Đề tài “ Một vài kinh nghiệm dạy các dạng bài tập về câu ở lớp 5” được biên soạn nhằm đáp ứng yêu cầu của các thầy cô giáo, học sinh và cha mẹ học sinh muốn có một tài liệu tham khảo để dạy và học tốt phương pháp giải các bài tập về câu. Trong đề tài, các bài tập về câu được sắp xếp hệ thống theo từng dạng từ mức độ trung bình đến phát triển và nâng cao dần để các em tự mình cố gắng có thể giải được các bài tập về câu và qua đó rèn luyện phát triển tư duy độc lập, sáng tạo của mình. Bản thân tôi cố gắng hướng dẫn, trình bày cách giải các dạng bài tập về câu cho phù hợp với trình độ học sinh ở lớp 5, song chưa đề cập hết các khía cạnh khác nhau của từng dạng bài tập. Tôi mong khi giải các dạng bài về câu, các em học sinh, thầy cô giáo có thể tìm ra các cách giải khác hay hơn hoặc bổ sung, phát triển thêm kiến thức. Được như vậy, các em học sinh sẽ học giỏi môn Tiếng Việt mà các em học sinh ưa thích.
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Đề tài “ Một vài kinh nghiệm dạy các dạng bài tập về câu ở lớp 5” được biên
soạn nhằm đáp ứng yêu cầu của các thầy cô giáo, học sinh và cha mẹ học sinh muốn
có một tài liệu tham khảo để dạy và học tốt phương pháp giải các bài tập về câu.Trong đề tài, các bài tập về câu được sắp xếp hệ thống theo từng dạng từ mức
độ trung bình đến phát triển và nâng cao dần để các em tự mình cố gắng có thể giải được các bài tập về câu và qua đó rèn luyện phát triển tư duy độc lập, sáng tạo của mình
Bản thân tôi cố gắng hướng dẫn, trình bày cách giải các dạng bài tập về câu cho phù hợp với trình độ học sinh ở lớp 5, song chưa đề cập hết các khía cạnh khác nhau của từng dạng bài tập Tôi mong khi giải các dạng bài về câu, các em học sinh, thầy cô giáo có thể tìm ra các cách giải khác hay hơn hoặc bổ sung, phát triển thêm kiến thức Được như vậy, các em học sinh sẽ học giỏi môn Tiếng Việt mà các em họcsinh ưa thích
Tôi mong nhận được sư góp ý các thầy cô giáo, các bậc cha mẹ học sinh và các
em học sinh để đề tài ngày một hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn
Tác giả
Trần Thị Hương Hằng
Trang 2I Phần mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
Học sinh Tiểu học – các em như một tờ giấy trắng, chúng ta sẽ vẽ vào đó những gì ?
Đó là điều bản thân tôi cũng như các nhà Giáo dục luôn trăn trở suy nghĩ Khi mới vào trường Tiểu học, các em mới bắt đầu chuyển từ hoạt động chủ đạo là vui chơi sang hoạt động học tập, các em phải chiếm lĩnh kho tàng tri thức, phải có kỹ năng nghe, nói, đọc, viết Như vậy công cụ chữ viết và hoạt động nghe, nói, đọc, luôn đi theo suốt quá trình học tập cũng như quá trình giao tiếp của các em trong đời sống thường nhật
Có không ít quan niệm cho rằng: cứ trao đổi với nhau bằng những câu nói dễhiểu, dễ nghe là chúng ta đã thực hiên được chức năng giao tiếp Quan niệm đó thật rachưa đủ Con người giao tiếp với nhau không chỉ bằng công cụ là lời nói mà còn sửdụng cả cử chỉ, điệu bộ, kí hiệu, chữ viết… để giao tiếp với nhau, để diễn đạt nội dunggiao tiếp và đạt được đích giao tiếp Trong các công cụ đó thì chữ viết là một công cụcần đảm bảo tính chính xác cao Chỉ cần một sơ suất nhỏ về cấu trúc ngữ pháp cũng
đủ dẫn đến đối tượng giao tiếp và cả người tham gia giao tiếp không thể đạt tới đíchcần có Vì thế trong các môn học thì phân môn Luyện từ và câu là một phân môn cóvai trò không nhỏ góp phần thành công vào việc rèn luyện các kỹ năng ấy Khôngnhững thế phân môn này còn là yếu tố quan trọng để phát triển năng lực, trí tuệ vànhững phẩm chất của con người trong xã hội hiện này, đó cũng là cơ sở tạo tiền đềcho các em tiếp tục học lên những lớp học trên
Ở cấp Tiểu học đã không xem nhẹ vấn đề này Từ lớp 2 đến lớp 5 chương trình đãđưa vào phân môn Luyên từ và câu các dạng bài tập về dấu câu Nói thì dễ nhưng khidạy dạng bài tập này bản thân tôi thấy không hề đơn giản Sau khi thực hành cả giáoviên và học sinh còn mơ hồ chưa khái quát được cách thực hiện, chưa nắm vững đượccách làm nên dẫn đến chất lượng chưa cao
Sau nhiều năm giảng dạy lớp 5, nghiên cứu chương trình học của các em, tôi suynghĩ và thiết lập nên “ Một vài kinh nghiêm dạy các dạng bài tập về dấu câu ở lớp 5.”
Trang 32 Mục tiêu của đề tài.
Nhằm tìm ra phương pháp đặt dấu câu đúng nhất, phù hợp nhất cho mỗi dạngbài cụ thể, phù hợp với trình độ nhận thức và tư duy của học sinh tiểu học để các em
có thể nắm vững các dạng bài về dấu câu một cách vững vàng và phát huy tư duy củamình tốt hơn
Giúp cho học sinh nắm chắc những kiến thức cơ bản về cách đặt dấu câu vàviết đoạn văn, bài văn …có liên quan đến viết dấu câu một cách thành thạo, chặt chẽ,lô-gíc
Học sinh có khả năng tư duy trong cách viết dấu câu để đặt câu, viết văn thànhthạo, chính xác để vận dụng thiết thực trong cuộc sống, góp phần giúp các em rènluyện phương pháp học tập hiệu quả hơn
Tạo nền móng học tập vững chắc để các em tiếp tục học lên các lớp trên
3 Nhiệm vụ của đề tài.
Nghiên cứu thực tế tình hình học tập môn Luyện từ và câu nói chung và đặcbiệt chú ý tới dạng bài tập về dấu câu ở lớp 5
Nghiên cứu việc dạy các dạng bài tập về dấu câu của các giáo viên đứng lớp.Xem tình hình thực tế của việc dạy các các dạng bài tập về dấu câu của các giáo viêndạy như thế nào, Kết quả ra sao ?
Hệ thống các kiến thức liên quan đến các dạng bài tập về dấu câu, hướng dẫncách làm và liệt kê các dạng bài tập về dấu câu để học sinh vận dụng thực hành vàphát triển tư duy cho học sinh khi làm bài tập Luyện từ và câu các dạng bài tập về dấucâu
4 Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là: Hướng dẫn học sinh cách làm các dạngbài tập về dấu câu phân môn Luyện từ và câu lớp 5A3 Trường tiểu học NguyễnKhuyến – EaDrơng – CưM’gar – Đăk Lăk
5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
Trang 4Nghiên cứu việc hướng dẫn học sinh cách làm các dạng bài tập về câu cho họcsinh lớp 5A3, Trường tiểu học Nguyễn Khuyến.
6 Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp đọc sách: Là phương pháp quan trọng không thể thiếu được Nóxuyên suốt cả quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài
Phương pháp quan sát: Dùng phương pháp quan sát để quán sát việc nắm kiếnthức, thái độ học tập của học sinh để từ đó mà đánh giá việc nắm kiến thức của họcsinh ở mức độ nào và có phương pháp hướng dẫn giải toán phù hợp cho từng đốitượng học sinh tốt hơn
Phương pháp trò chuyện – điều tra thực tế: Dùng phương pháp này là lúc tròchuyện với các em học sinh, khi các em trả lời, hay khi điều tra trên bài làm thực tế
của các em là lúc ta thu thập thông tin có liên quan đến vấn đề nghiên cứu:“ Hướng
dẫn cách làm các dạng bài tập về câu” cho học sinh lớp 5A3.
Trang 5II PHẦN NỘI DUNG
1 Cơ sở lí luận
Môn Luyện từ và câu có tiềm năng giáo dục to lớn, nó góp phần quan trọng trongviệc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyếtvấn đề Nó góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập linh hoạt, sángtạo; góp phần vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng của conngười như lao động cần cù, cẩn thận, có ý thức vượt khó khăn, làm việc có kế hoạch,
có nền nếp và có tác phong khoa học
Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài là một vấn đề mà Đảng và Nhà nước ta rất
quan tâm; Xuất phát từ mục tiêu của Đảng là " Phát hiện tài năng bồi dưỡng nhân tài cho đất nước" chúng ta cần phải chăm sóc thế hệ trẻ ngay từ lúc ấu thơ đến lúc trưởng
thành Vì vậy việc phát triển và bồi dưỡng ngay từ bậc tiểu học là công việc hết sứcquan trọng đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng cải tiến về nội dung, đổi mới vềphương pháp để khuyến khích học sinh say mê học tập, nghiên cứu tìm tòi chiếm lĩnhtri thức mới
Việc dạy cách làm các bài dạng bài tập về dấu câu có vị trí đặc biệt quan trọng.Thông qua dạy cách làm các bài dạng bài tập về dấu câu giúp cho đội ngũ giáo viênnâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, rèn kỹ năng viết dấu câu đúng theo các kiểucâu trong đoạn văn, bài văn từ đó nâng cao chất lượng dạy Tiếng Việt Tiểu học Cũngthông qua việc dạy cách làm các bài dạng bài tập về dấu câu có tác dụng thúc đấyphát triển tư duy logic, rèn luyện khả năng sáng tạo văn học của học sinh
Muốn nâng cao chất lượng dạy học sinh giỏi Tiếng Việt thì trước hết phải xâydựng được một nội dung hợp lý, khoa học và những phương pháp giảng dạy phù hợp,phát triển được khả năng tư duy linh hoạt, sáng tạo của học sinh
Các dạng bài tập về dấu câu là một trong các dạng bài điển hình trong phân mônLuyện từ và câu ở Tiểu học Để giải được các bài dạng bài tập về dấu câu, trước hết tacần phân tích bài tập để nhận dạng bài tập thuộc dạng bài điển hình nào và từ đó cóphương pháp làm hợp lý
Các bài dạng bài tập về dấu câu có tác dụng tốt trong việc rèn luyện tư duy, từ trựcquan cụ thể theo kiểu câu đến tư duy trừu tượng và khả năng suy luận, phán đoán chohọc sinh trong quá trình học tập cũng như trong thực tiễn cuộc sống
Trang 62 Thực trạng
a Thuận lợi – khó khăn:
Qua tìm hiểu thực trạng dạy Luyện tập và câu ở trường tiểu học Nguyễn
Khuyến – CưM’gar – Đăk Lăk trong thời gian qua, tôi thấy nổi bật những thuận lợi
và khó khăn trong quá trình giải toán
* Thuận lợi:
- Giáo viên ở đây đã quán triệt được tinh thần đổi mới phương pháp dạy học “tíchcực hóa hoạt động của học sinh” Giáo viên biết sắp xếp dành nhiều thời gian cho họcsinh làm việc với sách giáo khoa, bài tập
- Trong khi truyền đạt nội dung mới của bài giáo viên biết kết hợp nhiều phươngpháp dạy học như phương pháp trực quan, giảng giải, vấn đáp để dẫn dắt học sinhtới kiến thức cần đạt
- Sử dụng cách làm bài tập dạng về câu trong Tiếng Việt nói chung, Luyện từ và câu nói riêng sẽ giúp học sinh tích lũy được những kiểu câu cụ thể, quan sát để tạo chỗ dựa cho quá trình trừu tượng hóa trong dạy học Tiếng Việt ở tiểu học Từ đó học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức và phát huy năng lực cá nhân của mình
* Khó khăn:
- Giáo viên và học sinh đều phụ thuộc vào tài liệu có sẵn là sách giáo khoa Việc
sử dụng tài liệu giảng dạy cho đồng đều học sinh làm cho những học sinh khá giỏikhông có hứng thú trong giờ học vì các bài tập các em giải quyết một cách dễ dàng.Ngược lại, đối với học sinh khó khăn trong học tập thì lượng bài tập đó lại quá nhiều,các em không thể làm hết bài tập đó trên lớp
- Khi làm bài tập dạng về câu còn thụ động, đoán mò điều dấu đại, làm bài về câucòn máy móc theo yêu cầu của giáo viên Phần lớn học sinh chỉ hoạt động làm các bài
về câu cụ thể chứ không biết so sánh, liên hệ với các bài tập khác
- Trí nhớ của các em chưa thoát khỏi tư duy cụ thể nên còn ngại khó khi gặp các bàitập phức tạp Từ đó dẫn đến kết quả học tập của các em chưa cao
Trang 7- 100% là học sinh thuộc đồng bào dân tộc thiểu số - Dân tộc Êđê Đời sống cũngnhư nhận thức còn thấp kém nên chưa quan tâm đến việc học hành của con cái mìnhdẫn đến kết quả học tập còn thấp
- Một số học sinh chưa ý thức việc học của mình
b Thành công – hạn chế:
* Thành công :
Để phù hợp với sự đổi mới phương pháp cách học hiện nay thì giáo viên phải làngười đổi mới đầu tiên Giáo viên đã quan tâm hơn đến dạy cách làm bài tập cho từngđối tượng học sinh, không ngừng học tập để nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng
Khi giảng dạy giáo viên đã:
- Nhất quán các bước thực hiên để tạo cho học sinh thói quen làm việc khoahọc
- Để học sinh chủ động tìm ra cách làm Sau khi hình thành cho học sinh kỹnăng phân tích đề bài, điền dấu câu, với mỗi kiểu câu - dạng bài về câu giáo viên nên
để học sinh tự tìm hiểu đề bài, thảo luận nhóm tìm ra cách làm - thử lại kết quả - Tìmcách làm khác
Giáo viên chỉ hướng dẫn khi học sinh gặp khó khăn, kiểm tra lại kết quả củabài tập và khẳng định cách làm đúng
Động viên khuyến khích kịp thời khi các em tìm ra cách làm hay, sáng tạo
* Hạn chế
Từ khi thực hiên quyết định đổi mới căn bản về nền giáo dục phổ thông, bảnthân tôi được phân công trực tiếp giảng dạy lớp 5 và luôn dự giờ thăm lớp ở tất cả các khối lớp từ lớp 1 đến lớp 5 Một thực tế dễ nhận ra trong quá trình dạy học cảgiáo viên và học sinh khi dạy – học các dạng bài tập trong đó có dạng bài tập điềndấu câu ở phân môn Luyện từ và câu còn một số hạn chế sau:
- Phương pháp dạy học phát huy tính tích cự học tập của học sinh chưa thấmnhuần ở mỗi giáo viên Giáo viên dường như chưa thật thoát ly hẳn phương pháp dạyhọc truyền thống, còn nói nhiều, làm thay nhiều mối khi học sinh chưa hiểu hoặc gặp
Trang 8bài khó Mặc dù hệ thống bài tập điền dấu câu từ lớp dưới lên lớp trên, từ bài nàysang bài khác có mỗi quan hệ lô-gic chặt chẽ, nhưng giáo viên chưa hiểu hết ý tưởngcủa SGK, nội dung bài tập nên tổ chức các hoạt động khai thác nội dung chưa thậthiệu quả.
- Phân môn Luyện từ và câu đưa vào chương trình những nội dung phong phú vàkhá đa dạng, đã không ít giáo viên còn bỡ ngỡ, mơ hồ nên còn lúng túng khi lên lớp,còn thụ động phụ thuộc vào tài liệu giảng dạy nên thiếu tự tin, thiếu tính sáng tạotrong dạy học
- Thời gian tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụcòn ít nên vốn kiến thức phần nào còn khiêm tốn
- Khi dạy dạng bài tập về dấu câu dường như giáo viên dạy bài nào cũng chỉ biếtđến bài đó, giào viên ít khi quan tâm đến bài này thuộc loại bài tập nào ? Dạng bàitập về dấu câu ở lớp mình dạy có bao nhiêu bài tập ? Mỗi loại bài tập đó thì nên dạynhư thế nào và cách làm bài tập đó ra sao… ? Điều mà giáo viên chỉ quan tâm saukhi học là tìm được kết quả đúng chứ ít giáo viên quan tâm đến cách làm thế nào, đểcác em tìm ra kết quả đúng Nếu có học sinh nào đó thông minh, biết vận dụng cáchnày, cách kia để tìm đến kết quả thì giáo viên cũng chỉ dừng lại ở lời nhận xét: “ Em
đã trả lời đúng – cô và cả lớp tuyên dương” chứ không chốt lại cách làm sau mỗi bàitập cho học sinh
- Đại đa số giáo viên khi dạy dạng bài tập này chỉ chú ý đến lượng học sinh họcđược bởi các em thường cho kết quả đúng Đây là một dạng bài tập thực ra khôngkhó nhưng thật không dễ nếu chúng ta không biết tìm cách làm
- Ở dạng bài tập về dấu câu, các em chưa nắm vững tác dụng, ý nghĩa và cách sửdụng dấu câu nên phần lớn kết quả các em có được là do làm mò đánh lụi
- Là một xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ nhận thức của các emkhông đồng đều, khả năng giao tiếp còn hạn chế nên ít nhiều ảnh hưởng đến chấtlượng học tập của các em
Trang 9c Mặt mạnh – mặt yếu:
* Mặt mạnh:
Dạng bài tập về câu ở tiểu học được xem như một cầu nối kiến thức Tiếng Việttrong nhà trường và ứng dụng của Văn hoc trong đời sống thực tế, đời sống xã hội.Dạy cách làm các bài tập về câu ở tiểu học là sự vận dụng một cách tổng hợpngày càng cao các trí thức kỹ năng về Tiếng Việt tiểu học với kiến thức được ứngdụng rộng rãi trong cuộc sống
Qua cách làm bài tập về câu học sinh rèn kỹ năng tính thành thạo với các kiểucâu, rèn tư duy lô-gíc, óc suy luận khả năng phân tích, so sánh tổng hợp và khả năngtrình bày khoa học
Học sinh có làm tốt được các bài tập Tiếng Việt nói chung, bài tập về câu trongphân môn Luyện từ và câu nói riêng thì mới được đánh giá là học sinh xuất săc toàndiện về môn Tiếng Việt
Xuất phát từ nhu cầu đặt ra trong công cuộc đổi mới giáo dục nói chung và đổimới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học nói riêng Đây là điều thiết yếucủa mỗi người giáo viên trong thời đại mới hiện nay
Đối với học sinh tiểu học, năng lực tiếp thu bài tập về câu còn hạn chế, các emcòn cảm thấy trừu tượng, khó nhận ra dạng bài về câu theo kiểu câu.Vì thế, đòi hỏingười giáo viên phải biết cách sắp xếp, hệ thống các bài tập về câu theo từng dạng cụ
Trang 10thể, phát triển dần từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, nhằm gợi mở để các emgiải được các bài tập về câu một cách dễ dàng và có phương pháp.
Đối với giáo viên, nhìn chung việc dạy các bài tập về câu còn dạy lồng ghép vớicác bài tập khác chưa đi theo một hệ thống mạch kiến thức dành riêng cho dạng bàitập về câu Nên khi bắt gặp các bài tập về câu, đa phần giáo viên chỉ cố gắng hướngdẫn để làm sao học sinh giải đúng bài tập mà ít quan tâm đến : bài tập đó thuộc dạngnào? phương pháp giải bài tập đó ra sao?
d Các nguyên nhân, các yếu tố tác động…
Nguyên nhân từ phía giáo viên: Do trình độ đào tạo không đồng đều, trình độ
kiến thức chuyên môn còn lúng túng, giáo viên tại chỗ chiếm tỉ lệ khá cao Trong quátrình giảng dạy giáo viên chỉ quan tâm đến việc truyền thụ kiến thức mà chưa biếtgiúp học sinh lĩnh hội trí thức một cách chủ động Giáo viên chưa biết kết hợp cácphương pháp dạy học linh hoạt
Nguyên nhân từ phía học sinh: Trình độ nhận thức của các em còn nhiều hạn
chế, không đồng đều Các em bước đầu chuyển từ tư duy cụ thể sang tư duy trừutượng cho việc nhận thức và tiếp thu kiến thức gặp không ít khó khăn, chưa mang lạikết quả như chương trình đề ra
Nguyên nhân khác: Hiện nay chương trình Tiếng Việt tiểu học đã có sự đổi mới,
khoa học hơn song ở chương trình lớp 1, 2, 3, rất đơn giản, đến lớp 4,5 học sinh phải gặp những kiến thức khó với lượng kiến thức khá nhiều Đây là một vấn đề khó khăn cho cả người dạy và người học
Từ những thực trạng trên, vào đầu năm tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát học sinh lớp 5A3 – Trường TH Nguyễn Khuyến, với 25 học sinh, yêu cầu các em làm bài kiểm tra với nội dung đề là các bài tập về câu thì các em làm bài rất lúng túng và kết quả như sau:
Trang 11SL % SL % ĐẠT % C đạt % ĐẠT % C.đạt %Đầu
Qua kháo sát thực tế, tôi thấy cần phải có giải pháp phù hợp để nâng cao chấtlượng học sinh từ dạng bài tập này, nên tôi đã nghiên cứu tìm ra một số giải phápdạy – học áp dụng trực tiếp ở lớp tôi chủ nhiệm Sau đây tôi xin được giới thiệu mộtvài kinh nghiệm nhỏ đó
3 Giải pháp, biện pháp:
a Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
Ở lớp 1 không có phân môn Luyện từ và câu các em chỉ mới làm quen cách nhậndạng dấu câu thông qua phân môn Tập đọc, Chính tả Sang đến lớp 2, học sinh đãbắt đầu được học về một số dấu câu và cách sử dụng chúng Lên lớp 3, lớp 4 họcsinh được ôn lại cách sử dụng các dấu câu ở mức độ nâng cao, phức tạp hơn và đượchọc về cách sử dụng một số dấu câu, ngoài các dấu câu đã được học ở các lớp dưới.Lên lớp 5, đây là giai đoạn học sinh hoàn chỉnh cách sử dụng các dấu câu dựa trên
cơ sở các bài ôn tập, đó là giai đoạn đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng về cách sửdụng dấu câu Học sinh phải nắm vững ý nghĩa, tác dụng để sử dụng thành thạotrong các văn bản, có thể mới đáp ứng yêu cầu Tiểu học Như vậy ở mỗi khối lớp từthấp đến cao, mức độ về sử dụng dấu câu được nâng cao dần và nó được thực sựhoàn thiện khi các em học lớp cuối bậc Tiểu học
Qua giảng dạy và nghiên cứu, tôi đã tổng hợp các kiểu bài tập, các dạng bài tập
ở lớp 5 về dấu câu thông qua thực hành cụ thể như sau:
* Lớp 5: Học sinh ôn lại các dấu câu đã học từ lớp 4 đến lớp 5, bao gồm 8 tiếtvào cuối học kỳ 2 từ tuần 29 đến tuần 34 gồm các kiểu bài tập cơ bản trên, nhưngyêu cầu mức cao hơn
Kiểu 1: Chọn dấu câu điền vào chỗ trống
Kiểu 2: Tìm dấu câu thích hợp điền vào chỗ trống
Trang 12Kiểu 3: Điền dấu câu đã cho vào chỗ trống thích hợp.
Kiểu 4: Ngắt câu
Kiểu 5: Chữa lỗi về dấu câu
Kiểu 6: Giải thích cách dùng dấu câu
Kiểu 7: Ý nghĩa tác dụng của dấu câu
Kiểu 8: Viết một đoạn văn theo yêu cầu sử dụng dấu câu
Như vậy, khi nghiên cứu kĩ nội dung các bài tập ở tất cả các khối lớp, hiểu đượcbản chất của chúng thì việc dạy các bài tập này theo đúng nghĩa của nó tôi thấy giáoviên dạy con chưa đủ Ở tất cả các giáo viên, nếu chỉ dựa dẫm vào những gợi ý nhỏtrong SGK, SGV để thiết kế bài dạy thì bài dạy chắc chắn hiệu quả sẽ không cao, vìthế tôi đã tìm ra con đường ngắn nhất để các em tự tìm đến kết quả một cách nhanhnhất, đó là phương pháp vận dụng các dấu hiệu của các dấu câu để làm bài tập về dấucâu Để việc dạy học đạt hiệu quả cao, tôi đã tiến hành như sau:
- Thường xuyên nghiên cứu các tài liệu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệpvụ; tăng cường vốn từ ngữ, vốn hiểu biết…
- Khi dạy các dạng bài tập về dấu câu tôi đã nghiên cứu nội dung bài, phải hiểuđược yêu cầu các bài tập, hiểu được ý tưởng của SGK Điều quan trọng không thểthiếu được trong khâu chuẩn bị nội dung bài soạn là giáo viên phải thực sự hiểu đượctác dụng, ý nghĩa sử dụng các dấu câu Giáo viên có hiểu được như thế thì mới cóđịnh hướng đúng đắn khi các em làm bài tập
- Cần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh khi thực hiên dạngbài tập này Đối với những bài tập khó hoặc đối tượng học khi gặp khó khăn tronghọc tập có thể gợi ý bằng hệ thống câu hỏi gợi mở để tìm ra cách làm Còn đối vớinhững bài tập dễ hoặc đối tượng học sinh có năng lực học tập tốt, giáo viên nên đểcác em tự làm và trình bày cách làm Điều mà giáo viên cần xác định được cái đíchsau mỗi bài tập là học sinh học cách học chứ không phải dạy kết quả cho học sinh
Trang 13- Khi chuẩn bị nội dung bài dạy giáo viên cũng phải tìm ra các bước thực hiện,khái quát được nội dung của dạng bài tập đó để giúp học sinh hiểu được tại sao ở vịtrí đó chỉ sử dụng được câu này mà không sử dụng được câu kia Có như thế học sinhmới nhớ lâu, vận dụng và làm được tất cả các dạng bài tập tương tự.
- Để dạy thành công những bài tập về dấu câu, giáo viên cũng cần giúp học sinh
có những kiến thức chắc chắn về các dạng bài tập khác như: các mẫu câu; các bài tập
về biện pháp tu từ… Không chỉ ở phân môn Luyện từ và câu mà các em học sinh cầnnắm vững cách khai thác nội dung ở các bài tập thuộc phân môn Tập đọc Nếu các emhiểu được cách tìm ý của đoạn, ý của câu, thì các em sẽ dễ vận dụng trong việc thựchiện được dạng bài tập này
- Việc nắm được mạch kiến thức, hệ thống bài tập về dấu câu là một điều hết sứccần thiết Giáo viên cần hệ thống hóa được mạch kiến thức đó, vì giữa bài tập này vàbài tập kia, giữa lớp này và lớp kia có sự móc xích, hỗ trợ lẫn nhau Ta không thể dạybài nào chỉ biết đến bài đó, dạy lớp nào chỉ biết lớp đó
- Hệ thống câu hỏi gợi ý để tổ chức hoạt động học tập cho các em học sinh phảiphù hợp với từng đối tượng, gần gủi với học sinh, không quá dễ cũng không quá khó.Đồng thời giáo viên cũng phải lường trước được những sai lầm mà các em có thể mắcphải để dự kiến trước biện pháp sửa chữa
- Thông thường sự bao quát lớp của giáo viên còn hạn chế, giáo viên nên quantâm đến tất cả các đối tượng học sinh ( nhất là học sinh khó khăn trong học tập).Những em học sinh này thường rụt rè, nhút nhát vì vậy giáo viên nên động viên,khích lệ các em kịp thời tạo điều kiện cho các em hòa đồng với tập thể
b Nội dung, điều kiện, mỗi quan hệ và cách thức, kết quả thực hiện giải pháp, biện pháp.
Nội dung của các bài tập về dấu câu ở lớp 5, với số lượng 8 tiết, được dạy từtuần 29 đến tuần 34, kiểu bài cũng khá nhiều, nên trong phạm vi hẹp này tôi khôngthể nêu ra cách tiến hành cho từng bài một Mỗi bài tập đều đặt ra yêu cầu chung là
Trang 14học sinh biết dùng các dấu câu vào vị trí thích hợp trong câu và hiểu được tác dụng,
ý nghĩa của các dấu câu Vì vậy ở đây tôi đã đưa ra phương pháp cụ thể cho từng dấucâu Với phương pháp này, chúng ta có thể vận dụng linh hoạt vào trong bất kỳ mộtbài tập nào ở dạng bài tập về dấu câu theo hướng phát huy tính tích cực học tập củahọc sinh Sau đây là một số cách tiến hành tìm 7 dấu câu cơ bản: Dấu chấm, Dấuphẩy, Dấu chấm hỏi, Dấu chấm than, Dấu hai chấm, Dấu ngoặc kép, Dấu gạchngang được vận dụng xuyên suốt ở tất cả các khối lớp
* Dấu chấm(.)
Cách 1: Dựa vào ngắt giọng tự nhiên.
Bước 1: Đọc đi đọc lại nhiều lần những chỗ nào ngắt giọng
Bước 2: Khi đọc thấy chỗ ngừng giọng tương đối lâu và đọc hạ thấp giọng hơn.Bước 3: Đánh dấu chấm phù hợp vào những chỗ đó
Bước 4: Đọc lại các câu xem đã diện đạt được ý trọn ven hay chưa, để điềuchỉnh cho phù hợp
Cách 2: Dựa vào nội dung các ý.
Bước 1: Xác định được nội dung của đoạn văn nói về nội dung gì ?
Bước 2: Đoạn văn gồm mấy ý
Bước 3: Mỗi ý giới thiệu về điểm gì ? Đã trọn ven chưa ?
Bước 4: Đánh dấu chấm vào chỗ đó
Bước 5: Đọc lại các câu văn xem đã diện đạt được ý trọn vẹn chưa nếu thấychưa phù hợp thì điều chỉnh lại cho phụ hợp
Cách 3: Dựa vào các mẫu câu đã học Ai ? ( Cái gì ? Con gì? ); Thế nào ? Là
gì ? Làm gì ?
Bước 1: Đọc đoạn văn và tìm xem những bộ phân nào trả lời cho mẫu câu nào ?Bước 2: Nêu những bộ phận vừa tìm được trả lời đầy đủ cho các mẫu câu
-Ai (cái gì, con gì ) ? Làm gì ?
- Ai (cái gì, con gì ) ? Thế nào ?
Trang 15Bước 1: Xác định thành phần câu (Chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu).
Bước 2: Nếu mỗi ý đầy đủ thành phần câu (chủ ngữ, vị ngữ hoặc thêm thànhphần trạng ngữ) mà diễn đạt được ý trọn vẹn thì ta đánh dấu chấm vào cuối câu đó.Bước 3: Đọc lại các câu văn, nếu thấy chưa phụ hợp thì điều chỉnh lại cho phùhợp
* Dấu phẩy(,)
Cách 1: Dựa vào ngắt giọng tự nhiên.
Bước 1: Đọc đi đọc lại câu văn nhiều lần xem thử những chỗ nào ngắt giọng.Bước 2: Những chỗ ngắt giọng đó không dừng lâu và các từ ngữ ở chỗ ngắtgiọng đó được đọc với giọng đều như nhau
Bước 3: Đánh dấy phẩy vào chỗ đó
Bước 4: Đọc lại câu văn điều chỉnh dấu phẩy trong câu cho phù hợp
Cách 2: Dựa vào các mẫu câu đã học.
Bước 1: Tìm những bộ phận trả lời cho các mẫu câu đã học
Bước 2: Những mẫu câu nào giống nhau, đi liều nhau thì đánh dấu phẩy giữa cácmẫu câu đó
– Hoặc trước, giữa, sau mẫu câu: Ai ? ( Cái gì ? Con gì? ); Thế nào ? Là gì ?Làm gì ? đi kèm với một số mẫu câu: Ở đâu ? Vào thời gian nào ? Khi nào ?
Trang 16Bao giờ ? Vì sao ? ta đánh dấu phẩy vào sau những bộ phân trả lời cho cácmẫu câu ấy.
– Hoặc: Có những bộ phân trả lời cho các mẫu câu
+ Ai (cái gì, con gì ) ? Là gì ?
+ Ai (cái gì, con gì ) ? Làm gì ?
+ Ai (cái gì, con gì ) ? Thế nào ?
Có từ 2 đến 3 cặp mẫu câu đi liền nhau kết hợp chặt chẽ với nhau mới tạo thành
ý diễn đạt trọn vẹn thì giữa những bộ phân trả lời cho từng cặp mẫu câu ấy ta đánhdấu phẩy vào
Bước 3: Đọc lại đoạn văn, điều chỉnh dấu phẩy cho phù hợp
Cách 3: Dựa vào cách tìm các thành phần câu đã học( chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ).
Bước 1: Xác định thành phân câu (chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu)
Bước 2: Nếu trong câu có từ 2 thành phần là chủ ngữ(vị ngữ, trạng ngữ) trở lên
đi liền nhau thì ở giữa các thành phần câu liên tiếp ấy ta đánh dấu phẩy vào
- Hoặc có từ 2 đến 3 cặp thành phần câu CN, VN, TN ( thành phần trạng ngữ cóthể có thể không ) đi liền nhau, liên kết chặt chẽ với nhau để diễn đạt một ýtrọn vẹn thì giữa các cặp thành phần câu đó ta đánh dấu phẩy vào
- Hoặc nếu thành phần trạng ngữ đứng trước hoặc đứng sau hoặc giữa thành phần
CN, VN thì ta đánh dấu phẩy vào trước và sau thành phần trạng ngữ đó
Bước 3: Đọc lại đoạn văn, điều chỉnh dấu phẩy cho phù hợp
* Dấu chấm hỏi ( ? )
Dựa vào nội dung câu.
Bước 1: Trong đoạn văn câu nào để hỏi người khác, hoặc tự hỏi mình, hoặc biểuthị sự thắc mắc, hoài nghi …
Bước 2: Câu văn nào dùng để hỏi những điều chưa biết ?
Bước 3: Ai là người hỏi và hỏi ai điều gì ?