiệm vụ nghiên cứu 5 Phạm vi thời gian thực hiện Phần II Nội dung 1 Cơ sở lý luận 2.Thực trạng của vấn đề a Thuận lợi b.Khó khăn 2.Khảo sát đầu năm 3 Những biện pháp chính * Biện pháp 1: Tự học bồi dưỡng bản thân * Biện pháp 2: Dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi từ những nguyên vật liệu đơn giản ,dễ tìm * Biện pháp 3: Dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi trên tiết học * Biện pháp 4: Dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi ngoài tiết học * Biện pháp 5: Kết hợp với phụ huynh trong việc dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi khi ở nhà Phần III Kết quả của sáng kiến kinh nghiệm Một số sản phẩm của trẻ Phần IV Kết luận và khuyến nghị 1.Kết luận 2.Bài học kinh nghiệm 3 Những khuyến nghị sau khi thực hiện đề tài Tài liệu tham khảo 2 TRANG 1 2 3 3 3 4 4 4 5 5 5 5 5 5 6 6 6 10 15 16 17 19 20 20 20 20 21 PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Tên đề tài: “Một số biện pháp hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi nhằm phát huy tính tích cực của trẻ 5- 6 tuổi” 2 Lý do chọn đề tài Bác Hồ kính yêu của chúng ta vẫn thường nói: “ Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người” Chính vì vậy vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ Mầm non và đồ chơi là phương tiện không thể thiếu đối với bất kỳ đứa trẻ nào Đặc biệt là trong sự phát triển trí tuệ, nhân cách, thể chất cho trẻ Đồ chơi đem lại cho trẻ nhiều niềm vui, đồng thời đồ chơi cũng chính là phương tiện giúp trẻ tiếp thu bài học một cách sinh động và sâu sắc hơn Đồ chơi khiến trẻ nhập vào hành động chơi giống như thực, đáp ứng nhu cầu bắt chước hành động của Người lớn và làm quen thế giới xung quanh Chính đồ chơi là sợi dây bền chắc nhất liên kết trẻ với nhau để cùng chơi, cùng hành động và để duy trì hứng thú của trẻ với trò chơi đồng thời đồ chơi còn giúp trẻ hình thành sự chú ý và ghi nhớ có chủ định, góp phần phát triển trí tuệ, tích luỹ các biểu tượng làm cơ sở cho hoạt động tư duy Hoạt động làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ Mầm non cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục trẻ Trong quá trình trẻ làm đồ dùng đồ chơi đòi hỏi trẻ phải luôn tìm hiểu, khám phá, phát hiện những tính chất của các vật liệu làm đồ chơi cũng như khả năng tạo hình, khả năng tạo ra sức truyền cảm cho chúng, trẻ được lĩnh hội, rèn luyện các kỹ năng kỹ xảo tạo hình Đồ chơi do tự tay mình làm ra, trẻ sẽ cảm thấy yêu quý, hứng thú hơn Đây cũng chính là một hình thức dạy trẻ biết yêu quý sức lao động ngay từ khi còn bé 3 Trong quá trình trẻ làm đồ dùng đồ chơi, trẻ sẽ lĩnh hội được những kinh nghiệm, dễ dàng tiếp thu kiến thức, có thể sẽ đưa ra những sáng kiến riêng, dần dần kỹ năng kỹ xảo tạo hình sẽ ngày một hoàn thiện hơn, đôi bàn tay của trẻ sẽ ngày một linh hoạt và khéo léo hơn Ngoài ra, trẻ sẽ học được cách chia sẻ trong quá trình lao động Điều này sẽ giúp trẻ tích cực, tự chủ trong hoạt động: “ Tớ rất thích làm đồ chơi vì tớ được làm những đồ chơi mà tớ thích” Đây là một trong những câu nói của trẻ trong quá trình tôi quan sát và ghi lại được một cách ngẫu nhiên sau khi trẻ mang sản phẩm do tự tay mình làm lên trưng bày Quả thực, khi đồ chơi do tự tay mình làm ra trẻ sẽ thấy thú vị, tự hào và rất trân trọng Trên thực tế, ở lớp tôi thấy rằng việc hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ còn hạn chế, trẻ tiếp thu kiến thức ở hoạt động này còn chưa sâu, giáo viên chưa có nhiều sáng tạo trong việc dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi nên trẻ chưa phát huy hết được tính sáng tạo và tự lập, đây là điều mà tôi băn khoăn lo lắng Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “ Một số biện pháp dạy làm đồ dùng đồ chơi nhằm phát huy tính tích cực của trẻ 5 – 6 tuổi lớp 5 tuổi A1 Trường Mầm non Kim Thư” 3 Mục đích nghiên cứu Mục đích tôi nghiên cứu “ các biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi làm đồ dùng đồ chơi nhằm phát huy nâng cao tính tích cực , sáng tạo của trẻ” và củng cố, rèn luyện cho trẻ những kỹ năng kỹ xảo thông qua hoạt động làm đồ dùng đồ chơi từ một số nguyên vật liệu đơn giản nhằm thúc đẩy nâng cao hiệu quả giáo dục trong hoạt động tạo hình nói riêng và nâng cao chất lượng đổi mới giáo dục nói chung 4 Nhiệm vụ nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luận - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn +Phương pháp quan sát : Dự giời thăm quan để quan sát chủ yếu các hoạt động của giáo viên và của trẻ trong giờ học chính , các hoạt động ngoài tiết học 4 + Phương pháp điều tra bằng phiếu câu hỏi : Dùng phiếu câu hỏi cho giáo viên và phụ huynh 5 Phạm vi thời gian thực hiện Đề tài được thực hiện trong năm học 2014 - 2015 tại lớp 5 tuổi A1 Trường mầm non Kim Thư Năm học 2014 -2015, tôi được phân công phụ trách lớp 5 tuổi A1 Trường mầm non Kim Thư với tổng số là 34 cháu, trong đó có 19 cháu nam và 15 cháu nữ 1 cháu bị khuyết tật PHẦN II NỘI DUNG I Cơ sở lý luận Ở lứa tuổi mẫu giáo, hoạt động vui chơi chiếm một vị trí hết sức quan trọng nó góp phần giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách con người Vui chơi giúp trẻ học tập, lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội để trẻ vận dụng trong cuộc 5 sống sau này Tuy nhiên, với bản tính luôn thích tìm hiểu, khám phá thế giới, nếu chỉ chơi mà không có đồ chơi hoặc chỉ quan sát với những đồ chơi cũ thì chắc chắn có lúc trẻ sẽ nhàm chán, buồn tẻ Có thể nói, “ Đồ chơi là những dạng đồ vật, không thể thiếu vắng trong các cuộc vui chơi của bất cứ đứa trẻ nào” Trong đồ chơi thể hiện tình cảm điển hình của đồ vật chính là hình dáng tổng quát của đồ chơi giúp trẻ có thể tái tạo và thể hiện những hành động tương ứng với đồ vật ấy Đối với trẻ đồ chơi là người bạn đồng hành không thể thiếu trong một trò chơi, là một trong nhiều phương tiện để trẻ thực hiện các trò chơi, bởi chính trò chơi đã giúp trẻ tự tạo ra hoàn cảnh chơi, hình thức chơi, không gian chơi theo đúng ý tưởng của mình Chính vì vậy, đồ chơi có ý nghĩa hết sức to lớn và lớn lao, và cũng là phương tiện để tổ chức để chăm sóc và giáo dục trẻ Mầm non II Thực trạng của vấn đề 1 Thuận lợi - Được sự quan tâm của Phòng Giáo dục đào tạo Thanh Oai cùng với sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà Trường đã thường xuyên quan tâm bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ cho giáo viên - Nhìn chung trẻ đi học chuyên cần cùng độ tuổi, đều khỏe mạnh nhanh nhẹn, tích cực tham gia vào các họat động của lớp - Bản thân là một giáo viên Mầm non tôi đã nắm vững chuyên môn, luôn yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, làm một số đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các họat động 2 Khó khăn - Không gian lớp còn chật hẹp chưa đảm bảo cho các hoạt động - số trẻ chưa qua lớp mẫu giáo bé mẫu giáo nhỡ là : 10 cháu đạt tỷ lệ 29,4 % Nên các cháu còn bỡ ngỡ và nhút nhát, khả năng tiếp thu bài chậm - Chưa có nhiều thời gian để làm nhiều đồ dùng đồ chơi tự tạo cho trẻ - Cơ sở vật chất còn hạn chế, đồ dùng chưa phong phú về chủng loại 6 - Phụ huynh chưa quan tâm đến việc đóng góp nguyên vật liệu để phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên cũng như việc học tập của con em mình 2 Kết quả khảo sát đầu năm * Mức độ tích cực Mức độ Trẻ tích cực sáng tạo Trẻ không tích cực Trẻ yếu kém * Về kỹ năng Số trẻ 12 17 05 Kỹ năng quan sát kết hợp STT 1 2 3 4 vẽ, tô màu, cắt, xếp dán Loại tốt Loại khá Loại Trung bình Loại yếu Tỷ lệ % 35% 50% 14,1% Kết quả Số lượng Tỷ lệ % 09 26% 12 36% 9 26% 04 12% 3 Những biện pháp chính Để có thể tổ chức tốt hoạt động dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi, đòi hỏi giáo viên phải có một kế hoạch chi tiết và cô thể theo một hệ thống bài tập, giáo viên cũng cần phải chú ý đến phương pháp truyền đạt, thời điểm truyền đạt… Chính vì vậy để dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo, tôi đã đưa ra một số biện pháp như sau: * Biện pháp 1: Tìm tòi, học hỏi bồi dưỡng bản thân Để có thể thực hiện tốt hoạt động “ Dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi” trước hết giáo viên mầm non không chỉ nghiên cứu nắm vững mục đích yêu cầu của hoạt động mà giáo viên còn cần phải nắm chắc được các phương pháp và biện pháp thực hiện giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, không bị gò bó, áp đặt giúp trẻ hiểu bài sâu và vận dụng những điều đã học vào thực tế hàng ngày của trẻ Vì vậy, để giúp trẻ 5 – 6 tuổi lớp tôi làm được một số đồ dùng đồ chơi nhằm phát huy tính tích cực của trẻ thì tôi đã: - Đọc và nghiên cứu kỹ chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non 56 tuổi 7 - Tham gia các đợt kiến tập và các chương trình chuyên đề do phòng tổ chức - Tìm đọc tham khảo những cách làm đồ dùng đồ chơi đơn giản trên sách báo, tạp chí mầm non - Xem các chương trình truyền hình về chăm sóc giáo dục trẻ mầm non trên các kênh truyền hình như VTC11 ( Chương trình “ Những tờ giấy diệu kỳ” dạy trẻ cách làm một số đồ dùng đồ chơi cho trẻ mầm non, vào mạng xem các chương trình “Hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ mầm non” Như vậy, qua tự bồi dưỡng bản thân, học hỏi đồng nghiệp cũng như xem các phương tiện thông tin hiện đại tôi đã nắm vững được các phương pháp để dạy trẻ làm dược một số đồ dùng đồ chơi nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ * Biện pháp 2: Tổ chức cho trẻ làm đồ dùng đồ chơi từ những nguyên vật liệu đơn giản dễ tìm Có thể nói: “ Đồ chơi là một phương tiện không thể thiếu đối với bất kỳ đứa trẻ nào đặc biệt là trong sự phát triển trí tuệ, nhân cách, thể chất cho trẻ Đồ chơi mang lại cho trẻ nhiều niềm vui Nhưng trong khi đó những đồ chơi hiện có trong lớp lại mang tính phổ biến, còn hạn chế về số lượng và ít được thay đổi Vì vậy trẻ sẽ không phát huy được tính tích cực và sáng tạo trong hoạt động Hơn thế nữa trẻ Mầm non rất thích được tự mình tìm tòi khám phá, thích tự tay mình làm ra một cái gì đó, và việc tự tay mình làm ra một đồ chơi là điều mà theo tôi nghĩ trẻ sẽ rất hứng thú và tích cực, và sẽ thích thú hơn nếu những đồ chơi đó lại được trẻ làm ra từ chính những nguyên vật liệu đơn giản dễ tìm ngay trong gia đình trẻ Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi gia đình thường có rất nhiều những nguyên vật liệu bị loại bỏ sau khi sử dụng như: Lõi giấy vệ sinh, đĩa CD, chai nhựa, lon bia, giấy báo, vỏ hộp sữa hút, sữa chua đó là những nguyên vật liệu rất phong phú và đa dạng có thể làm được những việc hữu ích, nếu chúng ta có ý thức thu gom chọn lọc từ nguồn phế thải đó và có ý tưởng làm đồ dùng đồ chơi 8 thì có thể biến những chiếc hộp to nhỏ thành những ô tô, tàu hoả và một số đồ chơi khác có thể để trang trí để học và để trong các góc chơi của trẻ trong Trường mầm non Làm như vậy chúng ta sẽ tiết kiệm được tiền mua sắm vật liệu, tạo ra nhiều đồ chơi mang tính sáng tạo phong phú cho lớp học của mình Những đồ chơi này vừa dễ làm vừa dễ sử dụng trong các giờ học và trong các hoạt động Ví dụ: Với chủ đề “ Trường mầm non” Đề tài: Làm ống đựng bút Chuẩn bị: bìa cứng, keo, kéo, giấy màu hoặc giấy hoa Cách làm: + Đầu tiên tôi hướng dẫn trẻ dùng kéo để cắt bìa cứng ra làm nhiều phần có độ dài ngắn khác nhau + Tiếp theo tôi cho trẻ lấy keo dính giấy màu mà tôi đã cắt sẵn theo kích thước của bìa giấy sau đó tôi dính hai đầu mép giấy lại với nhau, rồi sắp xếp chúng lại với nhau + Sau đó tôi cho trẻ lấy keo phết lên mặt tấm bìa giầy có dạng hình trụ mà trẻ vừa dính được lên tấm bìa cứng đó sao cho chúng dính lại với nhau thành khối vững chắc + Cuối cùng tôi cho trẻ dùng kéo cắt bớt phần bìa cứng thừa ở xung quanh + Sản phẩm của trẻ: 9 Hình ảnh “Ống đựng bút” Trong quá trình trẻ làm tôi đã bao quát hướng dẫn giúp đỡ trẻ làm, trẻ tỏ ra rất hứng thú và tham gia rất tích cực Như vậy, chỉ với cách làm đơn giản từ những nguyên vật liệu cũng hết sức đơn giản dễ tìm trẻ đã tạo thành những ống đựng bút cho mình thật đẹp, có thể sử dụng để trang trí góc chơi của trẻ ở trong lớp hay dùng cho trẻ đựng bút màu ở góc học tập Cũng từ vỏ hộp sữa chua kết hợp với một số nguyên vật liệu khác như: xốp màu, băng dính hai mặt, vỏ que kem, kéo tôi dạy trẻ làm những chú gà, chú thỏ thật đáng yêu trong chủ đề “ Thế giới động vật” + Đầu tiên tôi cho trẻ lấy băng dính hai mặt quấn xung quanh vỏ hộp sữa chua vào xung quanh làm thân con gà + Tiếp theo tôi cho trẻ dùng bút chì vẽ mắt con thỏ, đuôi thỏ tôi và và chân thỏ tôi dùng xốp màu trắng để tạo thành đôi bàn chân của chú thỏ, tai thỏ tôi cắt 2 nét cong dài và 2 hình màu hồng nhỏ hơn để dán đè lên 2 hình màu trắng để làm đôi tai thỏ , sau đó tôi gắn các chi tiết lại với nhau để tạo thành chú thỏ dễ thương + Cũng tương tự như làm chú thỏ, tôi hướng dẫn trẻ làm con gà, con vịt và các con vật khác + Sản phẩm của trẻ: 10 + Cuối cùng cho trẻ mang bông hoa của mình lên bàn trưng bày sản phẩm cho các bạn nhận xét : + Bông hoa này như thế nào? Vì sao đẹp? + Bạn cắt cánh hoa có tròn cánh không? + Xếp dán có đều không? + Con thích nhất bông hoa của bạn nào? Vì sao con thích? - Sau đó tôi nhận xét chung bài của cả lớp - Sản phẩm của trẻ: Hình ảnh “Bông hoa” Với hoạt động này trẻ tỏ ra rất hăng say, thích thú với đồ chơi mà chính tay mình làm ra mặc dù có lúc trẻ gặp khó khăn 14 Tuy nhiên trong quá trình trẻ thực hiện tôi luôn quan sát giúp đỡ trẻ yếu, kịp thời khích lệ động viên trẻ khá Với những bông hoa này trẻ có thể dùng để trang trí góc học tập, trang trí lớp học của trẻ Với đề tài: Dạy trẻ làm búp bê Chuẩn bị: Giấy bìa cứng, hồ dán, giấy màu, vải, hạt cườm, kim tuyến, bút dạ, 1 quả bóng nhỏ, len màu đen Tiến hành: - Tôi trò chuyện với trẻ về một số đồ chơi mà trẻ thích - Dạy trẻ làm búp bê: + Tôi cho trẻ dùng bút dạ vẽ mắt, mũi, miệng lên quả bóng nhỏ + Gấp đôi hình tròn to để làm phần thân của búp bê + Lấy hồ dán phần đầu vào phần thân của búp bê + Tiếp theo cho trẻ cắt chỉ ra và dùng keo để dán lên đầu làm tóc cho búp bê + Cuối cùng cho trẻ phết hồ lên giấy màu hoặc ( vải) toàn thân con búp bê sau đó cho trẻ gắn những hạt cườm vào phần thân váy trang trí cho búp bê + Trong quá trình làm tôi quan sát nhắc trẻ những kỹ năng cắt , vẽ, gắn, dán để trẻ hoàn thiện sản phẩm của mình + Trẻ làm xong tôi cho trẻ mang sản phẩm của mình lên bàn trưng bày cho cả lớp nhận xét.( Cho cả lớp nhận xét về kỹ năng cắt xếp dán của trẻ) Sau đó tôi nhận xét chung bài của cả lớp + Sản phẩm của trẻ: 15 Hình ảnh “ Các bạn búp bê ” Với bạn búp bê này trẻ có thể dùng để trang trí lớp học, dùng để chơi hoạt động góc Với chủ đề “ Thế giới động vật” Đề tài: Dạy trẻ làm con gà con Chuẩn bị: - Tờ bìa hình chữ nhật 4 x 6cm, 6 x 10cm - Giấy màu, kéo, hồ dán, bút màu Tiến hành: - Tôi cho trẻ kể về một số con vật trong gia đình nhà trẻ - Sau đó tôi cho trẻ quan sát đồ chơi “ Con gà con” và cho trẻ nhận xét đặc điểm của gà trống gồm 3 bộ phận chính: Đầu, cổ, mình - Hướng dẫn trẻ làm: + Tôi cho trẻ cắt 2 hình chữ nhật dài 4 x 6cm, và 6 x 10 cmđê làm đầu và làm thân con gà con, + Tiếp theo tôi cho trẻ gấp hình chữ nhật làm đôi và cắt 2 xiên hai bên để làm mỏ của chú gà con + Cho trẻ gấp đôi tờ bìa cắt 2 nét cong để làm cánh gà + Tôi dùng tờ giấy hình chữ nhật dài 4 x 6cm quấn 2 mép giấy lại với nhau tạo thành một hình trụ Tương tự như vậy tôi cũng quấn tờ giấy 6 x 10 cm lại để tạo thêm một hình trụ nữa 16 + Dùng hồ dán đầu gà vào thân gà + Tiếp theo tôi cho tre dán mỏ gà vào + Tiếp theo tôi trẻ dán 2 nét cong hai bên để tạo thành cánh cho chú gà con + Cho trẻ lấy giấy màu kích thước 2 x 4cm rồi gấp đôi hai lần, vẽ 2 nét cong để tạo thành đôi chân cho chú gà con + Trẻ làm xong cho trẻ mang sản phẩm của mình lên bàn trưng bày cho cả lớp nhận xét: Trẻ nhận xét về kỹ năng cắt dán như thế nào? sau đó tôi nhận xét chung bài của cả lớp + Sản phẩm của trẻ 17 Hình ảnh “ Con gà con” Với chú gà con này trẻ có thể dùng để trang trí góc học tập, trang trí lớp hoặc có thể mang về nhà tặng ông bà bố mẹ Với chủ đề “ Gia đình” Đề tài: Dạy trẻ làm khung ảnh Chuẩn bị: - 8 – 12 que kem - Giấy màu, kéo, hồ dán, bút màu Tiến hành: - Tôi cho trẻ quan sát một số hình ảnh về gia đình - Sau đó tôi trò chuyện cùng với trẻ về gia đình của trẻ và hỏi trẻ xem gia đình trẻ có chụp lại những bức ảnh kỉ niệm không, sau đó tôi cho trẻ quan sát khung ảnh mẫu và cho trẻ nhận xét: khung ảnh làm bằng chất liệu que gỗ và khung ảnh có dạng hình chữ nhật - Hướng dẫn trẻ làm: + Tôi cho trẻ cắt các hình bằng giấy màu mà trẻ thích + Tiếp theo tôi cho trẻ xếp các que kem chồng lên nhau thành hình chữ nhật để tạo thành khung ảnh + Sau đó tôi giúp trẻ dùng keo nến gắn cố định các que kem lại với nhau + Tiếp theo tôi cho tre xếp chồng các que kem lên nhau + Cứ như vậy tôi cho trẻ xếp chồng lên nhau và gắn keo nến vào cho cố định + Sau đó tôi cho trẻ dùng dùng bút dạ màu vẽ lên trang trí các hình mà trẻ thích lên khung anh + Trẻ làm xong cho trẻ mang sản phẩm của mình lên bàn trưng bày cho cả lớp nhận xét: Trẻ nhận xét về kỹ vẽ và tô màu như thế nào? sau đó tôi nhận xét chung bài của cả lớp + Sản phẩm của trẻ 18 Hình ảnh: Khung ảnh Như vậy, trong quá trình trẻ làm đồ dùng đồ chơi trên tiết học, trẻ sẽ dần hoàn thiện những kỹ năng tạo hình từ đơn giản đến phức tạp, tư duy, sự tưởng tượng và nhận thức của trẻ sẽ ngày một nâng cao dần * Biện pháp 4: Dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi ngoài tiết học Có thể nói đây là một hoạt động mang tính tự do mà trẻ có thể tham gia một cách tự nguyện, tự giác Các hoạt động này có thể diễn ra ở những thời điểm khác nhau trong ngày một cách hợp lý như dạo chơi, sinh hoạt chiều Tổ chức các cuộc thi có thể là “ Bé khéo tay” để cho trẻ có cơ hội được làm đồ chơi dự thi Với hoạt động chiều và trong các cuộc thi, tôi thường chuẩn bị cho trẻ những nguyên vật liệu đơn giản và phổ biến Yêu cầu về kiến thức và kỹ năng 19 của trẻ hầu hết là nhằm rèn luyện, củng cố những kỹ năng đã học, khuyến khích trẻ vận dụng những kỹ năng cũ để sáng tạo ra những sản phẩm mới có thể là trẻ tự tưởng tượng hoặc cô có thể gợi ý Ví dụ: Trong giờ dạo chơi ngoài sân trường tôi cho trẻ nhặt những chiếc lá rụng và hướng dẫn trẻ từ những chiếc lá đó có thể làm được rất nhiều đồ chơi , các con cuộn lá lại để làm những chiếc kèn thổi rất hay, hoặc có thể cuộn dọc lá rồi dùng dây buộc lại sau đó lấy một chiếc dây khác buộc phần cuống lại làm con cào cào ngoài ra từ chiếc lá còn có thể làm con châu chấu Làm như vậy trẻ vừa được tham gia vào hoạt động dạo chơi, lao động lại vừa góp phần làm sạch sân trường và đặc biệt trẻ làm được một đồ chơi do chính tay mình làm ra, trẻ sẽ rất hứng thú và tham gia một cách rất tích cực Như vậy, việc dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi không chỉ có thể tổ chức trên tiết học mà còn có thể tổ chức ngoài tiết học Hoạt động dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi luôn được trẻ ủng hộ và tham gia khá nhiệt tình Ngoài ra, trong những giờ sinh hoạt chiều, tôi thường tổ chức cho trẻ tự làm một đồ chơi cho riêng mình từ những nguyên vật liệu đã qua sử dụng, tuy đó chỉ là những đồ chơi rất đơn giản nhưng đây là một việc làm hết sức ý nghĩa đối với trẻ, hơn thế nữa tôi tổ chức một cuộc thi làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ và chắc chắn không khí của tiết học sẽ trở nên tưng bừng và náo nhiệt hơn Sản phẩm của trẻ làm ra vừa để ngắm vừa là một món quà độc đáo của trẻ nhỏ dành cho người thân bằng chính sức lao động và khả năng cùa mình, lại vừa thoả mãn chính nhu cầu chơi của trẻ 20 Sau đây là hình ảnh cô và cháu lớp A1 dang làm đồ dùng đồ chơi từ những nguyên vật liệu đơn giản: * Biện pháp 5: Kết hợp với phụ huynh trong việc dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi khi ở nhà Để thực hiện tốt hoạt động dạy trẻ làm đồ dựng đồ chơi là nhờ một phần không nhỏ của các bậc phụ huynh tham gia đóng góp nguyên vật liệu đó qua sử dụng như : Lõi giấy vệ sinh, chai dầu gội đầu, dầu rửa bát, đĩa CD để cho cô giáo và trẻ cùng làm đồ dựng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động Việc phụ huynh đóng góp nguyên vật liệu như vậy đó góp phần tăng thêm hứng thú và sự tích cực của trẻ trong việc tham gia vào hoạt động làm đồ dùng đồ chơi Và để làm được điều này tôi đó phải xây dựng một hệ thống bài tập dạy trẻ làm đồ dựng đồ chơi, lên kế hoạch cụ thể, cô hướng dẫn rõ ràng, dễ hiểu về một bài tập dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi nào đó và phụ huynh có thể cùng tham gia, phối kết hợp với giáo viên dạy trẻ làm đồ dựng đồ chơi ngay cả khi ở nhà Ví dụ: Với chủ đề “ Thế giới động vật” tôi xây dựng một loạt các bài tập dạy trẻ làm các con vật như làm con thỏ, con gấu, con lợn kèm theo đó là 21 những hướng dẫn cách làm cụ thể đưa cho phụ huynh để phụ huynh có thể cùng với trẻ làm đồ chơi khi ở nhà Hay với chủ đề “ Thế giới thực vật” tôi xây dựng một loạt các bài tập dạy trẻ làm các loại hoa từ những nguyên vật liệu khác nhau như: Lõi giấy vệ sinh, vá kẹo, hốp sữa chua và kèm theo đó cũng là những hướng dẫn cách làm cụ thể để phụ huynh có thể dạy trẻ làm Ngoài ra, tôi thường xuyên mời phụ huynh tham quan góc học tập, xem các đồ dựng đồ chơi do chính tay trẻ làm để phụ huynh thấy được rằng con em mình hoàn toàn có thể làm được đồ chơi từ những nguyên vật liệu thiên nhiên đó qua sử dụng Bên cạnh đó tôi thường xuyên trao đổi trực tiếp với phụ huynh một số kiến thức về việc dạy trẻ làm đồ dựng đồ chơi trong các giờ đón và trả trẻ, từ đó phụ huynh có thể đóng góp cho cô giáo những kiến thức mới trong hoạt động dạy trẻ làm đồ dựng đồ chơi và đóng góp những nguyên vật liệu thiên nhiên đó qua sử dụng cho nhà trường Tôi nghĩ đây cũng là một hình thức khá hay trong việc phát huy ở trẻ tính tích cực sáng tạo trong hoạt động dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi PHẦN III: KẾT QUẢ THỰC HIỆN Như vậy, qua một năm đi sâu và thực hiện nghiên cứu đề tài và tiến hành một số biện pháp dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi, tôi đã tìm ra những biện pháp tích cực phù hợp để nâng cao hiệu quả giảng dạy của cô và chất lượng học tập của trẻ ở hoạt động làm đồ dùng đồ chơi, kết quả thu được như sau: 1 Về phía cô giáo - Bản thân được trau dồi kiến thức kỹ năng và nghệ thuật dạy trẻ - Được phụ huynh tín nhiệm - Bản thân đã có sự sáng tạo trong hoạt động dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi 2 Về phía trẻ 22 - Trẻ mẫu giáo lớn rất hứng thú với hoạt động này, không những vậy trẻ rất sáng tạo trong cách trang trí cho đồ dùng đồ chơi của mình - Với cách làm đồ dùng đồ chơi hết sức đơn giản, trẻ mẫu giáo lớn có thể trang trí bằng nhiều hình thức khác nhau, bạn thì thích trang trí bằng giấy màu cho chiếc kèn của mình thêm xinh xắn, bạn thì lại thích sử dụng màu nước như những họa sĩ chuyên nghiệp, bạn thì lại rất tâm đắc với cái tài cắt dán bằng giấy màu - Nhìn chung trẻ trở nên sáng tạo hơn, linh hoạt hơn trong hoạt động tạo hình, thông qua việc dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi trẻ khám phá ra nhiều điều mới lại trong cách cắt dán trang trí Mỗi khi làm xong một đồ chơi, trẻ rất phấn khởi và vui sướng * Bảng kết quả so sánh đối chứng * Mức độ hứng thú Mức độ Trẻ hứng thú Trẻ không hứng thú Trẻ yếu kém Đầu năm Số trẻ Tỷ lệ% 14 16 4 Cuối năm Số trẻ Tỷ lệ % 42% 47% 11% 30 3 1 88,2% 8,8% 3,0% * Kỹ năng của trẻ: STT 1 2 3 4 Xếp loại Tốt Khá Trung Bình Yếu Đầu năm Số lượng Tỷ lệ% 09 12 9 04 26% 36% 26% 11% 3.Một số sản phẩm của trẻ 23 Cuối năm Số lượng Tỷ lệ 19 12 2 1 55,9% 35,2% 5,9% 3,0% Hình ảnh: Những bông hoa Hình ảnh: Cây dừa Hình ảnh: Con thỏ - con gà Hình ảnh: Các bạn búp bê 24 Hình ảnh: Con cua từ vỏ chai chai Hình ảnh: Con chuồn chuồn Hình ảnh: Con lợn từ vỏ sữa chua Hình ảnh: Con gấu từ đĩa CD PHẦN IV KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận Tóm lại, với những biện pháp đã nêu trên đã giúp tôi xác định được rõ mục tiêu và tầm quan trọng của việc dạy trẻ 5 – 6 tuổi làm đồ dùng đồ chơi Nó giúp trẻ thấy mạnh dạn tự tin hơn nhiều khi thấy sản phẩm của mình làm ra được cô giáo và người lớn đánh giá Qua đó phát huy được tính tích cực sáng tạo của trẻ, trẻ thấy yêu thích khi đến lớp học, cô giáo thấy tự tin nhiệt tình say mê và yêu nghề hơn 2 Bài học kinh nghiệm Qua một năm thực hiện đề tài, bản thân tôi đã rút ra một số kinh nghiệm như sau: Để dạy trẻ 5 - 6 tuồi làm được đồ dùng đồ chơi nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ thì: - Giáo viên phải nắm vững phương pháp bộ môn - Tích cực tham khảo các tài liệu trong và ngoài chương trình, học hái đồng nghiệp để nâng cao trình độ, hình thức và phương pháp giảng dạy phù hợp 25 - Bản thân phải chịu khó, kiên trì, có khả năng tạo hình tốt để tạo ra những sản phẩm đẹp, phù hợp với độ tuổi của trẻ - Nên dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi đơn giản từ những nguyên vật liệu dễ tìm - Cần có sự kết hợp với phụ huynh một cách khéo léo, lôi cuốn phụ huynh để phụ huynh đóng góp những nguyên vật liệu đã qua sử dụng - Giáo viên cần phải tạo nhiều cơ hội cho trẻ được tham gia vào nhiều hoạt động, được giúp cô giáo những công việc vừa sức, đồ chơi được làm trên cơ sở hứng thú, theo nhu cầu của trẻ mới đạt hiệu quả cao nhất trong công tác giáo dục trẻ mầm non 3 Những khuyến nghị sau khi thực hiện đề tài Qua một năm thực hiện đề tài tôi xin đóng góp một số ý kiến như sau: - Để thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ, tôi mong được sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, các đồng nghiệp giúp đỡ tôi về chuyên môn cũng như tạo điều kiện để tôi được học hỏi kinh nghiệm của trường bạn - Đối với nhà trường: + Mua sắm thêm đồ dùng, đồ chơi trang thiết bị học tập và vui chơi cho cô và trẻ + Mua thêm giá đồ chơi cho trẻ - Đối với Phòng giáo dục: + Thường xuyên mở những đợt kiến tập dự giờ có chất lượng cao hơn nữa để tạo điều kiện cho giáo viên học tập và nâng cao trình độ chuyên môn hơn nữa + Quan tâm hơn đến đời sống giáo viên để chúng tôi yên tâm công tác và giáo dục được tốt hơn Trên đây là một số biện pháp dạy trẻ 5 – 6 tuổi làm đồ dùng đồ chơi nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ trong Trường Mầm non Kim Thư của tôi, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp để tôi ngày càng thực hiện tốt hơn 26 Xin chân thành cảm ơn! Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Kim Thư, ngày 16 tháng 4 năm 2015 Tôi xin cam đoan SKKN do tôi viết, không sao chép.Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm Tác giả Lê Thị Hiển TÀI LIỆU THAM KHẢO STT TÊN TÀI LIỆU NHÀ XUẤT BẢN 1 Phương pháp tổ chức hoạt động tạo NXB Đại học sư phạm 2 hình cho trẻ mầm non Hoạt động tạo hình trong Trường mầm NXB “ Khai sáng” 3 4 non Tạp chí giáo dục mầm non NXB giáo dục Việt Nam Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương NXB giáo dục Việt Nam trình giáo dục mầm non 5 5- 6 tuổi Các hoạt động tạo hình cho trẻ mầm NXB giáo dục Việt Nam non 5 - 6 tuổi 27 28 ... “ Một số biện pháp dạy làm đồ dùng đồ chơi nhằm phát huy tính tích cực trẻ – tuổi lớp tuổi A1 Trường Mầm non Kim Thư” Mục đích nghiên cứu Mục đích tơi nghiên cứu “ biện pháp dạy trẻ 5- 6 tuổi làm. .. vật liệu đơn giản dễ tìm trẻ làm nhiều đồ dùng đồ chơi cho trẻ tỏ tích cực * Biện pháp 3: Dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi tiết học Để giúp trẻ mầm non phát huy tính tích cực sáng tạo nên đan xen... Những biện pháp * Biện pháp 1: Tự học bồi dưỡng thân * Biện pháp 2: Dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu đơn giản ,dễ tìm * Biện pháp 3: Dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi tiết học * Biện pháp