1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

ĐIỀU TRA NHẬN THỨC VỀ GIỚI TÍNH CỦA HỌC SINH THPT Ở BÌNH DƯƠNG

58 2,5K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 4,02 MB

Nội dung

Xuất hiện ngày càng nhiều những bạn trẻ không có xu hướng hấp dẫn tình dục khác với giới tính của mình, nhưng vẫn ngộ nhận và tỏ ra như mình thuộc cộng đồng những người đồng tính LGBT và

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÌNH DƯƠNG

Giáo viên hướng dẫn: Phạm Xuân Bằng

Bình Dương, tháng 12 năm 2016

Trang 2

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÌNH DƯƠNG

- o0o -

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐIỀU TRA NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH VỀ GIỚI TÍNH TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG THPT TRONG ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

Lê Thành Quang

Bình Dương, tháng 12 năm 20156

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành dự án này là cả một quá trình, và em thực sự không thể thu được kết quả cuối cùng nếu không được nhận sự hỗ trợ về nhiều mặt của mọi người xung quanh

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến:

BGH trường THPT Trịnh Hoài Đức đã tạo điều kiện tối đa để em có thể thực hiện các khảo sát và hoàn thành dự án một cách thuận lợi nhất

Thầy Phạm Xuân Bằng đã tận tình hỗ trợ, chỉ bảo em rất nhiều kiến thức cũng như động viên về mặt tinh thần để em mau chóng thu được kết quả của dự án

Chân thành cảm ơn các bạn học sinh ở những trường THPT trên địa bàn tỉnh đã nhiệt tình tham gia khảo sát, đóng góp ý kiến để làm số liệu điều tra

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn rất nhiều!

Trang 4

4

MỤC LỤC

Những từ viết tắt 6

MỞ ĐẦU 7

1 Đặt vấn đề 7

2 Mục đích nghiên cứu 8

3 Nội dung nghiên cứu 8

4 Phạm vi nghiên cứu 8

5 Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 9

Câu hỏi nghiên cứu: 9

Giả thuyết nghiên cứu 9

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 10

1.1 Giới tính và xu hướng tính dục 10

1.1.1 Giới tính 10

1.1.2 Tính dục và xu hướng tính dục 10

1.2 Đồng tính ảo 11

1.2.1 Định nghĩa về “đồng tính ảo” 11

1.2.2 Phân biệt “đồng tính” và “đồng tính ảo” 11

1.2.3 Thực trạng “đồng tính ảo” ở Việt Nam 12

1.3 Khái lược một số nghiên cứu về LGBT ở Việt Nam và trên thế giới 12

1.3.1 Tại Việt Nam 12

1.3.2 Trên thế giới 14

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 16

2.1.1 Địa điểm nghiên cứu 16

2.1.2 Thời gian nghiên cứu 16

2.2 Phương pháp nghiên cứu 16

2.2.1 Phương pháp tổng quan tài liệu 16

2.2.2 Phương pháp điều tra phỏng vấn nhanh 16

2.2.3 Phương pháp thu thập, xử lý số liệu 23

Trang 5

5

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24

3.1 Kết quả điều tra quan điểm về giới tính của bản thân của những người được phỏng vấn 24

3.2 Kết quả điều tra những người bằng lòng về giới tính khai sinh của mình 25

3.3 Kết quả điều tra những người không bằng lòng về giới tính khai sinh của mình 34

3.4 Bàn luận 40

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 42

Kết luận 42

Đề nghị 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

Trang 7

7

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Hiện nay đang có thực trạng diễn ra trong một bộ phận giới trẻ, đó là hiện tượng

"đồng tính ảo" Xuất hiện ngày càng nhiều những bạn trẻ không có xu hướng hấp dẫn tình dục khác với giới tính của mình, nhưng vẫn ngộ nhận và tỏ ra như mình thuộc cộng đồng những người đồng tính (LGBT) và hành xử thái quá về giới tính Điều này đã khiến nhiều người có ánh mắt không hay về cộng đồng người đồng tính - vốn đã chịu nhiều sự kỳ thị

từ xã hội Nếu không được điều trị đến cùng, những người có hiện tượng “đồng tính ảo” sẽ

"sống thật" với giới tính ảo của họ kéo dài Việc này sẽ ảnh hưởng không tốt đến công việc,

sự nghiệp của bản thân những người “đồng tính ảo” và các mối quan hệ xã hội của họ, đồng thời cũng ảnh hưởng tới cả quá trình nỗ lực để được chấp nhận của cộng đồng người đồng tính Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về hiện tượng này Nhưng do đây là một vấn đề mới mẻ và cũng có phần nhạy cảm trong quan niệm của người Á Đông chúng ta, nên ở Việt Nam số nghiên cứu về “đồng tính ảo” vẫn chưa nhiều

Hiện nay, với sự phát triển của xã hội, sự phong phú thông tin trên các phương tiện truyền thông, trong đó có không ít những thông tin không lành mạnh đã làm cho giới trẻ ở Việt Nam Đặc biệt ở các bạn học sinh đang ngày càng xuất hiện nhiều biểu hiện nhận thức lệch lạc về giới tính Mới đây, theo thông tin từ Trung tâm Y tế dự phòng thị xã Thuận An,

có một nhóm học sinh đồng tính các trường trên địa bàn đã đến xét nghiệm, trong đó có bạn bị dương tính với HIV nhưng không tới nhận kết quả Từ những nhận thức lệch lạch dẫn tới những quan hệ đồng tính không trong sáng sẽ dẫn tới những hậu quả khôn lường Qua tiếp xúc và học chung với nhiều bạn ở các trường cấp 2 và cấp 3, chúng em đã

đã nhận thấy một số lượng không nhỏ các bạn học sinh trước đó không có nhưng bây giờ lại có những thay đổi về hành vi, cử chỉ theo hướng lệch lạc hoặc còn hoài nghi về giới

tính thật sự của mình Chính vì lẽ đó, chúng em đã tiến hành đề tài “Điều tra nhận thức của học sinh về giới tính tại một số trường THPT trong địa bàn tỉnh Bình Dương”, cụ

thể là khu vực thị xã Tân Uyên, thị xã Thuận An và thành phố Thủ Dầu Một Thông qua

đó tìm hiểu nguồn gốc của hiện tượng “đồng tính ảo”, thực trạng vấn đề này ở khu vực

Trang 8

8

nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương, từ đó hiểu được quan điểm và tâm lý của người trẻ và có hướng tháo gỡ vấn đề, tránh ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng LGBT cũng như hạn chế hình thành sự phát triển lệch lạc về giới tính của giới trẻ

- Rèn luyện kĩ năng nghiên cứu khoa học, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm, khả năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề

3 Nội dung nghiên cứu

- Tổ chức thăm dò, khảo sát nhận thức về giới tính trong các bạn học sinh THPT để tìm hiểu thực trạng “đồng tính ảo” cũng như tìm hiểu quan điểm của các bạn về vấn đề này

- So sánh thống kê các số liệu cụ thể từ phiếu khảo sát

4 Phạm vi nghiên cứu

Do giới hạn về thời gian nên chúng em chỉ khảo sát nhận thức về giới tính của đối tượng học sinh trung học phổ thông tại một số trường THPT ở thị xã Tân Uyên, thị xã Thuận An và thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Trang 9

9

5 Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu:

- Các bạn học sinh trung học phổ thông nhận thức như thế nào về giới tính của bản thân?

- Những yếu tố nào đã tác động đến nhận thức về giới tính của các bạn học sinh THPT?

- Có phải tất cả những bạn học sinh tự cho rằng mình thuộc LGBT là bẩm sinh hay

do xã hội, môi trường xung quanh tác động?

Giả thuyết nghiên cứu

Đồng tính và “đồng tính ảo” là một hiện tượng rất phức tạp của xã hội hiện nay nhưng

có nhiều bạn học sinh không biết đến vấn đề này

Nhiều bạn học sinh ở khu vực nghiên cứu có những nhận thức sai lệch về giới tính của mình Điều này dẫn đến xu hướng “đồng tính ảo” vì đây là độ tuổi bắt đầu trưởng thành, có sự thay đổi tâm sinh lý, dễ bị tác động bởi tâm lý đám đông và có nhu cầu khẳng định bản thân mạnh mẽ

Phim ảnh và mạng xã hội là 2 nguyên nhân quan trọng khiến các bạn học sinh bây giờ có xu hướng “đồng tính ảo”

Trang 10

10

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Giới tính và xu hướng tính dục

1.1.1 Giới tính

Theo từ điển Bách Khoa Toàn Thư, giới tính của con người có nguồn gốc sinh học

và nguồn gốc xã hội Những đặc điểm giải phẫu và sinh lí của cơ thể là tiền đề và cơ sở vật chất tạo nên sự khác biệt của giới tính Tình cảm và ý thức về giới chỉ được hình thành thông qua hoạt động và giao tiếp với người khác, dưới ảnh hưởng của giáo dục và các điều kiện xã hội Chính xã hội quy định và đánh giá giới tính của con người về mặt xã hội, quy định sự phân công lao động giữa nam và nữ, đòi hỏi ở mỗi giới phải có tiêu chuẩn đạo đức, cách cư xử, tác phong, đặc điểm khác nhau [8]

1.1.2 Tính dục và xu hướng tính dục

Tính dục: Một khái niệm bao gồm giới tính sinh học (có cơ thể là nam hay nữ), bản

dạng giới (cảm nhận mình là nam hay nữ), xu hướng tính dục (yêu người cùng giới hay khác giới) và thể hiện giới (thể hiện là nam tính hay nữ tính) Tính dục khác với tình dục

Xu hướng tính dục: Theo Hiệp hội Tâm lí Hoa Kỳ (APA), xu hướng tính dục chỉ sự

ý thức cá nhân và sự công nhận của xã hội về những hấp dẫn về mặt tình cảm hoặc về mặt tình dục bởi người khác giới tính hoặc người cùng giới tính với mình hoặc cả hai một cách lâu dài Xu hướng tính dục thường được phân loại dựa trên giới tính của những người hấp dẫn mình do đó thường được nêu lên dưới dạng ba loại: dị tính luyến ái, đồng tính luyến ái

và song tính luyến ái Tuy nhiên một vài người có thể thuộc một loại khác với ba loại trên hoặc không thuộc một loại nào cả [12]

Các thuật ngữ

* LGBT: Viết tắt tiếng Anh của người đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và

chuyển giới (Lesbian, Gay, Bisexual & Transgender)

* Đồng tính: Người có cảm giác hấp dẫn về tình cảm, thể chất với người cùng giới

* Dị tính: Người có cảm giác hấp dẫn về tình cảm, thể chất với người khác giới

* Song tính: Người có cảm giác hấp dẫn về tình cảm, thể chất với cả hai giới

Trang 11

11

* Chuyển giới: Là trạng thái khi một người có giới tính sinh học không trùng với bản

dạng giới hay thể hiện giới của họ (ví dụ: có cơ thể là nam và nghĩ mình là nữ, hoặc bề ngoài như nữ) Người chuyển giới liên quan tới việc người đó nhận dạng hoặc thể hiện mình là nam hay nữ, trong khi người đồng tính lại liên quan tới việc người đó yêu người

cùng giới hay khác giới [12]

1.2 Đồng tính ảo

1.2.1 Định nghĩa về “đồng tính ảo”

Theo bác sĩ (BS) Kiều Thanh Hà, Khoa Tâm lý, BV Nhi Đồng 2, về phương diện y học, “đồng tính ảo” là do lệch lạc tâm lý, có thể do một hay nhiều nguyên nhân gây ra Có thể trẻ bị lạm dụng sex, trẻ cô đơn, trẻ sinh ra ngoài mong muốn của cha mẹ, trẻ có bất ổn

từ đời sống gia đình như bạo lực, ly hôn, chịu sự áp đặt hoặc theo “mốt” trên phim ảnh, internet Trong khi đó, cha mẹ ít thời gian quan tâm giáo dục, chăm sóc con phát triển lành mạnh về giới tính ở lứa tuổi vị thành niên Từ chuyện đồng tính “giả”, nếu để lâu ngày

và không có sự điều chỉnh hành vi thì có thể dễ dàng trở thành “thật” (sự biến dạng về tâm lý) Sự phát triển lệch lạc không lành mạnh về giới tính, nếu không được điều trị đến cùng

sẽ ảnh hưởng không tốt đến công việc, sự nghiệp của bản thân và các mối quan hệ xã hội [10]

1.2.2 Phân biệt “đồng tính” và “đồng tính ảo”

Các nhà khoa học phân loại đồng tính gồm đồng tính thật và “đồng tính ảo” Đồng tính thật là do yếu tố nội tiết, hoócmon, bẩm sinh… mà chúng ta thường gọi là “trời sinh

ra thế” “Đồng tính ảo” là một khái niệm được một số nhà nghiên cứu Việt Nam đặt ra, để chỉ những người có hành vi đồng tính nhưng không phải do bẩm sinh mà là do ảnh hưởng

từ môi trường xã hội, bạn bè

Theo bác sĩ Trần Bồng Sơn, nhà giới tính học tại Việt Nam, thì người đồng tính thật

là những người đồng tính bẩm sinh, và số người này rất hiếm Theo ông, hầu hết những người đồng tính là "ảo", bị bạn bè rủ rê hoặc muốn để thử nghiệm các lối sống mới hoặc

do nhiều nguyên nhân khác nhau mà ảo tưởng mình là người đồng tính

Trang 12

12

1.2.3 Thực trạng “đồng tính ảo” ở Việt Nam

Đồng tính ảo không phải là một hiện tượng mới và đã có nhiều nghiên cứu xoay quanh vấn đề này Tổ chức Y tế thế giới đã kết luận "đồng tính ảo không phải là bệnh" nhưng lại có sự "lây lan" đáng sợ Nguy cơ này rất cao ở trẻ có dung mạo đẹp, dễ thương, dậy thì sớm, hoặc trẻ sống trong hoàn cảnh gia đình không êm ấm, trẻ vào đời sớm Theo thạc sĩ tâm lý Võ Văn Nam, vài năm gần đây, hiện tượng quan hệ đồng tính ở Việt Nam ngày càng phổ biến Tuy nhiên, số người đồng tính về mặt sinh học (bẩm sinh) chiếm tỉ lệ rất ít, mà đa phần là ảnh hưởng tâm lý (phát sinh từ sự đua đòi, a dua theo chúng

bạn hoặc bị bạn bè rủ rê thử nghiệm “lối sống mới” ) “Bộ phận người đồng tính tâm lý này có đời sống khá phức tạp, có lối sống buông thả, đặt nặng cảm xúc cá nhân, thích cường điệu cảm xúc dẫn đến dễ bị trượt dài vào tội lỗi”, ông Nam nhận xét Nguyên nhân

khác là do sự thiếu quan tâm của gia đình, nhà trường, xã hội đã tạo nên những con người trẻ tuổi không có lý tưởng sống, chỉ biết đua đòi theo những trào lưu mà không phân biệt đúng sai, không có khả năng miễn nhiễm trước cái xấu [9]

Theo bác sĩ Kiều Thanh Hà, Khoa Tâm lý, BV Nhi Đồng 2 cho biết, nếu như những năm trước đây, mỗi tháng Khoa Tâm lý mới có một, hai ca tuổi vị thành niên bị “đồng tính ảo”, thì gần đây, mỗi tuần có hai - ba ca đến khám Chỉ trong hai tháng đầu năm vừa qua,

bà đã tư vấn tâm lý cho gần 20 ca giới tính ảo [10]

Hiện tượng “đồng tính ảo” đang ngày càng có xu hướng gia tăng trong bộ phận thanh thiếu niên Nhiều bạn, do những khó khăn tâm lý nhất thời, nên đồng cảm với bạn đồng giới và cứ nghĩ đó là tình yêu Nhiều bạn lại do bị lạm dụng về mặt tình dục, bị lôi kéo về tình cảm một thời gian lâu dài nên thường có suy nghĩ là chắc mình cũng là người đồng tính…

1.3 Khái lược một số nghiên cứu về LGBT ở Việt Nam và trên thế giới 1.3.1 Tại Việt Nam

Ở các quốc gia phát triển phương Tây, khi mà kinh tế xã hội phát triển thì những vấn

đề liên quan đến đồng tính, song tính và chuyển giới ngày càng được cởi mở hơn Ở Việt Nam, đời sống xã hội những năm qua có những bước phát triển, tuy nhiên chủ đề về LGBT

Trang 13

13

vẫn còn được coi là khá tế nhị, vẫn chìm trong xấu hổ và im lặng Việc bỏ quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới trong Luật Hôn nhân và gia đình 2014 là một việc làm của những nhà lập pháp cho thấy rằng vấn đề này ở Việt Nam đang ngày càng được quan tâm và cởi mở hơn Dẫu vậy vẫn có rất ít những nghiên cứu về LGBT ở nước ta

Nhìn chung, chủ đề đồng tính, song tính và chuyển giới ở Việt Nam thường được tiếp cận từ phương diện y tế cộng đồng và các chương trình phòng chống HIV và thường chỉ đơn thuần nhấn mạnh đến hành vi quan hệ tình dục đồng giới — nhóm nam có quan hệ tình dục với nam (MSM) Một số tác giả đã nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của chủ đề này, chẳng hạn như hiểu biết về HIV và các yếu tố nguy cơ trong nhóm MSM, gồm cả một

số trẻ em đường phố; 4 lao động tình dục trong nhóm nam giới di cư (Đinh Thái Sơn 2007) [5], Các tác giả khác lại tập trung vào khía cạnh văn hóa-xã hội và lịch sử của tình dục đồng giới nam (Blanc 2005); chuyển đổi giới tính (Heinman & Cao Văn Lê 1975) hay sự thể hiện về người đồng tính trên một số báo in và báo mạng (iSEE 2011) [7] Tuy nhiên, ngoài một nghiên cứu sâu về cộng đồng đồng tính nữ tại Hà Nội (iSEE 2010), hầu như chưa có nghiên cứu nào về các phân nhóm của nhóm đồng tính, song tính và chuyển giới

Một cuộc hội thảo Quan hệ cùng giới tại VN, do Viện Nghiên cứu xã hội kinh tế và

môi trường (ISEE), UNAIDS (Chương trình Phối hợp của Liên Hiệp Quốc về HIV/AIDS) tại VN tổ chức ngày 14.5.2013 tại Hà Nội, đã thống kê có khoảng 1,65 triệu người (2,5-3%) trong dân số nước ta là những người đồng tính và lưỡng tính trong độ tuổi 15-59; đa phần trong số họ đang phải chịu kỳ thị, định kiến, kể cả bạo lực Họ cũng phải chịu những thiệt thòi về cơ hội học tập, công việc, hôn nhân và chăm sóc sức khỏe [11]

Trong một nghiên cứu về sống chung cùng giới của nhóm các tác giả thuộc Viện Chiến lược và chính sách y tế Bộ Y tế (với sự tham gia của gần 2.500 người đồng giới), có 63% cho biết họ đã từng bị kỳ thị bởi một trong các hình thức: chửi mắng, đánh đập; mất bạn bè; bị dè bỉu, trêu chọc Trong số các trường hợp người đồng tính kết hôn dị tính có 60% do gia đình ép buộc, còn lại là mong muốn báo hiếu với cha mẹ, mong muốn có gia đình để sinh con Tuy nhiên, 52% trong số kết hôn dị tính đã ly hôn sau đó Nguyên nhân

ly hôn do hôn nhân không hạnh phúc (hơn 50%); 38% ly hôn do vợ/chồng hoặc gia đình không chấp nhận họ là người đồng tính [2]

Trang 14

14

1.3.2 Trên thế giới

Chủ đề LGBT đã được nghiên cứu rất nhiều trên thế giới, đặc biệt ở các quốc gia phương Tây như các nước châu Âu hoặc ở Mỹ Dưới đây chúng em chỉ liệt kê một vài nghiên cứu

Nhiều công trình nghiên cứu về hành vi tình dục được thực hiện bởi nhiều nhà nghiên cứu trên khắp thế giới Một số nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn kết hợp với bảng hỏi (ví dụ, Fox, Odaka, Brookmeyer, & Polk, 1987; Martin, 1987; McCusker và cộng

sự, 1988; Winkelstein, Lyman, & Padian, 1987), trong khi những người khác sử dụng phiếu điều tra có cấu trúc (ví dụ như , Joseph và cộng sự, 1987; Marmor và cộng sự, 1982; McKusick, Hortsman, & Coates, 1985) Đa số kết quả họ khảo sát được đều cho thấy rằng quan hệ đồng tính dễ dẫn tới những hành vi tình dục nguy cơ gây các bệnh lấy truyền qua đường tình dục [14]

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu về vấn đề sức khỏe của những người đồng tính LGBT Điển hình như các nghiên cứu của Kreiss và Patterson (1997), Garofalo và cộng sự (1998) Theo các tác giả, đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới thanh thiếu niên

có nguy cơ bị vô số vấn đề sức khỏe thể chất, tình cảm và xã hội Trong thập kỷ qua đã được ghi nhận rằng những thanh thiếu niên này có tỉ lệ cao hơn mức trung bình của bệnh trầm cảm, tự tử, lạm dụng thuốc, bệnh lây truyền qua đường tình dục Đáng lưu ý, ở những thanh thiếu niên đồng tính có một tỉ lệ cao về hành vi sử dụng cần sa, cocain, thuốc lá Nhìn chung, xu hướng dẫn đến những hành vi trên của thanh thiếu niên đồng tính là do bất mãn về cuộc sống, sự gia tăng của việc bắt nạt, kỳ thị trong học đường [4]

Bên cạnh đó, tác động hành vi tình dục của những người đồng giới trong lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục đã được đề cập trong nghiên cứu của Gribble và cộng sự năm 1999 Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng một tỉ lệ cao những người đồng tính nam bị nhiễm HIV và bệnh đường tình dục so với nữ, nguyên nhân do hành vi quan hệ tình dục qua đường hậu môn, đa số người được khảo sát đều thừa nhận họ không

sử dụng bao cao su khi quan hệ trong thời gian 6 tháng Tỉ lệ thừa nhận hành vi tình dục

Trang 15

15

cao hơn ở nhóm được khảo sát bằng phiếu điều tra so với nhóm được phỏng vấn trực tiếp [3]

Tỉ lệ người đồng tính gia tăng trong những năm trở lại đây đã được đề cập trong một

số nghiên cứu Trong nghiên cứu của Laura Dean và cộng sự năm 2000, kết quả cho thấy

ở Mỹ tỉ lệ đồng tính nam là từ 2.8 đến 9% và đồng tính nữ là 1 đến 5% Tỉ lệ này có thể lên đến 12% đối với các thành phố lớn và chỉ 1% đối với vùng nông thôn Những làng đồng tính như The Castro ở San Francisco, California, tỉ lệ này lên đến 40% [1]

Tóm lại, nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới và một số công trình nghiên cứu

ở Việt Nam đều cho thấy rằng xu hướng gia tăng những người đồng tính trong những năm trở lại đây Đa số những người đồng tính đang phải chịu sự kì thị từ xã hội từ đó dẫn đến những hành vi tiêu cực, là nguyên nhân gây các bệnh qua đường tình dục Quá trình nhận thức về giới tính dẫn đến xu hướng tính dục đồng tính, song tính được hình thành từ giai đoạn trẻ nhất là ở các bạn học sinh THPT khi đang vào tuổi dậy thì Từ thực trạng đó, chúng em muốn tìm hiểu nhận thức về giới tính của các bạn học sinh tại một số trường THPT tại một số khu vực ở tỉnh Bình Dương, từ đó xác định thực trạng về những người LGBT ở khu vực nghiên cứu Đó cũng chính là cơ sở khoa học cho đề tài nghiên cứu này

Trang 16

16

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.1.1 Địa điểm nghiên cứu

Một số trường THPT tại khu vực thị xã Tân Uyên, Thuận An và thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

2.1.2 Thời gian nghiên cứu

Thời gian tiến hành nghiên cứu: 30/9/2016 – 30/11/2016

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp tổng quan tài liệu

Tổng hợp, phân tích các tài liệu khoa học, chọn lọc những dẫn liệu khoa học có liên quan đến đề tài

Kế thừa các công trình khoa học, các kết quả khảo sát, các tư liệu khoa học đã có để tổng hợp thông tin, định hướng cho nội dung khảo sát và nghiên cứu

2.2.2 Phương pháp điều tra phỏng vấn nhanh

Dựa trên phương pháp nghiên cứu xã hội học [6], khảo sát nhận thức của các bạn học sinh THPT về giới tính bằng phương pháp phỏng vấn có cấu trúc còn gọi là phương pháp điều tra mở

Tiến hành phỏng vấn trực tiếp các bạn học sinh tại khu vực nghiên cứu hoặc dùng bảng hỏi với bộ câu hỏi đã soạn thảo được ghi thành Phiếu điều tra Bên cạnh đó ở những trường xa, chúng em gửi Phiếu điều tra cho người được điều tra tự điền và gửi lại

Trang 17

17

Chọn người phỏng vấn:

- Đối tượng được phỏng vấn là học sinh đang theo học bậc THPT cả 3 khối 10, 11 và

12 ở một số trường trong trong thị xã Thuận An, Tân Uyên và Tp Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

- Số lượng người được phỏng vấn là: 350 người Trong đó 50% là nam, 50% là nữ

Số lượng học sinh

tham gia khảo sát

THPT Trịnh Hoài Đức

THPT Chuyên Hùng Vương

THPT

Võ Minh Đức

THPT Nguyễn Trãi

THPT Tân Phước Khánh

THPT Trần Văn Ơn

Tiến hành phỏng vấn, điều tra

Để bắt đầu cuộc phỏng vấn chúng em giới thiệu tên, tuổi, địa chỉ cùng với tên đề tài nghiên cứu và mục tiêu của đề tài, để tạo lòng tin cho các được phỏng vấn Bên cạnh đó, chúng em cũng xin phép họ được quay phim, chụp hình hoặc ghi âm lại và cam kết thông tin cá nhân của họ được giữ bí mật Chúng em sử dụng kết hợp hai cách là hỏi trực tiếp người được phỏng vấn và sử dụng Phiếu điều tra Sử dụng cùng một câu hỏi đã ghi trên Phiếu điều tra trong trường hợp hỏi trực tiếp, sau đó ghi lại câu trả lời của người được phỏng vấn vào sổ tay và máy ghi âm Thứ tự câu hỏi có thể thay đổi cho phù hợp phụ thuộc vào quá trình phỏng vấn mỗi người cụ thể Bên cạnh những câu hỏi như trong phiếu điều tra, chúng em còn hỏi thêm một số câu khác để bổ sung cho kết quả nghiên cứu sau này Trường hợp người được điều tra tự điền, chúng em hướng dẫn sơ bộ để câu trả lời của họ được khách quan

Trang 18

18

Ở một số trường học, chúng em có bạn cùng học ở đó nên gửi Phiếu điều tra nhờ phát phiếu cho các bạn học sinh ở đó tự đánh dấu vào phiếu Sau một ngày chúng em sẽ đi thu thập lại Dưới đây là Phiếu điều tra đã được chúng em thiết kế:

PHIẾU ĐIỀU TRA NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH THPT

VỀ GIỚI TÍNH

Kính chào các bạn!

Chúng em là học sinh trường THPT Trịnh Hoài Đức Hiện tại nhóm chúng em đang làm

đề tài nghiên cứu về vấn đề “Nhận thức về giới tính ở học sinh THPT hiện nay” Mong

các bạn hợp tác giúp đỡ chúng em Chúng em xin cam kết sẽ giữ bí mật tuyệt đối về thông

tin của bạn Sự chân thực trong ý kiến của bạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong khảo sát của chúng em

Xin chân thành cảm ơn!

Họ và tên của bạn (không bắt buộc)……… Năm sinh:………

- Xu hướng tính dục chỉ sự bị hấp dẫn về mặt tình cảm hoặc về mặt tình dục bởi người

khác giới tính hoặc người cùng giới tính với mình hoặc cả hai một cách lâu dài

Xu hướng tính dục gồm cácloại phổ biến:

+ Dị tính luyến ái: chỉ bị hấp dẫn bởi người khác phái

+ Đồng tính luyến ái: chỉ bị hấp dẫn bởi người cùng phái

+ Song tính luyến ái: bị hấp dẫn bởi cả hai phái

+ Vô tính: không bị hấp dẫn bởi phái nào

- Ý thức giới tính chỉ sự ý thức của chính cá nhân đó về giới tính sinh học của họ, sự thể

hiện giới tính chỉ các điệu bộ, cử chỉ, cách cư xử của cá nhân đó

- LGBT: cộng đồng người đồng tính, viết tắt của 4 từ Lessbian, Gay, Bisexual, Transgender:

Trang 19

MỜI BẠN HÃY ĐÁNH DẤU CHỌN Ý KIẾN CHO CÁC CÂU HỎI DƯỚI ĐÂY:

 Trên giấy khai sinh, giới tính của bạn là:

 Nam  Nữ

Bạn có đồng ý với giới tính của mình như trên giấy khai sinh không?

1 Bạn nghĩ mình thuộc xu hướng tính dục nào:

 Dị tính luyến ái  Đồng tính luyến ái

 Song tính luyến ái  Vô tính

2.1 Nếu bạn là nữ hãy trả lời câu này

a Có người bạn nữ nào khiến bạn có cảm giác

chiếm hữu hơn bình thường không?

 Có  Không

b Bạn có ghen tị khi người bạn nữ thân nhất

của mình có bạn trai hay không?

 Có, vì đơn giản sợ bạn ấy sẽ bỏ bê mình,

không đi chơi với mình được

 Có vì mình không muốn chàng trai nào đến

gần cô bạn thân thiết của mình

 Không, mình rất muốn bạn của mình hạnh

phúc

c Tưởng tượng một phụ nữ đẹp khỏa thân, và

sau đó là một người đàn ông đẹp khỏa thân Giới

tính nào khiến bạn cảm thấy ham muốn (nếu có)

 Người phụ nữ  Người đàn ông

2.2 Nếu bạn là nam hãy trả lời câu này:

a Bạn có bị kích thích khi thấy cậu bạn thân cởi

áo?

 Không  Có

b Bạn có ghen tị khi cậu bạn thân nhất của

mình có bạn gái hay không?

1 Bạn thuộc nhóm nào trong cộng đồng LGBT:

 Mình thấy mình bắt đầu thích người cùng giới với mình hoặc cả 2 giới

 Mình luôn quan tâm và hứng thú suy nghĩ về “chuyện ấy” với người cùng giới

không kỳ thị/ Không quan tâm tới

 Không biết vì chưa thấy gia đình bày tỏ

quan điểm

4 Gia đình có quan tâm chăm sóc bạn đầy

đủ không?

Trang 20

20

 Có, vì đơn giản sợ bạn ấy sẽ bỏ bê mình,

không đi chơi với mình được

 Có vì mình không muốn cô gái nào đến gần

cậu bạn thân thiết của mình

 Không, mình rất muốn bạn của mình hạnh

phúc

c Tưởng tượng một phụ nữ đẹp khỏa thân, và

sau đó là một người đàn ông đẹp khỏa thân Giới

tính nào khiến bạn cảm thấy ham muốn (nếu có)

 Người phụ nữ  Người đàn ông

3 Bạn có thái độ như thế nào về người đồng

tính?

 Ủng hộ  Không thích

 Thấy hơi lạ lẫm,  Không để ý

4 Bạn có cho rằng, tồn tại những "dấu hiệu"

để biết ai là người đồng tính không?

 Có  trả lời câu dưới:

Theo bạn, đâu là các “dấu hiệu” để nhận biết

người đồng tính?

 Cách thể hiện những hành động trong sinh

hoạt bình thường có sự khác biệt so với quan

niệm giới trước nay (nam thích màu hồng,…)

 Có quan hệ, cử chỉ thân mật với người đồng

giới

 Khác:………

Bạn dễ tìm thấy những người đồng tính ở

đâu? (có thể chọn nhiều đáp án)

 Xung quanh nhà, trong xóm

 Nhà hàng, quán bar, các tụ điểm ăn chơi

 Trong trường học

 Trên mạng xã hội

 Ở công viên, rạp chiếu phim

 Nơi khác:………

 Không  trả lời câu dưới:

Vì sao bạn cho rằng không có những “dấu

hiệu” để nhận biết ai là người đồng tính?

 Vì dấu hiệu gì cũng chỉ mang tính tương

đối, không thể hiện hết bản chất vấn đề Biết

đâu đó là cá tính riêng của họ thì sao

 Ý kiến khác:……… ………

 Quan tâm đầy đủ và rất chu đáo

 Có quân tâm nhưng hơi hời hợt vì vài lý

do (không có thời gian, khoảng cách thế hệ, )

 Không có, mình cảm thấy thiếu thốn

tình thương và sự quan tâm từ gia đình

5 Bạn có công khai với gia đình, bạn bè về chuyện đồng tính của mình không?

chịu, mọi người ai cũng tốt với mình

 Mọi người đối xử với mình cũng

 Khác:………

Gia đình bạn có phản đối con người hiện

tại của bạn không?

 Không, mọi người đều ủng hộ

 Có, mọi người luôn phản đối

 Không, chưa công khai

Tại sao bạn không công khai?

 Mình sợ bị xa lánh hoặc không ai ủng hộ

 Mình chưa chắc chắn thực sự về

chuyện mình có đồng tính hay không

 Mình không muốn đời tư bị soi mói

Trang 21

21

5 Nếu bạn có người quen nào đồng tính, vui

lòng trả lời câu phụ 5.1 -> 5.3 ở dưới

 Có:

5.1 Bạn quen biết với người đó trước hay sau

khi biết họ là người đồng tính?

 Họ là người thân của mình

 Mình quen trước khi biết họ đồng tính

 Mình quen sau khi biết họ đồng tính

5.2 Trong trường bạn học có người bạn nào

bạn cho là đồng tính hay không

 Có, nhưng ít

 Có, rất nhiều bạn

 Không có ai

5.3 Nếu bạn quen người đó trước khi biết họ

là người đồng tính, vậy hiện tại bạn có còn

muốn giữ mối quan hệ với họ không?

 Thấy cũng hay, có cảm giác được mọi người

“quan tâm”, mình là người đặc biệt

 Lúc đầu không quen nhưng một thời gian

thấy thú vị, mình thể hiện bản thân như lời họ

trêu luôn cho họ thấy

7 Nếu người bạn thân thiết (cùng giới tính) của

bạn một ngày nào đó thú nhận họ là người

đồng tính, bạn sẽ phản ứng ra sao?

 Nghỉ chơi, cách ly

 Vẫn giữ bạn bè nhưng sẽ tạo khoảng cách

 Luôn ủng hộ bạn, chơi thân với bạn hơn

 Vẫn giữ mối quan hệ như trước, nhưng

khuyên bạn thay đổi

8 Bạn đã xem phim nào nói về người đồng tính

chưa? Cảm nhận của bạn như thế nào?

 Khá hay, mình rất thích

 Mình đã thấy người khác công khai

rồi sau đó bị kỳ thị Mình không muốn như vậy

 Gia đình, người thân quen của mình không ủng hộ người đồng tính

 Thi thoảng xem

7 Nếu xung quanh có người biết bạn đồng tính và trêu ghẹo bạn, bạn cảm thấy thế nào?

 Cũng xem như bình thường, chẳng có gì phải bận tâm

 Rất buồn và tránh mặt họ

 Đáp trả lại lời trêu ghẹo đó, nói cho họ

rằng đó là cuộc sống riêng của bạn, đừng nhiều chuyện

8 Bạn có đang “để ý”, đang thích bạn nào

đó cùng giới không? (hay như các bạn bây giờ thường gọi là “Crush”)

 Không  Có

8.1 Nếu có, hãy vui lòng cho chúng em biết người đó là ai? (Nếu không vui lòng bỏ qua các câu 8.1 8.4, chuyển sang trả lời câu 9)

 Có, bạn ấy giống mình nên rất hợp nhau

 Có, bạn ấy vẫn duy trì quan hệ với mình

ở mức bình thường

Trang 22

22

 Mình có thể nhìn thấy một phần bản thân

mình trong đó/Có sự đồng cảm

 Mình thích xem vì phim khai thác nội dung

mới mẻ, đem đến cho mình nhiều góc nhìn về

 Mình không thích xem, không quen mắt với

thể loại phim này, không thích người đồng tính

Hiện nay có nhiều người không phải người

đồng tính, nhưng vẫn bị ngộ nhận và tỏ ra như

mình thuộc cộng đồng LGBT cũng như đang

có sự bày tỏ thái quá về giới tính "ảo" của

mình

9 Ý kiến của bạn về vấn đề này như thế nào?

 Không biết, không quan tâm, họ sống sao kệ

10 Nếu có những người bạn “đồng tính ảo”

xung quanh bạn, bạn có muốn chơi chung với

 Đang phân vân, vì còn thấy e dè và lạ lẫm,

đồng thời cũng lo nếu bạn đó là cùng giới vì có

 Không quan tâm

 Có, bạn ấy đang dần tạo khoảng cách với mình

 Không, mình che giấu không cho bạn

ấy biết

8.4 Bạn và người đó đã có những cử chỉ quan hệ vượt quá ngưỡng tình bạn thông thường chưa?

 Chưa  Mới chỉ nắm tay

 Đã ôm  Đã có quan hệ thể xác

9 Bạn chưa thích ai cùng giới nhưng có mơ tưởng được gần gũi với một người cùng giới không?

 Chưa bao giờ  Có, một/ một số

12 Bạn có bao giờ thấy hài lòng khi là người đồng tính không?

 Có, được sống thật với bản thân thật

tuyệt

 Không

 Không biết nữa:………

13 Bạn có muốn mình được chuyển giới không?

 Có, mình luôn khao khát được sống với giới tính thật của mình

 Không, mình nghĩ sau này mình sẽ thay đổi, không còn thích người đồng giới như hiện tại nữa

 Mình chưa nghĩ đến chuyện đó

Trang 23

23

12 Theo bạn hiện tượng “đồng tính ảo” ở

trường bạn đang học có phổ biến không?

 Có, rất phổ biến

 Không phổ biến lắm nhưng đã gặp vài

trường hợp

 Không, mình chưa thấy ai cả

 Mình thích như hiện tại vì có thể thích được cả 2 giới

2.2.3 Phương pháp thu thập, xử lý số liệu

Sau phỏng vấn, khảo sát, chúng em tập hợp các phiếu điều tra và dữ liệu đã ghi vào

sổ hoặc ghi âm Phiếu điều tra sẽ được phân loại trước tiên dựa vào những người trả lời

“có” hoặc “không” về việc thừa nhận giới tính khai sinh của mình Sau khi phân loại tiến hành đếm số người chọn từng đáp án tương ứng vào bảng thu thập kết quả Số liệu sau đó

sẽ được nhập vào máy tính để xử lí (xem phụ lục 1 và 2)

Dùng toán thống kê và phần mềm MS Excel 2010 để xử lí kết quả thu được

Trang 24

24

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Kết quả điều tra quan điểm về giới tính của bản thân của những người được phỏng vấn

Trong quá trình điều tra, chúng em đã thu được kết quả rất bất ngờ, khá nhiều bạn đã thừa nhận mình có giới tính không giống với khai sinh Kết quả cụ thể được thể hiện ở bảng 3.1 dưới đây:

Bảng 3.1 Thống kê quan điểm đồng ý với giới tính khai sinh của các bạn học sinh Giới tính Số người trả lời “có” Số người trả lời “không” Tổng số

Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ

Hình 3.1 Biểu đồ tương quan về quan điểm đồng ý với giới tính khai sinh của

các bạn học sinh nam và nữ

154

23 160

13

0 20 40 60 80 100 120 140 160 180

Đồng ý giới tính hiện tại Không đồng ý giới tính hiện tại

Trang 25

25

Kết quả thống kê từ Viện Nghiên cứu xã hội kinh tế và môi trường năm 2013 ở Việt Nam có khoảng 2,5-3% dân số là người đồng tính, lưỡng tính Tuy nhiên ở lần điều tra này của chúng em có tới 10,3% số người được khảo sát cho rằng mình thuộc “giới tính thứ 3” Điều này cho thấy rằng lượng người tự nhận mình là LGBT ngày nay có thể đã tăng lên đáng kể, đặc biệt tăng mạnh ở nhóm thanh thiếu niên khi còn ngồi trong ghế nhà trường Trong số họ có tới 63,9% là nam, nhiều hơn hẳn so với nữ Kết quả này cũng tương tự với các công trình nghiên cứu khác ở Việt Nam và trên thế giới với đa số những người đồng tính là nam giới Xét về góc độ sinh học, giới tính nam thường có ham muốn tìm hiểu về giới tính hơn nữ giới nên thường dễ bộc lộ xu hướng tính dục của mình

3.2 Kết quả điều tra những người bằng lòng về giới tính khai sinh của mình

Thống kê trong số 314 người đồng ý về giới tính trong khai sinh của mình thì đa số cho rằng mình thuộc xu hướng tính dục là dị tính luyến ái Kết quả cụ thể được thể hiện ở bảng 3.2 dưới đây:

Bảng 3.2 Kết quả điều tra nhận thức về xu hướng tính dục

Có tới 97,5% số bạn đồng ý về giới tính khai sinh của mình cho rằng mình là người

dị tính Không có bạn nào cho rằng mình đồng tính, tuy nhiên có 7 bạn (2%) nghĩ rằng mình có xu hướng tính dục là song tính luyến ái và có 1 bạn cho rằng mình vô tính Xu hướng tính dục liên quan đến sự tưởng tượng, sự mong mỏi, khao khát và mỗi người có một định nghĩa riêng về xu hướng tính dục của mình Có bạn cho rằng hiện tại mình không thích ai thì nghĩ rằng mình có xu hướng tính dục là vô tính Những bạn cho rằng mình thuộc kiểu song tính luyến ái có thể hoàn toàn nhận thức được giới tính sinh học của mình

Trang 26

26

nhưng do môi trường sống và các mối quan hệ bạn bè thân thiết là nam hay nữ xung quanh

đã khiến các bạn ấy nghĩ rằng mình thích cả hai phái Để làm sáng tỏ điều này, chúng em

đã kiểm tra dựa vào câu số 3 trong phiếu điều tra Kết quả được thể hiện ở bảng 3.3 dưới đây:

Bảng 3.3 Kết quả khảo sát quan điểm xu hướng tính dục của những người

đồng ý giới tính sinh học của mình

Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)

về quan điểm bạn có thích gần gũi với một người cùng giới khi nhìn thấy họ khỏa thân thì chỉ có 6 người có quan điểm thích, còn lại đều cho rằng mình bị thu hút bởi người khác phái Như vậy có một số bạn có “ảo tưởng cùng giới”, chơi thân với người bạn cùng giới lại tưởng rằng mình đã yêu thích và luôn muốn ở cùng họ Bên cạch đó, kết quả này cũng giải thích được một số bạn hoàn toàn nhận thức được giới tính của mình nhưng lại cho rằng mình có xu hướng tính dục là song tính Những bạn đó vừa bị cuốn hút bởi những người

Trang 27

bị thu hút bởi một người cùng giới khỏa thân thì số bạn nữ cũng nhiều hơn nam Có nhiều bạn nam và nữ thừa nhận rằng mình ghen tị khi người bạn cùng giới thân nhất của mình có người yêu tuy nhiên chỉ đơn giản là vì sợ họ giành nhiều thời gian cho người yêu mà quên

đi mình và ít chơi với mình hơn Đây cũng là đặc điểm tâm lí dễ hiểu, có thể gặp ở bất cứ

ai Tuy nhiên trong số những bạn thừa nhận mình ghen tị khi bạn thân nhất có người yêu thì có 4 bạn nữ không muốn có ai đến gần bạn đồng giới thân nhất của mình vì thực sự muốn “chiếm hữu” họ

Nhiều nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy tỉ lệ người ủng hộ cộng đồng LGBT đã tăng lên đáng kể Trong nghiên cứu này, chúng em cũng tìm hiểu quan điểm của các bạn về những người đồng tính Kết quả được thể hiện ở bảng 3.4 dưới đây:

Bảng 3.4 Kết quả khảo sát thái độ về người đồng tính

Thấy hơi lạ lẫm 33 10,5%

Với các bạn trẻ tham gia khảo sát, các bạn còn đang có thái độ khá thờ ơ với chủ đề

về LGBT khi có 139 bạn (44,3%) nói rằng mình “không để ý” tới vấn đề này Có 15 bạn cho rằng mình “không thích” người đồng tính (4,8%), tuy nhiên ta có thể xem đó là một dấu hiệu đáng mừng khi quan điểm này nhận được số phiếu đồng tình thấp nhất Tâm lí chung của người Việt Nam chúng ta là không thích người đồng tính, thường tránh né và xa lánh họ Có thể thấy thái độ về người đồng tính ở giới trẻ ngày nay đã được “cởi mở” hơn khá nhiều

Trang 28

28

Khi được hỏi về dấu hiệu nhận biết một người đồng tính thì có 130 bạn cho rằng có những dấu hiệu bên ngoài để nhận biết một người đồng tính Số lượng các bạn HS cho rằng không có dấu hiệu rõ rệt để nhận biết một người đồng tính nhiều hơn (184 bạn) Trong số những bạn cho rằng có dấu hiệu nhận biết người đồng tính thì đa số (68%) cho rằng đồng tính là khi một người nào đó có những hành động trong sinh hoạt có sự khác biệt so với quan niệm giới trước nay như nam có giọng nói, cử chỉ ẻo lả, thích màu hồng,…32% các bạn cho rằng người đồng tính là những người có cử chỉ thân mật với người cùng giới Kết quả được thể hiện ở bảng 3.5 dưới đây:

Bảng 3.5 Khảo sát quan điểm về dấu hiệu nhận biết người đồng tính

Dấu hiệu nhận biết người đồng tính Số lượng Tỉ lệ

Có những hành động trong sinh hoạt bình thường có sự khác biệt

so với quan niệm giới trước nay (nam thích màu hồng,…) 89 68%

Có quan hệ, cử chỉ thân mật với người đồng giới 41 32%

Như vậy tâm lí chung của nhiều bạn hiện nay là một số người cứ có những hành động hay cử chỉ “bất thường” thì quy kết cho họ là đồng tính Điều này có thể sai vì sự ý thức

về giới tính và sự thể hiện về giới tính đều có liên quan đến su hướng tính dục nhưng đây

là những khái niệm khác nhau Chẳng hạn một người đàn ông có giới tính sinh học là nam

và ý thức mình là nam (ý thức giới tính là nam) nhưng có điệu bộ, cử chỉ và cách cư xử như phụ nữ (thể hiện giới tính là nữ) đồng thời cũng có thể có ham thích tình dục với phụ

nữ (xu hướng tính dục là dị tính luyến ái) Điều này cũng dẫn đến một thực trạng là các bạn học chung lớp khi thấy một ai đó “lạ” là lại quy kết, gán ghép cho người ta một xu hướng tính dục sai lệch và có thể gây những phiền toái cho họ hoặc gây những hậu quả không mong muốn

Cũng trong số 130 bạn cho rằng dễ nhận biết người đồng tính bới các dấu hiệu hành

vi bên ngoài của họ thì rất nhiều bạn cho rằng có thể bắt gặp người đồng tính ở nhà hàng, quán bar hoặc trên mạng xã hội, xem kết quả ở bảng 3.6 và hình 3.2 dưới đây:

Trang 29

29

Bảng 3.6 Quan điểm của các bạn học sinh về những nơi dễ bắt gặp người đồng tính

Dễ gặp người đồng tính ở đâu? (có thể chọn nhiều đáp

Xung quanh nhà, trong xóm 24

Nhà hàng, quán bar, các tụ điểm ăn chơi 98

102 17

6

Ngày đăng: 23/03/2017, 20:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Đặng Nguyên Anh và cs (2013), “Kết quả trưng cầu ý kiến người dân về hôn nhân cùng giới”, Báo cáo nghiên cứu, Viện chiến lược và chính sách y tế Bộ Y tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: “"Kết quả trưng cầu ý kiến người dân về hôn nhân cùng giới"”, Báo cáo nghiên cứu
Tác giả: Đặng Nguyên Anh và cs
Năm: 2013
3. Gribble, J.N., H. G. Miller, S.M. Rogers, and C.F. Turner. 1999. “Interview Mode and Measurement of Sexual Behaviors: Methodological Issues.” The Journal of Sex Research 16(1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Interview Mode and Measurement of Sexual Behaviors: Methodological Issues.” "The Journal of Sex Research
5. Nguyễn Ngọc Hường, Khuất Thu Hồng, Đinh Thái Sơn (2010), Sống “con lắc”, tình dục có là “con lắc”, Nhà Xuất Bản Phụ Nữ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sống “con lắc”, tình dục có là “con lắc”
Tác giả: Nguyễn Ngọc Hường, Khuất Thu Hồng, Đinh Thái Sơn
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Phụ Nữ
Năm: 2010
6. Nguyễn Xuân Nghĩa (2004), Phương Pháp & Kỹ Thuật trong nghiên cứu xã hội, Nxb Trẻ, TP HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: hương Pháp & Kỹ Thuật trong nghiên cứu xã hội
Tác giả: Nguyễn Xuân Nghĩa
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2004
7. Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE),Thông điệp truyền thông về đồng tính luyến ái trên báo in và báo mạng, , Nhà xuất bản Thế Giới.B. TRANG WEB Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông điệp truyền thông về đồng tính luyến ái trên báo in và báo mạng
Nhà XB: Nhà xuất bản Thế Giới. B. TRANG WEB
11. Báo Thanh niên, “1,65 triệu người đồng tính ở VN: Đa số muốn sinh con” http://thanhnien.vn/thoi-su/165-trieu-nguoi-dong-tinh-o-vn-da-so-muon-sinh-con-474544.html, truy cập lúc 10 giờ ngày 12/11/2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 1,65 triệu người đồng tính ở VN: Đa số muốn sinh con
8. Bộ Văn Hóa – Thông tin, Khái niệm giới tính [http://bachkhoatoanthu.vass.gov.vn], truy cập ngày 12/11/2016 Link
9. Báo Người lao động, Tội phạm đồng tính trong giới trẻ: S.O.S!, [ http://nld.com.vn/phap-luat/toi-pham-dong-tinh-trong-gioi-tre-sos-213789.htm ], truy cập ngày 15/11/2106 Link
10. Báo Phụ nữ online, Hội chứng giới tính ảo, [http://phunuonline.com.vn/me-va-be/hoi-chung-gioi-tinh-ao-53844/, truy cập ngày 15/11/2106 Link
12. Hiệp hội Tâm lí Hoa Kỳ , [http://www.apa.org/pubinfo/answers.html], truy cập ngày 12/11/2016 Link
13. ICS, Tổ chức bảo vệ và thúc đẩy quyền người đồng tính ở Việt Nam, [http://ics.org.vn/vi/Knowledge], truy cập ngày 15/11/2016 Link
14. US National Library of Medicine, Interview Mode and Measurement of Sexual Behaviors: Methodological Issues, [https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3516293/], truy cập ngày 17/11/2016 Link
1. Dean L., I.H. R.L Meyer, R.Sell, V. Sember, D.J. Silenzio, and Bowen, và cộng sự Khác
4. Kreiss JL, Patterson DL. (1997), Psychosocial issues in primary care of lesbian, gay, bisexual, and transgender youth, J Pediatr Health Care, 11(6):266-74 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w