1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phương Hướng Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Huyện Đông Anh Đến Năm 2020, Định Hướng Đến Năm 2030

60 1,3K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 484,5 KB

Nội dung

Bối cảnh quốc tế đó đang tạo cơ hội, đồng thời đặt ra yêu cầu đối với mỗi địaphương trong nước phải đẩy mạnh quá trình phát triển theo xu thế chung, đó là táicấu trúc kinh tế, chuyển dịc

Trang 1

PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN ĐÔNG ANH ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

1.1 - DỰ BÁO CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH

TẾ - XÃ HỘI HUYỆN ĐÔNG ANH

1.1.1 Bối cảnh trong nước và quốc tế

a- Bối cảnh quốc tế:

Bối cảnh quốc tế trong những năm đầu thế kỷ XXI đang tiếp tục có nhữngbiến chuyển quan trọng, có ý nghĩa đối với hòa bình, ổn định và phát triển của cácnước trong khu vực, trong đó có nước ta Việc dự báo trạng thái và xu thế vận độngcủa đời sống chính trị, kinh tế, xã hội thế giới và khu vực đến năm 2020 và xa hơn

có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định quan điểm, mục tiêu, định hướng pháttriển kinh tế - xã hội của nước ta và Hà Nội nói chung, huyện Đông Anh nói riêng

Hòa bình, ổn định, phát triển và hội nhập của kinh tế thế giới đang và sẽ là xuthế bao trùm, định hình sự phát triển của thế giới và khu vực Nền kinh tế thế giớiđang phát triển và chuyển dịch mạnh theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nôngnghiệp Tại các nước phát triển dịch vụ chiếm tỷ phần tuyệt đối trong cơ cấu kinh tế(từ 60 - 80% GDP) Tại các nước đang phát triển khu vực dịch vụ cũng đang pháttriển mạnh (chiếm khoảng 40 - 60% GDP) Khu vực dịch vụ và các ngành công nghệcao, công nghệ thông tin đang dẫn dắt nền kinh tế thế giới phát triển theo hướng kinh

tế tri thức Đồng thời, phát triển bền vững trên cơ sở tăng trưởng kinh tế đặt trongmối quan hệ hữu cơ với bảo vệ môi trường, đảm bảo công bằng xã hội và gìn giữ bảnsắc dân tộc đang là nhu cầu thời đại đối với các quốc gia Bên cạnh xu thế phát triểnnội tại tại từng quốc gia đó, xu hướng liên kết kinh tế, khu vực hóa, toàn cầu hóa vàhội nhập quốc tế đang ngày càng phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu Xu thế pháttriển của thế giới đang chi phối sự phát triển của mỗi nước Quốc gia nào đi ngượchoặc không theo kịp xu thế phát triển chung sẽ đứng trước nguy cơ tụt hậu so vớicác nước khác Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vàtham gia vào nhiều liên kết kinh tế khu vực và quốc tế nên có nhiều thuận lợi đểhòa nhịp cùng xu thế chung và tăng tốc phát triển

Tuy nhiên, bên cạnh đó, thế giới cũng luôn tiềm ẩn nguy cơ bất ổn, nhất là bất

ổn kinh tế Những năm gần đây (từ 2008 đến nay), thế giới phải đương đầu vớikhủng hoảng tài chính, nợ công, suy giảm mậu dịch, suy thoái kinh tế Kéo theo đó

là những bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội trong đời sống quốc tế Tất cả các quốcgia đều chịu ảnh hưởng của những diễn biến này

Trang 2

Bối cảnh quốc tế đó đang tạo cơ hội, đồng thời đặt ra yêu cầu đối với mỗi địaphương trong nước phải đẩy mạnh quá trình phát triển theo xu thế chung, đó là táicấu trúc kinh tế, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, phát triểncác ngành công nghệ cao, kinh tế tri thức và tăng cường liên kết, hợp tác để pháttriển bền vững kinh tế - xã hội.

b- Bối cảnh trong nước:

Sau hơn 25 năm đổi mới, Hà Nội đã có những bước phát triển vững chắc, tạocho Thủ đô thế và lực mới: tăng trưởng kinh tế liên tục đạt ở mức cao, chuyển dịch

cơ cấu được thúc đẩy theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp; quản lý đôthị có nhiều tiến bộ, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội từng bước được hiện đại hoá,đời sống vật chất - tinh thần của nhân dân Thủ đô không ngừng được cải thiện Sovới cả nước, Hà Nội đã đạt và vượt chỉ tiêu trong nhiều lĩnh vực và là một trong haithành phố dẫn đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầungười, về tỷ trọng của các ngành dịch vụ chất lượng cao, các tiện ích sinh hoạt vậtchất và tinh thần; trình độ giáo dục - đào tạo, kinh tế tri thức

Trong những năm tới, Hà Nội sẽ cùng với cả nước đẩy mạnh công nghiệp hoá,hiện đại hoá, đưa nước ta đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theohướng hiện đại, trong đó Hà Nội phải phấn đấu về đích trước cả nước

Với nền tảng vững chắc xây dựng được trong những năm đổi mới, kinh tế HàNội được dự báo sẽ vượt qua những khó khăn, trở lại với nhịp độ tăng trưởng caotrong những năm tới Đây sẽ bối cảnh thuận lợi và động lực cho Đông Anh đẩymạnh phát triển kinh tế - xã hội và đô thị hóa trên địa bàn

Việt Nam trở thành thành viên WTO và ngày càng hội nhập sâu với thế giới

đã mở ra nhiều cơ hội mới cho sự phát triển và cả những thách thức không nhỏ cầnphải vượt qua đối với nước ta Yếu tố này cũng sẽ tác động tới việc xác định quyhoạch phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội nói chung, Đông Anh nói riêng Cụ thể

là tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của cả nước sẽ đem lại cho Đông Anh cơ hộiphát triển kinh tế - xã hội nhanh, toàn diện và hiệu quả hơn thông qua thu hút cácnguồn đầu tư lớn cả trong và ngoài nước Đồng thời, áp lực cạnh tranh trong hộinhập kinh tế quốc tế cũng sẽ khiến Đông Anh phải nâng cao năng lực quản lý, điềuhành của các cấp chính quyền, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện môitrường đầu tư và sản xuất kinh doanh nhằm khai thác tốt các nguồn lực trong vàngoài nước vào quá trình phát triển của mình

1.1.2 Dự báo xu thế đô thị hoá, công nghiệp hoá và hiện đại hoá

Trang 3

Đô thị hoá là một quá trình tất yếu, quá trình này diễn ra nhanh hay chậm tuỳthuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan Đô thị hoá không đơn thuần chỉ làphát triển về không gian đô thị mà còn đem lại những nhân tố ảnh hưởng mới, tạođiều kiện phát triển thị trường, tăng trưởng kinh tế, đem lại lợi ích xã hội, tăngcường chất lượng cuộc sống cho người dân.

Tuy nhiên, phát triển đô thị nếu không được quản lý tốt với các chính sách phùhợp và sự kiểm soát chặt chẽ sẽ dẫn đến tình trạng tự phát, gây hậu quả khó khắcphục về quy hoạch và kiến trúc đô thị, về giải quyết việc làm của dân cư cũng nhưnảy sinh các vấn đề xã hội và môi trường

Có nhiều quan điểm với những dự báo về quy mô, tốc độ và ảnh hưởng quantrọng của quá trình đô thị hoá Quan điểm khá phổ biến trước đây về quá trình đôthị hoá nghiêng về cách tiếp cận nhân khẩu học và địa lý kinh tế Theo đó, quá trình

đô thị hoá chính là sự tập trung ngày càng nhiều dân cư sống trong các vùng lãnhthổ địa lý hạn chế được gọi là các đô thị, đó cũng là quá trình gia tăng tỷ lệ dân cư

đô thị trong tổng số dân Dấu hiệu này nhiều khi được xem là tiêu chí duy nhất đểđánh giá trình độ đô thị hoá của một vùng hay một quốc gia Tuy nhiên, nếu chỉhạn chế trong cách tiếp cận nhân khẩu học như vậy thì sẽ không thể thấy hết đượctầm quan trọng, vai trò cũng như ảnh hưởng đặc biệt của đô thị hoá tới sự phát triểnkinh tế - xã hội của các huyện ngoại thành Hà Nội hiện nay, trong đó có Đông Anh

Các quan điểm tiếp cận hiện nay coi đô thị hoá như một quá trình kinh tế - xãhội lịch sử mang tính quy luật, đang diễn ra trên quy mô toàn cầu Đô thị hoá đượcxem là quá trình tổ chức lại môi trường sống của người dân Nghĩa là, bên cạnh mặtdân số, kinh tế địa lý, môi trường còn có mặt xã hội, trong đó, sự gia tăng dân số làchỉ báo quan trọng cho quá trình đô thị hoá

Xu hướng tất yếu của quá trình đô thị hóa, nhất là với các nước đang phát triểncũng đang diễn ra với nước ta Các đô thị ở nước ta, trong đó có Hà Nội đang tiếptục phát triển và đô thị hóa mạnh với biểu hiện rõ nhất là sự gia tăng dân số cơ họcrất nhanh Quá trình này cần được điều chỉnh theo quy hoạch đô thị của thành phốvới định hướng xây dựng Hà Nội xanh, văn hiến, văn minh, hiện đại, môi trườngbền vững như Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn

2050 đã chỉ ra

Quá trình đô thị hoá của huyện Đông Anh nằm trong quá trình đô thị hoá của

Hà Nội Các vấn đề đặt ra trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trong cơ chế,chính sách phát triển của huyện không chỉ đáp ứng các yêu cầu đô thị hoá củahuyện mà còn phải đáp ứng được những yêu cầu chung của Thủ đô

Trang 4

Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xâydựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050, Đông Anh nằm trong khu vực

đô thị hóa mạnh, sẽ được xây dựng trở thành một khu vực đô thị lớn và hòan chỉnh.Đến năm 2030, khoảng một nửa đến 2/3 diện tích đất tự nhiên của huyện sẽ đượcchuyển sang phát triển các khu công nghiệp tập trung, khu đô thị mới hiện đại củaThủ đô ở phía bắc sông Hồng

Quá trình đô thị hoá cần được coi trọng đặc biệt trong quy hoạch phát triểnkinh tế - xã hội của huyện nhằm đảm bảo tận dụng tối đa những lợi thế của đô thịhoá, tạo thế chủ động trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và quản lý đô thị,quản lý dân cư, nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn đi liền với đóng góp hơnnữa cho phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô Hà Nội

Quá trình đô thị hoá trong những năm tới không chỉ đặt ra trong quy hoạchphát triển kinh tế - xã hội đơn thuần là sử dụng các công cụ, chính sách quản lý vàhạng mục đầu tư phát triển đô thị (cả hai yếu tố), mà đô thị hoá là một sự phát triểnnăng động của các thành phần kinh tế, phát triển hợp tác giữa các cộng đồng dân cưvới các cấp lãnh đạo, các tổ chức chính quyền, tổ chức tư nhân Để đạt được sựphát triển bền vững, cần phát triển năng lực, huy động mọi nguồn lực từ nhiều cấp,nhiều thành phần kinh tế

Quá trình đô thị hoá giúp nâng cao chất lượng, điều kiện sống nhưng kèm với

đó là những đòi hỏi về chi phí đầu tư phát triển, chi phí dịch vụ, chi phí quản lý, Phải đối mặt với vấn đề nghèo đói đô thị, những vấn đề về vệ sinh môi trường, anninh trật tự, tắc nghẽn và tai nạn giao thông

Trên cơ sở những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội sẵn có và những lợi thếđang phát sinh do quá trình phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng đô thị theo quyhoạch chung của toàn thành phố, Đông Anh sẽ mang một dáng vóc đô thị mới, hiệnđại với hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật đô thị mới hiện đại và với nhữnglợi thế riêng của mình chắc chắn sẽ là một trong những điểm nhấn về cảnh quan đôthị của Thủ đô

Cùng với quá trình đô thị hoá, việc tăng dân số tự nhiên, tăng dân số cơ học,vấn đề lao động nông nghiệp dôi dư sẽ tạo sức ép rất lớn, có thể làm cho lực lượnglao động dư thừa, thất nghiệp ngày càng tăng, dẫn tới nhiều tệ nạn xã hội Các sức

ép khác của quá trình đô thị hóa cũng ngày càng tăng đòi hỏi phải có các biện phápgiải quyết kịp thời nhằm đảm bảo sự phát triển hài hòa, bền vững

Trang 5

Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa cần tính đến định hướng phát triển cơ sở hạtầng phục vụ thương mại, dịch vụ Việc đầu tư mới, mở rộng cơ sở hạ tầng đô thịkhông những cải thiện điều kiện sống mà còn tạo điều kiện phát triển kinh tế, tăngnguồn thu, tạo thêm việc làm Với những đòi hỏi của quá trình đô thị hoá, nảy sinhnhu cầu hình thành một hệ thống thương mại, các trung tâm thương mại, các siêuthị lớn Song thách thức lớn nhất vẫn là vấn đề thiếu vốn, cần huy động vốn từnhiều nguồn không những để đáp ứng mà còn đẩy nhanh quá trình đô thị hoá.Trong thời gian tới, để giảm bớt căng thẳng về hạ tầng đô thị, tạm thời có thể huyđộng tạo vốn từ quỹ đất, nhưng cần xác định đây chỉ là giải pháp tình thế bởi nguồnđất là có hạn và là đối tượng quan trọng của quy hoạch.

1.1.3 Dự báo về tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ

Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Đông Anh được xây dựng cho giaiđoạn 2011-2020 Đối với nước ta, đây là thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiệnđại hóa để đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp Thủ đô Hà Nội

đã xác định sẽ phấn đấu về trước cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa Để đạtđược điều đó đòi hỏi phải đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyểngiao công nghệ mới vào quá trình sản xuất, từng bước hiện đại hóa sản xuất, hiệnđại hóa nền kinh tế và phát triển kinh tế tri thức

Một thuận lợi cơ bản trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nước ta

đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và đang ngày càng hội nhập sâurộng vào nền kinh tế thế giới và khu vực Việt Nam nằm ở khu vực ASEAN củaChâu á - một khu vực được dự báo sẽ có sự phát triển năng động nhất thế giới trongnhững năm tới Điều này khiến chúng ta có thể mở rộng quan hệ thương mại vàhợp tác đầu tư, có khả năng tiếp cận với các tiến bộ khoa học và công nghệ tiên tiếncủa khu vực và thế giới Nghĩa là chúng ta có thể phát triển song hành cùng cácnước khác trong một thế giới đang tiếp tục có những phát triển mới, vượt bậc vềkhoa học công nghệ

Theo dự báo của các chuyên gia, trong những năm tới, thế giới sẽ tiếp tụcchứng kiến những thành tựu mới trong phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt làcông nghệ thông tin, công nghệ sinh học và công nghệ vật liệu mới, làm thay đổicách thức sản xuất xã hội và làm hiện thực hóa sức mạnh của chất xám trong cácsản phẩm quyết định sức cạnh tranh của doanh nghiệp Cùng với sự phát triển vượtbậc của các lĩnh vực khoa học công nghệ thì tính định hướng nhân văn trong pháttriển khoa học công nghệ cũng ngày càng thể hiện rõ, khiến cho những thành tựucủa khoa học công nghệ đi vào cuộc sống rất nhanh chóng và rất có ý nghĩa

Trang 6

Cách mạng khoa học công nghệ có tác động mạnh đến mọi lĩnh vực của đờisống kinh tế - xã hội, thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hẹp khoảngcách phát triển giữa các vùng trong một nước và giữa các nước Đây chính là cơ hội

để Việt Nam nói chung, Hà Nội và Đông Anh nói riêng có thể tiếp cận và áp dụngđược những thành tựu mới nhất về khoa học công nghệ trong mọi hoạt động kinh tế

- xã hội Đối với Đông Anh thì đây còn là cơ hội để có thể rút ngắn thời gian pháttriển để đạt trình độ phát triển cao của một huyện ngoại thành, từng bước theo kịpvới các quận nội thành

Sự phát triển của công nghệ thông tin sẽ tạo khả năng phát triển cho mọi lĩnhvực của đời sống kinh tế xã hội huyện, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ Mặt khác, nhờ

áp dụng những thành tựu của công nghệ thông tin cũng sẽ cho phép thực hiện cảicách hành chính mạnh mẽ, nâng cao hiệu quả quản lý hành chính nhà nước và quản

lý sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh tế - xã hội nhanhhơn, hiệu quả hơn

Đối với lĩnh vực công nghiệp, các tiến bộ khoa học công nghệ có thể áp dụngtrong toàn bộ quá trình sản xuất trên cơ sở mạng lưới điện đã được cải tạo và sẽđược nâng cấp hoàn chỉnh

Những thành tựu của công nghệ sinh học ở nước ta và Hà Nội cùng với việcchuyển giao công nghệ mới từ nước ngoài sẽ giúp Đông Anh phát triển một nềnnông nghiệp đô thị, sinh thái, an toàn, như: sản xuất rau sạch, thịt sạch, hoa câycảnh, sản xuất cây giống, con giống

Việc áp dụng những loại vật liệu mới sẽ nâng cao hiệu quả xây dựng và pháttriển đô thị, hiện đại hóa các công trình hạ tầng Quá trình đô thị hóa của Đông Anhnếu dựa trên những nền tảng công nghệ xây dựng và vật liệu mới sẽ giúp hìnhthành những khu đô thị kiểu mới, văn minh, hiện đại, thân thiện với môi trường vàgia tăng chất lượng cuộc sống cho người dân

Bên cạnh những thuận lợi cơ bản về khả năng áp dụng nhiều thành tựu mớicủa các tiến bộ khoa học công nghệ thì khó khăn lớn nhất cần phải vượt qua là vấn

đề đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và dạy nghề chuyên môn cho người lao động.Với số lượng và chất lượng nguồn lao động như hiện nay của huyện Đông Anh thì

để đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đô thị hóa nhanh sẽ đặt ra yêu cầuphải đào tạo rất lớn, nhất là đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân,đặc biệt là nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp để phát triển các khu đô thị, khucông nghiệp Vì vậy quá trình ứng dụng khoa học công nghệ mới để phát triển toàn

Trang 7

diện kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Đông Anh chỉ có thể thực hiện thành côngtrên cơ sở nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn.

1.1.4 Dự báo về qui mô dân số trên địa bàn Huyện

Dân số trên địa bàn huyện Đông Anh sẽ có sự biến động không lớn trong giaiđoạn 2011-2015 do tốc độ đô thị hóa giai đoạn này còn hạn chế; sang giai đoạn2016-2020, dân số huyện Đông Anh sẽ tăng nhanh hơn giai đoạn trước (chủ yếu làtăng cơ học) do một số khu đô thị mới đã hình thành và thu hút dân cư đến sinhsống; sang giai đoạn 2020-2030 dân số Đông Anh sẽ tăng nhanh khi các khu đô thịhoàn thiện và Đông Anh trở thành một phần của đô thị trung tâm ở phía Bắc sôngHồng

Có thể dự báo quy mô dân số trên địa bàn huyện Đông Anh theo các phương

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,18% 1,43% 1,45% 1,40% 1,15% 1,00%

Tỷ lệ tăng dân số cơ học 0,07% 1,44% 1,78% 0,5% 2,05% 3,00%

Tỷ lệ tăng dân số chung 1,25% 2,87% 3,23% 1,95% 3,20% 4,00%

Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Đông Anh và tính toán của nhóm NC

Đây là phương án trong điều kiện tốc độ phát triển đô thị của huyện diễn ra ởmức tương đối thấp Theo phương án này, dân số Đông Anh tới năm 2010 và 2020biến đổi không quá lớn

Phương án 2: là phương án trung bình.

Bảng 1.2: Dự báo dân số huyện Đông Anh giai đoạn 2010-2030 (PA 2)

Trang 8

Tỷ lệ tăng dân số cơ học 0,07% 1,44% 1,78% 0,5% 2,65% 3,50%

Tỷ lệ tăng dân số chung 1,25% 2,87% 3,23% 1,95% 3,80% 4,50%

Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Đông Anh và tính toán của nhóm NC

Đây là phương án có khả năng hiện thực lớn nhất

Phương án 3: là phương án cao.

Đây là phương án mà tốc độ đô thị hóa trên địa bàn huyện diễn ra mạnh, thuhút được đầu tư lớn vào phát triển đô thị trên địa bàn

Bảng 1.3: Dự báo dân số huyện Đông Anh giai đoạn 2010-2030 (PA 3)

Đơn vị: người; %

Dân số trung bình 265.110 297.017 343.600 381.500 468.600 750.000

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,18% 1,43% 1,45% 1,40% 1,25% 1,00%

Tỷ lệ tăng dân số cơ học 0,07% 1,44% 1,78% 0,5% 2,95% 3,80%

Tỷ lệ tăng dân số chung 1,25% 2,87% 3,23% 1,95% 4,20% 4,80%

Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Đông Anh và tính toán của nhóm NC

1.1.5 Dự báo về khả năng đầu tư, khai thác các nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của Huyện

Quá trình đô thị hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là yêu cầu duy trì tốc

độ tăng trưởng cao trong thời kỳ quy hoạch sẽ đòi hỏi một lượng vốn đầu tư khálớn Chuẩn bị đủ vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư là điều kiện tiên quyết để thực hiệnphương án quy hoạch Do vậy, việc tìm kiếm các nguồn vốn có thể khai thác để đápứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đông Anh trong giai đoạn tớinăm 2020 là có ý nghĩa hết sức to lớn Dự báo các nguồn vốn mà huyện có thể khaithác gồm:

- Nguồn vốn ngân sách: trong những năm tới các công trình xây dựng trên địa

bàn huyện Đông Anh chủ yếu là các công trình hạ tầng kỹ thuật như: hệ thốngđường giao thông, cầu Nhật Tân, cầu Đông Trù, đường 5 kéo dài, đường Nhật Tân

- Nội Bài, đường vành đai III, cải tạo nâng cấp quốc lộ 3, đường trục các khu vựcmiền Đông, miền Tây của huyện Vốn đầu tư cho các công trình này là nguồnngân sách và ODA

Trang 9

- Quỹ đất trên địa bàn huyện còn khá lớn Nếu khai thác tốt quỹ đất và tiếp tụcthực hiện cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất thì sẽ tạo được nguồn vốn đáng kể chođầu tư phát triển.

- Thu hút đầu tư: bao gồm đầu tư của các doanh nghiệp chuyển từ nội thành ra

và từ nơi khác đến các khu công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề, đầu tư củacác hộ dân trên địa bàn huyện Theo một số kết quả điều tra, người ta ước tính làbình quân một gia đình ở Hà Nội có thể huy động được lượng vốn đầu tư khoảngtrên 30 triệu đồng/năm, đối với gia đình nông thôn cũng có thể huy động đượckhoảng 6 triệu đồng/năm Nếu có phương án đa dạng hóa ngành nghề và chuyểndịch cơ cấu kinh tế phù hợp thì có thể huy động được nguồn vốn đầu tư khá lớn từcác doanh nghiệp và dân cư

1.1.6 Dự báo về thị trường

Tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế khiến cho vấn đề thị trường cónhững thay đổi rất cơ bản Khái niệm thị trường hiện nay đồng nghĩa với thị trườngtoàn cầu, phạm vi thị trường được mở rộng ra toàn thế giới, không còn bị giới hạntrong phạm vi khu vực hay biên giới quốc gia Quy mô thị trường sẽ ngày càng pháttriển nhanh, mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu do nhu cầu ngày càng lớn về quy

mô, đa dạng, phong phú về chủng loại, chất lượng Ranh giới giữa thị trường trongnước với thị trường ngoài nước ngày càng mờ nhạt Vai trò của thị trường trongnước với tính chất là cơ sở để mở rộng, khai thông ra thị trường ngoài nước sẽ giảmthiểu Vấn đề đối với các doanh nghiệp trong thời gian tới không phải là đưa sảnphẩm của mình vào thị trường nào mà là cung cấp sản phẩm gì vào các thị trườngđó

Mặc dù vậy, cần ý thức rằng giữ vững thị trường trong nước mang ý nghĩasống còn với các doanh nghiệp Phải khẳng định được ở thị trường trong nướctrước khi vươn ra thị trường quốc tế Đối với các chủ thể kinh tế, doanh nghiệp củaĐông Anh thì những khu vực thị trường nội địa cần quan tâm là thị trường nộithành và thị trường nội địa đi các tỉnh

- Thị trường nội thành: Theo dự báo của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế

- xã hội Hà Nội, quy mô dân số Hà Nội đến năm năm 2020 đạt gần 8 triệu người

Số khách vãng lai có thể đạt 1,5-2,0 triệu người Việc gia tăng dân số và khách

Trang 10

vãng lai tới Hà Nội, trong đó có huyện Đông Anh tạo ra thị trường lớn cho các sảnphẩm thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm như rau sạch, hoa, thực phẩm

- Thị trường nội địa đi các tỉnh: Đông Anh nằm ở cửa ngõ phía Bắc Thủ đô

Hà Nội, là đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt và đường sông đi các tỉnh trongvùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ cũng như các vùng khác trong cả nước Trongnhững năm qua người dân Đông Anh đã biết khai thác thế mạnh để mở mang thịtrường cung cấp đầu vào Trong tương lai có thể khai thác thế mạnh là vị trí giaothông thuận lợi của huyện để phát triển thêm các loại hình dịch vụ

1.2 - QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH

TẾ - XÃ HỘI HUYỆN ĐÔNG ANH ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾNNĂM 2030

1.2.1 Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội huyện Đông Anh đến năm

2020, định hướng đến năm 2030

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Đông Anh sẽnằm trong khu vực phát triển năng động của Thủ đô Hà Nội Việc đẩy mạnh pháttriển toàn diện kinh tế - xã hội huyện dựa trên những quan điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, phát huy vai trò động lực phát triển kinh tế phía Bắc thành phố Hà

Nội, tranh thủ thời cơ và vận hội để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội huyện Đông

Anh ở mức cao, toàn diện và bền vững theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá;

xây dựng Đông Anh trở thành một trong những huyện phát triển kinh tế - xã hội điđầu, trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

Tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷtrọng ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.Tiếp tục chuyển dịch mạnh cơ cấu nội ngành công nghiệp theo hướng công nghiệpcông nghệ cao; cơ cấu nội ngành dịch vụ theo hướng dịch vụ trình độ cao, chấtlượng cao; cơ cấu nội ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triểnnông nghiệp sạch, sinh thái Xây dựng và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đitrước một bước để thúc đẩy phát triển đô thị và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địabàn huyện

Phát triển đô thị Đông Anh theo hướng hiện đại, tập trung, gắn với bảo tồn ditích Cổ Loa, tạo lập cảnh quan và vành đai xanh bảo vệ môi trường sinh thái choThủ đô văn minh, hiện đại

Trang 11

Thứ hai, phát triển kinh tế - xã hội huyện Đông Anh trên cơ sở sự phối hợp và

liên kết cao, chặt chẽ với các địa bàn khác trong thành phố, các địa phương kháctrong vùng, đặc biệt là với các địa bàn liền kề nhằm tạo ra khu vực phát triển năngđộng ở phía Bắc của Thành phố

Sự phát triển kinh tế - xã hội huyện Đông Anh phải phù hợp với chiến lược, quyhoạch tổng thể phát triển chung của Thủ đô Hà Nội và đặt trong bối cảnh hội nhậpkinh tế quốc tế Trong giai đoạn đến 2020, định hướng đến 2030, Hà Nội sẽ phát triểnnhanh, tương xứng với tầm vóc Thủ đô một đất nước giàu mạnh trong tương lai Sựphát triển của huyện Đông Anh phải đặt trong bối cảnh chung, đặc biệt phải phù hợpvới định hướng phát triển chung của Thủ đô về cơ cấu kinh tế, về bố trí không gian đôthị, xây dựng nông thôn mới

Thứ ba, Phát huy tốt mọi nguồn lực, khai thác tốt các lợi thế sẵn có và tạo ra

các lợi thế mới cho phát triển Trong đó chú trọng phát huy và sử dụng có hiệu quảcác nguồn lực nội sinh như vị trí địa - kinh tế, tiềm năng đất đai, nguồn nhân lực;tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển; thu húttối đa nguồn lực bên ngoài để tạo thế và lực mới cho phát triển nhanh, toàn diệnkinh tế - xã hội - đô thị của huyện

Thứ tư, phát triển kinh tế gắn với tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi

trường sinh thái Đi liền với thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phải chăm lo giải quyếttốt các vấn đề dân sinh, xã hội cấp thiết như: giải quyết việc làm, giữ vững an ninhtrật tự xã hội, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ môitrường Đặc biệt chăm lo tới việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lựcđáp ứng được yêu cầu của quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá, phát triển bềnvững kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Thứ năm, quát triệt sâu sắc quan điểm: phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung

tâm, xây dựng Đảng là then chốt; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn theohướng đô thị, hiện đại và tăng cường quản lý, xây dựng đô thị trên địa bàn huyện lànhiệm vụ thường xuyên quan trọng; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xãhội; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; không ngừng nâng cao đờisống vật chất, tinh thần cho nhân dân

1.2.2 Luận chứng phương án tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030

Trong những năm qua kinh tế trên địa bàn huyện Đông Anh tăng trưởng nhanh

và chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với tỷ trọng công

Trang 12

nghiệp tăng rất nhanh Tiếp tục xu thế phát triển hiện nay, mục tiêu đặt ra đến năm

2020 là tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theohướng công nghiệp - thương mại dịch vụ - nông nghiệp, chuẩn bị các tiền đề đểchuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp ở giaiđoạn sau 2021-2030

Dự kiến các phương án tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện ĐôngAnh giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030 như sau:

a- Phương án 1:

Đây là phương án thấp, với bối cảnh, các điều kiện và nguồn lực phát triểnkhông có thay đổi lớn Ngành công nghiệp chưa thu hút được đầu tư lớn để tạochuyển biến mạnh về cơ cấu kinh tế Tốc độ đô thị hóa trên địa bàn cũng diễn rakhá chậm, không có sự phát triển đột phá

Dự kiến về tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của phương ánnày như sau:

Về tăng trưởng kinh tế:

Bảng 1.4: Dự báo tăng trưởng kinh tế huyện Đông Anh giai đoạn

2011-2020, định hướng đến năm 2030 (Phương án 1)

Giai đoạn 2006-2010 2011-2015 Giai đoạn 2016-2020 Giai đoạn 2021-2030 Giai đoạn

Tăng trưởng chung trên

địa bàn 19,0% 11,0-11,5% 12,5-13,5% 11,5-12,5%

Công nghiệp và XDCB 21,6% 10,5-11,0% 12,0-13,0% 10,0-11,0% Thương mại - Dịch vụ 10,3% 12,0-12,5% 13,0-14,0% 14,0-15,0% Nông - lâm - thủy sản 5,1% 3,0-3,2% 2,2-2,5% 1,0-1,5%

Tăng trưởng khu vực

thuộc huyện quản lý 11,8% 10,0-10,5% 11,5-12,5% 10,5-11,5%

Công nghiệp và XDCB 20,7% 10,0-10,5% 11,0-12,0% 9,0-10,0% Thương mại - Dịch vụ 10,3% 13,0-13,5% 13,0-14,0% 14,0-15,0% Nông - lâm - thủy sản 4,9% 3,0-3,2% 2,2-2,5% 1,0-1,5%

Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Bảng 1.5: Dự báo chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế huyện Đông Anh giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030 (Phương án 1)

Trang 13

2010 2015 2020 2030

Cơ cấu kinh tế trên địa bàn

Cơ cấu kinh tế thuộc huyện quản lý

Hà Nội

Dự kiến về tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của phương ánnày như sau:

Về tăng trưởng kinh tế:

Bảng 1.6: Dự báo tăng trưởng kinh tế huyện Đông Anh giai đoạn

2011-2020, định hướng đến năm 2030 (Phương án 2)

Giai đoạn 2006-2010

Giai đoạn 2011-2015

Giai đoạn 2016-2020

Giai đoạn 2021-2030

Tăng trưởng chung trên địa

bàn 19,0% 12,0-12,5% 13,0-14,0% 12,0-13,0%

Công nghiệp và XDCB 21,6% 11,5-12,0% 12,5-13,5% 11,0-12,0% Thương mại - Dịch vụ 10,3% 13,0-13,5% 14,0-15,0% 14,5-15,5% Nông - lâm - thủy sản 5,1% 3,2-3,7% 2,5-3,0% 1,0-1,5%

Tăng trưởng khu vực thuộc

huyện quản lý 11,8% 11,0-11,5% 12,0-13,0% 11,0-12,0%

Công nghiệp và XDCB 20,7% 11,0-11,5% 11,5-12,5% 9,5-10,5%

Trang 14

Thương mại - Dịch vụ 10,3% 13,5-14,0% 14,5-15,0% 14,5-15,5% Nông - lâm - thủy sản 4,9% 3,2-3,7% 2,5-3,0% 1,0-1,5%

Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Bảng 1.7: Dự báo chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế huyện Đông Anh giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030 (Phương án 2)

Cơ cấu kinh tế trên địa bàn

Cơ cấu kinh tế thuộc huyện quản lý

Dự kiến về tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của phương ánnày như sau:

Về tăng trưởng kinh tế:

Bảng 1.8: Dự báo tăng trưởng kinh tế huyện Đông Anh giai đoạn

2011-2020, định hướng đến năm 2030 (Phương án 3)

Giai đoạn 2006-2010

Giai đoạn 2011-2015

Giai đoạn 2016-2020

Giai đoạn 2021-2030

Tăng trưởng chung trên địa

bàn 19,0% 12,5-13,5% 13,5-14,5% 12,5-13,0%

Công nghiệp và XDCB 21,6% 12,0-13,0% 13,0-14,0% 11,5-12,0% Thương mại - Dịch vụ 10,3% 13,5-14,0% 14,5-15,5% 15,0-15,5% Nông - lâm - thủy sản 5,1% 3,3-3,8% 2,6-3,1% 1,0-1,5%

Trang 15

Tăng trưởng khu vực thuộc

huyện quản lý 11,8% 11,5-12,0% 12,5-13,5% 11,5-12,5%

Công nghiệp và XDCB 20,7% 11,5-12,0% 12,0-13,0% 10,0-11,0% Thương mại - Dịch vụ 10,3% 14,0-14,5% 15,0-15,5% 15,0-16,0% Nông - lâm - thủy sản 4,9% 3,3-3,8% 2,6-3,1% 1,0-1,5%

Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Bảng 1.9: Dự báo chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế huyện Đông Anh giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030 (Phương án 3)

Cơ cấu kinh tế trên địa bàn

Cơ cấu kinh tế thuộc huyện quản lý

d- Lựa chọn Phương án tăng trưởng và cơ cấu kinh tế:

Trong các phương án trên, Phương án 1 có ý nghĩa làm cận dưới để thamkhảo; Phương án 2 là phương án thực tế, xảy ra trong điều kiện vừa có bối cảnh bênngoài tương đối thuận lợi và sự nỗ lực từ bên trong; Phương án 3 là phương án cao,

là mục tiêu phấn đấu thực hiện khi bối cảnh cả bên trong và bên ngoài đồng thời cónhiều điều kiện thuận lợi Phương án 2 là phương án chọn để thực hiện

Theo phương án chọn, tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bànhuyện Đông Anh như sau:

* Về tăng trưởng giá trị sản xuất:

Tăng trưởng giá trị sản xuất: Tăng trưởng giá trị sản xuất trên địa bàn huyệngiai đoạn 2011-2015 đạt bình quân là 15,0-16,0%/năm, giai đoạn 2016-2020 đạtbình quân là 18,5-19,5%/năm và giai đoạn 2021-2030 đạt bình quân là 16,5-17,5%/năm

Trang 16

Bảng 1.11: Phương án tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030

Giai đoạn 2011-2015 2016-2020 Giai đoạn 2021-2030 Giai đoạn Tăng trưởng GTSX trên địa bàn 15,0-16,0% 18,5-19,5% 16,5-17,5%

Công nghiệp và XDCB 14,0-15,0% 18,0-19,0% 16,0-17,0%

Thương mại - Dịch vụ 16,0-17,0% 19,5-20,5% 17,5-18,5%

Nông - lâm - thủy sản 3,2-3,7% 2,5-3,0% 1,0-1,5%

* Về tăng trưởng kinh tế (giá trị tăng thêm):

Tăng trưởng các ngành kinh tế trên địa bàn: Tăng trưởng các ngành kinh tếtrên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2011-2015 đạt bình quân là 12,0-12,5%/năm, giai đoạn 2016-2020 đạt bình quân là 13,0-14,0%/năm, giai đoạn2021-2030 đạt bình quân là 12,0-13,0%/năm

Bảng 1.10: Phương án tăng trưởng các ngành kinh tế trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030

Giai đoạn 2006-2010 2011-2015 Giai đoạn 2016-2020 Giai đoạn 2021-2030 Giai đoạn

Tăng trưởng chung trên địa

bàn 19,0% 12,0-12,5% 13,0-14,0% 12,0-13,0%

Công nghiệp và XDCB 21,6% 11,5-12,0% 12,5-13,5% 11,0-12,0% Thương mại - Dịch vụ 10,3% 13,0-13,5% 14,0-15,0% 14,5-15,5% Nông - lâm - thủy sản 5,1% 3,2-3,7% 2,5-3,0% 1,0-1,5%

* Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Đông Anh trong giai đoạn 2011-2020 tiếptục chuyển dịch theo hướng công nghiệp - thương mại, dịch vụ - nông, lâm thủysản Tuy nhiên ở giai đoạn 2016-2020, ngành thương mại, dịch vụ có tốc độ tăngtrưởng mạnh, tạo tiền đề để cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng thương mại,dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp ở thời kỳ sau

Bảng 1.12: Phương án chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030

Trang 17

Thương mại - Dịch vụ 27,5% 24,5% 26,5% 28,5%

Cơ cấu kinh tế thuộc huyện Đông Anh quản lý trong giai đoạn 2011-2020chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ, côngnghiệp, giảm mạnh tỷ trọng nông - lâm - thủy sản

Bảng 1.13: Phương án chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế thuộc huyện Đông Anh quản lý giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030

1.2.3 Phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Huyện Đông Anh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

a- Phương hướng và mục tiêu tổng quát đến năm 2030:

Phát huy truyền thống Đông Anh anh hùng, tiếp tục đổi mới toàn diện và đồng

bộ, khai thác mọi tiềm năng, nguồn lực, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và

đô thị hóa, tạo bước phát triển bền vững về kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chínhtrị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao không ngừng đời sống vật chất và tinh thần củanhân dân, cùng Thủ đô về trước cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạihóa

Đẩy mạnh qúa trình đô thị hóa và hình thành các khu đô thị, các trung tâmthương mại dịch vụ, các trung tâm công nghiệp; phấn đấu từ nay đến năm 2030 xâydựng Đông Anh thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ, tài chính,thương mại và giao dịch quốc tế khu vực Bắc Sông Hồng, đóng vai trò động lựcphát triển ở phía Bắc của Thủ đô

Trong phát triển kinh tế luôn coi trọng chất lượng phát triển, chủ động hộinhập quốc tế, cùng các quận huyện khác góp phần để Thủ đô thực sự là một trongnhững thành phố đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đẩy mạnhtăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - thương mạidịch vụ - nông nghiệp, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, cơ

sở kinh tế trên địa bàn, giữ vững và mở rộng thị trường trong và ngoài nước Chú

Trang 18

trọng khu vực nông nghiệp nông thôn, đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới Pháttriển các ngành, lĩnh vực và sản phẩm có tính liên kết, liên ngành, có hàm lượng chấtxám và công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn, có triển vọng thị trường trong nước vàquốc tế, phù hợp với lợi thế so sánh của Thủ đô; từng bước hình thành và phát triểncác lĩnh vực và thành phần cơ bản của kinh tế tri thức; công nghệ thông tin, côngnghệ sinh học, tự động hóa, viễn thông, giáo dục đào tạo chất lượng và trình độcao

Tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,phát triển đồng bộ các loại thị trường và các định chế hỗ trợ thị trường, tăng cườngtính minh bạch, bình đẳng, dân chủ và độ mở của nền kinh tế phù hợp với các camkết quốc tế Thúc đẩy xã hội hóa, tăng cường sự hợp tác, gắn kết giữa các doanhnghiệp, các ngành, các thành phần kinh tế, tạo làn sóng đầu tư phát triển mới trênđịa bàn huyện

Phát triển kinh tế đi đôi với quy hoạch phát triển đô thị và gắn liền với giữ gìn,tôn tạo cảnh quan môi trường sinh thái, phát huy truyền thống lịch sử văn hóa địaphương, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của mọi tầng lớp dân cư trong toànhuyện

Ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng đi trước một bước nhằm xây dựng cơ sở vậtchất kỹ thuật căn bản cho việc hình thành Hà Nội mới khu Bắc Sông Hồng theohướng xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại vào năm 2030

b- Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu:

* Về kinh tế:

- Tăng trưởng giá trị sản xuất: Tăng trưởng giá trị sản xuất trên địa bàn huyệngiai đoạn 2011-2015 đạt bình quân là 15,0-16,0%/năm, giai đoạn 2016-2020 đạtbình quân là 18,5-19,5%/năm và giai đoạn 2021-2030 đạt bình quân là 16,5-17,5%/năm

Tăng trưởng gía trị gia tăng các ngành kinh tế trên địa bàn huyện Đông Anhgiai đoạn 2011-2015 đạt bình quân là 12,0-12,5%/năm, giai đoạn 2016-2020 đạtbình quân là 13,0-14,0%/năm, giai đoạn 2021-2030 đạt bình quân là 12,0-13,0%/năm

- Tăng trưởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng trên địa bàn huyệnĐông Anh đạt bình quân 14,0-15,0%/năm giai đoạn 2011-2015, đạt 18,0-19,0%/nămgiai đoạn 2016-2020 và đạt 16,0-17,0%/năm giai đoạn 2021-2030 Tăng trưởng gía trịgia tăng ngành công nghiệp - xây dựng trên địa bàn huyện Đông Anh đạt bình quân

Trang 19

11,5-12,0%/năm giai đoạn 2011-2015, đạt 12,5-13,5%/năm giai đoạn 2016-2020 và đạt11,0-12,0%/năm giai đoạn 2021-2030

- Tăng trưởng giá trị sản xuất ngành Thương mại dịch vụ trên địa bàn huyệnĐông Anh đạt bình quân 16,0-17,0%/năm giai đoạn 2011-2015, đạt 19,5-20,5%/nămgiai đoạn 2016-2020 và đạt 17,5-18,5%/năm giai đoạn 2021-2030 Tăng trưởng gía trịgia tăng ngành Thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện Đông Anh đạt bình quân 13,0-13,5%/năm giai đoạn 2011-2015, đạt 14,0-15,0%/năm giai đoạn 2016-2020 và đạt14,5-15,5%/năm giai đoạn 2021-2030

- Tăng trưởng ngành nông lâm nghiệp - thủy sản trên địa bàn huyện Đông Anhđạt bình quân 3,2-3,7%/năm giai đoạn 2011-2015, đạt 2,5-3,0%/năm giai đoạn2016-2020 và đạt 1,0-1,5%/năm giai đoạn 2021-2030 Giá trị sản xuất trên 1ha đấtnông nghiệp đạt 150 triệu năm 2015 và trên 200 triệu năm 2020

- Cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Đông Anh: công nghiệp và xây dựng cơbản - Thương mại dịch vụ - Nông nghiệp theo thứ tự đạt vào các năm 2015, 2020,

2030 lần lượt là: năm 2015 là 65,0% - 24,5% - 10,5%; năm 2020 là 68,5% - 26,5%

- 5,0%; năm 2030 là 69,5% - 28,5% - 2,0%

- Cơ cấu kinh tế khu vực do huyện quản lý: Công nghiệp và XDCB - Thươngmại dịch vụ - Nông nghiệp theo thứ tự đạt vào năm 2015 là 46,0% - 41,0% -13,0%; vào năm 2020 là 45,0% - 47,5% - 7,5%; vào năm 2030 là 39,0% - 56,0% -5,0%

- Tỷ lệ xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới năm 2015 đạt 45-50% và năm 2020đạt trên 70-80%

- Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 2.100 USD/người và năm 2020đạt 4.800 USD/người

- Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia trên 55% năm 2015 và trên 75% năm 2020

- Tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi phổ cập giáo dục bậc trung học đạt 95% năm

2015 và 100% năm 2020

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm còn 10% năm 2015 và dưới8% năm 2020

Trang 20

- Tỷ lệ xã/thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế: luôn duy trì đạt 100%

- Tỷ lệ người dân tham gia rèn luyện thể thao thường xuyên đạt 33% vào năm

* Về kết cấu hạ tầng và bảo vệ môi trường:

- Về cơ bản xây dựng hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật khung đápứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện và yêu cầu hình thành các quậnmới

- Duy trì tỷ lệ dân số khu vực đô thị (thị trấn và các khu đô thị mới) được sửdụng nước sạch đạt 100% và tỷ lệ sân số khu vực nông thôn sử dụng nước hợp vệsinh đạt 100%

- Tỷ lệ rác thải được thu gom và vận chuyển trong ngày tại khu vực đô thị đạt100% và tại khu vực nông thôn đạt 90% vào năm 2015 và đạt 100% vào năm 2020

Dịch vụ mũi nhọn của huyện: dịch vụ tài chính ngân hàng, dịch vụ logistics(sau khi các quy hoạch phân khu đô thị được thực hiện), dịch vụ du lịch, dịch vụđào tạo và dạy nghề, dịch vụ thương mại, triển lãm, giao dịch quốc tế

Sản phẩm mũi nhọn ngành nông nghiệp của huyện gồm: rau an toàn, hoa câycảnh, bò thịt, gà thịt, cá chim trắng, cá trê lai

b- Khâu đột phá:

Trang 21

Có thể xác định 5 khâu đột phá sau:

Khâu đột phá hàng đầu là xây dựng hạ tầng khung đô thị và cải tạo, nâng cấp

cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn

Khâu đột phá thứ hai là phát triển các trung tâm đô thị, khu đô thị, trục không

gian chính đô thị (trục Nhật Tân - Nội Bài) trên địa bàn huyện theo quy hoạchchung phát triển Thủ đô Hà Nội được phê duyệt

Khâu đột phá thứ ba là phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nhỏ

và vừa nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư vào sản xuất công nghiệp và chuyển đổinghề nghiệp, giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện trong quátrình đô thị hóa

Khâu đột phá thứ tư là đầu tư phát triển các trung tâm thương mại, triển lãm,

khu du lịch, dịch vụ cao cấp, trung tâm logisitcs và phát triển các dịch vụ phục vụsản xuất và đời sống

Khâu đột phá thứ năm là đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo

tiền đề cho sự phát triển theo chiều sâu, bền vững của huyện

2.3 - QUI HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀNHUYỆN

1.3.1 Quy hoạch phát triển ngành thương mại dịch vụ

a- Quan điểm phát triển:

- Phát triển thương mại dịch vụ theo hướng đa dạng hóa, nâng cao chất lượngsản phẩm dịch vụ, chú trọng phát triển các dịch vụ chất lượng cao, trình độ cao

- Phát triển hệ thống thị trường hàng hóa có tính cạnh tranh cao, hài hoà giữathương mại truyền thống và hiện đại, đáp ứng đầy đủ yêu cầu và góp phần nâng caomức sống người dân

- Xây dựng Đông Anh trở thành trung tâm thương mại, tài chính, du lịch, dịch

vụ chất lượng cao của khu vực phía Bắc Thủ đô, là một “thành phố” mới - mộtphần năng động của đô thị trung tâm Hà Nội

b- Mục tiêu phát triển:

- Thiết lập, củng cố và phát triển hệ thống lưu thông phân phối hàng hóa vàcác dịch vụ sau bán hàng Thúc đẩy phát triển, mở rộng và phân bổ hợp lý mạnglưới cơ sở thương mại, dịch vụ trên địa bàn theo hướng hiện đại, văn minh và hiệu

Trang 22

quả, chú trọng trước hết là mạng lưới chợ, các cơ sở thương mại hiện đại (siêu thị,trung tâm thương mại ), mạng lưới dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống.

- Đầu tư xây dựng một số khu thông quan, cảng, bến xe trên địa bàn huyện.Tiếp tục đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất, đa dạng hóa các loại hình, nâng caochất lượng các sản phẩm du lịch Đẩy mạnh các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu và tăngcường xuất khẩu dịch vụ; ưu tiên phát triển các dịch vụ phát triển nông nghiệpnông thôn

- Mục tiêu tăng trưởng GTSX ngành Thương mại dịch vụ trên địa bàn huyệnĐông Anh đạt bình quân 16,0-17,0%/năm giai đoạn 2011-2015, đạt 19,5-20,5%/năm giai đoạn 2016-2020

Mục tiêu tăng trưởng GTGT ngành Thương mại dịch vụ trên địa bàn huyệnĐông Anh đạt bình quân 13,0-13,5%/năm giai đoạn 2011-2015, đạt 14,0-15,0%/năm giai đoạn 2016-2020 và đạt 14,5-15,5%/năm giai đoạn 2021-2030.Tăng trưởng ngành thương mại dịch vụ khu vực do huyện quản lý đạt bình quân13,5-14,0%/năm giai đoạn 2011-2015, đạt 14,5-15,0%/năm giai đoạn 2016-2020 vàđạt 14,5-15,5%/năm giai đoạn 2021-2030

Bảng 1.14: Phương án tăng trưởng ngành thương mại dịch vụ huyện Đông Anh đến năm 2020

Giai đoạn 2006-2010

Giai đoạn 2011-2015

Giai đoạn 2016-2020

Tăng trưởng GTSX TM - Dịch

Tăng trưởng giá trị gia tăng TM

- Dịch vụ trên địa bàn 10,3% 13,0-13,5% 14,0-15,0%

Tăng trưởng giá trị gia tăng TM

- DV khu vực huyện quản lý 10,3% 13,5-14,0% 14,5-15,0%

c- Định hướng quy hoạch phát triển thương mại dịch vụ:

* Định hướng quy hoạch phát triển hệ thống chợ trên địa bàn:

Tiếp tục đầu tư phát triển khu vực thương mại trung tâm tại thị trấn huyện;đồng thời phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn huyện nhằm đáp ứng nhu cầu traođổi mua bán và sinh hoạt hàng ngày của người dân

Đầu tư phát triển hệ thống chợ, đảm bảo mỗi xã/thị trấn có tối thiểu 1 chợ dânsinh phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày, không kể các chợ đầu mối và chợchuyên doanh

Quy hoạch mới một số chợ dân sinh tại các khu vực hiện đang chưa có chợ đểphục vụ nhu cầu của người dân Đầu tư xây dựng chợ rau an toàn Vân Nội

Trang 23

Đầu tư cải tạo, nâng cấp chợ trung tâm huyện thành chợ lớn, có quy mô chợhạng II trong giai đoạn 2012-2015.

Khai thác có hiệu quả các chợ theo hướng văn minh thương mại, đổi mới quản

lý đầu tư và khai thác chợ theo hướng xã hội hóa Tập trung chuyển đổi mô hìnhquản lý chợ từ hình thức ban quản lý chợ sang hình thức doanh nghiệp hoặc hợp tác

xã kinh doanh khai thác chợ

Đi liền với quy hoạch hệ thống chợ cần kiên quyết xoá bỏ các chợ cóc, chợtạm hình thành tự phát trong các khu dân cư ảnh hưởng đến trật tự an toàn giaothông, cảnh quan và vệ sinh môi trường

* Định hướng quy hoạch phát triển các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bán lẻ tự chọn:

Đây là hình thức thương mại hiện đại đang dần phổ biến ở khu vực đô thị.Trong tương lai khi tốc độ đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn Đông Anh vàviệc xây dựng các khu đô thị mới thì việc phát triển các trung tâm thương mại, siêuthị, cửa hàng bán lẻ tự chọn là hết sức cần thiết

Phát triển các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bán lẻ tự chọn trướchết tập trung tại các khu đô thị mới, các khu dân cư tập trung và khu vực trung tâmhuyện

Định hướng phát triển trên địa bàn huyện Đông Anh: 01 Trung tâm mua sắmhạng I, 2-3 đại siêu thị, 11-13 siêu thị hạng II và 75-80 siêu thị hạng III

* Định hướng quy hoạch các cửa hàng xăng dầu:

Giai đoạn 2012-2015: đầu tư xây dựng mới 12 cửa hàng xăng dầu, gồm 4 cửahàng loại II, 8 cửa hàng loại III

Giai đoạn 2016-2020: đầu tư xây dựng mới 6 cửa hàng xăng dầu, gồm 3 cửahàng loại II, 3 cửa hàng loại III

* Định hướng quy hoạch phát triển các ngành dịch vụ cao cấp: Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn, Logisitics

Phát triển dịch vụ tài chính, ngân hàng tại các khu đô thị mới nhằm xây dựngĐông Anh thành trung tâm tài chính ngân hàng ở phía Bắc Thủ đô

Đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại tài chính Bắc Sông Hồng (nằm phíatrái tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài tại địa bàn xã Hải Bối, Vĩnh Ngọc)

Trang 24

Thu hút và phát triển hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàngtại khu vực trung tâm huyện và tại các điểm dân cư tập trung, tạo cơ sở hình thành

hệ thống tài chính ngân hàng với mật độ cao khi quy hoạch chuỗi khu đô thị BắcSông Hồng được thực hiện

Xây dựng cơ chế huy động và thu hút vốn trong dân cũng như các thành phầnkinh tế; vốn trong nước cũng như vốn nước ngoài, đáp ứng đủ nguồn vốn cho đầu

tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn

Xây dựng Trung tâm Logistics/tiếp vận khu vực Ga Bắc Hồng với quy mô 10ha.Phát triển một số trung tâm Logistics cấp khu vực khác trên địa bàn huyện

Phát triển, đầu tư xây dựng Trung tâm Hội chợ triển lãm thương mại quốc tếquy mô khoảng 50ha (khu EXPO) trên địa bàn Đông Anh (nằm dọc đường 5 kéo dàitrên địa bàn xã Xuân Canh)

* Định hướng quy hoạch phát triển các điểm vui chơi giải trí:

Tập trung cải tạo, nâng cấp Công viên Cầu Đôi thành khu vui chơi giải trí lớntrên địa bàn Huyện

Quy hoạch mới một số điểm vui chơi, giải trí, công viên tại các khu đô thị mớitrên địa bàn

Quy hoạch xây dựng các công viên, dải cây xanh dọc sông Hồng, sông Đuống,hình thành trục cảnh quan hướng về Hồ Tây

Quy hoạch xây dựng công viên văn hóa lịch sử ở phía Nam xã Cổ Loa, cạnhtrục đường 5 kéo dài

* Định hướng quy hoạch phát triển ngành du lịch:

Tập trung tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử để phục vụ nhu cầu du lịch củakhách tham quan Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Trungương và Thành phố trong việc thực hiện đầu tư tôn tạo Khu di tích lịch sử văn hóa

Cổ Loa, Địa đạo Nam Hồng, đền Sái Nâng cấp các khu di tích lịch sử, các côngtrình văn hóa trên địa bàn; giữ gìn và phát huy nguồn lực văn hóa truyền thốngnhằm khai thác có hiệu quả các giá trị văn hóa, tiềm năng về du lịch trên địa bàn,sớm tạo thành một quần thể du lịch thu hút khách đến tham quan, nghỉ ngơi, vuichơi giải trí

Tập trung quy hoạch, đầu tư hình thành cụm du lịch văn hóa Cổ Loa - VânTrì Xây dựng di tích Cổ Loa thành hạt nhân (cùng với di tích đền Sóc - Sóc Sơn)phát triển du lịch khu vực bắc Sông Hồng

Trang 25

Thu hút đầu tư, hình thành khu du lịch cao cấp và các khu resort cao cấp, khu

du lịch sinh thái xung quanh Đầm Vân Trì Quy hoạch xây dựng khu vực đầm VânTrì thành trung tâm du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng của Đông Anh và Hà Nội

Phát triển hệ thống khách sạn, nhà hàng tại các khu đô thị mới, tại khu vựctrung tâm huyện

Kết hợp chặt chẽ giữa các làng nghề truyền thống với dịch vụ du lịch, cải tạo

hệ thống cơ sở hạ tầng để tạo ra các làng nghề du lịch hấp dẫn

Xây dựng các tuyến du lịch tham quan:

+ Hà Nội trung tâm - địa đạo Nam Hồng

+ Hà Nội trung tâm - Cổ Loa - đền Sái - Rối nước Đào Thục

+ Hà Nội trung tâm - Cổ Loa - Cầu Đôi - Vân Trì

+ Hà Nội trung tâm - Cổ Loa - làng nghề Liên Hà, Vân Hà

d- Giải pháp chủ yếu:

- Có cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ đặc biệt đối với hoạt động kinhdoanh du lịch, khai thác tiềm năng du lịch trên địa bàn Khuyến khích các phươngthức lưu thông hiện đại, nâng cao trình độ hiện đại hóa của các doanh nghiệpthương mại dịch vụ

- Tập trung triển khai thực hiện tốt các dự án đầu tư phát triển, đẩy mạnhphương thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư để khai thác kinh doanh dịch vụ

- Tích cực hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thương mạidịch vụ tiếp cận đất đai, mặt bằng kinh doanh

- Xây dựng văn hoá kinh doanh, văn minh thương mại

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp, năng lựcphục vụ của đội ngũ nhân lực ngành thương mại dịch vụ

1.3.2 Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

a- Quan điểm phát triển:

- Phát triển công nghiệp theo hướng chủ động hội nhập quốc tế, tham gia hiệuquả vào chuỗi giá trị toàn cầu, gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất với thị trường, đảm

Trang 26

bảo phát triển bền vững, phục vụ chiến lược phát triển kinh tế tri thức của Thànhphố.

- Phát triển có chọn lọc các ngành hàng, chọn lọc nhóm sản phẩm công nghiệp

có công nghệ hiện đại, kỹ thuật cao, ít gây ô nhiễm môi trường Chú trọng cácnhóm sản phẩm có thương hiệu, uy tín thuộc các ngành thiết bị điện - điện tử - côngnghệ thông tin và truyền thông, cơ khí, chế biến lương thực - thực phẩm, dệt maycao cấp, tạo điều kiện phát triển công nghiệp hóa dược, vật liệu chất lượng cao

- Hỗ trợ phát triển để hiện đại hóa công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất và xuấtkhẩu một số mặt hàng, sản phẩm tiểu thủ công nghiệp có tiềm năng thị trường (xử lý

và chế biến gỗ, đồ gỗ, sản phẩm thủ công mỹ nghệ cao cấp )

- Lấy phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp làm động lực thúc đẩy côngnghiệp hoá, đô thị hoá, giải quyết việc làm trên địa bàn huyện Đông Anh

b- Mục tiêu phát triển:

- Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thành ngành chủ đạo, tạo ra giátrị gia tăng cao và đóng góp lớn nhất vào cơ cấu kinh tế của huyện Đông Anh tronggiai đoạn 2011-2020

- Tạo các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Đông Anh có thươnghiệu, chất lượng, giá trị cao, đáp ứng tiêu chuẩn của các nước, có khả năng cạnhtranh và hội nhập tốt

- Tăng trưởng GTSX ngành công nghiệp - xây dựng trên địa bàn huyện ĐôngAnh đạt bình quân 14,0-15,0%/năm giai đoạn 2011-2015, đạt 18,0-19,0%/năm giaiđoạn 2016-2020

Tăng trưởng GTGT ngành công nghiệp - xây dựng trên địa bàn huyện ĐôngAnh đạt bình quân 11,5-12,0%/năm giai đoạn 2011-2015, đạt 12,5-13,5%/năm giaiđoạn 2016-2020 và đạt 11,0-12,0%/năm giai đoạn 2021-2030

Tăng trưởng ngành công nghiệp - xây dựng khu vực do huyện quản lý đạtbình quân 11,0-11,5%/năm giai đoạn 2011-2015, đạt 11,5-12,5%/năm giai đoạn2016-2020 và đạt 9,5-10,5%/năm giai đoạn 2021-2030

Bảng 1.15: Phương án tăng trưởng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

và xây dựng huyện Đông Anh đến năm 2020

Giai đoạn 2006-2010

Giai đoạn 2011-2015

Giai đoạn 2016-2020

Tăng trưởng GTSX Công

nghiệp - XDCB trên địa bàn - 14,0-15,0% 18,0-19,0%

Tăng trưởng GTGT Công

nghiệp - XDCB trên địa bàn 21,6% 11,5-12,0% 12,5-13,5%

Tăng trưởng GTGT CN

-XDCB khu vực huyện quản lý 20,7% 11,0-11,5% 11,5-12,5%

Trang 27

c- Định hướng quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:

* Định hướng chung:

- Đổi mới công nghệ đối với các cơ sở công nghiệp cũ, đẩy mạnh tiếp thucông nghệ hiện đại vào sản xuất, tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm,nâng cao hiệu quả sản xuất công nghiệp Đông Anh ở cả thị trường trong nước vàxuất khẩu

- Phát huy có hiệu quả các khu, cụm công nghiệp hiện có và đẩy mạnh pháttriển công nghiệp theo hình thức cụm, nhóm sản phẩm nhằm tạo thành các tổ hợpcông nghiệp với quy mô lớn và hiệu quả cao (cluster) Hoàn thiện các khu, cụmcông nghiệp tập trung, công nghiệp hiện đại theo quy hoạch đã được Chính phủ phêduyệt như Cụm công nghiệp Nguyên Khê, Khu công nghiệp Đông Anh

- Phát triển các làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới; chú trọng kết hợptruyền thống với ứng dụng khoa học - kỹ thuật tiên tiến vào các công đoạn sản xuấttại các làng nghề, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường của các làng nghề, duy trì

và nâng cao chất lượng sống của dân cư tại các khu vực làng nghề

* Lựa chọn các sản phẩm công nghiệp chủ lực:

- Các sản phẩm điện tử lắp ráp: máy in, màn hình và linh kiện máy tính

- Sản phẩm cơ khí: thép cán, đinh, sản phẩm cơ khí trong các phương tiện vậntải, khoá, sản phẩm cơ khí phục vụ đời sống hàng ngày

- Thiết bị điện: biến thế, ổn áp, dây dẫn điện

- Đồ gỗ cao cấp, sản phẩm thủ công mỹ nghệ: bàn, ghế, giường tủ chạm khắc

gỗ, tranh tường, đồ gỗ phun sơn

- Sản phẩm dệt, may, da (chú trọng phát triển sản phẩm cao cấp, có thươnghiệu)

- Thực phẩm chế biến, sản phẩm dinh dưỡng: thịt, sữa, bánh kẹo, thực phẩmchức năng chăm sóc sức khoẻ, thức ăn gia súc

* Định hướng bố trí phát triển công nghiệp trên địa bàn:

- Sắp xếp, quy hoạch lại khu vực tập trung các cơ sở công nghiệp cũ (tại thịtrấn Đông Anh và khu vực trung tâm huyện Đông Anh) Kiểm soát chặt chẽ vấn đềmôi trường tại các cơ sở công nghiệp này (giai đoạn 2011-2015) Từng bước di dờicác cơ sở công nghiệp này vào Khu công nghiệp Đông Anh (sẽ được xây dựng) và

Trang 28

các khu công nghiệp tập trung khác của Hà Nội và các tỉnh lân cận theo loại hìnhngành nghề phù hợp (giai đoạn 2016-2020).

- Lấp đầy và khai thác hiệu quả khu công nghiệp Thăng Long

- Hoàn thiện xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư lấp đầy Cụm công nghiệpNguyên Khê

- Xây dựng mới khu công nghiệp tập trung Đông Anh với quy mô 600ha (nằmtrên địa bàn các xã Xuân Nộn, Thụy Lâm và thị trấn Đông Anh)

- Triển khai quy hoạch, xây dựng và vận hành hiệu quả các cụm công nghiệplàng nghề xã Vân Hà, Liên Hà, Dục Tú, Thụy Lâm, Bắc Hồng

- Tổ chức lại hoạt động sản xuất tại các làng nghề: mây tre đan Vân Nội, giòchả Việt Hùng, Xuân Canh, Hải Bối, bún Cổ Loa, Đại Mạch, đậu phụ Võng La…

d- Giải pháp chủ yếu:

- Tạo môi trường thuận lợi thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu

tư vào huyện Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư thiết bị công nghệ mới, tạo rasản phẩm có hàm lượng chất xám và sức cạnh tranh cao Củng cố, phát huy lợi thế,tạo điều kiện nâng cao sức cạnh tranh và thương hiệu của các làng nghề truyềnthống

- Phát triển các cụm/ điểm công nghiệp vừa và nhỏ tại một số làng nghề, một

số khu vực phù hợp trên địa bàn (Liên Hà, Vân Hà, Dục Tú ) để giải quyết mặtbằng sản xuất cho doanh nghiệp

- Kiểm soát chặt chẽ vấn đề môi trường tại các khu công nghiệp (tất cả cáckhu công nghiệp, các cơ sở công nghiệp phải có các công trình bảo vệ môi trườngvận hành hiệu quả, đảm bảo tiêu chuẩn quy định); từng bước giải quyết triệt để vấn

đề ô nhiễm môi trường tại các làng nghề

- Đào tạo công nhân kỹ thuật các ngành cơ khí, điện, điện tử, may mặc, dagiày phục vụ cho phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện

1.3.3 Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp

a- Quan điểm phát triển:

Trang 29

- Phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái, nông nghiệpsạch, hài hoà và bền vững với môi trường, góp phần tạo cảnh quan, thúc đẩy pháttriển du lịch sinh thái

- Phát triển nông nghiệp hiện đại với công nghệ cao trên cơ sở ứng dụng tiến

bộ khoa học công nghệ và phương thức sản xuất tiên tiến, nhất là công nghệ sinhhọc để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh gắn với chếbiến, tiêu thụ sản phẩm

- Phát triển nông nghiệp theo hướng hình thành các vùng sản xuất hàng hoátập trung chuyên canh, các vành đai xanh, các khu nông nghiệp ứng dụng côngnghệ cao

- Phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới văn minh, tăng hiệusuất sử dụng đất và tăng năng suất lao động nông nghiệp, nâng cao thu nhập và đờisống của nông dân, từng bước chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp, thíchứng với quá trình đô thị hoá mạnh sẽ diễn ra trên địa bàn huyện trong thời gian tới

- Phát triển nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường, đảm bảo an toàn vệ sinhthực phẩm

b- Mục tiêu phát triển:

- Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, cơ cấu nội ngành nôngnghiệp theo hướng giảm diện tích cây lương thực, phát triển diện tích hoa - câycảnh, rau và cây thực phẩm các loại (dần phổ cập trồng rau an toàn, cây ăn quả);đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi theo hình thức công nghiệp, tập trung ngoàikhu dân cư, trong đó chú trọng nuôi bò thịt, lợn nạc, gà, ngan, vịt, cá, tôm Mụctiêu là phát triển nông nghiệp hàng hoá nhằm cung cấp thực phẩm tươi sống chokhu vực nội thành và tham gia xuất khẩu

- Tăng trưởng ngành nông lâm nghiệp - thủy sản trên địa bàn huyện Đông Anhcũng như khu vực do huyện quản lý đạt bình quân 3,2-3,7%/năm giai đoạn 2011-

2015, đạt 2,5-3,0%/năm giai đoạn 2016-2020 và đạt 1,0-1,5%/năm giai đoạn

Trang 30

2021-2030 Giá trị sản xuất trên 1ha đất nông nghiệp đạt 150 triệu năm 2015 và trên 200triệu năm 2020.

Bảng 1.16: Phương án tăng trưởng ngành nông nghiệp huyện Đông Anh đến năm 2020

Giai đoạn 2006-2010

Giai đoạn 2011-2015

Giai đoạn 2016-2020

Tăng trưởng NLN - Thuỷ sản

Tăng trưởng NLN - Thuỷ sản

c- Định hướng quy hoạch phát triển nông nghiệp:

* Định hướng chung:

- Quy hoạch, phát triển ổn định các vùng sản xuất nông nghiệp, xây dựng môhình kết hợp trung tâm dân cư - làng nghề - du lịch sinh thái và văn hóa, hình thànhvành đai xanh của Thành phố Phát triển nông nghiệp sạch với công nghệ cao; mởrộng ứng dụng công nghệ hiện đại, công nghệ sinh học vào sản xuất nông phẩmsạch, tập trung sản xuất giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao, giá trị kinh tếcao

- Đẩy mạnh thực hiện các chương trình, dự án về phát triển kinh tế trang trại.Hình thành các trang trại nông nghiệp sinh thái, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ cao,mang lại giá trị gia tăng lớn

* Lựa chọn sản phẩm nông nghiệp mũi nhọn:

- Rau an toàn, rau cao cấp: đậu, su hào, bắp cải, xúp lơ, cà chua, rau cải trồng tập trung tại các xã Vân Nội, Nam Hồng, Bắc Hồng, Tiên Dương, NguyênKhê

- Cây ăn quả: vải, nhãn, xoài, na, hồng xiêm trồng tập trung tại các xã ViệtHùng, Uy Nỗ, Tiên Dương, Xuân Nộn

- Lúa đặc sản: tám thơm, nếp cái hoa vàng tập trung tại Thuỵ Lâm, Liên Hà,Dục Tú, Mai Lâm

- Bò thịt, lợn nạc, gà, vịt, ngan: trước mắt khuyến khích chăn nuôi ở quy mô

hộ gia đình và tạo điều kiện để tiến tới chăn nuôi quy mô lớn

- Thuỷ sản: cá, tôm, phát triển dựa trên thế mạnh của các con sông lớn nhưsông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ và các hồ, đầm trên địa bàn huyện

Ngày đăng: 21/03/2017, 06:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w