1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Bài dự thi 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

48 417 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 2,69 MB

Nội dung

giới đủ sức đánh chặn mọi cuộc tiếp cận qua cánh đồng bằng phẳng; có sẵnmột hệ thống công sự, dây thép gai và hào chiến đấu đủ sức tiêu hao và đánhlui mọi lực lượng tiến công; có sẵn một

Trang 1

Chiến thắng Điện Biên Phủ là bản anh hùng ca về ý chí và quyết tâm chiến thắng kẻ thù xâm lược Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn âm vang, là chiến thắng lớn nhất, oanh liệt nhất trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta, được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa và đi vào lịch sử thế giới như một mốc son chói lọi đột phá thành trì của hệ thống thực dân Điện Biên Phủ là chiến thắng gắn tên tuổi của các anh hùng dân tộc như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, anh hùng Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn, Tô Vĩnh Diện, Dương Quảng Châu là chiến thắng của bản lĩnh, nghệ thuật quân sự, là cuộc đọ trí với quân thù, là chiến thắng của tình đoàn kết dân tộc Nhằm góp phần nâng cao sự hiểu biết về ý nghĩa và giá trị của chiến thắng Điện BiênPhủ, hun đúc tinh thần yêu nước, lòng biết ơn đối với các thế hệ cha anh đi trước, tôi hy vọng bài dự thi tìm hiểu “60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ” của tôi sẽ cung cấp thêm những thông tin có giá trị về chiến thắng Điện Biên Phủ.

Trang 2

Câu 1: Tại sao Điện Biên Phủ được lựa chọn là điểm quyết chiến, chiến lược giữa quân ta và thực dân Pháp

Điện Biên Phủ là một thung lũng rộng lớn thuộc tỉnh Lai Châu (nay làtỉnh Điện Biên), nằm ở giữa vùng núi rừng Tây Bắc, có lòng chảo MườngThanh (Mường Then - Mường Trời) dài gần 20km, rộng từ 6 đến 8 km, cách

Hà Nội khoảng 300km, cách Luông Pha Băng (Lào) khoảng 200km đườngchim bay, cách biên giới các nước Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan từ 150đến 200 km, cách Việt Bắc, khu IV từ 300km đến 500km đường bộ Thunglũng này nằm gần biên giới Việt - Lào, là một đầu mối giao thông quan trọng,

có tuyến đường đi Lào, có con sông Nậm Rốm chảy theo hướng Bắc - Nam

đổ xuống sông Nậm Hu, có sân bay Mường Thanh được xây dựng từ năm

1889 Dân số Điện Biên Phủ lúc đó có khoảng 2 vạn người thuộc 11 dân tộc khácnhau: Kinh, Thái, H’Mông, Nùng, Mường, Tày, Lào, Xá, Puộc, Hoa, Pú Noi

Về phía Pháp : Đế quốc Pháp - Mỹ đánh giá và coi Điện Biên Phủ ởvào “một vị trí chiến lược quan trọng, chẳng những đối với toàn bộ chiếntrường Đông Dương, mà còn đối với miền Đông Nam Á” (Bộ Quốc phòng -Viện Lịch sử quân sự Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 -1954), Tập V, Nxb Sự thật, H 1992 Tr.70) Nó là “ngã tư chiến lược quantrọng”, nó như “cái bàn xoay và có thể xoay đi bốn phía Việt Nam, Lào,Miến Điện, Trung Quốc (Na Va Đông Dương hấp hối Nxb Plông, Pari, 1958(tiếng Việt) Nó như “cái chìa khóa” bảo vệ Thượng Lào, từ đó có thể đánhchiếm lại các vùng đã bị mất ở Tây Bắc trong những năm 1950 - 1953 và tạođiều kiện để đánh tiêu diệt quân chủ lực của ta tại đây Đồng thời là một căn

cứ không quân - lục quân lợi hại, phục vụ cho chính sách xâm lược của Mỹ ởĐông Nam Châu Á

Kế hoạch tác chiến của Nava hy vọng trong vòng 18 tháng sẽ giành lạithế chủ động chiến lược, chuyển bại thành thắng Ngày 3/12/1953 Nava rahuấn lệnh cho quân đội Pháp tập trung lực lượng phòng ngự ở Tây Bắc vào

Trang 3

căn cứ không quân - lục quân ở Điện Biên Phủ và quyết giữ căn cứ này vớibất cứ giá nào

Quân đội Pháp khảo sát địa hình chiến đấu

Tại đây, quân Pháp đã xây dựng và củng cố hệ thống phòng ngự thành mộttập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương lúc bấy giờ Lực lượng phòng ngự

ở đây có 12 tiểu đoàn và 7 đại đội, 2 tiểu đoàn lựu pháo 105mm, 2 tiểu đoànsúng cối 120mm, 1 đại đội trọng pháo 155mm, 1 tiểu đoàn công binh, 1 đạiđội xe tăng, 1 đại đội xe vận tải, 1 phi đội máy bay thường trực Tổng số quânlên tới 16.200 tên, chủ yếu là lính Âu, Phi tinh nhuệ, đặt dưới quyền chỉ huycủa tướng Đờcátxtơri

Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ có 49 cứ điểm, mỗi cứ điểm đều có

hệ thống công sự, hàng rào vật cản, hoả lực để độc lập chiến đấu, đồng thờinhững cứ điểm gần nhau lại được tổ chức thành trung tâm đề kháng Địch đãxây dựng 8 trung tâm đề kháng chia làm 3 phân khu:

Phân khu trung tâm ở ngay giữa cánh đồng Mường Thanh, tập trunggần 2/3 lực lượng của địch, có nhiều trung tâm đề kháng ủng hộ lẫn nhau vàbao bọc lấy cơ quan chỉ huy Chúng có sẵn một lực lượng pháo binh và cơ

Trang 4

giới đủ sức đánh chặn mọi cuộc tiếp cận qua cánh đồng bằng phẳng; có sẵnmột hệ thống công sự, dây thép gai và hào chiến đấu đủ sức tiêu hao và đánhlui mọi lực lượng tiến công; có sẵn một lực lượng pháo binh cơ giới và khôngquân đủ sức ngăn chặn và tiêu diệt các căn cứ pháo binh dễ phát hiện củaquân ta.

Phân khu Bắc gồm các trung tâm đề kháng là: đồi Độc lập và bản Kéo.Đồi độc lập có nhiệm vụ án ngữ phía bắc, ngăn chặn cuộc tiến công của quân

ta từ hướng Lai Châu vào Điện Biên Phủ

Phân khu Nam còn gọi là phân khu Hồng Cúm, có nhiệm vụ ngăn chặnquân ta tiến công từ phía nam lên, đồng thời giữ đường liên lạc với Lào

Ngoài ra Điện Biên Phủ có 2 sân bay: sân bay chính ở Mường Thanh,sân bay dự bị ở Hồng cúm Hai sân bay này được nối liền với Hà Nội, HảiPhòng bằng một cầu hàng không Trung bình hàng ngày khoảng 100 lần máybay vận tải tiếp tế từ 200 đến 300 tấn hàng và thả dù khoảng 100-150 tấnhàng xuống Điện Biên Các tướng lĩnh Pháp rất tự hào về cầu hàng không này

và đã từng huênh hoang rằng: “chỉ cần một lính Pháp ở đây bị đau răng thìbuổi sáng có thể lên máy bay về Hà nội chữa răng, ăn trưa ở khách sạnMêtrôpôn và buổi chiều quay trở lại Điện Biên Phủ để tiếp tục chiến đấu!”

Quân viễn chinh Pháp nhảy dù xuống cứ điểm Điện Biên Phủ Ảnh tư liệu

Trang 5

Với lực lượng hùng hậu và cơ cấu phòng ngự như vậy, Điện Biên Phủ

đã thực sự trở thành một tập đoàn cứ điểm khổng lồ mạnh nhất Đông Dương,cho phép quân đội Pháp, chính khách cấp cao tự hào, đặt niềm tin vào chiếnthắng Trong và sau thời gian xây dựng, tập đoàn cứ điểm này đã đón nhậnđược sự quan tâm và viếng thăm của khá nhiều chính khách phương Tây:Nava, CôNhi (Bộ trưởng quốc phòng Pháp); Plêven (Bộ trưởng các quốc gialiên kết); M.Giắckê (Bộ trưởng chiến tranh Pháp); Đơsovinhê (chỉ huy lựclượng bộ binh Mỹ ở Thái Bình Dương); Đanhien (tư lệnh quân đội Anh Ấn ởViễn Đông) v.v tất cả đều rất tâm đắc và cho rằng Điện Biên Phủ là một

“pháo đài bất khả xâm phạm”, một “con nhím” giữa núi rừng Tây Bắc, thậmchí “cối xay thịt” đối với quân đội Việt Minh

Về phía ta: Tây Bắc với địa hình phức tạp rất khó khăn cho hoạt độngquân sự của địch nhưng lại rất thuận lợi cho chiến tranh nhân dân của ta Bởivậy sau ba chiến dịch, vùng Trung du và đồng bằng (chiến dịch Trung du,chiến dịch đường số 18 và chiến dịch Hà Nam Ninh), Đảng ta quyết địnhchọn hướng rừng núi Tây Bắc để tiến công Tại Hội nghị Bộ Chính trị bàn vềnhiệm vụ quân sự Đông Xuân 1953 - 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấnmạnh: “Về hướng hoạt động, lấy Tây Bắc làm hướng chính, các hướng khác

là hướng phối hợp Hướng chính hiện nay không thay đổi, nhưng trong hoạtđộng thì có thể thay đổi Phép dùng binh là phải thiên biến vạn hoá” Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng tưlệnh và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ Mục tiêu của chiến dịch là tiêudiệt một bộ phận quan trọng sinh lực tinh nhuệ của địch ở đây, giải phóng TâyBắc và tạo điều kiện cho lực lượng vũ trang của Lào giải phóng Bắc Lào, đồngthời tạo điều kiện để tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch trên chiến trường ĐôngDương Điện Biên Phủ trở thành trung tâm điểm của kế hoạch Đông Xuân 1953 -

1954 của ta, là trận “quyết chiến chiến lược” lớn nhất giữa ta và Pháp.Với sức mạnh quân sự và vũ khí cả ta và Pháp đều nhận định Điện Biên Phủ

là điểm quyết chiến chiến lược giữa ta và Pháp

Trang 6

Bộ chính trị Trung ương Đảng đã họp và quyết định chọn Điên BiênPhủ là điểm quyết chiến chiến lược lớn nhất giữa ta và địch vì chỉ có tiêu diệtđược tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ ta mới có thể phá tan được kế hoạchNava và đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng.

Năm 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết

định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ

Câu 2: Hãy nêu diễn biến của Chiến dịch Điện Biên Phủ và vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch.

a Diễn biến của Chiến dịch Điện Biên Phủ

Hoàn cảnh lịch sử

Thực dân Pháp được sự hỗ trợ của các thế lực đế quốc đã quay trở lạixâm lược nước ta Ngày 19/12/1946 với tinh thần “thà hy sinh tất cả, chứ nhấtđịnh không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” toàn Đảng, toàndân, toàn quân ta đã nhất tề đáp lời Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của HồChủ tịch, anh dũng bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ chống kẻthù xâm lược

Thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vàosức mình là chính, với vũ khí thô sơ và tinh thần “cảm tử cho Tổ quốc quyết

Trang 7

sinh”, quân và dân ta đã lần lượt đánh bại các chiến lược quân sự của thựcdân Pháp Quân ta càng đánh, càng mạnh, càng thắng, quân viễn chinh Phápcàng ngày càng lún sâu vào thế bị động, lúng túng Vùng giải phóng mở rộng,chính quyền dân chủ nhân dân được củng cố Đến năm 1953, nhân dân vàquân đội ta đã làm chủ trên chiến trường, tạo ra sự so sánh lực lượng có lợicho ta.

Để cứu vãn tình thế, bước vào Thu – Đông năm 1953, thực dân Pháp vàcan thiệp Mỹ đã cho ra đời Kế hoạch Nava tăng viện lớn về binh lực và chiphí chiến tranh, mưu toan trong vòng 18 tháng sẽ tiêu diệt phần lớn bộ độichủ lực của ta, kiểm soát lãnh thổ Việt Nam và bình định cả Nam ĐôngDương Kế hoạch Nava là kế hoạch chung, là nỗ lực cuối cùng của thực dânPháp và can thiệp Mỹ nhằm giành lại thế chủ động có tính quyết định về quân

sự trên chiến trường, làm cơ sở cho một giải pháp chính trị có lợi cho chúng

Để đạt được mục tiêu đó, Pháp và Mỹ đã lập kế hoạch đến năm 1954 quân chủlực Pháp có 7 sư đoàn cơ động chiến lược với 27 binh đoàn làm nắm đấm thép

Về phía ta, tháng 9/1953, Bộ Chính trị họp bàn và quyết định mở cuộctiến công chiến lược Đông – Xuân với phương châm: tích cực, chủ động, cơđộng, linh hoạt, tiêu diệt sinh lực địch, bồi dưỡng lực lượng ta, chọn nơi địch

sơ hở và nơi tương đối yếu mà đánh, chọn những hướng địch có thể đánh sâuvào vùng tự do, đẩy mạnh chiến tranh du kích, giữ vững thế chủ động, kiênquyết buộc địch phải phân tán lực lượng Quân và dân ta đã phối hợp vớiquân và dân Lào, Campuchia liên tiếp mở chiến dịch và giành thắng lợi ở LaiChâu, Trung Lào, Hạ Lào, Đông Campuchia, Tây Nguyên và Thượng Lào,tiêu diệt nhiều sinh lực địch, mở rộng vùng giải phóng, làm phá sản âm mưutập trung lực lượng của địch, buộc quân Pháp phải phân tán lực lượng để đốiphó trên khắp chiến trường Đông Dương, đẩy chúng vào tình thế bị độngchiến lược Khi phát hiện hướng tiến công chiến lược của ta vào Tây Bắc, LaiChâu và Thượng Lào, Bộ chỉ huy quân viễn chinh Pháp đã cho quân nhảy dùchiếm Điện Biên Phủ

Trang 8

Điện Biên Phủ là cứ điểm có ý nghĩa chiến lược khống chế cả một vùngrộng lớn của Tây Bắc và Thượng Lào Tuy là kế hoạch nằm ngoài dự kiếnban đầu của Kế hoạch Nava của Pháp và Mỹ, nhưng các tướng lĩnh Pháp và

Mỹ đã liên tiếp cho tăng cường lực lượng, xây dựng Điện Biên Phủ thành mộttập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương Địch đã cho tập trung ở đây16.200 quân gồm 21 tiểu đoàn trong đó có 17 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoànpháo binh, 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng, 1 phi đội không quân, 1đại đội vận tải cơ giới Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được bố trí thành 3phân khu Bắc, Trung, Nam với 49 cứ điểm, huy động toàn bộ lính dù và 40%lực lượng cơ động tinh nhuệ nhất của Pháp ở Đông Dương; hệ thống hoả lựcmặt đất khá mạnh với 2 tiểu đoàn pháo 105mm, 1 đại đội pháo 155mm, 1 đạiđội súng cối 120mm được bố trí ở Mường Thanh và Hồng Cúm; hai sân bayMường Thanh và Hồng Cúm với gần 100 lần chiếc lên, xuống mỗi ngày cóthể vận chuyển khoảng 200 đến 300 tấn hàng và thả dù từ 100 đến 150 tênđịch, đảm bảo nguồn tiếp viện cho quân Pháp trong quá trình tác chiến Tậpđoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là tập đoàn cứ điểm phòng ngự mạnh nhất củaPháp ở Đông Dương lúc bấy giờ Nava coi Điện Biên Phủ như “ một pháo đàikhông thể công phá”, là nơi thu hút để tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta ĐiệnBiên Phủ đã trở thành quyết chiến điểm của Kế hoạch Nava

Trước tình hình đó, ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị họp và nhận địnhĐiện Biên Phủ là tập đoàn cứ điểm mạnh nhưng chỗ yếu cơ bản của địch là bị

cô lập Về phía ta, Điện Biên Phủ là một trận công kiên lớn nhất từ trước tớinay; diễn ra trên địa bàn rừng núi hiểm trở, đường cơ động cho pháo khókhăn, thời gian chuẩn bị cho chiến dịch gấp Nhưng chiến dịch Điện Biên Phủ

có ý nghĩa quân sự, chính trị và ngoại giao rất quan trọng; khó khăn lớn nhấtcủa ta là vấn đề cung cấp hậu cần nhưng chúng ta có thể khắc phục được BộChính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ và thông qua phương ántác chiến, thành lập Bộ Chỉ huy chiến dịch, Đảng uỷ mặt trận do Đại tướng

Võ Nguyên Giáp làm Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng uỷ chiến dịch Chính phủ

Trang 9

quyết định thành lập Hội đồng cung cấp mặt trận do đồng chí Phạm VănĐồng làm Chủ tịch Với ý nghĩa đặc biệt quan trọng của chiến dịch Bộ Chínhtrị và Tổng Quân uỷ đã quyết định tập trung 4 đại đoàn bộ binh, 1 đại đoàncông pháo với tổng quân số trên 40.000 Chấp hành quyết định của Bộ Chínhtrị, mọi công việc chuẩn bị cho chiến dịch được tiến hành khẩn trương; cảnước đã tập trung sức mạnh cho mặt trận Điện Biên Phủ với khẩu hiệu “Tất

cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, các đơn vị bộ đội chủ lực nhanhchóng tập kết, ngày đêm bạt rừng, xẻ núi mở đường, kéo pháo, xây dựng trậnđịa, sẵn sàng tiến công địch; 261.451 dân công, thanh niên xung phong bấtchấp bom đạn hướng về Điện Biên bảođảm hậu cần phục vụ chiến dịch

Dân công hỏa tuyến với những chiếc xe đạp thồ góp phần làm nên chiến thắng vĩ đại

Trang 10

Quân ta kéo pháo vào trận địa, xây dựng công sự kiên cố

Với phương châm tác chiến của quân ta lúc đầu là đánh nhanh thắngnhanh, sau chuyến sang thành đánh chắc, tiến chắc đảm bảo “đánh chắc thắng”

Chiến dịch Điện Biên Phủ được diễn ra trong 56 ngày đêm ác liệt vàđược chia thành 3 đợt tấn công:

Đợt tấn công thứ nhất bắt đầu từ ngày 13/3 đến ngày 17/2/1954 Nhiệm

vụ đợt này là tiêu diệt các vị trí vong ngoài của địch, ở phía Bắc và Đông Bắcgồm Him Lam, Độc Lập và Bản Kéo

Đúng 17h ngày 13/3/1954, đại đội lựu pháo 806 bắn những loạt đạnđầu tiên vào trung tâm đề kháng Him Lam mở màn cho chiến dịch Trung tâm

đề kháng Him Lam là một trung tâm phòng ngự kiên cố nhất của địch HimLam thuộc phân khu trung tâm, cách Mường Thanh 2,5 km – Him Lam cónhiệm vụ che chở cho phân khu trung tâm và ngăn chặn bộ đội ta đánh vàophân khu Bắc Tại đây Nava bố trí một tiểu đoàn lê dương thiện chiến chiếmgiữ gồm 3 cứ điểm yểm hộ lẫn nhau có trận địa phòng ngự vững chắc vớinhiều hỏa điểm lợi hại

Trang 11

Pháo binh nổ súng vào cứ điểm Him Lam, mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ vào

chiều 13-3-1954

Cuộc chiến đấu diễn ra rất quyết liệt, kéo dài hơn 5h30, đến 22h30 talàm chủ hoàn toàn cứ điểm Him Lam, tiêu diệt và bắt sống gần 500 tên địch,thu nhiều vũ khí, đạn dược Lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” đã được cắm lên

cứ điểm Him Lam Trong trận mở màn, xuất hiện gương chiến đấu dũng cảmcủa Phan Đình Giót, anh đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai tại mỏm 2 để tạođiều kiện cho bộ đội xung phong tiêu diệt địch Thất thủ ngay tại trận mởmàn, Đại tá Pirốt chỉ huy pháo binh của thực dân Pháp tại Điện Biên Phủ bấtlực trước pháo binh Việt Nam đã tự sát

Phát huy truyền thống đánh thắng trận mở màn, 3h30 ngày 15/3/1954

ta tấn công đồi Độc Lập Cứ điểm Độc Lập nằm trên quả đồi dài 700m, rộng150m, cách Mường Thanh 4km, do một tiểu đoàn Bắc Phi tăng cường chốtgiữ Vị trí Độc Lập có nhiệm vụ ngăn chặn quân ta từ hướng Bắc đánh xuống.Sau 3 giờ chiến đấu, bộ đội ta hoàn toàn làm chủ đồi Độc Lập Chiến thắng vẻvang trên có sự đóng góp xứng đáng của bộ đội pháo cao xạ 8h ngày 14/3,

Trang 12

đại đội 815 tiểu đoàn 383, trung đoàn 367 bắn rơi tại chỗ 1 máy bay trinh sátMoran của Pháp - Đơn vị đã được tặng Huân chương quân công hạng 3 Saugần 5 ngày chiến đấu, ta tiêu diệt nhanh gọn 2 cụm cứ điểm kiên cố vào bậcnhất của địch, đồng thời làm tan rã một tiểu đoàn địch, bức hàng luôn cứ điểmBản Kéo, tiêu diệt và bắt sống 2000 tên địch, bắn rơi 12 máy bay mở toangcánh cửa phía Bắc vào trung tâm tập đoàn cứ điểm

Những mục tiêu ta tấn công địch trong ngày đầu tiên của chiến dịch

Để đảm bảo chắc thắng trong đợt tấn công thứ hai, Đảng ủy và Bộ chỉhuy mặt trận quyết định phải xây dựng trận địa tấn công và bao vây và xácđịnh đây là nhiệm vụ trung tâm trong công tác chuẩn bị của đợt 2 Hệ thốngtrận địa tấn công và bao vây: Bao gồm đường giao thông hào trục sâu 1,7m,rộng 1,2m chạy xung quanh phân khu Mường Thanh, cắt đứt phân khu này vàphân khu Nam, giao thông hào nhánh sâu 1,7m, rộng 0,5m từ đường hào trụctỏa các hướng sát tới trận địa của địch

17h ngày 30/3/1954 đợt tấn công thứ 2 bắt đầu và kéo dài hơn 20 ngàyđêm ác liệt (30/3 – 26/4/1954) Nhiệm vụ đợt tấn công này là đánh chiếm các

Trang 13

ngọn đồi phía Đông, đánh chiếm sân bay triệt đường tiếp tế và tiếp viện, thuhẹp phạm vi chiếm đóng và vùng trời của phân khu Trung tâm

Các điểm ta tấn công địch trong đợt tấn công thứ 3

Cuộc chiến đấu tại C1 diễn ra quyết liệt ngay từ những đầu Sau 45phút chiến đấu, trung đoàn 98, đại đội 316 đánh chiếm đồi C1 Được tăngviện, ngày 9 tháng 4 địch cho quân phản kích Cuộc chiến đấu diễn ra 4 ngàyđêm liên tục, cuối cùng mỗi bên chiếm một nửa Đồi A1 là điểm cao quantrọng nhất trong 5 ngọn đồi phía Đông, nó cũng là điểm cao cuối cùng chechở cho phân khu trung tâm Từ 30/3 – 4/4 bộ đội ta 3 lần tổ chức tấn công,địch dựa vào hệ thống hầm ngầm ngoan cố chống cự, tổ chức nhiều cuộcphản công có xe tăng và pháo binh yểm hộ, cuối cùng mỗi bên chiếm một nửađồi A1

Tại đồi E, khẩu đội Phùng Văn Khầu chiến đấu thông minh, sáng tạo,tiêu diệt nhiều hỏa điểm địch Ngay trong đợt 2, các vị trí 106, 105, 206… củathực dân Pháp đã bị bộ đội ta đánh chiếm Ngay từ hạ tuần tháng 3/1954, bộđội cao xạ và bộ đội pháo binh hoạt động mạnh, máy bay địch không hạ cánhxuống sân bay Mường Thanh được, phải bay cao thả dù, nhiều dù hàng bay

Trang 14

sang trận địa phòng ngự của ta Từ trung tuần tháng 4/1954 phong trào thi đua

“Săn tây bắn tỉa” của bộ đội ta càng làm cho địch hoang mang, tuyệt vọng.Đối với địch, Điện Biên Phủ đã trở thành địa ngục trần gian, cái chết đến vớichúng bất cứ lúc nào

Được sự chi viện của hậu phương về cả tinh thần và vật chất, các chiến

sỹ Điện Biên Phủ lạc quan tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng của chiến dịch

Bộ chỉ huy mặt trận quyết định mở đợt tấn công thứ 3 Đợt tấn công cuốicùng bắt đầu vào đêm 1/5/1954 Nhiệm vụ đợt chiến đấu này được xác định

cụ thể là: đánh chiếm và tiêu diệt các cứ điểm còn lại của địch, uy hiếp tungthâm chớp thời cơ tiến hành tổng công kích

Phối hợp chặt chẽ với bộ binh, pháo binh và cao xạ hoạt động mạnh,làm cho địch tiếp tục hoảng loạn Các đại đoàn bộ binh nhanh chóng đánhchiếm C1, A1, các vị trí ở dưới chân các ngọn đồi phía đông, tiến đánh khutrung tâm Mường Thanh Chớp thời cơ, 15h ngày 7/5/1954, quân ta được lệnh

mở cuộc tổng công kích vào tập đoàn cứ điểm 17h30 phút ngày 7/5/1954,quân ta đánh chiếm sở chỉ huy địch, Thiếu tướng Đờ Cát và Bộ tham mưu tậpđoàn cứ điểm còn lại lũ lượt kéo cờ trắng ra hàng Chiến dịch Điện Biên Phủtoàn thắng

Trang 15

Sơ đồ chiến dịch Điên Biên Phủ

Trang 16

*Vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Hơn 60 năm đã trôi qua, nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ được coi là

“chấn động địa cầu, lừng lẫy Năm Châu” như một bản anh hùng ca về lòng quyếttâm chiến đấu và chiến thắng với kẻ thù, về ý chí và bản lĩnh của người Việt Namvẫn còn vang mãi Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi là do có sự lãnh đạo củaĐảng, của chủ tịch Hồ Chí Minh và là chiến thắng gắn liền với tên tuổi của vịtướng, nhà quân sự tài ba Võ Nguyên Giáp Trong trận quyết chiến ấy, Đại tướng

có vai trò vô cùng quan trọng Ông được nhân dân Việt Nam và cả nhân dân thếgiới đều ngưỡng mộ, khâm phục bởi ông đã đề ra đường lối chính trị đúng đắn,với biệt tài thao lược, phương pháp chỉ huy khoa học, nghệ thuật chọn địa hình,chớp thời cơ ông đã khiến cho quân Pháp tại Điện Biên Phủ phải đầu hàng vàotháng 5 năm 1954, sau suốt 2 tháng chịu trận

5.1.1954, từ rừng núi Việt Bắc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp lên đường điTây Bắc để trực tiếp chỉ huy chiến dịch Là “Tướng quân tại ngoại”, ông được chủtịch Hồ Chí Minh trao cho toàn quyền hành động Đây là trận chiến đầy thử tháchđối với ta trong chiến tranh

Đại tướng đã đánh giá so sánh tình hình lực lượng giữa ta và quân Pháp

để tìm ra chiến thuật “đánh chắc, tiến chắc”

Về phía Pháp: Sau nhiều thất bại trên mặt trận quân sự tại chiến trường ViệtNam và cả Đông Dương, Thực dân Pháp muốn giành lại thế chủ động bằng việcdồn toàn lực lập nên một tập đoàn cứ điểm mạnh tại Điện Biên Phủ Sau một thờigian chuẩn bị, lực lượng quân Pháp đồn trú tại Điện Biên Phủ (kể cả sau khi tăngviện) đã tăng lên tới 16.200 quân, bao gồm 16 tiểu đoàn, 9 đại đội bộ binh và línhnhảy dù, gần 3 tiểu đoàn pháo binh 105 ly và 1 đại đội pháo 155 ly, 2 đại đội súngcối 120 ly, 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng 18 tấn, 1 trung đoàn xe vận tải

200 chiếc, 1 phi đội máy bay gồm 14 chiếc Tất cả lực lượng này được tổ chứcthành 3 phân khu, 8 trung tâm đề kháng, bao gồm 49 cứ điểm phòng thủ liên

Trang 17

hoàn, có cầu hàng không với 2 sân bay Mường Thanh và Hồng Cúm, chưa kể tớilực lượng không quân của Pháp và Mỹ luôn sẵn sàng hỗ trợ khi cần thiết

Về phía quân đội ta

Phần lớn bộ đội chủ lực của ta đều mới xây dựng sau 7 năm kháng chiến:những đại đoàn 308, 312, 304,316,351 và số lượng còn rất ít Tại buổi gặp mặt các

chiến sĩ tại chiến trường, Đại tướng nói “ Tôi đã thuộc lòng từng trung đoàn, từng

tiểu đoàn, từng đại đội chủ công, biết những cán bộ đại đội, trung đội, chiến sĩ đã lập công xuất sắc Đã thấy rõ mọi người lên đường lần này đều sẵn sàng hi sinh

để chiến thắng Nhưng nhiệm vụ của địch không chỉ giành chiến thắng mà còn giữ cho được vốn quý của cuộc chiến đấu lâu dài” 1 Câu nói đã thể hiện tầm nhìn

xa của nhà chiến lược Dọc đường từ Việt Bắc sang Tây Bắc, Đại tướng theo dõi

sự chuyển quân của các đơn vị vào chiến trường Ông còn bám sát tình hình trênchiến trường, ông nhận thấy cần phải có một thời gian để hoàn thành được việc sẽlàm đường và mặt trận Hơn 70km đường vào cho xe kéo pháo còn phải vượt quađèo dốc cheo leo Chắc chắn trong thời gian này địch sẽ củng cố và tăng quân.Ngay bây giờ đánh nhanh đã khó, sau lại càng khó

Hạ tuần thánh 12/1953, Bộ Chính trị quyết định chọn Điện Biên Phủ làmđiểm quyết chiến, chiến lược trong Đông Xuân 1953 - 1954 Đảng ủy chiến dịchđược chỉ định bao gồm các đồng chí : Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái; Chủnhiệm Chính trị Lê Liêm; Chủ nhiệm Cung cấp Đặng Kim Giang và Đại tướng

Võ Nguyên Giáp, Bí thư Đảng ủy kiêm Chỉ huy trưởng chiến dịch

Đại tướng đã gặp cố vấn quân sự Việt Nam Chuyên gia và các đồng chíViệt Nam đều nhất trí là đánh nhanh thắng nhanh Cách tốt nhất là tập trung, làmphân tán sự đối phó của địch, tiêu diệt tập đoàn cứ điểm trong 2-3 ngày đêm liêntục chiến đấu Nhưng khi chuẩn bị trận chiến quân ụ này ta mới nhận thấy nhiệm

vụ này quá nặng, hơn nữa khó khăn lúc này là kéo pháo vào trận địa Bộ chỉ huychiến dịch đã thành lập Bộ chỉ huy kéo pháo do Lê Trọng Tấn, Tư đoàn Đại đoàn

1 Võ Nguyên Giáp, hào khí trăn năm, Trần Thái Bình, NXB Trẻ, 2013

Trang 18

312 làm chỉ huy trưởng, Phạm Ngọc Mậu, Chính ủy Đại đoàn 351 làm chính ủy,đồng thời cử Đỗ Đức Kiên, Trưởng ban tác chiến dịch và một số cán bộ thammưu xuống cùng bàn kế hoạch và kiểm tra đôn đốc Con đường Tuần giáo – ĐiệnBiên dài hơn 82km được mở rộng cho xe kéo pháo vào điểm tập kết cách ĐiệnBiên 15km Rồi từ đây, phải dùng sức người để kéo những khối thép nặng hơn 2tấn qua những dốc cao 30,40 độ, có chỗ lên tới 60 độ Đây là những khó khăn rấtlớn đối với quân ta.

Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng bộ chủ huy chiến dịch tại lán chỉ huy

Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn luôn nắm tình hình của địch ở MườngThanh Địch đã tăng cường thêm xe tăng và hơn 40 khẩu pháo 105 và 155 ly Ởnhiều cứ điểm , địch đã xây dựng nhiều công sự kiên cố Ông đặc biệt chú ý đếncông sư phụ, những hàng rào dây thép gai, những bãi mìn địch không ngừng mởrộng mỗi ngày, có nơi rộng tới hơn 100m, thậm chí 200m Những cứ điểm phíaTây tuy không mạnh như phía Đông nhưng nằm trên cánh đồng trống, bộ độikhông có địa hình ẩn náu, địch dễ sử dụng xe tăng, pháo binh, máy bay và lựclượng phản kích để đối phó với ta Đại tướng đã thấy điểm then chốt nếu mặt trậnchính nổ súng trước trong khi quân cơ động địch còn chưa phân tán nhiều, thìNava sẽ có điều kiện tập trung lực lượng đối phó ở Điện Biên Phủ, khả năng đánhnhanh thắng nhanh là không thể Ngày 26/1/1954, trong cuộc họp Đảng ủy mặt

Trang 19

trận, Đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định phải cho lui quân Ông đã nhìn thấyrất rõ những khó khăn của ta:

Thứ nhất: Bộ đội chủ lực ta đến nay chỉ tiêu diệt cao nhất là đến mức tiểuđoàn địch tăng cường Đối với những điểm có công sự vững chắc như ở Nghĩa

Lộ, Nà Sản, chúng ta mới đánh vào vị trí tiểu đoàn, công sự dã chiến nằm trongtập đoàn cứ điểm, mà vẫn có những trận không thành công, thương vong nhiều

Thứ hai: Trận này đánh hiệp đồng binh chủng bộ binh – pháo binh với quy

mô lần đầu mà lại chưa qua diễn tập

Thứ ba: Bộ đội ta từ trước đến nay mới chỉ quen tác chiến ban đêm, ởnhững địa hình dễ ẩn náu Chủ lực của ta chưa có kinh nghiệm công kiên banngày trên địa hình bằng phẳng, với một kẻ địch có ưu thế về máy bay, xen tăng.Trận chiến sẽ diễn ra trên một cánh đồng dài 15km và rộng 6 -7km

Từ những khó khăn đó, trưa ngày 26/1/1954 tại cuộc họp Đảng ủy mặttrận, sau nhiều ý kiến thảo luận và cân nhắc Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã quyếtđịnh hoãn cuộc tấn công chiều hôm đó và đưa ra quyết định để đảm bảo nguyêntắc cao nhất là đánh chắc thắng, cần chuyển phương châm tiêu diệt địch từ đánhnhanh thắng nhanh sang chuyển sang “đánh chắc, tiến chắc” dù thời gian chuẩn bị

có kéo dài Nay quyết định hoãn cuộc tiến công Ra lệnh cho bộ đội trên toàntuyến lui về địa điểm tập kết và kéo pháo ra Công tác chính trị bảo đảm triệt đểchấp hành mệnh lệnh lui quân như mệnh lệnh chiến đấu Hậu cần chuyển sangchuẩn bị theo phương châm mới”

Đây là quyết định hoàn toàn đúng đắn và được coi là yếu tố quyết địnhlàm nên chiến thắng Điện Biên Phủ Với chiến thắng này ông là người đã chiếnthắng trong cuộc đọ trí với kẻ thù Đó là quyết định thể hiện một trí tuệ tuyệt vời,một tinh thần dũng cảm vô song, một tinh thần trách nhiệm cao trước vận mệnhcủa đất nước và sinh mệnh của cán bộ, chiến sĩ; thể hiện một tinh thần tráchnhiệm cao trước vận mệnh của đất nước và sinh mệnh của cán bộ chiến sĩ; thểhiện sâu sắc phương châm “tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt” và thực hiện

Trang 20

đúng lời dạy của Bác Hồ căn dặn trước lúc lên đường “Trận này rất quan trọng,phải đánh cho thắng Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh” Đây

là quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của Đại tướng, nó thể hiện tầmnhìn chiến lược, khả năng phán đoán tình thế, chớp thời cơ của Đại tướng VõNguyên Giáp

Không chỉ đề ra đường lối đúng đắn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn trực tiếp chỉ huy quân đội ta chiến đấu

Thực hiện phương châm “ đánh chắc, tiến chắc”, Đại tướng chủ trương xâydựng trận địa bao vây và tấn công tập đoàn cứ điểm , bao gồm hệ thống hàng trămkilômét hầm hào để triển khai bộ đội vào trận địa ở dưới mặt đất, nhằm tránhthương vong Đại tướng trực tiếp chỉ huy quân ta đào cả những hầm riêng chopháo từ trên sườn núi để nã đạn xuống sân bay và cứ điểm của địch, yểm chợ cho

bộ binh xuất trận Thay vì một cuộc tiến công mạo hiểm thọc sâu vào trung tâmtập đoàn cứ điểm , ta sẽ tiến hành một loạt trận công kiên, tiêu diệt từng cứ điểm

đề kháng, mở đường hào đưa bộ đội vào cánh đồng Mường Thanh, cắt đứt sânbay, tiến tới bóp nghẹt con “Nhím Điện Biên Phủ”

Đại tướng Võ Nguyên Giáp thị sát chiến trường

Trang 21

Khơi dậy tinh thần đoàn kết, ý chí quật cường của quân đội ta Đại tướng

Võ Nguyên Giáp đã kêu gọi toàn dân đoàn kết Trong đợt tiến công thứ hai Đại tướng đã gửi thư kêu gọi các chiến sĩ đẩy mạnh cuộc thi đua bắn tỉa quân địch, để làm cho chúng không thể ngóc đầu ra khỏi quân sự Từ đó ở khắp nơi giấy lên phong trào săn Tây bắn tỉa Lối đánh nhỏ nhưng hiệu quả lớn Lòng dân phấn chấn Các tổ thiện xạ tìm ra những vị trí bất ngờ, không tha cho bất cứ quân địch nào ra khỏi công sự

Đánh giá về vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đối với chiến dịch Điện Biên Phủ ,ông luôn được các sử gia, học giả, nhà báo nổi tiếng nước ngoài ngưỡng mộ Nhà báo kiêm sử gia người Mỹ Stanley Karnow (1925 - 2013) là người có mặt tại Việt Nam từ năm 1959, và là tác giả quyển sách nổi tiếng

"Vietnam: A History" xuất bản năm 1983 đã ca ngợi "Tướng Giáp là một người đặc biệt Ông vừa là một nhà hoạch định chính sách, vừa là một sĩ quan trên chiến trường Người Pháp đã từng gọi ông là "trái núi lửa phủ băng"2

Karnow cho rằng, tài năng chiến lược của Tướng Giáp đã đặt ông vào

"ngôi đền của những nhà lãnh đạo quân sự vĩ đại"

Năm 1992, Peter McDonald đã xuất bản tác phẩm "Võ Nguyên Giáp - Một

sự đánh giá" (Giap, an assessment), trong đó, có trích lời nhận xét của vị tướngPháp Marcel Bigéard (1916-2010), người từng chỉ huy quân đội Pháp tại ViệtNam: "Võ Nguyên Giáp đã chỉ huy và chiến thắng qua một thời gian khá dài, đạtđược kết quả ấy trong thời gian suốt 30 năm, thật là một chiến tích kỳ diệu"

Câu3: Đ/c hiểu như thế nào về nội dung chính bức thư của Hồ chủ tịch gửi động viên cán bộ, chiến sỹ trước ngày nổ súng mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ?

2 http://vnexpress.net/ , thế giới ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Trang 22

Bác Hồ vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta Người đã sáng lập ra Đảng và cùng Đảng lãnh đạo quần chúng nhân dân đánh bại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đem lại hòa bình cho dân tộc Và thành quả chiến thắng Điện Biên Phủ hôm nay khôngthể không kể đến công lao to lớn của Người Trước trận quyết chiến giữa ta và thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ, ngày 11/3/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư để động viên cán bộ, chiến sĩ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ Nội dung bức thư như sau

Thân ái gửi toàn thể cán bộ và chiến sĩ ở mặt trận,

Các chú sắp ra mặt trận Nhiệm vụ các chú lần này rất to lớn, khó khăn, nhưng rất vinh quang

Các chú vừa được chỉnh quân chính trị và chỉnh huấn quân sự và đã thu được nhiều thắng lợi về tư tưởng và chiến thuật, kỹ thuật Nhiều đơn vị đã đánh thắng trên các mặt trận Bác tin chắc rằng các chú sẽ phát huy thắng lợi vừa qua, quyết tâm vượt mọi khó khăn gian khổ để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang sắp tới.Bác chờ các chú báo cáo thành tích để thưởng những đơn vị và cá nhân xuất sắc nhất

Nhiệm vụ lần này to lớn bởi đây là trận chiến quyết định giữa quân ta và thực dân Pháp Chỉ có đánh thắng ta mới đập tan được kế hoạch Nava của Pháp và

Mĩ, giáng một đòn quyết định ý chí của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện cuộc chiến tranh ở Đông Dương, buộc chúng phải đi đến chấm dứt chiến tranh,

Trang 23

lập lại hòa bình ở miền Bắc, miền Bắc chuyển sang giai đoạn đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh giải phóng toàn đất nước.

Bên cạnh đó sau thực dân Pháp cũng đang có sự biến đổi chiến thuật đã đặt

ra nhiều thách thức cho quân ta Do vậy nhiệm vụ đánh thắng quân Pháp của quânđội ta ngày càng khó khăn hơn Sau những thất bại liên tiếp trên chiến trường, Chính phủ Pháp phải thay đổi tướng Tổng chỉ huy quân đội Pháp thứ 6 là Sa-lăng bằng viên tướng Tổng chỉ huy thứ 7 là Na-va Tướng Na-va có nhiệm vụ gấp rút

tổ chức lại lực lượng quân đội, tập trung một lực lượng chiến lược mạnh và cơ động để lấy lại quyền chủ động trên chiến trường và giành một chiến thắng quân

sự có ý nghĩa quyết định, nhằm buộc ta phải kết thúc chiến tranh theo những điều kiện của họ Na-va dự kiến trong 2 năm 1953-1954 sẽ tổ chức 27 binh đoàn cơ động, trong đó có 1 sư đoàn quân dù Đồng thời, Na-va xây dựng một kế hoạch chiến lược gồm 2 bước: Trước hết mở tấn công chiếm đóng các vùng tự do ở Liênkhu 5 kết hợp bình định miền Nam; sau đó sẽ chuyển ra tấn công trên chiến trường miền Bắc, để giành thắng lợi quyết định về quân sự nhằm đạt mục tiêu chính trị nói trên trong vòng 18 tháng

Sau hội nghi Thẩm Púa, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên cơ sở phân tích đánh giá tình hình, ông đã thay đổi chiến thuật đánh nhanh thắng nhanh thành

“đánh chắc, tiến chắc” Nhằm tạo ra tâm lý chủ động, sẵn sàng chiến đấu với kẻ thù, bức thư của Bác có tác dụng “đánh vào lòng người” gieo niềm tin chiến thắng

cho bộ đội ta.“Các chú vừa được chỉnh quân chính trị và chỉnh huấn quân sự và

đã thu được nhiều thắng lợi về tư tưởng và chiến thuật, kỹ thuật Nhiều đơn vị đã đánh thắng trên các mặt trận Bác tin chắc rằng các chú sẽ phát huy thắng lợi vừa qua, quyết tâm vượt mọi khó khăn gian khổ để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang sắp tới”

Trong bức thư, Bác đã nhắc lại những thắng lợi của quân ta trên lĩnh vực tưtưởng, chiến thuật và kỹ thuật Đó là các chiến thắng đầu năm 1953 Ta thu được nhiều thắng lợi liên tiếp trên chiến trường trong các chiến dịch Tây Bắc, Thượng

Trang 24

Lào lợi ở Lai Châu, Trung Lào, Hạ Lào, Đông Campuchia, Tây Nguyên và Thượng Lào, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, mở rộng vùng giải phóng, làm phá sản

âm mưu tập trung lực lượng của địch, buộc quân Pháp phải phân tán lực lượng để đối phó trên khắp chiến trường Đông Dương, đẩy chúng vào tình thế bị động chiến lược Những chiến thắng ấy là sự trưởng thành trong tư tưởng, đường lối và chiến thuật Đó là cuộc chiến tranh nhân dân, là cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì Gợi lại những thắng lợi của quân ta Bác đã khơi dậy không khí đánh giặc sôi nổi, sung sức và tiếp thêm sinh lực, niềm tin để quân ta dành thắng

lợi trong trận chiến tới “Bác tin chắc rằng các chú sẽ phát huy thắng lợi vừa qua,

quyết tâm vượt mọi khó khăn gian khổ để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang sắp tới”

Bên cạnh đó, những bức thư ấy cũng lại thấy rõ quyết tâm chiến đấu và

chiến thắng của Bác và Bộ Chính trị đối với chiến dịch Điện Biên Phủ “Bác chờ

các chú báo cáo thành tích để thưởng những đơn vị và cá nhân xuất sắc nhất Chúc các chú thắng to”.

Tóm lại, bức thư của Bác gửi các cán bộ, chiến sĩ trên mặt trận là lời hiệu triệu, cổ vũ tinh thần quân ta trước ngày ra trận, là vũ khí sắc bén và lợi hại nhất của quân ta trong trận chiến quyết liệt với thực dân Pháp Đồng thời bức thư cũng thể hiện niềm tin của Đảng vào bộ đội ta, ý chí quyết thắng của Bác, của Đảng với quân thù

Câu 4: Hãy cho biết đôi nét về quần thể di tích lịch sử Điện Biên Phủ một địa danh đã làm rạng ngời trang sử Việt Nam Kết quả và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ?

-* Đôi nét về quần thể lịch sử Điện Biên Phủ

Nhà văn Nguyễn Trung Thành đã nhận định về lịch sử Việt Nam mỗi trang

sử đều phải vẽ một thanh gươm và tô đậm màu máu Lịch sử Việt Nam là lịch sửhào hùng, mỗi chiến công đã trở thành huyền thoại, mỗi mảnh đất đều trở thànhtên chiến thắng Nếu ở thế kỉ trước là Bạch Đằng, Chi Lăng thì ở thế kỉ XX đó làchiến thắng Điện Biên Phủ Chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng vĩ đại nhất

Ngày đăng: 24/03/2017, 14:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w