1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

tim hiểu 60 năm chiến thắng điện biên phủ

9 349 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 63,5 KB

Nội dung

ĐỀ CƯƠNG GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI Cuộc thi tìm hiểu “60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ” (07/5/1954 – 07/5/2014) Câu 1: Vì sao Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược? Gợi ý trả lời: Theo đánh giá của Nava và nhiều nhà quân sự Pháp – Mỹ thì Điện Biên Phủ ở vào “một vị trí chiến lược quan trọng chẳng những đối với chiến trường Đông Dương mà còn đối với miền Đông Nam Á, một trục giao thông nối liền các miền biên giới Lào, Thái Lan, Miến Điện, Trung Quốc. Nó như “cái bàn xoay” có thể xoay đi bốn phía Việt Nam, Lào, Miến Điện, Trung Quốc, như “cái chìa khóa” bảo vệ Thượng Lào, từ đó đánh chiếm lại các vùng đã mất ở Tây Bắc trong những năm 1950 – 1953 và tạo điều kiện để đánh tiêu diệt quân chủ lực của Việt Minh. Tại Hội nghị Bộ chính trị bàn về nhiệm vụ quân sự Đông Xuân 1953-1954, chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “về hướng hoạt động, lấy Tây Bắc làm hướng chính, các hướng khác là hướng phối hợp. Hướng chính hiện nay không thay đổi, nhưng trong hoạt động thì có thể thay đổi. Phép dùng binh là phải thiên biến vạn hoá”. Bộ Chính trị cho rằng, Điện Biên Phủ là một tập đoàn cứ điểm mạnh, nhưng nó lại có cái yếu cơ bản là bị cô lập. Nó rất xa hậu phương của địch, mọi tiếp tế vận chuyển đều phải dựa vào đường không. Đối với ta, Điện Biên Phủ cũng là nơi xa hậu phương lớn. Để tiến hành chiến dịch Điện Biên Phủ, khó khăn lớn nhất của ta là vấn đề cung cấp. Quân đội, hậu phương ta đang phát triển thuận lợi, có thể khắc phục được khó khăn về đường sá, vận tải tiếp tế. Ngày 6/12/1953, Bộ chính trị thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng Tư lệnh và Quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Mục tiêu của chiến dịch là tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực tinh nhuệ của địch ở đây, giải phóng Tây Bắc và tạo điều kiện cho lực lượng vũ trang của Lào giải phóng Bắc Lào, đồng thời tạo điều kiện để tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch trên chiến trường toàn Đông Dương. Điện Biên Phủ trở thành trung tâm điểm của kế hoạch Đông - Xuân 1953 - 1954 của ta, là trận “quyết chiến chiến lược” lớn nhất giữa ta và Pháp. Câu 2: Trong chiến dịch Điện Biên Phủ Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có quyết định gì khó khăn nhất? Gợi ý trả lời: - Thực hiện quyết tâm tiêu diệt địch ở Điện Biên Phủ, trong cuộc họp hội ý Đảng ủy mặt trận, bộ phận tham mưu của ta đưa ra ý kiến chung là: cần đánh ngay trong lúc địch chưa tăng thêm quân và củng cố công sự, có khả năng giành chiến thắng trong vài ngày đêm. Mọi người cho rằng nếu không đánh sớm, địch tăng cường công sự, tập đoàn cứ điểm sẽ trở nên quá mạnh và cũng lo chiến sự kéo dài, sẽ khó giải quyết vấn đề tiếp tế trên tuyến đường từ hậu phương ra quá xa, địch còn đánh phá quyết liệt hơn. - Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp cho rằng: Thực hiện phương án “Đánh nhanh - Thắng nhanh” là quá mạo hiểm. Đại tướng trình bày suy nghĩ của mình với những so sánh về lực lượng giữa ta và địch, không thể huy động toàn bộ sức mạnh của ta tiêu diệt tập đoàn cứ điểm trong thời gian một vài ngày. Khi đi thăm đường kéo pháo, Đại tướng cảm thấy băn khoăn. Con đường kéo pháo thì khá dài, nằm trên địa hình hiểm trở, nhiều dốc, vực sâu, rất khó đưa pháo vào trận địa đúng thời gian dự kiến, việc tiếp đạn khi chiến đấu sẽ rất khó khăn. Nhớ lời Bác dặn trước lúc lên đường và Nghị quyết Trung ương hồi đầu năm: “Chỉ được thắng không được bại, vì bại thì hết vốn”. Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận định ba khó khăn mà chúng ta sẽ phải gặp khi tiến công địch: + Thứ nhất, bộ đội chủ lực ta đến nay chỉ tiêu diệt cao nhất là Tiểu đoàn địch tăng cường, có công sự vững chắc ở Nghĩa Lộ, Nà Sản, chúng ta mới đánh vào vị trí Tiểu đoàn, dưới Tiểu đoàn, công sự dã chiến nằm trong tập đoàn cứ điểm vẫn có những trận không thành công, bộ đội thương vong nhiều. + Thứ hai, trận này tuy không có máy bay, xe tăng nhưng đánh hiệp đồng binh chủng bộ binh, pháo binh với quy mô lớn lần đầu tiên mà chưa qua diễn tập. Vừa qua có Trung đoàn trưởng xin trả lại pháo vì không biết phối hợp như thế nào. + Thứ ba, bộ đội ta từ trước đến nay mới chỉ quen tác chiến ban đêm, ở những địa hình dễ ẩn náu. Chủ lực của ta chưa có kinh nghiệm công kiên ban ngày trên trận địa bằng phẳng, với một kẻ địch có ưu thế với máy bay, pháo binh và xe tăng Trận đánh sẽ diễn ra trên một cánh đồng dài 15 km và rộng 6 - 7 kilômét. Tất cả những khó khăn trên đều chưa được giải quyết, khắc phục ngay được. - Sau khi đã suy tính rất kỹ lưỡng, Đại tướng quyết định cho các đơn vị rút khỏi trận địa để nghiên cứu một cách đánh khác dù bộ đội có thắc mắc, phải chuyển từ phương án “Đánh nhanh - Thắng nhanh” sang “Đánh chắc - Tiến chắc”. Thời gian chuẩn bị sẽ kéo dài. Sáng ngày 26 tháng 1 năm 1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp yêu cầu văn phòng thông báo cuộc họp Đảng ủy mặt trận. Suốt cuộc họp, tranh luận diễn ra rất gay gắt. Cuối cùng, Tổng Chỉ huy Chiến dịch Võ Nguyên Giáp kết luận: “Để đảm bảo nguyên tắc cao nhất là “đánh chắc thắng”, cần chuyển phương châm tiêu diệt địch từ “Đánh nhanh - Thắng nhanh” sang “Đánh chắc - Tiến chắc”. Nay quyết định hoãn cuộc tiến công. Ra lệnh cho bộ đội trên toàn tuyến rút lui về điểm tập kết và kéo pháo ra. Công tác chính trị đảm bảo triệt để, chấp hành mệnh lệnh chiến đấu. Hậu cần chuyển sang chuẩn bị theo phương châm mới”. - Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi là kết quả của nhiều nhân tố, nhưng một trong những nhân tố quan trọng và có ý nghĩa quyết định đó chính là quyết định thay đổi phương châm “Đánh nhanh - Thắng nhanh” sang “Đánh chắc - Tiến chắc” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Song, đây cũng là quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời của Đại tướng. Câu 3: Hãy cho biết trong chiến dịch Điện Biên Phủ có những đơn vị nào của ta trực tiếp tham gia và mật danh của những đơn vị này là gì? Sở chỉ huy chiến dịch của ta đặt ở những nơi nào trong chiến dịch Điện Biên Phủ? Gợi ý trả lời: 1. Có 4 đại đoàn bộ binh và 1 đại đoàn công binh – pháo binh trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ: - Đại đoàn 308 (lấy mật danh là Đại đoàn Việt Bắc), gồm Trung đoàn 36 (Sa Pa), Trung đoàn 88 (Tam Đảo), Trung Đoàn 102 (Ba Vì). - Đại đoàn 312 (lấy mật danh là Đại đoàn Bến Tre), gồm Trung đoàn 141 (Đầm Hà), Trung đoàn 165 (Đông Triều) và Trung đoàn 209 (Hòn Gai). - Đại đoàn 316 (lấy mật danh là Đại đoàn Biên Hòa), gồm Trung đoàn 98 (Ba Đồn), Trung đoàn 174 (Sóc Trăng) và Trung đoàn 176. - Đại đoàn 304 (lấy mật danh là Đại đoàn Nam Định), có 2 trung đoàn tham chiến ở Điện Biên Phủ: Trung đoàn 57 (Nho Quan) và Trung đoàn 9 (Ninh Bình). - Đại đoàn công pháo 351 (lấy mật danh là Long Châu), gồm 4 trung đoàn: Trung đoàn 45 (Tất Thắng) gồm 2 tiểu đoàn lựu pháo 105 ly; Trung đoàn 675 gồm 2 tiểu đoàn sơn pháo 75 ly; Trung đoàn 367 (Hương Thủy) và Trung đoàn công binh 151 gồm 2 tiểu đoàn 2. Trong quá trình chuẩn bị và tiến hành chiến dịch Điện Biên Phủ, Bộ chỉ huy mặt trận đã lần lượt làm việc ở 3 Sở chỉ huy: a) Sở chỉ huy đầu tiên được đặt tại hang Thẩm Púa ở phía Nam cầu Bản Pó (Km14, 680 trên đường Tuần Giáo đi Mường Thanh). b) Sở chỉ huy thứ hai được thiết lập từ sáng 18-01-1954 trong một khu rừng gần suối Huổi He thuộc bản Nà Tấu. Vị trí này nằm trên đường Tuần Giáo đi Mường Thanh, đến Km 62 thì rẽ phải, đi khoảng 2.5 km là đến. Bộ chỉ huy chiến dịch chuyển vào đây cho gần mặt trận và gần các đơn vị để tiện chỉ huy đánh trong 3 đêm 2 ngày. c) Sở chỉ huy thứ ba và cũng là Sở chỉ huy chính thức của chiến dịch Điện Biên Phủ được thiết lập ở khu rừng Mường Phăng, cách Mường Thanh 15 km theo đường chim bay. Sở chỉ huy này hoạt động trong quá trình chuẩn bị và tiến hành chiến dịch cho đến ngày toàn thắng (từ 31-01 đến 15-5-1954). Câu 4. Hãy nêu diễn biến, kết quả các đợt tiến công trong Chiến dịch Điện Biên Phủ và Ý nghĩa lịch sử của Chiến dịch Điện Biên Phủ? Gợi ý trả lời: 1. Diễn biến, kết quả các đợt tiến công a) Đợt 1 (13-17/3/1954) - Đúng 17 giờ, ngày 13 tháng 3 năm 1954, quân ta nổ súng tiến công trung tâm đề kháng Him Lam và quân ta tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm 101B, 101A và 102. - Chiều ngày 14 – 3, ta tiếp tục tiến công vào trung tâm đề kháng Độc Lập. Đúng 17 giờ, trọng pháo của ta bắn vào sở chỉ huy Mường Thanh, các trận địa pháo và sân bay, đồng thời bắn phá hoại công sự trong cứ điểm Độc Lập. Đến 6 giờ 30, bộ đội ta diệt gọn quân địch; làm chủ trung tâm đề kháng Độc Lập. - 15 giờ ngày 17 tháng 3 năm 1954, pháo binh của ta bắn 20 quả đạn vào Bản Kéo. Mặc dù bọn chỉ huy người Pháp ra sức khống chế, binh lính người Thái đã lợi dụng lúc bọn chỉ huy chui xuống hầm ẩn nấp, mang cả vũ khí ra hàng ta. - Quân địch đã bị một đòn choáng váng, 2 trung tâm đề kháng mạnh nhất là Him Lam và Độc Lập bị đập tan, 1 căn cứ Bản Kéo ra hàng, 2 tiểu đoàn tinh nhuệ bị tiêu diệt, 1 tiểu đoàn và 3 đại đội ngụy Thái bị tan rã, 2.000 tên bị loại khỏi vòng chiến đấu, 12 máy bay bị bắn rơi. b) Đợt 2 (30/3-30/4/1954) - 18 giờ ngày 30-3, bộ binh ta bắt đầu tiến công đợt 2. Ở hướng Đông Bắc, sau 2 giờ chiến đấu, quân ta đánh chiếm đồi Đ, B2 và cứ điểm đồi E. Ở hướng Đông, quân ta tiến công cứ điểm C1. Sau 45 phút quân ta đã tiêu diệt và bắt 140 tên địch, chiếm lĩnh cứ điểm C1. - 21 giờ 30 phút (30-3), mở cửa xong, bộ binh xung phong đánh vào cứ điểm A1. Địch dựa vào hệ thống ngầm trên đỉnh đồi liên tục phản kích hết sức quyết liệt, đến 04 giờ ngày 31-3, ta chiếm được 2/3 vị trí. Ở hướng Tây Bắc sân bay, đêm 01 – 4 quân ta tiêu diệt gọn cứ điểm 106. Đêm 02 – 4, quân ta lại bao vây cứ điểm 311 phía Tây Nam sân bay. - Sau hơn 6 ngày chiến đấu, ta đã chiếm được các cứ điểm E, D1, C1, 106 và 311, đưa trận địa tiến công và bao vây sâu hơn, nhưng chưa chiếm được các cứ điểm A1, C2 ở phía Đông Nậm Rốm và cứ điểm 105 ở phía Bắc sân bay. - Đêm 18 – 4, quân ta nổ súng tiến công cứ điểm 105 phía Bắc sân bay. Trận đánh kéo dài đến sáng 19 – 4, ta làm chủ trận địa. Ngày 24 – 4, địch dùng 2 tiểu đoàn bộ binh và 5 xe tăng, có pháo binh và không quân chi viện, cố đánh ta bật khỏi sân bay. Nhưng ta đã đánh lui nhiều đợt xung phong của địch, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, buộc chúng phải rút chạy về Mường Thanh. Khu Trung tâm phòng ngự đã nằm trong tầm bắn các loại súng của ta. - Tính từ lúc chiến dịch bắt đầu đến đợt tiến công thứ 2 kết thúc, chúng ta đã tiêu diệt được 5000 tên lính tinh nhuệ của địch. c) Đợt 3 (1-7/5/1954) Đêm ngày 1-5-1954, đợt tiến công lần thứ 3 bắt đầu. - Trên dãy đồi phía Đông, sau 32 ngày đêm chiến đấu phòng ngự trên nửa đồi C1, đêm 1-5 quân ta chuyển sang tiến công tiêu diệt gọn quân địch, làm chủ toàn cứ điểm. Cũng trong đêm đó, quân ta tiến công 2 cứ điểm 505 và 505A, làm chủ trận địa. Ở phía Tây, vị trí 311A của địch cũng bị tiêu diệt gọn. Ở phía Nam, quân ta tiêu diệt một bộ phận quân địch đóng ở phía Đông Bắc Hồng Cúm. Đêm ngày 3-5, quân ta lại tiêu diệt thêm vị trí 311B. - Ở hướng Đông Nam, 17 giờ ngày 6-5, ta mở cuộc tiến công tiêu diệt cứ điểm A1. Trận chiến đấu bên trong diễn ra ác liệt từ 20 giờ 45 phút ngày 6 đến 04 giờ 30 phút ngày 7-5, quân ta tiêu diệt gọn 2 đại đội dù lê dương của địch, làm chủ cứ điểm đồi A1. Cùng thời gian trên, quân ta tiến công cứ điểm C2. Đến 09 giờ ngày 7-5, quân ta đè bẹp sức kháng cự của địch, bắt 600 tên, làm chủ cứ điểm C2. 23 giờ ngày 6-5, quân ta tiến công cứ điểm 506, đến 09 giờ ngày 7-5, ta tiêu diệt gọn 2 đại đội của địch, làm chủ trận địa. Cùng thời gian, quân ta bao vây 1 đại đội trong cứ điểm 507. Ở phía Tây, đêm 6-5, quân ta tiêu diệt 1 đại đội và chiếm cứ điểm 310F. 14 giờ ngày 7-5, quân ta tiến công cứ điểm 507, địch chống cự yếu ớt rồi đầu hàng. Nắm được thời cơ địch đang hoang mang, quân ta tiến công tiêu diệt luôn hai vị trí 508, 509 nằm trên tả ngạn sông Nậm Rốm. 16 giờ quân ta thọc sâu vào sở chỉ huy, bắt tướng Đờ Cát và toàn bộ cơ quan tham mưu của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. 2. Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ - Chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi vẻ vang cuộc kháng chiến lâu dài gian khổ và anh dũng của nhân dân cả nước ta, chống thực dân Pháp xâm lược và sự can thiệp của đế quốc Mĩ. - Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy địa cầu, nhân dân ta đã phá tan kế hoạch Nava cùng mọi mưu đồ chiến lược điên rồ của thực dân Pháp và đế quốc Mĩ thành mây khói, góp phần quyết định vào thắng lợi của Hội nghị Giơ-ne-vơ về vấn đề Đông Dương. - Chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ chấm dứt vĩnh viễn nền thống trị của thực dân Pháp trên toàn cõi Đông Dương mà còn báo hiệu sự sụp đổ của cả hệ thống thuộc địa và nửa thuộc địa, góp phần quyết định sự tan rã của chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn thế giới. - Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ đã tạo tiền đề, điều kiện, niềm tin và kinh nghiệm để quân và dân ta vượt qua thử thách cao hơn, đánh bại chiến tranh xâm lược của tên đế quốc đầu sỏ trên cả hai miền Nam Bắc, đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên độc lập thống nhất hoàn toàn, cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Câu 5: Anh (chị) cho biết trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng và Nhà nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho bao nhiêu đồng chí? Bạn hãy nêu chiến công của 4 anh hùng liệt sĩ tại mặt trận Điện Biên Phủ: Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót và Trần Can? Gợi ý trả lời: * Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng và Nhà nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho 15 đồng chí: 1) Liệt sĩ Phan Đình Giót, tuyên dương ngày 31/8/1955; 2) Liệt sĩ Tô Vĩnh Diện, tuyên dương ngày 7/5/1956; 3) Liệt sĩ Trần Can, tuyên dương ngày 7/5/1956; 4) Nguyễn Văn Ty, tuyên dương ngày 31/8/1955; 5) Lộc Văn Trọng, tuyên dương ngày 31/8/1955; 6) Chu Văn Mùi, tuyên dương ngày 31/8/1955; 7) Phan Tư, tuyên dương ngày 31/8/1955; 8) Phùng Văn Khầu, tuyên dương ngày 31/8/1955; 9) Bùi Đình Cư, tuyên dương ngày 31/8/1955; 10) Đặng Đình Hồ, tuyên dương ngày 7/5/1956; 11) Trần Đình Hùng, tuyên dương ngày 7/5/1956; 12) Đinh Văn Mẫu, tuyên dương ngày 7/5/1956; 13) Đặng Đức Song, tuyên dương ngày 7/5/1956; 14) Lưu Viết Thoảng, tuyên dương ngày 7/5/1956; 15) Dương Quảng Châu (tức Dương Ngọc Chiến), tuyên dương ngày 7/5/1956. * Chiến công của 4 anh hùng liệt sĩ tại mặt trận Điện Biên Phủ: 1. Tô Vĩnh Diện: Trong lúc kéo pháo qua những chặng đường khó khăn nguy hiểm đồng chí xung phong lái để đảm bảo an toàn. Nửa đường dây thừng bị đứt, pháo lao nhanh xuống dốc, đồng chí bình tĩnh lái cho pháo xuống thẳng đường. Nhưng một trong bốn dây kéo lại bị đứt, pháo càng lao nhanh. Trước hoàn cảnh đó, Tô Vĩnh Diện hô “Thà hy sinh, quyết bảo vệ pháo” và đồng chí buông tay lái xông lên trước, lấy thân mình chèn bánh xe pháo. Pháo bị vướng, nghiêng dựa vào sườn núi, nhờ đó đơn vị kịp ghìm giữ được pháo dừng lại. 2. Bế Văn Đàn: Trong trận đánh quân địch rút chạy từ Lai Châu về Điện Biên Phủ ở vùng Mường Pồn, tình hình chiến đấu ngày càng ác liệt. Đại đội bị thương vong nhiều. Một khẩu trung liên của đại đội lại không bắn được vì xạ thủ hy sinh, khẩu trung liên của Chu Văn Pù vì chưa có chỗ đặt súng. Tình thế hết sức khẩn trương, mặc dù đã bị thương nhưng không ngần ngại, Bế Văn Đàn chạy lại cầm hai chân trung liên đặt lên vai mình và hô Chu Văn Pù bắn. Pù còn do dự thì Bế Văn Đàn đã nói: “Kẻ thủ trước mặt, đồng chí có thương tôi thì bắn chết hết chúng nó đi!”. Pù nghiến răng nổ súng vào đội hình quân địch, quật ngã liên tiếp hàng chục tên địch. Trong thời gian làm giá súng anh đã anh dũng hy sinh, hai tay còn ghì chặt chân súng trên vai mình. 3. Phan Đình Giót: Trong trận đánh tiêu diệt cứ điểm Him Lam, các chiến sĩ đại đội 58 lao lên mở đường đã đánh đến quả bộc phá thứ tám, Phan Đình Giót đánh quả thứ chín thì bị thương nhưng Đồng chí vẫn đánh tiếp quả thứ mười. Địch tập trung hỏa lực bắn như trút xuống trận địa ta. Đồng chí lao lên đánh tiếp hai quả nữa phá tan đoạn rào cuối cùng, mở thông cửa để đồng đội lên đánh sập lô cốt đầu cầu. Lợi dụng thời cơ địch đang hoang mang, Phan Đình Giót vọt lên bám chắc lô cốt thứ hai ném thủ pháo bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên, mặc dù bị thương nhưng Phan Đình Giót nhích dần đến lô cốt thứ ba, đồng chí dùng hết sức mình nâng tiểu liên lên bắn vào lỗ châu mai, miệng hô to “Quyết hy sinh… vì Đảng… vì dân!!!”. Rồi rướn người lấy đà, lao cả thân mình vào bịt kín lỗ châu mai địch. Hỏa điểm lợi hại nhất của địch đã bị dập tắt, toàn đơn vị ào ạt xông lên tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam. 4. Trần Can: Trong trận đánh điểm cao 507, Trần Can dẫn đầu tiểu đội tấn công quân Pháp, chiếm lấy mỏm cột cờ. Trần Can đã cùng đồng đội kiên quyết giữ vững và tiến công đánh bại 4 đợt phản kích của chúng. Trong lần thứ 5, quân Pháp ném lựu đạn trước khi xung phong, Trần Can nhặt lựu đạn và ném lại rồi chỉ huy đơn vị nhảy lên hào đánh giáp lá cà với địch. Trần Can tập trung thương binh nhẹ lại, động viên bộ đội, chấn chỉnh tổ chức, củng cố trận địa. Địch lại phản kích dữ dội, mong đánh bật quân ta, giành lại cửa ngõ tiến vào Mường Thanh. Trần Can chỉ huy đơn vị anh dũng chống trả, giữ vững trận địa, tạo thế cho đơn vị tiến vào trung tâm Mường Thanh. Trần Can hy sinh anh dũng vào sáng ngày 7 tháng 5 năm 1954 Câu 6: Thiếu tá Mô-rít-xơ Bi-gia đã nói: “… Tôi đã thấy tất cả những điều này và tôi có thể nói với các vị rằng họ đã trở thành lính bộ binh vĩ đại nhất thế giới…”. Anh (chị) hãy giải thích vì sao? Cho biết câu nói ấy được trích trong tác phẩm nào và nơi xuất bản tác phẩm đó? Gợi ý trả lời: * Thiếu tá Mô-rít-xơ Bi-gia, người đã có một thời kỳ làm thư ký và từng tham gia kháng chiến chống sự chiếm đóng của phát xít Đức, đã có kinh nghiệm chiến trường chín năm liền ở Đông Dương, tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ từ lúc xây dựng cứ điểm đến khi đầu hàng Việt Minh, ông đã chứng kiến sức chiến đấu kiên cường, dẻo dai và vĩ đại của bộ đội ta qua ký ức của mình. - Thiếu tá, Tiểu đoàn trưởng Mô-rít-xơ Bi-gia kể lại: “Chúng tôi được cấp trên cho biết là ở đó không có quân Việt Minh. Nhưng chính xác là đã có hai đại đội. Một vài lính của tôi đã bị bắn chết khi còn lơ lửng trên không trung, số khác thì bị đâm chết khi chạm đất. Cuộc chiến đấu ác liệt suốt cả ngày. Bốn mươi lính của tôi đã chết”. - Tướng Giáp đã ra lệnh thành lập hai đội quân, một đội dân công gồm 200.000 đàn ông, đàn bà và thanh niên làm nhiệm vụ tiếp tế vũ khí, lương thực, thực phẩm và một đội quân chính quy 50.000 người. - Quân Pháp đã sớm cảm nhận được sức ép của Việt Minh. Như tướng Nava viết: “Khi chiếm Điện Biên Phủ, tôi chỉ tính phải đối mặt với hai Sư đoàn, nhưng cuối cùng là hai Sư rưỡi, rồi ba… Cho tới ngày 20 tháng 12 tôi mới biết được rằng chúng tôi phải đương đầu với bốn Sư đoàn. Vào thời điểm đó đã quá muộn để rút khỏi Điện Biên Phủ. - Thời điểm tấn công của tướng Giáp theo dự đoán là 17 giờ ngày 13/3 đã đến nhưng không có gì xảy ra. Đại tá Lăng-gơ-le nhớ lại: “Nhưng rồi, gần như là cùng một lúc, 200 khẩu pháo của tướng Giáp đã nã không lúc nào ngớt vào khu trung tâm nằm trên cánh đồng bằng phẳng không một vật che chắn trong một tam giác mỗi chiều 8 kilômét”. Loạt đạn đầu tiên đã giết chết viên chỉ huy pháo binh của khu trung tâm. - Trong những giờ đầu tiên, chỉ trên một quả đồi, 500 lính Pháp đã bỏ mạng. Vào lúc hoàng hôn, cả một Sư đoàn bộ binh Việt Minh đã xung phong lên cứ điểm Bê-a-tờ-ri-sơ (Him Lam), gần khu trung tâm nhất. Tới nửa đêm, vị trí này đã trở thành một nấm mồ. Chỉ có 200 trong số 700 lính đồn trú ở đây thoát chết. Viên chỉ huy pháo binh, đại tá Sác-lơ Pi-rốt đã tự sát bằng một quả lựu đạn. - Người pháp đã sáng dần ra. Thiếu tá Mô-rít-xơ Bi-gia nói: “Tôi thấy lính của tôi biến mất hết người này đến người khác. Tiểu đoàn 800 người nhảy dù cùng tôi chỉ còn lại 700, 600, 400, 300, rồi khoảng 180 và cuối cùng chỉ còn lại 80 người sống sót”. - Thiếu tá Mô-rít-xơ Bi-gia đã bày tỏ sự kính trọng của mình đối với Việt Minh: “Tôi đã thấy họ khởi sự từ những khẩu súng bất kì như súng săn và sau đó, tháng này qua tháng khác, họ được tổ chức thành những nhóm nhỏ, rồi từ các nhóm nhỏ thành trung đội, từ trung đội lên đại đội, từ đại đội lên tiểu đoàn và lữ đoàn và cuối cùng là thành các sư đoàn đủ quân. Tôi đã thấy tất cả những điều này và tôi có thể nói với các vị rằng họ đã trở thành những người lính bộ binh vĩ đại nhất trên thế giới. Những người lính dẻo dai này có thể đi bộ 50 cây số trong đêm bằng sức của một bát cơm, trong những đôi giày ba-ta và hát vang trên đường ra trận. Theo quan điểm của tôi, họ trở thành những người lính bộ binh ngoại lệ và họ đã đánh bại được chúng ta”. * Câu nói ấy được trích trong tác phẩm “Việt Nam – Cuộc chiến 10.000 ngày” của Michael Maclear, do Nhà xuất bản Thèmes Methuen (Mỹ) xuất bản năm 1991. . tham mưu của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. 2. Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ - Chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi vẻ vang cuộc kháng chiến lâu dài gian khổ và anh. LỜI CÂU HỎI Cuộc thi tìm hiểu 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 – 07/5/2014) Câu 1: Vì sao Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược? Gợi ý trả. chiến dịch cho đến ngày toàn thắng (từ 31-01 đến 15-5-1954). Câu 4. Hãy nêu diễn biến, kết quả các đợt tiến công trong Chiến dịch Điện Biên Phủ và Ý nghĩa lịch sử của Chiến dịch Điện Biên Phủ?

Ngày đăng: 17/02/2015, 13:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w