1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương ôn thi thpt quốc gia môn: ngữ văn

130 800 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

I. Một số vấn đề cần rút kinh nghiệm trong công tác ôn thi THPT quốc gia môn Ngữ văn năm học 20142015 1. Về rà soát và thực hiện chương trình: Vẫn còn nhiều lúng túng trong việc xác định trọng tâm ôn thi do chưa nghiên cứa kĩ định hướng của Bộ giáo dục về phạm vi ” cơ bản là chương trình lớp 12”. Một số trường, lớp bỏ lại các bài học ra khỏi nội dung ôn tập do cảm nhận đó là những bài khó. 2. Còn một bộ phần chưa nghiên cứu kĩ định hướng đổi mới kiểm tra đánh ra, chưa dành sự đầu tư thích đáng để học sinh được luyện tập đề thi dạng mở, đề thi gắn với thực tiễn đời sống xã hội. 3. Chưa nghiên cứu kĩ cách đánh giá và thang điểm mới, do đó chưa rèn được kĩ năng làm bài đáp ứng thang điểm chấm. 4. Về tổ chức ôn tập: Việc lên kế hoạch ôn tập còn nhiều bất ổn do việc thực hiện chương trình không đồng bộ, do đối tượng học sinh không đồng đều, còn hoặc lạm dụng thi thử hoặc chưa chú trọng; Chưa cân đối giữa ôn tập bộ phận và tổng ôn. 5. Về tổ chức hoạt động ôn tập: Còn lúng túng giữa giao việc về nhà, thực hiện ôn tập trên lớp, giữa các hình thức ôn tập. Một số còn dạy lại bài, một số nơi khác lạm dụng chữa đề hoặc giao cho Hs làm đề cương mà không có định hướng, sửa chữa. Hình thức ôn tập còn đơn điệu, buồn tẻ. 6. Về phương pháp: Do lúng túng về tổ chức nên lúng túng về phương pháp ôn tập. Nhìn chung, phương pháp ôn thi còn cũ kĩ, buồn chán. Hình thức làm việc tay đôi, gọi một một vài học sinh viết lên bảng hoặc treo bảng phụ, giáo viên giảng giải và cả lớp lắng nghe. Ở một số trường có hiện tượng đọc cho HS ghi bài rồi yêu cầu học thuộc. Các em HS cũng đi mượn bài của nhau và chép. Chưa thật sự có phương pháp và cách thức tổ chức phù hợp với từng đối tượng HS. HS gặp khó khăn về phương pháp học tập, về kĩ năng làm bài do chưa được ôn tập tíc cực và chủ động 7. Về thi thử: Chưa có sự thống nhất phạm vi ra đề với tiến độ ôn tập, dẫ đến sự đánh giá thiếu chính xác, tốn thời gian. Bài thi thử xong còn chưa được sửa chữ và tự sửa chữa kĩ.

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG

Trường THPT Quốc Tuấn

Trang 2

2 Còn một bộ phần chưa nghiên cứu kĩ định hướng đổi mới kiểm tra đánh ra, chưa dành sự đầu tư thích đáng

để học sinh được luyện tập đề thi dạng mở, đề thi gắn với thực tiễn đời sống xã hội

3 Chưa nghiên cứu kĩ cách đánh giá và thang điểm mới, do đó chưa rèn được kĩ năng làm bài đáp ứng thangđiểm chấm

4 Về tổ chức ôn tập: Việc lên kế hoạch ôn tập còn nhiều bất ổn do việc thực hiện chương trình không đồng

bộ, do đối tượng học sinh không đồng đều, còn hoặc lạm dụng thi thử hoặc chưa chú trọng; Chưa cân đốigiữa ôn tập bộ phận và tổng ôn

5 Về tổ chức hoạt động ôn tập: Còn lúng túng giữa giao việc về nhà, thực hiện ôn tập trên lớp, giữa các hìnhthức ôn tập Một số còn dạy lại bài, một số nơi khác lạm dụng chữa đề hoặc giao cho Hs làm đề cương màkhông có định hướng, sửa chữa Hình thức ôn tập còn đơn điệu, buồn tẻ

6 Về phương pháp:

- Do lúng túng về tổ chức nên lúng túng về phương pháp ôn tập Nhìn chung, phương pháp ôn thi còn cũ kĩ,buồn chán Hình thức làm việc tay đôi, gọi một một vài học sinh viết lên bảng hoặc treo bảng phụ, giáo viêngiảng giải và cả lớp lắng nghe Ở một số trường có hiện tượng đọc cho HS ghi bài rồi yêu cầu học thuộc Các

em HS cũng đi mượn bài của nhau và chép

- Chưa thật sự có phương pháp và cách thức tổ chức phù hợp với từng đối tượng HS HS gặp khó khăn vềphương pháp học tập, về kĩ năng làm bài do chưa được ôn tập tíc cực và chủ động

7 Về thi thử: Chưa có sự thống nhất phạm vi ra đề với tiến độ ôn tập, dẫ đến sự đánh giá thiếu chính xác, tốnthời gian Bài thi thử xong còn chưa được sửa chữ và tự sửa chữa kĩ

II Xây dựng nội dung ôn tập

Căn cứ công văn chỉ đạo của Bộ giáo dục về nội dung thi THPT quốc gia “nằm trong chương trìnhTHPT, chủ yếu là chương trình lớp 12”, các giáo viên, tổ/nhóm rà soát chương trình và xây dựng nội dung ôntập

- Rà soát tiến độ kết thúc chương trình để có thời gian ôn tập thống nhất toàn khối 12

- Xây dựng các chủ đề ôn tập; Đọc – hiểu: thơ, Đọc hiểu Truyện, đọc- hiểu chính luận; Làm văn về truyện;kí; thơ; nghị luận; Làm văn nghị luận xã hội

- Sau khi có các chủ đề lớn, nên chia thành các tiểu chủ đề: Kiểu bài, dạng câu hỏi Riêng NLXH cần xâydựng chủ đề về hiện tượng đời sống với các vấn đề đang được xã hội quan tâm Ở mỗi bài, mỗi chủ đề, nênxác định nội dung trong tâm Bên cạnh đó, thống nhất nội dung phát triển năng lực hiểu và vận dụng

- Từ nội dung ôn tập, căn cứ vào tình hình HS và GV, căn cứ vào quĩ thời gian, lên kế hoạch chung chotổ/nhóm và kế hoạch cá nhân

III Phương pháp ôn tập

1 Phối hợp các chủ đề, các dạng bài, các hình thức tổ chức, các không gian… trong quá trình ôn tập để tránhnhàm chán;

Giao nhiệm vụ chuẩn bị ôn tập về nhà cho HS chuẩn bị trước Khi giao lưu ý tính vừa sức luôn kèm theo chỉdẫn cách thực hiện và tài liệu Nên giáo việc theo nhóm học tập để các em có trách nhiệm đôn đốc hỗ trợnhau

2 Nên thiết kế phiếu chuẩn bị bài mà ở đó có khung ý, có gợi dẫn, HS có thể phát triển Để phần giấy trắnghôm để các em sửa chữa hoàn thiện

3 Trên lớp, tổ chức cho HS thảo luận về dạng đề, về hệ thống luận điểm,luận cứ GV chốt lại, bổ sung Dànhthời gian cho HS sửa chữa nâng cấp sản phẩm, bổ sung ý riêng Dành thời gian viết đoạn, để các em tự chia

sẻ, sửa chữa cho nhau

4 Hết một chủ đề, một dạng bài nên có hội thảo, viết bài

5 Lấy ý kiến HS về đề xuất cách học, đề xuất sự giúp đỡ…

Trang 3

6 Quan tâm đến các em HS gặp khó khăn, tạo điều kiện để các em được tham gia học tập, bộc lộ nhiều hơn.Lựa chọn kiến thức và kĩ năng vừa sức cùng sự khích lệ, động viên đối với những học sinh đó.

7 Cố gắng hình thành cho HS kĩ năng về kiểu dạng để các em có phương pháp làm bài

IV.Tài liệu ôn tập

1 Nguồn tài liệu

- Sách giáo khoa

- Công văn về giảm tải

- Sách Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức và kĩ năng

- Tài liệu Ôn tập và Bộ đề thi (nếu có ) có chất lượng và uy tín

2 Biên soạn tài liệu

- Nhóm 12 biên soạn khung tài liệu cho nhóm dựa trên nguồn tài liệu ( đã nêu ở VI.1) và thực tế nhà trường,

GV và HS

- GV biên soạn dựa tài liệu ôn thi cá nhân trên khung chung và điều chỉnh phù hợp với học sinh

- Biên soạn tài liệu phải theo bảng thang đo mức độ Điều chỉnh các mức độ phù hợp với đối tượng HS chứkhông hạ chuẩn, nâng chuẩn hay cắt xén

- Tập trung xây dựng ma trận đề thi theo tinh thần không khác nhiều ma trận đề thi của năm học 2014-2015

Đề thi gồm hai phần: Phần đọc hiểu (3 điểm) với khoảng từ 5-10 câu hỏi và phần Làm văn (7 điểm ) với 2

đề bài (một đề bài nghị luận xã hội và một đề bài nghị luận văn học)

3 Tham khảo ma trận sau:

MA TRẬN KHUNG ĐỀ THI THPT QUỐC GIA

MÔN NGỮ VĂN (Thời gian làm bài: 180 phút)

- Giải quyết một vấn đề hoặc tình huốngtrong thực tiễn bằng cách vận dụngnhững điều đã tiếp nhận từ văn bản

- Giải quyết một vấn đề hoặc tình huốngtrong thực tiễn bằng cách vận dụngnhững điều đã tiếp nhận từ văn bản

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

4 1,0 10%

4 1,0 10%

2 1,0 10%

10 3,0 30%

1 3,0 30%

1 4,0 40% Tổng chung:

Số câu:

Số điểm:

4 1,0

4 1,0

4 8,0

12 10,0

Trang 4

Tỉ lệ: 10% 10% 80% 100%

4 Nghiên cứu kĩ thuật biên soạn câu hỏi:

- Lưu ý ba bước trong quy trình biên soạn câu hỏi, bài tập:

+ Chọn dẫn liệu (Trong SGK Ngữ văn- các bài đọc thêm, các văn bản nhật dụng; trên báo chí, các văn

bản thuộc phong cách báo chí hay chính luận) Lưu ý yêu cầu liên môn, gắn với thực tiễn đời sống xã hội

+ Viết câu hỏi

+ Viết đáp án và biểu điểm

- Yêu cầu kĩ thuật khi viết câu hỏi:

+ Dẫn liệu chính xác

+ Không ra câu hỏi vượt ra ngoài dẫn liệu

+ Câu hỏi phải rõ ràng, đơn nghĩa

+ Lường trước các phương án trả lời

+ Viết câu hỏi mở và lường trước các phương án trả lời mở

- Xây dựng đáp án và biểu điểm chấm

V Cách thức tổ chức, triển khai

1 Rút kinh nghiệm các tồn tại của kì ôn thi năm học trước, thảo luận khắc phục, tháo gỡ Tìm giải pháp độtphá

2 Rà soát chương trình, nội dung ôn tập Rà soát lực lượng GV và thực trạng HS Thảo luận cách khắc phục

3 Nghiên cứu kĩ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thi và ôn thi THPT quốc gia năm học 2015-2016 do Bộ Giáodục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng ban hành

4 Lên kế hoạch ôn tập

- Xây dựng khung Kế hoạch nhóm 12: Trên cơ sở cụ thể về quỹ thời gian, thực trạng học sinh, thực trạng vềgiáo viên và kế hoạch ôn thi chung của nhà trường

- Kế hoạch cá nhân: Xây dụng trên khung kế hoạch của nhóm, trên cơ sở đặc điểm riêng HS các lớp mìnhphụ trách để có điều chỉnh và chi tiết hóa cách thức, thời gian phù hợp

5 Biên soạn câu hỏi và bài tập

6.Tiến hành ôn tập

- Bước 1: Ôn tập từng phần: Đọc hiểu, Làm văn nghị luận xã hội và làm văn Nghị luận văn học

- Bước 2:Ôn luyện tổng hợp và làm bài thi thử

+ Xây dựng đề thi gồm nhiều câu hỏi và đề bài theo ma trận

+ Tổ chức coi và chấm thi

+ HS đối chiếu với đáp án và thang điểm để điều chỉnh các trình bày, bổ sung kiến thức;

+ Chữa bài: GV tổ chức choHS chữa cho nhau và GV hướng dẫn chữa Đặc biệt lưu ý giúp đỡ các HSgặp khó khăn

-HẾT -CV PHỤ TRÁCH MÔN

NGUYỄN KIM

LAN-TRƯỜNG THPT QUỐC TUẤN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trang 5

I MỤC ĐÍCH

- Giúp học sinh hệ thống hoá lại những kiến thức đã học của môn Ngữ văn trong toàn bộ năm học;

- Giúp học sinh giải quyết tốt ba câu hỏi trong cấu trúc đề thi trung học phổ thông quốc gia môn ngữvăn;

- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý, viết đoạn văn và viết hoàn chỉnh một bài vănnghị luận xã hội và nghị luận văn học;

- Học sinh tránh được những lỗi của một bài văn tổng hợp

II ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1 Giáo viên

- Số lượng giáo viên ôn thi THPT năm học 2015-2016 là 05 đ.c, trong đó tất cả các đ.c có kinh nghiệm

ôn thi từ 2 năm trở lên, có kiến thức chuyên môn vững vàng

TL (%)

Trang 6

6 A6 46 0 0.00 36 78.26 10 21.74 0 0.00 0 0.00

- Cơ bản học sinh có năng lực và ý thức Tuy nhiên, năng lực học sinh không đồng đều giữa các lớp vàgiữa các học sinh trong cùng lớp

- Số lượng hs thi CĐ, ĐH chủ yếu tập trung ở hai lớp A3, A4 và rải rác ở các lớp còn lại

- Học sinh cơ bản ngoan nhưng ý thức tự giác chưa cao

3 Kết quả thi THPT QG năm học 2014 - 2015

- Năm học trước, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp của nhóm đều đạt và vượt TB thành phố, nhiều giáo viên có tỉ lệ

đỗ tốt nghiệp đạt 100% Kết quả thi THPT QG năm học 2014 – 2015:

Từ 2.5đếndưới3.5điểm

Từ 3.3đếndưới 5điểm

Từ 5đếndưới6.5điểm

Từ 6.5đếndưới 8điểm

Từ 8trở lên

Tỷ lệdướiTB

Tỷ lệtrênTB

ĐiểmTB

1 Về rà soát và thực hiện chương trình vẫn còn nhiều lúng túng trong việc xác định trọng tâm ôn thi

2 Chưa dành sự đầu tư thích đáng để học sinh được luyện tập đề thi dạng mở, đề thi gắn với thực tiễnđời sống xã hội

3 Chưa rèn được kĩ năng làm bài đáp ứng thang điểm chấm

4 Việc lên kế hoạch ôn tập còn nhiều bất ổn do đối tượng học sinh không đồng đều, chưa cân đốigiữa ôn tập bộ phận và tổng ôn

5 Về tổ chức hoạt động ôn tập còn lúng túng giữa giao việc về nhà, thực hiện ôn tập trên lớp, giữa cáchình thức ôn tập; hình thức ôn tập còn đơn điệu

6 Về phương pháp chưa thật sự có phương pháp và cách thức tổ chức phù hợp với từng đối tượng HS

HS gặp khó khăn về phương pháp học tập, về kĩ năng làm bài do chưa được ôn tập tích cực và chủ động Cònlúng túng về tổ chức nên lúng túng về phương pháp ôn tập Nhìn chung, phương pháp ôn thi làm việc tay đôi,gọi một một vài học sinh viết lên bảng hoặc treo bảng phụ, giáo viên giảng giải và cả lớp lắng nghe Hoặc cóhiện tượng đọc cho HS ghi bài rồi yêu cầu học thuộc

4 Thuận lợi

* Giáo viên:

- Nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường

Trang 7

- Trên cơ sở đánh giá công tác ôn thi năm học trước GV trong tổ đã rút ra được những điểm mạnh cầnphát huy và những tồn tại từ đó GV chủ động khắc phục những tồn tại, nghiên cứu tìm tòi xây dựng bộ đềcương với nhiều câu hỏi dưới dạng mở, dành nhiều thời gian cho HS luyện đề rèn kỹ năng; có những phươngpháp phù hợp cho từng nhóm đối tượng HS trong lớp; tổ chức ôn tập bằng nhiều phương pháp dạy học tíchcực.

- GV tham gia ôn thi nhiệt tình, tìm tòi, sáng tạo, trách nhiệm cao trong công việc

* Học sinh:

- Phần lớn có ý tốt

- Đa số các em xác định mục đích, có ý thức trong ôn tập

* Cơ sở, vật chất: Phòng học đảm bảo ánh sáng, chỗ ngồi cho học sinh

5 Khó khăn:

- Đa số đều là học sinh yếu, kiến thức cơ bản chưa vững, mau quên

- Một số em chưa xác định đúng động cơ và mục đích ôn tập, lười học, không đi ôn

đầy đủ

- Nhiều phụ huynh học sinh không quan tâm, động viên con em mình học tập, còn có tư

tưởng phó mặc cho nhà trường và xã hội

- Năm thứ 2 áp dụng hướng thi mới nên việc ôn thi của học sinh và giáo viên

Chưa có nhiều kinh nghiệm

III GIẢI PHÁP TỔ CHỨC ÔN TẬP

1 Soạn đề cương

- Căn cứ công văn chỉ đạo của Bộ giáo dục về nội dung thi THPT quốc gia “nằm trong chương trìnhTHPT, chủ yếu là chương trình lớp 12”, giáo viên trong tổ rà soát chương trình và xây dựng nội dung ôn tập

- Soạn đề cương ôn tập theo từng phần: Đọc hiểu, Làm văn TP Văn học

- Nội dung ôn tập cô đọng lý thuyết, kiến thức được sắp xếp từ dễ đến khó, chủ yếu giao khoán bài tập cho học sinh tự rèn luyện ở nhà và có biện pháp kiểm tra theo dõi, giúp đỡ học sinh hoàn thành bài tập được giao như trả bài vào tiết sau, cho học sinh làm bài và nộp bài làm về nhà cho Gv kiểm tra; phối hợp với GVCN tăng cường công tác kiểm tra

2 Xây dựng kế hoạch

- Nghiên cứu kĩ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thi và ôn thi THPT quốc gia năm học 2015-2016 do

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng ban hành

- Trên cơ sở cụ thể về quỹ thời gian, thực trạng học sinh, thực trạng về giáo viên và kế hoạch ôn thichung của nhà trường để xây dựng kế hoạch

3 Tổ chức ôn tập

- Ôn tập bám sát các nội dung theo kế hoạch

- Ôn tập theo hai vòng:

+ Vòng 1: hệ thống hóa kiến thức theo từng phần, từng chủ đề, từng bài Sau mỗi bài, mỗi chủ đề, GV kiểm tra lại bằng hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó theo các mức độ biết – hiểu – vận dụng

Trang 8

- GV giảng dạy ở tùng lớp chủ động phân loại HS, có kế hoạch giúp đỡ HS yếu.

+ Vòng 2: thực hành làm đề theo từng phần trong cấu trúc đề thi và thực hành làm đề thi theo cấu trúc

3 phần

4 Phương pháp ôn tập

- Phối hợp các chủ đề, các dạng bài, các hình thức tổ chức trong quá trình ôn tập để tránh nhàm chán

- Giao nhiệm vụ chuẩn bị ôn tập về nhà cho HS chuẩn bị trước Khi giao lưu ý tính vừa sức luôn kèmtheo chỉ dẫn cách thực hiện và tài liệu Có thể kết hợp giao việc theo nhóm học tập để các em có trách nhiệmđôn đốc hỗ trợ nhau

- Thiết kế phiếu chuẩn bị bài ở đó có khung ý, có gợi dẫn, HS có thể phát triển hoàn thiện

- Trên lớp, tổ chức cho HS thảo luận về dạng đề, về hệ thống luận điểm, luận cứ GV chốt lại, bổsung Dành thời gian cho HS sửa chữa nâng cấp sản phẩm, bổ sung ý riêng Dành thời gian viết đoạn, để các

em tự chia sẻ, sửa chữa cho nhau

- Hết một chủ đề, một dạng bài có phần tổng hợp lại

- Quan tâm đến các em HS gặp khó khăn, tạo điều kiện để các em được tham gia học tập Lựa chọnkiến thức và kĩ năng vừa sức cùng sự khích lệ, động viên đối với những học sinh đó

- Cố gắng hình thành cho HS kĩ năng về kiểu dạng để các em có phương pháp làm bài

- Rà soát tiến độ kết thúc chương trình để có thời gian ôn tập thống nhất toàn khối 12

- Xây dựng các chủ đề ôn tập; Đọc – hiểu: thơ, Đọc hiểu Truyện, đọc- hiểu chính luận; Làm văn vềtruyện; kí; thơ; nghị luận; Làm văn nghị luận xã hội

- Sau khi có các chủ đề lớn, nên chia thành các tiểu chủ đề: Kiểu bài, dạng câu hỏi Riêng NLXH chútrọng xây dựng chủ đề về hiện tượng đời sống với các vấn đề đang được xã hội quan tâm Ở mỗi bài, mỗi chủ

đề, nên xác định nội dung trong tâm Bên cạnh đó, thống nhất nội dung phát triển năng lực hiểu và vận dụng

- Để ôn tập có hiệu quả cần kết hợp các lực lượng GVCN, BGH, Đoàn trường, cha mẹ học sinh

IV KẾ HOẠCH THEO THỜI GIAN

1 Thời gian: 8 tuần x 7 tiết = 56 tiết; gồm 2 vòng:

- Vòng 1: 5 tuần x 7 tiết = 35 tiết

- Vòng 2: 3 tuần x 7 tiết = 21 tiết

Trang 9

- Học sinh tránh được những lỗi của một bài văn tổng hợp

- Chủ động ôn tập kiến thức do giáo viên đề ra;

- Mỗi học sinh cần tìm cho mình một phương pháp học tập phùhợp, tích cực rèn luyện kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng làm văn, cốgắng đến mức cao nhất để đạt kết quả tốt

Nắm, phát hiện, phân tích được hiệu quả sử dụng một số BPTT

và có thể tạo lập VB sử dụng được một vài BPTT đó:

4

-Những yêu cầu sửdụng tiếng việt

Nắm được những yêu cầu sử dụng tiếng Việt:

- Nắm vững, phát hiện và sử dụng được các TTLL trong quá trình tạo lập văn bản

- Các TTLL cơ bản: phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận…7,8,9,

10,

- Nghị luận xã hội Có KN phân tích đề, lập dàn ý, viết bài văn NLXH về:

- Một hiện tượng đời sống

- Một vấn đề thuộc tư tưởng đạo lý11,12

,

- Nghị luận vănhọc

Có KN phân tích đề, lập dàn ý, viết bài văn NLVH về:

- Một đoạn trích, một TP văn xuôi

Trang 10

- Một đoạn trích, một bài thơ.

3 Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản

Bà cụ Tứ

3 Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản

15 Rừng xà

nu-Nguyễn TrungThành

Nắm vững được các ND:

1 Tác giả và tác phẩm

2 Đọc – Hiểu văn bản

Hình tượng cây xà nu Hình tượng nhân vật Tnú

3 Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản

16

Những đứa controng gia đình-Nguyễn Thi

Nắm vững được các ND:

1 Tác giả và tác phẩm

2 Đọc – Hiểu văn bản Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện

Tấm ảnh được lựa chọn trong “ bộ lịch năm ấy”

3 Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản Nắm vững được các ND:

* Bắt sấu rừng U Minh hạ

1 Tác giả và tác phẩm

Trang 11

Tài năng và lòng dũng cảm của ông Năm Hên

Sự ngưỡng mộ của mọi người đối với ông Năm Hên

3 Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản

* Mùa lá rụng trong vườn

1 Tác giả và tác phẩm

2 Đọc – Hiểu văn bản Không khí ngày Tết Những nét tính cách đối lập

3 Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản

* Một người Hà Nội

1 Tác giả và tác phẩm

2 Đọc – Hiểu văn bản Nhân vật bà Hiền

3 Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản

3 Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản

*/ Số phận con người – Sôlôkhốp 1 Tác giả và tác phẩm

1 Tác giả và tác phẩm

2 Đọc – Hiểu văn bản

Chiến tranh và thân phận con người

Nghị lực vượt qua số phận Giá trị của tác phẩm

3 Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản

*/ Ông già và biển cả - Hê-minh-uê

Trang 12

2 THƠ

20

Tây Tiến-QuangDũng

1 Tác giả và tác phẩm

2 Đọc – Hiểu văn bản Bức tranh thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội nhưng

vô cùng mĩ lệ, trữ tình và hình ảnh người lính trên chặng đường hành quân trong cảm xúc “ nhớ chơi vơi” về một thờiTây Tiến:

Cảnh đêm liên hoan rực rỡ lung linh, chung vui với bản làng xứ

lạ cảnh sông nước miền Tây một chiều sương giăng hư ảo Bức chân dung về người lính Tây Tiến trong nỗi “nhớ chơivơi” về một thời gian khổ mà hào hùng:

+ Vẻ đẹp lẫm liệt, kiêu hùng, hào hoa, lãng mạn+ Vẻ đẹp bi tráng

3 Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản

Tám mươi hai câu sau: Những kỉ niệm về Việt Bắc hiện lên

trong hoài niệm

+ Mười hai câu hỏi: Gợi lên những kỉ niệm ở Việt Bắc + Bảy mươi câu đáp: Nội dung chủ đạo là nỗi nhớ Việt Bắc,

những kỉ niệm về Việt Bắc

3 Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản

22

Đất nước-NguyễnKhoa Điềm

Nắm vững được các ND:

1 Tác giả và tác phẩm

2 Đọc – Hiểu văn bản

Phần 1: Nêu lên cách cảm nhận độc đáo về quá trình hình

thành, phát triển của đất nước

Phần 2: Tư tưởng “ Đất Nước của Nhân dân” được thể hiện qua

vọng tình yêu

Trang 13

3 Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản

Tác giả đã tái hiện cái chết bi thảm, dữ dội của Lorca Cái chết không thể tiêu diệt được tâm hồn và những sáng tạo nghệ thuật của Lorca

3 Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản

Sức mạnh vùng lên của đất nước

3 Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản

* Dọn về làng:

1 Tác giả và tác phẩm

2 Đọc – Hiểu văn bản Cuộc sống khổ nhục của nhân dân Cao Bắc Lạng, tội ác của giặc

- Niềm vui khi được giải phóng

Sự trăn trở, mời gọi lên đường Niềm vui của người nghệ sĩ khi được trở về với nhân dân Khúc hát lên đường

3 Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản

* Đò Lèn:

Nắm vững được các ND:

1 Tác giả và tác phẩm

Trang 14

2 Đọc – Hiểu văn bản

Nhân vật trữ tình hồi tưởng cuộc sống lam lũ, tần tảo của người

bà và sự vô tư đến vô tâm của mình

Sự thức tỉnh của người cháu

3 Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản

* Bác ơi!

1 Tác giả và tác phẩm

2 Đọc – Hiểu văn bản

Nỗi đau đớn, tiếc thương vô hạn của nhà

thơ và dân tộc ta khi Bác qua đời

Lòng biết ơn và ca ngợi tình yêu thương con người của Bác Khẳng định quyết tâm đi theo con đường của Bác

3 Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản

* Tự do

1 Tác giả và tác phẩm

2 Đọc – Hiểu văn bản Hướng về tự do, ca ngợi và chiến đấu cho tự do Bài thơ là khúc hát tự do cho mọi người, mọi dân tộc

3 Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản

“nhân vật” có hai tính cách trái ngược Hình ảnh người lái đò

3 Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản

27

Ai đã đặt tên chodòng sông?

-Hoàng Phủ NgọcTường

Nắm vững được các ND:

1 Tác giả và tác phẩm

2 Đọc – Hiểu văn bản Thủy trình của Hương giang Dòng sông của lịch sử, thi ca và cuộc sống đời thường

3 Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản

Trang 15

Màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích Đoạn kết thúc vở kịch

3 Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản

Nắm vững được các ND:

1 Tác giả và tác phẩm

2 Đọc – Hiểu văn bản

Nêu nguyên lí chung về quyền bình đẳng, tự do, quyền mưu cầ

u hạnh phúc của con người và các dân tộc

Tố cáo tội ác của thực dân Pháp Tuyên bố độc lập

3 Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản

30

Nguyễn ĐìnhChiểu, ngôi saosáng trong vănnghệ của dân tộc –Phạm Văn Đồng

Nắm vững được các ND:

1 Tác giả và tác phẩm

2 Đọc – Hiểu văn bản

Phần mở đầu: Nêu cách tiếp cận vừa có tính khoa học vừa có

ý nghĩa phương pháp luận đối với thơ văn Nguyễn Đình Chiểu

Phần tiếp theo: Ý nghĩa, giá trị to lớn của cuộc đời, văn nghiệp

của Nguyễn Đình Chiểu

Phần kết: Khẳng định vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong nền

văn học dân tộc

3 Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản Thông điệp nhân

ngày thế giớiphòng chốngAIDS-Cô-phi-An-

nan

Nắm vững được các ND:

1 Tác giả và tác phẩm

2 Đọc – Hiểu văn bản Phần nêu vấn đề Phần điểm tình hình Phần nêu nhiệm vụ

3 Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản

Nhìn về vốn vănhóa dân tộc-TrầnĐình Hượu

Nắm vững được các ND:

1 Tác giả và tác phẩm

2 Đọc – Hiểu văn bản

- Tích cực, hạn chế của nền văn hóa truyền thống Việt Nam

- Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là: thiết thực, linh hoạt, dung hòa.

3 Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản Khái quát văn học

từ sau CMT8/45

Nắm vững được các ND:

Trang 16

VHS,

LLVH

31

đến hết TK XXQuá trình VH vàphong cách VH

Nắm vững được các ND:

Giá trị VH và tiếpnhận VH

ĐỀ

32,3334,35

- Hướng dẫn làmmột số đề thi minh

họa

- Bước đầu có kỹ năng, kiến thức giải một số đề minh họa

VÒNG 2: 3 TUẦN x 7 TIẾT/TUẦN = 21 TIẾT

21

Làm đề thi minhhọa bao gồm 3phần

Học sinh giải một số đề theo nhiều dạng theo cấu trúc đề minh họa của Bộ

Trang 17

PHẦN I: TIẾNG VIÊT BÀI 1: CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ A.KIẾN THỨC CƠ BẢN

( Nguyễn Trung Thành, Rừng xà nu)

II Hoán dụ

1 Định nghĩa: là biện pháp dùng tên gọi của đối tượng này thay thế cho tên gọi của đối tượng khác trên cơ

sở liên tưởng mối liên hệ lôgic khách quan giữa hai đối tượng

2 VD:

- Trong tiếng Việt, dùng tên gọi của cái bộ phận để chỉ cái toàn thể (vd nhà có ba miệng ăn), dùng tên gọi cái

cụ thể để chỉ cái trừu tượng (vd bàn tay vàng), dùng tên riêng để chỉ tính cách, đặc trưng (vd Sở Khanh) là những HD

- VD2

Ta đã lớn lên rồi trong khói lửa

Chúng nó chẳng còn mong được nữa

Chặn bà chân một dân tộc anh hùng

Những bàn chân từ than bụi, lầy bùn

Đã bước dưới mặt trời cách mạng.

( Tố Hữu, Ta đi tới)

III Nhân hoá

1 Định nghĩa: Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ

2 ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi

2 VD:

Trang 18

IV Phép điệp

1 Định nghĩa: Là biện pháp lặp lại từ ngũ ( hoặc cả câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh, tăng tính nhạc

2 VD:

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.

(Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn)

B LUYỆN ĐỀ

I Ẩn dụ:

Bài tập 1: Em hãy chỉ ra hình ảnh ẩn dụ và phân tích tác dụng?

''Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ''

Gợi ý:

Trong 2 câu thơ trên hình ảnh mặt trời trong câu thơ thứ nhất là mặt trời thật còn hình ảnh mặt trời ở câu thơ thứ hai để chỉ hình tượng Bác Hồ Với cách nói ẩn dụ như vậy ,nhà thơ Viễn Phương đã làm nổi bật hình tượng Bác Hồ Bác tượng trưng cho ánh sáng của lí tưởng ,soi rõ đường đi cho cả dân tộc Việt Nam Bác luôntỏa rạng ánh hào quang bất tử như mặt trời chói lọi trên cao

Bài tập 2: Em hãy chỉ ra hình ảnh ẩn dụ và phân tích tác dụng?

'' Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền''

Trong câu ca dao này ,người ta đã khai thác được một mối quan hệ khăng khít ,gần gũi giữa thuyền và bến Bến là nơi cố định để thuyền đi về,thuyền thì lại luôn thay đổi Từ mối quan hệ ,người ta đã tạo ra cách nói ẩn

dụ rất tinh tế ,mượn thuyền và bến để nói con người Đối tượng ngỏ lời chính là nhân vật ''BẾN'' tượng trưng cho một tấm lòng chung thủy ,nhắn nhủ với đối tượng ''THUYỀN'' tượng trưng cho những con người đi xa hãy phải như ''BẾN'' luôn giữ vững tấm lòng thủy chung

II Hoán dụ:

Bài tập 1: Tìm hình ảnh hoán dụ và chỉ ra mối quan hệ, tác dụng?

Áo nâu liền với áo xanh

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.

(Tố Hữu)

Gợi ý:

Áo nâu: Chỉ người nông dân

Áo xanh: Chỉ người công nhân

->Áo và người có quan hệ gần gũi

Nông thôn: Những người sống ở nông thôn

Thị thành: Những người sống ở thành phố

->Nơi sống và người sống có quan hệ gần gũi

=> Tinh thần đoàn kết, gắn bó của giai cấp công nông, nông thôn và thành thị

Bài tập 2: Tìm hình ảnh hoán dụ và chỉ ra mối quan hệ, tác dụng?

Một cây làm chẳng nên non.

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

( Ca dao )

Gợi ý:

Một là số ít

Trang 19

Ba chỉ số nhiều

-> Tinh thần đoàn kết tạo nên sức mạnh vô địch

III Nhân hoá :

Bài tập 1 : Hãy nhận diện và phân tích hiệu quả sử dụng biện pháp nhân hóa trong đoạn thơ sau ?

Trời thu bận xanh

( Bận – Trinh Đường – TV3 , tập 1, trang 59 )

-Trong đoạn thơ trên, những từ ngữ chỉ hoạt động, tính chất, trạng thái của con người là: bận, tính, vẫy, vào, làm.

- Các từ đó được dùng để miêu tả hoạt động, tính chất, trạng thái của trời thu, sông Hồng, cái xe, lịch, con chim, cái hoa, cờ, chữ, hạt, than

- Cách dùng những từ đó giúp em tưởng tượng những sự vật vừa liệt kê là những con người đang mải mê làm việc bởi các sự vật đó đã được nhân hoá

IV Phép điệp :

Bài tập 1 : Em hãy xác định kiểu điệp và tác dụng của nó trong các ví dụ sau:

a)

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai

(Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn)

-> Điệp câu, điệp cú pháp

-> Nỗi thương nhớ được nhấn mạnh, gia tăng

c)

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây khói ngửi trời

Trang 20

(Tây Tiến – Quang Dũng)

Gợi ý :

-> Điệp thanh (trắc)

-> Diễn tả sự trắc trở, khó khăn, nguy hiểm của địa hình núi đồi

d) “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”

(Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh)

=> Đối ở từng cặp câu văn tế, ở mỗi cặp diễn tả sự đối lập giữa công việc làm ruộng quen thuộc hằng ngàyvới việc quân cơ chiến trận xa lạ đối với người nông dân Cần Giuộc

BÀI 2: CÁC PHONG CÁCH NGÔN NGỮ

I PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT

1.Ngôn ngữ sinh hoạt

- Khái niệm: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hằng ngày,

thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức, dùng để thông tin ,trao đổi ý nghĩ, tình cảm….đáp ứngnhững nhu cầu trong cuộc sống

2 Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

- Tính cụ thể: về hoàn cảnh, con người, cách nói năng, diễn đạt

+ Hoàn cảnh (thời gian, địa điểm)

+ Nhân vật (người nói, người nghe)

+ Cách diễn đạt (từ ngữ, câu)

- Tính xúc cảm:

+ Lời nói thể hiện thái độ, tình cảm qua giọng nói

+ Những từ ngữ có tính khẩu ngữ

+ Loại câu giàu sắc thái biểu cảm

- Tính cá thể: mỗi người có một giọng điệu khác nhau

- Nhận biết:

1) Gồm các dạng: Chuyện trò, nhật kí, thư từ

Trang 21

1) Ngôn ngữ: Khẩu ngữ, bình dị, suồng sã, địa phương

II PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ

1 Khái niệm ngôn ngữ báo chí

- Là loại ngôn ngữ đựoc sử dụng trong các văn bản báo chí, cung cấp các thông tin về cuộc sống thường nhật

2 Đặc điểm về phương tiện diễn đạt:

- Từ ngữ đa dạng thuộc mọi lính vực, tuỳ vào lĩnh vực phản ánh

- Câu văn đa dạng nhưng ngắn gọn

- Sử dụng nhiều biện pháp tu từ để tăng tính hấp dẫn

3 Một số loại báo chí: Báo điện tử, báo viết, báo hình, báo kinh tế, báo giáo dục

4 Đặc trưng cơ bản của PCNNBC:

a Tính thông tin, thời sự: Phản ánh nhanh chóng và chính xác thông tin trong cuộc sống

Hãy chỉ rõ tính thông tin thời sự, tính hấp dẫn? VB trên thuộc loại báo nào?

- Tính thời sự:

+ Ngày xảy ra và sự kiện được đưa ra kịp thời

+ Thể hiện tình trạng giao thông đường biển hiên nay, vấn đề được nhiều người quan tâm, nhất là ở HànQuốc, nơi có nhiều vụ TNGT đường biển nghiêm trọng xảy ra

- Tính hấp dẫn:

+ Có ngày tháng, con số cụ thể

+ Trình bày ngẵn gọn, mạch lạc, dễ nắm bắt thông tin

III PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT

1 Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật:

- Là loại ngôn ngữ đựoc sử dụng trong các văn bản nghệ thuật , có tính hình tượng , hàm súc, gợi cảm, tínhthẩm mĩ cao,

2 Đặc điểm về phương tiện diễn đạt:

- Từ ngữ đa dạng , có tính gợi hình, gợi cảm, thẩm mĩ

- Câu văn đa dạng nhưng rõ ràng

- Sử dụng nhiều biện pháp tu từ để tăng tính hấp dẫn: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, liên tưởng, tượng trưng,,,,

3 Đặc trưng cơ bản của PCNNNT:

a Tính hình tượng: qua ngôn từ gợi ra, vẽ ra trược người đọc hình ảnh về cuộc sống, con người

b Tính truyền cảm: Tạo sự đồng cảm ở ngưòi đọc đối vời vấn đề được phản ánh trong tác phẩm nghệ thuật

c Tính cá thể hoá: mang nét riêng về ngôn ngữ, cá tính của nhà văn

B Bài tập1 cho ngữ liệu sau, hãy chỉ ra tính hình tượng, tính truyền cảm:

"Anh không xứng là biển xanh

Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng

Trang 22

Suốt ngàn năm bên sóng"

(Biển - Xuân Diệu)

- Hình tượng: bờ cát, hàng thông, sóng biển giao hoà >c ảnh đẹp và tình dạt dào

- Truyền cảm: sự say mê trước cảnh của Biển, sự chân thành của nhân vật hoà quyện cùng vạn vật

Bài tập 2

Cho đoạn thơ sau:

“ Nhà em có một giàn giầu,

Nhà anh có một hàng cau lên phòng

Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,

Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?.”

(Nguyễn Bính – Tương tư, 1939)

- Xác định phong cách ngôn ngữ của ngữ liệu trên? (PCNN nghệ thuật)

- Xác định biện pháp nghệ thuật trong ví dụ trên?

+ Ẩn dụ: Cau, giầu không (chỉ tình cảm gắn bó của con người)

+ Hoán dụ: Thôn Đoài, thôn Đông (chỉ người hai thôn này)

- Nhận xét về hình ảnh thơ trong đoạn thơ trên? ( Giàu hình ảnh, tăng tính hàm súc, tính thẩm mĩ)

IV PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC

1/ Bài 1: Cho đoạn văn sau:

“ Con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hóa không chỉ trông cậy vào sự tạo tác của chính dân tộc đó

mà còn trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, khả năng đồng hóa những giá trị văn hóa bên ngoài Về mặt đó ,lịch sử chứng minh là dân tộc Việt Nam có bản lĩnh”

(Nhìn về vốn văn hóa dân tộc – Trần Đình Hượu)

- Đoạn văn trên viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Đoạn vưn thuộc thể loại nào của PC đó? (PCNN khoahọc, văn bản khoa học chuyên sâu)

- Xác định các thuật ngữ khoa học? (Bản sắc, dân tộc, tạo tác, đồng hóa, văn hóa…)

2/ Bài 2: Cho đoạn văn sau:

“Mặc dù cho đến nay loài người chưa vượt ra khỏi hệ mặt trời và chỉ khẳng định ở thời điểm hiện tại trong hệmạt trời chỉ có ba hành tinh sống, trong đó có sự sống trên trái đất đạt trình độ caonhaats nhưng chugs ta cócăn cứ để tin rằng sự sống trong vũ trụ là phổ biến, và đến ngày nào đó thì việc tiếp nhận tín hiệu ngoài tráiđất, đón tiếp khách ngoài vũ trụ sẽ không còn là mơ ước mà là hiện thực”

Trang 23

( Sinh học 12, NXB Giáo dục, 2006)

- Văn bản trên thuộc PCNN nào? (PCNN khoa học)

- Phân tích kết cấu mạch lạc trong trong đoạn văn trên?

+ Câu văn gồm nhiều vế, tầng bậc nhưng có diấu câu và quan hệ từ nên vẫn mạch lạc, rõ ràng

+ Cả đoạn có hai vế:

/ Vế 1: mặc dù…cao nhất

/ Vế 2: nhưng…hiện thực

+ Mỗi vế lại tách ra các thành phần nhỏ hơn:

/ Vế 1: Trạng ngữ (cho đến nay), chủ ngữ (loài người), vị ngữ (chưa vượt ra khỏi…có sự sống), chú thích(trong đó…cao nhất)

/ Vế 2: chủ ngữ (chúng ta), vị ngữ (có căn cứ….là hiện thực)

- Sử dụng nhiều từ ngữ hành chính, thường đơn nghĩa

- Thường sử dụng câu đơn, với câu dài thì tách ý , tách dòng rõ ràng

- Kết cấu thống nhất (theo mẫu chung)

3/ Đặc trưng của PCNNHC:

- Tính khuôn mẫu: Gồm 3 phần (phần đầu, phần nội dung, phần kết thúc)

- Tính minh xác: Thông tin khách quan, có tính pháp lí ( có điều khoản rõ ràng)

- Tính công vụ: sử dụng trong công việc chung của cộng đồng

1/ Bài 1: Cho văn bản sau:

Chủ tịch nước CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- Căn cứ Điều 103 và Điều 106 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Căn cứ vào Điều 78 Luật tổ chức Quốc hội

- Căn cứ vào Điều 50 của Luật Ban hành các văn bản pháp luật

NAY CÔNG BỐ:

1/……

Trang 24

- Văn bản trên thuộc PCNN nào? (PCNN hành chính)

- Hãy viết một tin ngắn theo phong cách báo chí để đưa tin về việc ban hành văn bản này?

Gợi ý:

CÔNG BỐ LUẬT GIÁO DỤC

Ngày 11 tháng 4 năm 2014, tại Hà nội, chủ tịch nước Cộng hòa XHCNVN đã kí Lện công bố Luật giáo dục.Luật này đã được Quốc hội khóa X thông qua ngày 12 tháng 4 năm 2014 Luật Giáo dục có hiệu lực kể từngày kí Lệnh

2/ Bài 2: Hãy nhận xét về từ ngữ và câu văn trong đoạn trích dưới đây:

Điều 58: Nhiệm vụ của người học

1 Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoach của cơ sở giáo dục

2 Tôn trọng nhà giáo, cán bộ , nhân viên trong nhà trường

3 Tham gia lao động và hoạt động xã hội

4 Giữ gìn tài sản chung

5 Bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường

- Về từ ngữ: Sử dụng nhiều từ hành chính, đơn nghĩa, biểu cảm khách quan, trung hòa ( nhiệm vụ, thực hiện,chương trình, pháp luật, xã hội…)

- Về câu văn: Đoạn là một câu dài gồm nhiều thành phần, được tách xuống dòng và đánh số để xác định rõràng ( Có 5 nội dung được đánh số thứ tự từ 1 đến 5)

V PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN

+ Tính công khai về quan điểm chính trị: Rõ ràng, không mơ hồ, úp mở

Tránh sử dụng từ ngữ mơ hồ chung chung, câu nhiều ý

+ Tính chặt chẽ trong biểu đạt và suy luận: Luận điểm, luận cứ, ý lớn, ý nhỏ, câu đọan phải rõ ràng, rànhmạch

+ Tính truyền cảm, thuyết phục: Ngôn từ lôi cuốn để thuyết phục; giọng điệu hùng hồn, tha thiết, thể hiệnnhiệt tình và sáng tạo của người viết

Trang 25

nghốo Việt Nam đó và sẽ mói mói là một đối tỏc tin cậy, một thành viờn cú trỏch nhiệm của cộng đồng quốc tế…”.

a/ Xỏc định phong cỏch ngụn ngữ chức năng của đoạn văn?

b/ Phương thức liờn kết?

c/ Hóy đặt tiờu đề cho đoạn văn?

2) Trong đoạn văn:

“Dõn ta cú một lũng nồng nàn yờu nước Đú là một truyền thống quý bỏu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xõm lăng, thỡ tinh thần ấy lại sụi nổi, nú kết thành một làn súng vụ cựng mạnh mẽ, to lớn, nú lướt qua mọi sự nguy hiểm, khú khăn, nú nhấn chỡm tất cả lũ bỏn nước và lũ cướp nước”.

(Hồ Chớ Minh – “Tinh thần yờu nước của nhõn dõn ta”)

a/ Nội dung của đoạn văn?

b/ Phương thức trỡnh bày? Phong cỏch ngụn ngữ chức năng được sử dụng trong đoạn?

c/ Thỏi độ, quan điểm chớnh trị của Bỏc?

BÀI 3: NHỮNG YấU CẦU SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT A/ Kiến thức cơ bản:

I Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của TV:

Về ngữ âm - chữ

Về phong cách ngônngữ

- Dùng đúngnghĩa của từ

- Dùng đúng đặc

điểm ngữ pháp củatừ

- Dùng từ phù hợpvới phong cách ngônngữ

- Câu cần đúngngữ pháp

- Câu cần đúng

về quan hệ ýnghĩa

- Câu cần có dấucâu thích hợp

- Các câu có liênkết

- Đoạn-văn bản cókết cấu chặt chẽ,mach lạc

- Cần sử dụng các yếu

tố ngôn ngữ thích hợpvới phong cách ngôn ngữ

của toàn văn bản

II.Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao.

1.Sự trong sỏng của tiếng Việt:

1 Vớ dụ: Hóy so sỏnh 3 vớ dụ sau đõy:

a Tỡnh cảm của tỏc giả đối với non sụng, đất nước, đồng bào trong nước, kiều bào ở nước ngoài tuy xanhưng vẫn nhớ về Việt Nam, Tổ quốc

b Đú là tỡnh cảm của tỏc giả đối với non sụng, đất nước, với đồng bào trong nước và kiều bào ở nước ngoài những người tuy ở xa nhưng vẫn nhớ về Tổ quốc

c Tỡnh cảm của tỏc giả đối với non sụng, đất nước, với đồng bào trong nước và kiều bào ở nước ngoài những người tuy ở xa nhưng vẫn nhớ về Tổ quốc - thật là sõu nặng

-Cõu 1 diễn đạt khụng rừ ràng, nội dung thiếu ý

- Tỡnh cảm của tỏc giả như thế nào ?

- Văn khụng mạch lạc → cõu khụng trong sỏng

- Cõu b, cõu c: diễn đạt nội dung: quan hệ giữa cỏc bộ phõn cõu là mạch lạc → trong sỏng

2 Kết luận:

Trang 26

- Sự trong sáng của tiếng Việt được biểu hiện ở 3 phương diện sau:

a

* Tiếng Việt có hệ thống chuẩn mực cao, có qui tắc chung về phát âm, chữ viết, về dùng từ, đặt câu, về cấutạo lời bài văn → phải nói đúng chuẩn mực, đúng quy tắc của tiếng Việt

VD: Không nói: Chúng tôi tự hào các bạn (không đúng ngữ pháp)

* Chú ý: Chuẩn mực không phủ nhận những sự chuyển đổi linh hoạt, những sự sáng tạo, không phủ nhận cáimới, miễn là cái sáng tạo, cái mới phù hợp với phương thức chung, qui tắc chung

VD: Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc tre nhường cho con

(Nguyễn Duy - Tre Việt Nam)

- Các từ: lưng, áo, con được sáng tạo theo nguyên tắc chung chuyển nghĩa của từ theo phép ẩn dụ, nên câu thơvẫn đảm bảo được sự trong sáng của Tiếng Việt, hơn nữa lại có hình ảnh và gợi cảm

"Chúng tắm các cuôc khởi nghĩa của ta trong những bể máu"

→ Từ "tắm" được sử dụng với một nghĩa mới theo phương thức chuyển hoá của từ về ý nghĩa và đặc điểmngữ pháp" câu văn không những trong sáng mà còn có giá trị biểu cảm cao

c Sự trong sáng của tiếng Việt cũng biểu hiện ở chính phẩm chất văn hoá, lịch sự của lời nói Nói năng lịch

sự có văn hoá chính là biểu lộ sự trong sáng của ngôn ngữ Nói năng thô tục làm mất vẻ trong sáng vốn có củanó

Trang 27

c Phương thức biểu cảm: là bộc lộ tình cảm, cảm xúc chủ quan của con người trước sự vật, sự việc, hiệntượng khách quan trong cuộc sống.

d Phương thức thuyết minh: trình bày, giới thiệu một cách chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất, quan

hệ, giá trị của một sự vật, sự việc, hiện tượng, một vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội và con người

e Phương thức nghị luận: là dùng lí lẽ và dẫn chứng để bàn bạc về một vấn đề, một ý kiến, một nhận định nào

đó nhằm thuyết phục người đọc, người nghe đồng tình với ý kiến của mình

II LUYỆN TẬP.

Bài tập 1: Cho các văn bản sau, cho biết chúng thuộc phương thức biểu đạt chủ yếu nào?

a.Văn bản “Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy”

b Văn bản:

“ Nếu bị tước đi môi trường kích thích, bộ não của đứa trẻ sẽ phải chịu đựng kìm hãm Ví dụ, các nhà nghiên cứu tạiTrường Đại học Y khoa Bai-lo đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ ít được chơi đùa hoặc ít được tiếp xúc sẽ có bộ não bé hơn bình thường 20- 30% so với lứa tuổi của chúng.Các vật nuôi ở trong phòng thí nghiệm cũng cho thấy điều xảy ra tương tự Các nhànghiên cứu tại trường Đại học I-li-noi ở Ur- ba-na Sam- pa đã phát hiện ra rằng những con chuột con được nuôi trong cũi có rải đồ chơi không những biểu hiện sự ứng xử phức tạp hơn những con chuột nhốt trong những hộp rỗng không có gì hấp dẫn, mà bộ não của những con chuột này còn có số tiếp điểm thần kinh cho mỗi nơ ron nhiều hơn ( tới 25%) so với những con chuột kia Nói cách khác, càng trải quan nhiều kinh nghiệm càng làm cho bộ não giàu hơn.”

( Vũ Đình Cự - Giáo dục hướng tới thế kỉ XX)

c.Văn bản “ Bình Ngô đại cáo”- Nguyễn Trãi

d.Bài làm của một học sinh khi bình luận đoạn thơ:

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.

Nắng xuống, trời lên, sâu chót vót

Trang 28

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

( Tràng giang- Huy Cận)Gợi ý:

- Văn bản (a): phương thức tự sự

- Văn bản ( b): Phương thức thuyết minh

- Văn bản ( c), ( d) : phương thức nghị luận

Bài tập 2: Tóm tắt văn bản tự sự “ Số phận con người” của Sô-lô-khốp?

Gợi ý:

Mùa xuân năm 1946, trên đường đi công tác, tác giả gặp anh lái xe An-đrây Xô-cô-lôp 46 tuổi và bé ni-a chừng 5,6 tuổi trên bến đò.Nhân dịp này, Xô-cô-lôp đã kể cho tác giả nghe về cuộc đời đau khổ của mình Khi chiến tranh bùng nổ, anh ra trận, bị thương hai lần, sau đó bị đọa đày trong các trại tập trung của phát xít Tìm cách trốn được về với quân ta, Xô-cô-lốp mới hay tin vợ và con gái anh đã bị bom phát xít giết hại Niềm hi vọng cuối cùng của anh là con trai An-na-tô-li nhưng đúng ngày 9 tháng 5 năm 1945, ngày chiến thắng, một tên thiện xạ Đức đã bắn chết người đại úy pháo binh ấy Xô-cô-lốp đã chôn trên đất người Đức niềm sung sướng và niềm hi vọng cuối cùng Sau đó anh giải ngũ, về chỗ vợ chồng một người bạn ở U- riu-pin-xcơ, xin vào làm việc trong đội xe vận tải Tại đây anh đã gặp bé Va-ni-a côi cút và quyết định nhần

Va-nó làmcon Tình yêu thương với Va-ni-a đã làm trái tim anh ấm lại Nhưng nhiều đêm anh vẫn mơ thấy vợ con, tỉnh dậy gối đẫm nước mắt.Một sự việc không may xảy ra, Xô-cô-lôp bị thu bằng lái xe Hai cha con anh

đã quyết định cuốc bộ đến một địa phương khác, nơi người đồng đội cũ của anh đang làm việc.

Bài tập 3: Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu với chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng một hay nhiều phương

thức biểu đạt? Chỉ ra phương thức biểu đạt chủ yếu mà anh/chị đã sử dụng trong đoạn văn đó?

Ví dụ:

Khổ thơ tiếp theo:

Dẫu xuôi về phương Bắc Dẫu ngược về phương Nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng vềanh một phương.

Một lần nữa biện pháp điệp cấu trúc, cách sử dụng tương quan đối lập được Xuân Quỳnh tận dụng để nói tới sự thủy chung trong tình yêu “ Dẫu” là một từ có tính chất phủ định dù có xa xôi cách trở, dù cách

xa với miền đất xa tắp “ phương Nam” hay “ phương Bắc” thì trong lòng con sóng chỉ có một phương là bến bờ, còn trong lòng người phụ nữ thì chỉ có một phương hướng tới , đó chính là tình yêu của mình, đó chính là người yêu Thủy chung là một đặc tính đặc biệt và hết sức cần thiết trong tình yêu, nó cũng đặc điểm của những người phụ nữ Việt Nam Khi sử dụng cụm từ “ nơi nào”, Xuân Quỳnh đã như cất lên lời nguyện suốt đời chung thủy với người yêu, với anh Nếu như xuôi về phương Bắc, ngược về phương Nam là con đường thực tế nối những vùng đất thì “ Hướng về anh một phương” là con đường gắn kết nối hai trái tim con người đang tràn ngập yêu thương.

Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu là phương thức nghị luận.

BÀI 2: CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

I CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

1 Thao tác lập luận phân tích.

a Khái niệm: phân tích là chiatách vấn đề cần bàn luận rathành các bộ phận ( các phương diện, các nhân tố)

để có thể xem xét một cách cặn kẽ và kĩ càng

b Cách phân tích:

- Khi phân tích cần chia tách đối tượng thành các yếu tố theo những tiêu chí, quan hệ nhất định

Trang 29

- Phân tích cần đi sâu vào từng yếu tố, khía cạnh, song cần đặc biệt lưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhautrong một chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất.

- Khi bác bỏ cần tỏ thái độ khách quan, đúng mực

4 Thao tác lập luận bình luận.

a Khái niệm: bình luận là giảng giải, phân tích, bàn bạc về một hiện tượng ( vấn đề) nào đó trong đời sốnghoặc trong văn học nhằm thuyết phục người đọc, người nghe đồng tình với ý kiến của mình

( Theo “ Cổ học tinh hoa”- NXB Văn học Hà Nội, 2002)

a.Đối tượng nghị luận của văn bản trên là gì?

b.Văn bản trên sử dụng thao tác lập luận chủ yếu nào? Nêu tác dụng của thao tác lập luận đó?

Gợi ý:

a.Đối tượng nghị luận: trung thần không phải lay lắt, chập chờn như cái bóng, tiếng vang!

b Văn bản trên sử dụng TTLL chủ yếu là bác bỏ Mặc Tử bác bỏ bằng suy luận và lí lẽ để cho thấy một điềukhông thể nào chấp nhận: trung thần không phải lay lắt, chập chờn như cái bóng, tiếng vang!

=> Tác dụng của thao tác lập luận bác bỏ trong văn bản trên: làm cho cách trình bày nhận định, ý kiến củaMặc Tử trở nên mới mẻ, hấp dẫn, sinh động, logic, tăng sức thuyết phục đối với người nghe

Bài tập 2: Đọc kĩ văn bản sau rồi trả lời câu hỏi ghi bên dưới:

Trang 30

CÀ PHÊ VÀ TÁCH

Một nhóm bạn học nay thành đạt rủ nhau về thăm thầy cũ Sau một hồi trò chuyện, họ bắt đầu kể lể, than phiền về những sức ép trong công việc cũng như trong cuộc sống Nghe vậy, người thầy vào bếp lấy cà phê mời họ trò cũ của mình.

Ông đem ra rất nhiều những chiếc tách khác loại: chiếc bằng sứ, chiếc bằng nhựa, chiếc thủy tinh, chiếc thì bằng pha lê, một vài chiếc trông rất đơn sơ, vài chiếc đắt tiền, vài chiếc khác lại được chế tác cực kì tinh xảo Người thầy bảo “ những người thành đạt” tự chọn tách và rót cà phê cho mình.

Sau khi mỗi người đều đã có một tách cà phê, người thầy đáng kính mới bắt đầu từ tốn:

- Nếu các em chú ý sẽ nhận ra điều này: Ai cũng chọn những chiếc tách đắt tiền, chẳng ai thèm màng đến những chiếc tách nhựa giá rẻ cả Có lẽ các em sẽ cảm thấy điều này thật bình thường vì ai chẳng muốn chọn cho mình cái tốt nhất, nhưng điều ấy lại chính là nguồn cơn của mọi vấn đề rắc rối trong cuộc sốngcủa các em.

Các em à, những chiếc tách kia đâu có làm ảnh hưởng đến chất lượng của cà phê Tất cả những gì các

em cần là cà phê chứ không phải tách.Thế mà thường thì các em chỉ chăm chăm lo kiếm những chiếc tách tốt nhất, rồi sau đó còn liếc mắt qua người bên cạnh để xem tách của họ có đẹp hơn tách của mình không.

Hãy suy ngẫm điều này nhé: Cuộc sống chính là cà phê, còn công việc, tiền bạc và địa vị xã hội chính là những chiếc tách Và những “ chiếc tách” này không hề xác định hay ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống chúng ta Đôi khi do cứ mãi để ý vào những “ chiếc tách hư danh” mà chúng ta bỏ lỡ việc hưởng thụ cuộc sống.

Món quà mà Thượng đế ban tặng cho con người là cà phê chức không phải tách Vậy thì cứ thoài mái nhâm nhi cà phê của mình và tận hưởng cuộc sống tươi đẹp.

( Theo www.girlspace.com.vn, ngày 17-12-2006)

Câu hỏi:

Hãy cho biết, trong các ý kiến dưới đây, ý kiến nào chính xác, vì sao?

a.Văn bản trên là một lập luận so sánh

b Văn bản trên chứa đựng một lập luận so sánh

c Văn bản trên không liên quan gì đến lập luận so sánh

- Ý kiến ( b) là chính xác vì đó là một văn bản tự sự chứa đựng một lập luận so sánh

Bài tập 3: Viết một văn bản nghị luận ngắn, đề tài tự chọn, trong đó có vận dụng tổng hợp ít nhất là hai thao

tác lập luận khác nhau

Ví dụ:

Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi, đã từng ca ngợi Nguyễn Trãi như sau: “ Gió thanh hây hẩy gác vàng, người như một ông tiên ở trong tòa ngọc Cái tài làm hay, làm đẹp cho nước, từ xưa chưa có bao giờ…” Nguyễn Trãi không phải là một ông tiên Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ, thông cảm sâu xa với nỗi lòng dân lúc bấy giờ, suốt đời tận tụy cho một lí tưởng cao quý Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước và tự hào dân tộc Nguyễn Trãi rất xứng đáng với lòng khâm phục và quý trọng của chúng ta Ca ngợi người anh hùng của dân tộc, chúng ta đã rửa mối “ hận nghìn năm” của Nguyễn Trãi!

Trang 31

Gợi ý:

Đoạn văn trên sử dụng thao tác lập luận so sánh và thao tác lập luận bình luận

So sánh: Nguyễn Trãi với “ một ông tiên ở trong tòa ngọc”

Bình luận: “ Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc…quý trọng của chúng ta”

BÀI 3: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

A NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ

lớn )

Có thể trình bày bài nghị luận theo các bước sau:

- Giới thiệu, giải thích tư tưởng, đạo lí cần nghị luận

- Phân tích, biểu dương các mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề nghị luận

- Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức về tư tưởng, đạo lí và hành động

( Theo Khánh Hoan, Thanhnienonline, ngày6.5.2013)

Trang 32

- Cảm phục trước hành động cứu người của Nguyến Văn Nam Đây là tấm gương sáng cho thanh niên cảnước học tập.

- Hành động này thể hiện tấm lòng nhân ái của một nhân cách đặc biệt; một phẩm chất đạo đức cao đẹp đãđược tu dưỡng, học tập, rèn luyện từ môi trường thường, song không phải là cá biệt Hành động này còn giàu

ý nghĩa tích cực trong bối cảnh cuộc sống hiện tại

- Phê phán lối sống ích kỉ, vô cảm; đề cao ý thức nuôi dưỡng điều thiện và tính thiện

- Liên hệ bản thân và rút ra bài học: học tập theo tấm gương Nguyễn Văn Nam

c Kết bài:

Khẳng định lại vấn đề

Đề 2:

Suy nghĩ của anh/ chị về vụ “ hôi bia: xảy ra ngày4/12/2013:

Trưa ngày 4/12./2013, xe tải chở bia của anh Hồ Kim Hậu đi đến khu công viên Tam Hiệp, thành phố TuyHòa, Đồng Nai thì bất ngờ gặp tai nạn lật xe Số bia trên xe anh chở văng tung tóe ra đường Trước sự kiện

đó, hàng trăm người dân đã đổ xô đến “ hôi bia” mang về trước sự quỳ lạy, van khóc của người tài xế

a Mở bài

Giới thiệu được vấn đề: vụ hôi bia xảy ra ngày 4/12/2013

b Thân bài:

Có thể trình bày những ý sau:

- Tóm tắt chi tiết tình huống vụ “ hôi bia”

- Nêu được ý nghĩa vấn đề: vì lòng tham lam,ích kỉ, lối sống thờ ơ, vô cảm, con người có thể đánh mất mình,đánh mất lòng tốt, tình yêu thương, đánh mất nhân phẩm, thậm chí có những hành động chà đạp lên nỗi khổ,nỗi đau của chính đồng loại Tình huống này đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo về sự tha hóa nhân cáchcủa con người trong xã hội hiện nay

- Bày tỏ thái độ phê phán hành động “ hôi bia” của người dân Tuy Hòa bởi nó dẫn đến những hậu quả nghiêmtrọng ( Cho cả nạn nhân và cả chính những người hôi bia)

-Phê phán thực trạng xã hội hiện nay, những việc làm giống như vụ “hôi bia” không phải là không có nhiều( dẫn chứng), tác hại, nguyên nhân

- Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có những tấm gương giúp đỡ người khác, sống giàu lòng yêu thương, tình nhân

ái, đáng đề cao, trân trọng.( dẫn chứng)

- Liên hệ, rút ra bài học: sống đừng ích kỉ, đừng thờ ơ trước nỗi đau đồng loại, hãy biết yêu thương, mở lòng

ra với mọi người Chỉ khi đó cuộc sống mới thực sự hạnh phúc và ý nghĩa

* Tình bạn là mối quan hệ giữa người với người dựa trên sự tương đồng, hòa hợp nào đó

VD: Bạn đồng môn là cùng học với nhau

* Tình ban có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người: là nơi chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, giúp đỡ, họctập lẫn nhau, Thực tế có nhiều tình bạn cao đẹp được sử sách ngợi ca nhưng không ít kẻ lừa thầy phản bạn,toan tính vụ lợi, rủ rê, lôi kéo bạn vào con đường xấu, ( dẫn chứng)

* Bài học:

Trang 33

Hiện nay có một số bạn trẻ cho rằng chỉ có tiền tài, địa vị mới có hạnh phúc.

Hãy viết bài văn không quá 400 từ bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên?

- Tiền tài: Của cải, vật chất

- Địa vị: Quyền lực, vị thế xã hội

- Hạnh phúc: niềm vui, sung sướng khi được thỏa mãn, hài lòng

* Câu nói đó tuyệt đối hóa vai trò của tiền tài, địa vị đối với hạnh phúc của mỗi người

- Tiền tài, địa vị có thể mang lại hạnh phúc vì nó có thể thỏa mãn nhiều nhu cầu vật chất, mang lại sự ngưỡng

mộ, nể phục của nhiều người

- Song đây không phải yếu tố duy nhất: có nhiều cách mang lại hạnh phúc, hạnh phúc có thể đến từ nhữngđiều nhỏ bé, bình dị, nhiều khi tiền tài, địa vị không mua được hạnh phúc Thực tế có nhiều trường hợp chạytheo vòng xoáy của tiền tài, địa vị chà đạp lên luân thường, đạo lí, mua hư vinh, hạnh phúc ảo, không bềnvững

* Bài học:

- Trân trọng, biết bằng lòng với những gì mình đang có

- Biết cách mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác và cũng là cho mình

- Không nên tuyệt đối hóa vai trò của tiền tài, địa vị

Cần thể hiện được một số luận điểm cơ bản sau:

- Vì sao giới trẻ thích nổi tiếng?

- Biểu hiện của xu hướng đó như thế nào?

- Tác động của xu hướng đó đến giới trẻ hiện nay như thế nào?

- Làm thế nào phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của xu hướng đó?

- Liên hệ và rút ra bài học

c Kết bài:

- Nhận xét khái quát được vấn đề

Trang 34

Ngày hôm qua , anh/chị chứng kiến một vụ tai nạn giao thông thảm khốc xảy ra Trước tình huống đó,anh/chị

đã làm gì? Hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm của tuổi trẻ học đường gópphần giảm thiểu tai nạn giao thông

Gợi ý

a Mở bài

- Giới thiệu vấn đề tai nạn giao thông: vấn đề nóng bỏng được xã hội đặc biệt quan

tâm Bạn có thể chứng kiến một vụ tai nạn giao thông trên đường đi học Trước tình huống đó, bạn đã làm gì?

- Tuổi trẻ học đường – những công dân tương lai của đất nước – cũng phải có những

suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thong

b Thân bài

* Tóm tắt tình huống tai nạn giao thông mà mình đã gặp trên đường, việc mình đã làm khi bắt gặp tình huống

* Thực trạng tai nạn giao thông

- Đang diễn ra hàng ngày hàng giờ trên cả nước và ở tất cả loại hình tham gia giao

Thông: đường thủy, đường bộ, đường sắt…

- Trong số đó, có không ít các bạn học sinh, sinh viên là nạn nhân hoặc là thủ phạm

gây ra các vụ tai nạn giao thông

* Hậu quả

- Thiệt hại lớn về người và của, để lại những thương tật vĩnh viễn cho các cá nhân

và hậu quả nặng nề cho cả cộng đồng

- Gây đau đớn, mất mát, thương tâm cho người thân, xã hội

- Hư hỏng các công trình giao thông

- Ùn tắc giao thông

* Nguyên nhân

- ý thức tham gia giao thông của người dân còn hạn chế, thiếu hiểu biết và không

chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông

- Thiếu hiểu biết về các quy định an toàn giao thông (lấy trộm ốc vít đường ray,

chiếm dụng đường )

- Sự hạn chế về cơ sở vật chất (chất lượng đường thấp, xe cộ không đảm bảo an

toàn )

- Tiêu cực trong thực thi pháp luật về an toàn giao thông

* Hành động của tuổi trẻ học đường góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông:

Trang 35

- Tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường lớp Ngoài ra, bản thân mỗi người phải tìm hiểu, nắmvững thêm các luật lệ và quy định đảm bảo an toàn giao thông.

- Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông: không lạng lách, đánh võng trên đường đi, không

đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng đỗ đúng quy định, khi rẽ nganghoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu báo hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khiqua ngã tư

- Đi bộ sang đường đúng quy định, tham gia giúp đỡ người già yếu, người tàn tật và trẻ em qua đường đúngquy định

- Tuyên truyền luật giao thông: trao đổi với người thân trong gia đình, tham gia các hoạt động tuyên truyềnxung kích về an toàn giao thông để góp phần phổ biến luật giao thông đến tất cả mọi người, tham gia các độithanh niên tình nguyện đảm bảo an toàn giao

a.Mở bài:

Giới thiệu khái quát vấn đề: môi trường có vai trò to lớn nhưng ngày càng bị ô nhiễm nặng nề Một trongnhững nguyên nhân gây nên điều đó chính là hành vi xả rác bừa bãi của một bộ phận người dân.Cần lên ánnhững hành vi thô bạo đối với môi trường và phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường

b Thân bài:

- Bày tỏ trực tiếp thái độ đối với những hành vi xả rác bừa bãi: làm mất đi sự trong sạch của môi trường, dẫnđến ô nhiễm môi trường Vì vậy cần phê phán, lên án mạnh mẽ vì chính hành vi đó đang dần cướp đi sự sốngcủa chính chúng ta

- Vai trò của môi trường:có tác dụng to lớn, là ngôi nhà, là bầu khí quyển giúp duy trì sự sống cho muôn loài,cho con người

- Thực trạng của vấn đề ô nhiễm môi trường:

+ Vấn đề ô nhiễm môi trường mang tính toàn cầu, mức độ ngày càng nghiêm trọng, không chỉ ô nhiễm môitrường đất mà còn ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước…

+ Đưa ra dẫn chứng thực tế: các vụ ô nhiêm môi trường nghiêm trọng gần đây đã bị tố giác như vụ Huyndai,Vedan, Miwon…, nạn cháy rừng ở Nghệ An, Đắc Lắc…, co sông TôLịch nay biến thành một cái cống thải “

lộ thiên” giữa thủ đô…

- Hậu quả: hết sức nghiêm trọng, mất đi môi trường xanh- sạch –đẹp, mất cân bằng sinh thái, đe dọa đến sựsống của con người…

- Nguyên nhân:

+ Do thiên tai hạn hán, lũ lụt, cháy rừng…

+ Chủ yếu là do ý thức bảo vệ môi trường của con người còn kém: hiện tượng xả rác bừa bãi như trên đã nói,các nhà máy, xí nghiệp xả nước thải, khí thải bừa bãi chưa qua xử lí, sử dụng các phân bón hóa học làm đấtđai cằn cỗi, chặt cây,phá rừng làm nương rẫy…

- Giải pháp tích cực:

Trang 36

+ Tầm vĩ mô: chính sách bảo vệ môi trường của chính phủ: thi hành nghiêm túc luật bảo vệ môi trường, cónhững chế tài và hình phạt đích đáng với những hành vi phá hoại môi trường, tuyên truyền,giáo dục mọingười ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường…

+ Với mỗi người: cần có ý thức và hành động thực để bảo vệ môi trường: tham gia trồng cây xanh, thu gomrác thải, không xả rác bừa bãi, đấu tranh không khoan nhượng với những hành vi phá hoại môi trường…

- Liên hệ đến bản thân, rút ra bài học: anh/ chị đã làm gì để bảo vệ môi trường? Bài học mà anh chị thu được

- Bạo lực học đường có thể xảy ra dưới nhiều hình thức như:

+ Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con ngườithông qua lời nói

+ Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vibạo lực

* Thực trạng: Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi trên thếgiới,hiện đang xâm nhập và lan rộng ở VN đang trở thành một vấn nạn nghiêm trọng của toàn xã hội ( dẫnchứng)

* Nguyên nhân

- Nguyên nhân trực tiếp vì những lí do rất không đâu : Nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu, không cùngđẳng cấp

- Nguyên nhân căn bản:

+ Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân,non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống

+ Ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực

+Sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình; tình trạng bạo lực trong gia đình cũng là một phầnnhân tố ảnh hưởng không tốt

+ Sự giáo dục trong nhà trường: nặng về dạy kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục conngười “tiên học lễ hậu học văn”

+ Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp thiết thực, đồng bộ,triệt để

* Hậu quả

Trang 37

- Với nạn nhân:

+ Tổn thương về thể xác và tinh thần

+ Tổn hại đến gia đình, người thân, bạn bè

+Tạo tính bất ổn trong xã hội: tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường, đến xã hội

- Người gây ra bạo lực:

+ Con người phát triển không toàn diện mất dần nhân tính

+ Mầm mống của tội ác mất hết tính người sau này

+ Làm hỏng tương lai chính mình, gây nguy hại cho xã hội

+ Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét

- Với thanh niên, học sinh…

* Giải pháp

- Đối với những người gây ra bạo lực học đường: cố gắng mở rộng nâng cao nhận thức, rèn luyện kĩ năngsống

- Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục con người trong gia

đình, nhà trường, trong toàn xã hội; coi trọng dạy kĩ năng sống, vươn tới những điều chân thiện mỹ

+ Toàn xã hội cần phải củng cố, nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh tiến bộ Cần có biện phápquản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội Nghiêmcấm các game bạo lực Có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyếtlàm gương cho người khác

+ Quan tâm nâng cao văn hóa gia đình Trong từng gia đình, người lớn phải làm gương, giao tiếp ứng xử đúngmực, quan tâm lẫn nhau, chăm lo giáo dục con cái, mạnh dạn lên án và loại bỏ bạo lực ra khỏi đời sống giađình

+ Xác định rõ lại vai trò, vị trí của người thầy, quyền hạn và trách nhiệm trong nhiệm vụ giáo dục đạo đức họcsinh Người thầy và nhà trường phải được bảo vệ danh dự và có đủ cơ chế để răn đe học sinh Chăm lo giaódục học sinh toàn diện

+ Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục: gia đình - nhà trường - xã hội

hi vọng sẽ đón được nhiều khách du lịch tới đó Giả sử bạn được thuê bởi một cơ quan quản lí du lịch, hãyviết một bài văn trong đó chỉ ra một nơi trên đất nước ta mà khách du lịch có thể tìm thấy nhiều điều thú vịkhi đến đó

- Giới thiệu được vị trí địa lí, nguồn gốc, đặc điểm, cấu tạo, cấu trúc… của địa danh, thắng cảnh

- Giá trị vật chất, giá trị tinh thần của địa danh, thắng cảnh đó

- Những giải pháp sắp tới mà nhà nước, địa phương đưa ra nhằm tôn tạo, tu bổ, nâng cao, mở rộng khu dulịch, hứa hẹn sẽ đem đến nhiều điều mới lạ, hấp dẫn hơn nữa cho du khách…

Trang 38

Gợi ý: có thể trình bày theo các ý cơ bản sau:

- Người anh hùng đất Điện Biên dẫn anh/ chị đi thăm những nơii nào? Anh /chị có những suy nghĩ, cảm xúc

gì khi đặt chân đến những nơi ấy? ( tự hào, trân trọng, gắn bó…)

c Kết bài:

Bài học về tình yêu đất nước

BÀI 4: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

1 Cách làm nghị luận một tác phẩm văn học

- Đọc tìm hiểu, khám phá nội dung, nghệ thuật của tác phẩm

- Đánh giá giá trị của tác phẩm

2 Cách làm nghị luận một khía cạnh một tác phẩm văn học

+ Cần đọc kĩ và nhận thức được khía cạnh mà đề yêu cầu

+ Tìm và phân tích những chi tiết phù hợp với khía cạnh mà đề yêu cầu

3 Cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi

+ Có đề nêu yêu cầu cụ thể, bài làm cần tập trung đáp ứng các yêu cầu đó

+ Có đề học sinh tự chọn nội dung viêt Cần phỉa khảo sát và nhận xét toàn truyện Sau đó chọn ra hai, ba điểmnổi bật nhất, sắp xếp theo thứ thự hợp lí để trình bày Các phầm khác nói lướt qua Như thế bài làm sẽ nổi bậtphần trọng tâm, không làn man

II Luyện tập

1 Đối tương: Đa dạng

- Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm nói chung

- Một phương diện, một khía cạnh nội dung hay nghệ thuật

2 Nội dung:

- Giới thiệu tác phẩm hoặc đoạn trích văn xuôi cần nghị luận

- Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật theo định hướng của đề hoặc một số khía cạnh đặc sắc nhất của tácphẩm, đoạn trích

- Nêu đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích

3 Các bước làm bài nghị lụân về một bài thơ, 1 tác phẩm văn xuôi

Trang 39

-Bước 1: Đọc kĩ, cảm nhận chung về tác phẩm: bài thơ (TP) nói về vấn đề gì? Tình cảm của tác giả như thế nào? -Bước 2: Tìm hiểu sâu tác phẩm ở 2 phương diện: nội dung và nghệ thuật ( chú ý phân tích từ ngữ, hình ảnh, chi tiết nghệ thuật tiêu biểu)

-Bước 3: Lập dàn ý theo các luận điểm đã tìm được

-Bước 4: Dựa vào dàn ý, viết thành bài văn

4 Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ (đoạn trích văn xuôi): Các bước tiến hành tương tự như nghị lụân một bài thơ -Lưu ý thêm vị trí và ý nghĩa đoạn thơ trong bài thơ

5 Luyện tập

Đề bài 1: Phân tích tâm trạng tác giả khi nhớ về miền Tây Bắc Bộ và đồng đội trong 14 câu đầu bài Tây Tiến (Quang Dũng)

Mở bài

- Giới thiệu ngắn gọn về hoàn cảnh ra đời, đề tài, cảm hứng chủ đạo của bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng)

- Trình bày ngắn gọn về vị trí, cảm hứng trình nổi bật của đoạn trích

Thân bài

- Nỗi nhớ không gian, nhớ núi rừng, làng bản: HS bám sát được giọng điệu, từ ngữ, hình ảnh cụ thể để nêu bậtđược tâm trạng nhớ nhung đến cồn cào, khắc khoải của nhà thơ khi hướng về Tây Tiến Mỗi địa danh miền Tây đều gắn với những ấn tượng sâu đậm trong kí ức nhà thơ Qua thế giới thiên nhiên, HS cần cảm nhận, phân tích được nét riêng của hồn thơ Quang Dũng: Sông Mã xa rồi Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

- Nỗi nhớ đồng đội cuộc hành quân lên Tây Bắc: HS cảm nhận và phân tích được tâm trạng của nhà thơ qua hình ảnh người lính Tây Tiến trên con đường hành quân đầy gian khổ Nỗi đau mất mát, niềm cảm thương vô hạn của nhà thơ được nói lên bằng giọng ngang tàng, kiêu hãnh, nhằm vượt lên thực tại khốc liệt “Anh bạn dãidầu không bước nữa - Gục lên súng mũ bỏ quên đời!”

- Sự kết hợp giữa giai điệu, cảm xúc bi tráng, mãnh liệt và nét thi vị, bay bổng trong tâm trạng trữ tình qua bức tranh thiên nhiên và con người Tây Bắc: Chiều chiều oai linh thác gầm thét Mai Châu mùa em thơm nếpxôi

B Thân bài

1) Khổ thơ thứ nhất:

Trang 40

+ Hai câu đầu: Chân dung đoàn binh Tây Tiến được dựng tả bằng nét bút vừa hiện thực, gân guốc vừa lãng mạn, hào hùng Biện pháp nghệ thuật tương phản- giữa ngoại hình gầy gò, tiều tụy với sức mạnh tinh thần- đã gây ấn tượng mạnh về vẻ đẹp khác thường của đoàn binh Tây Tiến.

+ Hai câu sau: Sự biểu hiện chân thực đời sống tâm hồn mộng mơ của chàng trai Tây Tiến chứ không phải cái

"mộng rớt" "buồn rớt" như một thời nhiều người phê phán

2- Khổ thơ thứ hai:

+Hai câu đầu: Sự kết hợp hài hoà giữa bi (câu trước) và tráng (câu sau) để thành khúc ca bi tráng về lí tưởng người lính Tây Tiến Tinh thần lãng mạn hào hùng, ý nguyện xả thân thanh thản và cao cả của một thế hệ qua các chữ "chẳng tiếc đời xanh"

+ Hai câu sau: Ca ngợi sự hi sinh bi tráng của người lính Tây Tiến Hình ảnh "áo bào thay chiếu" tăng thêm không khí cổ điển trang trọng Chữ "về đất" ca ngợi sự hi sinh thanh thản, vô tư Khúc "độc hành" của dòng sông Mã đang gầm lên như dội vào nỗi xót đau, như tô đậm vẻ lẫm liệt cao cả của người lính Tây Tiến Đoạn thơ khép lại bằng một âm thanh bi tráng Âm hưởng thơ như còn ngân dài, vang xa mãi (các chữ hiệp vần đều kết thúc bằng phụ âm vang: xanh, hành)

I TÁC GIẢ TÔ HOÀI (1920-2014)

- Tích cực tham gia cách mạng, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực báo chí, văn nghệ

- Là tác giả có số lượng sáng tác đạt tới mức kỉ lục trong văn xuôi VN hiện đại

- Sáng tác thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài, kí, kịch bản phim, tiểu luận

- Là nhà văn có quan niệm nghệ thuật “vị nhân sinh” độc đáo và quyết liệt (tôn trọng một cách tuyệt đối nguyên tắc sự thật trong sáng tác)

- Có vốn hiểu biết sâu sắc, phong phú về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước

- Lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động

II.TÁC PHẨM

1 Hoàn cảnh sáng tác:

Truyện “Vợ chồng A Phủ” in trong tập “Truyện Tây Bắc” “Truyện Tây Bắc” là kết quả của chuyến đi thực tế cùng bộ đội của Tô Hoài vào giải phóng vùng Tây Bắc Trong chuyến đi này, Tô Hoài đã gắn bó nghĩa tình với đồng bào miền Tây và có những am hiểu sâu sắc về đời sống người dân nơi đây.Chính cuộc sống của đồng bào các dân tộc miền núi, sự tri ân với những con người nơi đây đã khơi nguồn cảm hứng sáng tạo để TôHoài viết tập “Truyện Tây Bắc”, trong đó có “Vợchồng A Phủ”

2 Tóm tắt đoạn trích:

Đoạn trích xoay quanh cuộc đời, số phận của nhân vật Mị Mị là một cô gái Mèo thông minh, xinh đẹp, có tài thổi sáo làm say mê lòng người Những tưởng cuộc sống tương lai tươi đẹp đang chờ đón Mị ở phía trước nhưng trớ trêu thay, Mị lại phải gánh chịu một cuộc đời đầy bất hạnh Mị đã bị A Sử bắt về làm vợ, làm dâu

Ngày đăng: 24/03/2017, 20:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w