1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

“Một số biện pháp giúp học sinh yếu lấy lại căn bản môn Ngữ văn bằng phương pháp dạy học tích cực”

22 329 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 472,5 KB

Nội dung

Đây làmột công việc khó khăn đối với giáo viên dạy văn ở trường THCS vì đây là bộmôn có sự kết hợp rất nhiều nhiệm vụ khác nhau trong việc giáo dục tâm tư, tìnhcảm cũng như làm sống lại

Trang 1

ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH YẾU LẤY LẠI CĂN BẢN MÔN

NGỮ VĂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC

1 ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Lý do chọn đề tài:

M.Goóc- Ki nói: ''Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nângcao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở con người khát vọng hướng tớichân lý" Văn học "Chắp đôi cánh" để các em đến với mọi thời đại văn minh,với mọi nền văn hoá, xây dựng trong các em niềm tin vào cuộc sống, con người,trang bị cho các em vốn sống, hướng các em tới đỉnh cao của Chân - Thiện -

Mỹ

Văn học vốn rất gần gũi với cuộc sống, mà cuộc sống bao giờ cũng bềbộn và vô cùng phong phú Mỗi tác phẩm văn chương là một mảng cuộc sống đãđược nhà văn chọn lọc phản ánh.Vì vậy môn ngữ văn trong nhà trường có một

vị trí rất quan trọng: là vũ khí thanh tao đắc lực có tác dụng sâu sắc đến tâm hồntình cảm của con người, nuôi dưỡng con người trong sáng, phong phú và sâu sắchơn

Làm thế nào để giúp học sinh yếu lấy lại căn bản môn ngữ văn? Đây làmột công việc khó khăn đối với giáo viên dạy văn ở trường THCS vì đây là bộmôn có sự kết hợp rất nhiều nhiệm vụ khác nhau trong việc giáo dục tâm tư, tìnhcảm cũng như làm sống lại hình ảnh đẹp của văn học qua từng nội dung bài học.Thực tế cho thấy, những đồng chí giáo viên được phân công phụ trách giảng dạythực sự hết sức lo lắng, trăn trở bởi họ đã bỏ ra nhiều công sức, lăn lộn với họcsinh mà hiệu quả chưa cao Là một giáo viên đã nhiều năm tham gia công tácgiảng dạy môn Ngữ văn tôi đã nắm bắt được tình hình này, tôi nhận thấy cầnquan tâm tới công tác bồi dưỡng học sinh lấy lại căn bản Vì vậy, tôi đã chọn đề

tài: “Một số biện pháp giúp học sinh yếu lấy lại căn bản môn Ngữ văn bằng phương pháp dạy học tích cực” để nghiên cứu, để có những suy nghĩ sâu sắc

hơn về năng lực cảm thụ của học sinh

Mặc dù đây không phải là đề tài mới nhưng với những người có tâmhuyết với nghề thường ít khi bằng lòng với những gì mình làm được và cảmthấy xót xa trước chất lượng học tập không tốt của học sinh Vì thế, tôi mạnhdạn trình bày và rất mong nhận được sự đóng góp của đồng nghiệp để quá trìnhgiảng dạy đạt được kết quả tốt nhất

1.2 Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài

1.2.1 Thuận lợi:

Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường; Tổ chuyên môn luôntrao đổi, đóng góp ý kiến, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ nhiều mặt cho công tácgiảng dạy đạt kết quả cao Thường xuyên dự giờ thăm lớp, rút kinh nghiệm cáctiết dạy

Đa số học sinh có ý thức học tập tốt

Trang 2

Trang thiết bị, đồ dùng dạy học trong nhà trường khá đầy đủ, có máy tính,máy chiếu hiện đại phục vụ cho giảng dạy.

1.2.2 Khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì trong quá trình giảng dạy tôi còngặp một số khó khăn:

Vẫn còn một số ít học sinh chưa chăm ngoan, một số phụ huynh học sinh

ít quan tâm đến con cái, chưa đầu tư đúng mức cho việc học tập của con emmình

Kiến thức về tin học của giáo viên còn hạn chế, số lượng sách tham khảocho giáo viên và học sinh vẫn chưa đáp ứng đủ

1.2.3 Số liệu thống kê:

Trước khi thực hiện đề tài này, tôi tham khảo và căn cứ kết quả học tậpcũng như thống kê điểm chất lượng đầu năm của hai lớp dạy: 9A, 9B Với sốlượng thống kê như sau:

Lớp Sĩ số Giỏi 8.0 trở lênSL % Khá 6.5 - 7.9SL % Tr bình 5.0 – 6.4 Dưới trung bìnhSL % SL %

Với kết quả điều tra cơ bản trên, ta thấy trên 10% học sinh có kết quả yếutrong quá trình học tập Đây cũng là tiếng chuông báo động cho chúng ta cầnphải tìm ra giải pháp kịp thời để giúp học sinh nói chung và học sinh trung bình,yếu nói riêng cải thiện chất lượng, phát huy tính năng động, sáng tạo trong quátrình tiếp thu kiến thức

Khó khăn: Với môn Ngữ văn yêu cầu đặt ra cho các em là phải đọc tácphẩm và chuẩn bị phần đọc hiểu văn bản ở nhà song nhiều em còn chưa có ýthức đọc và chuẩn bị bài trước khi đến lớp Do đó, việc tiếp thu kiến thức mớitrên lớp của các em còn nhiều hạn chế, chưa tự tin để xây dựng bài trên lớp

2 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

2.1 Cơ sở lý luận:

Trong thời kỳ bùng nổ thông tin và phát triển của khoa học kỹ thuật dạyhọc theo phương pháp tích cực đáp ứng được nhiệm vụ dạy học: Đó không chỉdạy học sinh tri thức mà còn dạy cách làm ra tri thức; không chỉ dạy học sinhtiếp nhận ghi nhớ thông tin mà còn dạy học sinh chủ động lựa chọn thông tin, xử

lý thông tin hiệu quả

Trước khi đi vào nội dung cụ thể, chúng ta hãy cùng xem xét nhưng cơ sở

lý thuyết quan trọng là nền tảng để tôi xây dựng đề tài:

* Phương pháp dạy học:

Là cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học.Cách thức hành động bao giờ cũng được diễn ra trong những hình thức cụ thể

Cách thức và hình thức không tách nhau một cách độc lập: Phương pháp dạy

học là những hình thức và cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt mục đích dạy học.

Trang 3

Đổi mới chương trình, sách giáo khoa đặt trọng tâm vào việc đổi mớiphương pháp dạy học Chỉ có đổi mới căn bản phương pháp dạy và học chúng tamới có thể tạo được sự đổi mới thực sự trong giáo dục, mới có thể đào tạo lớpngười năng động, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh nhiềunước trên thế giới đang hướng tới nền kinh tế trí thức.

Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tậpchủ động, chống lại thói quen học tập thụ động

Đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông được thực hiện theocác định hướng sau:

1- Bám sát mục tiêu giáo dục;

2- Phù hợp với nội dung dạy học cụ thể;

3- Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh;

4- Phù hợp với cơ sở vật chất, các điều kiện dạy học của nhà trường;

5- Phù hợp với việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả dạy - học;

6- Kết hợp giữa việc tiếp thu và sử dụng có chọn lọc, có hiệu quả cácphương pháp dạy học tiên tiến, hiện đại với việc khai thác những yếu tố tích cựccủa các phương pháp dạy học truyền thống;

- Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học, thiết bị dạy học và đặcbiệt lưu ý những ứng dụng của công nghệ thông tin

* Phương pháp dạy học tích cực:

Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường là thayđổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “Phương pháp dạy họctích cực” nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo,rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thầnh hợp tác, kỹ năng vận dụngkiến thức và những tình huống khác nhau trong học tập va trong thực tiễn; tạoniềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập Làm cho “Học” là quá trình kiến tạo;học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lí thông tin ,học sinh tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất Tổ chức hoạt độngnhận thức cho học sinh, dạy học sinh cách tìm ra chân lý Chú trong hình thànhcác năng lực (tự học, sáng tạo, hợp tác ) dạy phương pháp và kỹ thuật lao độngkhoa học, dạy cách học Học để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện tại

và tương lai Những điều đã học cần thiết, bổ ích cho bản thân học sinh và cho

sự phát triển của xã hội

Phương pháp dạy học tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủđọng, trái với không hoạt động, thụ động Phương pháp dạy học tích cực hướngtới việc tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh, nghĩa là hướng vào pháthuy tích cực, chủ động của người học chứ không chỉ hướng vào việ phát huytính tích cực của người dạy

* Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực:

1- Dạy học tăng cường phát huy tính tự tin, tích cực, chủ động, sáng tạothông qua tổ chức thực hiện các hoạt động học tập của học sinh

Dạy học thay vì lấy “Dạy” làm trung tâm sang lấy “Học” làm trung tâm.Trong phương pháp tổ chức, người học - đối tượng của hoạt động “Dạy” đồng

Trang 4

thời là chủ thể của hoạt động “Học” - được cuốn hút vào các hoạt động học tập

do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mìnhchưa rõ, chưa có chứ không phải thụ động tiếp thu những trí thức đã được giáoviên sắp đặt

2- Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp và phát huy năng lực tự họccủa học sinh

Trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh - với sự bùng nổ thông tin,khoa học, kỹ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão thì không thể nhồi nhét vàođầu óc trẻ khối lượng kiến thức ngày càng nhiều Phải quan tâm dạy cho trẻphương pháp học ngay từ cấp Tiểu học và càng lên cấp học cao hơn càng phảiđược chú trọng

Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học Nếu rènluyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì

sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kếtquả học tập sẽ được nhân lên gấp bội

3- Dạy học phân hoá kết hợp với học tập hợp tác

Trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều được hìnhthành bằng những hoạt động độc lập cá nhân Lớp học là môi trường giao tiếpthầy - trò, trò - trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đườngchiếm lĩnh nội dung học tập Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ýkiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nângmình lên một trình độ mới Bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệmsống của thầy giáo Hoạt động hợp tác thường được thực hiện trong nhóm nhỏ 4đến 6 người Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc phải giảiquyết những vấn đề gây cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa cánhân để hoàn thành nhiệm vụ chung Hoạt động nhóm làm cho từng thành viênbộc lộ suy nghĩ, hiểu biết, thái độ của mình; được tập thể uốn nắn, điều chỉnh;phát triển tình bạn, ý thức tổ chức kỷ luật, tính tập thể, tinh thần tương trợ, hợptác; ý thức cộng đồng, tạo không khí, niềm vui; hoạt động theo nhóm nhỏ sẽkhông thể có hiện tượng ỷ lại; tính cách năng lực của mỗi thành viên được bộc

lộ, tăng tính tự tin

Từ dạy và học thu động sang dạy và học tích cực, giáo viên không cònđóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành ngườithiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để họcsinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩnăng, thái độ theo yêu cầu của chương trình Trên lớp, học sinh hoạt động làchính, giáo viên có vẻ nhàn nhã hơn trước đó, khi soạn giáo án, giáo viên phảiđầu tư công sức, thời gian rất nhiều so với kiểu dạy và học thụ động mới có thựchiện bài lên lớp với vai trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, dẫn dắt,trọng tài trong các hoạt động tìm tòi, hào hứng, tranh luận sôi nổi của học sinh

4- Kết hợp đánh giá của thầy với đánh giá của bạn, với tự đánh giá

5- Tăng cường khả năng, kĩ năng vận dụng vào thực tế, phù hợp với điềukiện thực tế về cơ sở vật chất, về đội ngũ giáo viên, khả năng của học sinh, tối

Trang 5

ưu các điều kiện hiện có Sử dụng các phương tiện dạy học, thiết bị dạy học khi

có điều kiện

6- Đem lại niềm vui, hứng thú trong học tập cho học sinh, đạt hiệu quảcao; tăng tính tích cực, chủ động, sáng tạo; tăng khả năng tự học; tăng tính tựtin; tăng khả năng hợp tác trong học tập và làm việc; tăng cơ hội được đánh giá;chất lượng, hiệu quả dạy học cao

Phương pháp tích cực hướng tới việc hoạt động hoá, tích cực hoạt độnghoá nhận thức của người học - nghĩa là tập trung phát huy tính tích cực củangười học chứ không phải tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy,đành rằng dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều sovới dạy học theo phương pháp thụ động

Trong thời kỳ khoa học công nghệ phát triển thì việc đổi mới phươngpháp dạy học ngày càng trở nên cấp thiết Theo kịp sự phát triển của thời đạigóp phần chuyển biến mạnh mẽ trong việc tiếp thu của học sinh tích cực hơn,chủ động hơn

2.2 Biện pháp tổ chức thực hiện đề tài:

Trong phương pháp tích cực học sinh là đối tượng của hoạt động dạy, vừa

là chủ thể của hoạt động học Qua các tổ chức chỉ đạo của giáo viên, học sinhđược cuốn vào các hoạt động học tập và tự mình khám phá ra những điều mìnhchưa rõ Khi được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, học sinh phải

tự quan sát, độc lập suy nghĩ, sáng tạo giải quyết những vấn đề đặt ra theo cáchsuy nghĩ của mình chứ không rập theo những khuôn mẫu đã có Như vậy là giáoviên chủ yếu hướng dẫn hoạt động và giúp học sinh đi theo định hướng đúng

Môn học nào cũng có khái niệm và logic của nó: Dạy văn không phải làchỉ truyền đạt kiến thức mà còn giáo dục tâm hồn Nhiệm vụ của người giáoviên dạy văn là phải làm cho học sinh hiểu được cái hay cái đẹp cuả văn học,kích thích sự hứng thú học tập học văn cho học sinh Ngay từ thưở còn nằmtrong nôi qua lời ru của bà, của mẹ, lớn lên nghe hát, nghe ngâm thơ Qua cácnghệ thuật ấy các em đã tiếp xúc với văn chương Vì thế đến trường thông quahọc tác phẩm văn chương những cảm xúc thẩm mỹ của các em phải được uốnnắn, sửa chữa và bồi dưỡng, nâng lên thành năng lực cảm thụ thẩm mỹ đúngđắn

Nhiệm vụ của các em học sinh vừa phải phát triển nhận thức thông quaviệc lĩnh hội hệ thống khái niệm khoa học văn chương, vừa phải biết thưởngthức cái hay, cái đẹp và những giá trị thẩm mỹ khác chứa đựng trong vănchương

Dạy văn vừa phải biết vun đắp thị hiếu nghệ thuật lành mạnh, thái độ đốivới văn học đúng đắn vừa phải rèn luyện những kỹ năng, thói quen văn cầnthiết Chính vì vậy, để dạy được một tiết như mong muốn Giáo viên phải có sựchuẩn bị kỹ càng, công phu Phải ưu tầm những hình ảnh, tư liệu có liên quanđến nội dung bài học Trong đó, vai trò của người giáo viên rất lớn, phải biếtsáng tạo, lựa chọn các chi tiết, hình ảnh như thế nào để lôi cuốn học sinh Khitrình bày một vấn đề nào đó giáo viên gắn các hình ảnh minh hoạ thì rõ ràng tiết

Trang 6

dạy sẽ sinh động hơn Học sinh cùng tham gia thảo luận đóng góp ý kiến vìđược tận mắt thấy, các em sẽ dễ hình thành các ý tưởng của mình Còn đối vớitiết dạy chay, không hình ảnh, không đồ dùng việc tiếp thu và sự sáng tạo củahọc sinh còn nhiều hạn chế, nếu tiết dạy có sử dụng hình ảnh động, tranh ảnhminh hoạ chắc chắn sẽ lôi kéo các em, giúp các em khắc sâu kiến thức bài học.Bởi dạy học văn không chỉ nhằm đạt đến những rung động thẩm mỹ, đành rằng

đó là những nhu cầu cực kì quan trọng Dạy học vẫn còn là một quá trình pháttriển về trí tuệ, kiến thức và kĩ năng Nói chung dạy học văn nhằm mục đích tốicao là giúp học sinh tự phát triển một cách toàn diện

Thực hiện phương pháp dạy và học tích cực không có nghĩa là gạt bỏ cácphương pháp dạy học truyền thống Trong hệ thống các phương pháp quenthuộc được đào tạo trong các trường sư phạm từ mấy thập kỉ gần đây cũng cónhiều phương pháp tích cực Các sách lí luận dạy học đã chỉ rõ, về mặt hoạtđộng nhận thức, thì phương pháp thực hành là “tích cực” hơn phương pháp trựcquan, phương pháp trực quan thì “sinh động” hơn phương pháp thuyết trình

Theo định hướng của phương pháp dạy học tích cực vừa nêu trên, tôi đãtriển khai cụ thể như sau:

2.2.1 Dạy học vấn đáp, đàm thoại:

Mục đích của phương pháp này là nâng cao chất lượng của giờ học bằngcách tăng cường hình thức hỏi - đáp, đàm thoại giữa giáo viên và học sinh, rèncho học sinh bản lĩnh tự tin, khả năng diễn đạt một vấn đề trước tập thể Muốnthực hiện điều đó, đòi hỏi giáo viên phải xây dựng được hệ thống câu hỏi phùhợp với yêu cầu bài học, hấp dẫn, sát đối tượng, xác định được vai trò, chứcnăng của từng câu hỏi, mục đích hỏi, các yếu tố kết nối các câu hỏi, thứ tự câuhỏi Giáo viên cũng cần dự kiến các phương án trả lời của học sinh để có thể chủđộng thay đổi hình thức, cách thức, mức độ hỏi, có thể dẫn dắt qua các câu hỏiphụ tránh đơn điệu, nhàm chán, nặng nề, bế tắc; tạo hứng thú học tập của họcsinh và tăng hấp dẫn cho giờ học Hệ thống câu hỏi đặt ra phải phù hợp với từngđối tượng học sinh, ở đây đặc biệt là học sinh yếu các em thường ít khi giơ tayphát biểu ý kiến Giáo viên có thể chủ động dành những câu hỏi ở mức độ dễ(mức độ nhận biết như: ai? cái gì? ở đâu? ) các em học sinh yếu trong lớp.Khi tìm hiểu về nguyên nhân các học sinh yếu rất ít giơ tay thì trong đó có mộtphần do thói quen của giáo viên là sẽ gọi những học sinh xung phong vì nhữngcâu hỏi đơn giản rất nhiều em giơ tay xin trả lời Một nguyên nhân nữa là các

em cảm thấy ngại, xấu hổ, sợ rằng mình trả lời sai cô và các bạn sẽ cười chê.Giáo viên nên dẫn dắt gợi ý và “ưu tiên” cho học sinh yếu những dạng câu hỏinhư:

Ví dụ: Trong văn bản: “Bài ca Côn Sơn” trích Côn Sơn ca của Nguyễn

Trãi trong chương trình Ngữ văn 7 - tập 1 Sau khi phân tích cho học sinh thấyđược vẻ đẹp khoáng đạt, nên thơ của thiên nhiên Côn Sơn, giáo viên cho họcsinh tìm hiểu về tình yêu thiên nhiên, lạc quan của tác giả qua một số câu hỏinhận biết dành cho học sinh yếu - các em chỉ cần quan sát, tìm chi tiết là đã cóthể trả lời được như:

Trang 7

? Em hãy đọc thầm lại đoạn trích một lần nữa và hãy tìm cho cô đoạn

trích có từ nào được lặp đi, lặp lại nhiều lần?

- Đó là từ “ta” - lặp lại 5 lần

? “Ta” thuộc từ loại nào? “ta” ở đây là ai?

- “Ta” là đại từ; “ta” là thi sĩ Nguyễn Trãi

? Trước khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp ở Côn Sơn, “ta” có những hành

động gì?

- “Ta” nghe tiếng suối mà nghe như tiếng đàn, ngồi trên đá mà tưởng nhưngồi trên chiếc chiếu êm, “ta” nằm nơi bóng mát - “ta” ngâm thơ nhàn

2.2.2 Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề:

Trong dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, học sinh vừa nắm được trithức mới vừa nắm được phương pháp chiếm lĩnh tri thức đó, phát triển tư duytích cực sáng tạo, được chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời sống xã hội:phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lý các vấn đề nảy sinh Dạy và học pháthiện, giải quyết vấn đề không chỉ giới hạn ở phạm trù phương pháp dạy học, nóđòi hỏi cải tạo nội dung, đổi mới cách thức tổ chức quá trình dạy học trong mốiquan hệ thống nhất với phương pháp dạy học

Vấn đề cốt yếu của phương pháp này là thông qua quá trình gợi ý, dẫndắt, nêu câu hỏi, giải định, giáo viên tạo điều kiện cho học sinh tranh luận, tìmtòi, phát hiện vấn đề thông qua các tình huống có vấn đề Cần cẩn trọng, khuyếnkhích những phát hiện của học sinh, tạo cơ hội, điều kiện cho học sinh thảo luận,tranh luận, đưa ý kiến, nhận định, đánh giá cá nhân (có thể không đúng và khácvới sự chuẩn bị của giáo viên) giúp học sinh tự giải quyết vấn đề chủ độngchiếm lĩnh kiến thức

Ví dụ: Khi dạy bài: “Các phương châm hội thoại” Ngữ văn 9 - tập 1.

Sau khi giáo viên đã giải thích cho học sinh từ phương châm (tư tưởng chỉ đạocủa hành động) -> Phương châm hội thoại là tư tưởng chỉ đạo trong hoạt độnghội thoại Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích ví dụ 1 (SGK trang 8) bằng

hệ thống câu hỏi gợi ý, dẫn dắt như sau:

? Trong lớp ta, những bạn nào biết bơi?

? “Bơi” thuộc từ loại nào? Giải thích nghĩa từ “bơi”?

- Bơi là động từ chỉ hoạt động

- Bơi là quá trình di chuyển trong nước và trên mặt nước bằng những cửđộng của cơ thể

? Vậy khi cô hỏi: Em học bởi ở đâu? Thì các em nên trả lời như thế nào?

- Tuỳ học sinh trả lời

? Theo em, câu trả lời của bạn đã đáp ứng được điều mà cô muốn biết hay

Trang 8

2.2.3 Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ:

Phương pháp dạy học hợp tác giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ cácbăn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới Bằngcách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biếtcủa mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì? Bài học trởthành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ giáoviên

Vấn đề nêu ra trong phương pháp hợp tác hay ta quen gọi là thảo luậnnhóm thường là những vấn đề khó, tự mỗi cá nhân không đủ sức để phát hiện ratri thức mà cần có “trí tuệ tập thể” Khi quan sát các em thảo luận, tôi nhận thấycác em học sinh yếu thường rất ít khi đóng góp ý kiến, phần lớn là số học sinhkhá, giỏi mà thôi Nhưng chúng ta không nên nghĩ rằng nếu xét về hiệu quả thìphương pháp trên không đạt yêu cầu mà giáo viên cần nhắc nhở các em chú ýthảo luận, nghe ý kiến các bạn trình bày để nắm qua vấn đề Sau khi thảo luậnxong giáo viên nhận xét và chốt ý lại, các kiến thức sẽ được khắc sâu một lầnnữa hoặc sửa cái sai cụ thể Theo tôi, phương pháp dạy học hợp tác là phươngpháp cần rèn luyện học sinh trong một thời gian nhất định chứ một hoặc hai lầnthì chưa thể có hiệu quả ngay được Đặc biệt là với các em học sinh đầu cấp

Hướng tới người học, xuất phát từ người học, đặt mình vào tâm thế vàhoàn cảnh người học Tất nhiên không máy móc, cào bằng mà hết sức linh hoạt,lấy kết quả cần đạt với yêu cầu giảm tải và vừa sức để lựa chọn, tránh tham lam,

ôm đồm cứng nhắc

Giúp học sinh thấy được sự liên quan mật thiết các bài học ngữ văn, quaphương pháp tích hợp đã xác định 3 phân môn: Văn - Tiếng việt - Tập làm văn.Tăng cường phần thực hành nhằm tạo ra kỹ năng và sự gắn bó với đời sống cácem

Trong tiết dạy - học ngữ văn, để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức tốt giáoviên cần phải khai thác nội dung bài học bằng những thao tác dễ hiểu, nhằmkích thích kỹ năng cảm thụ ở học sinh ngay từ đầu Để làm được điều đó khâuchuẩn bị cũng không kém phần quan trọng:

* Đối với học sinh:

Đọc và tìm hiểu văn bản, nội dung bài học trước ở nhà, tìm hiểu nhữnghình ảnh sự vật liên quan đến văn bản trong cuộc sống hàng ngày, trả lời trướccác câu hỏi trong sách giáo khoa

Khuyên các em siêng năng đọc sách báo để truy tìm cái hay, nét đẹp,những phẩm chất đáng quý của người đương đại có liên quan mật thiết với mộttác phẩm văn học và với nội dung chương trình

* Đối với giáo viên:

Hệ thống các câu hỏi phải chuẩn xác phù hợp với 3 đối tượng học sinh, từcâu hỏi nhận biết đến câu hỏi nâng cao để giúp học sinh yếu nắm nội dung

Dạy phải chuẩn bị đồ dùng dạy học và khi sử dụng đồ dùng dạy học phảichính xác, khoa học, có tính hiệu quả thì mới làm sinh động, phong phú tiết dạy

và học

Trang 9

Lưu ý: Đồ dùng dạy học nếu sử dụng qua loa đại khái, phân tích, tìm hiểu khôngchính xác sẽ mang tác dụng ngược lại gây rườm rà, khó hiểu, mất thời gian học sinh khó hiểu bài.

Tất cả những điều nói trên phải thể hiện đầy đủ trong giáo án vì giáo án làlinh hồn không thể tách rời các hoạt động chủ đạo của người thầy

KINH NGHIỆM QUA MỘT SỐ BÀI ĐÃ DẠY:

a Giới thiệu bài mới:

Đây là một trong những khâu quan trọng giúp học sinh có tính hiếu kỳ,nhất là học sinh yếu muốn bước vào khám phá nội dung kiến thức ngay với tâmthế đầy hứng thú Để làm được điều đó tuỳ vào nội dung từng bài học giáo viên

có thể lồng ghép bằng nhiều trò chơi khác nhau như: Đoán ô chữ, Chiếc nón kỳdiệu, Vui để học

Thế giới xung quanh ta muôn màu, muôn vẻ rất phong phú và đa dạng vớirất nhiều quá trình, những hình tượng, những tình cảm, những sự việc mới lạ.Đối với lứa tuổi học sinh từ 12 đến 15 tuổi các em sẽ rất thích thú khi tự mìnhvừa được tận mắt chiêm ngưỡng vừa tự mình thoải mái suy nghĩ để rút ra bàihọc qua những hình ảnh đầy màu sắc, những sự việc, những con vật thật sẽ dễ

“thấm” vào tâm hồn các em hơn

Ví dụ: Khi dạy bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu, phần vào bài giáo

viên sử dụng một số tư liệu tiêu biểu về thời kì đầu kháng chiến chống Pháp.Tình cảm các anh bộ đội cụ Hồ rời quê hương lên đường theo tiếng gọi của nonsông để tham gia kháng chiến (Sử dụng máy chiếu: Chiếu hình ảnh minh hoạhoặc tranh ảnh minh họa)

b Tìm hiểu nội dung bài học:

Các thao tác va câu hỏi dẫn đến khái niệm nội dung bài học, cần phảitrọng tâm, chính xác vì đây là khâu quan trọng Nếu vội vàng lướt nhan và hệthống câu hỏi không chuẩn xác thì sẽ không mang lại hiệu quả cao

Giáo viên cần nắm vững các yêu cầu về lượng kiến thức cần truyền đạtđến học sinh Giáo viên chỉ nên truyền đạt kiến thức trọng tâm

Về phần giảng dạy lý thuyết (phần phân tích văn bản, phần Tiếng việt,phần lý thuyết Tập làm văn) cần chuẩn bị trước những yêu cầu về kiến thức màhọc sinh phải nắm được, để hình thành cách ghi bài học gọn gàng Trong quá

Trang 10

trình giảng dạy lý thuyết, giáo viên sử dụng các tranh ảnh, sơ đồ minh hoạ đểhọc sinh dễ tiếp thu bài học.

Bên cạnh đó, giáo viên có thể giảng dạy theo hướng tích hợp cũng là mộttrong những biện pháp có hiệu quả Vừa củng cố kiến thức đã học, vừa bổ sungtri thức mới

Sau đây là một trong những trường hợp cụ thể giáo viên có thể địnhhướng theo cách tích hợp ngang và tích hợp đọc qua việc xây dựng hệ thống câuhỏi, tìm hiểu nội dung bài:

Ví dụ: Ngữ văn 9, tiết 141 - 142 có bài:

NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI

(Lê Minh Khuê)

A Mục tiêu cần đạt.

1 Kiến thức:

- Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên, trong cuộcsống chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của những cô gáithanh niên xung phong trong truyện

- Thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, lựa chọn ngôi kể, ngônngữ kể hấp dẫn

Giáo viên: Giáo án, Sách giáo khoa, máy chiếu, tranh ảnh

Học sinh: Sách giáo khoa, đọc tìm hiểu bài

C Tiến trình bài dạy:

- Giáo viên giới thiệu về tác phẩm:

Trên những nẻo đường Trường Sơn những năm đánh Mĩ, các anh chiến sĩlái xe không kính (Bài thơ: Tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật; Xe ta đitrong đêm Trường Sơn - Tân Huyền) hay còn kính (Mảnh trăng cuối rừng -Nguyễn Minh Châu; Chào em cô gái Lam Hồng - Ánh Dương) đều là nhữngcuộc gặp gỡ chớp nhoáng nhưng vô cùng thú vị và cảm động với những cố gáiThanh niên xung phong, những cô trinh sát mặt đường, những cô chuyên phábom nổ chậm, mở đường cho xe qua

“Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê - kể lại cuộc sống và khắchọa chân dung tâm hồn, tính cách của ba cô gái trẻ, ba vì sao xa xôi trên caođiểm Trường Sơn, vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam toả sáng trong một giai đoạnlịch sử của dân tộc Họ như một thứ ánh sáng ẩn hiện xa xôi có sức mê hoặclòng người Trong đó nhân vật Phương Định được khắc hoạ như một hình ảnh

Trang 11

tiêu biểu nhất của người con gái Hà Nội giữa Trường Sơn ác liệt Trước vẻ đẹpcủa hình tượng được sáng toả trong hiện thực đời sống của chiến trường đánh

Mỹ Đặt nhân vật của mình nơi mà bom đạn, Lê Minh Khuê đã giúp ta nhận ra

vẻ đẹp đáng khâm phục ở Phương Định đó là lòng dũng cảm, gan dạ trước thửthách hiểm nguy

Hoạt động 1

? Đọc chú thích sao /sgk

? Nêu sơ lược một số nét chính về

nhà văn Lê Minh Khuê (sau đây

viết tắt: LMK)?

? HS Dựa vào sgk trả lời

GV giới thiệu chân dung tác giả, bổ

sung thêm về cuộc đời, một số tác

phẩm chính của nhà văn

GV:- Lê Minh Khuê (1949), quê

Thanh Hoá, từng là thanh niên

xung phong trên những nẻo đường

Trường Sơn thời chống Mĩ Những

truyện ngắn đầu tay của chị ra đời

vào đầu năm những năm 70 của thế

kỉ XX, khi chị đang còn rất trẻ, viết

về cuộc sống và chiến đấu của

I Tìm hiểu chung.

1 Tác giả

- Lê Minh Khuê (1949) quê Thanh Hoá

- Là cây bút nữ chuyên viết truyện ngắnvới ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, sắc sảo,đặc biệt là tâm lí nhân vật phụ nữ

Ngày đăng: 24/03/2017, 16:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w