1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Phân tích HĐKD của vinamilk 2014 2015

35 734 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 495,98 KB
File đính kèm Phân tích HĐKD của Vinamilk 2014-2015.rar (466 KB)

Nội dung

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN- PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH1.1 Cơ sở lý luận: 1.1.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là đem những số liệu thu thập được

Trang 2

DANH SÁCH NHÓM II

Trang 3

NHẬN XÉT

-MỤC LỤC

Trang 4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN- PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 4

1.1 Cơ sở lý luận: 4

1.1.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh: 4

1.1.2 Đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh: 4

1.1.3 Vai trò và yêu cầu phân tích hoạt động kinh doanh 4

1.1.4 Các loại hình phân tích hoạt động kinh doanh 5

1.2 Phương pháp phân tích tài chính 6

1.1.5 Các bước trong tiến hành phân tích tài chính 6

1.1.6 Các phương pháp phân tích tài chính 6

1.1.6.1 Phương pháp so sánh 7

1.1.6.2 Phương pháp tỷ lệ 7

1.1.7 Các nhóm tỷ lệ tài chính 7

1.1.7.1 Nhóm tỷ số khả năng sinh lời 7

1.2.3.2 Nhóm tỷ số thanh toán 8

1.2.3.3 Tỷ số hoạt động 8

1.2.3.4 Tỷ số cơ cấu tài chính 8

1.2.3.5 Tỷ số giá thị trường của doanh nghiệp 8

CHƯƠNG II PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KIONH DOANH CỦA VINAMILK 9

2.1 Khái quát về công ty sữa Vinamilk 9

2.1.1 Giới thiệu về công ty cổ phần sữa Vinamilk 9

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 10

2.1.3 Lĩnh vực kinh doanh 12

2.1.4 Vị Thế 12

2.1.5 Các Sản Phẩm 13

2.1.6 Các thành tựu mà công ty đạt được 15

2.2 Phân tích tình hình tài chính Vinamilk 17

2.2.1 Tình hình chung trong hoạt động sản xuất kinh doanh 17

Vinamilk đạt kết quả kinh doanh ấn tượng trong quý III 18

2.2.2 Phân tích tình hình tài chính 18

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Mẫu B01-DN) 18

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (Mẫu B02-DN) 23

2.2.3 Phân tích khái quát tình hình tài chính 24

Trang 5

 Nhận xét: 25

2.2.4.Phân tích tình hình và khả năng thanh toán 26

Bảng 2.4 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán 26

2.2.5 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 27

Bảng 2.5 Đánh giá các chỉ tiêu khái quát hiệu quả sử dụng tài sản 27

Bảng 2.6 Đánh giá hiệu quả kinh doanh 28

 Nhận xét: 29

CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINAMILK 31

3.1 Kiến nghị về phương hướng phát triển sản xuất của công ty 31

3.2 Xác định chính sách tài trợ và cơ cấu vốn hợp lý 31

3.3 Quản lý thanh toán 31

3.4 Sử dụng hợp lý chính sách bán chịu để tăng doanh thu 32

3.5 Chú trọng đầu tư vào khoa học-công nghệ 32

3.6 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 32

Trang 6

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN- PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

1.1 Cơ sở lý luận:

1.1.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh:

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là đem những số liệu thu thập được trongquá trình sản xuất kinh doanh mổ xẻ tìm mặt ưu, khuyết điểm, khả năng tiềm tàng,lợi thế và rủi ro giúp cho các doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sứcmạnh cũng như những hạn chế để lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu, xác địnhđúng mục tiêu chiến lược kinh doanh vì mục đích kinh doanh là để sinh lợi

1.1.2 Đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh :

Đối tượng nghiên cứu của phân tích hoạt động kinh doanh là kết quả hoạt động sảnxuất kinh doanh và diễn biến của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh đó trong

sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và quá trình đó

1.1.3 Vai trò và yêu cầu phân tích hoạt động kinh doanh

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm một vị trí quan trọng trong quátrình hoạt động của doanh nghiệp Đó là một công cụ quản lý kinh tế có hiệu quả

mà các doanh nghiệp đã sử dụng từ trước tới nay

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh cho phép các doanh nghiệp đánh giá việcthực hiện các chỉ tiêu kinh tế như thế nào, những mục tiêu đặt ra được thực hiệnđến đâu, rút ra những tồn tại, tìm nguyên nhân khách quan và đề ra biện pháp khắcphục để tận dụng một cách triệt để khả năng tiềm tàng sẵn có của doanh nghiệp.Điều này cũng có nghĩa rằng phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ làđiểm kết thúc của một chu kỳ sản xuất kinh doanh mà còn là điểm bắt đầu của mộtchu kỳ sản xuất kinh doanh mới Kết quả phân tích quá trình sản xuất kinh doanh

đã qua và những dự đoán trong phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh sắp tới lànhững căn cứ quan trọng để doanh nghiệp có thể hoạch định chiến lược phát triển

và lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừarủi ro Để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, hạn chế rủi ro xảy ra,doanh nghiệp phải tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh, đồng thời dự đoáncác điều kiện kinh doanh trong thời gian tới, lựa chọn chiến lược kinh doanh phùhợp Ngoài việc phân tích các điều kiện bên trong doanh nghiệp tác động đến kếtquả hoạt động sản xuất kinh doanh, còn phải quan tâm đến các nhân tố bên ngoàitác động như đối thủ cạnh tranh, thị trường tiêu thụ, khách hàng v.v… Trên cơ sở

Trang 7

phân tích doanh nghiệp đưa ra các biện pháp nhằm phòng ngừa các rủi ro có thểxảy ra.

1.1.4 Các loại hình phân tích hoạt động kinh doanh

Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích hoạtđộng sản xuất kinh doanh, nhằm để đánh giá chung, đánh giá khái quát tình hìnhbiến động của các chỉ tiêu phân tích

Phương pháp loại trừ

Là phương pháp dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh bằng cách khi xác định mức độ ảnh hưởng của nhân

tố này thì loại trừ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố khác

Phương pháp cân đối

Phương pháp cân đối dựa trên cơ sở là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của cácyếu tố với quá trình kinh doanh

Phương pháp chi tiết

Để đánh giá được phong phú, chính xác hơn các kết quả đạt được nhằm ghi rõ thựcchất hiện tượng và quá trình kinh tế, người ta có thể chi tiết kết quả kinh doanhtheo nhiều hướng khác nhau

Phương pháp liên hệ

Mọi kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đều có mối liên hệ mật thiết với nhau giữa các mặt, các bộ phận… Để lượng hóa các mối liên hệ đó, ngoài các phương pháp đã nêu ở trên, trong phân tích còn sử dụng phổ biến các nghiên cứu liên hệ phổ biến như: liên hệ cân đối, liên hệ tuyến tính, liên hệ phi tuyến tính

1.2 Phương pháp phân tích tài chính

1.1.5 Các bước trong tiến hành phân tích tài chính

Trang 8

3 Đánh giá tỷ số

1.1.6 Các phương pháp phân tích tài chính

Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống công cụ và biện phápnhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng các mối quan hệ bên trong vàbên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổnghợp và chi tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp Trên thực tếchúng ta áp dụng các phương pháp phân tích như:

1.1.6.1 Phương pháp so sánh

So sánh số liệu giữa kỳ này và kỳ trước để thấy được xu hướng thay đổi của doanhnghiệp, thấy được tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt hay xấu để có biện phápkhắc phục vào kỳ sau

1.1.6.2 Phương pháp tỷ lệ

Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ tài chính trong quan hệ tàichính Về nguyên tắc, phương pháp này yêu cầu cần xác định được các ngưỡng,định mức để nhận xét, đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp, trên cơ

sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với các tỷ lệ tham chiếu

Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với điều kiện áp dụng và bổ sung

và hoàn thiện hơn vì:

nhanh và chính xác hơn

hàng loạt các tỷ lệ chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn

1.1.7 Các nhóm tỷ lệ tài chính

1.1.7.1 Nhóm tỷ số khả năng sinh lời

Trang 9

Biểu hiện khả năng tạo ra lãi của tài sản và vốn chủ sở hữu Chúng ta phân tích cácchỉ số liên quan như:

a) Lợi nhuận biên (MP)

Là tỷ số đo lường số lãi ròng có trong 1 đồng doanh thu có được Tỷ số này nói lêntác động của doanh thu tới lợi nhuận, nếu tỷ số này cao thì 1 đồng doanh thu tạo ranhiều lợi nhuận và ngược lại

b) Sức sinh lời cơ sở BEP.

Là tỷ số đo lường giữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên tổng tài sản của doanhnghiệp Hay nói cách khác 1 đồng TS bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuậntrước thuế

c) Tỷ suất sinh lời trên tài sản ROA

Là tỷ số đo lường giữa lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của doanh nghiệp Mục tiêucủa nhà đầu tư là với 1 đồng vốn bỏ ra thì lãi trước thuế kỳ hiện tại và tương laiphải nhiều hơn các kỳ trước đó, tỷ suất sinh lợi tăng qua các kỳ càng tốt

d) Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu.

Tỷ suất này đo lường hiệu quả quản lý và sử dụng vốn chủ sở hữu, 1 đồng vốn chủ

sở hữu bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lãi cho cổ đông Mục tiêu của nhà đầu tư làROE càng tăng càng tốt

1.2.3.2 Nhóm tỷ số thanh toán

1.2.3.3 Tỷ số hoạt động

Trang 10

1.2.3.5 Tỷ số giá thị trường của doanh nghiệp.

CHƯƠNG II PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KIONH DOANH CỦA

VINAMILK

2.1 Khái quát về công ty sữa Vinamilk.

2.1.1 Giới thiệu về công ty cổ phần sữa Vinamilk

Vinamil là tên viết tắt của công ty cổ phần sữa Việt Nam, được thành lập trênquyết định số 155/2003QD-BCN ngày 10 năm 2003 của bộ Công Nghiệp vềchuyển doanh nghiệp sữa Việt Nam thành công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam, giấyphép đăng ký kinh doanh: lần đầu số 4103001932 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tưthành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 20/11/2013 Lần 8 số: 0300588569 cấp ngày12/10/2009

Tên giao dịch tiếng anh là: VIETNAM DAIRY PRODUCTS JOINT STOCKCOMPANY

Mã chứng khoán (hose): VNM

Trang 11

Trụ sở giao dịch: số 36-38 Ngô Đức Kế, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Đến năm 2009 Vinamilk có 9 nhà máy dọc đất nước

Vốn điều lệ của công ty hiện nay là 1.590.000.000.000 đồng (một nghìn năm trămchín mươi tỷ đồng)

1978: Công ty được chuyển cho Bộ Công Nghiệp thực phẩm quản lý và Công tyđược đổi tên thành Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I

1988: Lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa bột và bột dinh dưỡng trẻ em tại ViệtNam

1991: Lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa UHT và sữa chua ăn tại thị trường ViệtNam

Trang 12

1992 : Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I được chính thức đổi tên thànhCông ty Sữa Việt Nam và thuộc sự quản lý trực tiếp của Bộ Công Nhiệp Nhẹ.Công ty bắt đầu tập trung vào sản xuất và gia công các sản phẩm sữa.

1994: Nhà máy sữa Hà Nội được xây dựng tại Hà Nội Việc xây dựng nhà máy lànằm trong chiến lược mở rộng, phát triển và đáp ứng nhu cầu thị trường Miền BắcViệt Nam

1996: Liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập XíNghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định Liên doanh này tạo điều kiện cho Công tythâm nhập thành công vào thị trường Miền Trung Việt Nam

2000: Nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại Khu Công Nghiệp Trà Nóc, Thànhphố Cần Thơ, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tốt hơn của người tiêu dùng tạiđồng bằng sông Cửu Long Cũng trong thời gian này, Công ty cũng xây dựng XíNghiệp Kho Vận có địa chỉ tọa lạc tại: 32 Đặng Văn Bi, Thành phố Hồ Chí Minh

2003 : Chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần vào tháng 12 năm 2003 vàđổi tên thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam cho phù hợp với hình thức hoạt độngcủa Công ty

2004: Mua thâu tóm Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn Tăng vốn điều l ệ c ủa Công tylên 1,590 tỷ đồng

2005 : Mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Công ty Liên doanhSữa Bình Định (sau đó được gọi là Nhà máy Sữa Bình Định) và khánh thành Nhàmáy Sữa Nghệ An vào ngày 30 tháng 06 năm 2005, có địa chỉ đặt tại Khu CôngNghiệp Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An

 Liên doanh với SABmiller Asia B.V để thành lập Công ty TNHH LiênDoanh SABMiller Việt Nam vào tháng 8 năm 2005 Sản phẩm đầu tiên của liêndoanh mang thương hiệu Zorok được tung ra thị trường vào đầu giữa năm 2007

2006 : Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minhvào ngày 19 tháng 01 năm 2006, khi đó vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinhdoanh Vốn Nhà nước có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của Công ty

 Mở Phòng Khám An Khang tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 6 năm

2006 Đây là phòng khám đầu tiên tại Việt Nam quản trị bằng hệ thống thông

Trang 13

tin điện tử Phòng khám cung cấp các dịch vụ như tư vấn dinh dưỡng, khám phụkhoa, tư vấn nhi khoa và khám sức khỏe.

 Khởi động chương trình trang trại bò sữa bắt đầu từ việc mua thâu tóm trangtrại Bò sữa Tuyên Quang vào tháng 11 năm 2006, một trang trại nhỏ với đàn bò s

ữa khoảng 1.400 con Trang trại này cũng được đi vào hoạt động ngay sau khiđược mua thâu tóm

2007 : Mua cổ phần chi phối 55% của Công ty sữa Lam Sơn vào tháng 9 năm

2007, có trụ sở tại Khu công nghiệp Lễ Môn, Tỉnh Thanh Hóa

2009: Phát triển được 135.000 đại lý phân phối, 9 nhà máy và nhiều trang tr ại nuôi

bò sữa tại Nghệ An, Tuyên Quang

2010: Xây dựng nhà máy sữa nước và sữa bột tại Bình Dương với tổng vốn đầu tư

là 220 triệu USD Vinamilk lọt vào Danh sách 200 doanh nghiệp châu Á xuất sắcnăm 2010 của tạp chí Forbes bình chọn

2011: Đưa vào hoạt động nhà máy sữa Đà Nẵng với vốn đầu tư 30 triệu USD.Vinamilk sẽ đầu tư theo chiều sâu để trở thành 1 trong 50 doanh nghiệp sữa lớnnhất thế giới, với doanh số 3 tỷ USD vào năm 2017

2.1.3 Lĩnh vực kinh doanh

+ Sản xuất kinh doanh bánh, sữa đậu nành, sữa, nước giải khát, sữa hộp, sữa bột,bột dinh dưỡng và các sản phẩm từ sữa

+ Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư hóa chất (trừ hóa chất

có tính độc hại mạnh), nguyên liệu

+ Kinh doanh nhà, môi giới, kinh doanh bất động sản

+ Kinh doanh kho bến bãi, kinh doanh vận tải bằng ô tô, bốc xếp hàng hóa

+Sản xuất mua bán rượu, bia, đồ uống, thực phẩm chế biến, chè uống café xay –phin-hòa tan

+ Sản xuất và mua bán bao bì, in trên bao bì

Trang 14

+ Sản xuất mua bán sản phẩm nhựa

Một số sản phẩm của công ty Vinamilk

2.1.4 Vị Thế

Với vị thế của một thương hiệu lớn trong lịch sử 40 năm phát triển, Vinamilk luônkhẳng định vị trí và vai trò dẫn đầu trong ngành sữa Việt Nam Chất lượng sảnphẩm, dịch vụ luôn được cải tiến để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng

Có thể kể đến hàng loạt những sản phẩm mang thương hiệu Vinamilk đang chiếmlĩnh vị trí cao trong tâm trí người tiêu dùng Việt như sữa tươi Vinamilk 100%, sữađặc Ông Thọ và Ngôi Sao Phương Nam, sữa chua Vinamilk, sữa bột DielacAlpha

Trang 15

Ngoài những giải thưởng uy tín trong nước, Vinamilk còn đoạt nhiều giải thưởngquốc tế Trước đó, tại hội nghị khoa học và công nghệ thực phẩm thế giới tổ chức

ở Montreal - Canada, Vinamilk nhận được giải thưởng công nghiệp thực phẩmtoàn cầu IUFoST 2014 cho sản phẩm sữa nước ADM Vinamilk Đạt được giảithưởng này, sản phẩm sữa nước ADM của Vinamilk đã vượt qua hơn 100 sảnphẩm được đề cử đến từ 70 quốc gia Ngoài ra, Vinamilk còn được nhiều giảithưởng khác như đứng thứ nhất trong top 40 công ty giá trị nhất Việt Nam củaForbes Việt Nam năm 2016

Ngoài ra, không chỉ quan tâm đến các hoạt động sản xuất kinh doanh, Vinamilkcòn luôn quan tâm đến các hoạt động xã hội cộng đồng thông qua các chương trìnhnhư: Quỹ sữa “Vươn cao Việt Nam” từ năm 2008; Quỹ 1 triệu cây xanh cho ViệtNam cùng nhiều hoạt động hỗ trợ cộng đồng khác

2.1.5 Các Sản Phẩm

Các sản phẩm Sữa tươi

Sữa tươi 100%:

- Sữa thanh trùng (có đường, không đường);

- Sữa tiệt trùng (có đường, không đường, dâu, socola);

 Sữa tươi tiệt trùng;

 Sữa giàu canxi flex (có đường, không đường, ít đường);

 Sữa tươi Milkplus (có đường, không đường, dâu, socola)

Sữa chua

 Sữa chua ăn (có đường, không đường, trái cây, dâu, proby lợi khuẩn, nhađam, cam, plus canxi);

 Sữa chua SUSU (có đường, cam, trái cây, dâu);

 Sữa chua uống (dâu, cam);

 Sữa chua men sống PROBI

Trang 16

- Ngôi sao phương Nam nhãn đỏ;

- Ngôi sao phương Nam nhãn cam;

- Ngôi sao phương Nam nhãn xanh dạng lon;

- Ngôi sao phương Nam nhãn xanh dạng hộp giấy;

- Ngôi sao phương Nam nhãn xanh dương dạng lon

Sữa bột, bột dinh dưỡng

 Sữa bột Dielac dành cho trẻ em, bà mẹ và người lớn tuổi

 Sữa bột giảm cân;

 Bột dinh dưỡng ăn liền Ridielac:

- Gạo sữa; Gạo trái cây;

- Thịt bò rau củ; Thịt gà rau củ; Thịt heo bó xôi; Thịt heo cà rốt

- Socola, dâu, khoai môn, vanilla, sầu riêng, đậu xanh, phô mai

Các loại nước giải khát

 Sữa đậu nành (Nhãn hiệu VFresh, gồm có đường, ít đường và khôngđường);

 Nước giải khát (Nhãn hiệu VFresh):

- Nước ép trái cây: Đào ép,cam ép (có đường, không đường), táo ép, cà chua

ép, atiso, trà chanh, trà nha đam, nho nha đam;

- Nước uống đóng chai ICY

Sản phẩm khác (đã ngưng sản xuất)

 Cà phê hòa tan CAFE MOMENT;

 Cà phê rang xay mang nhãn hiệu CAFE MOMENT

2.1.6 Các thành tựu mà công ty đạt được

Trang 17

Hơn 38 năm hình thành và phát triển, với bản lĩnh mạnh dạn đổi mới cơ chế, đónđầu áp dụng công nghệ mới, bản lĩnh đột phá, phát huy tính sáng tạo và năng độngcủa tập thể, Vinamilk đã vươn cao, trở thành điểm sáng kinh tế trong thời ViệtNam hội nhập WTO Vinamilk đã trở thành một trong những Doanh nghiệp hàngđầu của Việt Nam trên tất cả các mặt, đóng góp lớn vào sự phát triển của đất nước

và con người Việt Nam Với những thành tích nổi bật đó, Công ty đã vinh dự nhậnđược các Danh hiệu cao quý

HUÂN CHƯƠNG LAO ĐỘNG

1996 - Huân chương Lao động Hạng I

1991 - Huân chương Lao động Hạng II

1985 - Huân chương Lao động Hạng III

Ngày đăng: 23/03/2017, 17:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w